Bản án 42/2018/HS-ST ngày 20/04/2018 về tội vận chuyển trái phép vật liệu nổ

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 42/2018/HS-ST NGÀY 20/04/2018 VỀ TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP VẬT LIỆU NỔ

Ngày 20 tháng 4 năm 2018, tại Toà án nhân dân huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý 33/2018/TLST-HS ngày 23/3/2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử 46/2018/QĐXXST-HS ngày 06 tháng 4 năm 2018 đối với bị cáo:

Nguyễn Thị Đ (tên gọi khác: Không) - Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1963 tại xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa; Nơi ĐKHKTT: Thôn T, xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa; Nơi ở hiện nay: Thôn T, xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa; Quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; Nghề nghiệp: Kinh doanh; trình độ học vấn: 07/10; Con ông: Nguyễn Văn V (đã chết) và con bà: Lê Thị L - Sinh năm: 1940; Có chồng: Nguyễn Văn C-sinh năm 1963; Con có 02 con, con lớn sinh năm 1992, con nhỏ sinh năm 1994;

Tiền án, tiền sự: Không

Bị cáo bị áp dụng biện tạm giữ từ ngày 09/6/2017 đến ngày 15/6/2017 được thay thế biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”; Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo: Anh Nguyễn Văn N - sinh năm: 1992; trú tại: Thôn T, xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa; (là con trai của bị cáo);  “cómặt”

- Người bào chữa cho bị cáo: Ông Lê Khắc H - là Trợ giúp viên pháp lý của Chi nhánh trợ giúp pháp lý số 7, thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa (Gửi bản bào chữa - có đơn xin vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 20 giờ ngày 09/6/2017, Nguyễn Thị Đ đi tập thể dục tại khu vực bờ đê thôn T, xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa thì gặp một người đàn ông không quen biết. Gặp nhau, người đàn ông này hỏi Đ có mua thuốc nổ về đánh cá không. Vì gia đình có làm nghề đánh cá và nghe mọi người nói nếu đánh cá bằng thuốc nổ thì sẽ được nhiều cá hơn nên Đ hỏi người đàn ông này có bao nhiêu thuốc nổ và bao nhiêu tiền một ki lô gam. Người này nói có 10 Kg thuốc nổ và bán với số tiền 2.000.000đ (Hai triệu đồng) rồi đưa một chiếc túi bóng màu đen cho Đ xem. Đ thấy bên trong có 05 túi bóng màu trắng, mỗi túi đựng 10 thỏi hình trụ được bọc bằng giấy màu nâu. Do đã nghe nói đến loại thuốc nổ này nên Đ tin số thỏi hình trụ này là thuốc nổ và đồng ý mua. Đ lấy trong túi áo của mình ra số tiền 2.000.000đ (Hai triệu đồng) đưa cho người đàn ông này và nhận lấy túi thuốc nổ. Khi Đ đang vận chuyển số thuốc nổ này trên đoạn đường thôn T, xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa thì bị tổ công tác Đồn biên phòng Hải Hòa, Bộ chỉ huy Bồ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang, thu giữ 01 túi nilong màu đen, bên trong có 05 túi ni long màu trắng mỗi túi đựng 10 thỏi thuốc nổ, tổng là 50 thỏi, trọng lượng là khoảng 10Kg.

Tại kết luận giám định số 1411/KLGĐ ngày 11/6/2017 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa kết luận 05 túi ni lông bên trong mỗi túi có 10 thỏi dài 25cm, đường kính 3,2cm, trên mỗi thỏi có dòng chữ AD1.Ø32.200g.21 có tổng khối lượng 10Kg là các thỏi thuốc nổ Amônít (thuốc nổ công nghiệp).

Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần số 427/KLGĐ ngày 06/12/2017 của Viện pháp y tâm thần Trung ương kết luận: Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định Nguyễn Thị Đ có bệnh hội chứng quên thực tổn không do rượu và các chất tác động tâm thần khác. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F04. Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Đối với người đàn ông bán thuốc nổ cho Nguyễn Thị Đ, quá trình điều tra chưa xác định được nhân thân, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Về vật chứng của vụ án: Vật chứng sau khi thu giữ đã được trích mẫu gửi giám định còn lại: 01 túi màu đen bên trong có chứa 04 túi ni lông màu trắng, mỗi túi đựng 10 thỏi và 01 túi ni lông màu trắng bên trong đựng 09 thỏi. Chiều dài mỗi thỏi là 25cm, đường kính 3,2cm, trên mỗi thỏi có dòng chữ AD1.Ø32.200g.21, trong mỗi thỏi có chứa chất bột màu trắng ngà. Tổng khối lượng chất bột màu trắng ngà là 9,8Kg ( sau khi lấy mẫu vật giám định) được niêm phong và bảo quản theo quy định của pháp luật chờ xử lý theo quy định của pháp luật.

Quan điểm của ông Lê Khắc H trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Đ đề nghị HĐXX xem xét (gửi đơn xin vắng mặt và văn bản bào chữa cho HĐXX trước khi mở phiên tòa) cụ thể:

- Bị cáo có nhân thân tốt, từ trước đến nay ở địa phương bị cáo không có vi phạm gì. Bị cáo là người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên nhận thức pháp luật còn hạn chế, tuy nhiên trong suốt thời gian giải quyết vụ án bị cáo đã tuân thủ theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

-Ở địa phương từ trước đến nay bản thân bị cáo Nguyễn Thị Đ và gia đình luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, không có vi phạm gì. Cũng như đề nghị HĐXX xem xét bị cáo là phụ nữ, nhận thức pháp luật còn hạnh chế. Mục đích phạm tội của bị cáo là sử dụng thuốc nổ vào việc đánh bắt cá để tăng thu nhập cho gia đình. Quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Với những căn cứ nói trên đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 232 các điểm n, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 và Điều 60 của Bộ luật Hình sự năm 1999 tuyên cho bị cáo được hưởng mức hình phạt thấp nhất và được cải tạo tại địa phương cũng đủ giáo dục bị cáo trở thành người công dân tốt; đề nghị HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo;

Bản cáo trạng số 39/CTr-VKS-HS ngày 19/3/2018 của VKSND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã truy tố Nguyễn Thị Đ về tội “Vận chuyển trái phép vật liệu nổ”

Tại phiên tòa Viện kiểm sát đề nghị:

- Áp dụng: Khoản 1 Điều 232; các điểm p, n khoản 1 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với bị cáo Nguyễn Thị Đ;

- Mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị xử phạt đối với bị cáo Nguyễn Thị Đ từ 24 tháng đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 48 tháng đến 60 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Về xử lý vật chứng và trách nhiệm dân sự: Đề nghị HĐXX áp dụng Điều 41 của Bộ luật hình sự 1999 và Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Nghị định 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ đề nghị HĐXX xử:

Tiếp tục giao cho cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận,thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy theo Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/04/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với 9,8 Kg thuốc nổ Amonít (sau khi lấy mẫu vật giám định). Theo biên bản thỏa thuận gửi giữ vật liêu nổ ngày 30/6/2017 của cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia với Công ty cổ phần H;

- Đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

- Trách nhiệm chịu án phí đối với bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: Cơ quan Công an huyện Tĩnh Gia, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tĩnh Gia, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại gì về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Về sự vắng mặt của ông Lê Khắc H là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Đ tại phiên tòa: Cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo đều đồng ý việc vắng mặt của người bào chữa tại phiên tòa và khẳng định sẽ tự mình bào chữa mà không cần sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa. Đề nghị HĐXX chấp nhận sự vắng mặt của ông H và xem xét chấp nhận văn bản bào chữa cho bị cáo

Nguyễn Thị Đ mà ông H đã gửi cho HĐXX trước khi mở phiên tòa. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị HĐXX chấp nhận quan điểm đề nghị của bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo để tiếp tục xét xử vụ án (khoản 2 Điều 291 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

[2] Kết thúc phần xét hỏi công khai tại phiên toà sơ thẩm hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị Đ và đại diện hợp pháp đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như tài liệu chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà hôm nay. Có căn cứ để khẳng định VKSND huyện Tĩnh Gia đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Đ về tội “Vận chuyển trái phép vật liệu nổ” là đúng.

Tại phiên toà hôm nay đại diện VKSND huyện Tĩnh Gia thực hành quyền công tố tại phiên toà vẫn giữ nguyên quyết định truy tố. Do đó HĐXX có đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Đ phạm tội “Vận chuyển trái phép vật liệu nổ”, tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 1999.

[3] Xét tính chất vụ án là nghiêm trọng, bởi lẽ: Lúc 20h ngày 09/06/2017 tại thôn T, xã H, huyện T khi Nguyễn Thị Đ đang có hành vi vận chuyển 10 kg thuốc nổ loại Amonít thì bị tổ công tác đồn biên phòng Hải Hòa phát hiện và bắt quả tang. Bị cáo biết việc dùng thuốc nổ để đánh bắt thủy hải sản là là vi phạm pháp luật, nhưng khi thấy có điều kiện thuận lợi nên bị cáo đã mua thuốc nổ để đem về nhà cất giấu dùng để tạo mìn đánh cá biển để tăng thu nhập cho gia đình, nhưng khi bị cáo đang vận chuyển về nhà cất giấu thì đã bị bắt quả tang.

Nhà nước đã nghiêm cấm và các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều cố gắng để phát hiện và xử lý các hành vi như: Tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ nói chung. Tuy nhiên cho đến nay chỉ vì lợi trước mắt, nhiều người vẫn cố tình vi phạm pháp luật. Tại phiên tòa, bị cáo khai mục đích là để tạo mìn đánh cá biển để tăng thu nhập cho gia đình. Việc dùng vật liệu nổ để đánh bắt thủy hải sản là nguyên nhân làm can kiệt nguồn hải sản tự nhiên và bị Nhà nước ngăn cấm. Do đó để giáo dục bị cáo và phòng ngừa loại tội phạm này, nghĩ cần thiết lên cho bị cáo một mức án tương xứng với hành vi của bị cáo mới đủ tác dụng giáo dục bị cáo cũng như răn đe và phòng ngừa chung.

[4] Xét về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, HĐXX thấy rằng:

Tiền án, tiền sự: Không; sau khi bị bắt và tại phiên toà hôm nay bị cáo đã thành khẩn khai báo; bị cáo khai mua thuốc nổ với mục đích là để tạo mìn đánh  cábiển để tăng thu nhập cho gia đình nhưng chưa kịp sử dụng mà đang có hành vi vận chuyển thuốc nổ về nhà thì bị bắt; bị cáo là người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Do đó bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm n và p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.

Cân nhắc các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cũng như xem xét đến hoàn cảnh thực tế của bị cáo là phụ nữ, lại bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Với nhân thân của bị cáo như trên, hơn nữa bị cáo có lai lịch rõ ràng, nơi cư trú ổn định, căn cứ vào pháp luật cần xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi xã hội mà cho bị cáo được cải tạo tại địa phương cũng phù hợp với Điều 60 của Bộ luật Hình sự năm 1999 và để thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, giao cho địa phương, gia đình giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian chấp hành án

[5] Về xử lý vật chứng và trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 41 của Bộ luật hình sự 1999 và Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/04/2012 của Chính phủ: Tiếp tục giao cho cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy theo Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với 9,8 Kg thuốc nổ Amonít (sau khi lấy mẫu vật giám định). Theo biên bản thỏa thuận gửi giữ vật liêu nổ ngày 30/6/2017 của cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia với Công ty cổ phần H.

[6] Về hình phạt bổ sung: Theo quy định tại khoản 5 Điều 232 của Bộ luật Hình sự năm 1999: "Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng...". Tuy nhiên, theo các tài liệu, chứng cứ và lời khai của bị cáo tại phiên tòa cho thấy hiện tại bị cáo không có việc làm, là người bị hạn chế khả  năngnhận thức và điều khiển hành vi. Do đó, HĐXX quyết định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

[7] Án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 232; các điểm p, n khoản 1 Điều 46 và Điều 60 của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với bị cáo Nguyễn Thị Đ

- Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Thị Đ phạm tội “Vận chuyển trái phép vật liệu nổ”.

- Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Thị Đ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 48 tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Nguyễn Thị Đ về UBND xã H, huyện T, tỉnh Thanh Hóa nơi bị cáo cư trú để giám sát và giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách của án treo. Trong trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thi hành án hình sự.

- Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 41 của Bộ luật hình sự 1999 và Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ: Tiếp tục giao cho cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận,thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủytheoNghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với 9,8 Kg thuốc nổ Amonít (sau khi lấy mẫu vật giám định). Theo biên bản thỏa thuận gửi giữ vật liêu nổ ngày 30/6/2017 của cơ quan CSĐT Công an huyện Tĩnh Gia với Công ty cổ phần H.

- Án phí: Áp dụng các điều 136, 331, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; điểm a khoản 1 Điều 23; mục 1 phần I Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án. Buộc bị cáo Nguyễn Thị Đ phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Án xử công khai sơ thẩm có mặt bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, vắng mặt người bào chữa tại phiên tòa. Tuyên bố những người có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm, người vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày niêm yết bản án.

Trường hợp bản án quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

469
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 42/2018/HS-ST ngày 20/04/2018 về tội vận chuyển trái phép vật liệu nổ

Số hiệu:42/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tĩnh Gia (cũ) - Thanh Hoá
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/04/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về