Bản án 412/2019/HS-PT ngày 22/07/2019 về tội trộm cắp tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 412/2019/HS-PT NGÀY 22/07/2019 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ TỘI TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

Ngày 22 tháng 7 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 198/2019/TLPT-HS ngày 23 tháng 4 năm 2019 đối với các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M.

Do có kháng cáo của các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Các bị cáo có kháng cáo:

1. Đặng Văn D, sinh năm 1990.

Nơi cư trú: Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang; nghề nghiệp: Làm nghề biển; trình độ văn hóa: 04/12; giới tính: nam; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; con ông Đặng Văn X và bà Trương Thị D1; tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị bắt, tạm giam từ ngày 28-02-2018 đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

2. Nguyễn Hoàng S, sinh năm: 1991 Nơi cư trú: Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang; nghề nghiệp: Làm nghề biển; trình độ văn hóa: 04/12; giới tính: nam; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; con ông Nguyễn Hoàng H và bà Nguyễn Thị H1; Tiền sự: Không; Tiền án: 01 tiền án. Ngày 03-02-2016 bị TAND huyện A xử phạt 01 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, đến ngày 24-12-2016 chấp hành xong, chưa được xóa án tích. Bị cáo bị tạm giam từ ngày 28-02-2018 đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

3. Lê Thị M (T), sinh năm 1965 Nơi cư trú: Tổ 6, ấp A, xã A1, huyện K, tỉnh Kiên Giang; nghề nghiệp: Làm nghề biển; trình độ văn hóa: 09/12; giới tính: nữ; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; con ông Lê Minh X1 và bà Hồ Thị T1; Chồng là Ngô Văn L1 và 02 người con; tiền án, tiền sự: không; Bị cáo được tại ngoại. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa:

1. Luật sư Phạm Hữu P1 là người bào chữa cho bị cáo Đặng Văn D (có mặt).

2. Luật sư Trương Hoài P2 thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là người bào chữa cho bị cáo Lê Thị M (có mặt).

- Bị hại: (có 6 người).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (có 2 người).

Trong vụ án này còn có các bị cáo khác, các người bị hại, các người liên quan nhưng không có kháng cáo không bị kháng nghị nên không có triệu tập đến dự phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân tỉnh Kiên Giang và Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Do một số người dân ở vùng biển huyện A, tỉnh Kiên Giang đánh bắt thủy sản B cách thả các vỏ ốc đã được cột cố định vào các sợi dây liên kết với nhau thành những lútồng dây dài, giăng ra thả xuống biển để cho mực chui vào trong vỏ ốc, sau một thời gian người dân sẽ kéo vỏ ốc lên lấy mực. Các bị cáo biết được vị trí, tọa độ của một số địa điểm mà người dân giăng ốc bẫy mực mà không có người trông coi nên các bị cáo Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn Đ, Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S đã bàn bạc, rủ nhau đi trộm vỏ ốc đem đi bán. Cùng tham gia với H1, Đ, D, S còn có các đối tượng Đặng Văn L2, Lê Minh S1, Phạm Văn Đ1, Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn U (thường gọi là C), Huỳnh Thanh Đ2 (thường gọi là C1), Nguyễn Vũ B1, Ngô Văn C2, Võ Văn Đ3, Lê Văn S3 (thường gọi là T4), Lê Thanh Đ4, Lê Văn T5 và Ngô Duy Đ6. Cách thức, thủ đoạn các đối tượng thực hiện trong từng vụ trộm như sau: Sau khi bàn bạc, thống nhất thời gian, đến khoảng 20 giờ đêm, các đối tượng tham gia đi trộm dùng phương tiện vỏ máy (loại vỏ composite, đặt máy có vận tốc cao) để làm phương tiện đi trộm. Khi đi, trên mỗi vỏ có 02 đến 03 người và có chuẩn bị sẵn những công cụ như mỏ rà B kim loại có buộc sợi dây (dùng để thả xuống biển rà tìm lútồng ốc), dao Thái Lan cán vàng (để cắt dây ốc), bao tay (mang khi kéo ốc), bao tải (để đựng ốc), đèn pin, điện thoại di dộng có chức năng định vị tọa độ. Khi vỏ máy chạy ra biển cách bờ khoảng 07 đến 10 hải lý, một trong các đối tượng H1, Đ, D sẽ dẫn đường và dùng điện thoại để định vị, khi đến tọa độ được xác định thì thả mỏ rà xuống biển rà tìm lútồng ốc kéo lên lấy trộm. Sau khi lấy trộm được vỏ ốc thì H1, Đ, L2, D liên hệ bán cho các đối tượng tiêu thụ là Trần Như L3, Lê Văn C5, Lê Thị M lấy tiền chia nhau tiêu xài, cụ thể như sau:

1. Hành vi trộm cắp tài sản:

Vụ thứ nhất: Vào khoảng tháng 9-2017, Lý Hoàng H1, Đặng Văn L2 và Nguyễn Hoàng S đi trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Huỳnh Văn T6 (thường gọi là B7) ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Khi đi B vỏ máy của H1, H1 là người điều khiển vỏ và xác định tọa độ. Lần đi trộm này, H1, L2, S kéo trộm được 1.600 vỏ con ốc, L2 điện thoại liên hệ bán cho bà Lê Thị M (thường gọi là T) ở H, xã N, K với giá tiền mỗi con là 6.000đ/vỏ ốc. Số tiền bán được là 9.600.000đ, lần này H1 chia cho L2 và S mỗi người được số tiền là 2.000.000đ, số tiền còn lại là 5.600.000đ H1 tiêu xài cá nhân.

Theo kết quả định giá tài sản số: 12, ngày 15-5-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm mất trộm mỗi vỏ ốc có giá 18.000đ/vỏ ốc x 90%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại của H1, L2, S gây ra là: 1600 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 90% = 25.920.000đ.

Vụ thứ hai: Vào khoảng tháng 10-2017, Lý Hoàng H1, Đặng Văn D, Đặng Văn L2, Nguyễn Hoàng S đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Võ Văn Y ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Khi đi, vỏ máy của H1 do H1 điều khiển chở theo L2, vỏ máy của D do D điều khiển, đi cùng có Nguyễn Hoàng S. Khi đi, H1 và D là người xác định tọa độ. Kết quả, vỏ của H1, L2 kéo trộm được 1.600 vỏ ốc, vỏ của D, S kéo trộm được 600 vỏ ốc. Sau đó, L2 và H1 liên hệ bán cho bà Lê Thị M với giá tiền mỗi con là 8.000đ/vỏ ốc, số tiền bán được là 17.600.000đ, H1 chia cho L2 và S mỗi người được số tiền là 4.000.000đ, số tiền còn lại H1 và D chia đôi mỗi người được số tiền là 4.800.000đ.

Theo kết quả định giá tài sản số: 13, ngày 15-5-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 18.000đ/vỏ ốc x 90%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- H1, L2 là 1600 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 90% = 25.920.000đ;

- D, S là 600 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 90% = 9.720.000đ;

Vụ thứ ba: Vào khoảng tháng 10-2017, Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Đặng Văn D, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 (sinh ngày 13-11- 2001), đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Nguyễn Văn S8 Sít ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở Nguyễn Văn U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Đ2. Khi đi, H1 và D là người xác định tọa độ. Kết quả bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 2.200 vỏ ốc, bên vỏ của D, B, Đ2 kéo trộm được 2.000 vỏ ốc. Sau đó, H1 liên hệ bán cho bà Lê Thị M với giá tiền mỗi con là 8.000đ/vỏ ốc, số tiền bán được là 17.600.000đ, H1 chia cho U và Huỳnh Thanh Đ2 mỗi người được số tiền là 4.680.000đ, H1 nhận 8.240.000đ. Bên vỏ của D được số tiền là 16.000.000đ, D nhận 5.000.000đ, B nhận lútôn phần tiền của B và Đ2 tổng cộng là 11.000.000đ, B không chia cho Đ2 mà chỉ cho Đ2 mỗi lần đi chung 500.000đ đến 1.000.000đ để tiêu xài.

Theo kết quả định giá tài sản số: 14, ngày 15-5-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 18.000đ/vỏ ốc x 80%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 2.200 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 80% = 31.680.000đ;

- D, B, Đ2 là 2.000 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 80% = 28.800.000đ. Riêng Ngô Duy Đ6 (sinh ngày 13-11-2001), tại thời điểm tháng 10-2017 Đ2 chưa đủ 16 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trong vụ này.

Vụ thứ tư: Vào tối 23-12-2017, Nguyễn Văn Đ, Phạm Văn Đ1, Đặng Văn D, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6, Đặng Văn L2, Nguyễn Hoàng S đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Nguyễn Văn N ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của Đ do Đ điều khiển chở Đ6, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Ngô Duy Đ6, bên vỏ của L2 do L2 điều khiển chở S. Khi đi, Đ là người dẫn đường và xác định tọa độ. Kết quả, bên vỏ của L2, S lấy trộm được 2.200 vỏ ốc, bên vỏ của Đ, Đ6 lấy trộm được 2.300 vỏ ốc, bên vỏ của D, B, Đ2 lấy trộm được 1.700 vỏ ốc. Sau khi lấy trộm xong, D gom tất cả số ốc lấy trộm được là 6.200 con ốc bán cho Lê Văn C5 (thường gọi là Bầu) nhà ở G, xã Đ, huyện A, tỉnh Kiên Giang với giá 6.000đ/vỏ ốc, tổng cộng là 37.200.000đ. Sau khi bán xong, D đưa phần tiền bên vỏ Đ là 13.800.000đ Đ nhận hết 13.800.000đ không chia cho Đ6; bên vỏ của L2 là 12.000.000đ L2 và S chia nhau mỗi người số tiền 6.000.000đ; bên vỏ của D được 10.200.000đ, D nhận 3.400.000đ, B nhận cả phần của B và Đ2 là 6.800.000đ, B không chia cho Đ2 mà chỉ cho Đ2 mỗi lần đi chung 500.000đ đến 1.000.000đ để tiêu xài.

Theo kết quả định giá tài sản số: 06, ngày 29-3-2018 và số: 11, ngày 29-3- 2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A thì tại thời điểm mất trộm, 6.200 vỏ ốc có tổng giá trị là 105.390.000đ, trútng bình mỗi vỏ ốc có giá 16.998đ. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- Đ, Đ6 là 2.300 vỏ ốc x 16.998đ/vỏ ốc = 39.096.000đ;

- D, B, Đ2 là 1.700 vỏ ốc x 16.998đ/vỏ ốc = 28.897.000đ;

- L2, S là 2.200 vỏ ốc x 16.998đ/vỏ ốc = 37.396.000đ;

Vụ thứ năm: Vào đêm 28-12-2017, Nguyễn Văn Đ, Lý Hoàng H1, Nguyễn Vũ B1, Phạm Văn Đ1, Lê Minh S1, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Nguyễn Hoàng S, Ngô Văn C2, Võ Văn Đ3, Lê Văn S3, Đặng Văn L2, Đặng Văn D, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 đi lấy trộm vỏ ốc bẩy mực của ông Nguyễn Văn S8 Sít ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của Đ do Đ điều khiển chở Đ6 và S2, bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do S điều khiển chở B và C, bên vỏ của Đoàn do Đoàn điều khiển chở Sen và L2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Đ2. Khi đi, H1 và Đ là người dẫn đường, xác định tọa độ. Kết quả, bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 1.800 vỏ ốc; bên vỏ của Đ, Đ6, S2 kéo trộm được 2.000 vỏ ốc; bên vỏ của B, S, C kéo trộm được 2.200 vỏ ốc; bên vỏ của Đoàn, Sen, L2 kéo trộm được 1.200 vỏ con ốc; bên vỏ của D, B, Đ2 kéo trộm được 1.600 vỏ con ốc.

Sau khi trộm xong, H1 đưa số ốc bên vỏ của H1 và bên vỏ của B nhờ D đem bán cho Lê Văn C5 với giá tiền 8.000đ/vỏ ốc, bên vỏ của H1 được 14.400.000đ, U và Huỳnh Thanh Đ2 mỗi người 3.600.000đ, còn lại 7.200.000đ H1 nhận; bên vỏ của B được 17.000.000đ, B và C mỗi người 6.000.000đ, còn S nhận 5.000.000đ; bên vỏ D bán được số tiền 12.800.000đ, B nhận lútôn phần của B và Đ2 cộng với 700.000đ tiền dầu nên B nhận 7.700.000đ, D nhận 5.100.000đ, B không chia cho Đ2 mà chỉ cho Đ2 mỗi lần đi chung 500.000đ đến 1.000.000đ để tiêu xài.

Riêng về số ốc bên phương tiện của Đoàn, thì L2 đưa cho Đ bán dùm, Đ gom ốc cả vỏ Đ và vỏ Đ đem bán cho bà Lê Thị M với giá tiền là 8.000đ/con. Số tiền bên vỏ Đ bán được là 9.600.000đ, Đoàn nhận 3.600.000đ (tiền dầu 600.000đ), còn lại L2 và Sen mỗi người được số tiền là 3.000.000đ. Bên vỏ của Đ bán được số tiền là 16.000.000đ, Đ chia cho Đ6 và S2 mỗi người 3.000.000đ, vì vậy Đ còn nhận là 10.000.000đ.

Theo kết quả định giá tài sản số: 07, ngày 29-3-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 18.000đ/vỏ ốc x 85%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- Đ, Đ6, S2 là 2.000 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 85% = 30.600.000đ;

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 1.800 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 85% = 27.540.000đ;

- S, B, C là 2.200 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 85% = 33.660.000đ;

- Đ, S, L2 là 1.200 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 85% = 18.360.000đ;

- D, B, Đ2 là 1.600 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 85% = 24.480.000đ;

Vụ thứ sáu: Vào khoảng tháng 01-2018, Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Đặng Văn D, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Huỳnh Văn T6 (thường gọi là B7) ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Đ2. Khi đi, H1 là người dẫn đường và xác định tọa độ.

Kết quả, bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 2.000 vỏ con ốc, bên vỏ của D, B, Đ2 kéo trộm được 2.000 vỏ con ốc. Sau khi kéo trộm xong thì H1 liên hệ bán cho bà Lê Thị M ở Hòn Ngang, Nam Du với giá 8.000đ/vỏ ốc, tổng cộng là 16.000.000đ, lần này H1 chia cho U và Đ2 mỗi người được số tiền là 4.200.000đ, số tiền còn lại là của H1 nhận được là 7.600.000đ; bên vỏ của D được 16.000.000đ, D nhận 5.000.000đ, B nhận 11.000.000đ, B không chia cho Đ2 mà chỉ cho Đ2 mỗi lần đi chung 500.000đ đến 1.000.000đ để tiêu xài.

Theo kết quả định giá tài sản số: 09, ngày 29-3-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 24.000đ/vỏ ốc x 90%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 2.000 vỏ ốc x 24.000đ/vỏ ốc x 90% = 43.200.000đ;

- D, B, Đ2 là 2.000 vỏ ốc x 24.000đ/vỏ ốc x 90% = 43.200.000đ;

Vụ thứ bảy: Vào tối 11-02-2018 (ngày 26-12-2017 AL), Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn Đ, Đặng Văn D, Đặng Văn L2, Lê Văn S3, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Nguyễn Vũ B1, Lê Minh S1, Lê Thanh Đ4, Lê Văn T5 đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Nguyễn Văn Gạch ở ấp Mương Đào B, xã Vân Khánh, An Minh, Kiên Giang. Bên vỏ của Đ do Đ điều khiển chở L2 và Sen, bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B, bên vỏ của Lê Thanh Đ4 do S2 điều khiển chở Toàn và Lê Thanh Đ4 (03 anh em rútột). Khi đi, Đ và H1 là người dẫn đường và xác định tọa độ. Lần này, bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 2.400 vỏ con ốc; bên vỏ của B và D kéo trộm được 2.200 vỏ con ốc; bên vỏ của Đ, L2, Sen trộm được 1.000 vỏ con ốc; bên vỏ của S2, Lê Thanh Đ4, Toàn trộm được 1.000 vỏ con ốc.

Sau khi lấy trộm xong, H1 liên hệ bán cho bà Lê Thị M số ốc bên vỏ của H1 và bên vỏ của D với giá 8.000đ/vỏ ốc. Bên vỏ của H1 được 19.200.000đ, H1 chia cho Huỳnh Thanh Đ2 5.000.000đ, H1 nhận là 14.200.000đ, lần này H1 chưa chia cho U. Bên vỏ của D được 17.600.000đ, D đưa cho B 8.000.000đ, D nhận 9.600.000đ.

Riêng bên vỏ của Đ và vỏ của S2, Đ liên hệ bán cho ông NguyễnVăn Hải ở Vàm Kim Qui với giá là 7.000đ/vỏ ốc, thành tiền là 14.000.000đ, ông Hải không biết số vỏ ốc Đ bán là do trộm mà có nên đồng ý mua. Bên vỏ của Đ được số tiền là 7.000.000đ, Đ chia cho L2 và Sen mỗi người 2.000.000đ, Đ nhận 3.000.000đ. Bên vỏ của S2 cũng bán được 7.000.000đ nhưng Đ chỉ đưa cho S2 số tiền là 5.000.000đ, S2 chia cho Lê Thanh Đ4 và Toàn mỗi người 1.000.000đ, S2 nhận 3.000.000đ. Trong vụ này, Đ nhận tổng cộng là 5.000.000đ.

Theo kết quả định giá tài sản số: 05, ngày 29-3-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 18.000đ/vỏ ốc x 95%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- Đ, L2, Sen là 1.000 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 95% = 17.100.000 đồng;

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 2.400 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 95% = 41.040.000đ;

- D, B là 2.200 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 95% = 37.620.000đ;

- S2, Toàn, Lê Thanh Đ4 là 1.000 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 95% = 17.100.000 đồng;

Vụ thứ tám: Vào khoảng tháng 02-2018, Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Đặng Văn D, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Huỳnh Văn T6 (thường gọi là B7) ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Đ2. Khi đi, H1 là người dẫn đường và xác định tọa độ. Kết quả, bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 1.800 vỏ con ốc, bên vỏ của D, B, Đ2 kéo trộm được 2.000 vỏ con ốc. Sau đó, H1 liên hệ bán cho ông Trần Như L3 ở ấp P, xã V, A, Kiên Giang với giá 8.000đ/vỏ ốc. Sau khi thỏa thuận xong, thì Linh liên lạc cho con là Trần Cao Kỳ đang đi ghe ở ngoài biển, Linh dặn Kỳ kiểm ốc và nhận ốc từ ghe của H1 đem lại, tiền thì Linh trả cho H1 sau. Số tiền bên vỏ của H1 bán được 14.400.000đ, H1 chia cho U và Huỳnh Thanh Đ2 mỗi người 4.000.000đ, H1 nhận 6.400.000đ. Bên vỏ của D được 16.000.000đ, D nhận số tiền 5.000.000đ, B nhận lútôn phần của B và Đ2 là 11.000.000đ, B không chia cho Đ2 mà chỉ cho Đ2 mỗi lần đi chung 500.000đ đến 1.000.000đ để tiêu xài.

Theo kết quả định giá tài sản số: 08, ngày 29-3-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 24.000đ/vỏ ốc x 95%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 1.800 vỏ ốc x 24.000đ/vỏ ốc x 95% = 41.040.000đ;

- D, B, Đ2 là 2.000 vỏ ốc x 24.000đ/vỏ ốc x 95% = 45.600.000đ;

Vụ thứ chín: Vào tối 23-02-2018 (ngày 08-01-2018 AL), Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn U, Huỳnh Thanh Đ2, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 đi lấy trộm vỏ ốc bẫy mực của ông Hà Văn Kiệt ở Ấp K, xã V, huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của H1 do H1 điều khiển chở U và Huỳnh Thanh Đ2, bên vỏ của B do B điều khiển chở Đ2. Khi đi, H1 là người dẫn đường và xác định tọa độ. Kết quả, bên vỏ của H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 kéo trộm được 3.200 vỏ con ốc, bên vỏ của B, Đ2 kéo trộm được 2.400 vỏ con ốc. Sau khi lấy trộm được H1 liên hệ với bà Lê Thị M nhưng không được nên H1 và B neo số ốc lấy trộm được ở ngoài biển. Qua ngày hôm sau, H1 vẫn không liên hệ cho bà M, H1 nhớ còn nợ tiền ông Phạm Văn T9 trước đó nên H1 đưa số ốc lấy trộm được cho ông Tèo để trừ nợ, nếu còn dư thì ông Tèo đưa tiền thêm cho H1, ông Tèo không biết số ốc trên là do trộm cắp mà có nên đồng ý mua. Tuy nhiên khi H1 đến chỗ để ốc neo ngoài biển hôm trước khi kéo lên chỉ còn số lượng là 4.200 vỏ con ốc, còn lại đã bị lạc mất, H1 thỏa thuận bán cho ông Tèo với giá tiền mỗi con là 5.000đ/con ốc. Số tiền bán được là 21.000.000đ, lần này ông Tèo chưa đưa tiền trả cho H1 thì hành vi phạm tội của các đối tượng trong vụ án bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện A phát hiện nên trong vụ này chưa có ai được nhận tiền.

Theo kết quả định giá tài sản số: 10, ngày 29-3-2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự huyện A, tại thời điểm bị mất trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là: 18.000đ/vỏ ốc x 60%. Vì vậy xác định hậu quả và thiệt hại trong vụ này như sau:

- H1, U, Huỳnh Thanh Đ2 là 3.200 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 60% = 34.560.000đ;

- D, B, Đ2 là 2.400 vỏ ốc x 18.000đ/vỏ ốc x 60% = 25.920.000đ;

Ngoài các vụ trộm vỏ ốc bẫy mực nêu trên, các đối tượng còn thực hiện 02 vụ trộm lú dây trên vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang. Cụ thể như sau:

Vụ thứ nhất: Vào khoảng giữa tháng 12-2017, Ngô Văn C2, Ngô Văn M, Nguyễn Vũ B1, Nguyễn Văn B đi lấy trộm lú dây đặt trên vùng biển huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của B do B điều khiển chở B, bên phương tiện vỏ của C do C điều khiển chở M. Khi đi, C dẫn đường chạy trước nhưng C không xác định trước là đi trộm của ai, khi phát hiện thấy phao của lú dây thì kéo lấy trộm. Lần này, cả 02 vỏ kéo trộm được 89 cái lú dây. Sau khi lấy trộm xong C đem bán cho người tên D ở kinh B, xã Đ, huyện A, tỉnh Kiên Giang (chưa rõ nhân thân, lai lịch) được số tiền là 4.800.000đ, C và B chia nhau mỗi vỏ 2.400.000đ. C cho M số tiền là 400.000đ, C nhận 2.000.000đ, B chia cho B số tiền là 1.000.000đ, B nhận 1.400.000đ.

Vụ thứ hai: Vào khoảng cuối tháng 12-2017 (sau khi qua cơn bão số 16 được khoảng 03 đến 04 ngày), Nguyễn Văn Đ, Đặng Văn D, Phạm Văn Đ1, Lê Minh S1, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6 đi lấy trộm lú dây đặt trên vùng biển huyện A, tỉnh Kiên Giang. Bên vỏ của Đ do Đ điều khiển chở Đ6 và S2, bên vỏ của B do D điều khiển chở B và Đ2. Khi đi, Đ dẫn đường chạy trước nhưng Đ không xác định trước là đi trộm của ai, khi phát hiện thấy phao của lú dây thì kéo lấy trộm. Lần này, cả 02 vỏ lấy trộm được 170 cái lú dây, Đ bán cho một người đàn ông ở Hòn Ngang (không rõ nhân thân lai lịch), giá tiền mỗi cái lú dây là 170.000đ/cái, được tổng cộng 28.900.000đ, mỗi vỏ được 14.450.000đ, Đ cho Đ6 và S2 mỗi người 4.000.000đ, Đ còn nhận 6.450.000đ, bên vỏ của D thì D nhận 4.450.000đ, B nhận 10.000.000đ lần này B không cho tiền Đ2. Tuy nhiên trong 02 vụ trộm này, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện A đã thông báo trúty tìm chủ sở hữu của số lú dây mà các đối tượng khai nhận đã lấy trộm, đến nay chưa có ai là chủ sở hữu đến để liên hệ giải quyết. Vì vậy, hiện chưa có cơ sở để xử lý đối với hành vi này, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục xác minh nếu có căn cứ sẽ đề nghị xử lý sau.

2. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:

- Đối với Trần Như L3: Thực hiện 01 lần tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, Linh nhận thức rõ số vỏ ốc bẫy mực mà Lý Hoàng H1 bán có nguồn gốc bất hợp pháp, do phạm tội mà có nhưng vẫn đồng ý mua của Lý Hoàng H1 3.800 vỏ ốc với giá là 8.000đ/vỏ ốc, thành tiền là 30.040.000đ về để sử dụng cho bản thân. Theo kết quả định giá tài sản, tại thời điểm bị trộm mỗi vỏ ốc có giá trị là 24.000đ/vỏ x 90%. Như vậy, Trần Như L3 đã tiêu thụ số tài sản do người khác phạm tội mà có với trị giá là 3.800 vỏ x 24.000 đ/vỏ x 90% = 82.080.000đ, hiện bị can Linh đã tự nguyện giao nộp lại toàn bộ 3.800 vỏ ốc đã mua.

- Đối với Lê Văn C5: Đã thực hiện tất cả là 02 lần tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bản thân Chướng nhận thức rõ số vỏ ốc bẫy mực mà Đặng Văn D và Nguyễn Văn Đ bán có nguồn gốc bất hợp pháp, do phạm tội mà có nhưng do thấy giá rẻ, hám lợi nên Chướng vẫn đồng ý mua. Chướng đã mua 01 lần 5.300 vỏ con ốc của Đặng Văn D và Nguyễn Văn Đ với giá là 6.000đ/vỏ, thành tiền là 31.800.000đ và mua thêm 01 lần của Đặng Văn D 5.200 vỏ ốc với giá là 8.000đ/vỏ, thành tiền là 41.600.000đ. Sau khi mua 02 lần vỏ ốc với tổng số lượng là 10.500 vỏ thì Chướng sử dụng 5.000 vỏ ốc để đặt ốc bẫy mực của gia đình, còn lại 5.500 vỏ ốc thì Chướng chia lại cho người bạn tên Trương Vũ Trường với giá B với giá lúc mua đầu, thành tiền là 33.000.000 đồng. Theo kết quả định giá tài sản, mỗi vỏ con ốc có giá trị tại thời điểm bị mất trộm là:

- Lần thứ nhất là: 18.000đ/vỏ x 95%. Như vậy tài sản, vật phạm pháp trong lần này có trị giá là: 5.300 con x 18.000đ/vỏ x 95% = 90.630.000đ.

- Lần thứ hai là: 18.000đ/vỏ ốc X 85%. Như vậy tài sản, vật phạm pháp trong lần này có trị giá là: 5.200 con x 18.000đ/vỏ x 85% = 79.560.000đ.

Tổng tài sản phạm pháp mà Lê Văn C5 đã mua có giá trị là 170.190.000đ, hiện bị can Lê Văn C5 đã tự nguyện giao nộp 5.010 vỏ ốc.

- Đối với Lê Thị M: Đã thực hiện tất cả là 04 lần tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể bà M đã 05 lần mua vỏ ốc bẫy mực do nhóm Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn Đ, Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S bán, sau lần mua đầu tiên số lượng 3.000 vỏ ốc thì từ lần thứ 02 đến lần thứ 05, bà M đã mua tổng cộng số lượng là 13.600 vỏ ốc, trong 04 lần này bà M hoàn toàn nhận thức rõ số vỏ ốc bẫy mực đã mua có nguồn gốc bất hợp pháp, do phạm tội mà có nhưng do thấy giá rẻ, hám lợi nên bà M đồng ý mua đem về bán lại kiếm lời và sử dụng. Trong số 13.600 vỏ ốc, bà M đã bán 12.000 vỏ ốc, trútng bình 1.000 vỏ ốc thu lợi 2.000.000đ, tổng số tiền thu lợi bất chính là 24.000.000đ. Số vỏ ốc còn lại bà M dùng đặt ốc cho gia đình, đến nay đã hao hụt và mất hết. Như vậy, tổng tài sản phạm pháp mà Lê Thị M đã mua có giá trị khoảng 176.800.000đ.

Các vật chứng thu giữ trong vụ án:

1. Tạm giữ của Nguyễn Văn Đ:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Phát Tài, có chiều dài 8,9 mét màu trắng xanh, loại vỏ lãi đi biển, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) máy xe hiệu Toyota, 04 lốc nằm, cũ, đã qua sử dụng.

2. Tạm giữ của Nguyễn Vũ B1:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Vạn Trường, có chiều dài 8,5 mét màu trắng xanh, loại vỏ lãi đi biển, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) máy xe hiệu Toyota, 04 lốc nằm, cũ, đã qua sử dụng.

3. Tạm giữ của Nguyễn Văn B:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Phát Tài, có chiều dài 8,9 mét màu trắng xanh, loại vỏ lãi đi biển, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) máy xe hiệu Toyota, 04 lốc nằm, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) bình acquy loại 100 ampe, màu Đ, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) mỏ rà B kim loại có buộc một sợi dây bò, cũ, đã qua sử dụng.

4. Tạm giữ của Lý Hoàng H1:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Đức Tài, loại vỏ siêu tải, cũ, đã qua sử dụng có chiều dài 9,9 mét.

- 01 (một) máy xe hiệu SIA, DETROIT DIESEL, cũ, đã qua sử dụng.

- 02 (hai) cây đèn pin đội đầu màu vàng, cũ, đã qua sử dụng.

- 02 (hai) cây dao Thái Lan có cán nhựa màu vàng, cũ, dao B kim loại sắc nhọn.

5. Tạm giữ của Phạm Văn T9:

- 4.240 (bốn nghìn hai trăm bốn chục) vỏ con ốc bẫy mực, cũ, đã qua sử dụng.

6. Tạm giữ của Nguyễn Văn H6:

- 2.000 (hai nghìn) vỏ ốc bẫy mực, cũ, đã qua sử dụng.

7. Tạm giữ của Lê Văn C5:

- 960 (chín trám sáu mươi) vỏ con ốc bẫy mực, cũ, đã qua sử dụng.

- 4.050 (bốn nghìn không trăm năm mươi) vỏ ốc bẫy mực.

8. Tạm giữ của Ngô Văn C2:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Vạn Trường, chiều dài 8,5 m, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) máy xe 04 lốc nằm, cũ, đã qua sử dụng.

9. Tạm giữ của Mai Hữu Điểm:

- 01 (một) vỏ Composite, hiệu Vạn Trường, chiều dài 8,5 m, cũ, đã qua sử dụng.

- 01 (một) máy cơ hiệu ISUZU 93 (4T) máy cũ, đã qua sử dụng.

Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện A còn thu giữ 3.800 vỏ ốc do Trần Như L3 giao nộp, hiện đã trả lại cho bị hại Huỳnh Văn T6.

Bản cáo trạng số 57/CT-VKSTKG-P2 ngày 15-10-2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang trúty tố các bị cáo Lý Hoàng H1, Đặng Văn D về tội “Trộm cắp tài sản” theo Điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, các bị cáo Nguyễn Hoàng S, Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn B, Ngô Duy Đ6, Đặng Văn L2, Phạm Văn Đ1, Nguyễn Vũ B1 đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” theo Điểm c Khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, các bị cáo Lê Minh S1, Lê Văn S3, Lê Văn T5, Võ Văn Đ3, Ngô Văn C2, Lê Thanh Đ4 về tội “Trộm cắp tài sản” theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 201, bị cáo Lê Thị M về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điểm d Khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, bị cáo Lê Văn C5 về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điểm c Khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, bị cáo Trần Như L3 về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang quyết định.

1. Tuyên bố: Các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Bị cáo Lê Thị M, phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

- Áp dụng: Điểm a khoản 3 Điều 173; điểm s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Đặng Văn D 08 (tám) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 28-02-2018.

- Áp dụng: Điểm c khoản 2 Điều 173; điểm s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g, h khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hoàng S 05 (năm) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 28-02-2018.

- Áp dụng: Điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Điểm s khoản 1, 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Lê Thị M 02 (hai) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo vào chấp hành án.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên xử phạt 15 bị cáo khác cao nhất là 9 năm tù, thấp nhất là 9 tháng tù, còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của các bị cáo, các bị hại, các người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan theo luật định.

Sau khi xét xử sơ thẩm:

- Ngày 18-3-2019 bị cáo Phạm Văn Đ1 có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đến ngày 01-4-2019 bị cáo Phạm Văn Đ1 có đơn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo.

- Ngày 20-3-2019 các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M có đơn kháng cáo cùng xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Lê Thị M xin được hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Với các lý do: Bị cáo thật thà khai báo, các bị cáo là lao động chính trong gia đình.

Riêng đối với bị cáo Lê Thị M có đơn kháng cáo với lý do bị cáo đã già, bị bệnh, xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm vị đại diện viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phân tích phát biểu ý kiến:

- Về thủ tục tố tụng: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Về nội dung: Vị kiểm sát viên cũng phân tích tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo và xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo, Vị kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M. Giữ nguyên án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Quan điểm của vị Luật sư bào chữa bảo vệ cho bị cáo Lê Thị M cũng phân tích các chứng cứ có thể hiện trong hồ sơ vụ án, xét về tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo Lê Thị M, án sơ thẩm xử phạt 02 năm tù là quá nghiêm khắc, vì bị cáo thu lợi thấp và đã nộp khắc phục xong. Bị cáo có trình độ thấp, nhận thức còn hạn chế. Vị Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị cáo, sửa quyết định án sơ thẩm để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào kết quả tranh lútận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, các bị cáo, vị Luật sư.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Đơn kháng cáo của các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M trong hạn luật định và hợp lệ nên được Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M khai nhận, hành vi phạm tội của các bị cáo đúng như nội dung án sơ thẩm đã nêu. Xét thấy lời khai của các bị cáo phù hợp với lời khai các người bị hại, người làm chứng và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S có hành vi “Trộm cắp tài sản”. Từ đó Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Văn D, phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 3 Điều 173, bị cáo Nguyễn Hoàng S, phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm c khoản 3 Điều 173 và bị cáo Lê Thị M phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điểm c khoản 2 Điều 250 của Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ đúng pháp luật.

Hành vi phạm tội của các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M như sau:

Bị cáo Đặng Văn D: Bị cáo tham gia 07/09 vụ trộm cắp tài sản trị giá 218.318.000 đồng. Những lần lén lút lấy trộm vỏ ốc của các bị hại thì bị cáo đều là người điều khiển vỏ máy, bàn bạc, rủ rê thêm các bị cáo khác và là người tìm nơi để tiêu thụ tài sản đã trộm được. Từ đó Tòa án cấp sơ thẩm xem xét xử bị cáo D 08 năm tù là có căn cứ.

Bị cáo Nguyễn Hoàng S, là người đều chủ động liên hệ bàn bạc với bị cáo H1, D và rủ các bị cáo khác tham gia trộm vỏ ốc. Bị cáo Nguyễn Hoàng S là người chủ động rủ rê các bị cáo khác đi cùng vỏ máy để lấy trộm vỏ ốc, bị cáo tham gia 04 vụ trộm tài sản trị giá 106.696.000 đồng, bản thân bị cáo đã có 01 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích”. Các bị cáo giữ vai trò đồng phạm giúp sức tích cực trong vụ án này. Các bị cáo đều trộm cắp tài sản trị giá 50.000.000 đồng trở lên nên cần xem xét vai trò, nhân thân và mức độ tham gia của bị cáo khi quyết định hình phạt. Tòa án cấp sơ thẩm xem xét xử bị cáo S 05 năm tù là có căn cứ.

Bị cáo Lê Thị M nhận thức rõ số vỏ ốc bẫy mực mà các bị cáo Lý Hoàng H1, Nguyễn Văn Đ, Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S bán là có nguồn gốc bất hợp pháp, do phạm tội mà có, nhưng vì mục đích vụ lợi bị cáo vẫn đồng ý thu mua. Bị cáo Lê Thị M thực hiện mua 05 lần, cho 01 lần đầu bị cáo không biết, nhưng các lần sau bị cáo biết. Bị cáo mua 04 lần sau với 13.600 vỏ, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có trị giá 176.800.000 đồng, do đó cần xem xét số lần tiêu thụ tài sản, giá trị tài sản của bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm xem xét xử phạt bị cáo M 02 năm tù là có căn cứ.

Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Về tình tiết tăng nặng: Các bị cáo D, S, M phạm tội hai lần trở lên và mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên cần áp dụng các tình tiết tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” tại điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với các bị cáo này.

Riêng bị cáo S có 01 tiền án chưa được xóa án tích nay lại tái phạm nên cần áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “tái phạm” tại điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi quyết định hình phạt cho các bị cáo.

 Về tình tiết giảm nhẹ: Các bị cáo D, S, M sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo nên cần áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chung cho các bị cáo. Hai bị cáo D, M đã nộp lại số tài sản, tiền thu lợi bất chính, điều này thể hiện thái độ ăn năn hối cải của các bị cáo. Các bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nên cần áp dụng thêm Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự cho hai bị cáo.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo đã thực hiện hành vi “Trộm cắp tài sản”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” một cách trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, đến tài sản của các người bị hại là của những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, được pháp luật bảo vệ, tạo ra sự bất bình dư lútận trong xã hội, gây mất trật tự an ninh ở địa phương, nên cần phải xử phạt các bị cáo nghiêm nhằm răn đe giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm có xem xét cho các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm đã có xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.

Các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hay chứng cứ nào mới cho nên không có cơ sở chấp nhận.

Xét lời bào chữa của vị luật sư bào chữa bảo vệ cho bị cáo Lê Thị M, đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo nhưng không có cung cấp hay bổ sung thêm chứng cứ hay tình tiết nào mới để xem xét. Hội đồng xét xử xét thấy không có cơ sở chấp nhận, Hội đồng xét xử thống nhất với ý kiến của vị đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa xử bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của các bị cáo giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Về án phí: Các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Tuyên bố: Các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, phạm tội “Trộm cắp tài sản”; Bị cáo Lê Thị M, phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

- Áp dụng: Điểm a khoản 3 Điều 173; điểm s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Đặng Văn D 08 (tám) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 28-02-2018.

- Áp dụng: Điểm c khoản 2 Điều 173; điểm s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g, h khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hoàng S 05 (năm) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 28-02-2018.

- Áp dụng: Điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Điểm s khoản 1, 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt: Bị cáo Lê Thị M 02 (hai) năm tù. Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo vào chấp hành án.

Hội đồng xét xử tiếp tục tạm giam các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S để Đ6 cho việc thi hành án.

Về án phí: Các bị cáo Đặng Văn D, Nguyễn Hoàng S, Lê Thị M mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

484
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 412/2019/HS-PT ngày 22/07/2019 về tội trộm cắp tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Số hiệu:412/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 22/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về