Bản án 41/2017/DSPT ngày 29/09/2017 về tranh chấp quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

BẢN ÁN 41/2017/DSPT NGÀY 29/09/2017 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 

Ngày 29 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 01/2017/DSPT ngày 09/1/2017 về tranh chấp quyền quyền sử dụng đất. Do bản án dân sự sơ thẩm số 06/2016/DSST ngày 02/11/2016 của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên có kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 20/2017/QĐ - PT ngày 1/3/2017, giữa các đương sự :

Nguyên đơn: Chị A, sinh 1974

Trú tại: Xóm C1, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

Bị đơn: Anh B, sinh 1977

Trú tại: Xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

(Chị A, anh B có mặt)

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. UBND thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

Đại diện theo ủy quyền: Ông D - Chức vụ, nơi công tác: Trưởng phòngTài nguyên & môi trường thị xã E1

2. Bà C, sinh năm 1931

3. Chị N, sinh năm 1978

ĐTQ: Xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

4. Chị H1, sinh năm 1971

Sinh quán: Xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

(Có mặt chị N; Vắng mặt ông D, bà C, chị H1)

Người làm chứng:

1.  Bà H2, sinh năm 1960

2.  Ông T, sinh năm 1961

ĐTQ: Xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

3.  Bà H3, sinh năm 1974

4.  Ông P, sinh năm 1961

5.  Ông X, sinh năm 1971

ĐTQ: Xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên

(Những người làm chứng vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn chị A  trình bày: Năm 1992 Thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước chia ruộng cho nhân dân để ổn định sản xuất, chị A được Nhà nước chia ruộng canh tác theo tiêu chuẩn của Xóm C2, xã D1, thị xã E1 với định  suất mỗi khẩu  là 1 sào 14 thước (tương đương 696m2). Trong gia đình chị có 4 khẩu được chia ruộng canh tác là bà C (mẹ chị A), chị gái H1, bản thân chị và em trai B. Bố chị ông B1 đi thoát ly nên không có định suất chia đất nông nghiệp. Việc chia ruộng canh tác được giao cho bố mẹ quản lý. Năm 2011 khi đó bố chị đã chết, mẹ chị có trả lại chị ruộng canh tác Nhà nước chia theo tiêu chuẩn cho chị sử dụng để tăng gia sản xuất. Cụ thể, tại đơn xin xác nhận ngày 06/02/2012  mẹ chị đã ký tên trả lại chị thửa ruộng 278, tờ bản đồ 14, nhưng thực tế chị sử dụng là thửa 388, tờ bản đồ 14 có diện tích 720 m2   tại sứ đồng Gồ. Đơn có sự xác nhận của trưởng xóm và chính quyền địa phương xã D1. Từ khi được mẹ trả ruộng, chị vẫn tăng gia sản xuất trồng rau và trồng màu tăng thu nhập cho gia đình. Tháng 9/2014, anh B (là em trai chị) đem bò đến cày ruộng mà không hỏi ý kiến của chị, cũng kể từ thời điểm đó anh B   không cho chị sử dụng thửa ruộng canh  tác nói trên, anh B cho rằng thửa ruộng đó  đã được bố mẹ tặng cho vợ chồng, anh chị đã có giấy chứng nhận QSD đất số AD 002871 do UBND huyện E1 cấp ngày 23/3/2006, giấy chứng nhận mang tên B và N, gồm toàn bộ diện tích đất vườn và đất canh tác của bố mẹ quản lý. Việc bố mẹ làm thủ tục cho tặng này chị không được biết và cũng không biết trong có giấy chứng nhận QSD đất mang tên anh B có cả đất canh tác tiêu chuẩn của chị được Nhà nước chia.  Nay chị  yêu cầu anh B, chị N và bà C phải trả lại cho chị đất canh tác được chia theo tiêu chuẩn  mỗi định suất của xóm C2, xã D1 là 01 sào 14 thước = 696 m2. Nhưng hiện nay , diện tích đất canh tác của gia đình còn lại là 2670m2 (do mẹ chị nói đã trả lại xóm 1 phần), chị đề nghị chia đồng đều các thửa đất theo quy định gồm có đất lúa, đất màu, đồng thấp, đồng cao (1 lúa 1 màu và đất 2 lúa).

Bị đơn anh B trình bày: Nguồn gốc toàn bộ diện tích đất là của bố mẹ anh bà C và ông B1 gồm đất ở, đất canh tác là tài sản riêng của bố anh. Năm 1993 bố anh ông B1 kê khai và được cấp quyền sử dụng mang tên ông B1. Về đất canh tác anh không biết có tiêu chuẩn Nhà nước chia như nào, bởi năm 1991 - 1992 anh còn nhỏ. Năm 2006 bố mẹ anh  làm thủ tục tặng cho và chuyển cho vợ chồng anh toàn bộ diện tích đất vườn và đất canh tác để làm nơi thờ cúng các cụ. Ngày 23/3/2006, vợ chồng anh được cấp giấy chứng nhận QSD đất số AD 002871 của UBND huyện E1 cấp QSD trong đó có toàn bộ đất vườn, đất canh tác mang tên B và N. Nay chị A  khởi kiện yêu cầu anh phải trả lại ruộng canh tác theo tiêu chuẩn anh không nhất trí, vì đó là đất của bố mẹ anh tặng cho riêng vợ chồng.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bầy:

Chị N: Năm 2000 chị về làm dâu gia đình bà C và ông B1 Năm 2006 bố mẹ chồng chị tặng cho vợ chồng toàn bộ diện tích đất vườn và đất canh tác, vợ chồng đã được cấp QSD đất. Nay chị A đòi lại diện tích đất canh tác có trong giấy chứng nhận QSD đất mang tên vợ chồng chị, chị cùng quan điểm với chồng, không nhất trí trả lại ruộng cho chị A, vì đó là của bố mẹ chồng tặng cho.

Bà C là mẹ của chị A, anh B trình bày: Năm 1992 khi Nhà nước có chủ trương chia đất canh tác cho các hộ gia đình để ổn định sản xuất, thì gia đình bà có 4 khẩu được chia đất nông nghiệp là bà, chị H1, chị A và anh B, tiêu chuẩn được mỗi người 1 sào 5 thước trong đó chưa trừ đi diện tích làm mương và làm đường. Năm 2006 bà và chồng thống nhất chuyển toàn bộ diện tích đất vườn và đất nông nghiệp được Nhà nước chia định suất giao cho con trai út B sử dụng để làm nơi thờ cúng và làm nơi để các con tụ tập, không có việc bà trả lại ruộng cho chị A và làm văn bản trả ruộng như chị A trình bầy.

Nay chị A khởi kiện yêu cầu anh B, chị N và bà phải trả lại tiêu chuẩn đất canh tác bà không nhất trí. Bà yêu cầu được xem xét văn bản xác nhận trả lại ruộng đối với chị A, mặt khác khi Nhà nước chia đất nông nghiệp do gia đình neo người bà đã trả lại xóm hơn hai sào đất nông nghiệp, nay chị A không có tiêu chuẩn, bà đã cho anh B, không nhất trí trả.

Đối với chị H1: theo xác nhận của địa phương chị  H1 hiện tại không có khẩu, không biết địa chỉ của chị ở đâu. Gia đình nhà bà C không cung cấp chính xác địa chỉ của chị H1. Do đó, không có ý kiến trình bầy.

Đại diện UBND thị xã E1 có ý kiến: Tại văn bản số 337/UBND – TNMT ngày 18/5/2016, xác nhận về trình tự, thủ tục tặng cho QSD đất giữa ông B1, bà C với anh B và chị N: Do khâu bảo quản tài liệu không được tốt, nên thất lạc hồ sơ. Vì vậy, không có cơ sở cung cấp cho Tòa án và không có kết luận về trình tự, thủ tục tách cho và cấp giấy chứng nhận QSD đất của anh B, chị N.

Tại bản án số 06/2016/DSST ngày 02/11/2016 của TAND thị xã E1, quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị A về việc tranh chấp quyền sử dụng diện tích đất canh tác đối với anh B và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C, chị N.

Buộc anh B, chị N, bà C phải có trách nhiệm trả chị A đất canh tác tiêu chuẩn riêng của chị A, đã được cấp cùng giấy CNQSD số AD 002871  đứng tên B và N, diện tích 667m2 đất canh tác, trong đó: Thửa số 278, diện tích: 250m2; thửa số 388 diện tích: 217m2; thửa 625 diện tích: 200m2 đều thuộc tờ bản đồ số 14, xóm C2, xã D1, thị xã E1.

2. Chị A được quyền sử dụng 667 m2 đất canh tác thuộc xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh T1. Cụ thể:

*Thửa 278, tờ bản đồ 14, sứ G, diện tích  = 250m2, nay được tách thửa và chỉnh lý thành thửa mới là 1802 ( Có chỉ giới và sơ đồ kèm theo)

3. Đề nghị UBND thị xã E1 điều chỉnh giảm diện tích  667 m2 đất canh tác, trong đó: Thửa số 278, diện tích: 250m2; thửa số 388 diện tích: 217m2; thửa 625 diện tích: 200m2 đều cùng tờ bản đồ số 14, vị trí đất thuộc xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh T1 có trong giấy CNQSD đất  số AD 002871 cấp ngày 23/3/2006 mang tên B, N cho chị A sử dụng.

Chị A có nghĩa vụ đăng ký với CQNN có thẩm quyền để được tách thửa và cấp QSD đối với diện tích đất được trả theo bản án.

Án sơ thẩm còn tuyên về án, lệ phí và quyền kháng cáo của đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 12/11/2016 bị đơn anh B và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị N kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Hội đồng xét xử nhận định:

[1.] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của anh B và chị N kháng cáo trong hạn luật định đã nộp dự phí là hợp lệ được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2.] Về nội dung: Xét nội dung kháng cáo của anh B và chị N về việc không nhất trí trả chị Thu 667m2 đất canh tác, trong đó bao gồm: Thửa số 278, diện tích: 250m2; thửa số 388 diện tích: 217m2; thửa 625 diện tích: 200m2  đều thuộc tờ bản đồ số 14, xóm C2, xã D1, thị xã E1.

[3.] Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa, có căn cứ xác định diện tích đất tranh chấp là đất nông nghiệp. Về nguồn gốc đất tranh chấp, nguyên đơn chị A trình bày, năm 1992 chị được HTX nông nghiệp, xã D1, huyện E1 chia cho 1 sào 14 thước (tương đương 696m2) để canh tác, khi đó chị còn ở với bố, mẹ và chưa xây dựng gia đình riêng nên cấp vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chị là chủ hộ.

[4.] Bị đơn anh B khai, nguồn gốc đất là của bố, mẹ anh ông B1 và bà C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1992, đến năm 2006, bố mẹ anh làm thủ tục tặng cho vợ chồng anh toàn bộ đất thổ cư, đất canh tác trong đó có cả phần đất mà chị A đang khởi kiện, vợ chồng anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy anh không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị A.

[5.] Bà C là mẹ của chị A, anh B xác định:  Năm 1992 khi Nhà nước có chủ trương chia đất canh tác cho các hộ gia đình để ổn định sản xuất, thì gia đình bà có 4 khẩu được chia đất nông nghiệp là bà, chị H1, chị A và anh B, tiêu chuẩn được mỗi người 1 sào 5 thước trong đó chưa trừ đi diện tích làm mương và làm đường. Gia đình bà sử dụng trồng lúa nuôi các con ăn học. Thời điểm chia đất chị A, anh B còn là học sinh, đến năm năm 2006 bà và ông B1 thống nhất chuyển toàn bộ diện tích đất vườn và đất nông nghiệp được Nhà nước chia định suất giao cho con trai út B sử dụng để làm nơi thờ cúng và làm nơi để các con tụ tập, không có việc bà trả lại ruộng cho chị A.

[6.] Tại các biên bản xác minh của Tòa án về việc xác định tiêu chuẩn đất canh tác; Biên bản xác minh ngày 13/7/2016 với ông T, nguyên phó đội trưởng đội sản xuất xóm C2, xã D1 (BL89,90); Biên bản xác minh ngày 29/7/2016 với ông K, là trưởng xóm C2, xã D1 (BL91). Biên bản xác minh ngày 10/12/2015 với bà H2 , là đội trưởng đội sản xuất xóm C2, xã D1 (BL92). Biên bản xác minh với ông F, cán bộ địa chính xã D1 ngày 25/12/2015(BL 59); Tại Biên bản làm việc ngày 10/11/2015 giữa Tòa án với chị A, anh B và đại diện xã D1 ông H3, Phó chủ tịch UBND xã, P, chủ tịch hội nông dân xã D1, ông F cán bộ địa chính xã, bà H2, nguyên đội trưởng đội sản xuất xã D1 (BL 45). Tất cả các văn bản xác minh đều xác định: “Năm 1992, địa phương chia đất cho nông dân theo theo chuẩn của xóm có khác nhau, riêng xóm C2, xã D1 1 sào 11 thước trong đó có gia đình bà Ccó 4 nhân khẩu được chia là bà C, chị H1 (chị gái anh B), chị A và anh B, việc chia đất cho các thành viên trong gia đình khi các thành viên trong hộ gia đình trưởng thành thì không có việc thu hồi lại đất đã chia, còn trong hộ gia đình ai có thửa rượng nào thì do các thành viên của hộ gia đình tự lựa chọn…Năm 1991 nhà nước có chủ trương đo đạc bản đồ 299, năm 1992 hoàn tất việc chia đất đến từng thôn xóm…Thời điểm đó chị Acó được chia 1 sào 11 thước…”.

[7.] Nguyên đơn chị  A cung cấp  “Đơn xin xác nhận”, ngày 6/2/2012 (BL16), trong đó bà C, xác nhận nội dung: “…Tôi có con gái là A sinh năm 1974,…Con gái tôi đã được …chia cho một suất ruộng. Tờ bản đồ 14, số thửa 278, diện tích 1 sào, 14 thước tại G. Nay tôi tuổi cao sức yếu không có nhu cầu sử dụng nữa, tôi trả lại con gái tôi mảnh ruộng đã trình bày trên…”. Đơn có xác nhận của xóm C2 và UBND xã D1. Quá trình giải quyết bà C không công nhận chữ ký của bà trong “Đơn xin xác nhận”, ngày 6/2/2012 do chị A cung cấp, tuy nhiên qua kết luận giám định của cơ quan giám định đã xác nhận là chữ ký của bà C.

[8.] Tại giai đoạn phúc thẩm, UBND thị xã E1 cung cấp toàn bộ hồ sơ chuyển nhượng “thổ cư và canh tác” ngày 24/8/2005, của ông B1 và bà C (bố, mẹ của chị A, anh B) cho anh B và chị N. Trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện E1 (nay là thị xã E1) cấp cho ông B1 ngày 18/4/1993, tổng diện tích được cấp 5.118m2, gồm đất thổ cư 2.232m2, đất canh tác 2.886m2. Như vậy diện tích đất canh tác gia đình bà C, ông B1được cấp tại thời điểm đó tương đương 4 định suất (mỗi định suất 1 sào 14 thước). Phù hợp với lời khai của chị A và các biên bản xác minh tại thời điểm được cấp đất nông nghiệp gia đình bà C gồm có những người thuộc diện được cấp đất để canh tác là: Bà C, chị A, chị N và anh B.

[9.] Do vậy với các chứng cứ trên có đủ căn cứ xác định nguyên đơn chị A, năm 1992 được HTX D1, huyện E1 (nay là thị xã E1) cấp định suất đất nông nghiệp là 1 sào 14 thước đất nông nghiệp để canh tác và đã được cấp GCNQSD đất năm 1992 do ông B1 là chủ hộ đứng tên. Năm 2005 bà C, ông B1 làm thủ tục tặng cho vợ chồng anh B, chị N toàn bộ đất trong đó có cả phần đất ruộng của chị A được cấp năm 1992. Bà C, ông B1 sang tên cho anh B, chị N cả phần đất nông nghiệp chị A được giao khoán năm 1992 khi chưa được sự đồng ý của chị A. Do vậy Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị A, buộc anh B, chị N phải trả đất cho chị A là có căn cứ. Tuy nhiên tòa sơ thẩm buộc cả bà C trả là không cần thiết vì bà C đã sang tên cho anh B, chị N và anh B, chị N đang là người trực tiếp quản lý sử dụng, nên sửa án sơ thẩm về phần này.

[10.] Tại “đơn đề nghị” ngày 25/12/2016 của anh B với nội dung “Tòa sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất là không đúng mà phải xác định, quan hệ pháp luật là chia tài sản theo sở hữu chung mới đúng…”. Theo nội dung đơn khởi kiện của chị A, yêu cầu anh B, chị N và bà Cphải trả lại diện tích đất chị được HTX giao để canh tác năm 1992. Như vậy yêu cầu khởi kiện của chị A là đòi quyền về tài sản, cụ thể quyền sử dụng đất nông nghiệp. Do vậy Tòa sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp quyền sử dụng đất” là có căn cứ đúng pháp luật. Nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của anh B, chị N.

[11.] Về án phí: Đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

[12.] Tại phiên tòa đại diện VKS phát biểu quan điểm: Thẩm phán chủ tọa và Hội đồng xét xử tuân thủ đúng các quy định của BLTTDS. Về đường lối giải quyết vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử, bác kháng cáo của anh B, chị N, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Bởi  các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Áp dung khoan 2 Điêu 308 Bộ luật tố tụng dân sự, bác kháng cáo của của anh  B, chị  N. Sửa bản  án  bản  án dân sự sơ thẩm số 06/2016/DSST ngày 02/11/2016 của Tòa án nhân dân thị xã E1

Áp dụng Điều 15; 166 Bộ luật dân sự năm 2015;  Khoản 7, Điều 166; Điều 203; Điều 100 Luật đất đai 2013; Điều 48, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án, lệ phí Tòa án; Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị A về việc tranh chấp quyền sử dụng diện tích đất canh tác đối với anh B và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C, chị N.

Buộc anh B, chị N, phải có trách nhiệm trả chị A đất canh tác tiêu chuẩn riêng của chị A, đã được cấp cùng giấy CNQSD số AD 002871  đứng tên  B và n, diện tích 667m2 đất canh tác, trong đó: Thửa số 278, diện tích: 250m2; thửa số 388 diện tích: 217m2; thửa 625 diện tích: 200m2 đều thuộc tờ bản đồ số 14, xóm C2, xã D1, thị xã E1.

2. Chị A được quyền sử dụng 667 m2 đất canh tác thuộc xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

*Thửa 278, tờ bản đồ 14, sứ G, diện tích  = 250m2, nay được tách thửa và chỉnh lý thành thửa mới là 1802

Vị trí thửa đất như sau:

- Phía Bắc giáp thửa 278 số đo cạnh 2 – 3 = 28.1 m

- Phía Nam giáp thửa 309 số đo cạnh 4 – 1 = 31.6 m

- Phía Đông giáp thửa 306, số đo cạnh 3 – 4 = 8.3m

- Phía Tây giáp mương thoát nước, số đo cạnh từ 1 – 2 = 8.8 m

* Thửa 388, tờ bản đồ 14, sứ G, diện tích  = 217m2, nay tách thửa được chỉnh lý thành thửa mới là 1803

Vị trí thửa đất như sau:

- Phía Bắc giáp thửa 388, số đo cạnh 1- 2 = 30.7 m

- Phía Nam giáp thửa 407, số đo cạnh 3- 4 = 28.62 m

- Phía Đông giáp đường dân sinh, số đo cạnh 2- 3 = 7.56 m

- Phía Tây giáp thửa 389 số đo cạnh từ 4 - 1 = 7.27 m

* Thửa 625, tờ bản đồ 14, sứ G2, diện tích = 200 m2, nay tách thửa được chỉnh lý thành thửa mới là 1804

Vị trí thửa đất như sau:

- Phía Bắc giáp thửa 617, số đo cạnh 2 - 3 = 8.20 m

- Phía Nam giáp mương nước, số đo cạnh 6 - 1 = 6.54 m

- Phía Đông giáp thửa 616, 626, số đo cạnh  từ 3 – 4 = 9.48 m; từ 4 - 5 = 7.02 m; từ 5 – 6 = 15.31m

- Phía Tây giáp thửa 625, số đo cạnh từ 1- 2 = 33.94 m.

(có sơ đồ thửa đất kèm theo bản án).

3. Đề nghị UBND thị xã E1 điều chỉnh giảm diện tích  667 m2 đất canh tác, trong đó: Thửa số 278, diện tích: 250m2; thửa số 388 diện tích: 217m2; thửa 625 diện tích: 200m2 đều cùng tờ bản đồ số 14, vị trí đất thuộc xóm C2, xã D1, thị xã E1, tỉnh Thái Nguyên có trong giấy CNQSD đất   số AD 002871 cấp ngày 23/3/2006 mang tên B, N cho chị A sử dụng.

Chị A có nghĩa vụ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được tách thửa và cấp quyền sử dụng đối với diện tích đất được trả theo bản án.

4. Về giá trị tài sản trên đất: Do các bên đương sự không yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét.

5.Về chi phí giám định,  thẩm định và định giá: Do chị A không yêu cầu anh B, bà C, chị N có nghĩa vụ hoàn trả, nên Hội đồng xét xử không xem xét

6. Án phí:  Anh B, phải chịu  6.670.000đ án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

Trả lại chị A 200.000đ dự phí dân sự sơ thẩm đã nộp tại biên lai số 0009023  ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã E1.

Anh B và chị A không phải chịu án phí phúc thẩm, mỗi người được hoàn lại 200.000đ dự phí phúc thẩm đã nộp. Tại biên lai số  0009419  (anh B) và số 0009418 (chị N)  ngày 14 tháng 11 năm 2016 và  của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã E1.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

771
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 41/2017/DSPT ngày 29/09/2017 về tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:41/2017/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thái Nguyên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:29/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về