Bản án 39/2019/DS-PT ngày 04/09/2019 về tranh chấp lối đi

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 39/2019/DS-PT NGÀY 04/09/2019 VỀ TRANH CHẤP LỐI ĐI

Trong các ngày 27 tháng 8 và 04 tháng 9 năm 2019 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm C2 khai vụ án thụ lý số: 10/2019/TLPT-DS ngày 11 tháng 01 năm 2019 về việc tranh chấp lối đi chung.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 23/2018/DS-ST ngày 27/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện L bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 21/2019/QĐ-PT ngày 04 tháng 3 năm 2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn C1, sinh năm 1962; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt);

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Trung T1 (có mặt) và ông Nguyễn Minh L1 (vắng mặt) - Luật sư Công ty luật D1, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: Phòng 6, tầng 14 Tòa nhà V1, Lô E9, đường P, quận C3, thành phố Hà Nội.

2. Bị đơn: Ông Hà Văn C2, sinh năm 1959; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm T7T2, Luật sư Văn phòng luật sư số 1 Vĩnh Phúc, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

Địa chỉ: Số 32a, đường T3, phường L1, thành phố V2, tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Anh Hà Văn C4, sinh năm 1984 (có mặt);

+ Ông Hà Văn T4, sinh năm 1955 (có mặt);

+ Bà Khổng Thị M, sinh năm 1953 (vắng mặt);

Người đại diện theo ủy quyền của bà M là ông Hà Văn T4, sinh năm 1955 (có mặt);

+ Bà Nguyễn Thị T5, sinh năm 1962 (vắng mặt);

+ Chị Hà Thị T6, sinh năm 1988 (vắng mặt);

+ Anh Hà Văn H1, sinh năm 1991 (vắng mặt);

+ Chị Trần Thị Hải Y, sinh năm 1994 (vắng mặt);

Người đại diện theo ủy quyền của chị T6, anh H1, chị Y, bà T5: Anh Hà Văn C4, sinh năm 1984 (có mặt);

Đều trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Ủy ban nhân dân huyện L;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Thế H1 - Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện L (vắng mặt);

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Dương Mạnh T7- Chức vụ: Cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện L (vắng mặt).

4. Người làm chứng:

+ Ông Hà Văn T4, sinh năm 1954; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

+ Ông Khổng Văn S, sinh năm 1969; trú tại: Thôn Dầu, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

+ Ông Nguyễn Xuân Đ1, sinh năm 1946; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

+ Ông Nguyễn Thuận T4, sinh năm 1944; trú tại: Thôn G2, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

+ Ông Nguyễn Đăng Cát, sinh năm 1934; trú tại: Thôn D, xã T, huyện L, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

5. Người kháng cáo: Ông Hà Văn C2.

6. Kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 22/8/2018 và các lời khai tiếp theo, nguyên đơn ông Nguyễn Văn C1 trình bày: Năm 1984 ông được UBND xã T giao đất vườn ở tại khu Rừng Khảm, xã T, từ trục đường thôn rẽ vào đất vườn, đất ở của ông có 01 đường đi được hình thành từ trước khi giao đất. Khi ông được Nhà nước giao đất có cán bộ địa chính là ông Nguyễn Thuận T4 có ra và đo đất cho ông. Năm 1984, đoạn đường từ đường dân sinh đi vào nhà ông là một bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm, dài 20m, hai bên con đường này là ruộng của ông Hà Văn T4 (anh trai ông C2). Khi ông được cắm đất, ông có xin ông Hà Văn T4 để mở rộng bờ ruộng ra làm lối đi mở theo hướng lên trên (từ đường dân sinh đi vào nhà ông là mở sang bên trái bờ ruộng) khi đổ đất có ông Hà Văn T4, ông Nguyễn Văn Hồ, ông C2 và ông cùng đổ đất để mở rộng bờ ruộng đó. Đoạn đường tiếp theo từ bờ ruộng đi đến đoạn rừng cây bạch đàn có chiều dài khoảng 06 hàng cây (6m), rộng 4 hàng cây (4m) phần đoạn đường này ông có xin của nhà ông Tâm Hậu (đã chết) có con là ông Khổng Văn S nhổ phần cây bạch đàn để có lối đi và ông đã trả cho ông Tâm Hậu phần diện tích đất khác và có trồng trả cây bạch đàn trên đất đó. Đoạn đường từ rừng bạch đàn đi qua rừng cọ đến nhà ông, rừng cọ này do ông Nguyễn Đăng Cát quản lý. Khi đó, ông phải đi qua những khoảng trống của rừng cọ để vào phần đất của mình, ông Cát đồng ý và không có ý kiến gì khi ông đi qua đó. Năm 1984 gia đình ông có xây ngôi nhà lá trên thửa đất được nhà nước cấp là thửa số 518, tờ bản đồ 28 địa chỉ thôn D, xã T, sau đó đến năm 1988 dỡ nhà lá xây nhà gạch lợp ngói, đến năm 2006 do nhà hư hỏng nhiều nên gia đình đã rỡ toàn bộ ngôi nhà đó. Từ năm 1984 đến năm 1994 gia đình ông vẫn sinh sống trên nhà đất đó, từ năm 1994 đến nay gia đình ông sinh sống trên phần đất mà bố mẹ ông cho ông. Đối với thửa đất 518, tờ bản đồ 28 gia đình ông vẫn đi lên đó để thu hoạch cây cối và đến nay gia đình vẫn có nhu cầu sinh sống ở đó. Từ năm 1984 đến năm 2013 ông thường đi lại và không có tranh chấp gì. Năm 2014, ông C2 tự ý làm cổng sắt chiếm đường đi chung thành đường đi riêng, trong đó có hộ gia đình ông thường xuyên đi lại.

Nay ông đề nghị Tòa án yêu cầu ông C2 phải tháo dỡ cổng sắt và các C2 trình, cây cối trên đất để trả lại lối đi chung cho ông và phải khắc phục hậu quả làm biến dạng đường đi, đất rừng, đất ruộng và tháo dỡ chuồng trại chăn nuôi trên đất rừng và đất nông nghiệp của gia đình ông C2.

Ngoài ra ông C1 có đơn khởi kiện bổ sung đề nghị hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất 62 tờ bản đồ 09 diện tích 870,6m2 được ủy ban nhân dân huyện L cấp cho ông Hà Văn C2 ngày 29/11/2013.

Bị đơn ông Hà Văn C2 trình bày: Tháng 3/1983 ông ra ở trên đất và được nhà nước cắm, khi nhà nước giao đất thì có cán bộ địa chính là ông Nguyễn Thuận T4 ra chỉ mốc giới phần đất nhà nước cắm cho ông chứ không đo đạc gì, thửa đất này ông được UBND huyện L cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 593 thuộc tờ bản đồ số 28 diện tích 824m2 tại khu 8, xã T ngày 21/6/1998; ông đã ở đó từ năm 1983, không thông qua mua bán vì thời điểm đó ông đi bộ đội về và ra ở từ đó đến nay. Khi ông ra thì đến năm 1984 ông C1 mới ra ở trên diện tích đất đó. Trước khi ông ra ở trên đất thì đoạn lối đi từ đường dân sinh vào nhà ông C1, đoạn đầu tiên là bờ ruộng rộng khoảng 50cm dài 20m, bên phải bờ ruộng theo lối từ đường dân sinh đi vào là đất ruộng của ông Hà Văn T4, bên trái là phần đất vườn ông được Nhà nước cấp (nay là thửa đất số 593 của ông), đoạn này ông có đổ đất làm đường đi rộng khoảng 1,5m trên bờ ruộng cũ (mở rộng sang phần đất của ông) vào năm 1986 là khi ông đào ao ông có đổ rộng thêm, năm 2012 ông bắt đầu đổ rộng thêm thành 3m (đổ rộng sang phần đất của ông), đối với đoạn này trước khi ông ra ở năm 1982 phần này là đất vỡ hoang do UBND xã quản lý, sau này ông được Nhà nước giao là đất vườn của ông. Phần đoạn tiếp theo từ ngoài đi vào là khoảng trống dài khoảng 12m rộng khoảng 3m, bên phải tiếp giáp với rừng bạch đàn đoạn này vẫn thuộc thửa đất 593 của ông. Đoạn tiếp đi vào nhà ông C1 là phần đất thuộc đất rừng cọ của ông Cát sau này đến năm 1994 ông đã mua lại của hợp tác xã có giấy tờ mua bán và thể hiện trên giấy chứng nhận rằng phần đất thuộc rừng cọ là của ông quản lý và đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013. Năm 2012 ông có xây 02 cánh lưới sắt làm cổng ở trên đoạn đường từ đường dân sinh vào nhà ông, sau khi Tòa án thẩm định tài sản thì ông có trồng một số cây cối trên phần đất đang tranh chấp. Nay ông C1 khởi kiện buộc táo dỡ tài sản trả lại đường đi ông không nhất trí.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Ông Hà Văn T4, sinh năm 1955 trình bày: Ông là anh trai ông Hà Văn C2, bố ông C1 là anh trai mẹ ông, giữa ông với ông C2, ông C1 không có mâu thuẫn gì. Khoảng năm 1983 khi ông C1 được cắm đất tại Rừng Khảm thuộc thôn D thì gia đình ông C1 có đến xin đi nhờ trên bờ ruộng của gia đình ông, ông chỉ cho đi nhờ chứ không cho. Khi đi từ đường ngõ xóm đi vào nhà ông C1 thì bên phải bờ ruộng là đất ruộng lúa của ông, bên trái bờ ruộng là đất ruộng của ông Hà Văn C2. Khi ông C1 đổ đất mở rộng bờ ruộng để làm lối đi vào nhà thì ông C1 không đổ đất sang ruộng của ông; việc ông C1 đổ đất mở rộng lối đi như thế nào ông không nắm được. Bờ ruộng đi từ ngoài ngõ vào lối nhà ông C2, thời điểm đó rộng khoảng 70cm, dài khoảng 20m.

Biên bản lấy lời khai ngày 24/7/2018, ông T4 khai khi ông C1 ra ở trên đất thì không đổ đất gì để mở rộng lối đi từ đường dân sinh vào nhà ông C1. Về phần diện tích đất bờ ruộng đã cho ông C1 mượn đến nay ông đòi lại để sử dụng nhưng ông không có yêu cầu độc lập gì.

Hiện nay ông cũng không nắm được gia đình ông C2 có đang sử dụng phần đất nào của gia đình ông không, nếu có ông vẫn nhất trí để ông C2 tiếp tục sử dụng và không có đề nghị gì.

Bà Khổng Thị M trình bày: Như nội dung của chồng bà là ông Hà Văn T4.

UBND huyện L trình bày: Về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Hà Văn C2: Hộ ông Hà Văn C2 được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 00590 ngày 29/11/2013 theo Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 29/11/2013. Cụ thể trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ của UBND xã T: Quyết định thành lập hội đồng đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã T, biên bản họp hội đồng xét duyệt đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, thông báo niêm yết C2 khai kết quả xét duyệt đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, biên bản kết thúc niêm yết C2 khai danh sách kết quả xét duyệt đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; UBND xã T thẩm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiến hành xét duyệt, niêm yết các hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 15 ngày theo quy định và lập tờ trình đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện L kiểm tra hồ sơ do UBND xã T lập, biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất, phiếu kê khai phục vụ C2 tác thành lập hồ sơ địa chính, trích lục bản đồ địa chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện L kiểm tra hồ sơ do UBND xã T xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề nghị Phòng tài nguyên và môi trường thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt; Hồ sơ tại phòng tài nguyên và môi trường huyện: Tờ trình của phòng tài nguyên và môi trường thẩm định và trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Quyết định số 1618/QĐ-UBND huyện ngày 29/11/2013. Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông Hà Văn C2 được UBND huyện cấp theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Điều 135 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004.

Anh Hà Văn C4 (và là người đại diện theo ủy quyền của anh Hà Văn H1, chị Hà Thị T6, chị Trần Thị Hải Y và bà Nguyễn Thị T5) trình bày: Anh là con trai cả của ông Hà Văn C2 và bà Nguyễn Thị T5, bố mẹ anh sinh được 03 người con gồm có: anh, chị Hà Thị T6và anh Hà Văn H1. Từ khi anh được sinh ra đến năm 2007 anh ở cùng bố mẹ tại phần diện tích đất của gia đình anh, từ năm 2007 đến nay anh ở riêng. Về phần diện tích lối đi chung hiện đang tranh chấp theo anh từ trước đến nay là không có lối đi chung mà là lối đi của gia đình, gia đình tự mở lối đi từ vườn của gia đình anh, cho ông C1 đi nhờ lên đất rừng của ông C1. Phần lối đi đang tranh chấp kéo dài từ đường dân sinh, qua đất vườn của gia đình, giáp ranh với đất ruộng của ông Hà Văn T4, đến đất ở của gia đình và đến đất rừng ông C2 đang sử dụng dài khoảng 40-50m. Năm 1998 gia đình anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư diện tích 824m2, đến năm 2013 bố mẹ anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng diện tích 870,6m2.

Quá trình sử dụng lối đi, gia đình sử dụng, ông C1 chỉ đi nhờ, không đổ đất hay mở rộng gì lối đi chung. Đến năm 2014 giữa ông C1 và ông C2 xảy ra tranh chấp. Nay ông C1 khởi kiện gia đình anh, anh không nhất trí xác định đó là lối đi chung và không đồng ý đề nghị hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của gia đình anh.

Người làm chứng trình bày:

Ông Hà Văn T4, sinh năm 1954 trình bày: Ông và ông Nguyễn Văn C1, ông Hà Văn C2 có quan hệ họ hàng với nhau, ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C1 và ông C2. Vào năm 1984-1985, ông không nhớ rõ năm nào, khi ông C1 được cắm đất tại đội 11, xã T (nay rừng Khảm, thuộc thôn D, xã T) thì ông C1 có nhờ ông và ông Hồ ra làm mải hộ, ông và ông Hồ làm hộ ông C1 một buổi sáng, C2 việc cụ thể là đổ đất từ đường ngõ xóm đi vào nhà ông C1, trước khi đổ đất thì lối đi vào nhà ông C1 chỉ là một bờ ruộng rộng khoảng 50cm, hai bên bờ ruộng là ruộng trồng lúa của ông Hà Văn T4 (anh trai ông C2). Khi đổ đất làm đường thì phần đất được lấy trên phần đất rừng bạch đàn của ông Nguyễn Bá Hậu (là phần đất ông C1 đã đổi với ông Hậu, và ông C1 đã lấy phần rừng bạch đàn trên đất thổ cư của ông C1 trồng trả ông Hậu), khi đổ đất làm lối đi thì đổ đất từ bờ ruộng sang bên trái bờ ruộng đi từ ngoài ngõ xóm đi vào nhà ông C1, lối đi được đổ mở rộng khoảng 3,5m. Trước đấy thì ông chỉ nghe ông Nguyễn Thuận T4 là địa chính thời điểm đó bảo là ông Hà Văn T4 có cho ông C1 đất để làm lối đi vào nhà ông C1.

Ông Nguyễn Thuận T4 trình bày: Ông và ông Nguyễn Văn C1, ông Hà Văn C2 không có quan hệ họ hàng gì với nhau, ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C1 và ông C2. Ông làm địa chính xã T từ năm 1976 đến 1990, thời điểm năm 1983 được sự đồng ý của chính quyền địa phương về việc cắm đất cho các hộ dân, hộ gia đình ông Nguyễn Văn C1 được chính quyền địa phương cắm một phần đất tại khu rừng khảm thuộc thôn Dầu (hiện nay), ông được lãnh đạo cử đến thực địa để đo đất giao cho ông C1 với diện tích 1038m2, ông có lấy thước đo diện tích đất và giao cho ông C1, phần đất ông C1 được giao là phần đất trống của rừng Khảm. Trước khi cắm đất thì phần đất nhà ông C1 không có lối đi vào, mà lối đi từ đường ngõ xóm đi vào phần đất nhà ông C1, phía dưới là bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm, chiều dài khoảng 20m, phần trên là đất rừng. Khi đó ông C1 có nói với ông về việc lối đi, ông C1 sẽ nói với các chủ thửa đất khác để ông có lối đi vào. Nên lối đi vào nhà ông C1 là việc thỏa thuận giữa các bên, việc thỏa thuận đó như thế nào ông cũng không nắm được và ông cũng không đo đạc gì lối đi vào nhà ông C1 mà ông chỉ đo phần đất được cắm.

Ông Nguyễn Xuân Đ1 trình bày: Ông và ông Nguyễn Văn C1, ông Hà Văn C2 có quan hệ họ hàng với nhau, ông C1 là em trai ông, mẹ ông C2 là em gái bố ông, ông không có mâu thuẫn gì đối với ông C1 và ông C2. Ông làm cán bộ xã, giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã T từ năm 1980 đến năm 1985. Vào khoảng năm 1984, chính quyền địa phương có cắm đất cho ông C1 tại rừng Khảm, thuộc thôn Dầu, xã T, lúc đó ông là cán bộ thuế, ông có đi cùng ông Nguyễn Thuận T4 để giúp việc cho ông T4, việc giao đất cụ thể như thế nào ông không nắm được vì nhiệm vụ giao đất là của cán bộ địa chính là ông T4. Phần lối đi vào đất của ông C1 thuộc đất rừng thì ông C1 tự liên hệ với các gia đình để có được lối đi vào nhà. Còn phần lối đi vào ở phần ruộng thì lúc đó ở đó có bờ ruộng rộng khoảng 70-80cm và chiều dài khoảng 25m. Sau đó, vẫn trong năm 1984 ông C1 có xin đất ở nơi khác để mở rộng bờ ruộng đó ra khoảng 3,5m để thuận tiện cho việc đi lại. Việc mở rộng bờ ruộng sang bên nào thì ông cũng không nắm được, mở rộng bờ ruộng vào đất của ai thì ông cũng không nắm được.

Ông Khổng Văn S trình bày: Ông là hàng xóm gần nhà ông C1 và ông C2, từ trước đến nay không có mâu thuẫn gì. Bố ông là cụ Không Văn Hậu, gia đình ông đã sinh sống ổn định trên thửa đất tại thôn Dầu từ trước, năm 1984 ông C1 và ông C2 mới ra gần đó ở cùng. Khi ra ở thì lối đi lại giữa nhà ông C1, ông C2 mới chỉ là một bờ ruộng nhỏ hẹp nên đi lại khó khăn vất vả. Vì vậy, bố ông C2 và bố ông C1 có đến nhà ông xin bố ông là cụ Hậu một phần đất thổ cư về phía bên phải của gia đình để làm lối đi lại cho thuận tiện với chiều dài khoảng 3-4 thước, chiều rộng khoảng 4m, bố ông là cụ Hậu đã đồng ý. Trên đất lúc bấy giờ gia đình ông có trồng một số cây bạch đàn, ông C1 và ông C2 đã nhổ lên và trồng trả lại cho gia đình ông vào chỗ khác để lấy đường đi qua. Quá trình từ khi xin đất của bố ông cho đến năm 2013, ông C1 và ông C2 vẫn sử dụng con đường để đi lại ổn định không phát sinh mâu thuẫn gì. Năm 1999 bố ông mất, sau đó thửa đất được chuyển sang tên ông và ông vẫn nhất trí để lại phần đất trước kia ông C1 và ông C2 đã xin để hai ông làm con đường đi lại, ông không có yêu cầu hay đề nghị gì.

Ông Nguyễn Đăng Cát trình bày: Trước đây ông được hợp tác xã T giao cho quản lý 47 gốc cọ tại thôn D, xã T. Thời điểm đó, gia đình ông C1 cũng có một trang trại gia đình tự làm trên phần rừng cọ gần phần rừng cọ ông quản lý.

Thực tế lúc đó không có con đường nào đi qua phần rừng cọ của ông quản lý lên phần rừng nhà ông C1 mà gia đình ông C1 đi thăm rừng rồi thành lối mòn nhỏ đi qua, bản thân ông cũng không cho ông C1 phần đất rừng nào để làm đường cả. Sau vài ba năm quản lý ông chuyển phần cây cọ được quản lý cho ông C2 sử dụng. Về con đường giữa hai ông đang tranh chấp trước kia chỉ là bờ ruộng nhỏ, sau này ông C2 đào ao gần đấy thì lấy phần đất ao để đắp bờ ruộng rộng ra thành con đường để đi lại. S việc sau này như thế nào ông không nắm được cụ thể và ông cũng không nhớ chính xác các mốc thời gian, việc ông C2 đổ đất đắp bờ ruộng ra khoảng năm 1990.

Với nội dung vụ án như trên, tại Bản án số 23/2018/DS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2018, Tòa án nhân dân huyện L đã căn cứ vào các Điều 175, 245, 246, 254 của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 147, Điều 228, 157, 165 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn C1, C2 nhận lối đi chung từ đường dân sinh đi vào nhà ông C1 là: Đoạn đường có chiều dài 84,87m2, chiều rộng 03m, phía Bắc giáp thửa đất hộ ông Hà Văn T4, ông Khổng Văn S, phía Nam giáp đất hộ ông Hà Văn C2, theo hình: FGG’F’E’D’C’B’A’(có sơ đồ kèm theo).

Buộc ông Hà Văn C2 phải tháo dỡ C2 trình, cây cối trên lối đi chung.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện L điều chỉnh lại diện tích đã cấp cho hộ ông Hà Văn C2 trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 62 tờ bản đồ 9 diện tích 870,6m2 được Ủy ban nhân dân huyện L cấp ngày 29/11/2013 sau khi đã trừ đi diện tích lối đi chung.

- Về án phí: Ông Nguyễn Văn C1 không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm, hoàn trả lại ông C1 300.000đ theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2016/0001429 ngày 04/10/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện L.

Ông Hà Văn C2 phải chịu 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm.

Ngoài ra bản án còn tuyên về quyền kháng cáo cho các đương sự.

Ngày 03/12/2018, ông Hà Văn C2 có đơn kháng cáo không nhất trí với quyết định của bản án sơ thẩm.

Ngày12/12/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L có Quyết định kháng nghị số 624/QĐKNPT đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hủy án sơ thẩm.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về thủ tục tố tụng: Ủy ban nhân dân huyện L là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu xét xử vắng mặt, vì vậy Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung: Trên cơ sở các tài liệu chứng cứ thu thập được xác định nguyên đơn khởi kiện yêu cầu xác định lối đi từ đường dân sinh vào nhà ông Nguyễn Văn C1, đoạn đường này hướng Bắc tiếp giáp với đất ruộng nhà ông Hà Văn T4, đất của hộ ông Khổng Văn S, hướng Nam tiếp giáp với đất của gia đình ông Hà Văn C2 tại thôn D, xã T, huyện L là lối đi chung và buộc ông C2 phải tháo dỡ C2 trình trên đất.

Theo ông C1, năm 1984 khi ông được Ủy ban nhân dân xã T giao đất ở có số thửa 518 tờ bản đồ 28 diện tích 1038m2 tại khu rừng Khảm thuộc thôn D, xã T thì đoạn đường từ đường dân sinh vào đất ở của ông đã được hình thành từ trước. Theo ông C2 thì năm 1984, khi ông C1 được Nhà nước giao đất thì ông có cho ông C1 đi nhờ qua phần đất nhà ông để ông C1 đi từ đường dân sinh vào đất của ông C1.

Các đương sự xác nhận năm 1984, khi ông C1 được Nhà nước giao đất tại khu rừng Khảm thuộc thôn D, xã T đoạn đường đầu tiên đi từ đường dân sinh vào nhà ông C1 là một bờ ruộng rộng khoảng 70cm, dài khoảng 20m. Theo bản đồ 299 thì chiều dài bờ ruộng là 22,27m. Ông C1 cho rằng đất ruộng nằm hai bên bờ ruộng là của ông Hà Văn T4 (anh trai ông C2), nhưng theo xác minh tại địa phương và theo bản đồ 299 thì lối đi từ đường dân sinh đi vào nhà ông C1 qua bờ ruộng, bên trái bờ ruộng là đất ruộng của ông C2 (thửa số 617 tờ bản đồ 28), bên phải bờ ruộng là đất ruộng của ông Hà Văn T4 và bà Khổng Thị M (thửa số 594, 595 tờ bản đồ 28).

Cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá chứng cứ quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông C1, C2 nhận lối đi chung từ đường dân sinh đi vào nhà ông C1 là đoạn đường có chiều dài 84,87m; chiều rộng 3m; buộc ông C2 phải tháo dỡ C2 trình, cây cối trên lối đi chung; kiến nghị UBND huyện L điều chỉnh lại diện tích đã cấp giấy chứng nhận cho ông Hà Văn C2 sau khi trừ đi diện tích lối đi chung. Vì vậy ông Hà Văn C2 kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L kháng nghị.

Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L cho rằng bản án đã có những vi phạm cụ thể: Không giải quyết hết yêu cầu khởi kiện do ông C1 có yêu cầu ông C2 phải khắc phục hậu quả làm biến dạng đường nhưng cấp sơ thẩm chưa xem xét; vi phạm trong việc xác minh, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ do đương sự và những người làm chứng trình bày còn có nhiều mâu thuẫn, không làm rõ C2 sức tôn tạo đường của các bên để có căn cứ quyết định đền bù; vi phạm trong việc áp dụng điều luật và tuyên quyền kháng cáo cho đương sự.

Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhận thấy:

- Về việc không giải quyết hết yêu cầu khởi kiện: Trong đơn khởi kiện ông C1 yêu cầu tháo dỡ cổng sắt và các C2 trình, cây cối trên đất để trả lại lối đi chung cho ông và phải khắc phục hậu quả làm biến dạng đường đi, đất rừng, đất ruộng và tháo dỡ chuồng trại chăn nuôi trên đất rừng và đất nông nghiệp của gia đình ông C2. Cấp sơ thẩm chưa làm rõ việc ai làm biến dạng con đường, chưa mô tả được các vị trí đường bị biến động trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn mà xác định không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là không có căn cứ.

- Về việc xác minh thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ: Cấp sơ thẩm đã lấy lời khai của các đương sự và những người làm chứng thể hiện: Ông Hà Văn T4 trình bày khi ông C1 ra ở trên đất thì gia đình ông C1 có đến xin ông đi nhờ trên bờ ruộng của ông chứ ông không cho đất và trong quá trình sử dụng không có việc ông C1 đổ đất để mở rộng bờ ruộng đó để làm lối đi. Ông C2 cho rằng, đoạn đường này ông có đổ đất làm đường đi rộng khoảng 1,5m trên bờ ruộng cũ (mở rộng sang phần đất của ông) vào năm 1986 khi ông đào ao ông có đổ rộng thêm, năm 2012 ông bắt đầu đổ rộng thêm thành 3m.

Ngoài ra ông Hà Văn T4 còn trình bày khi ông C1 được nhà nước cắm đất thì ông C1 có nhờ ông và ông Hồ ra làm mải hộ, ông và ông Hồ làm hộ ông C1 một buổi sáng, C2 việc cụ thể là đổ đất từ đường ngõ xóm đi vào nhà ông C1, trước khi đổ đất thì lối đi vào nhà ông C1 chỉ là một bờ ruộng rộng khoảng 50cm, hai bên bờ ruộng là ruộng trồng lúa. Nhưng lời khai của ông Hồ lại khẳng định không có việc ông C1 nhờ ông san đường.

Theo ông Nguyễn Xuân Đ1 là cán bộ thuế khi đó, ông có đi cùng ông Nguyễn Thuận T4 là cán bộ địa chính thời kỳ đó đến giao đất cho ông C1, khi đó phần lối đi vào đất của ông C1 ở phần ruộng rộng khoảng 70-80cm và chiều dài khoảng 25m. Sau đó, vẫn trong năm 1984 ông C1 có xin đất ở nơi khác để mở rộng bờ ruộng ra khoảng 3,5m để thuận tiện cho việc đi lại. Việc mở rộng bờ ruộng sang bên nào thì ông cũng không nắm được, mở rộng bờ ruộng vào đất của ai thì ông cũng không nắm được.

Như vậy việc mở rộng con đường là có căn cứ nhưng thực tế ai là người mở rộng đường, con đường ban đầu được hình thành như thế nào sau đó được tạo thành con đường rộng 3m như thế nào chưa được xem xét làm rõ. Đồng thời C2 sức của ông C1 và ông C2 thực tế như thế nào chưa được cấp sơ thẩm đánh giá xem xét.

- Về việc áp dụng pháp luật và tuyên quyền yêu cầu thi hành án: Cấp sơ thẩm không áp dụng khoản 1 Điều 171 Luật đất đai năm 2013 quy định về hạn chế lối đi đối với thửa đất liền kề và quyền yêu cầu thi hành án cho các đương sự là chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việc thi hành án và ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự là có căn cứ. Ngoài ra bản án quyết định “Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện L điều chỉnh lại diện tích đã cấp cho hộ ông C2 sau khi trừ đi diện tích lối đi chung”. Tuy nhiên bản án không xác định rõ vị trí, diện tích lối đi chung cần trừ đi là thiếu sót, gây khó khăn cho việc thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện L về những vi phạm như trên là có cơ sở.

Xét kháng cáo của bị đơn ông Hà Văn C2 cho rằng bản án còn nhiều mâu thuẫn, nhận định phần đất có tranh chấp nằm trên nhiều thửa đất là đất ở, đất ruộng, đất rừng do gia đình ông C2 quản lý và đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ đề nghị chỉnh lý thửa số 62 sau khi trừ đi đường đi chung là không có căn cứ. Nội dung kháng cáo này là có cơ sở cần phải được xem xét lại.

Ngoài ra cấp phúc thẩm nhận thấy tài liệu xác minh xác định có sự nhầm lẫn trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ địa chính là thửa 593 tờ bản đồ 28 đứng tên hộ ông Hà Văn C2 nhưng thực tế và trong sổ mục kê, bản đồ 299 đó là thửa số 63 tờ bản đồ 30, còn thửa 593 tờ bản đồ 28 đứng tên ông Hậu (bố ông Khổng Văn S); Hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông C2 không xác định được có những thửa đất nào vì các thửa đất ở, đất ruộng và đất rừng của gia đình ông C2 nằm trên hai tờ bản đồ số 30 và tờ bản đồ 28 nên khi đo đạc cũng không xác định được mốc giới cụ thể của các thửa đất mà Tòa án tiến hành đo đạc dựa trên sự chỉ dẫn của ông C2. Theo bản đồ 299 thì thửa đất 64 tờ bản đồ 30 đứng tên hộ ông T4 M, thửa này tiếp giáp với thửa 63 tờ bản đồ 30, tiếp giáp thửa 617 tờ bản đồ 28 đứng tên ông C2, tiếp giáp với đất ruộng của ông T4 M thửa số 594 tờ bản đồ 28, nhưng ông T4 M cũng không rõ hiện nay gia đình ông C2 có đang sử dụng cả phần đất của ông không. Vì vậy, không thể xác định được chính xác diện tích thực tế gia đình ông C2 đang sử dụng còn thừa hay thiếu so với diện tích các thửa đất trong sổ mục kê, bản đồ 299 và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông C2.

Như vậy trong quá trình quản lý đất đai đã phát hiện có sự nhầm lẫn sai sót khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông C2 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền làm rõ mà vẫn xác định thủ tục cấp Giấy cho ông C2 là đúng quy định là không có cơ sở. Để xác định con đường là lối đi chung hay nằm trong đất của gia đình ông C2 cần làm rõ đất của ông C2 có các thửa như thế nào, vị trí cụ thể trên bản đồ và thực trạng sử dụng thì mới có căn cứ quyết định. Trong vụ án này ông C1 yêu cầu xác định lối đi chung do vậy nguồn gốc đất của các hộ, quá trình sử dụng lối đi như thế nào phải do cơ quan quản lý đất đai ở địa phương xác định, cụ thể Ủy ban nhân dân xã T cần phải được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ thêm nội dung này.

Với những căn cứ nêu trên, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện L và kháng cáo của bị đơn là có cơ sở, cần chấp nhận hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2018/DS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện L để giải quyết lại theo thủ tục chung, đảm bảo quyền lợi của đương sự.

[3] Về án phí: Ông C2 không phải phải chịu án phí dân sự phúc thẩm và được hoàn trả lại 300.000đ án phí dân sự phúc thẩm. Án phí dân sự sơ thẩm sẽ được xem xét khi cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

[4] Tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đề nghị không chấp nhận kháng cáo của ông C2, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng sửa bản án sơ thẩm; thu hồi diện tích đất vườn của gia đình ông C2 tại thửa 593, tờ bản đồ số 28, diện tích 824m2; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông C2 đối với thửa số 62, tờ bản đồ số 9, diện tích 870,6m2; buộc ông C2 phải khắc phục lại hậu quả làm biến dạng đất đường đi, giải quyết tháo dỡ chuồng trại chăn nuôi trên đất rừ ng và đất nông nghiệp trái phép. Nội dung này sẽ được xem xét khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tại phiên tòa được chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 23/2018/DS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện L về việc tranh chấp lối đi giữa ông Nguyễn Văn C1 và ông Hà Văn C2, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện L giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

2. Về án phí: Ông C2 không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Trả lại ông C2 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu số AA/2016/0004921 ngày 03/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện L. Phần án phí dân sự sơ thẩm sẽ được xem xét khi giải quyết lại vụ án .

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

572
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 39/2019/DS-PT ngày 04/09/2019 về tranh chấp lối đi

Số hiệu:39/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:04/09/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về