Bản án 375/2019/HS-PT ngày 09/07/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 375/2019/HS-PT NGÀY 09/07/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 09 tháng 7 năm 2019 tại Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 219/2018/TLPT-HS ngày 16 tháng 5 năm 2018, đối với bị cáo Phạm Thanh D và các bị cáo khác, do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 25/2018/HS-ST ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 520/2019/QĐPT-HS ngày 10 tháng 6 năm 2019.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1/ Phạm Thanh D, sinh ngày 08 tháng 4 năm 1969 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: ấp AK, xã KA, huyện AP, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty TTL; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Phạm Văn M và bà Châu Thị K (Kiêm); có vợ là Nguyễn Thị Hồng V và có 03 người con, lớn sinh năm 1991, nhỏ sinh năm 2003; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam ngày 26/02/2014 cho đến nay (có mặt).

2/ Lê Thị Kim A, sinh ngày 09 tháng 9 năm 1974 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: ấp TB, thị trấn LB, huyện AP, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty TLK; Trình độ văn hóa: lớp 8/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lê Văn D1 (đã chết) và bà Quách Thị M1; Có chồng là Phạm Trọng H và có 02 người con, lớn sinh năm 2001, nhỏ nhất sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 26/02/2014 đến ngày 13/4/2016, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

3/ Nguyễn Dân A, sinh ngày 19 tháng 01 năm 1984 tại tỉnh Long An; Nơi cư trú: ấp 3, xã MT, huyện TT, tỉnh Long An; Chỗ ở: 78/1E khu phố ĐA2, phường BH, thị xã TA, tỉnh Bình Dương; Nghề nghiệp: nguyên Phó Giám đốc Công ty DQ; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Văn L và bà Châu Thị Ch; Có vợ là Bùi Thị Th (là bị cáo chung trong vụ án) và có 01 người con sinh năm 2009; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 12/6/2014 (có mặt).

4/ Tô Hoàng Minh Th1, sinh ngày 08 tháng 11 năm 1974 tại Sài Gòn; Nơi cư trú: 406 Lô 1, Cư xá TĐ, Phường 27, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty TL và Phó Giám đốc Công ty TP; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Hoa; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Tô Quế Ch1 và bà Huỳnh Tuyết Ph; Có vợ là Diệc Thủy H1 và có 02 người con, lớn sinh năm 2005, nhỏ sinh năm 2007; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 16/4/2015 đến ngày 11/12/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

5/ Trương Văn D2, sinh ngày 27 tháng 6 năn 1970 tại Sài Gòn; Nơi cư trú: 22/3 Đường số 13, khu phố 4, phường LX, quận TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty cổ phần DQ; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trương Văn S và bà Trần Thị Ch2; Có vợ là Nguyễn Thị Kim L1 và có 02 người con, lớn sinh năm 2001, nhỏ sinh năm 2007; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 12/6/2014 đến ngày 13/11/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

6/ Ngô Thị Hồng L2, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1972 tại tỉnh Bình Định; Nơi cư trú: 129 NT, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: Thủ quỹ Công ty TNHH Điện máy TT; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nữ; Tôn giáo: Phật giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Ngô Quang X (đã chết) và bà Lê Thị C; Có chồng là Nguyễn Xuân Th2 và có 03 người con, lớn nhất sinh năm 1997, nhỏ nhất sinh năm 2008; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 02/7/2014 đến ngày 28/10/2014, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

7/ Thái Sơn H3, sinh ngày 03 tháng 12 năm 1963 tại tỉnh Tiền Giang Giang; Nơi cư trú: tổ 7, khóm 7, phường CP A, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Chỗ ở: tổ 13, khóm CL 8, phường CP B, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ, Cục hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Thái Nhật H4 và bà Lương Thị Xuân H5 (đã chết); Có 03 người vợ đã ly hôn là Trần Thị Thủy L3, Nguyễn Thanh D3, La Thị Ngọc Ph1 và có 03 người con, lớn nhất sinh năm 1989, nhỏ nhất sinh năm 2010; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 26/5/2015 đến ngày 09/02/2018, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

8/ Trần Quốc Th3, sinh ngày 28 tháng 11 năm 1968 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: Khóm VT 1, phường NS, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên cán bộ Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trần Hữu T và bà Bùi Thị Bích V1 (đã chết); Có vợ là Phan Thị Tr và có 02 người con, lớn sinh năm 1990, nhỏ sinh năm 2001; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị tạm giam từ ngày 27/5/2015 đến ngày 13/11/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

9/ Nguyễn Khắc D4, sinh ngày 06 tháng 7 năm 1961 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: Khóm CT 3, phường CP B, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Cán bộ Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Văn T1 (đã chết) và bà Lâm Thị T2 (đã chết); Có vợ là Trương Thị K1 và có 02 người con, lớn sinh năm 1983, nhỏ sinh năm 1988; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 27/5/2015 đến ngày 16/11/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

10/ Lê Văn Ch3, sinh ngày 05 tháng 5 năm 1952 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: Tổ 16, Ấp HL 4, thị trấn AC, huyện CT, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Cán bộ Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lê Văn Ch4 (đã chết) và bà Ngô Thị Đ (đã chết); Có vợ là Phạm Thị Phong Nh và có 02 người con, lớn sinh năm 1987, nhỏ sinh năm 1995; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 26/12/2014 đến ngày 16/11/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

11/ Nguyễn Hữu H4, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1964 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: 413, tổ 5, khóm CT 2, phường CP B, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Hữu T3 và bà Nguyễn Thị Ng (đã chết); Có vợ là Nguyễn Thị Diệu T4 và có 02 người con, lớn sinh năm 1990, nhỏ sinh năm 2000; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị tạm giam từ ngày 10/9/2015 đến ngày 09/02/2018, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

12/ Đinh Hồng L4, sinh ngày 23 tháng 02 năm 1963 tại tỉnh Đồng Tháp; Nơi cư trú: 93 TĐT, phường LT, thị xã TC, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Đinh Duy Ch5 (đã chết) và bà Nguyễn Thị Th4 (đã chết); Có vợ là Thái Thị Thảo Tr1 và có 02 người con, lớn sinh năm 1996, nhỏ sinh năm 2002; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 10/9/2015 đến ngày 09/02/2018, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

13/ Lâm Quang Th5, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1968 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: Khóm VĐ, phường NS, thành phố CĐ, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: nguyên Cán bộ Chi cục Hải quan BĐ, Cục Hải quan tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lâm Phát Q (đã chết) và bà Nguyễn Ngọc Tr2 (chết); Có vợ là Trần Thị Thanh T5 và có 01 người con sinh năm 2012; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 10/9/2015 đến ngày 09/02/2018, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

14/ Võ Văn Ng1, sinh ngày 05 tháng 5 năm 1964 tại tỉnh An Giang; Nơi cư trú: ấp AH, thị trấn AP, huyện AP, tỉnh An Giang; Nghề nghiệp: Nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện AP, tỉnh An Giang; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam;

Con ông Võ Văn H5 (Võ Hữu Đ1) và bà Trần Thị Ph2; Có vợ là Trần Thị L5 và có 01 người con sinh năm 1999; Tiền án, tiền sự: không; Bị tạm giam từ ngày 28/01/2015 đến ngày 21/12/2015, bị cáo được tại ngoại (có mặt).

Ngoài ra, trong vụ án còn có 13 bị cáo khác bị Toà án cấp sơ thẩm xét xử về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Mua bán trái phép hoá đơn thu nộp ngân sách nhà nước” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng không có kháng cáo, không bị kháng nghị.

- Người bào chữa cho các bị cáo:

1/ Ông Trương Hồng T6 là Luật sư của Công ty Luật TNHH VTA, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh D (có mặt).

2/ Ông Lương Tống Th6, là Luật sư của Văn phòng Luật sư TT, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh An Giang bào chữa cho bị cáo Lê Thị Kim A (có mặt).

3/ Bà Nguyễn Minh L6, là Luật sư của Văn phòng Luật sư MP thuộc Đoàn Luật sư tỉnh An Giang bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Thái Sơn H3, Võ Văn Ng1 (có mặt).

- Nguyên đơn dân sự: Tổng Cục thuế; Địa chỉ trụ sở: 123 LĐ, quận HBT, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của Tổng Cục thuế: Ông Thành Xuân L7; Chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Tổng Cục thuế (Văn bản ủy quyền ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Tổng Cục Thuế, có đơn xin vắng mặt).

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1/ Cục Hải quan tỉnh An Giang; Địa chỉ trụ sở: 30 PĐP, thành phố CĐ, tỉnh An Giang

Người đại diện hợp pháp của Cục Hải quan tỉnh An Giang: Ông Trần Bửu T7; Chức vụ: Trưởng phòng nghiệp vụ Cục Hải quan tỉnh An Giang (Văn bản ủy quyền ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh An Giang, có mặt).

2/ Cục Thuế tỉnh An Giang; Địa chỉ trụ sở: 10 BVD, phường MX, thành phố LX, tỉnh An Giang

Người đại diện hợp pháp của Cục Thuế tỉnh An Giang: Ông Nguyễn Hiền Long Gi; Chức vụ: Phó trưởng phòng phụ trách phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (Văn bản ủy quyền ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh An Giang, có mặt).

3/ Chi cục Hải quan Cửa khẩu BĐ, tỉnh An Giang; Địa chỉ trụ sở: xã Nhơn Hội, huyện AP, tỉnh An Giang.

Người đại diện hợp pháp của Chi cục Hải quan Cửa khẩu BĐ, tỉnh An Giang: Ông Trần Quang L8; Chức vụ: Phó Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ, tỉnh An Giang (Văn bản ủy quyền ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Chi cục Hải quan BĐ, tỉnh An Giang, có mặt).

4/ Bà Nguyễn Thị Hồng V2; Địa chỉ cư trú: ấp AK, xã KA, huyện AP, tỉnh An Giang (có mặt).

5/ Ông Nguyễn Thanh T8; Địa chỉ cư trú: 35 CVL, phường MB, thành phố LX, tỉnh An Giang (có đơn xin vắng mặt).

6/ Bà Nguyễn Thị Xuân Đ2; Địa chỉ cư trú: 6 NTH, phường MB, thành phố LX, tỉnh An Giang (có mặt).

7/ Ông Nguyễn Ngọc Quốc Tr3; Địa chỉ cư trú: 27-29 PCT, phường TA quận NK, Thành phố Cần Thơ (vắng mặt).

8/ Trương Đình H6; Địa chỉ cư trú: 169A9 HTK, phường BK, thành phố LX, tỉnh An Giang (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 19/11/2013, Tổng cục thuế - Bộ Tài chính có Công văn số 3919/TCT-TTr về việc chuyển hồ sơ thanh tra thuế cho Tổng cục An ninh II, Bộ Công an (nay là Tổng cục An ninh). Theo đó, qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế tại Công ty TNHH TTL (Công ty TTL), địa chỉ: ấp AK, xã KA, huyện AP, tỉnh An Giang do Phạm Thanh D làm giám đốc, đại diện theo pháp luật có hành vi vi phạm về nguồn tiền thanh toán qua tài khoản vãng lai của người nước ngoài mở tại Ngân hàng thương mại Việt Nam không hợp pháp, vừa liên quan đến việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), vừa liên quan đến vấn đề an ninh tiền tệ tại các khu vực biên giới.

Kết quả điều tra, đã xác định được: Phạm Thanh D thành lập và sử dụng pháp nhân của Công ty TTL, Công ty TNHH MTV TTL AP (Công ty TTL AP) và Công ty TNHH MTV TM TLK (Công ty TLK), liên hệ, thỏa thuận mua các hóa đơn GTGT khống đầu vào của nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước. Sau đó, Phạm Thanh D và đồng phạm móc nối, liên hệ với một số lãnh đạo, cán bộ Hải quan cửa khẩu KB, BĐ và Cục thuế tỉnh An Giang, Chi cục thuế huyện AP, tỉnh An Giang, nhằm tạo dựng hồ sơ xuất khẩu có số lượng hàng khống, làm thủ tục hoàn thuế GTGT, chiếm đoạt một số lượng lớn tiền ngân sách Nhà nước. Kết quả điều tra có đủ căn cứ xác định:

1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Phạm Thanh D và đồng phạm

1.1 Phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Phạm Thanh D và đồng phạm:

Từ cuối năm 2010 đến năm 2013, Phạm Thanh D sử dụng pháp nhân của Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK, ký giả hợp đồng ngoại thương, bán hàng cho Công ty ST, Campuchia (Công ty này do ông ST - hay còn gọi là Phạm Hồng Th7, em trai của Phạm Thanh D làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật). Để thể hiện có hàng xuất khẩu đi Campuchia, Phạm Thanh D trực tiếp hoặc chỉ đạo Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A liên hệ, thỏa thuận với Phan Văn Th8 - Giám đốc Công ty NH, Chung C1 – Giám đốc Công ty ThT, Đỗ Thanh Nh1 – Giám đốc Công ty MP, Trương Văn D2 – Giám đốc Công ty DQ, Bùi Thị Th – Thủ quỹ Công ty ĐA, Ngô Thị Hồng L2 – Thủ quỹ Công ty TT, Hà Thanh Tr4 – Phó Giám đốc Công ty KT, Bùi Thị Bích Th9 – Thủ quỹ Công ty BT, Tạ Mỹ L9 – Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Th, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống đầu vào cho Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK.

Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, Phạm Thanh D chỉ đạo Mai Chí D7 – nhân viên, Nguyễn Thị Kim T9 – Kế toán trưởng 03 Công ty trên, chuyển tiền thanh toán tiền mua hàng cho các công ty, doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT khống, nhưng sau đó các công ty, doanh nghiệp này cấn trừ số tiền bán hóa đơn, số còn lại chuyển trả lại tiền cho Phạm Thanh D qua tài khoản cá nhân của Phạm Thanh D, Nguyễn Thị Kim T9, Nguyễn Minh H7, Trần Thị Tường V3, Phạm Nguyễn Anh Th10, Nguyễn Quang T10, Phạm Huy T11, Trương Tất Th11, Công ty ST nhằm tạo ra chứng từ giả thanh toán hàng hóa mua vào qua ngân hàng, hợp thức hóa hồ sơ hàng hóa mua vào. Để hợp thức hóa chứng từ giả thanh toán cho các hợp đồng xuất khẩu khống giữa Công ty TTL với Công ty ST, Phạm Thanh D chỉ đạo Mai Chí D7 mang hộ chiếu Campuchia của Sok Nha, Sok Nhor, Sek Sovarn và Oeurn Vorrak (nhân viên Công ty ST Campuchia) liên hệ, móc nối với một số cán bộ Hải quan, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu KB làm thủ tục mở tờ khai thể hiện những đối tượng này từ Campuchia nhập cảnh vào Việt Nam và mang theo tổng số tiền là 1.475.075.678.331 đồng để thanh toán tiền hàng cho Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK, nhưng thực tế các đối tượng trên không nhập cảnh và cũng không mang tiền vào Việt Nam.

Sau khi có được những tờ khai nhập cảnh và mang tiền vào Việt Nam, Mai Chí D7 nhận tiền từ Phạm Thanh D nộp vào tài khoản vãng lai của Công ty ST Campuchia mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh AP, tỉnh An Giang (gọi tắt là Agribank AP). Đồng thời, Phạm Thanh D giao Ủy nhiệm chi khống của Công ty ST (ủy nhiệm chi đã được ký và đóng dấu, nhưng không có nội dung) cho Nguyễn Thị Kim T9 viết nội dung hoặc đánh máy, in nội dung vào Ủy nhiệm chi này đưa cho Mai Chí D7 đã nộp từ tài khoản của Công ty ST sang tài khoản của Công ty TTL, Công ty TTL AP hoặc Công ty TLK thể hiện nội dung thanh toán hợp đồng ngoại thương cho các công ty này nhằm để lấy chứng từ thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương. Khi tiền vào tài khoản của 03 công ty trên, Phạm Thanh D và Lê Thị Kim A ký Séc chuyển tiền mặt cho Mai Chí D7 và Nguyễn Thị Kim T9 rút tiền về đưa cho Phạm Thanh D. Việc nộp, rút tiền và chuyển tiền trên được thực hiện quay vòng nhiều lần.

Khi đã có bộ hóa đơn, chứng từ thanh toán đầu vào và chứng từ thanh toán tiền mua hàng của Công ty ST Campuchia, Phạm Thanh D giao bộ hồ sơ này cho Trần Thanh B – Trưởng phòng xuất nhập khẩu, lập Bảng kê hàng đầu vào và hàng xuất khẩu, mở 1.015 tờ khai hải quan, với tổng tiền hàng xuất khẩu là 2.329.143.774.420 đồng. Đồng thời, làm các thủ tục thông quan, thể hiện Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK xuất khẩu, bán cho Công ty ST Campuchia, nhưng thực tế qua xác minh tại Đồn biên phòng Cửa khẩu KB, huyện AP, tỉnh An Giang, cho thấy: từ năm 2010 đến 2013, Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK không xuất khẩu bán hàng cho Công ty ST Campuchia và các nhân viên của Công ty ST này không chuyển tiền từ Campuchia vào Việt Nam để thanh toán tiền hàng cho các Công ty của Phạm Thanh D.

Sau đó, Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Minh H7 làm thủ tục xin hoàn thuế và đã được Chi cục thuế huyện AP, Cục thuế tỉnh An Giang ra quyết định, lệnh hoàn thuế GTGT tổng số tiền là 232.914.377.442 đồng. Trong đó, Công ty TTL được quyết định cho hoàn thuế 22 lần với số tiền 142.524.341.573 đồng, Công ty TTL AP được quyết định cho hoàn thuế 09 lần, với số tiền 46.718.835.558 đồng, Công ty TLK được quyết định cho hoàn thuế 11 lần, với số tiền 43.671.200.311 đồng. Quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã chứng minh được với phương thức, thủ đoạn nêu trên của Phạm Thanh D và đồng phạm chiếm đoạt 35.684.079.190 đồng tiền ngân sách Nhà nước, trong tổng số tiền 232.914.377.442 đồng mà Cơ quan thuế tỉnh An Giang đã hoàn thuế GTGT cho 03 Công ty từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2013.

1.2 Hành vi sử dụng pháp nhân của Công ty TTL để lừa đảo chiếm đoạt 25.085.961.310 đồng tiền ngân sách Nhà nước của Phạm Thanh D và đồng phạm Ngày 15/9/2006, Công ty TTL được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1600850995, mã số thuế: 5202000561, trụ sở Công ty tại ấp AK, xã KA, huyện AP, tỉnh An Giang. Ngành nghề kinh doanh: buôn bán tiêu dùng, điện thoại di động, điện máy... Người đại diện theo pháp luật (Giám đốc) là Phạm Thanh D.

Để tạo dựng hồ sơ hoàn thuế khống lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, từ tháng 12/2010 đến tháng 11/2013, Phạm Thanh D sử dụng pháp nhân của Công ty TTL đã trực tiếp mua hoặc chỉ đạo Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A mua hóa đơn GTGT khống của 08 công ty, doanh nghiệp trong nước với các mặt hàng chủ yếu là điện tử, điện thoại di động nhằm hợp thức hóa đầu vào của hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:

Đối với Công ty ThT - Từ tháng 12/2010 đến tháng 10/2013, Phạm Thanh D móc nối, liên hệ, thỏa thuận với Chung C1 – Giám đốc Công ty ThT (mã số thuế 1601399768, địa chỉ: thành phố LX, tỉnh An Giang) xuất 188 hóa đơn GTGT cho Công ty TTL với tổng số tiền là 66.566.788.149 đồng.

Để thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT khống, Chung C1 đã nhờ nhân viên công ty và vợ là Đinh Thị Mỹ L9 – thủ quỹ Công ty TNHH MTV ThT chuyển trả lại tổng số tiền hàng và 70% số tiền thuế GTGT đã xuất khống cho Phạm Thanh D là 8.247.585.700 đồng x 100 : 107 = 7.708.024.019 đồng. Vì vậy, số tiền hàng khống là 770.802.402 đồng. Sau khi sử dụng hóa đơn GTGT khống và được hoàn thuế GTGT, Phạm Thanh D chiếm đoạt 770.802.402 đồng x 70% = 539.561.681 đồng (70% tiền thuế GTGT khống). Chung C1 chiếm đoạt: 770.802.402 đồng x 30% = 231.240.721 đồng (30% tiền thuế GTGT khống).

Đối với Công ty NH - Từ tháng 3/2011 đến tháng 01/2013, Phạm Thanh D móc nối, liên hệ với Phan Văn Th8 - Giám đốc Công ty NH (MST 1600632027, địa chỉ 9/9 THĐ, thành phố LX, tỉnh An Giang), xuất 16 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TTL với tổng tiền hàng là 2.063.866.189 đồng, tiền thuế GTGT là 206.386.619 đồng. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và thể hiện việc mua bán hàng, tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, Công ty TTL thanh toán tiền như trên hóa đơn cho Công ty NH qua chuyển khoản ngân hàng. Sau khi cấn trừ đi số tiền bán hóa đơn, bà Trần Thị Bảy – Kế toán trưởng Công ty NH rút tiền và chuyển trả lại số tiền hàng khống vào tài khoản cá nhân Phạm Thanh D và Lê Thị Kim A. Phạm Thanh D sử dụng số hóa đơn này làm thủ tục hoàn thuế Phạm Thanh D thu lợi 70% tiền thuế GTGT khống, với số tiền là 206.386.619 đồng x 70% = 144.470.633 đồng, Phan Văn Th8 thu lợi 30% tương đương số tiền là 61.915.986 đồng.

Đối với Công ty MP - Phạm Thanh D thông qua Lê Thị Kim A móc nối, liên hệ, thỏa thuận với Đỗ Thanh Nh1 – Giám đốc Công ty MP (MST 180702440 và MST 1801281072, địa chỉ: 16/47F NK, phường An Cư, quận NK, Thành phố Cần Thơ) xuất 230 hóa đơn GTGT cho Công ty TTL (mỗi hóa đơn đều ghi khống thêm lượng hàng hóa), với tổng số tiền hàng là 260.816.642.718 đồng. Công ty TTL thanh toán số tiền như trên hóa đơn GTGT cho Công ty MP (thanh toán cả tiền hàng và tiền hàng khống). Sau khi cấn trừ đi số tiền bán hóa đơn, Đỗ Thanh Nh1 hoặc Lê Thị Kim Th12, Nguyễn Phước H8, Lý Hồng T12 – Nhân viên của Công ty MP rút số tiền này ra và chuyển trả lại cho Phạm Thanh D (tiền hàng khống và 70% tiền thuế GTGT khống mà Phạm Thanh D thu lợi) vào tài khoản Công ty ST, Phạm Thanh D, Trần Thị Tường V4 với tổng số tiền là 132.284.563.689 đồng.

Như vậy, tiền hàng khống là 132.284.563.689 đồng x 100 : 107 = 123.630.498.774 đồng, tương đương với tiền thuế GTGT khống là 12.363.049.877 đồng. Phạm Thanh D thu lợi 70% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 12.363.049.877 đồng x 70% = 8.654.134.914 đồng. Đỗ Thanh Nh1 thu lợi 30% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 3.708.914.963 đồng.

Đối với DNTN Thắng - Từ tháng 11/2011 đến tháng 02/2012, Phạm Thanh D liên hệ, thỏa thuận với Tạ Mỹ L9, giám đốc DNTN Thắng (MST 1800540768, địa chỉ: 1133/6 đường 26-3, phường CVL, quận OM, TP Cần Thơ) xuất 48 hóa đơn GTGT với tổng số tiền hàng là 15.701.404.520 đồng, tiền thuế GTGT là 1.570.140.257 đồng.

Bị can Tạ Mỹ L9 đã chuyển trả lại tổng số tiền hàng và 70% số tiền thuế GTGT đã xuất khống là 13.094.760.000 đồng. Vì vậy, số tiền hàng khống là 13.094.760.000 đồng x 100 : 107 = 12.238.093.458 đồng, tương ứng với số tiền thuế GTGT khống là 1.223.809.345 đồng. Sau khi sử dụng hóa đơn GTGT khống và được hoàn thuế GTGT, bị can Phạm Thanh D chiếm đoạt số tiền là 1.223.809.345 đồng x 70% = 856.666.542 đồng (70% tiền thuế GTGT khống). Tạ Mỹ L9 thu lợi bất chính số tiền là 1.223.809.345 đồng x 30% = 367.142.803 đồng (30% tiền thuế GTGT khống).

Đối với Công ty Cổ phần ĐA - Theo chỉ đạo của Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A thông qua Bùi Thị Th – Thủ quỹ, móc nối với Trương Văn D2 – Kế toán trưởng Công ty Cổ phần ĐA (MST 3700656875, địa chỉ tại 47/4A khu phố Khánh Hội, thị trấn TPK, huyện TU, tỉnh Bình Dương) xuất 74 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TTL, với tổng số tiền 17.532.213.643 đồng, tiền thuế GTGT khống là 1.753.221.359 đồng. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và thể hiện mua hàng của Công ty ĐA, Công ty TTL thanh toán đúng số tiền trên các hóa đơn GTGT. Sau khi đã cấn trừ đi số tiền bán hóa đơn, Bùi Thị Th rút tiền và chuyển trả lại toàn bộ số tiền hàng trên vào tài khoản của Phạm Thanh D, Phạm Nguyễn Anh Th10, Trương Tất Th11, Trương Quang T10.

- Phạm Thanh D sử dụng số hóa đơn GTGT khống trên làm thủ tục hoàn thuế chiếm đoạt 1.753.221.359 đồng tiền ngân sách Nhà nước. Phạm Thanh D chiếm đoạt 60% = 1.051.932.815 đồng. Nguyễn Dân A chiếm đoạt 40% số tiền là 701.288.544 đồng.

Đối với Công ty Cổ phần DQ - Từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2012, theo chỉ đạo của Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A móc nối với Trương Văn D2, giám đốc Công ty Cổ phần DQ tiền (MST 13700869873, địa chỉ: đường số 4, khu Công nghiệp ĐA, phường BH, thị xã TA, tỉnh Bình Dương) xuất 147 hóa đơn GTGT cho Công ty TTL với tổng số tiền hàng khống là 58.392.575.080 đồng, tiền thuế GTGT khống là 5.839.257.508 đồng. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và thể hiện mua hàng của Công ty DQ, Công ty TTL thanh toán đúng số tiền hàng trên các hóa đơn GTGT. Sau đó, Bùi Thị Th rút tiền và chuyển trả lại toàn bộ số tiền hàng trên vào tài khoản của Phạm Thanh D, Phạm Nguyễn Anh Th10, Trương Tất Th11, Trương Quang T10. Phạm Thanh D sử dụng số hóa đơn GTGT khống trên làm thủ tục hoàn thuế chiếm đoạt 5.839.257.508 đồng tiền Ngân sách Nhà nước. Phạm Thanh D thu lợi 70% tiền thuế GTGT tương đương với số tiền là 5.839.257.508 đồng x 70% = 4.087.480.256 đồng. Nguyễn Dân A thu lợi 30% với số tiền là 1.601.777.252 đồng và trả cho Trương Văn D2 150.000.000 đồng. Như vậy, số tiền mà Phạm Thanh D chiếm đoạt là 4.087.480.256 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt là 1.601.777.252 đồng, Trương Văn D2 thu lợi bất chính 150.000.000 đồng.

Đối với Công ty TT - Từ tháng 02/2011 đến tháng 12/2012, thực hiện chỉ đạo của Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A thông qua vợ là Bùi Thị Th liên hệ, móc nối với Ngô Thị Hồng L2 – Thủ quỹ Công ty TT (Công ty TT do Nguyên Xuân Th2, chồng của Ngô Thị Hồng L2 làm Giám đốc; MST 0304414355, địa chỉ 129 NT, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh), xuất 73 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TTL với tổng số tiền hàng là 20.594.795.584 đồng, tương ứng với tổng số tiền thuế GTGT là 2.059.479.552 đồng. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và thể hiện mua hàng của Công ty TT, Công ty TTL thanh toán đúng số tiền trên các hóa đơn GTGT. Sau đó, Ngô Thị Hồng L2 rút tiền rồi chuyển trả vào tài khoản của Bùi Thị Th. Bùi Thị Th chuyển trả lại toàn bộ số tiền hàng trên vào tài khoản của Phạm Thanh D, Phạm Nguyễn Anh Th10, Trương Tất Th11, Trương Quang T10. Phạm Thanh D chiếm đoạt 60% tiền thuế GTGT với số tiền là 2.059.479.552 đồng x 60% = 1.235.687.731 đồng. Nguyễn Dân A chiếm đoạt 2.059.479.552 đồng x 40% = 823.791.821 đồng. Nguyễn Dân A trả cho Ngô Thị Hồng L2 năm 2011 là 20%, năm 2012 là 30% tiền thuế GTGT, tương ứng số tiền 410.054.710 đồng. Như vậy, số tiền D chiếm đoạt là 1.235.687.731 đồng; Nguyễn Dân A chiếm đoạt là 413.737.111 đồng, Ngô Thị Hồng L2 thu lợi bất chính 410.054.710 đồng.

Đối với Công ty TNHH BT - Từ tháng 03/2012 đến tháng 7/2012, thực hiện chỉ đạo của Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A thông qua vợ là Bùi Thị Th liên hệ, móc nối Bùi Thị Bích Th9, vợ Châu Văn B1 – Giám đốc Công ty BT (MST 4100607130, địa chỉ: 268B, THĐ, thành phố QN, tỉnh Bình Định), xuất 48 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TTL với số tiền 8.699.546.482 đồng, tương ứng số tiền thuế GTGT là 869.954.648 đồng. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và thể hiện mua hàng của Công ty BT, Công ty TTL thanh toán đúng số tiền trên các hóa đơn GTGT. Sau đó, Bùi Thị Bích Th9 rút tiền rồi chuyển trả vào tài khoản của Bùi Thị Th. Bùi Thị Th rút tiền rồi chuyển trả lại toàn bộ số tiền hàng trên vào tài khoản của Phạm Thanh D, Phạm Nguyễn Anh Th10, Trương Tất Th11, Trương Quang T10. Phạm Thanh D chiếm đoạt 60% tiền thuế GTGT với số tiền là 869.954.648 đồng x 60% = 521.972.789 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 869.954.648 đồng x 40% = 347.981.859 đồng, Nguyễn Dân A trả cho Bùi Thị Bích Th9 52.200.000 đồng. Như vậy, số tiền mà D chiếm đoạt là 521.972.789 đồng; Nguyễn Dân A chiếm đoạt là 295.781.859 đồng; Bùi Thị Bích Th9 hưởng lợi là 52.200.000 đồng.

Quá trình điều tra đã xác định được, Phạm Thanh D sử dụng pháp nhân của Công ty TTL mua 824 hóa đơn GTGT với tổng số tiền hàng là 450.367.832.369 đồng, tiền thuế GTGT là 45.036.783.072 đồng. Trong đó giá trị tiền hàng khống là 250.859.613.229 đồng của các DNTN Thắng, Công ty ThT, Công ty NH, Công ty ĐA, Công ty DQ, Công ty TT, Công ty BT, Công ty MP, sau đó làm thủ tục đề nghị hoàn thuế lừa đảo chiếm đoạt 25.085.961.310 đồng. Trong đó, Phạm Thanh D chiếm đoạt 17.091.907.361 đồng, Nguyễn Dân A thu lợi 3.012.584.766 đồng, Phan Văn Th8 chiếm đoạt 61.915.986 đồng, Chung C1 chiếm đoạt 231.240.721 đồng, Đỗ Thanh Nh1 thu lợi bất chính 3.708.914.963 đồng, Tạ Mỹ L9 thu lợi bất chính 367.142.803 đồng, Trương Văn D2 thu lợi 150.000.000 đồng, Bùi Thị Bích Th9 thu lợi 52.200.000 đồng, Ngô Thị Hồng L2 thu lợi 410.054.710 đồng.

1.3 Hành vi sử dụng pháp nhân của Công ty TLK để lừa đảo chiếm đoạt 5.399.959.926 đồng tiền ngân sách Nhà nước của Phạm Thanh D Ngày 22/5/2012, Công ty TLK được Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh An Giang cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1601745739, địa chỉ tại ấp ĐK, xã QT, huyện AP, tỉnh An Giang. Vốn điều lệ: 1.800.000.000 đồng, ngành nghề kinh doanh: buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông. Công ty này do Phạm Thanh D thành lập và thuê Lê Thị Kim A làm Giám đốc Công ty với mức lương 10.000.000 đồng/tháng, kế toán trưởng là Nguyễn Thị Kim T9.

Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013, Công ty TLK đã mua hàng hóa của 15 Công ty, doanh nghiệp trong nước với tổng số tiền trên hóa đơn là 495.931.154.031 đồng và xuất khẩu bán cho Công ty ST tổng số tiền trên hóa đơn đầu ra là 431.282.742.700 đồng (trong đó 06 tháng năm 2012 là 260.051.737.310 đồng và 04 tháng đầu năm 2013 là 171.231.005.390 đồng), với mặt hàng chủ yếu là hàng điện tử, điện thoại di động. Trong đó, Cơ quan điều tra đã chứng minh được, nhằm tạo dựng hồ sơ hoàn thuế lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, Phạm Thanh D đã sử dụng pháp nhân của Công ty TTL trực tiếp mua hoặc chỉ đạo Lê Thị Kim A, Nguyễn Dân A mua hóa đơn GTGT khống của 06 Công ty, doanh nghiệp trong nước với các mặt hàng chủ yếu là điện tử, điện thoại di động để hợp thức hóa đầu vào hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT chiếm đoạt tiền Ngân sách Nhà nước. Cụ thể như sau:

Đối với Công ty TL và Công ty TP Phạm Thanh D liên hệ, thỏa thuận với Tô Hoàng Minh Th1 – Giám đốc Công ty TL và Công ty TP xuất hóa đơn GTGT có ghi khống thêm hàng cho Công ty TLK. Phạm Thanh D cho Tô Hoàng Minh Th1 thu lợi số tiền 40% tiền thuế GTGT khống ghi trên mỗi hóa đơn. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và đối phó với các cơ quan chức năng, Công ty TLK thanh toán tiền mua hàng vào tài khoản của Công ty TL và TP theo đúng số tiền ghi trên hóa đơn GTGT (thanh toán cả hàng thật và hàng khống). Sau đó, Thông giữ lại số tiền bán hàng thực tế và số tiền được cam kết cho hưởng lợi theo thỏa thuận, đồng thời chuyển trả lại số tiền thừa (giá trị hàng hóa đã kê khai khống thêm) vào tài khoản cá nhân của Phạm Thanh D, Trần Thanh B và Mai Chí D7.

- Từ ngày 06/7/2012 đến ngày 02/01/2013, Công ty TLK đã được Công ty TL xuất 530 hóa đơn GTGT khống với tổng giá trị hàng hóa là 120.789.838.129 đồng (Thuế GTGT: 12.078.983.826 đồng) và Công ty TP xuất 184 hóa đơn GTGT khống, tổng giá trị hàng hóa là: 29.170.441.459 đồng (Thuế GTGT: 2.917.044.146 đồng) Căn cứ vào sổ phụ tài khoản cá nhân của Phạm Thanh D, Trần Thanh B, Mai Chí D7 và lời khai của Phạm Thanh D, Trần Thanh B, Mai Chí D7, Tô Hoàng Minh Th1, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định: Tô Hoàng Minh Th1 đã chuyển trả lại tổng số tiền hàng và 60% tiền thuế GTGT đã xuất khống là 36.340.682.000 đồng. Vì vậy, số tiền hàng khống là 36.340.682.000 đồng x 100 : 106 = 34.283.662.264 đồng, tương ứng với tiền thuế GTGT khống là 3.428.366.226 đồng. Sau khi sử dụng hóa đơn GTGT khống để được hoàn thuế GTGT, Phạm Thanh D chiếm đoạt số tiền là 3.428.366.226 đồng x 60% = 2.057.019.735 đồng (60% tiền thuế GTGT khống). Tô Hoàng Minh Th1 thu lợi bất chính số tiền là 3.428.366.226 đồng x 40% = 1.371.346.491 đồng.

Đối với Công ty ĐA Thông qua Nguyễn Dân A, Công ty ĐA xuất 01 hóa đơn khống cho Công ty TLK với số tiền hàng là 291.350.000 đồng, tiền thuế GTGT khống là 29.135.000 đồng. Phạm Thanh D chiếm đoạt 60%, với số tiền là 17.481.000 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 11.654.000 đồng

Đối với 02 Công ty MP - Từ tháng 06/2012 đến tháng 9/2012, thông qua Lê Thị Kim A, bị can Phạm Thanh D liên hệ với Đỗ Thanh Nh1 xuất 150 hóa đơn GTGT của 02 Công ty MP (MST: 180127072 và 1800702440) cho Công ty TLK, cụ thể: Công ty MP (MST: 180127072) xuất 107 hóa đơn GTGT, với tổng số tiền hàng là 44.203.381.820 đồng, tiền thuế GTGT là 4.420.338.182 đồng, công ty MP (MST: 1800702440) xuất 43 hóa đơn GTGT, với tổng số tiền hàng là 39.796.231.638 đồng, tiền thuế GTGT khống là 3.979.621.363 đồng.

- Đỗ Thanh Nh1 đã chuyển trả lại tổng số tiền hàng và 70% số tiền thuế GTGT đã xuất khống là 13.668.873.900 đồng. Vì vậy, số tiền hàng khống là 13.668.873.900 đồng x 100 : 107 = 12.774.648.505 đồng, tương ứng với tiền thuế GTGT khống là 1.277.464.850 đồng. Sau khi sử dụng hóa đơn GTGT khống và được hoàn thuế GTGT, Phạm Thanh D chiếm đoạt số tiền là 1.277.464.850 đồng x 70% = 894.225.395 đồng (70% tiền thuế GTGT khống).

Đỗ Thanh Nh1 thu lợi bất chính số tiền: 1.277.464.850 đồng x 30% = 383.239.455 đồng.

Đối với Công ty KT - Tháng 8/2012, Lê Thị Kim A gặp gỡ và đặt vấn đề với Hà Thanh Tr4 về việc mua hàng hóa là điện thoại di động của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ điện thoại KT (Công ty điện thoại KT). Quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, Lê Thị Kim A đề nghị Trúc xuất hóa đơn GTGT có kê khai khống thêm số lượng hàng hóa cao hơn thực tế số lượng hàng hóa đã xuất bán cho Công ty TLK. Lê Thị Kim A cam kết cho Hà Thanh Tr4 hưởng lợi 30% tổng giá trị thuế GTGT của hàng hóa kê khai khống thêm trên từng hóa đơn. Hà Thanh Tr4 đã tập hợp số lượng hàng hóa đã xuất bán nhưng khách hàng không nhận hóa đơn GTGT để kê khai khống thêm số lượng hàng hóa cao hơn thực tế số lượng hàng hóa đã xuất bán cho Công ty TLK. Để có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và đối phó với các cơ quan chức năng, Lê Thị Kim A và Hà Thanh Tr4 thống nhất việc thanh toán tiền hàng và chi trả tiền hưởng lợi tương tự như với Đỗ Thanh Nh1 – Giám đốc Công ty MP nêu trên.

Từ tháng 8/2012 đến tháng 3/2013, Công ty điện thoại KT đã kê khai xuất 65 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TLK với tổng giá trị hàng hóa là 56.769.132.724 đồng. Hà Thanh Tr4 đã chuyển trả lại số tiền hàng khống vào tài khoản cá nhân Lê Thị Kim A với tổng số tiền là 7.115.434.200 đồng. Như vậy, số tiền hàng khống là 7.115.434.200 đồng x 100 : 107 = 6.649.938.504 đồng, tương đương số tiền thuế GTGT khống là 664.993.850 đồng. Phạm Thanh D và Lê Thị Kim A chiếm đoạt 70% tương ứng 465.495.695 đồng. Hà Thanh Tr4 thu lợi bất chính 30% tương ứng 199.498.155 đồng.

Hà Thanh Tr4 khai không biết mục đích mua hóa đơn GTGT khống của Lê Thị Kim A. Đến nay, Hà Thanh Tr4 đã nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính để khắc phục hậu quả.

Như vậy, Phạm Thanh D đã liên hệ với 06 doanh nghiệp trong nước xuất 930 hóa đơn GTGT cho Công ty TLK, với tổng số tiền hàng là 251.224.144.132 đồng, tiền thuế GTGT là 25.122.414.427 đồng. Trong đó, giá trị tiền hàng khống là 53.999.599.273 đồng. Phạm Thanh D đã sử dụng các hóa đơn GTGT khống nêu trên để làm thủ tục hoàn thuế GTGT cho Công ty TLK và được Cục thuế tỉnh An Giang hoàn thuế số tiền là 5.399.959.926 đồng. Phạm Thanh D chiếm đoạt 3.434.221.825 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 11.654.000 đồng, Đỗ Thanh Nh1 thu lợi bất chính 383.239.455 đồng, Hà Thanh Tr4 thu lợi bất chính 199.498.155 đồng, Tô Hoàng Minh Th1 thu lợi bất chính 1.371.346.491 đồng.

1.4 Hành vi sử dụng pháp nhân của Công ty TTL AP để lừa đảo chiếm đoạt 5.198.157.954 đồng tiền ngân sách Nhà nước của Phạm Thanh D và đồng phạm Ngày 29/6/2012, Công ty TTL AP được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh An Giang cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 1601781938, địa chỉ tại ấp AK, xã KA, huyện AP, tỉnh An Giang. Vốn điều lệ: 6.800.000.000 đồng, ngành nghề kinh doanh: buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, buôn bán thực phẩm, đồ nước uống........ Công ty này do Phạm Văn A1 (anh trai Phạm Thanh D) đứng tên Giám đốc và Người đại diện theo pháp luật nhưng mọi hoạt động kinh doanh đều do Phạm Thanh D điều hành, quản lý, kế toán trưởng là Nguyễn Thị Kim T9, sinh năm 1988, hiện ở tại BD, xã KB, huyện AP, tỉnh An Giang.

Nhằm tạo dựng hồ sơ hoàn thuế lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước, Phạm Thanh D đã sử dụng pháp nhân của Công ty TTL AP trực tiếp mua hoặc chỉ đạo Nguyễn Dân A mua hóa đơn GTGT khống của 04 Công ty, Doanh nghiệp trong nước để hợp thức hóa đầu vào của hồ sơ hoàn thuế GTGT chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước. Cụ thể như sau:

Đối với Công ty NH - Từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013, Phạm Thanh D đã liên hệ với Phan Văn Th8, Giám đốc Công ty NH xuất 106 hóa đơn GTGT cho Công ty TTL AP với tổng số tiền hàng là 28.011.827.282 đồng, tiền thuế GTGT là 2.801.182.718 đồng. Trong đó có 04 hóa đơn GTGT khống với số tiền hàng là 440.954.545 đồng, tiền thuế GTGT khống là 44.095.455 đồng. Phạm Thanh D chiếm đoạt 70% tiền thuế GTGT khống, với số tiền là 44.095.455 đồng x 70% = 30.866.819 đồng, Phan Văn Th8 thu lợi bất chính 30% tiền thuế GTGT khống, với số tiền là 44.095.455 đồng x 30% = 13.228.636 đồng.

Đối với Công ty Cổ phần ĐA Từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013, Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Dân A liên hệ với ông Nguyễn Văn Sâm – Giám đốc Công ty TNHH Cổ phần ĐA xuất 98 hóa đơn GTGT khống cho Công ty TTL AP, với tổng số tiền hàng khống là 46.016.575.455 đồng, tiền thuế GTGT khống 4.601.657.545 đồng. Phạm Thanh D chiếm đoạt 60% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 4.601.657.545 đồng x 60% = 2.760.994.527 đồng. Nguyễn Dân A chiếm đoạt 40% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 4.601.657.545 đồng x 40% = 1.840.663.018 đồng. Kết quả điều tra đã xác định: ông Nguyễn Văn S1 không thu lợi bất chính trong việc xuất hóa đơn GTGT khống nêu trên và không biết mục đích mua hóa đơn GTGT khống của Phạm Thanh D và Nguyễn Dân A, do đó Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an không xem xét xử lý hình sự đối với ông Nguyễn Văn Sâm.

Đối với Công ty Cổ phần DQ Từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2012, Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Dân A liên hệ với Trương Văn D2 – Giám đốc Công ty Cổ phần DQ xuất 17 hóa đơn GTGT khống của Công ty DQ cho Công ty TTL AP, với tổng số tiền hàng khống là 4.324.779.546 đồng, tiền thuế GTGT khống là 432.477.954 đồng. Phạm Thanh D chiếm đoạt 70% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 4.324.779.546 đồng x 70% = 302.734.568 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 30% tiền thuế GTGT khống với số tiền là 4.601.657.545 đồng x 30% = 129.743.386 đồng. Trương Văn D2 được Nguyễn Dân A trả số tiền là 11 triệu đồng/01 tháng.

Đối với Công ty TT - Nguyễn Dân A thông qua vợ là Bùi Thị Th liên hệ, móc nối với Ngô Thị Hồng L2, vợ Nguyễn Xuân Th2 – Giám đốc Công ty TT, xuất 02 hóa đơn GTGT cho Công ty TTL AP với tổng số tiền hàng là 1.199.270.000 đồng, với số tiền thuế GTGT là 119.927.000 đồng, Phạm Thanh D chiếm đoạt 60% tương ứng 119.927.000 đồng x 60% = 71.956.200 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 40% tương ứng 119.927.000 đồng x 40% =47.970.800 đồng.

Quá trình điều tra xác định Phạm Thanh D đã sử dụng pháp nhân của Công ty TTL AP mua 121 hóa đơn GTGT khống của các công ty, doanh nghiệp nêu trên với số tiền hàng khống là 51.981.579.546 đồng, làm thủ tục đề nghị hoàn thuế chiếm đoạt 5.198.157.954 đồng. Trong đó, Phạm Thanh D chiếm đoạt 3.166.552.114 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 2.018.377.204 đồng, Phan Văn Th8 thu lợi 13.228.636 đồng.

Như vậy từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2013, Phạm Thanh D đã sử dụng pháp nhân của 03 Công ty TTL, Công ty TTL AP và Công ty TLK mua tổng cộng 1.875 hóa đơn GTGT khống của các doanh nghiệp, với tổng số tiền hàng là 753.573.556.047 đồng, tiền thuế GTGT là 75.357.355.453 đồng, tiền hàng khống là 356.840.792.048 đồng.Trong đó, Phạm Thanh D thu lợi 23.264.686.450 đồng, Nguyễn Dân A chiếm đoạt 5.042.615.970 đồng, Phan Văn Th8 thu lợi bất chính 75.144.622 đồng, Chung C1 thu lợi bất chính 231.240.721 đồng, Đỗ Thanh Nh1 thu lợi 4.092.154.418 đồng, Tạ Mỹ L9 thu lợi 367.142.803 đồng, Hà Thanh Tr4 thu lợi 199.498.155 đồng, Tô Hoàng Minh Th1 hưởng lợi 1.371.346.491 đồng, Ngô Thị Hồng L2 hưởng lợi 410.032.710 đồng, Trương Văn D2 thu lợi 300.000.000 đồng, Bùi Thị Bích Th9 hưởng lợi 52.200.000 đồng.

Đối với hành vi của Chung C1, Đinh Thị Mỹ L9, Phan Văn Th8 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 02/ANĐT-P6 ngày 20/01/2016 để nhập vào vụ án Lê Thị Chi cùng đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một số Công chức Hải quan tỉnh An Giang 2.1. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một số công chức Hải quan Cửa khẩu KB, huyện AP, tỉnh An Giang Do Lãnh đạo và cán bộ Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu KB nhận tiền của Phạm Thanh D - đại diện Công ty TTL, Công ty TLK với tỷ lệ 0,3% tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu trên mỗi tờ khai xuất khẩu, nên đã cố ý làm trái quy định, hồ sơ vi phạm nhưng vẫn phân luồng hồ sơ xuất khẩu thuộc “luồng xanh” để các doanh nghiệp không có hàng, có ít hàng nhưng khai nhiều, hàng khác loại với kê khai trong tờ khai hải quan, nhưng không kiểm hóa để phát hiện, xử lý mà cố ý làm trái, xác nhận có hàng xuất khẩu qua Campuchia. Ngoài ra, cán bộ Hải quan còn nhận 400.000 đồng/tờ khai nhập cảnh xuất cảnh, để xác nhận khống tiền chuyển từ Campuchia vào Việt Nam để thanh toán tiền hàng, để Phạm Thanh D và đồng phạm có hồ sơ xuất khẩu, làm thủ tục hoàn thuế GTGT, chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước. Từ thàng 12/2010 đến tháng 12/2013, Công ty TTL và Công ty TLK đã làm thủ tục xuất khẩu tổng cộng 74 tờ khai xuất khẩu, với tổng giá trị hàng xuất khẩu là 50.674.340.089 đồng (trong đó, Công ty TTL có 70 tờ khai xuất khẩu với tổng trị giá 41.234.536.729 đồng, Công ty TLK có 04 tờ khai xuất khẩu với tổng trị giá là 9.439.803.360 đồng). Phạm Thanh D đã chi cho cán bộ Hải quan B là: (41.234.536.729 đồng + 9.439.803.360 đồng) x 0,3% = 152.023.020 đồng.

Cũng trong khoảng thời gian trên, mặc dù thực tế không có người nhập cảnh và mang tiền từ Campuchia chuyển vào Việt Nam, nhưng Phạm Thanh D đã chỉ đạo Mai Chí D7 làm thủ tục thể hiện những đối tượng Sok Nha, Sok Nhor, Sek Sovarn và Oeurn Vorrak (nhân viên Công ty ST Campuchia) nhập cảnh Việt Nam và mang theo tổng số tiền là 1.475.075.678.331 đồng (trong đó, tháng 12/2010, có 18 tờ khai xuất nhập cảnh, năm 2011 có 142 tờ khai nhập cảnh xuất cảnh, năm 2012 có 256 tờ khai nhập cảnh xuất cảnh, năm 2013 có 16 tờ khai nhập cảnh xuất cảnh). Tổng cộng có 432 tờ khai nhập cảnh mà Mai Chí D7 xác nhận hải quan thể hiện nhân viên của Công ty ST Campuchia chuyển vào Việt Nam để thanh toán tiền mua hàng của Công ty TTL, TTL AP và Công ty TLK. Từ tháng 12/2010 đến năm 2013, Mai Chí D7 đã chi cho cán bộ Hải quan Cửa khẩu KB là 432 tờ khai x 400.000 đồng = 172.800.000 đồng.

Như vậy, hành vi của các Công chức Hải quan Cửa khẩu KB đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố các bị can: Nguyễn Văn B2, Phan Thành L10, Kha Văn D8, Lê Văn Ch3 để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, ngày 18/6/2015 Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 22/ANĐT-P6 đối với các bị can: Nguyễn Văn B2, Phan Thành L10, Kha Văn D8 và hành vi của các cán bộ Công chức Hải quan cửa khẩu KB về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu KB, tỉnh An Giang để nhập vào vụ án Lê Thị Chi cùng đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

2.2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Thái Sơn H3, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Lâm Quang Th5 công chức Hải quan Chi cục Cửa khẩu BĐ, huyện AP, tỉnh An Giang Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2013 để hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu khống hàng hóa, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT chiếm đoạt tiền Ngân sách Nhà nước, Phạm Thanh D đã chỉ đạo Trần Thanh B móc nối với Nguyễn Hữu H4 – Chi cục trưởng, Đinh Hồng L4, Thái Sơn H3 – Chi cục phó, Lâm Quang Th5, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3 và Trần Quốc Th3, Cán bộ Hải quan Cửa khẩu BĐ để xác nhận khống trên các tờ khai xuất khẩu của Công ty TTL, Công ty TTL An Phí, TLK.

Trần Thanh B - đại diện Công ty TTL, TTL AP và Công ty TLK đã chi cho các Công chức Hải quan với số tiền: mỗi ghe hàng (01 tờ khai) Trần Thanh B chi 900.000 đồng cho 03 cán bộ Hải quan kiểm hóa, kiểm tra, giám sát mỗi người 300.000 đồng (Trần Thanh B gặp ở đâu chi ở đó cho riêng từng người). Hằng tuần, Trần Thanh B tổng hợp số ghe hàng đã xuất khẩu và đưa 300.000 đồng/01 ghe cho mỗi Chi cục phó trực tại phòng làm việc của người này (có 02 Phó Chi cục trưởng thay phiên nhau mỗi người trực 01 tuần). Hàng tháng, Trần Thanh B tổng hợp số ghe đã xuất khẩu trong tháng qua cửa khẩu BĐ và đưa 500.000 đồng/ 01 ghe cho Chi cục trưởng tại phòng làm việc của người này tại Chi cục Hải quan cửa khẩu BĐ.

Từ tháng 01/2012, mức chi cho các lãnh đạo Chi cục được nâng lên, Chi cục phó được 500.000 đồng/01ghe, Chi cục trưởng được 1.000.000 đồng/01 ghe. Đối với các công chức hải quan khác mức chi 300.000 đồng/01 ghe. Như vậy, tổng số tiền mà Trần Thanh B đã chi cho mỗi ghe hàng xuất khẩu qua Cửa khẩu BĐ là: (300.000 đồng x 03 công chức hải quan) + (300.000 đồng x 01 Chi cục phó) + (500.000 đồng x 01 Chi cục trưởng) = 1.700.000 đồng. Từ tháng 01/2012 trở đi thì tổng số tiền chi cho mỗi ghe hàng là: (300.000 đồng x 03 công chức hải quan) + (500.000 đồng x 01 Chi cục phó) + (1.000.000 đồng x 01 Chi cục trưởng) = 2.400.000 đồng. Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2014, Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK của Phạm Thanh D khai khống số lượng hàng hóa khi làm thủ tục đăng ký mở 1.015 tờ khai xuất khẩu (Công ty TTL 570 tờ khai, Công ty TTL AP 258 tờ khai, TLK 187 tờ khai) qua cửa khẩu BĐ, huyện AP, tỉnh An Giang.

Vì động cơ vụ lợi, nhận tiền của đại diện 03 công ty trên nên cán bộ Hải quan cửa khẩu BĐ gồm: Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Thái Sơn H3, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Lâm Quang Th5 đã cố ý làm trái công vụ của công chức Hải quan, thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ được giao, như: không phân luồng kiểm tra hàng xuất khẩu, mặc dù hệ thống yêu cầu kiểm tra thực tế, không đóng dấu hàng đã xuất khẩu, khi kiểm hóa phát hiện hàng thực xuất không đúng với tờ khai xuất khẩu và không mở tờ khai phương tiện vận chuyển hàng qua biên giới. Hành vi đó đã vi phạm vào Điều 16, 19, Điều 27, 55, 56 Luật Hải quan năm 2001, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng xuất khẩu và Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan ban hành về quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu dẫn đến gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, để Phạm Thanh D cùng đồng phạm sử dụng các tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa khống, kê khai lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT lừa đảo chiếm đoạt 35.684.079.190 đồng của ngân sách Nhà nước. Hành vi nêu trên của các bị can Nguyễn Hữu H4, Đĩnh Hồng L4, Thái Sơn H3, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Lâm Quang Th5 đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

3. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của một số cán bộ cơ quan thuế tỉnh An Giang 3.1 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Nguyễn Thanh T8, Trần Thanh T13, Mai Anh T14, Lê Thị Kim O và hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Nguyễn Thị Xuân Đ2, Lương Huỳnh L11 cán bộ Cục Thuế tỉnh An Giang. Từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2013, do hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT có nhiều sai phạm, không đủ điều kiện để hoàn thuế, nên Phạm Thanh D đã móc nối, thỏa thuận với Tô Đại Đ3 – Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh An Giang để Công tyTTL được hoàn thuế và Phạm Thanh D chi cho ông Đ3 40 triệu đồng trên mỗi bộ hồ sơ hoàn thuế. Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Minh H7 - Kế toán của Công ty đưa cho Nguyễn Thanh T8 – Nguyên Trưởng phòng Kê khai kế toán thuế tỉnh An Giang 08 triệu đồng, Trần Thanh T13 07 triệu đồng- Nhân viên Phòng kê khai, kế toán thuế trên mỗi bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Khi hồ sơ hoàn thuế của Công ty TTL bị kiểm tra sau hoàn thuế tại doanh nghiệp, Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Minh H7 đưa cho Mai Anh T14 4 triệu đồng, Lê Thị Kim O – Cán bộ Cục thuế tỉnh An Giang 3 triệu đồng. Mặc dù hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty TTL có nhiều vi phạm như: không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng đầu vào, chứng từ thanh toán hợp đồng ngoại thương không đúng quy định, hóa đơn đầu vào không rõ số hóa đơn, một số doanh nghiệp xuất hóa đơn đã bỏ trốn hoặc giải thể, một số tờ khai xuất khẩu không có dấu xác nhận của cơ quan Hải quan là “Hàng đã xuất khẩu”, hồ sơ hoàn thuế là Ủy nhiệm chi nhưng cố ý ghi nhận là Giấy báo có, không kiểm tra nguồn gốc tiền thanh toán của đối tác nước ngoài, hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế nhưng Tô Đại Đ3, Nguyễn Thanh T8, Trần Thanh T13, Mai Anh T14, Lê Thị Kim O đã cố ý làm trái công vụ, thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, từ tháng 12/2010 đến tháng 10/2012 cho Công ty TTL được hoàn thuế trước kiểm tra sau, khi kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện có vi phạm nhưng không truy thu tiền đã hoàn thuế, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tạo điều kiện để Phạm Thanh D cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 25.085.961.310 đồng tiền ngân sách Nhà nước.

Tô Đại Đ, Nguyễn Thanh T8, Trần Thanh T13, Mai Anh T14, Lê Thị Kim O đã vi phạm vào Điều 13, Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số diều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

Hành vi nêu trên của các bị can phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Với những sai phạm trên của hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty TTL của Phạm Thanh D không đủ điều kiện hoàn thuế phải thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. Nhưng khi được giao nhiệm vụ, Lương Huỳnh L11 và Nguyễn Thị Xuân Đ2 với trách nhiệm là lãnh đạo Phòng Kê khai kế toán thuế, Cục thuế tỉnh An Giang đã không thực hiện theo quy định, không kiểm tra kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế, không kiểm tra kết quả sau hoàn thuế, tin tưởng vào Trần Thanh T13 là cán bộ phân loại hồ sơ hoàn thuế nên đã ký đề xuất giải quyết cho Công ty TTL được hoàn thuế, tạo điều kiện cho Phạm Thanh D cùng đồng phạm chiếm đoạt 25.085.961.310 đồng tiền ngân sách Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hành vi của các bị can đã vi phạm quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số diều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

nh vi trên của Lương Huỳnh L11 và Nguyễn Thị Xuân Đ2 đã phạm vào tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

3.2 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Võ Văn Ng1, Dương Hoàng Y – Chi cục thuế huyện AP, tỉnh An Giang Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013, do hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty TTL AP và Công ty TLK của Phạm Thanh D có nhiều vi phạm như: không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa đầu vào, chứng từ thanh toán hợp đồng ngoại thương không đúng quy định, hóa đơn đầu vào không rõ số hóa đơn, một số doanh nghiệp xuất hóa đơn đã bỏ trốn hoặc giải thể, một số tờ khai xuất khẩu không có dấu xác nhận của cơ quan Hải quan, hồ sơ hoàn thuế là Ủy nhiệm chi nhưng cố ý ghi nhận là Giấy báo có, không kiểm tra nguồn gốc tiền thanh toán của đối tác nước ngoài, đề nghị hoàn thuế cả với hàng tồn kho. Thông qua Tô Đại Hồng, Phạm Thanh D thỏa thuận với Võ Văn Ng1 – Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện AP và Dương Hoàng Y – Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện AP, Phạm Thanh D chi cho Võ Văn Ng1 10 triệu đồng/01 hồ sơ đề nghị hoàn thuế (tổng số tiền Ng1 đã nhận được là 200 triệu đồng), chi cho Dương Hoàng Y 5 triệu đồng. Do đó, mặc dù hồ sơ đề nghị hoàn thuế có nhiều vi phạm nhưng từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013, Dương Hoàng Y và Võ Văn Ng1 vẫn duyệt ký cho Công ty TTL AP được 09 lần hoàn thuế, Công ty TLK được 11 lần hoàn thuế, tạo điều kiện cho Phạm Thanh D lừa đảo chiếm đoạt 5.198.157.954 đồng tiền thuế GTGT khống của Công ty TTL AP, 5.399.959.926 đồng tiền thuế GTGT khống của Công ty TLK. Hành vi nêu trên của Võ Văn Ng1, Dương Hoàng Y đã vi phạm vào Điều 13, Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008 ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tại bản Cáo trạng số 25/VKSTC-V1 ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đã truy tố:

- Các bị cáo Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A, Mai Chí D7, Trần Thanh B và Nguyễn Minh H7, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Các bị cáo Đỗ Thanh Nh1, Tô Hoàng Minh Th1, Hà Thanh Tr4, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2 và Tạ Mỹ L9, về tội "Mua bán trái phép hóa đơn thu nộp ngân sách Nhà nước" theo các điểm d, đ, g khoản 2 Điều 164a Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

- Các bị cáo Bùi Thị Th, Bùi Thị Bích Th9 về tội "Mua bán trái phép hóa đơn thu nộp ngân sách Nhà nước" theo các điểm d, g khoản 2 Điều 164a Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

- Các bị cáo Thái Sơn H3, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Võ Văn Ng1, Trần Thanh T13, Dương Hoàng Y, Mai Anh T14 và Lê Thị Kim O về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3 Điều 281 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

- Bị cáo Lương Huỳnh L11 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 25/2018/HS-ST ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định:

Tuyên bố các bị cáo Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A và Lê Thị Kim A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tuyên bố các bị cáo Tô Hoàng Minh Th1, Bùi Thị Th, Trương Văn D2 và Ngô Thị Hồng L2 phạm tội “Mua bán trái phép hóa đơn thu nộp ngân sách nhà nước”.

Tuyên bố các bị cáo Thái Sơn H3, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 174, Điều 17, Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Phạm Thanh D 16 (mười sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 26/02/2014.

Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 174, Điều 17, Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, Điều 58 (đối với bị cáo Trần Thanh B, Lê Thị Kim A áp dụng thêm Điều 54) Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Dân A 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 12/6/2014.

Xử phạt: Bị cáo Lê Thị Kim A 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành hình phạt (được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 26/02/2014 đến ngày 13/4/2016).

Căn cứ vào điểm d, đ, e khoản 2 Điều 203, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 38 (đối với các bị cáo Đỗ Thanh Nh1, Ngô Thị Hồng L2, Tô Hoàng Minh Th1 áp dụng thêm Điều 65) Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Tô Hoàng Minh Th1 03 (ba) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 (năm) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho UBND phường 27, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Xử phạt: Bị cáo Ngô Thị Hồng L2 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 03 (ba) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho UBND phường 2, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Xử phạt: Bị cáo Trương Văn D2 01 (một) năm 05 (năm) tháng 01 (một) ngày tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 285, điểm b, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, Điều 38, Điều 54 (đối với các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Lê Văn Ch3, Võ Văn Ng1, Mai Anh T14, Lê Thị Kim O, Dương Hoàng Y áp dụng thêm Điều 65) Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Thái Sơn H3 02 (hai) năm 08 (tám) tháng 14 (mười bốn) ngày tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Xử phạt: Bị cáo Trần Quốc Th3 02 (hai) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 (bốn) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho Cục hải quan An Giang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Khắc D4 02 (hai) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 (bốn) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho Cục hải quan An Giang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Xử phạt: Bị cáo Lê Văn Ch3 02 (hai) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 (bốn) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho UBND thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hữu H4 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Xử phạt: Bị cáo Đinh Hồng L4 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Xử phạt: Bị cáo Lâm Quang Th5 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Xử phạt: Bị cáo Võ Văn Ng1 02 (hai) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 (bốn) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho Cục thuế tỉnh An Giang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp các bị cáo được hưởng án treo có thay đổi nơi cư trú, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự.

Về hình phạt bổ sung:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 285, Điều 36 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Cấm các bị cáo Thái Sơn H3, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Nguyễn Hữu H4 đảm nhiệm chức vụ trong các Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị - Xã hội, Tổ chức kinh tế thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Võ Văn Ng1 đảm nhiệm chức vụ trong các Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị - Xã hội, Tổ chức kinh tế thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ vào Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào các Điều 584, 585, 586, 589 Bộ luật Dân sự 2015, Buộc bị cáo Phạm Thanh D có trách nhiệm bồi thường số tiền 35.684.079.190 (ba mươi lăm tỷ, sáu trăm tám mươi bốn triệu, không trăm bảy mươi chín nghìn, một trăm chín mươi) đồng cho nguyên đơn dân sự Tổng Cục thuế. Được khấu trừ số tiền 6.600.000.000 đồng bị cáo đã nộp trong quá trình điều tra và 500.000.000 đồng đã nộp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang theo biên lai thu tiền số 006971 ngày 29/11/2016; 200.000.000 đồng của bị cáo Lê Thị Kim A; 3.542.615.970 đồng của bị cáo Nguyễn Dân A từ số tiền được chia hưởng lợi. Còn lại bị cáo phải tiếp tục bồi thường số tiền 24.841.463.220 (hai mươi bốn tỷ, tám trăm bốn mươi mốt triệu, bốn trăm sáu mươi ba nghìn, hai trăm hai mươi hai) đồng.

Buộc các bị cáo Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính, cụ thể:

- Bị cáo Nguyễn Dân A phải nộp lại số tiền 3.542.615.970 (ba tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, sáu trăm mười lăm nghìn, chín trăm bảy mươi) đồng.

- Bị cáo Lê Thị Kim A phải nộp lại số tiền 200.000.000 (hai trăm triệu đồng). Bị cáo đã nộp xong.

Buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính, cụ thể:

- Bị cáo Tô Hoàng Minh Th1 phải nộp lại số tiền 1.371.346.491 (một tỷ, ba trăm bảy mươi mốt triệu, ba trăm bốn mươi sáu nghìn, bốn trăm chín mươi mốt) đồng.

- Bị cáo Trương Văn D2 phải nộp lại số tiền 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.

- Bị cáo Ngô Thị Hồng L2 phải nộp lại số tiền 410.054.710 (bốn trăm mười triệu, không trăm năm mươi bốn nghìn, bảy trăm mười) đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính, đối với các bị cáo Mai Chí D7, Trần Thanh B, Nguyễn Minh H7, Bùi Thị Bích Th9, Đỗ Thanh Nh1, Hà Thanh Tr4, Bùi Thị Th, Tạ Mỹ L9, Trần Thanh T13, Dương Hoàng Y, Mai Anh T14, Lê Thị Kim O và Lương Huỳnh L11, nhưng các bị cáo này không có kháng cáo và không bị kháng nghị.

Đồng thời, bản án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, về án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm, các quy định về thi hành án và quyền kháng cáo theo luật định.

Từ ngày 09/4 đến ngày 19/4/2018, các bị cáo Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Thái Sơn H3, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Võ Văn Ng1, Trần Quốc Th3 và Nguyễn Khắc D4 lần lượt kháng cáo bản án sơ thẩm. Nội dung đơn kháng cáo của các bị cáo cụ thể như sau:

1/ Bị cáo Phạm Thanh D xin giảm nhẹ hình phạt, xem xét lại tội danh và giảm số tiền chiếm đoạt;

2/ Các bị cáo Nguyễn Dân A và Lê Thị Kim A xin giảm nhẹ hình phạt;

3/ Bị cáo Tô Hoàng Minh Th1 xin xem xét lại toàn bộ vụ án;

4/ Bị cáo Trương Văn D2 kháng cáo xin xem xét lại số tiền thu lợi bất chính;

5/ Bị cáo Ngô Thị Hồng L2 xin xem xét lại số hoá đơn mà Công ty TT xuất cho Nguyễn Dân A, số tiền thu lợi bất chính và miễn trách nhiệm hình sự;

6/ Các bị cáo Thái Sơn H3, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 yêu cầu tuyên bố các bị cáo không phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”;

7/ Các bị cáo Trần Quốc Th3 và Nguyễn Khắc D4 yêu cầu xem xét lại tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, các bị cáo Nguyễn Dân A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Lê Văn Ch3 nộp đơn xin rút đơn kháng cáo; gia đình bị cáo Phạm Thanh D nộp 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng khắc phục một phần hậu quả mà bị cáo đã gây ra.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Các bị cáo Nguyễn Dân A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Lê Văn Ch3 xác định, việc các bị cáo nộp đơn xin rút đơn kháng cáo là hoàn toàn tự nguyện.

Các bị cáo Phạm Thanh D, Lê Thị Kim A, Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Võ Văn Ng1 vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo ban đầu.

Bị cáo Phạm Thanh D khai nhận như sau: Bị cáo xác định, bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, số tiền mà bị cáo chiếm đoạt không lớn như bản án đã quy kết. Căn cứ để bị cáo chi tỉ lệ phần trăm (30% hoặc 40% tuỳ thời điểm) cho các doanh nghiệp xuất hoá đơn khống cho bị cáo là dựa vào 10% tiền hoàn thuế giá trị gia tăng mà bị cáo sẽ chiếm đoạt được.

Bị cáo Nguyễn Dân A khai nhận như sau: Bị cáo xác định bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là đúng người, đúng tội nên bị cáo tự nguyện xin rút đơn kháng cáo.

Bị cáo Lê Thị Kim A khai nhận như sau: Xác định bị cáo có làm giám đốc Công ty TLK cho bị cáo D. Bị cáo chỉ học lớp 3, không hiểu biết, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Tô Hoàng Minh Th1 khai nhận như sau: Tất cả sự việc bị cáo đã khai rõ tại cơ quan điều tra. Bị cáo tự nguyện xin rút đơn kháng cáo.

Bị cáo Trương Văn D2 khai nhận như sau: Bị cáo xác định bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là đúng người, đúng tội nên bị cáo tự nguyện xin rút đơn kháng cáo.

Bị cáo Ngô Thị Hồng L2 khai nhận như sau: Vụ án xảy ra thời gian đã lâu, bị cáo không còn nhớ rõ chi tiết sự việc. Bị cáo xác định bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là đúng người, đúng tội nên bị cáo tự nguyện xin rút đơn kháng cáo.

Bị cáo Thái Sơn H3 khai nhận như sau: Xác định bị cáo về công tác tại Chi cục Hải quan BĐ vào tháng 6/2011 với vai trò là Phó Chi cục trưởng. Bị cáo đã làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo không phạm tội.

Bị cáo Lê Văn Ch3 khai nhận như sau: Bị cáo xác định bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là đúng người, đúng tội nên bị cáo tự nguyện xin rút đơn kháng cáo.

Bị cáo Nguyễn Hữu H4 khai nhận như sau: Bị cáo đã làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo không phạm tội.

Bị cáo Đinh Hồng L4 khai nhận như sau: Bị cáo là Chi cục phó Chi cục Hải quan BĐ. Bị cáo đã làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo không phạm tội.

Bị cáo Lâm Quang Th5 khai nhận như sau: Bị cáo là nhân viên Chi cục Hải Quan BĐ, với nhiệm vụ theo dõi tờ khai hải quan trên mạng máy tính, trong đó có 03 công ty của bị cáo D. Bị cáo đã làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo không phạm tội.

Bị cáo Võ Văn Ng1 khai nhận như sau: Bị cáo là Phó chi cục thuế huyện AP. Bị cáo chỉ giải quyết mảng thuế nội địa, trong đó có công tác kiểm tra sau khi hoàn thuế. Bị cáo đã làm tròn trách nhiệm của mình. Bị cáo không phạm tội.

Ông Trần Bửu Tài là người đại diện hợp pháp của Cục Hải quan tỉnh An Giang phát biểu ý kiến như sau: Xin bảo lưu toàn bộ ý kiến đã trình bày ở phiên toà sơ thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho các anh em công chức hải quan trong vụ án này.

Bà Nguyễn Thị Hồng V2 phát biểu ý kiến như sau: Đề nghị Toà án xem xét lại việc kê biên căn nhà đang ở và kho hàng cạnh nhà. Vì tài sản này là của hồi môn của hai bên gia đình cho khi bà và bị cáo D lập gia đình, không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo D.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau:

1/ Về hình thức: Đơn kháng cáo của các bị cáo Phạm Thanh D, Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Thái Sơn H3, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Võ Văn Ng1, Trần Quốc Th3 và Nguyễn Khắc D4 làm trong hạn luật định. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận về mặt hình thức.

2/ Việc rút đơn kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Dân A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Lê Văn Ch3 là hoàn toàn tự nguyện. Đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo này.

3/ Về nội dung kháng cáo của các bị cáo:

3.1/ Đối với bị cáo Phạm Thanh D: Kết quả điều tra đã chứng minh được, bị cáo D đã đứng ra thành lập, điều hành 03 doanh nghiệp; trực tiếp hoặc chỉ đạo các bị cáo khác, mua hoá đơn khống toàn bộ, khống một phần; hợp thức hoá đầu vào của hàng hoá; cấu kết với các bị cáo khác lập hồ sơ xuất khống hàng hoá qua Camphuchia; chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước. Bị cáo là kẻ chủ mưu, cầm đầu, phạm tội nhiều lần, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174, các điểm a, g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng pháp luật. Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tuyên phạt bị cáo 16 năm tù là phù hợp.

3.2/ Đối với bị cáo Lê Thị Kim A: Bị cáo Lê Thị Kim A giữ chức vụ giám đốc Công ty TLK; đã trực tiếp hoặc theo chỉ đạo của D, thu gom hoá đơn khống; trực tiếp thực hiện hành vi rút tiền khi các công ty xuất khống hoá đơn chuyển vào tài khoản; là kẻ giúp sức đặc lực cho bị cáo D; tạo điều kiện cho D chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng hoàn thuế giá trị gia tăng. Bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174, các điểm a, g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng pháp luật. Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tuyên phạt bị cáo 7 năm tù là phù hợp.

3.3/ Đối với các bị cáo Nguyễn Hữu H4, Thái Sơn H3, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1: Bị cáo Hoàng là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ; các bị cáo H4 và L4 là Phó chi cục trưởng Hải quan BĐ; bị cáo Th5 là nhân viên theo dõi tờ khai trên hệ thống máy tính; bị cáo Ng1 là Phó chi cục thuế huyện AP. Các bị cáo này là những công chức hải quan, được Nhà nước giao trách nhiệm giám sát việc xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp qua biên giới. Các bị cáo đã trực tiếp hoặc thiếu giám sát, để cấp dưới ký vào các tờ khai hải quan, đóng dấu “Hàng đã xuất khẩu” trên tờ khai, mặc dù không có hàng hoá hoặc có một phần hàng hoá, hoặc hàng hoá không đúng chủng loại đã ghi trên tờ khai. Bị cáo Ng1 là người phụ trách kiểm tra hồ sơ sau khi hoành thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp của bị cáo D, đã thiếu trách nhiệm, không phát hiện kịp thời các gian lận của bị cáo D. Hành vi của các bị cáo nêu trên đã tạo điều kiện cho bị cáo D hoàn tất hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Toà án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo này về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai. Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại các điểm điểm b, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và mức án mà Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với mỗi bị cáo là phù hợp.

Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo có kháng cáo không xuất trình được tình tiết giảm nhẹ nào mới, đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo của các bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Trong phần tự bào chữa, các bị cáo Phạm Thanh D, Lê Thị Kim A đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét hoàn cảnh, số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt. Các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Nguyễn Hữu H4, Lâm Quang Th5, Đinh Hồng L4 và Võ Văn Ng1 khẳng định bản thân đã làm đúng các quy định của pháp luật. Bị cáo Ng1 cho rằng bị các Điều tra viên ép cung. Đề nghị cấp phúc thẩm tuyên các bị cáo không phạm tội.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh D phát biểu ý kiến như sau:

Về tội danh: Luật sư không tranh luận.

Về số tiền chiếm đoạt và mức hình phạt: Cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ bị cáo D chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng bằng thủ đoạn nào; số tiền chiếm đoạt từ kết luận điều tra, kết luận điều tra bổ sung, cáo trạng và bản án sơ thẩm là khác nhau; theo kết luận điều tra bổ sung số 21/KLĐT năm 2013 thì bị cáo chỉ chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng. Việc áp dụng pháp luật trong việc thu hồi tiền thu lợi bất chính và tiền chiếm đoạt là chưa chính xác, bởi vì Nhà nước chỉ bị chiếm đoạt 35 tỷ đồng, nhưng bản án sơ thẩm buộc các bị cáo phải bồi thường thiệt hại và nộp lại tiền thu lợi bất chính lên trên 50 tỷ đồng là mâu thuẫn. Qua sao chụp, thống kê từ hồ sô vụ án, cho thấy bị cáo chỉ chiếm đoạt 5.761.000.000 đồng. Do đó, bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm đối với số tiền này. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, gia đình bị cáo đã nộp 300.000.000 đồng khắc phục hậu quả. Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo D xuống còn 12 năm tù.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Kim A phát biểu ý kiến như sau:

Về tội danh: Luật sư không tranh luận.

Về tình tiết giảm nhẹ: Luật sư đồng ý với quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo D vừa phát biểu; xác định bị cáo Kim A không có tình tiết giảm nhẹ nào mới. Tại trang 66 của bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Kim A giúp bị cáo D chiếm đoạt 1,9 tỷ đồng và được D cho hưởng 200 triệu đồng là không đúng, mà đây là số tiền lương mà bị cáo D trả cho bị cáo Kim A. Đồng thời, nếu cho rằng bị cáo Kim A có giúp bị cáo D chiếm đoạt 1,9 tỷ đồng, trên tổng số 35 tỷ đồng mà bị cáo D đã chiếm đoạt, thì mức án 7 năm tù đã tuyên đối với bị cáo Kim A là quá nặng. Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Luật sư bào chữa cho các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Nguyễn Hữu H4, Lâm Quang Th5, Đinh Hồng L4 và Võ Văn Ng1 phát biểu ý kiến như sau:

Bị cáo Ng1 là Chi cục phó Chi cục thuế huyện AP. Bị cáo phụ trách thuế nội địa, không ký vào 20 bộ hồ sơ hoàn thuế, không nhận tiền của các doanh nghiệp của bị cáo D. Tại phiên toà phúc thẩm, chính bị cáo D cũng xác định bị cáo Ng1 không giúp gì được cho các doanh nghiệp của D.

Đối với các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Nguyễn Hữu H4, Lâm Quang Th5 và Đinh Hồng L4: Đây là các cán bộ, công chức hải quan cửa khẩu BĐ. Theo quy định số 1171 của Tổng cục Hải quan thì khi doanh nghiệp kê khai qua hệ thống máy tính, in ra, đem đến Hải quan. Bị cáo Th5 kiểm tra trên máy tính, nếu đúng thì, luồng xanh: không kiểm tra, luồng vàng: kiểm tra trên hồ sơ, luồng đỏ: chỉ kiểm tra tối đa 10% hàng hoá.

Tờ khai số 327 có tẩy sửa hàng hoá từ “nước coca cola” sang “nước yến”, đây là loại hàng hoá không được hoàn thuế. Do đó, việc sửa này không gây thiệt hại cho Nhà nước.

Đề nghị tuyên bố các bị cáo này không phạm tội.

Phần đối đáp, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên toà phát biểu ý kiến như sau:

1/ Về các ý kiến của Luật sư bào chữa cho các bị cáo Phạm Thanh D, Lê Thị Kim A: Kết quả điều tra đã chứng minh được bị cáo D chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng, trong đó phần giúp sức của bị cáo Kim A là 1,9 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật thì tiền chiếm đoạt thì phải bồi thường, tiền thu lợi bất chính thì phải tịch thu sung công quỹ. Hai khái niệm này là độc lập với nhau.

2/ Về các ý kiến của Luật sư bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”:

Các bị cáo này đã có hành vi đóng dấu “Hàng hoá đã xuất khẩu” trên tờ khai hải quan của 03 doanh nghiệp của bị cáo D, trong khi thực tế không có hàng hoá, hoặc hàng hoá chỉ có một phần, thậm chí ngay cả hàng hoá tồn kho, chưa xuất; bị cáo Ng1 thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế, là phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo Ng1 khai bị ép cung, lấy lời khai vào giữa đêm là không có căn cứ, vì tất cả các bản cung đều ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm.

Do đó, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên toà giữ nguyên quan điểm đã phát biểu.

Trong phần nói lời sau cùng, các bị cáo Phạm Thanh D, Lê Thị Kim A đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt. Các bị cáo Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4, Nguyễn Hữu H4, Lâm Quang Th5, Đinh Hồng L4 và Võ Văn Ng1 đề nghị cấp phúc thẩm tuyên các bị cáo không phạm tội.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, các bị cáo Nguyễn Dân A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Lê Văn Ch3 đã nộp đơn xin rút toàn bộ kháng cáo. Xét thấy việc rút toàn bộ kháng cáo của các bị cáo là hoàn toàn tự nguyện, diễn ra sau khi Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo này theo quy định tại khoản 1 Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Các quyết định về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án sơ thẩm liên quan đến các bị cáo này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ban hành quyết định này.

[2] Xét kháng cáo của các bị cáo, nhận thấy:

[2.1] Đối với các bị cáo Phạm Thanh D, Lê Thị Kim A bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Căn cứ vào các tài liệu như: Biên bản thanh tra thuế ngày 01/11/2013, Bảng thống kê số lượng hóa đơn khống có chữ ký xác nhận của các bị cáo trên từng bảng kê, các Biên bản kiểm tra thuế, các Tờ khai hàng hóa xuất khẩu và lệnh hình thức, Kết luận giám định ngày 17/6/2015 đối với 42 bộ hồ sơ hoàn thuế của Công ty TTL, Công ty TTL AP, Công ty TLK, Kết luận giám định số 925/C54B đã kết luận: “chữ ký trên 432 tờ khai nhập cảnh mang tên Sok Nha so với mẫu chữ viết đứng tên Mai Chí D7 là do cùng một người ký ra”; Biên bản xác minh ngày 22/01/2014 và ngày 22/3/2014 tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu KB, Đồn biên phòng Cửa khẩu BĐ và quá trình xét hỏi tại phiên tòa đã có đủ cơ sở xác định:

Từ năm 2010 đến năm 2013, Phạm Thanh D đã sử dụng pháp nhân của các Công ty TTL, TTL AP, TLK ký giả Hợp đồng kinh tế số 01/2011/CTY.TTL-CTY.ST ngày 29/12/2010, Hợp đồng thương mại số 01- 12/CTY TTL-CTY ST ngày 31/12/2011, Hợp đồng thương mại số 01-12/CTY TTL AP-CTY ST ngày 09/7/2012, Hợp đồng thương mại số 01-13/CTY TLK ngày 02/01/2013 với công ty ST (do Phạm Hồng Th7, em trai của Phạm Thanh D làm giám đốc, đại diện theo pháp luật).

Để hợp thức hóa các hóa đơn đầu vào, Phạm Thanh D trực tiếp hoặc chỉ đạo Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A liên hệ, thỏa thuận với các doanh nghiệp trong nước xuất bán hóa đơn khống cho các Công ty của Phạm Thanh D, cụ thể như sau:

- 05 Công ty gồm: NH, ĐA, DQ, TT, BT xuất tổng cộng 480 hóa đơn GTGT khống 100% hàng hóa.

- 07 Công ty: ThT, MP (MST 1800792440), MP (MST 1801271072), TL, TP, KT, DNTN Thắng, xuất tổng cộng 1.395 hóa đơn GTGT khống một phần bằng cách kê khai thêm số lượng hàng hóa và tổng hợp số lượng hàng hóa bán lẻ nhưng khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT để xuất bán với tổng số tiền hàng khống là 356.840.792.048 đồng, tiền thuế GTGT khống là 35.684.079.190 đồng.

Để tạo chứng từ thanh toán qua Ngân hàng và tránh sự phát hiện của cá cơ quan chức năng, Phạm Thanh D chỉ đạo Mai Chí D7, Nguyễn Thị Kim T9 (kế toán trưởng 03 Công ty nói trên), chuyển tiền thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước. Sau đó, các doanh nghiệp này cấn trừ tiền hưởng lợi 30% và chuyển trả lại tiền cho Phạm Thanh D qua tài khoản cá nhân của Phạm Thanh D, Mai Chí D7, Trần Thanh B, Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị T9, Nguyễn Minh H7, Trần Thị Tường V3, Phạm Nguyễn Anh Th10, Nguyễn Quang T10, Phạm Huy T11, Trương Tất Th11 và Công ty ST.

Nhằm tạo chứng từ giả thanh toán hợp đồng ngoại thương với Công ty ST, Phạm Thanh D chỉ đạo Mai Chí D7 dùng hộ chiếu của nhân viên công ty ST (gồm các đối tượng Sok Nha, Sok Nhor, Sek Sovarn, Oeurn Vorrak) ký giả trên các tờ khai nhập cảnh, liên hệ với một số cán bộ hải quan, bộ đội biên phòng làm thủ tục mở tờ khai nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam, mang theo số lượng tiền tượng trưng nhưng thể hiện trên các tờ khai nhập cảnh mang theo tổng số tiền 1.475.075.678.331 đồng nộp vào tài khoản vãng lai của Công ty ST, nhưng thực tế không có các đối tượng trên nhập cảnh và không mang tiền vào Việt Nam.

Sau khi có được các tờ khai nhập cảnh, Mai Chí D7 nhận tiền từ Phạm Thanh D nộp vào tài khoản vãng lai của Công ty ST mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh AP, tỉnh An Giang. Sau đó, Mai Chí D7 nhận ủy nhiệm chi khống của Công ty ST (ủy nhiệm chi đã được ký và đóng dấu nhưng không có nội dung) do Nguyễn Thị Kim T9 viết nội dung hoặc đánh máy đến Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Công ty ST sang tài khoản của các Công ty TTL, TTL AP và TLK, nhằm mục đích thể hiện việc thanh toán hợp đồng ngoại thương. Khi tiền vào tài khoản, Phạm Thanh D trực tiếp hoặc chỉ đạo Lê Thị Kim A ký séc để Mai Chí D7 và Nguyễn Thị Kim T9 rút tiền về đưa cho Phạm Thanh D. Việc nộp, chuyển tiền, rút tiền được thực hiện quay vòng nhiều lần để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Sau khi có được các chứng từ thanh toán hóa đơn đầu vào và chứng từ thể hiện việc thanh toán tiền hàng hóa của Công ty ST, Phạm Thanh D đã chỉ đạo Trần Thanh B làm giả hồ sơ xuất khẩu, mở 1.050 tờ khai hải quan với tổng số tiền hàng xuất khẩu là 2.329.143.774.420 đồng làm thủ tục thông quan, thể hiện các Công ty TTL, TTL AP và TLK xuất khẩu hàng sang Campuchia.

Phạm Thanh D chỉ đạo Nguyễn Minh H7 lập 42 bộ hồ sơ hoàn thuế. Trong đó, Công ty TTL được hoàn thuế 22 lần với số tiền 142.524.341.573 đồng, chiếm đoạt 25.085.961.310 đồng; Công ty TTL AP được hoàn thuế 09 lần với số tiền 46.718.835.558 đồng, chiếm đoạt 5.198.157.954 đồng; Công ty TLK được hoàn thuế 11 lần với số tiền 43.671.200.311 đồng, chiếm đoạt 5.399.959.926. Tổng cộng, Phạm Thanh D chiếm đoạt 35.684.079.190 đồng tiền ngân sách Nhà nước.

Với các hành vi nêu trên, Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo Phạm Thanh D và Lê Thị Kim A về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo các điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2.3] Đối với các bị cáo Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”:

Các bị cáo Thái Sơn H3, Lê Văn Ch3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 là những công chức hải quan và công chức thuế đã công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn, được phân công nhiệm vụ khác nhau trong quy trình theo dõi hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra sau hoàn thuế, nhưng các bị cáo đã không làm tròn trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ, giám sát, kiểm hóa hàng xuất khẩu, kiểm tra sau hoàn thuế của các Công ty TTL, TTL AP, TLK.

Theo biên bản xác minh ngày 22/01/2014 tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu KB thì từ năm 2011-2013 không có người tên ST, Oenrn Vorrak, Sek Sovann và Sok Nha nhập cảnh và cũng không mang tiền vào Việt Nam qua cửa khẩu KB. Khi làm thủ tục nhập cảnh cho các đối tượng trên, bị cáo Mai Chí D7 chỉ mang theo số tiền tượng trưng do Phạm Thanh D đưa để hợp thức hóa các tờ khai nhập cảnh. Tất cả các chữ ký trên tờ khai nhập cảnh do bị cáo Mai Chí D7 ký giả, phù hợp với kết luận giám định số 925/C54B ngày 29/5/2015 của Phân viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận “chữ ký trên 432 tờ khai nhập cảnh mang tên Sok Nha so với mẫu chữ viết đứng tên Mai Chí D7 là do cùng một người ký ra”. Do đó, đã có cơ sở xác định không có người nước ngoài nào tên Sok Nha nhập cảnh và mang tiền vào Việt Nam để thanh toán các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các Công ty TTL, TTL AP, TLK.

Theo biên bản xác minh tại trạm kiểm soát bộ đội biên phòng cửa khẩu BĐ ngày 22/01/2014 đã xác định không có hàng hóa của các Công ty TTL, TTL AP và TLK xuất đi, hoặc xuất không đủ số lượng nhưng 1.050 tờ khai hải quan của các Công ty nói trên vẫn được cho thông quan qua cửa khẩu BĐ, để Phạm Thanh D lập 42 bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT khống, chiếm đoạt số tiền 35.684.079.190 đồng từ Ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo quy định phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng các bị cáo không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, kiểm tra qua loa, giám sát không chặt chẽ dẫn đến tất cả các hồ sơ xuất khẩu của các Công ty TTL, TTL AP, TLK có nhiều sai phạm nhưng vẫn không được phát hiện, xử lý kịp thời. Sau khi phát hiện nhiều sai phạm của cán bộ hải quan BĐ trong quá trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, ngày 18/7/2013 Cục hải quan tỉnh An Giang đã ban hành Công văn 1269/HQAG-CBL quy định phải kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu. Điều này thể hiện các bị cáo không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao, mỗi bị cáo thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong quá trình kiểm tra hồ sơ xuất khẩu của các Công ty TTL, TTL AP, TLK. Trách nhiệm của các bị cáo cụ thể như sau:

1/ Đối với bị cáo Nguyễn Hữu H4:

Với trách nhiệm là Chi cục trưởng Chi cục hải quan Cửa khẩu BĐ, bị cáo là người nắm rõ toàn bộ quy trình xét duyệt hồ sơ xuất khẩu của các doanh nghiệp; đồng thời có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, do chủ quan, thiếu kiểm tra giám sát cán bộ, công chức cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, dẫn đến các hồ sơ hoàn thuế của các Công ty TTL, TTL AP, TLK có nhiều sai phạm nhưng không được phát hiện kịp thời, vẫn xét duyệt hồ sơ cho thông quan hàng hóa xuất khẩu.

Hành vi cuả bị cáo đã vi phạm các quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 16 Luật số 29/2011/QH10 ngày 29/6/2011 về Hải quan và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Điều 30 Luật Hải quan 2001 và Luật số 42/2005 sửa đổi, bổ sung Luật hải quan 2001; khoản 3 Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010.

Tại các văn bản trên quy định như sau: “Khi làm thủ tục hải quan, cán bộ hải quan phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu”; “Đối với hàng hóa đã quyết định miễn kiểm tra mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì áp dụng hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa” và “Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.

Bị cáo đã trực tiếp ký duyệt 558 tờ khai hàng hóa xuất khẩu với tổng trị giá là 1.227.196.097.608 đồng, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra tờ khai không đóng dấu “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”, số lượng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu BĐ không đúng với tờ khai hải quan (không đúng về số lượng, chủng loại hàng hóa). Mặc dù các Công ty của Phạm Thanh D được phân luồng xanh, nhưng khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, bị cáo phải ký duyệt thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra (mục 3.2.3) trên Lệnh hình thức của Tờ khai xuất khẩu nhưng bị cáo không làm tròn trách nhiệm, không đánh dấu vào mục Người quyết định hình thức kiểm tra (ô 21) trên 53 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, với tổng trị giá 116.741.943.970 đồng.

Ngoài ra, với trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cấp dưới, bị cáo đã không kiểm tra phát hiện tờ khai 327 do Nguyễn Khắc D4 sửa tên mặt hàng nước yến thành coca, vi phạm quy định tại điểm 1, khoản 1, Phần 2 Quyết định số 1711/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục hải quan “Phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức trong Chi cục thực hiện đúng các quy định của chính sách, pháp luật”.

2/ Đối với bị cáo Thái Sơn H3:

Là Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan BĐ, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo kêu oan, cho rằng bị cáo đã làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với nhiệm vụ và vị trí lãnh đạo buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và chịu trách nhiệm với những sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện công vụ của các cán bộ cấp dưới.

Lẽ ra, bị cáo phải thể hiện thái độ làm việc khách quan, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhưng ngược lại bị cáo chủ quan, tin tưởng cấp dưới và thiếu kiểm tra nên không phát hiện sai phạm tại tờ khai số 327 ngày 21/02/2012 với tổng số tiền hàng là 2.877.357.060 đồng, do Nguyễn Khắc D4 đã sửa tên mặt hàng nước yến thành coca, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu và tờ khai hải quan xác nhận “kiểm tra 5% mặt hàng nước yến nhưng trên tờ khai không có mặt hàng này”. Đối chiếu với tờ khai số 327 được thu giữ trong quá trình điều tra, tại phần mức độ kiểm tra mục 4.1.2 ghi nội dung: “Đã kiểm tra thực tế tỷ lệ 5% lô hàng nước coca (đã sửa từ nước yến thành coca) đóng lon…” đã được sửa lại cho phù hợp với tờ khai xuất khẩu, không kiểm tra phát hiện các tờ khai do Trần Thanh B ký giả tên Lê Thị Kim A - Giám đốc Công ty TLK, phù hợp với lời khai của bị cáo Bình “tôi giả chữ ký của Kim A trên các tờ khai hải quan của Công ty TLK là do Phạm Thanh D chỉ đạo, đối với những lần kiểm tra 5% hàng hóa tôi đã ký giả toàn bộ chữ ký của Kim A tại mặt sau của tờ khai hải quan. Thậm chí có ô tôi còn ký nhầm chữ ký của tôi sau đó xóa đi và ký lại chữ ký của Kim A. Việc ký giả các cán bộ hải quan thực hiện kiểm hóa đều biết, mục đích của việc làm các tờ khai hải quan nhằm hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu”, phù hợp với Bảng thống kê 170 tờ khai hải quan của Công ty TLK có xác nhận của Trần Thanh B ký giả chữ ký của Kim A tại mặt trước của tờ khai hải quan (các bút lục từ 19.526 đến 19.527).

Qua đối chiếu với lời khai của Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 trong giai đoạn điều tra, các bảng thống kê số lượng tờ khai xuất khẩu có chữ ký xác nhận của bị cáo, các tờ khai 1063, 88, 468, 474, 482, 247, 491, 495, 487, 1690, 228, 488, 327, 1607 không có trên hệ thống tờ khai hải quan, hàng hóa chênh lệch với hóa đơn đầu vào. Do đó, đã có đủ cơ sở để xác định bị cáo đã ký duyệt 390 tờ khai (trong đó Công ty TTL 183 tờ khai, Công ty TTL AP 154 tờ khai, Công ty TLK 53 tờ khai) với tổng số tiền hàng khống là 29.080.588.870 đồng. Hành vi của bị cáo đã vi phạm các quy định tại điểm 1, khoản 1, Phần 2 Quyết định số 1711/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục hải quan “Phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức trong Chi cục thực hiên đúng các quy định của chính sách, pháp luật”, điểm b, khoản 1 Điều 16 Luật số 29/2011/QH10 ngày 29/6/2011 về Hải quan và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định “Khi làm thủ tục hải quan, cán bộ hải quan phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu”.

3/ Đối với bị cáo Đinh Hồng L4:

Với vai trò là Phó Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu BĐ, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo thừa nhận một phần hành vi phạm tội là thiếu sự kiểm tra, giám sát đối với cán bộ cấp dưới, nhưng tại phiên toà phúc thẩm kêu oan.

Với trách nhiệm là cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ xuất khẩu của 03 Công ty TTL, TTL AP, TLK, bị cáo đã tham gia trực tiếp khâu xét duyệt hồ sơ và ký tổng cộng 340 tờ khai xuất khẩu, trị giá 759.212.702.480 đồng. Mặt khác, với vai trò là lãnh đạo đơn vị phụ trách đội tổng hợp, phân công cán bộ trực, kiểm tra, giám sát cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, bị cáo không làm tròn nhiệm vụ được giao và có nhiều sai phạm, thiếu sót như: mặc dù các Công ty của Phạm Thanh D được phân luồng xanh, nhưng khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, bị cáo không ký duyệt thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra (mục 3.2.3) trên Lệnh hình thức của Tờ khai xuất khẩu, không làm tròn trách nhiệm của bản thân, không đánh dấu vào mục Người quyết định hình thức kiểm tra (ô 21) trên 83tờ khai xuất khẩu, 10 tờ khai số 1343, 1348, 1354, 1359, 1404, 1410, 1414, 1422, 1430, 1435 không được phân luồng kiểm tra, không phát hiện sai phạm tại tờ khai số 327 ngày 21/02/2012 do Nguyễn Khắc D4 đã sửa tên mặt hàng nước yến thành coca, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu và tờ khai hải quan xác nhận “kiểm tra 5% mặt hàng nước yến nhưng trên tờ khai không có mặt hàng này”.

Hành vi của bị cáo đã vi phạm các quy định tại điểm 1, khoản 1, Phần 2 Quyết định số 1711/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan; điểm b, khoản 1 Điều 16 Luật số 29/2011/QH10 ngày 29/6/2011 về Hải quan và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; khoản 3 Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tại các văn bản viện dẫn ở trên, quy định cụ thể như sau: “Phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức trong Chi cục thực hiện đúng các quy định của chính sách, pháp luật”; “Khi làm thủ tục hải quan, cán bộ hải quan phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu”; “Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.

Những sai phạm của bị cáo đã tạo điều kiện cho Phạm Thanh D xuất khẩu hàng khống với giá trị 759.212.702.480 đồng.

4/ Đối với bị cáo Lâm Quang Th5:

Với vai trò là cán bộ hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu BĐ, là người đăng ký tờ khai trên hệ thống điện tử, trực tiếp kiểm tra hồ sơ xuất khẩu của 03 Công ty TTL, TTL AP và TLK. Bị cáo biết rõ quy định về tờ khai xuất khẩu hợp lệ phải đảm bảo các chữ ký xác nhận của cán bộ hải quan trong các ô trong tờ khai, nếu thiếu được xem là không hợp lệ, không có giá trị. Bị cáo đã tham gia giải quyết và có sai sót trong 510 tờ khai xuất khẩu, trong đó, 135 tờ khai của Công ty TTL AP với tổng số tiền hàng là 258.133.122.284 đồng (thời gian từ 25/8/2012 - 27/5/2013), 375 tờ khai của Công ty TTL và Công ty TLK với tổng số tiền hàng là 894.721.860.360 đồng (từ ngày 01/12/2010 - 8/4/2013). Như vậy, tổng số tiền hàng trên 510 tờ khai xuất khẩu là 1.152.854.982.644 đồng. Ngoài ra, bị cáo còn không phát hiện Trần Thanh B ký giả chữ ký của Lê Thị Kim A trên các tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

Hành vi của bị cáo được thể hiện rõ tại Biên bản thanh tra thuế ngày 01/11/2013, 02 tờ khai số 1063 và 88 không có trên hệ thống hải quan nhưng có lưu trữ; 07 tờ khai số 468, 474, 482, 247, 491, 495 và 487 không đóng dấu hàng hóa đã xuất khẩu; tờ khai số 488 không có dòng hàng đã xuất khẩu, khi làm thủ tục tiếp nhận tờ khai 327 không phát hiện mặt hàng nước yến không có trên tờ khai nhưng vẫn xác nhận kiểm tra 5%.

Hành vi của bị cáo đã vi phạm các quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 16 Luật số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; khoản 1, Điều 27 Luật số 29/2001/QH10; khoản 3 Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC.

Các văn bản viện dẫn trên quy định cụ thể như sau: “Khi làm thủ tục hải quan, cán bộ hải quan phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu”; “Khi làm thủ tục hải quan, công chức Hải quan có nhiệm vụ: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ Hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”; “Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.

5/ Đối với bị cáo Võ Văn Ng1:

Bị cáo Võ Văn Ng1 nguyên là Chi cục phó Chi cục thuế huyện AP, cùng các bị cáo khác, được phân công phụ trách kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của các Công ty của bị cáo Phạm Thanh D. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo có những sai phạm sau đây:

5.1/ Bị cáo là người trực tiếp ký Quyết định số 397 ngày 27/9/2012, về việc thành lập đoàn kiểm tra hoàn thuế đối với các Công ty TTL AP và TLK, kỳ hoàn thuế tháng 8/2012).

Trong quá trình kiểm tra, cán bộ cấp dưới là Tạ Tấn H9 và Nguyễn Hữu Đ4 đã báo cáo để bị cáo nắm rõ hồ sơ hoàn thuế của 02 Công ty trên có nhiều sai phạm như: chứng từ thanh toán chỉ là “Ủy nhiệm chi” của Công ty ST, không phải là “Giấy báo có” của các Công ty TTL AP và TLK. Như vậy, hồ sơ đề nghị hoàn thuế của các Công ty này đã vi phạm quy định tại khoản c3, điểm 1.3, Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 và điểm a, khoản 3, Điều 16 Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và điểm n, khoản 1, Điều 14 Nghị định 98/2007 ngày 07/6/2007 của Chính phủ. Các văn bản quy phạm pháp luật này quy định như sau: “3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. a) thanh toán qua Ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại Ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với trong hợp đồng và quy định của Ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là Giấy báo có của Ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu...”, “Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn” là hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

5.2/ Các Công ty TTL AP có hành vi hoàn thuế cả hàng tồn kho, hàng chưa xuất khẩu trong kỳ hoàn thuế tháng 9, 10, 11/2012 với tổng số tiền thuế là 1.782.596.023 đồng, là vi phạm các quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính; mua hàng hóa dịch vụ đầu vào có trị giá trên 20 triệu đồng nhưng không có chứng từ thanh toán quan ngân hàng và không có hợp đồng trả chậm vi phạm Khoản 2, Điều 15, Thông tư 06/2012 của Bộ Tài chính với tổng số tiền thuế là 68.837.112 đồng.

5.3/ Công ty TLK hoàn thuế cả hàng tồn kho, hàng chưa xuất khẩu trong kỳ hoàn thuế từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012 với tổng số tiền là 1.380.972.496 đồng, là vi phạm các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, hồ sơ đề nghị hoàn thuế tháng 7/2012 của Công ty TLK không đảm bảo tỉnh pháp lý, cụ thể: hợp đồng thương mại số 01-13/CTY-TLK, phụ kiện hợp đồng ngoại thương giữa Công ty TLK và Công ty ST ký ngày 02/01/2013 nhưng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty TLK ngày 22/5/2013, một số khoản chi không có hóa đơn đỏ.

Do chủ quan và không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao, bị cáo đã ký tờ trình ngày 16/10/2012, về việc kiểm tra sau hoàn thuế đối với Công ty TTL AP kỳ tháng 8/2012, xác định hồ sơ hoàn thuế đảm bảo đầy đủ, đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 52 Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính “Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu nhưng không thuộc trường hợp đối tượng và trường hợp được hoàn thuế thì lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo vẫn thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau”; tiếp tục cho 02 Công ty này được hoàn thuế trước trong một thời gian dài, tạo điều kiện cho Phạm Thanh D chiếm đoạt số tiền 10.598.117.880 đồng.

Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo khẳng định bản thân đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng quy định tại Công văn 292/NHNN-ANG4 ngày 07/6/2010 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh An Giang, Công văn 489/NHNo-KTNQ ngày 11/6/2010 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh An Giang, cho rằng Ủy nhiệm chi được thay thế Giấy báo có. Tuy nhiên, Công văn 292/NHNN-ANG4 và Công văn 489/NHNo-KTNQ không phải là văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp của Phạm Thanh D, mà chỉ mang tính chất tham khảo, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh An Giang và Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang không có thẩm quyền giải thích các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thuế.

Bị cáo cũng viện dẫn quy định tại Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng Ủy nhiệm chi có thể thay thế Giấy báo có. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng theo thẩm quyền quản lý, đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuế thì Bộ Tài chính là cơ quan quản lý trực tiếp, các bị cáo phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính để áp dụng, không thể tuân thủ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, sự viện dẫn của bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận.

Tại khoản 3, điểm 1.3 Mục III, phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định: Hồ sơ hoàn thuế phải có “chứng từ thanh toán tiền qua Ngân hàng là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu”; điểm a, khoản 3 Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 quy định: “3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. a) thanh toán qua Ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại Ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với trong hợp đồng và quy định của Ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là Giấy báo có của Ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu...” thì chứng từ thanh toán hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải là “Giấy báo có”. Do đó, khi phụ trách giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế các bị cáo căn cứ trên cơ sở chứng từ thanh toán là “Sổ phụ Ngân hàng” và Ủy nhiệm chi là trái với quy định pháp luật về quản lý thuế.

Với các hành vi nêu trên, Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai.

[3] Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét tính chất của vụ án, vai trò của từng bị cáo, hậu quả mà các bị cáo đã gây ra; cũng như xem xét áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho các bị cáo. Cụ thể như sau:

3.1/ Đối với bị cáo Phạm Thanh D:

Đây là vụ án mà các bị cáo trong nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, các bị cáo phân công nhiệm vụ rõ ràng, chặt chẽ.

Bị cáo Phạm Thanh D là kẻ chủ mưu, cầm đầu; trực tiếp hoặc chỉ đạo Nguyễn Dân A, Lê Thị Kim A, Trần Thanh B liên hệ với các doanh nghiệp trong nước thỏa thuận tỷ lệ ăn chia % trên giá trị tiền thuế GTGT khống; mua tổng cộng 1.875 hóa đơn GTGT từ các doanh nghiệp rồi chuyển tiền bán hóa đơn trên danh nghĩa “Thanh toán tiền hàng”. Sau khi các doanh nghiệp bán hóa đơn nhận được tiền chuyển vào tài khoản thì tính toán và giữ lại số tiền được hưởng theo tỷ lệ % đã thỏa thuận từ việc bán hóa đơn khống, sau đó chuyển trả lại số tiền còn lại cho bị cáo thông qua tài khoản cá nhân của Nguyễn Thị Kim T9, Phạm Nguyễn Anh Th10, Trần Thị Tường V3, Nguyễn Quang T10, Phạm Huy T11…để chiếm đoạt 35.684.079.190 đồng.

Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, phạm vào 02 tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần” và “phạm tội có tổ chức”.

Bị cáo D có các tình tiết giảm nhẹ là: có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có thái độ khai báo thành khẩn và thừa nhận một phần hành vi phạm tội, bị cáo đã nộp 7.100.000.000 đồng để khắc phục một phần hậu quả. Nên Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án 16 năm tù là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, xét thấy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, gia đình của bị cáo đã tự nguyện nộp thêm 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng (theo Giấy nộp tiền vào tài khoản số 13, ngày 04/01/2019 của Kho bạc Nhà nước tỉnh An Giang), để khắc phục thêm một phần hậu quả. Điều này chứng minh bị cáo đã ý thức được hành vi phạm tội của mình, thể hiện sự ăn năn hối lỗi. Do đó, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

3.2/ Đối với bị cáo Lê Thị Kim A:

Bị cáo Lê Thị Kim A là Giám đốc Công ty TLK, là kẻ giúp sức tích cực, đắc lực cho bị cáo Phạm Thanh D; trực tiếp liên hệ với Đỗ Thanh Nh1 (Công ty TNHH MTV XNK MP) xuất 150 hóa đơn GTGT khống và Hà Thanh Tr4 (Công ty TNHH TM-DV điện thoại KT) xuất 65 hóa đơn GTGT khống, ghi số lượng hàng hóa cao hơn thực tế xuất bán cho Công ty TLK và thỏa thuận cho các doanh nghiệp này hưởng lợi 30-40% tiền thuế GTGT khống; Ký 3/11 giấy đề nghị hoàn trả thu ngân sách Nhà nước (Giấy đề nghị hoàn trả thu ngân sách Nhà nước số 02 ngày 20/8/2012 với số tiền đề nghị hoàn thuế là 2.620.232.181 đồng, số 03 ngày 20/9/2012 với số tiền đề nghị hoàn thuế là 4.851.242.820 đồng, số 04 ngày 11/10/2012 với số tiền đề nghị hoàn thuế là 4.927.920.214 đồng), thông qua việc sử dụng các hóa đơn GTGT “khống”; ký giả hợp đồng ngoại thương, xuất khẩu, bán hàng cho Công ty ST tại Campuchia; đồng thời sử dụng tài khoản cá nhân của mình tại Ngân hàng Sacombank AP để nhận tiền hàng khống, giúp bị cáo Phạm Thanh D chiếm đoạt 1.942.458.700 đồng tiền ngân sách Nhà nước, trong đó bị cáo được Phạm Thanh D cho hưởng lợi từ việc liên hệ mua hóa đơn khống là 200.000.000 đồng.

Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nghiêm trọng, phạm vào 02 tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”, “phạm tội có tổ chức”.

Bị cáo Kim A có các tình tiết giảm nhẹ sau: là người giúp sức cho Phạm Thanh D, chỉ được hưởng lợi 200.000.000 đồng trên tổng số tiền thuế GTGT khống 1.942.458.700 đồng mà bị cáo D chiếm đoạt và bị cáo được D trả lương với tổng số tiền 200.000.000 đồng; bị cáo có trình độ học vấn thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, gia đình bị cáo có cậu ruột là Liệt sĩ, anh ruột là thương binh; bản thân chưa có tiền án, tiền sự; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; trong giai đoạn điều tra đã chủ động nộp 400.000.000 đồng khắc phục hậu quả.

Do đó, mức án 07 năm tù mà bản án đã tuyên đối với bị cáo là phù hợp với tính chất, mức độ, vai trò của bị cáo trong vụ án.

Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo không xuất trình được tình tiết giảm nhẹ nào mới. Do đó, kháng cáo của bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận.

3.3/ Đối với các bị cáo Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1:

Bản án sơ thẩm đã xem xét, áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Cụ thể như sau: Tất cả các bị cáo nêu trên đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, có nhiều năm cống hiến trong ngành Hải quan và ngành Thuế. Bị cáo Nguyễn Hữu H4 được tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành, nhiều bằng khen của Tổng cục hải quan. Bị cáo Thái Sơn H3 là lao động chính trong gia đình. Bị cáo Đinh Hồng L4 được tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp tài chính. Bị cáo Lâm Quang Th5 được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp hải quan và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp tài chính. Bị cáo Võ Văn Ng1 có cha, mẹ tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương, bản thân bị cáo được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp tài chính.

Nên mức án mà Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo nêu trên là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai và không nặng như đơn kháng cáo của bị cáo đã nêu. Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo này không xuất trình được tình tiết giảm nhẹ nào mới. Do đó, kháng cáo của các bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận.

Các lập luận trên đây cũng là các căn cứ để Hội đồng xét xử bác bỏ toàn bộ các luận cứ mà các Luật sư bào chữa cho các bị cáo đã nêu.

Từ những nhận định trên, xét thấy cần thiết phải sửa một phần bản án sơ thẩm.

Do yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt được chấp nhận nên bị cáo Phạm Thanh D không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Các bị cáo khác phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo luật định.

[4] Về ý kiến của bà Nguyễn Thị Hồng V2 đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại vấn đề kê biên tài sản là căn nhà và kho chứa hàng là không có căn cứ để xem xét vì bà Vân và bị cáo Phạm Thanh D không có kháng cáo về vấn đề này.

[5] Về trách nhiệm dân sự: Bản án sơ thẩm buộc bị cáo Phạm Thanh D phải bồi thường 24.841.463.220 đồng, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, gia đình bị cáo đã nộp thêm 300.000.000 đồng. Do đó, cần buộc bị cáo D tiếp tục bồi thường số tiền còn lại là 24.541.463.220 (hai mươi bốn tỷ năm trăm bốn mươi mốt triệu bốn trăm sáu mươi ba ngàn hai trăm hai mươi hai) đồng.

[6] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 248, khoản 1 Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,

[1] Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Dân A, Tô Hoàng Minh Th1, Trương Văn D2, Ngô Thị Hồng L2, Trần Quốc Th3, Nguyễn Khắc D4 và Lê Văn Ch3.

[2] Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh D.

[3] Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Kim A, Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1.

Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 25/2018/HS-ST ngày 04/4/2018 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang.

1/ Tuyên bố các bị cáo Phạm Thanh D và Lê Thị Kim A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

2/ Tuyên bố các bị cáo Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1 phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

3/ Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 174, Điều 17, Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Phạm Thanh D 14 (mười bốn) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày 26/02/2014.

Tiếp tục giam bị cáo Phạm Thanh D để bảo đảm thi hành án.

4/ Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 174, Điều 17, Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, Điều 58, Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, Xử phạt: Bị cáo Lê Thị Kim A 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành hình phạt (được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 26/02/2014 đến ngày 13/4/2016).

5/ Căn cứ vào khoản 2 Điều 285, các điểm b, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, Điều 38, Điều 54 (đối với bị cáo Võ Văn Ng1 áp dụng thêm Điều 65) Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, 5.1/ Xử phạt: Bị cáo Thái Sơn H3 02 (hai) năm 08 (tám) tháng 14 (mười bốn) ngày tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

5.2/ Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Hữu H4 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

5.3/ Xử phạt: Bị cáo Đinh Hồng L4 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

5.4/ Xử phạt: Bị cáo Lâm Quang Th5 02 (hai) năm 05 (năm) tháng tù, bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

5.5/ Xử phạt: Bị cáo Võ Văn Ng1 02 (hai) năm tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 04 (bốn) năm, tính từ ngày 04/4/2018. Giao bị cáo cho Cục thuế tỉnh An Giang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp các bị cáo được hưởng án treo có thay đổi nơi cư trú, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự.

6/ Về hình phạt bổ sung:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 285, Điều 36 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Cấm các bị cáo Thái Sơn H3, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5, Nguyễn Hữu H4 đảm nhiệm chức vụ trong các Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị - Xã hội, Tổ chức kinh tế thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm bị cáo Võ Văn Ng1 đảm nhiệm chức vụ trong các Cơ quan Nhà nước, Tổ chức chính trị - Xã hội, Tổ chức kinh tế thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

7/ Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ vào Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Căn cứ vào các Điều 584, 585, 586, 589 Bộ luật Dân sự 2015, Buộc bị cáo Phạm Thanh D tiếp tục bồi thường số tiền còn lại là 24.541.463.220 (hai mươi bốn tỷ năm trăm bốn mươi mốt triệu bốn trăm sáu mươi ba ngàn hai trăm hai mươi hai) đồng cho nguyên đơn dân sự Tổng Cục thuế.

[4] Về án phí hình sự phúc thẩm:

Bị cáo Phạm Thanh D không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.

Các bị cáo Lê Thị Kim A, Thái Sơn H3, Nguyễn Hữu H4, Đinh Hồng L4, Lâm Quang Th5 và Võ Văn Ng1, mỗi bị cáo phải nộp 200.000 (hai trăm ngàn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.

[5] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án được thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1164
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 375/2019/HS-PT ngày 09/07/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:375/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 09/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về