TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
BẢN ÁN 362/2020/DS-PT NGÀY 14/12/2020 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ TÀI SẢN
Trong các ngày 07/12/2020, ngày 14/12/2020, tại Trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ l số: 348/2020/TLPT- DS ngày 06 tháng 10 năm 2020 về tranh chấp chia thừa kế tài sản.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 20/2020/DS-ST ngày 21/07/2020 của Tòa án nhân dân thành phố S, tỉnh Đồng Tháp bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 413/2020/QĐPT-DS ngày 26 tháng 10 năm 2020 giữa:
1. Nguyên đơn:
1.1. Ông Trần Hữu M, sinh năm: 1964.
Địa chỉ: đường số 1, Phường 1, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
1.2. Bà Lê Thị Ngọc B, sinh năm: 1967.
Địa chỉ: Phường 1, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Chổ ở hiện nay: Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp;
- Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn T, sinh năm: 1954; khóm Tân B, phường A, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp (theo văn bản ủy quyền ngày 13/4/2018). (Có mặt)
2. Bị đơn:
2.1. Ông Trần Hữu P, sinh năm: 1951. (Có mặt)
2.2. Bà Lê Thị Đ, sinh năm: 1953. (Có mặt)
Cùng địa chỉ: Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
3. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Trần Hữu L1, sinh năm: 1956. (Vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
Nơi ở hiện nay: ấp Phú T, xã Tân P, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Ông Trần Hữu L2, sinh năm: 1959. (Vắng mặt) Địa chỉ: Phường 1, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
3.3. Ông Trần Hữu T, sinh năm: 1961. (Vắng mặt) Địa chỉ: phường 1, quận P, TP. Hồ Chí Minh.
3.4. Bà Trần Thụy T, sinh năm: 1966. (Vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 1, Phường 1, thành phố C, tỉnh Đồng Tháp.
Nơi ở hiện nay: Khu phố 1, Phường 1, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
3.5. Anh Trần Nam S, sinh năm: 1992. (Vắng mặt) Địa chỉ: khóm Tân A, phường An H, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
3.6. Anh Trần Minh L, sinh năm: 1977.
Địa chỉ: Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
- Người đại diện theo ủy quyền cho anh L là ông Trần Hữu P (theo văn bản ủy quyền ngày 12/12/2018). (Có mặt)
3.7. Ủy ban nhân dân thành phố S.
- Người đại diện theo pháp luật là ông Võ Thanh T, chức vụ: Chủ tịch UBND thành phố S.
- Người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn H, chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố S. (Vắng mặt) Địa chỉ: Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
4. Người háng cáo: Ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ là bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
- Ông Nguyễn Văn T là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông M, bà B trình bày:
Ông Trần Văn C, sinh năm 1917 (chết ngày 05/6/2012), bà Trần Thị M, sinh năm 1925 (chết ngày 03/9/2017). Ông C, bà M có 07 người con gồm: 1. Trần Hữu P; 2. Trần Hữu T; 3. Trần Hữu M; 4. Trần Hữu L2; 5. Trần Hữu L1; 6. Trần Thụy T; 7. Trần Hữu C (chết ngày 27/4/2008, có vợ là bà Kim Thị B đã ly hôn ngày 20/7/1995, có một con là anh Trần Nam S).
Thời gian chung sống ông C, bà M có tạo lập được khối tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 4.659m2: gồm thửa 672 diện tích 2.781m2 (đất LNK), thửa 673 diện tích 94m2 (đất T), thửa 775 diện tích 300m2 (đất LNK), thửa 2862 diện tích 1,484m2 (đất LNK) được cấp giấy chứng nhận lần đầu vào năm 1993. Đến năm 2007 được Ủy ban cấp đổi, diện tích còn lại là 4.587,4m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 do ông C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 18/12/2007, ông C, bà M lập di chúc, có công chứng của Phòng công chứng số 2, tỉnh Đồng Tháp. Nội đung di chúc ông C, bà M thống nhất “Một trong hai vợ chồng (ông C, bà M) người nào chết trước, thì người còn lại được thừa hưởng diện tích đất trên và được toàn quyền định đoạt phần tài sản này” (diện tích 4.587,4 m2).
Tuy nhiên, sau khi lập di chúc do nhu cầu về tiền dưỡng già và điều trị bệnh của ông C, bà M, nên ngày 01/01/2008 ông C, bà M có lập văn bản thỏa thuận về việc chuyển quyền sử dụng đất (không có xác nhận của cơ quan thẩm quyền) cho 07 người con gồm: Trần Hữu P, Trần Hữu L1, Trần Hữu T, Trần Hữu L2, Trần Hữu M, Trần Thụy T, Trần Hữu C mỗi người diện tích tối đa là 560m2 và thêm 30m2 để làm lối đi chung, với giá 100m2 là 1,8 lượng vàng, thời hạn mua đất là từ ngày 02/01/2008 đến ngày 30/12/2008. Trong các con ai mua diện tích đất trên thì trả vàng hoặc qui ra tiền thì ông C, bà M sẽ làm thủ tục chuyển quyền sang tên cho người đó. Ông M, ông T, ông L1 đã thực hiện việc mua đất như ông C, bà M đã thỏa thuận và ông C, bà M cũng đã sang tên chuyển quyền cho ông T, ông L1, ông M đứng tên trên giấy chứng nhận. Về phía ông L2, ông C và bà T không thực hiện việc mua đất theo văn bản thỏa thuận ngày 01/01/2008, nên ông C, bà M đã tiếp tục sang nhượng cho ông T như thỏa thuận.
Đối với phần đất hiện ông P đang quản l sử dụng (hiện nay đang tranh chấp). Năm 1987, ông P có xin ông C, bà M một phần đất diện tích 26m2 để cất nhà tạm ở. Đến năm 1993, ông P sửa lại thành nhà cấp 4 (khung gỗ, mái ngói, vách tole, nền gạch) và sử dụng luôn cho đến nay.
Năm 2008, khi ông C, bà M phân chia vị trí đất để chuyển quyền sử dụng đất cho các con theo tờ thỏa thuận ngày 01/01/2008, thì vị trí đất của ông P được chuyển quyền sử dụng cũng ngay vị trí mà ông P được ông C cho cất nhà tạm ở sử dụng từ năm 1987. Tuy nhiên, do phía ông P không có thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ông C, bà M cho nên phần đất trên, ông C, bà M không có làm thủ tục chuyển quyền sử dụng cho ông P.
Sau khi thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất cho các con gồm ông M, ông T, ông L1, diện tích đất còn lại của ông C, bà M là 817,3m2. Năm 2012, ông C chết (ngoài di chúc lập năm 2007, ông C không lập thêm di chúc nào khác). Ngày 04/12/2014, bà M lập di chúc để lại toàn bộ phần đất diện tích 817,3m2 cho vợ chồng ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B. Tại thời điểm bà M lập di chúc cho ông M, bà B thì phần đất trên ông C vẫn còn đứng tên.
Mặc dù, phần đất trên đã lập di chúc cho ông M, bà B, nhưng đến năm 2015, bà M làm thủ tục đăng kê khai phần đất diện tích 817,3m2 trên cơ sở Tờ di chúc ngày 18/12/2007 của ông C, bà M. Ngày 28/01/2015, bà M được UBND thành phố S cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 817,3m2, thuộc thửa số 3 tờ bản đồ 31.
Ngày 03/9/2017, bà M chết. Sau khi bà M chết, trên cơ sở di chúc bà M lập vào ngày 04/12/2014 cho ông M, bà B, ông, bà đã tiến hành đăng k kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông P ngăn cản và phát sinh tranh chấp.
Qua đo đạc thực tế thì vị trí phần đất đang tranh chấp thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31, diện tích 461,6m2, thể hiện từ mốc 1, 2, 3, 4, 16, 16D, 16C, 12, 13, 14, 15, 21, 16B, 19C trở về mốc 1 (theo mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S), trên vị trí phần đất tranh chấp có một phần căn nhà và một số cây trồng của ông P, bà Đ. Ngoài ra không còn tài sản nào khác. Trong hộ ông P gồm có ông P, bà Đ, anh L (con) và cháu Trần Minh Tr (con anh L) còn nhỏ.
Nay ông M, bà B yêu cầu ông P, bà Đ, anh L di dời nhà, tài sản giao cho ông M, bà B được sử dụng phần đất diện tích 461,6m2. Ông M, bà B không hỗ trợ chi phí di dời cho ông P, bà Đ.
Về cây trồng có trên đất tranh chấp theo biên bản định giá ngày 05/9/2018. Tại phiên tòa, nguyên đơn xác định trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận cho ông P, bà Đ được sử dụng một phần diện tích đất tranh chấp, phần còn lại trả lại cho ông M, bà B sử dụng thì ông M, bà B cũng đồng trả giá trị toàn bộ cây trồng trên đất cho ông P, bà Đ, kể cả phần đất cho ông P, bà Đ sử dụng với số tiền là 14.680.000đ.
Đối với việc bị đơn cho rằng phần đất tranh chấp được ông C cho sử dụng từ năm 1980 nguyên đơn có kiến cho rằng năm 1987 ông C chỉ cho vợ chồng ông P cất nhà ở nhờ trên đất, không phải cho ở luôn. Sau này, ai muốn được chuyển quyền sang tên sử dụng đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cha mẹ theo thỏa thuận ngày 01/01/2008, một phần diện tích đất khoảng 600m2 thì phải đưa cho cha mẹ 10 cây vàng 24K, nhưng ông P không thực hiện nên chưa được cha, mẹ chuyển tên quyền sử dụng đất. Ngoài phần đất ông P ở hiện nay, gia đình ông P còn nơi ở nào khác nữa không thì nguyên đơn không biết.
Đối với phần đất diện tích 164,9m2 tại các mốc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 trở về mốc 4, thuộc thửa 680 tờ bản đồ 02 (theo bản đồ 299), đối chiếu sang bản đồ chính quy có tọa độ thuộc thửa 140 tờ bản đồ 31. Qua xác minh thu thập chứng cứ được biết do ông Trần Hữu C đứng tên quyền sử dụng. Phía nguyên đơn cũng thống nhất, không có kiến gì, không yêu cầu tranh chấp đối với phần đất này. Không yêu cầu Tòa án giải quyết. Ngoài ra, ông M, bà B không yêu cầu gì khác.
- Bị đơn ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ trình bày:
Nguồn gốc đất là của cha ông là ông Trần Văn C chuyển nhượng trước năm 1975, ông C quản l , sử dụng đến năm 1993 đăng k kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 4.659m2.
Năm 1980, ông C cho vợ chồng ông một phần đất để cất nhà ở (là nơi vị trí căn nhà hiện nay) diện tích khoảng 30m2, ông C cho vợ chồng ông sử dụng luôn, không phải cho ở nhờ, việc tặng cho không có làm giấy tờ, quá trình sử dụng ông có đóng thuế quyền sử dụng đất đối với phần căn nhà diện tích 26m2 vào năm 1993, sau này đối với đất cây lâu năm thì Nhà nước miễn nộp thuế.
Sau đó, khoảng năm 1995, ông C có thỏa thuận chia cho các con mỗi người một phần đất diện tích khoảng 600m2 để sử dụng, chỉ vẽ sơ đồ phân chia, không có làm giấy tờ. Đồng thời để cha, mẹ sang tên quyền sử dụng đất thì ông C, ông L1, ông L2, ông T, ông M, bà T phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cha, mẹ nhưng cụ thể bao nhiêu thì ông không rõ. Riêng đối với phần đất của ông được chia diện tích khoảng 600m2 ngay vị trí hiện nay đang tranh chấp (bao gồm nền nhà được ông C cho sử dụng cất nhà ở từ năm 1980) nhưng ông không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cha, mẹ vì ông là con lớn trong gia đình, trong quá trình sống chung với cha, mẹ, ông cũng đã cùng cha mẹ lao động để chăm lo cho các em ăn học, trưởng thành (do ông là anh cả trong gia đình), cha, mẹ chỉ nói miệng, không có văn bản giấy tờ gì. Ông đã sử dụng phần đất trên ổn định, lâu dài từ năm 1980 cho đến nay nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ông không tiến hành làm thủ tục đăng k kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với di chúc do ông C, bà M lập lần đầu vào ngày 15/12/2007 và di chúc do bà M lập vào ngày 04/12/2014 để lại phần đất diện tích 817,3m2 cho ông M, bà B, ông không biết. Trong tổng diện tích bà M làm di chúc để lại cho ông M, bà B có phần đất ông đang quản l sử dụng từ năm 1980 đến nay. Đến năm 2018, ông đăng k kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới biết phần đất trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho bà Trần Thị M vào năm 2015 và trước đó vào năm 2014 bà M đã di chúc để lại cho ông M, bà B, nhưng ông không tranh chấp gì đối với hai di chúc trên.
Ông xác định, việc bà M lập di chúc cho ông M, bà B phần đất diện tích 817,3m2 vào năm 2014 và đến năm 2015 bà M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không hợp pháp. Vì phần đất này, ông đã được ông Trần Văn C cho sử dụng từ năm 1980 đã ở ổn định liên tục mà không có ai tranh chấp gì.
Nay vợ chồng ông không đồng theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trên cơ sở nào nguyên đơn khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông trả lại diện tích 817,3m2. Đề nghị Tòa án làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp. Còn phần đất tranh chấp ông C cho ông sử dụng là 600m2, ông đã quản l sử dụng ổn định từ năm 1980, không đồng di dời, không đồng trả giá trị đất cho nguyên đơn. Hiện nay, ngoài phần đất này ra vợ chồng ông không còn nơi ở nào khác.
Đối với phần diện tích đất thổ nằm bên vị trí phần đất có căn nhà thờ của ông C, ông C đã đóng thuế, không phải nằm bên vị trí phần đất ông đang sử dụng, ông yêu cầu điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 138484, phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 đã được UBND thành phố S cấp cho bà M để cấp giấy lại cho ông.
Trường hợp di chúc vô hiệu, ông không yêu cầu chia thừa kế và cũng không đồng chia thừa kế theo pháp luật đối với phần đất tranh chấp. Vì phần đất này, ông đã được ông C cho sử dụng từ năm 1980. Hiện nay trên đất tranh chấp có một phần căn nhà và một số cây trồng của vợ chồng ông. Ngoài ra không còn tài sản nào khác. Trong hộ ông gồm có ông, bà Đ, anh L (con) và cháu Trần Minh T (con anh L) còn nhỏ.
Trong phần đất ông đang sử dụng không có phần đất nào của ông Trần Hữu C, sơ đồ đo đạc thể hiện có đất ông C là không đúng sự thật. Ngoài ra, vợ chồng ông không còn yêu cầu hay kiến gì khác.
- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
+ Ông Trần Hữu T trình bày: Ông thống nhất theo lời khai của nguyên đơn về nguồn gốc đất, cũng như việc ông C, bà M làm văn bản thỏa thuận về việc chuyển quyền sử dụng đất cho 07 người con, lấy tiền dưỡng già. Ai thực hiện nghĩa vụ tài chính với cha mẹ thì sẽ được sang tên quyền sử dụng đất.
Sau khi chuyển quyền sử dụng đất cho ông T, ông M, ông L và ông C, diện tích đất còn lại là 817,3m2. Năm 2012 ông C chết, ngày 04/12/2014, bà M có lập di chúc để lại toàn bộ phần đất diện tích 817,3m2 cho vợ chồng ông M, bà B và giao cho ông T là người giám sát việc thực hiện di chúc. Lý do bà M lập di chúc để lại tài sản cho ông M, bà B là do ông M, bà B đã có công chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ từ lúc bị bệnh cho đến khi qua đời. Do đó, ông thống nhất với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông cũng không có tranh chấp yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất này và xin vắng mặt trong quá trình giải quyết vụ án. Ông xác định di chúc bà M lập ngày 04/12/2014 là hợp pháp, việc Tòa án đặt ra giả thiết di chúc vô hiệu, ông có yêu cầu chia thừa kế hay không thì ông không đồng trình bày kiến này. Ngoài ra, ông không còn yêu cầu hay kiến gì khác.
+ Ông Trần Hữu L1 vắng mặt, trong quá trình giải quyết vụ án ông có ý kiến trình bày: Vào năm 1997, ông C, bà M có văn bản phân chia quyền sử dụng đất cho các con, mỗi người diện tích khoảng 600m2 (có biên bản phân chia nhưng hiện nay ông L1 không còn giữ), ai muốn được cha mẹ chuyển quyền sử dụng đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (khoảng 10 lượng vàng) để cha mẹ dưỡng già. Đối với phần đất ông P đang sử dụng (hiện nay đang tranh chấp) được cha mẹ cho ở từ năm 1980, cho không làm giấy tờ. Sau này khi ông C, bà M phân chia vị trí để chuyển quyền sử dụng cho các con, thì vị trí phần đất ông P được sử dụng cũng ngay vị trí hiện nay đang tranh chấp. Tuy nhiên, do ông P không thực hiện nghĩa vụ tài chính với cha mẹ, nên cha mẹ chưa có sang tên quyền sử dụng đất cho ông P.
Năm 2014, bà M lập di chúc để lại phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 cho ông M, bà B, phía ông L1 không biết. Nay trong vụ kiện tranh chấp giữa ông M và ông P, ông L1 không có kiến gì. Ông L1 cũng không tranh chấp yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất trên, xin khước từ nhận di sản và có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt.
+ Ông Trần Hữu L2 vắng mặt, trong quá trình giải quyết vụ án ông có ý kiến trình bày: Về nguồn gốc đất, ông L2 thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn. Năm 2014, bà M có lập di chúc để lại toàn bộ phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 cho ông M, bà B. Nay trong vụ kiện tranh chấp giữa ông M, bà B với ông P, phía ông L2 không có kiến gì, ông không tranh chấp hay yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất trên.
+ Anh Trần Nam S trình bày: Anh là người thừa kế duy nhất của ông Trần Hữu C. Anh không có kiến gì đối với việc bà M lập di chúc để cho ông M, bà B được thừa hưởng phần đất 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31. Trong vụ kiện tranh chấp giữa ông M và ông P thì anh cũng không có tranh chấp yêu cầu chia di sản thừa kế và xin khước từ nhận di sản.
Đối với phần đất diện tích 164,9m2 tại các mốc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 trở về mốc 4 (theo mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S) được xác định thuộc thửa 680 tờ bản đồ 02 (theo bản đồ 299), đối chiếu sang bản đồ chính quy thuộc thửa 140 tờ bản đồ 31 đứng tên chủ sử dụng là ông Trần Hữu C, anh không có kiến gì, không tranh chấp yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, trên phần đất diện tích 164,9m2 tại các mốc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 trở về mốc 4 có một phần căn nhà của ông P, bà Đ. Anh S, ông P, bà Đ không tranh chấp yêu cầu giải quyết. Anh đồng để ông P, bà Đ sử dụng, nếu sau này có phát sinh tranh chấp sẽ khởi kiện bằng vụ kiện khác.
+ Bà Trần Thụy T vắng mặt, trong quá trình giải quyết vụ án bà có ý kiến trình bày:
Năm 1980, ông C cho vợ chồng ông P một phần đất để cất nhà ở, chỉ nói miệng không có giấy tờ, nhưng các anh chị em trong gia đình ai cũng biết, vị trí hiện nay các bên đang tranh chấp. Khoảng năm 1997, 1998, cha mẹ và các anh em có đồng thỏa thuận phân chia đất, cụ thể mỗi người được sử dụng diện tích 600m2, phần đất của ông M và ông P đã ở trước đó nên không phải bốc thăm vị trí đất. Còn lại 05 người bốc thăm mỗi người một phần diện tích 600m2, ai nhận đất thì thực hiện nghĩa vụ góp tiền cho cha mẹ dưỡng già. Do gia đình ông P nghèo, nên cha mẹ không có yêu cầu ông P phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà cho ông P sử dụng luôn. Đến năm 2018, khi xảy ra tranh chấp giữa ông M và ông P, phía bà T mới biết bà M đã lập di chúc để lại toàn bộ phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 cho ông M và bà B.
Nay trong vụ kiện tranh chấp giữa ông M, bà B với ông P. Bà T có kiến như sau: Trong trường hợp Tòa án xác định phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông P, hoặc di chúc hợp pháp, phần đất trên giao cho ông M, bà B sử dụng thì bà T cũng thống nhất không có kiến gì. Còn nếu di chúc vô hiệu, phần đất tranh chấp được chia thừa kế theo pháp luật, thì bà T yêu cầu được chia một suất thừa kế theo quy định. Tuy nhiên, đến nay bà T vẫn không đến Tòa án để làm thủ tục khởi kiện yêu cầu độc lập theo quy định.
Đối với phần đất diện tích 164,9m2 tại các mốc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 trở về mốc 4 (theo mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S) được xác định thuộc thửa 680 tờ bản đồ 02 (theo bản đồ 299), đối chiếu sang bản đồ chính quy thuộc thửa 140 tờ bản đồ 31 đứng tên chủ sử dụng là ông Trần Hữu C, bà T cũng không có kiến trình bày đối với nội dung này.
+ Người đại diện ủy quyền cho anh Trần Minh L là ông Trần Hữu P trình bày: Anh L là con của ông P, bà Đ. Anh L thống nhất với kiến của ông P, bà Đ về việc yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần đất diện tích 461,6m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 thể hiện tại các mốc 1, 2, 3, 4, 16, 16D, 16C, 12, 13, 14, 15, 21, 16B, 19C trở về mốc 1 (theo mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S). Đồng thời, anh L yêu cầu điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 138484, phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 đã được UBND thành phố S cấp cho bà M để cấp giấy lại cho ông P.
+ Ủy ban nhân dân thành phố S vắng mặt, trong quá trình giải quyết vụ án có kiến trình bày: Ủy ban thị xã S (nay là thành phố S) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị M đối với phần đất diện tích 817,3m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 trên cơ sở nhận thừa kế từ chồng là ông Trần Văn C, theo Tờ di chúc được Phòng công chứng số 2 tỉnh Đồng Tháp công chứng ngày 18/12/2007. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà M không có đo đạc, do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C theo hệ thống bản đồ địa chính chính quy. Về trình tự thủ tục cấp giấy cho ông C và bà M là đúng theo quy định pháp luật. Tại thời điểm cấp giấy không có phát sinh tranh chấp. Việc cấp giấy chứng nhận là cấp cho “ông Trần Văn C”, „bà Trần Thị M”. Ủy ban không có ý kiến gì, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 20/2020/DSST ngày 21/7/2020 của Tòa án thành phố S tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B về việc yêu cầu ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L di dời tài sản để cho ông M, bà B được sử dụng đất theo di chúc ngày 04/12/2014 của bà Trần Thị M.
- Buộc ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L có trách nhiệm di dời tài sản giao trả cho ông Trần Hữu M, bà Lê Thị Ngọc B phần đất diện tích 318,3m2 (Hình 3), thể hiện từ mốc 1, 2, 3, 4, 16, 16B, 19C trở về nốc 1 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ 31 do bà Trần Thị M đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mãnh trích đo địa chính số 89/2018, bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S), đất tọa lạc tại Khóm 1, Phường, 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
- Công nhận cho ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L được quyền tiếp tục quản l , sử dụng phần đất diện tích 143,3m2 gồm Hình 5 diện tích 94,5m2 từ mốc 12, 13, 14, 15, 21, E, 16C trở về mốc 12 và Hình 6 diện tích 48,8m2 từ mốc 16, 16B, 21, E, 16C, 16D trở về mốc 16 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ 31 do bà Trần Thị M đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S), đất tọa lạc tại Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp (hiện ông P, bà Đ và anh L đang quản l ).
- Ông Trần Hữu M, bà Lê Thị Ngọc B có trách nhiệm liên đới trả giá trị cây trồng cho ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L số tiền là 14.680.000đ.
- Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, mà bên phải thi hành án chưa thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu trả tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại các Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- Các đương sự có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng k , kê khai xin cấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
(Kèm theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố S và mảnh trích đo địa chính số 89- 2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S).
2. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B phải liên đới nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận 11.481.500đ. số tiền tạm ứng án phí ông M, bà B đã nộp 18.259.500đ theo biên lai thu số 0004586 ngày 19/6/2018 được khấu trừ vào án phí phải nộp. Sau khi trừ án phí, ông M và bà B được nhận lại 6.778.000đ tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
- Ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ được miễn nộp toàn bộ án phí (do ông P, bà Đ là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí).
- Anh Trần Minh L phải nộp 9.579.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
3. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Ghi nhận sự tự nguyện của ông M, bà B chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản số tiền là 5.106.000đ, ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B đã nộp và chi xong.
Ngoài ra bản án còn tuyên quyền kháng cáo và thời hạn theo luật định.
- Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 03/8/2020 ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ có đơn kháng cáo không đồng bản án sơ thẩm xử, ông, bà yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận cho vợ chồng ông được sử dụng 600m2 do ông C là cha cho ở từ năm 1980 cho đến nay.
- Tại phiên tòa phúc thẩm:
Ông P, bà Đ vẫn giữ yêu cầu kháng cáo.
- Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án:
+ Về tố tụng: Từ khi thụ l vụ án và tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử cũng như các đương sự đều thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;
+ Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của ông P, bà Đ giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ, vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ kết quả tranh luận tại phiên toà.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Sau khi án sơ thẩm xử ông P, bà Đ có đơn kháng cáo. Xét yêu cầu kháng cáo của ông, bà Hội đồng xét xử xét thấy: Ông Trần Văn C, sinh năm 1917 (chết ngày 05/6/2012), bà Trần Thị M, sinh năm 1925 (chết ngày 03/9/2017). Ông C, bà M có 07 người con gồm:
1. Trần Hữu P;
2. Trần Hữu T;
3. Trần Hữu M;
4. Trần Hữu L2;
5. Trần Hữu L1;
6. Trần Thụy T;
7. Trần Hữu C (chết ngày 27/4/2008, có vợ là bà Kim Thị B đã ly hôn ngày 20/7/1995, có một con là anh Trần Nam S).
Thời gian chung sống ông C, bà M có tạo lập được khối tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 4.659m2: gồm thửa 672 diện tích 2.781m2 (đất LNK), thửa 673 diện tích 94m2 (đất T), thửa 775 diện tích 300m2 (đất LNK), thửa 2862 diện tích 1.484m2 (đất LNK) được cấp giấy chứng nhận lần đầu vào năm 1993. Đến năm 2007 được Ủy ban cấp đổi, diện tích còn lại là 4.587,4m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31 do ông C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 15/12/2007 ông C và bà M có lập tờ di chúc với nội dung, vợ chồng ông C, bà M có tài sản chung là quyền sử dụng đất diện tích 4.587,4m2 thuộc thửa số 3, tờ bản đồ 31, đất tọa lạc tại khóm 2, phường 1, thành phố S, mục đích sử dụng là đất ở đô thị và trồng cây lâu năm. Nếu một trong hai, người nào chết trước thì người còn lại sẽ toàn quyền định đoạt tài sản này. Di chúc được phòng công chứng số 2, tỉnh Đồng Tháp chứng thực và tại thời điểm lập di chúc ông C, bà M có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 628 và Điều 630 BLDS thì đây là di chúc hợp pháp.
Đến ngày 01/01/2008 ông C, bà M tiếp tục lập biên bản thỏa thuận với nội dung, ông C, bà M thống nhất bán toàn bộ thửa đất số 3, tờ bản đồ 31, diện tích 4.587,4 m2 cho 07 người con của ông C, bà M, với giá là 1,8 lượng vàng SJC/100 m2.
Theo nội dung biên bản thỏa thuận nêu trên thì ngày 30/6/2008 ông C, bà M k hợp đồng tặng cho QSDĐ diện tích 650,9m2 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ số 31 cho ông Trần Hữu M, diện tích đất còn lại là 3.936,5m2. Ngày 16/9/2008 ông C, bà M tiếp tục k hợp đồng tặng cho QSDĐ diện tích 1.215,9m2 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ số 31 cho ông Trần Hữu T, diện tích đất còn lại là 2.720,6m2. Đến ngày 06/5/2010 ông C, bà M k hợp đồng tặng cho QSDĐ diện tích 1.903,3m2 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ số 31 cho ông Trần Hữu M, Trần Hữu L1, ông Trần Hữu T, diện tích đất còn lại là 817,3m2. (Tuy ông C, bà M làm thủ tục hợp đồng tặng cho QSD đất cho ông M, ông L, ông T, nhưng thực tế ông, bà chuyển nhượng đất lại cho các con theo biên bản thỏa thuận ngày 30/6/2008).
Ngày 05/6/2012 ông C chết thì phần di sản mà ông C chết để lại là diện tích đất 408,65m2 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ số 31. Căn cứ vào nội dung tờ di chúc ngày 15/12/2007, bà M tiến hành kê khai đăng k nhận thừa kế di sản mà ông C chết để lại, ngày 28/01/2015 bà M được UBND thành phố S cấp giấy CNQSDĐ số CH3877 diện tích 817,3m2 thửa số 3, tờ bản đồ số 31, đất tọa lạc tại khóm 1, phường 1, thành phố S. Trong đó: 94 m2 là đất ở đô thị, 723,3m2 đất cây lâu năm. Theo công văn số 66/UBND-NC, ngày 25/6/2019 của UBND thành phố S cung cấp thì việc cấp giấy CNQSDĐ cho bà M dựa trên cơ sở nhận thừa kế từ chồng là ông Trần Văn C theo tờ di chúc ngày 15/12/2007 là đúng theo quy định của pháp luật.
Ngày 04/12/2014 bà M lập tờ di chúc với nội dung, sau khi bà M chết thì tài sản là QSDĐ diện tích 817,3m2 bà M để lại cho con trai là ông Trần Hữu M và con dâu là bà Lê Thị Ngọc B được thừa hưởng và ông M, bà B có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bà M cho đến khi bà qua đời. Trong nội dung di chúc còn thể hiện người giám sát thực hiện nội dung di chúc là ông Trần Hữu T. Di chúc cũng được phòng công chứng số 2, tỉnh Đồng Tháp chứng thực, Do đó, di chúc của bà M là hợp pháp và được pháp luật công nhận. Ngày 03/9/2017 bà M chết, ông T có lập tờ xác nhận về việc ông M, bà B đã thực hiện tốt nghĩa vụ theo như tờ di chúc ngày 04/12/2014 của bà M để lại. Vì vậy, việc ông M, bà B yêu cầu được hưởng phần di sản theo di chúc là phù hợp với quy định tại Điều 609 BLDS, nên án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu là có căn cứ.
[2] Việc ông P cho rằng phần đất đang tranh chấp ông P đã được ông C cho quản l , sử dụng từ năm 1980 đến nay, nhưng ông P không có chứng cứ giấy tờ gì để chứng minh cho lời trình bày của mình. Trong khi đó, về mặt khách quan, trường hợp nếu ông C có tặng cho ông P phần diện tích đất như lời trình bày của ông P thì không có lý do gì ông không đi kê khai đăng k để xin cấp giấy CNQSDĐ lần đầu tiên vào năm 1993 và cấp đổi vào năm 2007 mà ông C lại kê khai luôn phần diện tích đất này để được cấp giấy CNQSDĐ. Mặt khác, khi ông C, bà M lập tờ di chúc vào năm 2007 và văn bản thỏa thuận năm 2008 thì cũng không có đề cặp gì về việc phần đất đang tranh chấp đã tặng cho ông P. Như vậy, lời trình bày của ông P là không có căn cứ để xem xét.
Tuy nhiên, xét về thực tế các đương sự thừa nhận phần đất đang tranh chấp ông P, bà Đ đã quản lý, sử dụng liên tục, ổn định, lâu dài trên 30 năm mà không ai tranh chấp, qua đo đạc thực tế thì phần diện tích đất tranh chấp chỉ có 461,6m2. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, ông P, bà Đ đã có công sức đóng góp, tôn tạo trên phần đất tranh chấp này và hiện tại ông P, bà Đ cũng không còn chỗ ở nào khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 236 BLDS về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và Điều 101 Luật đất đai năm 2013 và cũng để tạo điều kiện cho gia đình ông P có chổ ở ổn định tiếp tục cuộc sống, nên án sơ thẩm công nhận cho gia đình ông P tiếp tục quản l , sử dụng một phần diện tích đất tranh chấp tại hình 5 với diện tích 143,3m2 đất CLN mà không phải trả giá trị đất và buộc gia đình ông P trả lại phần diện tích đất 318,3m2 tại hình 3 theo Mảnh trích đo địa chính bổ sung số 89-2018 của Chi nhánh Văn phòng đăng k đất đai thành phố S cho ông M, bà B quản l , sử dụng là có căn cứ phù hợp pháp luật.
[3] Đối với các cây trồng có trên phần đất tranh chấp, do nguyên đơn tự nguyện trả toàn bộ giá trị các cây trồng này cho ông P theo giá mà Hội đồng định giá đã định, nên án sơ thẩm chấp nhận sự tự nguyện của nguyên đơn là phù hợp pháp luật.
Đối với việc bà T có kiến yêu cầu được chia một suất kỷ phần thừa kế theo quy định của pháp luật. Nhưng bà T không có yêu cầu độc lập để Tòa án thụ l , nên án sơ thẩm không xem xét giải quyết.
Đối với ông L1, ông T, ông L2, anh S (người kế thừa của ông C) không có tranh chấp gì đối với tờ di chúc ngày 04/12/2014 do bà M lập, nên án sơ thẩm không xem xét là phù hợp.
Đối với phần diện tích 164,9m2 (hình 4) theo Mảnh trích đo địa chính bổ sung số 89-2018 của Chi nhánh Văn phòng đăng k đất đai thành phố S theo các mốc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 trở về mốc 4 được xác định là của ông Trần Hữu C nhưng các đương sự không tranh chấp, nên án sơ thẩm không xem xét giải quyết là phù hợp.
Từ những phân tích trên, xét yêu cầu kháng cáo của ông P, bà Đ là không có căn cứ chấp nhận, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Do bản án sơ thẩm được giữ nguyên nên ông P, bà Đ phải chịu tiền án phí phúc thẩm, nhưng do ông, bà là người cao tuổi. Căn cứ theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, miễn tiền án phí phúc thẩm cho ông P, bà Đ.
[6] Tại phiên tòa Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của ông P, bà Đ, giữ nguyên bản án sơ thẩm. ét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là phù hợp, nên Hội đồng xét xử chấp nhận.
Tuy nhiên, trong phần quyết định của bản án sơ thẩm tuyên chưa cụ thể, rõ ràng nên điều chỉnh cách tuyên cho phù hợp.
Các phần khác không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308, khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 236; Điều 609; Điều 624; Điều 627; Điều 628; Điều 631; Điều 643 Bộ luật dân sự 2015; Điểm đ, khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản l và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ.
2. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số: 20/2020/DSST ngày 21/7/2020 của Tòa án thành phố S.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B về việc yêu cầu ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L di dời tài sản để cho ông M, bà B được sử dụng đất theo di chúc ngày 04/12/2014 của bà Trần Thị M.
- Buộc ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L có trách nhiệm di dời tài sản giao trả cho ông Trần Hữu M, bà Lê Thị Ngọc B phần đất diện tích 318,3m2 (Hình 3), thể hiện từ mốc 1, 2, 3, 4, 16, 16B, 19C trở về mốc 1 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ 31 do bà Trần Thị M đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất tọa lạc tại Khóm 1, Phường, 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
4. Công nhận cho ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L được quyền tiếp tục quản l , sử dụng phần đất diện tích 143,3m2 gồm Hình 5 diện tích 94,5m2 từ mốc 12, 13, 14, 15, 21, E, 16C trở về mốc 12 và Hình 6 diện tích 48,8m2 từ mốc 16, 16B, 21, E, 16C, 16D trở về mốc 16 thuộc một phần thửa số 3, tờ bản đồ 31 do bà Trần Thị M đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất tọa lạc tại Khóm 1, Phường 1, thành phố S, tỉnh Đồng Tháp (hiện ông P, bà Đ và anh L đang quản l ).
(Kèm theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phố S và mảnh trích đo địa chính số 89-2018 bổ sung và điều chỉnh ngày 20/7/2020 của Chi nhánh văn phòng đăng k đất đai thành phố S).
- Các đương sự có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng k , kê khai xin cấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
5. Ông Trần Hữu M, bà Lê Thị Ngọc B có trách nhiệm liên đới trả giá trị cây trồng cho ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ và anh Trần Minh L số tiền là 14.680.000đ.
- Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, mà bên phải thi hành án chưa thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu trả tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại các Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
6. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B phải liên đới nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận 11.481.500đ. số tiền tạm ứng án phí ông M, bà B đã nộp 18.259.500đ theo biên lai thu số 0004586 ngày 19/6/2018 được khấu trừ vào án phí phải nộp. Sau khi trừ án phí, ông M và bà B được nhận lại 6.778.000đ tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố S, tỉnh Đồng Tháp.
- Ông Trần Hữu P, bà Lê Thị Đ được miễn nộp toàn bộ án phí (do ông P, bà Đ là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí).
- Anh Trần Minh L phải nộp 9.579.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
7. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản:
Ghi nhận sự tự nguyện của ông M, bà B chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản số tiền là 5.106.000đ, ông Trần Hữu M và bà Lê Thị Ngọc B đã nộp và chi xong.
8. Án phí phúc thẩm:
- Miễn tiền án phí phúc thẩm cho ông Trần Hữu P bà Lê Thị Đ.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án 362/2020/DS-PT ngày 14/12/2020 về tranh chấp chia thừa kế tài sản
Số hiệu: | 362/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Đồng Tháp |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 14/12/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về