TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
BẢN ÁN 36/2020/DS-PT NGÀY 24/07/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ông Trần Trọng Dần - Kiểm sát viên Ngày 24 tháng 7 năm 2020, tại trụ sở, Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 48/2019/TLPT-DS ngày 13 tháng 12năm 2019về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 08/2019/DS-ST ngày 18/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 66/2020/QĐ-PT ngày 02/6/2020 giữa các đương sự:
+ Nguyên đơn: Ông Phạm Xuân T, sinh năm 1955; Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Văn T: Luật sư Hà Đức Bằng – Tộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định.
+ Bị đơn: Ông Phạm Văn Th, sinh năm 1960;
Nơi cư trú: Xóm 5 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
1. Bà Trần Thị Q, sinh năm 1967;
Nơi cư trú: Xóm 5 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
2. Ông Phạm Đình T2, sinh năm 1950;
Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
3. Ông Phạm Văn D, sinh năm 1957;
Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
4. Bà Phạm Thị N, sinh năm 1964;
Nơi cư trú: Số 139/100 tổ 50A khu phố 11A - phường Tân Phong - thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai;
5. Anh Phạm Văn C, sinh năm 1979 6. Chị Nguyễn Thị T3, sinh năm 1983;
Đều cùng nơi cư trú: Xóm 16 - xã Hoành Sơn - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định.
+ Người làm chứng:
1. Ông Phạm Văn R;
Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
2. Ông Phạm Văn X;
Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
3. Ông Vũ Duy H;
Nơi cư trú: Xóm 8 - xã H - huyện G- tỉnh Nam Định;
+ Người kháng cáo:Nguyên đơn ông Phạm Xuân T
NỘI DUNG VỤ ÁN
+ Tại đơn khởi kiện và quá trình tố tụng tại Tòa án, nguyên đơn ông Phạm Xuân T trình bày:
Bố mẹ ông là cụ Phạm Văn Ch, chết ngày 06/12/2004 (tức ngày 25/10/2004 âm lịch) và cụ Phạm Thị Qt, chết ngày 13/6/2010 (tức ngày 02/5/2010 âm lịch). Hai Trích lục khai tử lấy ngày chết là ngày âm lịch. Hai cụ có 05 con là Phạm Đình T2, Phạm Xuân T, Phạm Văn D, Phạm Văn Th và Phạm Thị N. Tài sản của bố mẹ ông trước khi chết có 01 thửa đất và căn nhà cấp bốn đã xuống cấp tại xóm 8 - xã Hồng Tận - huyện Giao Thủy. Theo hồ sơ địa chính diện tích thửa đất là 616m2. Trước khi chết bố mẹ ông có để lại di chúc (ông đã nộp cho Tòa án), di chúc do bố ông đọc cho ông ghi chép, khi lập di chúc có sự chứng kiến của ông Vũ Duy H là Trưởng xóm 8 - xã Hồng Tận, ông Phạm Văn X là bác trong họ nội, có cả bà Viện chứng kiến nhưng chỉ có ông H ký vào bản di chúc, còn lại tên những người làm chứng trong di chúc là do ông viết vào. Trong bản di chúc có chữ ký Qt của mẹ ông là do bố ông cầm tay mẹ ông ký vào bản di chúc. Khi lập di chúc bố ông bị ung thư nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có các anh em trong gia đình, không có vợ chồng ông Th - Q. Nội dung di chúc là sau khi bố mẹ mất đi sẽ để lại diện tích đất cho ông (Phạm Xuân T) và em ông là Phạm Văn Th mỗi người một nửa diện tích đất. Vợ chồng ông Th không ở với bố mẹ ông. Mẹ ông khi đó bị hạch ở cổ và bị teo não nhưng vẫn minh mẫn, mẹ ông có đồng Tận việc bố viết di chúc, việc bố ông cầm tay mẹ ông ký vào bản di chúc là có khách quan. Sau khi bố ông mất thì đất đó không ai ở, sau 100 ngày bố ông mất thì ông vào đèn hương cho bố ông. Mẹ ông vào nhà ông ở từ năm 2004 đến năm 2010 mẹ ông ở nhà ông và mất ở nhà ông, đất của bố mẹ ông lúc đầu anh em trồng cây đinh lăng, sau thì ông T2 và ông D cấy chuối. Việc đóng nghĩa vụ đối với thửa đất do ông đóng vì khi đó mẹ ông đang ở với ông. Đến 14/10/2017, chính quyền xã Hồng Tận có vào cùng ông Th và bà Q và mời anh em đến phân ranh giới vì lúc đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng Th - Q. Anh em trong gia đình rất bất bình không hiểu vì sao lại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng Th - Q. Sau đó ông có làm đơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết và đã 2 lần hòa giải không thành nên ông làm đơn khởi kiện lên Tòa án. Ông đã T thập được thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà Th - Q, ông cho rằng trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hợp pháp vì không có hợp đồng tặng cho đất và anh em trong gia đình không biết và không nhất trí. Bố mẹ ông đã có di chúc để lại tài sản cho ông và ông Phạm Văn Th. Ông đề nghị Tòa án chia thừa kế tài sản Theo di chúc của bố mẹ ông để lại qua đó hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông bà Th - Q. Trước đây, có thời điểm ông đề nghị chia di sản Theo pháp luật cho tất cả các đồng thừa kế nhưng nay ông khẳng định chỉ chia Theo di chúc của bố ông cho ông và ông Th.
+ Tại bản tự khai, quá trình tố tụng tại Toà án, bị đơn là ông Phạm Văn Th trình bày:
Ông Th thống nhất về thành phần gia đình như ôngPhạm Xuân T đã trình bày. Tuy nhiên, ông Th không nhất trí yêu cầu khởi kiện của ông T, không nhất trí yêu cầu chia di sản thừa kế của ông T. Khi cụ Ch và cụ Qt còn sống đã định đoạt cho đất vợ chồng ông, thể hiện bằng đơn đề nghị của cụ Ch ghi ngày 24/10/2004 và đơn đề nghị của cụ Qt ghi ngày 01/02/2005. Di chúc ông T đưa ra là không hợp pháp vì chỉ có chữ ký của ông H là người ngoài; không có chữ ký của các người con. Cụ Qt không biết chữ mà cụ Ch cầm tay ký là không hợp lệ.
Việc cụ Qt, cụ Ch đã cho vợ chồng ông là hợp pháp. Nay ông Th không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, đề nghị xác nhận quyền sử dụng đất Theo Giấy chứng nhận đã được cấp. Ông Th không yêu cầu gì về việc giải quyết việc chuyển nhượng đất với anh C, chị T3 trong trường hợp Tòa án chia thừa kế.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Q trình bày: Năm 1987, bà và ông Th kết hôn với nhau, trước đó ông Th đi lao động ở nước ngoài có gửi tiền về nhà cho bố mẹ để xây nhà trên đất tranh chấp nhưng không hiểu sao không xây được. Mấy năm sau, vợ chồng bà tiếp tục xây nhà, rồi sau đó ông Th đi lao động ở nước ngoài, bà sinh con. Bà ở trên đất từ khi cưới, khi đi khi về, do điều kiện công việc và là con út trong gia đình nên bà vẫn có trách nhiệm với bố mẹ. Bà bán hàng ở cửa hàng tạp hóa gần nhà nhưng vẫn đi về và xây dựng tiếp công trình phụ. Bố mẹ chồng bà có cho đất và được địa chính xã,
huyện làm hồ sơ và có anh Phạm Đình T2 là anh trai cả (là khi đó là bí thư chi bộ xóm 8 -xã Hồng Tận) chứng kiến và ký xác nhận việc bố mẹ bà cho đất vợ chồng bà, ông Quyên (đã chết năm 2010) là em cụ Ch cũng chứng kiến. Việc bố mẹ chồng bà đã cho nhiều năm không ai có ý kiến gì sau đó thửa đất đứng tên vợ chồng bà thông qua quá trình làm thủ tục từ ông Phạm Văn R cán bộ địa chính rồi đến Ủy ban nhân dân xã Hồng Tận, Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2010. Lý do bố cho đất từ cuối năm 2004, mẹ cho đất từ đầu năm 2005 nhưng đến năm 2010 mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do ông R địa chính cố tình chây ỳ không chịu làm. Do vậy bà không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông T vì mẹ chồng bà không biết chữ, ông T đã mạo chữ ký của mẹ bà trong di chúc. Bà nhất trí với quan điểm của chồng bà về việc giải quyết vụ án.
+ Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Đình T2 trình bày: Ông thống nhất về thành phần gia đình như ôngPhạm Xuân T đã trình bày.Ông là con cả trong gia đình. Ông thừa nhận có ký vào văn bản mà bố, mẹ ông tặng cho đất ông Th, bà Q; khi ký thì ông thống nhất với quan điểm của bố mẹ ông. Tuy nhiên, trước khi bố ông chết thì có lẽ bố ông đã thay đổi quan điểm, bố ông có nói để lại thửa đất mà ông T đang yêu cầu chia cho 2 ông: T, Th. Việc bố ông có lập di chúc hay không thì ông không rõ, ông không đánh giá gì về Bản di chúc do ông T xuất trình. Trước khi chết, mẹ ông cũng không có di chúc gì. Nay ông đề nghị Tòa án giải quyết vụ án Theo quy định pháp luật, nếu được chia di sản thừa kế của bố mẹ ông thì ông không nhận, ông nhất trí để lại cho cả ông T và ông Th.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Văn D trình bày: Ông thống nhất với quan điểm của nguyên đơn. Tuy nhiên, nếu được chia thừa kế của bố mẹ ông thì ông nhận.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị N trình bày: Bà thống nhất với quan điểm của nguyên đơn. Nếu pH chia thừa kế Theo pháp luật thì bà cũng từ chối không nhận.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Phạm Văn C trình bày:Bố anh là ông Phạm Xuân T và mẹ anh ly hôn, anh ở với mẹ. Bà Th, ông Q có mảnh đất và căn nhà cấp 4 do ông bà nội để lại, thấy hoàn cảnh vợ chồng anh khó khăn nên có để lại cho vợ chồng anh về ở cho gần họ hàng anh em và thờ phụng ông bà tổ tiên. Được sự nhất trí của bà Th, ông Q nên vợ chồng anh có ra và tu sửa nhà đất (đổ cát lấp ao, xây tường bao, mượn người cây, làm cổng sắt) hết số tiền là 68.700.000 đồng. Vừa qua giữa vợ chồng anh và vợ chồng ông bà Th - Q làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng bị bố anh ngăn cản. Nay anh đề nghị Tòa án sớm giải quyết vụ án để vợ chồng anh sớm dọn về ở để thờ cúng tổ tiên. Trường hợp liên quan đến việc chuyển nhượng giữa vợ chồng anh và ông Th, bà Q thì anh sẽ tự giải quyết.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Nguyễn Thị T3 (là vợ anh Phạm Văn C):Thống nhất với quan điểm của anh Phạm Văn C.
+ Người làm chứng ông Phạm Văn R trình bày: Ông làm cán bộ địa chính phụ trách chung toàn xã Hồng Tận từ năm 1988 đến năm 2012 thì chỉ phụ trách địa chính nông nghiệp. Việc cụ Ch, cụ Qt có đơn đề nghị tặng cho đất ông Th vào các năm 2004, 2005 là đúng sự thật. Ông là người trực tiếp làm các thủ tục Theo quy định để chuyển Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Th. Việc cụ Ch, cụ Qt ký các đơn đề nghị tại Ủy ban nhân dân xã Hồng Tận còn có sự chứng kiến của ông T2. Đến năm 2010 mới cấp được Giấy chứng nhận cho ông Th được là do nhiều việc ông không hoàn thành sớm được.
+ Người làm chứng ông Phạm Văn X trình bày:Ông là anh em trong họ với cụ Ch. Thời điểm cụ Ch gần chết ông có đến thăm và khi đó cụ Ch có nói nhưng ông nghe không rõ. Ông thấy có bản di chúc ông T viết sẵn trước rồi đưa ra và nhắc về chuyện nhà đất, ông không rõ cụ thể nội dung bản di chúc như thế nào.
+ Người làm chứng ông Vũ Duy H trình bày:Ông là trưởng xóm 8 xã Hồng Tận từ năm 1993 đến năm 2008. Ông có ký trong bản di chúc của cụ Ch. Khi đó cụ Ch ốm có gọi ông để chứng kiến việc cụ Ch đọc di chúc cho ông T viết. Thời điểm đó có nhiều người chứng kiến nhưng chỉ có ông là người ký xác nhận vào bản di chúc, cụ Qt có mặt nhưng không ký di chúc.
+ Ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy:
Theo hồ sơ quản lý đất đai năm 1987, thổ cư ông Phạm Văn Ch Tộc thửa số 194, tờ bàn đồ số 3, diện tích 1530m2. Năm 1992, ông Ch tách cho ông Phạm Đình T2 một phần diện tích. Năm 2006, đo đạc đất mang tên bà Qt (vợ ông Ch) diện tích 616m2.Căn cứ vào đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng đất của cụ Phạm Văn Ch vào năm 2004, của cụ Phạm Thị Qt vào năm 2005; đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân xã xác nhận, Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy đã ra Quyết định số 256/QĐ-UB ngày 09/02/2010 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA833417 cho hộ ông Phạm Văn Th diện tích 616m2. Như vậy hộ ông Phạm Văn Ch và bà Phạm Thị Qt chuyển quyền sử dụng đất cho hộ ông Phạm Văn Th là phù hợp quy định của Luật đất đai.
+ Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Hồng Tận và qua hồ sơ địa chính cho thấy: Về quan hệ gia đình, huyết thống, nguồn gốc đất tranh chấp đúng như các đương sự trình bày. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Văn Th do cán bộ địa chính (ông Phạm Văn R) trực tiếp thực hiện thủ tục, hiện Ủy ban nhân dân xã không lưu giữ thủ tục này.
+ Kết quả đo đạc, xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản:
- Diện tích đất đo đạc thực tế tại thửa 151, tờ bản đồ số 6, bản đồ xã Hồng Tận là: 616m2.
- Giá trị quyền sử dụng đất: Đất ở 1.050.000đ/m2; Đất vườn ao là 200.000đ/m2. Ngôi nhà 1 tầng xây từ năm 1983 không còn giá trị. Giá trị của các công trình xây dựng trên đất: 02 trụ cổng: 181.000 đồng; Tường bao: 40.721.000 đồng; Cổng lưới thép: 1.250.000 đồng; Giá trị san lấp ao, khối lượng 240m3: 26.400.000 đồng. Tổng cộng 68.554.000 đồng.
+ Tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp và T thập tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Giao Thủy liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tranh chấp gồm:Trích lục bản đồ địa chính; Đơn đề nghị của cụ Phạm Văn Ch ghi ngày 24/10/2004; Đơn đề nghị của cụ Phạm Thị Qt ghi ngày 01/02/2005; Phiếu cung cấp thông tin địa chính; Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Th ghi ngày 02/5/2010; Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi ngày 09/02/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy;
Từ nội dung vụ án như trên, tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2019/DS-ST ngày 18/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định, đã QUYẾT ĐỊNH
1. Căn cứ vào Điều 655, Điều 657, Điều 659, Điều 691, Điều 696 của Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 689, Điều 692 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Xuân T về việc chia thừa kế tài sản của cụ Phạm Văn Ch và cụ Phạm Thị Qt;
Ông Phạm Văn Th và bà Trần Thị Q được quyền sử dụng thửa đất số 151, tờ bản đồ số 6, bản đồ địa chính lập năm 2006, có diện tích 616m2 Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA833417 ngày 09/02/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.
- Ngày 26/9/2019, nguyên đơn ông Phạm Xuân T có đơn kháng cáo với nội dung: Không nhất trí với quyết định của cấp sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm lại vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
+ Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và nội dung kháng cáo, các đương sự không thỏa Tận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
+ Nguyên đơn và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu kháng cáo, đề nghị hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm vì các lý do sau: Cấp sơ thẩm đã bỏ sót người tham gia tố tụng, trình tự cấp bìa đỏ không đúng pháp luật. Cụ thể như sau:
Cấp sơ thẩm không đưa 02 người con của ông bà Th – Q vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là vi phạm vì đã bỏ sót người tham gia tố tụng.
Bản tự khai của vợ chồng anh chị C T3 đều có đưa trị giá tài sản anh chị đã tạo lập xây dựng trên đất tranh chấp để cấp sơ thẩm xem xét, nhưng cấp sơ thẩm không thụ lý yêu cầu độc lập của anh chị C T3 là bỏ sót yêu cầu của đương sự.
Hội đồng định giá không tách phân định rõ tài sản đang tranh chấp, tài sản anh chị C T3 đã tạo lập xây dựng trên đất tranh chấp, là làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.
Hai đơn đề nghị của cụ Ch và cụ Qt không có tính pháp lý để làm phát sinh một sự kiện pháp lý, vì hai đơn với nội dung chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà Th - Q thì pH tuân thủ Theo nội dung hợp đồng chuyển nhượng đất – pH có các nội dung gồm diện tích đất, giá đất, phương thức thanh toán giữa các bên, nhưng 02 đơn của cụ Ch và cụ Qt đều không có các nội dung trên, vì vậy không phù hợp các quy định của pháp luật. Chứng thực của 02 đơn cũng không đúng quy định. Do đó việc UBND huyện căn cứ vào 02 đơn của cụ Ch cụ Qt làm thủ tục bìa đỏ cho vợ chồng ông bà Th – Q là vi phạm, không đúng thủ tục.
Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để xét xử lại Theo hướng hủy bìa đỏ đã cấp cho ông bà Th – Q, chia di sản thừa kế của cụ Ch và cụ Qt Theo như yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Xuân T.
+ Bà Trần Thị Q là người có quyền lợi liên quan đến vụ án trình bày: Cụ Ch và cụ Qt có đơn đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà, vợ chồng bà đã làm các thủ tục Theo hướng dẫn và đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bà. Bà không nhất trí với yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của ông T, bà đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
+ Anh Phạm Văn C là người có quyền lợi liên quan đến vụ án trình bày: Nhất trí với ý kiến trình bày của bà Q, không nhất trí với yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của ông T, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
+ Ông Phạm Văn D là người có quyền lợi liên quan đến vụ án trình bày: Nhất trí với ý kiến trình bày của ông Phạm Xuân T, không nhất trí với ý kiến của bà Trần Thị Q, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của ông T, chia thừa kế di sản của cụ Ch và cụ Qt Theo yêu cầu khởi kiện của ông T.
+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:
Về tố tụng, quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tuân Theo các quy định pháp luật tố tụng dân sự. Các đương sự chấp hành đúng các quy định pháp luật tố tụng dân sự, quyền lợi của các đương sự được bảo đảm.
Về nội dung kháng cáo,xét thấy nội dung kháng cáo của ông Phạm Xuân T là không có căn cứ pháp lý, vì cụ Ch và cụ Qt đã có đơn đề nghị chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất đang tranh chấp cho vợ chông ông bà Th – Q. Hiện đất tranh chấp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ hợp pháp cho vợ chồng ông bà Th – Q. Di sản thừa kế của cụ Ch và cụ Qt không còn. Vì vậy, đề nghị cấp phúc thẩm căn cứ khoản 1 Điều 308 BLTTDS - không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Kháng cáo của nguyên đơn Phạm Xuân T làm trong thời hạn luật định nên được Hội đồng xét xử xem xét Theo trình tự tố tụng phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Phạm Đình T2 và bà Phạm Thị N vắng mặt và xin ủy quyền cho ông Phạm Xuân T; chị Nguyễn Thị T3 vắng mặt và xin ủy quyền cho anh Phạm Văn C; ông Phạm Văn Th vắng mặt và xin ủy quyền cho bà Trần Thị Q. Xét thấy những người vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm đều không có kháng cáo và đã được triệu tập hợp lệ 02 lần, nên căn cứ khoản 3 Điều 296 BLTTDS, Tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm vắng mặt ông Phạm Văn Th, ông Phạm Đình T2, bà Phạm Thị N, chị Nguyễn Thị T3.
[2] Xét nội dung kháng cáo thấy:
Ông Phạm Xuân T có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của bố mẹ ông là cụ Phạm Văn Ch và Phạm Thị Qt để lại Theo bản di chúc mà ông xuất trình nộp cho Tòa án.
Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện, quá trình tố tụng tại tòa án, cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật trong vụ án là “Tranh chấp về thừa kế tài sản” là có căn cứ pháp lý. Cấp sơ thẩm cũng đã xác định đầy đủ những người tham gia tố tụng và triệu tập hợp lệ Theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Tài sản tranh chấp là thửa đất số 151, tờ bản đồ số 6, bản đồ địa chính lập năm 2006, có diện tích 616m2, trên có ngôi nhà không còn giá trị do cụ Ch và cụ Qt tạo lập, tại xóm 8 - xã Hồng Tận - huyện Giao Thủy. Theo hồ sơ địa chính, thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BA 833417 ngày 09/02/2010 cho hộ ông Phạm Văn Th. Năm 2017, ông Th, bà Q chuyển nhượng cho anh Phạm Văn C, chị Nguyễn Thị T3. Hiện vợ chồng anh C chị T3 đã vượt lập đất, xây tường bao và một số công trình trên đất.
[2.1] Xét tính hợp pháp của bản di chúc mà ông Phạm Xuân T xuất trình tại Tòa án: Bản di chúc được lập vào ngày 20/11/2004, nên pH tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995. Bản di chúc không pH do chính tay cụ Phạm Văn Ch, Phạm Thị Qt viết mà do ông Phạm Xuân T viết, vì vậy Theo quy định Bộ luật dân sự năm 1995, bản di chúc này Tộc trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng, do đó pH tuân thủ Theo quy định tại Điều 659 BLDS năm 1995.
Theo quy định tại Điều 659 BLDS 1995, thì “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng pH có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc pH ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc pH tuân Theo quy định tại Điều 656 và Điều 657 của Bộ luật này” Điều 657 BLDS năm 1995 quy định Người làm chứng cho việc lập di chúc
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1- Người thừa kế Theo di chúc hoặc Theo pháp luật của người lập di chúc;
2- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.” Như vậy, Theo quy định tại Điều 657 BLDS năm 1995 thì ông Phạm Xuân T không được coi là người làm chứng trong di chúc. Theo Điều 659 BLDS 1995 thì ít nhất pH có 02 người làm chứng ký vào bản di chúc, nhưng bản di chúc ông T xuất trình chỉ có duy nhất ông Vũ Duy H làm chứng - là thiếu tính khách quan, chưa đủ điều kiện về số lượng người làm chứng trong di chúc.
Mặt khác, Theo ông Phạm Xuân T và các đồng thừa kế đều xác định cụ Phạm Thị Qt không biết chữ, vì vậy nếu thể hiện ý chí thì cụ Qt pH thực hiện việc điểm chỉ vân tay vào bản di chúc, nhưng trong bản di chúc ông T xuất trình phía dưới lại có chữ ký ghi tên Qt, ông T lý giải là do cụ Ch cầm tay cụ Qt viết chữ “Qt” vào di chúc. Như vậy việc cụ Qt không biết chữ không điểm chỉ vân tay vào bản di chúc, mà lại do cụ Ch (Theo lời ông T) cầm tay cụ Qt viết chữ “Qt” vào di chúc là không trung thực, không khách quan, không phù hợp với thực tế.
Nội dung bản di chúc lại chỉ thể hiện ý chí của cụ Ch “Nay tôi lập di chúc nàycho các con tôi..”... “...tôi để cho các con tôi...” không thể hiện ý chí chung của cụ Qt, như vậy là chưa tuân thủ quy định tại Điều 656 BLDS năm 1995.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Phạm Xuân T xuất trình tài liệu chứng cứ mới là đơn với tiêu đề “Tiếp Theo bản di chúc” với nội dung nêu lý do ông Phạm Văn X và bà Phạm Thị N không ký vào bản di chúc ngày 20/11/2004 là do bản di chúc giấy nhỏ hẹp không còn chỗ để ký, nên bà N và ông X pH ký sang tờ giấy khác có tiêu đề “Tiếp Theo bản di chúc”. Hội đồng xét xử nhận thấy bản di chúc ngày 20/11/2004 do ông T xuất trình là tờ giấy kẻ ly có 04 trang, mới viết trang thứ nhất và thứ 2, còn trang thứ 3 và 4 để giấy trắng, nên không thể lấy lý do không còn chỗ ký để ký sang tờ giấy khác được. Mặt khác màu mực được viết ở bản di chúc ngày 20/11/2004 và đơn tiêu đề “Tiếp Theo bản di chúc” hoàn toàn khác màu nhau. Vì vậy đơn với tiêu đề “Tiếp Theo bản di chúc” do ông T xuất trình không có căn cứ pháp lý nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, thì thấy bản di chúc ngày 20/11/2004 do ông Phạm Xuân T xuất trình không được coi là hợp pháp vì đã vi phạm cả về hình thức và nội dung, không phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Xuân T đề nghị chia thừa kế tài sản của bố mẹ Theo bản di chúc mà ông xuất trình là có căn cứ pháp lý.
[2.2] Xét tính hợp pháp của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 833417 do UBND huyện Giao Thủy cấp ngày 09/02/2010 cấp cho hộ ông bà Phạm Văn Th:
Căn cứ vào tài liệu đã T thập, thấy ngày 24/10/2004 cụ Phạm Văn Ch có đơn và ngày 01/5/2005 cụ Phạm Thị Qt có đơn đều gửi UBND xã Hồng Tận với cùng nội dung xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Tộc sở hữu của các cụ cho con trai là ông Phạm Văn Th, đơn có chữ ký của cụ Ch, có điểm chỉ vân tay của cụ Qt, có ông Phạm Đình T2 vừa là con trai của cụ Ch và cụ Qt đồng thời đang là Bí thư chi bộ xóm 8 xã Hồng Tận đã chứng kiến và ký xác nhận nội dung, đơn được chính quyền UBND xã Hồng Tận chứng thực. Như vậy đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của cụ Ch và cụ Qt cho con trai Phạm Văn Th là hợp lệ có tính pháp lý. Căn cứ vào đơn đề nghị của cụ Ch, cụ Qt, đơn đề nghị của vợ chồng ông bà Phạm Văn Th, Trần Thị Q, chính quyền địa phương đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 833417 ngày 09/2/2010 cho hộ ông bà Phạm Văn Th, là đúng các quy định của pháp luật. Như vậy tài sản của cụ Ch và cụ Qt là thửa đất số 151, tờ bản đồ số 6, bản đồ địa chính lập năm 2006, có diện tích 616m2, trên có ngôi nhà không còn giá trị, tại xóm 8 - xã H - huyện Gđã được chuyển đổi hợp pháp sang cho vợ chồng ông bà Phạm Văn Th sở hữu quản lý sử dụng. Do đó di sản thừa kế của cụ Phạm Văn Ch và Phạm Thị Qt là không còn. Vì vậy yêu cầu của ông Phạm Xuân T đề nghị chia di sản thừa kế của cụ Ch, cụ Qt là không có căn cứ pháp lý.
Kháng cáo của ông Phạm Xuân T không có căn cứ pháp lý nên không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.
[3] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo - kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không xem xét.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 BLTTDS: Không chấp nhận kháng cáo của ông Phạm Xuân T, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
2.Căn cứ vào Điều 655, Điều 657, Điều 659, Điều 691, Điều 696 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 689, Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Xuân T về việc chia thừa kế tài sản của cụ Phạm Văn Ch và cụ Phạm Thị Qt;
Ông Phạm Văn Th và bà Trần Thị Q được quyền sử dụng thửa đất số 151, tờ bản đồ số 6, bản đồ địa chính lập năm 2006, có diện tích 616m2 Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA833417 ngày 09/02/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo - kháng nghị, đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
4. Án phí dân sự phúc thẩm:
Ông Phạm Xuân T là người cao tuổi có đơn xin miễn giảm án phí, nên ông T không pHnộp án phí dân sự phúc thẩm.Ông Phạm Xuân T được hoàn trả lại số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000 đồng, Theo biên lai số 0000501 ngày 01/10/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Giao Thủy.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án được thi hành Theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người pH thi hành án dân sự có quyền thoả Tận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án Theo quy định tại các điều 6, 7, và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện Theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án 36/2020/DS-PT ngày 24/07/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản
Số hiệu: | 36/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Nam Định |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 24/07/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về