Bản án 35/2018/DS-PT ngày 04/10/2018 về yêu cầu chia tài sản chung phát sinh từ quyền thừa kế

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

BẢN ÁN 35/2018/DS-PT NGÀY 04/10/2018 VỀ YÊU CẦU CHIA TÀI SẢN CHUNG PHÁT SINH TỪ QUYỀN THỪA KẾ

Ngày 4 tháng 10năm 2018, tại Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 21/2018/TLPT-DS ngày 24 tháng 5 năm 2018 vềtranh chấp yêu cầu chia tài sản chung phát sinh từ quyền thừa kế;

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 30 tháng 3 năm 2018 củaToà án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 78/2018/QĐ-PT ngày 24tháng 7 năm 2018, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà Đặng Thị M; địa chỉ: 89 Phạm Ngọc T, thôn T, xã I, huyệnI, tỉnh Gia Lai.

Bà Đặng Thị M ủy quyền cho bà Trương Thị P (sinh năm 1977; địa chỉ: Tổ 7, phường Y, thành phố P, tỉnh Gia Lai) tham gia tố tụng (văn bản ủy quyền ngày19-6-2018).

Bà Trương Thị P có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

Bị đơn: Bà Đặng Thị L; địa chỉ: 162/67 đường T, phường T, thành phố P,tỉnh Gia Lai. Có mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Đặng Văn T; địa chỉ: 526 Phạm Văn Đ, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

2. Bà Đặng Thị M1; địa chỉ: 01/32/108 hẻm Phù Đổng, tổ 15, phường P,thành phố P, tỉnh Gia Lai. Có mặt.

3. Ông Đặng Thành Đ; địa chỉ: 45 Trần Phú, thị trấn Phú Hòa, huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

4. Bà Đặng Thị L1; địa chỉ: 04 đường N, thị trấn C, huyện C, tỉnh Gia Lai. Có mặt.

5. Ông Đặng Thành Ng; địa chỉ: 280 đường C, thành phố P, tỉnh Gia Lai.

Ông Đặng Thành Ng ủy quyền cho bà Đặng Thị M1 tham gia tố tụng (Văn bản ủy quyền ngày 3-10-2018).

6. Ông Đặng Anh T; địa chỉ: 390/47 đường C, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

7. Ông Đặng Vĩnh Tr; địa chỉ: 103 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

8. Ông Đặng Thanh P; địa chỉ: 105 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

9. Bà Nguyễn Thị T; địa chỉ: 107 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Có mặt.

10. Anh Đặng Thanh Ph; địa chỉ: 107 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

11. Anh Đặng Thanh S; địa chỉ: 107 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai. Vắng mặt.

12. Anh Đặng Thanh D; địa chỉ: 07 Đường B, thành phố P, tỉnh Gia Lai.Vắng mặt.

Người kháng cáo:

- Bị đơn là bà Đặng Thị L.

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đặng Thị M1, bà ĐặngThị L1, bà Nguyễn Thị T, ông Đặng Thành Ng.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai thì nội dung vụ án được tóm tắt nhu sau:

Nguyên đơn là bà Đặng Thị M trình bày:

Cha, mẹ của bà là cụ Đặng Minh Ch, chết năm 1974 và cụ Hoàng Thị S, chết năm 1979, đều không để lại di chúc. Cha, mẹ bà để lại nhiều tài sản, trong đó có3.306,5 m2 đất trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm.

Cha, mẹ bà có 11 người con, gồm có bà, ông Đặng Văn C (chết năm 2013), ông Đặng Văn T, bà Đặng Thị M1, ông Đặng Thành Đ, bà Đặng Thị L, bà Đặng Thị L1, ông Đặng Thành Ng, ông Đặng Anh T, ông Đặng Vĩnh Tr và ông Đặng Thành Phương.

Theo chủ trương mở rộng bờ kè chống sạt lở suối Hội Phú, thành phố P, thìđất do cha, mẹ bà để lại thuộc diện giải tỏa và được bồi thường, hỗ trợ.

Theo Biên bản làm việc ngày 10-8-2015 tại Văn phòng Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố P, thì các anh chị em của bà thống nhất ủy quyền cho bà Đặng Thị L trực tiếp làm việc, nhận tiền bồi thường và chia lại cho các anh chị em theo Biên bản thỏa thuận của gia đình ngày 26-7-2015.

Ngày 26-8-2015, bà L đã nhận 3.161.686.780 đồng tiền bồi thường từ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố P và 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư, tổng cộng là 3.984.597.403 đồng.

Nhận tiền về, bà L đã chia như sau: Hỗ trợ cho ông T 100.000.000 đồng, hỗ trợ cho bà 100.000.000 đồng (bà L đang giữ số tiền này) và trừ đi tiền thuế, các chi phí phát sinh là 274.597.403 đồng; số tiền còn lại chia đều cho 6 người gồm bà T, bà M1, bà L, ông Ng, bà L1 và ông T, mỗi người được nhận 585.000.000 đồng. Riêng phần tiền phát sinh từ quyền thừa kế của bà thì bà L chiếm đoạt, không chịu trả cho bà.

Bà không đồng ý với Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010 và Biên bản thỏa thuận của gia đình ngày 26-7-2015.

Theo quy định của pháp luật thìtrong số tiền 3.984.597.403 đồng (gồm 3.161.686.780 đồng tiền bồi thường và 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư) sau khi trừ đi các chi phí, còn lại lẽ ra phải chia cho 11 người con gồm bà, ông C (ông C chết năm 2013 thì vợ và các con của ông được nhận), ông T, bà M1, ông Đ, bà L, bà L1, ông Ng, ông T, ông Tr và ông P.

Tuy nhiên, bà chỉ yêu cầu chia 3.161.686.780 đồng cho 11 anh em, mỗi người được 287.426.000 đồng. Do bà L đã chia 3.161.686.780 đồng cho 6 người,gồm bà T, bà M1, bà L, ông Ng, bà L1 và ông T, mỗi người được nhận585.000.000 đồng; ngoài ra, bà L đang giữ 100.000.000 đồng của bà.

Bà yêu cầu được nhận 287.426.000 đồng phát sinh từ quyền thừa kế từ tài sản chung theo quy định của pháp luật; trong đó, bà L phải trả cho bà100.000.000 đồng; bà M1, bà L, ông Ng, bà L1 và ông T, mỗi người phải trả cho bà 31.237.000 đồng, bà T và các con bà T phải trả cho bà 31.237.000 đồng.

Bà không yêu cầu chia 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư.

Bị đơn là bà Đặng Thị L trình bày:

Cha, mẹ bà là cụ Đặng Minh Ch, chết năm 1974 và cụ Hoàng Thị S, chết năm 1979, đều không để lại di chúc và có 11 người con như nguyên đơn trình bày.

Phần đất 3.306,5 m2 trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm mà nguyên đơn trình bày, là tài sản do cha, mẹ bà để lại.

Khi xảy ra tranh chấp thì các anh chị em mới họp bàn và thống nhất tại Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010. Bà M là người viết biên bản và sau đó 11 anh chị em thống nhất, ký tên vào biên bản với nội dung:

Giao cho các ông Tr, ông P, ông T và ông Đ phần đất ở mặt đường đường B. Bà M từ chối nhận phần di sản trong phần đất này.

Sáu anh em còn lại là bà M1, ông C, bà L, bà L1, ông Ng và ông T sẽ được nhận số diện tích đất còn lại do anh em và cha, mẹ tạo lập, đất này nằm trong khuquy hoạch suối Hội Phú. Nếu được bồi thường thì ông C sẽ nhận tiền bồi thường và chia đều cho 6 anh em. Năm 2013, ông C chết nên vào năm 2015, sáu anh em gồm bà M1, bà L1, ông Ng, ông T, bà T (vợ ông C) và bà thống nhất ủy quyền cho bà nhận tiền bồi thường tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố P.Tháng 7 năm 2015, khi bà chuẩn bị nhận tiền bồi thường thì Bà M nộp đơn tranh chấp, nên Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố P yêu cầu các anh chị emphải thống nhất được với nhau thì họ mới chi trả tiền bồi thường.

Vì vậy, bà M, bà T, bà M1, bà L, ông Ng, bà L1 và ông T lập văn bản ngày 26-7-2015 để thỏa thuận về việc chia số tiền bồi thường và tiền hỗ trợ tái định cư là 3.984.597.403 đồng; giữa 7 người cũng không thống nhất được ý kiến với nhau. Bà M1, bà L1 và ông T chỉ đồng ý chia số tiền 3.984.597.403 đồng thành 6 phần và bà M không được hưởng bất kỳ số tiền nào; còn bà T, ông Ng và bàthống nhất là sau khi chia số tiền 3.984.597.403 đồng thành 6 phần và 3 người sẽ trích một phần tiền của mình để cho bà M.

Ngày 26-8-2015, bà đã nhận 3.984.597.403 đồng tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư (trong đó có 3.161.686.780 đồng tiền bồi thường và 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư). Sau khi bà nhận tiền, sáu anh em thống nhất hỗ trợ cho ông T 100.000.000 đồng, bà M 100.000.000 đồng (bà đang giữ số tiền này) và trừ đi tiền thuế, các chi phí phát sinh là 274.597.403 đồng, số tiền còn lại chia đềucho 6 người, gồm bà và bà T, bà M1, ông Ng, bà L1, ông T, mỗi người được nhận585.000.000 đồng.

Vì bà đã chia đều cho 6 anh em số tiền đã nhận, nên bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà M. Hiện nay bà đang giữ 100.000.000 đồng của bà M và bàchỉ đưa cho bà M số tiền này với điều kiện bà M không tranh chấp đối với phần đất còn lại của 6 chị em.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Đặng Văn T trình bày:

Về cha, mẹ, anh chị em của ông, về tài sản gồm 3.36,5m2 trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm thuộc khu giải tỏa do mở rộng bờ kè chống sạt lở suối Hội Phú thành phố P do cha mẹ để lại thì nguyên đơn, bị đơn đã trình bày là đúng.

Năm 2009, ông nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung với bà M, ôngTr, ông P và được Tòa án giải quyết, nhưng quá trình giải quyết, các bên đã thống nhất được với nhau. Vào ngày 19-3-2010, ông và các anh chị em đã thống nhất rằng ông và ông Tr, ông P, ông Đ sẽ nhận phần đất mặt tiền, còn 3.306,5m2 đất trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm thì ông không có ý kiến. Tuy nhiên, trong đất ruộng đó có một phần đất ông mua của người khác và được nhà nước bồi thường cho ông. Ngày 26-8-2015, bà L nhận tiền bồi thường và đã trả cho ông 100.000.000 đồng là khoản tiền nhà nước bồi thường cho ông.

Ông không có ý kiến nào đối với khoản tiền bồi thường, tái định cư là3.984.597.403 đồng theo yêu cầu khởi kiện của bà M.

- Bà Đặng Thị M1 trình bày:

Bà thống nhất ý kiến của bà L. Bà đã nhận 585.000.000 đồng và không có ý kiến nào khác.

- Ông Đặng Thành Đ trình bày:

Về cha, mẹ, anh chị em của ông, về tài sản gồm 3.36,5m2 trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm thuộc khu giải tỏa do mở rộng bờ kè chống sạt lở suối Hội Phú, thành phố P do cha mẹ để lại thì nguyên đơn, bị đơn và các anh chị em khác đã trình bày là đúng.

Anh chị em đã họp và thống nhất phân chia tài sản.

Biên bản họp gia đình ngày 19-3-2010 đã thỏa thuận chia đất mặt tiền đường Đường B cho 4 anh em trai là ông T, ông Tr, ông P và ông. Còn 3.306,5m2 đất trồng cây lâu năm và 1.811,9m2 đất trồng cây hàng năm được chia cho 6 thành viên còn lại trong gia đình, không có bà M. Biên bản họp gia đình ngày 26-7- 2015 để phân chia số tiền bồi thường, ông không được biết và không dự họp. Bà M là chị cả trong gia đình, nhưng không được chia thừa kế là thiệt thòi; việc phân chia tài sản thừa kế cần có sự công bằng, đảm bảo quyền lợi cho mọi thành viên.

- Bà Đặng Thị L1 trình bày:

Bà thống nhất ý kiến của bà L. Bà đã nhận 585.000.000 đồng và không có ý kiến nào khác.

- Bà Nguyễn Thị T trình bày:

Bà là vợ của ông C. Gia đình chồng của bà gồm có 11 người con và tài sản do cha, mẹ chồng để lại thì các anh chị em đã trình bày là đúng.

Vợ chồng bà có 3 người con là Đặng Thanh Ph, Đặng Thanh S và ĐặngThanh D. Năm 2013, ông C chết.

Sau khi cha mẹ chồng chết, các anh chị em của chồng bà quản lý, sử dụng đất do cha mẹ chồng để lại. Khi tranh chấp, các anh chị em trong gia đình chồng đã họp và thống nhất tại Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010. Bà M là người viết biên bản này và 11 anh chị em chồng đã ký tên vào biên bản có nội dung:

Giao cho các ông Tr, ông P, ông T và ông Đ phần đất ở mặt đường đường B.Bà M từ chối nhận phần di sản trong phần đất này.

Sáu người còn lại là bà M1, ông C, bà L, bà L1, ông Ng và ông T được nhận số đất còn lại do anh em và cha, mẹ tạo lập nằm trong khu quy hoạch suối HộiPhú; nếu được bồi thường thì chồng bà sẽ nhận tiền bồi thường và chia đều cho 6 anh em. Do chồng bà chết năm 2013, nên vào năm 2015, sáu người gồm bà M1, bà L, bà L1, ông Ng, ông T và bà ủy quyền cho bà L nhận tiền bồi thường tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố P. Ngày 26-8-2015, bà L đã nhận3.984.597.403 đồng tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư (trong đó có3.161.686.780 đồng tiền bồi thường và 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư). Sau khi nhận tiền, 6 anh em thống nhất hỗ trợ cho ông T 100.000.000 đồng, hỗ trợ cho bà M 100.000.000 đồng (bà L đang giữ số tiền này) và một số chi phí phátsinh; số tiền còn lại chia đều cho 6 anh em và mỗi người đã được nhận585.000.000 đồng. Bà và các con của bà là Ph, S và D thống nhất gửi585.000.000 đồng đó tại Ngân hàng.

Bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà M vì chính bà M là chị cả trong gia đình và là người viết Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010. Kinh tế của bà M cũng vững vàng, nên đã từ chối nhận di sản. Bà M đã từ chối thì không được quyền nhận nữa.

Bà muốn giải quyết vụ việc êm thấm và trong gia đình còn giữ lại được tình cảm, nên ngoài 100.000.000 đồng nói trên, bà cũng đã bàn bạc lại với các anh em để hỗ trợ cho bà M thêm một ít tiền nữa, nhưng các anh chị em không đồng ý.

- Anh Đặng Thanh Ph trình bày:

Về ông bà nội, cha mẹ của anh, các cô chú bên nội, về tài sản của ông bà nội để lại thì các đương sự khác đã khai là đúng. Sau khi ông bà nội của anh chết, các cô chú quản lý và sử dụng phần diện tích đất nếu trên. Khi tranh chấp, các cô chú mới họp bàn và thống nhất tại Biên bản ngày 19-3-2010.Năm 2013, cha anh chết.

Ngày 26-7-2015, mẹ của anh và các cô chú là bà M, bà M1, bà L, ông Ng, bà L1 và ông T lập văn bản để thỏa thuận về việc chia số tiền bồi thường và tiền hỗ trợ tái định cư như lời khai của mẹ anh. Mẹ anh đã nhận 585.000.000 đồng. Anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Anh Đặng Thanh S trình bày:

Mẹ của anh là bà T. Anh thống nhất lời trình bày của bà T và anh Ph. Sau khi nhận 585.000.000 đồng, mẹ của anh cùng anh Ph, anh D và anh đã thống nhất gửi toàn bộ số tiền này tại Ngân hàng. Nay, anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Toà án đã tiến hành đầy đủ các thủ tục để triệu tập hợp lệ đối với ông Đặng Thành Ng, ông Đặng Anh T, ông Đặng Vĩnh Tr, ông Đặng Thanh P và anh Đặng Thanh D, nhưng họ không đến Toà án để tham gia tố tụng. Do vậy, họ không có lời khai tại Tòa án.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 30 tháng 3 năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai đã quyết định:

Căn cứ các Điều 26,35,39, khoản 2 Điều 147, điểm b khoản 2 Điều 227, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 13-3-2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc án phí, lệ phí Tòa án;

Ápdụng các Điều 280, 281, 298 của Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đặng Thị M.

- Buộc bà Đặng Thị L phải trả cho bà Đặng Thị M 131.237.000 đồng.

- Buộc bà Đặng Thị M1, ông Đặng Thành Ng, bà Đặng Thị L1 và ông ĐặngAnh T, mỗi người phải trả cho bà Đặng Thị M 31.237.000 đồng.

- Buộc bà Nguyễn Thị T, anh Đặng Thanh Ph, anh Đặng Thanh S và anhĐặng Thanh D phải trả cho bà Đặng Thị M 31.237.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm, quyết định về nghĩa vụ chịu khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; thông báo quyền yêu cầu, tự nguyện hoặc bị cưỡng chế thi hành án và thời hiệu thi hành án; tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 9-4-2018, bị đơn là bà L, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Ng, bà T và bà M1 có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 10-4-2018, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà L1 có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Những người kháng cáo là bà L, bà T, bà L1, bà M1 (cũng là người đại diện theo ủy quyền của ông Ng) trình bày, trong Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010 và trong các cuộc họp gia đình, bà M đã cam kết không nhận di sản. Mặt khác, tại Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010đã ghi “Em Công cótrách nhiệm chia đều cho các anh em còn lại (trừ bốn người được nhận đất trên mặt đường đường B: Đặng Vĩnh Tr, Đặng Thanh P, Đặng Văn T, Đặng Thành Đ)”chứ không ghi là “Em Công có trách nhiệm chia đều cho các chị em còn lại”. Bà M là chị cả và là người ghi Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010, nếu bà M ghi chữ “chị em” tại biên bản thì bà M mới được chia; nhưng lúc đó bà M ghi “chia đều cho các anh em còn lại” thì có nghĩa là bà M đã từ chối nhận di sản. Do đó,họ kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không buộc họ phải trả cho nguyên đơn các khoản tiền theo quyết định của bản án sơ thẩm.

- Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của người kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]Cụ Đặng Minh C và cụ Hoàng Thị S có 11 người con là bà M, ông C (chết năm 2013, có vợ là bà T và các con là anh Ph, anh S, anh D), ông T, bà M1, ông Đ, bà L, bà L1, ông Ng, ông T, ông Tr và ông P. Cụ Đặng Minh C chết năm 1974, cụ Hoàng Thị S chết năm 1979, đều không để lại di chúc. Các đương sự đều thừa nhận, cụ Chung và cụ Sắt để lại nhiều di sản, trong đó có thửa đất3.306,5 m2 trồng cây lâu năm và thửa đất 1.811,9m2 trồng cây hàng năm tại khu vực suối Hội Phú, thành phố P; hai thửa đất này thuộc diện giải tỏa, được Nhànước bồi thường 3.161.686.780 đồng và hỗ trợ tái định cư 822.910.623 đồng.

Do đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia, nên số tiền giá trị quyền sử dụng đất được Nhà nước bồi thường và hỗ trợ tái định cư nêu trên chuyển thành tài sản chung của bà M, ông T, bà M1, ông Đ, bà L, bà L1, ông Ng, ông T, ông Tr, ông P và vợ, con của ông C là bà T, anh Ph, anh S, anh D.

Ngày 26-8-2018, bà L đã nhận 3.161.686.780 đồng tiền bồi thường và 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư. Sau khi nhận các khoản tiền này, bà L cùng với bà M1, bà L1, ông Ng, ông Tvà bà T (vợ của ông C) đã thỏa thuận hỗ trợ cho ông T 100.000.000 đồng, hỗ trợ cho bà M 100.000.000 đồng và trừ đi khoản thuế, phí là 274.597.403 đồng; còn lại 3.510.000.000 đồng chia đều cho 6 người gồm bà L, bà M1, bà L1, ông Ng, ông T và bà T, mỗi người được chia 585.000.000 đồng.

Bà L, bà M1, bà L1, ông Ng, ông T và bà T đều trình bày, mỗi người đều đã nhận 585.000.000 đồng và bà L vẫn đang giữ 100.000.000 đồng hỗ trợ cho bà Mtheo thỏa thuận của 6 người nêu trên; bà T và các con của bà T là anh Ph, anh S, anh D đã gửi 585.000.000 đồng tại Ngân hàng. 

Bà M cho rằng bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm bà T (cùng các con của bà T), bà M1, ông Ng, bà L1, ông T đã giữ các khoản tiềnmà lẽ ra bà được sở hữu nên đã khởi kiện. Trong đơn khởi kiện, bà M không yêu cầu Tòa án chia 822.910.623 đồng tiền hỗ trợ tái định cư mà chỉ yêu cầu Tòa án xác định 3.161.686.780 đồng là tài sản chung của 11 người thừa kế; đồng thời yêu cầu Tòa án buộc bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nêu trên phải trả 287.426.000 đồng, trong đó bà L phải trả 131.237.000 đồng (gồm 100.000.000 đồng mà các đồng thừa kế thống nhất hỗ trợ cho bà M và 31.237.000đồng tiền mà bà được chia), bà T (cùng các con của bà T), bà M1, ông Ng, bà L1,ông T mỗi người phải trả 31.237.000 đồng.

Với các tình tiết nêu trên thì Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là thỏa đáng, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự về thừa kế và quyền sở hữu về tài sản chung.

[2] Xem xét kháng cáo củanhững người kháng cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

-Tất cả các anh chị em trong gia đình đều tự nguyện tham gia lập Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010. Nội dung của biên bản này phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên thỏa thuận tại biên bản là có hiệu lực. Tại mục 5 của biên bản thể hiện “Số diện tích đất còn lại do cha mẹ và anh em tạo lập nên hiện nay đang nằm trong khu quy hoạch suối hội phú. Nếu được bồi thường thì giao cho em Đặng Văn C được nhận. Em C có trách nhiệmchia đều cho các anh em còn lại (Trừ 4 người được nhận đất trên mặt đường Đường B: Đặng Vĩnh Tr, Đặng Thanh P, Đặng Văn T, Đặng Thành Đ)”. Như vậy các bên đã thỏa thuận rằng nếu được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất do cha mẹ để lại thì ông C được nhận và chia đều cho các anh em, trừ ông Tr, ông P, ôngT, ông Đ vì đã được nhận đất của cha mẹ để lại tại mặt đường Đường B. Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010 không có nội dung nào thể hiện việc bà M từ chối nhận tiền bồi thường hoặc không được quyền nhận tiền bồi thường.

- Như đã nhận định trên, bà M, ông C (chết năm 2013), ông T, bà M1, ông Đ, bà L, bà L1, ông Ng, ông T, ông Tr và ông P là những người được sở hữu chung tài sản do cụ S và cụ Ch để lại. Tại Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3- 2010 đã thể hiện rõ chỉ có 4 người gồm ông Tr, ông P, ông T, ông Đ không được nhận tiền bồi thường. Như vậy, 7 người còn lại đều được chia tiền bồi thường. Do đó, lời khai của những người kháng cáo cho rằng bà M là chị cả và là người ghi Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010, nếu bà M ghi chữ “chị em” tại biên bản thì bà M mới được chia; nhưng lúc đó bà M ghi “chia đều cho các anh em còn lại” thì có nghĩa là bà M đã từ chối nhận di sản là không phù hợp với ý chí của những người đã tham gia lập Biên bản hòa giải gia đình ngày 19-3-2010.

Các tình tiết trên đấy cho thấy, nội dung kháng cáo của những người kháng cáo là không có căn cứ.

[3] Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bà L, ông Ng, bà L1, bà M1, bà T và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[4] Do Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm bị kháng cáo,nên những người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308, Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 của Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo bị đơn là bà Đặng Thị L và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị T, bà Đặng Thị M1, bàĐặng Thị L1, ông Đặng Thành Ng; giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số11/2018/DS-ST ngày 30-3-2018 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai.

- Áp dụng các Điều 256, 257, 280, 281 và Điều 298 của Bộ luật dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015;

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đặng Thị M.

Buộc bà Đặng Thị L phải trả cho bà Đặng Thị M 131.237.000 đồng.

Buộc bà Đặng Thị M1, ông Đặng Thành Ng, bà Đặng Thị L1 và ông Đặng

Anh T, mỗi người phải trả cho bà Đặng Thị M 31.237.000 đồng. Buộc bà Nguyễn Thị T và các con của bà Nguyễn Thị T là anh Đặng Thanh Ph, anh Đặng Thanh S, anh Đặng Thanh D phải trả cho bà Đặng Thị M31.237.000 đồng.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán với mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu các bên không thỏa thuận thì mức lãi suất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Buộc bà Đặng Thị M phải chịu 14.371.300 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 9.880.250 đồng theo Biên lai số 0002133 ngày 16-10-2015 và 1.47.900 đồng theo Biên lai số 0002418 ngày24-12-2015 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P; bà Đặng Thị M còn phảinộp 3.083.150 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

2. Án phí dân sự phúc thẩm:

Buộc bà Đặng Thị L1 phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai số 0003428 ngày 12-4-2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P, tỉnh Gia

Lai; bà Đặng Thị L1 đã nộp đủ tiền án phí dân sự phúc thẩm. Buộc bà Đặng Thị L phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai số 0003429 ngày 12-4-2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P, tỉnh GiaLai; bà Đặng Thị L đã nộp đủ tiền án phí dân sự phúc thẩm.

Buộc ông Đặng Thành Ng phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo

 Biên lai số 0003430 ngày 12-4-2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P,tỉnh Gia Lai; ông Đặng Thành Ng đã nộp đủ tiền án phí dân sự phúc thẩm.

Buộc bà Nguyễn Thị T phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai số 0003431 ngày 12-4-2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P, tỉnh Gia Lai; bà Nguyễn Thị T đã nộp đủ tiền án phí dân sự phúc thẩm.

Buộc bà Đặng Thị M1 phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm; nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai số 0003432 ngày 12-4-2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố P, tỉnh Gia Lai; bà Đặng Thị M1 đã nộp đủ tiền án phí dân sự phúc thẩm.

3. Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự

4. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

421
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 35/2018/DS-PT ngày 04/10/2018 về yêu cầu chia tài sản chung phát sinh từ quyền thừa kế

Số hiệu:35/2018/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Gia Lai
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 04/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về