Bản án 34/2021/DS-PT ngày 05/02/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

BẢN ÁN 34/2021/DS-PT NGÀY 05/02/2021 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN 

Vào ngày 05 tháng 02 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 214/2020/TLPT-DS ngày 13 tháng 10 năm 2020, về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản”.

Do Bản án Dân sự sơ thẩm số: 120/2020/DS-ST ngày 20/07/2020, của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 250/2020/QĐ-PT ngày 23 tháng 10 năm 2020, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Lê Ngọc A, sinh năm 1980; cư trú tại: Tổ 14, ấp G, xã HT, huyện GD, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Văn Th – Luật sư, của Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đ, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh; có mặt.

- Bị đơn:

+ Ông Lê Thanh H, sinh năm 1967; cư trú tại: Ấp TT, xã LTh, huyện BC, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

+ Ông Lê Minh H1, sinh năm 1977; cư trú tại: Ô1/138, khu phố TBA, thị trấn GD, huyện GD, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn ông Lê Minh H1: Ông Phạm Thanh Đ – Luật sư, của Chi nhánh Văn phòng Luật sư TĐ, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Lê Thanh V, sinh năm 1971; có mặt.

+ Ông Lê H1 Ch, sinh năm 1974; có mặt.

Cùng cư trú tại: Ấp G, xã HT, huyện GD, tỉnh Tây Ninh.

+ Chị Lê Ngọc H2, sinh năm 1992; cư trú tại: Số 36/4, đường CMT, khu phố 3, Phường 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

- Người kháng cáo: Ông Lê Minh H1 là bị đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Đơn khởi kiện và trong quá trình tham gia tố tụng, nguyên đơn bà Lê Ngọc A trình bày:

Bà yêu cầu chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật di sản thừa kế của cha mẹ bà là cụ Lê Văn H3 (sinh năm 1936, chết ngày 03-6-2019) và cụ Huỳnh Thị X (sinh năm 1936, chết ngày 17-6-2014). Di sản thừa kế là quyền sử dụng 1.938,6 m2 đất, thuộc thửa số 652, tờ bản đồ số 32, tọa lạc tại ấp G, xã HT, huyện GD, tỉnh Tây Ninh, theo Giấy chứng nhận sử dụng đất số: H0004/551/2004 ngày 23-12-2004, do Ủy ban nhân dân huyện GD cấp cho cha mẹ bà đứng tên; cùng tài sản trên đất. Cha mẹ bà có tất cả 05 người con gồm: Lê Thanh H, Lê Thanh V, Lê H1 Ch, Lê Minh H1 và bà (Lê Ngọc A).

Năm 2005, cha mẹ bà tặng cho ông Lê Thanh V diện tích 851,3 m2, ông Lê H1 Ch diện tích 862,4 m2 và cho bà diện tích 842,4 m2. Đến năm 2012, do cần tiền trị bệnh, cha mẹ chuyển nhượng cho bà diện tích 509,1 m2; tất cả đều đã sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất X.

Mẹ bà không để lại di chúc. Ngày 07-4-2016, cha bà lập di chúc và được Phòng công chứng số 02 tỉnh Tây Ninh chứng thực. Theo di chúc này (cha bà ấn định tài sản của ông trong khối tài sản chung với mẹ bà), cha bà cho bà 8 mét ngang đất (diện tích 570,1 m2) và chị H2 là cháu nội (con gái ông V) 04 mét ngang đất (diện tích 236,4 m2); hiện tại toàn bộ di sản thừa kế bà đang quản lý, sử dụng.

Qua 03 lần thẩm định tại chỗ, trong đó có 01 lần ông H yêu cầu thẩm định lại do không đồng ý với kết quả thẩm định lần đầu và 01 lần bà yêu cầu thẩm định lại do sau khi thẩm định bà có xây thêm nhà mồ trên đất, diện tích đất có chênh lệch qua các lần đo đạc nhưng không đáng kể, bà thống nhất lấy kết quả thẩm định lần sau cùng để giải quyết vụ án.

Nay bà yêu cầu: Tài sản chung của cha mẹ bà tại thời điểm cha bà lập di chúc ngày 07-4-2016 có diện tích thực tế là 1.663,67 m2. Trong đó, thửa 652 (thửa đất tranh chấp) có diện tích 1.646,27 m2, sau khi trừ các phần diện tích lấn chiếm 02 con đường là 8,7 m2 (3,3 + 1,6 + 3,8), diện tích còn lại là 1.637,57 m2; thửa 651 (thuộc quyền sử dụng của bà) có diện tích 17,4 m2.

Cụ thể từng phần diện tích như sau:

1. Phần nhà mồ: Có diện tích 118,97 m2. Trong đó có 3,3 m2 nằm ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lấn chiếm diện tích con đường, bà chấp nhận trừ 3,3 m2 để trả lại diện tích con đường. Diện tích nhà mồ còn lại là 115,67 m2 (trong 115,67 m2 có 98,27 m2 (101,57 m2 trừ 3,3 m2) thuộc thửa số 652 và 17,4 m2 thuộc thửa 651), bà chấp nhận để lại 115,67 m2 để làm mồ mả và không có yêu cầu chia.

2. Phần diện tích cha bà ấn định theo di chúc cho bà: Có diện tích 500 m2 (195,8 m2 + 172,7 m2 + 39,7 m2 + 91,8 m2), bà yêu cầu chia cho bà phần diện tích này.

3. Phần diện tích cha bà ấn định theo di chúc cho cháu Lê Ngọc H2: Có diện tích thực tế 190,9 m2, trong đó có sử dụng lấn chiếm diện tích con đường là 1,6 m2. Phần diện tích còn lại là 189,3 m2. Bà yêu cầu giao cho cháu H2 được hưởng theo nguyện vọng của cha bà và yêu cầu của cháu H2.

4. Phần di sản thừa kế còn lại của cha mẹ bà yêu cầu chia theo pháp luật: Có diện tích thực tế 853,8 m2 (128,4 m2 + 29,7 m2 + 69,8 m2 + 557,3 m2 + 35,5 m2 + 33,1 m2). Trong đó, có 3,8 m2 lấn chiếm con đường, diện tích còn lại là 850 m2. Bà yêu cầu chia đều cho 05 người gồm ông H, ông V, ông Ch, ông H1 và bà mỗi người 01 kỷ phần tương đương 170 m2. Do ông V yêu cầu giao cho bà phần ông V được chia và bà đồng ý nhận nên phần bà được chia theo pháp luật có diện tích 170 m2 x 2 = 340 m2, cộng với phần bà được chia theo di chúc là 500 m2 = Tổng diện tích bà được chia là 840 m2.

Sau khi trừ các phần lấn chiếm lộ giới, diện tích còn lại là 1.637,57 m2, có giá 40.000.000 đồng/mét ngang x 24,34 mét ngang = 973.600.000 đồng, tương đương 594.500 đồng/m2.

Tài sản trên đất gồm: 01 căn nhà có 02 gian, diện tích ngang 12,95 mét x dài 8,11 mét = 105 m2, dạng nhà chữ Đinh, có kết cấu móng bê tông cốt thép, tường gạch tô xi măng, nền gạch tàu, cửa cây, mái ngói; 01 căn nhà bếp diện tích ngang 3,67 mét x dài 9,01 mét = 33 m2, có kết cấu nền xi măng, mái ngói, vách thiết, cả 02 căn nhà đều đã hết niên hạn sử dụng nên không còn giá trị; hàng rào cùng các loại cây trên đất là tài sản của cha mẹ, bà có nguyện vọng người được chia đất thì được hưởng tài sản trên đất. Ngoài ra, trên đất còn có 01 mái che là tài sản của riêng bà, các anh em bà không có tranh chấp phần mái che này.

Do vị trí đất bà được chia có 01 phần căn nhà trên (có 02 gian) của cha mẹ đang tọa lạc. Nguyện vọng bà muốn nhận luôn cả phần diện tích đất mà căn nhà tọa lạc để thờ cúng cha mẹ, bà giao lại cho ông H và ông H1 giá trị quyền sử dụng đất bằng tiền tương đương với phần thừa kế mà ông H và ông H1 được chia.

Đối với chênh lệch về vị trí đất giữa thực tế so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần di sản thừa kế, của bà, của ông V và ông Ch, tất cả anh em bà cùng thống nhất sử dụng theo diện tích thực tế và điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên cho phù hợp với hiện trạng. Hiện tại, bà chỉ yêu cầu phần di sản thừa kế giải quyết theo hiện trạng thực tế, còn các phần đất khác anh em bà sẽ tự liên hệ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh sau.

Từ trước đến nay bà là người thờ cúng cha mẹ bà nên bà yêu cầu được nhận căn nhà thờ để tiếp tục thờ cúng cha mẹ bà.

Bị đơn ông Lê Thanh H trình bày: Trước khi mở phiên tòa ông có yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ ký theo di chúc của ông Lê Văn H3 nhưng chưa được Tòa án chấp nhận, ông đề nghị Tòa án xem xét và chấp nhận yêu cầu của ông.

Ông đồng ý với lời trình bày của bà A về thời gian cha mẹ chết, cha mẹ có 05 người con, di sản thừa kế của cha mẹ hiện còn 1.637,57 m2, ông cũng thống nhất trừ 98,27 m2 đất để làm mồ mả và không yêu cầu giải quyết, còn lại 1.539,3 m2 là di sản thừa kế của cha mẹ hiện đang có tranh chấp. Việc thẩm định và định giá tài sản tranh chấp ông cũng thống nhất. Đồng thời ông đồng ý lấy kết quả thẩm định sau cùng làm căn cứ giải quyết vụ án. Theo ông, di chúc của cha ông để lại cho bà A là không hợp pháp; không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, do bà A đã nhận tài sản của cha mẹ, nay lại tiếp tục yêu cầu tức bà A yêu cầu được hưởng phần tài sản của người khác mà không thuộc quyền của bà A.

Đối với chị H2, ông không đồng ý chia vì cho rằng chị H2 chỉ là cháu không được hưởng phần của cha mẹ ông để lại.

Trong quá trình giải quyết vụ án, ông H nhiều lần thay đổi yêu cầu. Cụ thể: Ông yêu cầu giao hết diện tích 1.539,3 m2 cho ông và ông H1; sau đó ông thay đổi yêu cầu, ông chấp nhận chia theo di chúc cho bà A và cháu H2, phần còn lại giao hết cho ông và ông H1 nhưng ông từ chối nhận và yêu cầu giao tất cả cho ông H1. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông thay đổi ý kiến, ông yêu cầu giao hết diện tích 1.539,3 m2 cho ông và ông H1 mỗi người ½; nguyện vọng ông được nhận bằng quyền sử dụng đất vì ông V, ông Ch và bà A đã được cha mẹ cho đất X. Ông và ông H1 chưa được cha mẹ cho đất.

Tài sản trên đất ông thống nhất căn nhà chữ Đinh 02 gian và nhà bếp không còn giá trị sử dụng; cùng hàng rào và cây trên đất là của cha mẹ, người nào được giao đất ở vị trí nào thì được nhận luôn tài sản trên đất, ông không tranh chấp. Phần mái che là của bà A.

Đối với việc thờ cúng, khi cha mẹ còn sống thì cha mẹ thờ cúng ông bà nội ông tại nhà của cha mẹ; sau khi cha mẹ chết thì bà A là người gần nhà cha mẹ nên bà A là người thờ cúng. Việc chăm sóc cha mẹ khi già yếu ốm đau bệnh tật do bà A lo là chính, còn tiền do tất cả các anh em cùng lo.

Bị đơn ông Lê Minh H1 trình bày: Ông đồng ý với lời trình bày của bà A và ông H về thời gian cha mẹ chết, cha mẹ có 05 người con, di sản thừa kế của cha mẹ hiện còn 1.637,57 m2, ông cũng thống nhất trừ 98,27 m2 đất để làm mồ mả và không có tranh chấp, còn lại 1539,3 m2 là di sản thừa kế của cha mẹ. Việc thẩm định và định giá tài sản anh chấp ông thống nhất. Tuy nhiên, ông không đồng ý chia theo di chúc và yêu cầu toàn bộ phần diện tích 1.539,3 m2 giao cho ông và ông H. Nhưng do ông H từ chối không nhận nên ông yêu cầu giao hết cho ông cùng toàn bộ tài sản trên đất. Phần mái che là của bà A ông không anh chấp. Việc cha mẹ bệnh do bà A chăm sóc và nuôi dưỡng là chính. Việc thờ cúng cha mẹ do bà A ở gần nên bà A thờ cúng Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê H1 Ch trình bày: Thống nhất như lời trình bày của ông H. Ngoài ra, nếu ông được chia phần tài sản nào, ông từ chối nhận và yêu cầu giao cho ông H và ông H1 được hưởng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Thanh V trình bày: Trước khi chết cha mẹ có cho đất cho ông, ông Ch và bà A; đồng thời cha mẹ có chuyển nhượng cho bà A một phần như lời bà A trình bày là đúng. Ngoài ra, cha mẹ còn chia đất ruộng cho các con mỗi người 01 ha. Ngoài ra, ông H1 còn được chia thêm 0,7 ha đất, còn lại 0,5 ha để làm mồ mả. Sau khi cha mẹ chết, tất cả các anh em cùng thống nhất chuyển nhượng 1,2 ha cho ông (V) với giá là 300.000.000 đồng, trong đó 175.000.000 đồng/0,7 ha là phần của ông H1, còn lại 125.000.000 đồng/0,5 ha ông giữ để làm chi phí xây mồ mả.

Trước đây, ông trình bày nếu được chia di sản thừa kế, ông từ chối nhận phần của ông và yêu cầu giao cho ông H và ông H1. Sau đó, ông H và ông H1 yêu cầu ông giao lại cho ông H1 giữ số tiền 125.000.000 đồng nên ông giao lại cho ông H1. Khi bà A làm mồ mả, ông yêu cầu ông H1 đưa lại nhưng ông H1 không đưa, từ đó ông phải tiếp tục bỏ ra thêm 125.000.000 đồng nữa để đưa cho bà A làm mồ mả. Vì những lý do trên nên ông thay đổi ý kiến, ông từ chối nhận phần di sản thừa kế nếu ông được chia và yêu cầu giao phần của ông cho bà A.

Bà A là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cha mẹ khi già yếu, bệnh tật. Bà A là người thờ cúng cha mẹ và ông bà.

Đối với diện tích đất là di sản thừa kế của cha mẹ, đất của bà A và của ông qua đo đạc có sự chênh lệch giữa thực tế và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông thống nhất giải quyết như thực tế sử dụng đất của các bên và không có tranh chấp gì khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Lê Ngọc H2 trình bày: Chị thống nhất theo lời trình bày và yêu cầu của bà A. Chị yêu cầu được chia theo di chúc của ông nội chị là cụ Hừ chết để lại cho chị phần diện tích 189,3 m2, có vị trí đất như ông nội chị ấn định theo di chúc.

Bản án Dân sự sơ thẩm số: 20/2020/DS-ST ngày 20 tháng 7 năm 2020, của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh, quyết định:

1. Chấp yêu cầu khởi kiện của của bà Lê Ngọc A, về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.

1.1. Giao bà Lê Ngọc A được quyền sử dụng phần đất có diện tích 1.020 m2, loại đất ONT 265 m2, CLN 755 m2. Tứ cận: Đông giáp phần đất ông H và ông H1 được chia, dài 62,10 mét; Tây giáp thửa đất 555 của bà A, dài 62,60 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 16,34 mét; Bắc giáp đường đất dài 16,54 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà (chữ Đinh) 02 gian có diện tích 105 m2 (ngang 12,95 mét x dài 8,11 mét) đã hết niên hạn sử dụng.

1.2. Giao chị Lê Ngọc H2 được quyền sử dụng phần đất có diện tích 189,3 m2, loại đất ONT 50 m2, CLN 139,3 m2. Tứ cận: Đông giáp thửa đất 651 của bà A, dài 47,81 mét; Tây giáp phần ông H và ông H1 được chia, dài 47,92 mét; Nam giáp nhà mồ, dài 04 mét; Bắc giáp đường đất, dài 04 mét.

1.3. Giao ông Lê Thanh H được quyền sử dụng phần đất có diện tích 162,7 m2, loại đất ONT 42 m2, CLN 120,7 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 25,14 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 25,23 mét; Nam giáp phần ông H1 được chia, dài 5,74 mét; Bắc giáp đường đất, dài 7,21 mét.

1.4. Giao ông Lê Minh H1 được quyền sử dụng phần đất có diện tích 167,3 m2, loại đất ONT 43 m2, CLN 124,3 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 22,78 mét và nhà mồ, dài 12,04 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 36,87 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 4,10 mét và nhà mồ, dài 0,98 mét; Bắc giáp phần ông H được chia, dài 5,74 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà bếp có diện tích 33 m2 (3,67 mét x dài 9,01 mét) đã hết niên hạn sử dụng.

1.5. Phần nhà mồ có diện tích 98,27 m2, cùng các tài sản khác trên đất gồm: Hàng rào, các loại cây và mái che; các đương sự không tranh chấp nên không đặt ra giải quyết.

Tất cả các phần đất trên đều thuộc thửa đất số 130, tờ bản đồ số 27 (bản đồ 299), đối chiếu với bản đồ địa chính 2000 thuộc thửa số 652, tờ bản đồ số 32, tọa lạc tại ấp G, xã HT, huyện GD, tỉnh Tây Ninh, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Lê Văn H3 và cụ Huỳnh Thị X đứng tên, được Ủy ban nhân dân huyện GD cấp ngày 23-12-2004, số H0004/551/2004, diện tích được cấp 1.938,6 m2.

Các đương sự có quyền và nghĩa vụ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như phần quyết định đã tuyên khi bản án có hiệu lực pháp luật,

2. Buộc bà Lê Ngọc A có nghĩa vụ giao ông Lê Thanh H số tiền 54.872.000 đồng (tương đương giá trị 92,3 m2 đất) và giao ông Lê Minh H1 số tiền 52.138.000 đồng (tương đương giá trị 87,7 m2 đất).

Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí; quyền, nghĩa vụ thi hành án; quyền kháng cáo của các đương sự.

Tại Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án số 08/2020/QĐ-SCBSBA ngày 28-8-2020 của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh đã quyết định:

“Sửa chữa, bổ sung Bản án số: 20/2020/DS-ST ngày 20-7-2020, của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh như sau:

1. Tại dòng thứ 05 từ dưới lên, trang 12 của Bản án đã ghi: “7.560.000 đồng”.

Nay sửa chữa bổ sung như sau: “7.580.000 đồng”.

2. Tại dòng 4, 5 và 6, trang 13 của Bản án đã ghi: “Bà A chịu 1.650.000 đồng”, ........, ông H và ông H1 mỗi người chịu 4.495.000 đồng”.

Nay sửa chữa bổ sung như sau: “Bà A chịu 3.150.000 đồng”, ........, ông H chịu 4.495.000 đồng và ông H1 chịu 495.000 đồng”.

Ngày 07 tháng 8 năm 2020, ông Lê Minh H1 kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm, không chấp nhận chia thừa kế.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông Lê Minh H1 giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

- Ý kiến của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh tham gia phiên tòa:

Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã thực hiện đúng quy định pháp luật. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định pháp luật.

Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lê Minh H1; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa, t thấy:

[1] Về tố tụng: Tại cấp phúc thẩm ông H1 cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa bà A, ông Tôn Thọ Khiêm (chồng bà A) tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (do có sự chồng lấn đất tranh chấp) là vi phạm tố tụng, xét thấy:

+ Qua đơn xin từ chối tham gia tố tụng, ông Tôn Thọ Kh trình bày: Ông không có ý kiến và cũng không có yêu cầu gì trong vụ án này, đồng thời ông xin từ chối tham gia tố tụng trong vụ án nên cấp sơ thẩm không đưa ông Kh tham gia tố tụng trong vụ án này là phù hợp.

+ Bà A là nguyên đơn đã tham gia tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Các đương sự không có đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh đất chồng lấn giữa đất bà A với phần di sản thừa kế và thống nhất với kết quả đo đạc nên không đưa bà A tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là phù hợp.

[2] Về Nội dung: Xét kháng cáo của ông Lê Minh H1, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, thấy rằng:

2.1. Về tính hợp pháp của Di chúc ghi ngày 07-4-2016, do ông Lê Văn H3 lập, được công chứng tại Phòng Công chứng số 02 tỉnh Tây Ninh.

Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Lê Thanh H, ông Lê Minh H1 có đơn yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm trưng cầu giám định đối với chữ ký của cụ Lê Văn H3 trên “Di chúc” do bà A cung cấp và “Di chúc” do Phòng Công chứng số 02 tỉnh Tây Ninh lưu giữ; với lý do không giống nhau về vị trí, dòng chữ, nét bút, chữ ký tên của cụ Hừ và Công chứng viên trên hai bản di chúc; cụ Hừ lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn; việc cụ Hừ tự yêu cầu cắt vẽ trên trích lục bản đồ địa chính của đất tranh chấp để lập di chúc chia đất cho bà A, chị H2 là không đúng quy định pháp luật; chứng tỏ có sự gian dối khi cụ Hừ lập Di chúc ghi ngày 07-4-2016, tại Phòng Công chứng số 02 tỉnh Tây Ninh.

Tại Công văn số: 63/CV-CC2 ngày 11-5-2020 của Phòng Công chứng số 02 tỉnh Tây Ninh, thể hiện: “Di chúc được ông Lê Văn H3 lập ngày 07-4-2016 là đúng theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục công chứng và các văn bản luật khác có liên quan. Việc so sA sự khác nhau giữa các bản di chúc như đơn yêu cầu trưng cầu giám định là khập khiểng, không thể làm căn cứ để yêu cầu giám định”.

Tại Biên bản xác minh ngày 16-3-2020, đối với Trung tâm Y tế huyện GD, khẳng định: Tại thời điểm khám sức khỏe (theo Giấy khám sức khỏe của ông Lê Văn H3 ghi ngày 05-4-2016), ông Hừ minh mẫn, đủ điều kiện sức khỏe lập di chúc.

Qua phân tích trên có cơ sở xác định: Đây là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo điểm c khoản 1 Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngoài ra, bị đơn cũng không yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng này vô hiệu theo luật định. Do đó, cấp sơ thẩm không chấp nhận trưng cầu giám định chữ ký trên 02 bản Di chúc ghi ngày 07-4-2016, của cụ Hừ theo yêu cầu của ông H, ông H1 là có cơ sở.

2.2. Về sơ đồ hiện trạng đất tranh chấp:

So với Bản trích đo chỉnh lý bản đồ địa chính do Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Tây Ninh, Chi nhA GD đo vẽ, đã thể hiện Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất đo đạc ngày 20 tháng 01 năm 2020, của Công ty Đo đạc địa chính Tây Ninh thực hiện có sự chênh lệch diện tích không đáng kể, giảm do thuộc đường công cộng (lộ giới QH).

Công ty Cổ phần đo đạc tỉnh Tây Ninh là đơn vị đo đạc do bị đơn lựa chọn. Tại phiên đo đạc có sự chứng kiến của Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện GD, tỉnh Tây Ninh, bị đơn ông Lê Thanh H, ông Lê Minh H1. Sau khi có kết quả đo đạc, các đương sự chấp nhận với kết quả đo đạc, diện tích thực tế của đất tranh chấp, không ai có khiếu nại, yêu cầu đo đạc lại hay tranh chấp về việc ranh đất thực tế của bà A quản lý, sử dụng không đúng với ranh bản đồ địa chính được cấp theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.3. Về kết quả định giá tài sản: Do diện tích đất tranh chấp lớn, có hai mặt giáp đường, việc chia thừa kế bằng hiện vật cho các đương sự là khả thi; đồng thời, việc thanh toán cho nhau số tiền chênh lệnh giữa những người thừa kế đối với kỷ phần của mỗi người được hưởng với số tiền không lớn nên Tòa án cấp sơ thẩm không định giá lại tài sản tranh chấp (mặc dù đã sau 06 tháng kể từ thời điểm định giá lần đầu) là có cơ sở, nhằm giảm chi phí tố tụng nhưng không ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

[3] Xét yêu cầu kháng cáo về việc chia thừa kế của cụ Hừ, cụ X, xét thấy:

3.1. Về việc ác định di sản:

Di sản thừa kế của cụ Hừ (chết năm 2019) và cụ X (chết năm 2014) là 1.938,6 m2 đất (qua đo đạc thực tế là 1.637,57 m2), thuộc thửa số 652, tờ bản đồ 28, tọa lạc tại ấp G, xã HT, huyện GD, Tây Ninh; trong đó có 98,27 m2 đất các đương sự cùng thống nhất để lại làm mồ mả và không yêu cầu giải quyết. Do đó, di sản thừa kế đang tranh chấp là diện tích 1.539,3 m2 đất.

3.2. Về yêu cầu chia thừa kế của cụ Hừ theo Di chúc ghi ngày 07-4-2016:

Cụ X chết năm 2014, không để lại di chúc. Ngày 07-4-2016, cụ Hừ lập di chúc và ấn định 806,5 m2 (570,1 + 236,4) m2/1.938,6 m2 (qua đo đạc thực tế là 689,3 m2 (500 + 189,3) m2/1.539,3 m2), chia thừa kế cho bà A và chị H2. Diện tích đất cụ Hừ định đoạt theo di chúc không vượt quá ½ khối tài sản chung giữa cụ Hừ với cụ X.

Đối chiếu quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm lập di chúc là Bộ luật Dân sự năm 2005, có cơ sở xác định: Di chúc cụ Hừ là di chúc bằng văn bản, được công chứng theo Điều 657; có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 653; khi lập di chúc cụ Hừ minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc, nội dung và hình thức di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, là hợp pháp theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận chia thừa kế cho bà A với diện tích 500 m2 đất, chị H2 với diện tích 189,3 m2 đất theo Di chúc ngày 07-4-2016 của cụ Hừ là có căn cứ nên cần giữ nguyên.

3.3. Diện tích đất còn lại của cụ Hừ và cụ X, yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật là: 1.539,3 m2 - 689,3 m2 = 850 m2. Tòa án cấp sơ thẩm chia theo pháp luật đối với 850 m2 đất này là phù hợp.

3.4. Về hàng thừa kế: Theo Điều 651 của Bộ luật Dân sự, hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hừ và cụ X gồm: Ông H, ông V, ông Ch, ông H1 và bà A.

3.5. Chia bằng hiện vật: Diện tích 850 m2 đất chia 05 phần bằng nhau, mỗi kỷ phần là 170 m2.

Ông V từ chối nhận và yêu cầu giao phần của ông được hưởng cho bà A; ông Ch từ chối nhận, yêu cầu giao phần của ông được hưởng cho ông H và ông H1. Yêu cầu của ông V, ông Ch phù hợp quy định tại Điều 620 của Bộ luật Dân sự nên ghi nhận.

Do đó, bà A được chia 02 phần, với diện tích là 340 m2. Ông H và ông H1 được chia 03 phần, với diện tích 510 m2, mỗi người được nhận 255 m2.

3.6. Chia bằng giá trị: Cả phần chia theo di chúc và theo pháp luật bà A được chia là 840 m2 x 594.500 đồng/m2 = 499.380.000 đồng. Phần di chúc chị H2 được chia là 189,3 m2 x 594.500 đồng/m2 = 112.539.000 đồng. Phần theo pháp luật ông H và ông H1 mỗi người được chia là 255 m2 x 594.500 đồng/m2 = 151.597.500 đồng.

3.7. Về tài sản trên đất:

Có 02 căn nhà gồm: 01 căn nhà trên có 02 gian chiều ngang 12,95 mét và 01 căn nhà bếp có chiều ngang 3,67 mét. Nếu chia đúng như diện tích đất trên thì phần của bà A chiếm 10,27/12,95 mét ngang, chiếm hơn 3/4 diện tích căn nhà, phần của ông H và ông H1 chiếm 2,68/12,95 mét ngang căn nhà và toàn bộ 3,67 mét ngang căn nhà bếp. Xét thấy, căn nhà này đã hết niên hạn nhưng vẫn còn giá trị sử dụng; hiện tại bà A vẫn đang sử dụng căn nhà này, dùng vào việc thờ cúng cụ Hừ, cụ X; cho nên để thuận tiện cho việc sử dụng đất và thờ cúng, cũng như tiết kiệm chi phí không cần thiết xây mới nhà trong trường hợp phải tháo dỡ nhà để giao đất, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định giao cho bà A thêm khoảng 1/4 diện tích đất mà căn nhà trên tọa lạc là 180 m2, đồng thời buộc bà A có nghĩa vụ giao cho ông H và ông H1 giá trị bằng tiền tương đương 180 m2 đất là phù hợp với thực tế hiện trạng sử dụng đất. Sau khi tách thửa, phần diện tích còn lại của ông H là 162,7 m2 và phần của ông H1 là 167,3 m2.

Như vậy, bà A có nghĩa vụ giao cho ông H giá trị bằng tiền diện tích [255 m2 - 162,7 m2 = 92,3 m2] x 594.500 đồng/m2 =54.872.000 đồng; giao cho ông H1 giá trị bằng tiền diện tích [255 m2 – 167,3 m2] = 87,7 m2 x 594.500 đồng/m2 = 52.138.000 đồng.

Tổng các phần diện tích bà A được nhận là 840 m2 + 180 m2 = 1020 m2.

3.8. Về loại đất: Trong diện tích 1.637,57 m2 có 400 m2 là đất ONT, phần còn lại là đất CLN. Tại vị trí nhà mồ cần xác định loại đất CLN. Tại vị trí đất 1.539,3 m2 cần chia theo tỷ lệ với 02 loại đất gồm ONT và CLN tương ứng với loại đất được cấp và diện tích mỗi người được chia là phù hợp. Cụ thể, diện tích của từng người tương ứng với từng loại đất được xác định như sau:

3.8.1. Phần nhà mồ: Diện tích 98,27 m2 loại đất CLN, các đương sự không có tranh chấp nên không đặt ra giải quyết.

3.8.2. Phần bà A được chia diện tích 1.020 m2, loại đất ONT 265 m2, CLN 755 m2. Tứ cận: Đông giáp phần đất ông H và ông H1 được chia, dài 62,10 mét; Tây giáp thửa đất 555 của bà A, dài 62,60 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 16,34 mét; Bắc giáp đường đất, dài 16,54 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà 02 gian có diện tích 105 m2 (ngang 12,95 mét x dài 8,11 mét).

3.8.3. Phần chị H2 được chia có diện tích 189,3 m2, loại đất ONT 50 m2, CLN 139,3 m2. Tứ cận: Đông giáp thửa đất 651 của bà A dài 47,81 mét, Tây giáp phần ông H và ông H1 được chia dài 47,92 mét, Nam giáp nhà mồ dài 04 mét, Bắc giáp đường đất dài 04 mét.

3.8.4. Phần ông Lê Thanh H chia diện tích 162,7 m2, loại đất ONT 42 m2, CLN 120,7 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 25,14 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 28,23 mét; Nam giáp phần ông H1 được chia, dài 5,74 mét; Bắc giáp đường đất, dài 7,21 mét.

3.8.5. Phần ông Lê Minh H1 đươc chia diện tích 167,3 m2, loại đất ONT 43 m2, CLN 124,3 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 22,78 mét và nhà mồ, dài 12,04 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 36,87 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 4,10 mét và nhà mồ, dài 0,98 mét; Bắc giáp phần ông H được chia, dài 5,74 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà bếp có diện tích 33 m2 (3,67 mét x dài 9,01 mét) đã hết niên hạn sử dụng.

3.8.6. Tại cấp sơ thẩm, các đương sự đều thống nhất: Cây trồng và các tài sản khác có trên đất như hàng rào, mái che .... các đương sự không tranh chấp nên không đặt ra giải quyết. Thống nhất ai được chia diện tích đất nào thì được hưởng cây trồng và tài sản khác có trên đất.

Tại cấp phúc thẩm, ông H nại ra và yêu cầu giải quyết đối với cây trồng và các tài sản khác có trên đất; xét thấy, do cấp sơ thẩm chưa đặt ra giải quyết và ông H không kháng cáo nên cấp phúc thẩm không xem xét.

Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông Lê Minh H1; không chấp nhận lời trình bày của Luật sư Phạm Thanh Điền; chấp nhận lời trình bày của Luật sư Phạm Văn Thuận; chấp nhận lời đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[4]. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm: 1.200.000 đồng. Ghi nhận ông Lê Thanh H, ông Lê Minh H1 tự nguyện chịu và đã nộp đủ chi phí X.

[5]. Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo không đươc chấp nhận nên ông H1 phải chịu án phí phúc thẩm.

[6] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điều 213, 218, 626, 627, 630, 631, 635, 650 và 651 của Bộ luật Dân sự; các điều 167 và 168 của Luật Đất đai; Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình; khoản 7 Điều 27, khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

1. Không chấp nhận kháng cáo của ông Lê Minh H1.

2. Giữ nguyên Bản án Dân sự sơ thẩm số: 20/2020/DS-ST ngày 20 tháng 7 năm 2020, của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh và Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án số 08/2020/QĐ-SCBSBA ngày 28-8-2020 của Tòa án nhân dân huyện GD, tỉnh Tây Ninh.

3. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của của bà Lê Ngọc A về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.

3.1. Giao bà Lê Ngọc A được quyền sử dụng phần đất có diện tích 1020 m2, loại đất ONT 265 m2, CLN 755 m2. Tứ cận: Đông giáp phần đất ông H và ông H1 được chia, dài 62,10 mét; Tây giáp thửa đất 555 của bà A, dài 62,60 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 16,34 mét; Bắc giáp đường đất, dài 16,54 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà (chữ Đinh) 02 gian có diện tích 105 m2 (ngang 12,95 mét x dài 8,11 mét) đã hết niên hạn sử dụng.

3.2. Giao chị Lê Ngọc H2 được quyền sử dụng phần đất có diện tích 189,3 m2, loại đất ONT 50 m2, CLN 139,3 m2. Tứ cận: Đông giáp thửa đất 651 của bà A, dài 47,81 mét; Tây giáp phần ông H và ông H1 được chia, dài 47,92 mét; Nam giáp nhà mồ, dài 04 mét; Bắc giáp đường đất, dài 04 mét.

3.3 Giao ông Lê Thanh H được quyền sử dụng phần đất có diện tích 162,7 m2, loại đất ONT 42 m2, CLN 120,7 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 25,14 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 25,23 mét; Nam giáp phần ông H1 được chia, dài 5,74 mét; Bắc giáp đường đất, dài 7,21 mét.

3.4. Giao ông Lê Minh H1 được quyền sử dụng phần đất có diện tích 167,3 m2, loại đất ONT 43 m2, CLN 124,3 m2. Tứ cận: Đông giáp phần chị H2 được chia, dài 22,78 mét và nhà mồ, dài 12,04 mét; Tây giáp phần bà A được chia, dài 36,87 mét; Nam giáp đường đất ra QL 22B, dài 4,10 mét và nhà mồ, dài 0,98 mét; Bắc giáp phần ông H được chia, dài 5,74 mét; cùng tài sản trên đất là 01 căn nhà bếp có diện tích 33 m2 (3,67 mét x dài 9,01 mét) đã hết niên hạn sử dụng.

3.5. Phần nhà mồ có diện tích 98,27 m2, cùng các tài sản khác trên đất gồm hàng rào, các loại cây và mái che các đương sự không có tranh chấp nên không đặt ra giải quyết.

Tất cả các phần đất trên đều thuộc thửa đất số 130, tờ bản đồ số 27 (bản đồ 299), đối chiếu với bản đồ địa chính 2000 thuộc thửa số 652, tờ bản đồ số 32, tọa lạc tại ấp G, xã HT, huyện GD, tỉnh Tây Ninh, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Lê Văn H3 và cụ Huỳnh Thị X đứng tên được Ủy ban nhân dân huyện GD cấp ngày 23-12-2004, số H0004/551/2004, diện tích được cấp 1.938,6 m2.

Các đương sự có quyền đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như phần quyết định đã tuyên khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3.6. Buộc bà Lê Ngọc A có nghĩa vụ giao ông Lê Thanh H số tiền 54.872.000 (năm mươi bốn triệu, tám trăm bảy mươi hai nghìn) đồng, tương đương giá trị 92,3 m2 đất và giao ông Lê Minh H1 số tiền 52.138.000 (năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi tám nghìn) đồng, tương đương giá trị 87,7 m2 đất.

(Kèm theo sơ đồ hiện trạng sử dụng đất)

4. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Bà A chịu 3.150.000 đồng, chị H2 chịu 360.000 đồng, ông H chịu 4.495.000 đồng và ông H1 chịu 495.000 đồng.

Ghi nhận ông H đã nộp tạm ứng số tiền 4.000.000 đồng (đã chi X) nên được khấu trừ. Ông H còn phải nộp tiếp số tiền 495.000 (bốn trăm chín mươi lăm nghìn) đồng, trả cho bà A.

Ghi nhận bà A đã nộp tạm ứng số tiền 4.500.000 đồng nên bà A được hoàn trả số tiền chênh lệch là 1.350.000 (một triệu ba trăm năm mươi nghìn) đồng (trong đó chị H2 trả 360.000 đồng, ông H và ông H1 mỗi người trả 495.000 đồng).

5. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm: 1.200.000 đồng. Ghi nhận ông Lê Thanh H, ông Lê Minh H1 tự nguyện chịu và đã nộp đủ chi phí X.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án X, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

6. Về án phí sơ thẩm:

Bà A phải chịu 23.975.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 7.500.000 đồng tiền tạm ứng án phí theo Biên lai thu số: 0009615 ngày 26-8-2019, bà A còn phải nộp 16.475.000 (mười sáu triệu, bốn trăm bảy mươi lăm nghìn) đồng.

Chị H2 phải chịu 5.627.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 2.500.000 đồng tiền tạm ứng án phí theo Biên lai thu số 0009655 ngày 11-9-2019, chị H2 còn phải nộp tiếp số tiền 3.127.000 (ba triệu, một trăm hai mươi bảy nghìn) đồng.

Ông H phải chịu 7.580.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 1.250.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà ông H đã nộp theo Biên lai thu số: 0009658 ngày 12-9-2019, ông H còn phải nộp số tiền 6.330.000 (sáu triệu, ba trăm ba mươi nghìn) đồng.

Ông H1 phải chịu 7.580.000 đồng, khấu trừ vào số tiền 1.250.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà ông H1 đã nộp theo Biên lai thu số: 0009659 ngày 12-9- 2019, ông H1 còn phải nộp số tiền 6.330.000 (sáu triệu, ba trăm ba mươi nghìn) đồng.

Tất cả các biên lai thu đều của Chi cục Thi hành án dân sự huyện GD, tỉnh Tây Ninh.

7. Về án phí phúc thẩm: Ông H1 phải chịu 300.000 (ba trăm nghìn) đồng, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu số: 0012136 ngày 07-8-2020, của Chi cục Thi hành án dân sự huyện GD, tỉnh Tây Ninh.

8. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Ðiều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Ðiều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

9. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

284
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 34/2021/DS-PT ngày 05/02/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản 

Số hiệu:34/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tây Ninh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 05/02/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về