TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
BẢN ÁN 33/2020/DS-PT NGÀY 26/09/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ngày 26 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 42/2020/DS-PT ngày 28 tháng 8 năm 2020 về việc: Tranh chấp đất đai.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/ST-DS ngày 17/07/2020 của Toà án nhân dân huyện YC bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 56/2020/QĐPT-DS ngày 01 tháng 9 năm 2020; giữa các đương sự:
Bị đơn: Bà Thân Thị A, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La (có mặt);
Bị đơn:
Ông Đinh Thế B, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La (có mặt).
Người trợ giúp pháp lý cho ông Đinh Thế B: Ông Nguyễn Văn Hải là Luật sư thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, tỉnh Sơn La. (Có mặt).
Tạ Văn E, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La.
(Có đơn đề nghị xử vắng mặt).
Trần Văn C, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La. (Có mặt).
Phạm Đức D, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La (Có mặt).
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Anh Diêm Công Thiện, địa chỉ nơi cư trú: Thôn B Quang, xã Trung B, huyện V, tỉnh B. (Vắng mặt).
Người đại diên theo ủy quyền của anh Diêm Công Thiện:
Bà Thân Thị A, địa chỉ, nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La. (Có mặt).
Bà Tạ Thị K, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La. (Xin xét xử vắng mặt).
Bà Đinh Thị X, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La. (Xin xét xử vắng mặt)
Bà Trương Thị L, địa chỉ nơi cư trú: Bản M, xã P, huyện YC, tỉnh Sơn La. (Xin xét xử vắng mặt)
Bà Đào Thị F, địa chỉ nơi cư trú: Bản Tà Làng Thấp, xã T, huyện YC, tỉnh B La. (Có mặt)
Người đại diện theo ủy quyền của bà Đào Thị F: Ông Nguyễn Xuân T. Địa chỉ, nơi cư trú: Bản C, xã T, YC, B La. (Vắng mặt).
Do có kháng cáo của E đơn bà Thân Thị A, bị đơn ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D và Người có quyền nghĩa vụ liên quan bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện, bản C khai và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, E đơn bà Thân Thị A trình bày:
Vào ngày 26 tháng 02 năm 2007, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Mùa và bà Đào Thị F trú tại bản M, xã P, huyện YC, tỉnh B La chuyển nhượng cho bà Thân Thị A 400m2 đất thổ cư, 01 nhà gỗ, ao cá, vườn cây, mó nước, 02 bụi tre và đất nương với tổng số tiền là 35.000.000 đồng, thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp, tại vị trí giáp mó nước có một lối nhỏ đi lên rừng. Đến năm 2008 có ông Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Phạm Đức D phá nương của bà A làm đường đi rộng ra 1m và đến năm 2015 lại thuê ông Phạm Hồng Thắng xúc đất nương ra rộng là 4m, mở đường đi qua trên bề mặt mó nước, sau khi các hộ gia đình mở đường đi qua nương đang sử dụng của gia đình, bà A không nhất trí nên đã khởi kiện các hộ trên và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện YC giải quyết buộc các hộ phải trả lại phần đường đã mở vào nương của bà A. Đồng thời yêu cầu các bị đơn phải bồi thường theo quy định của Nhà nước và không cho các hộ tiếp tục đi qua con đường trên bề mặt mó nước để đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm môi trường trong tương lai.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà A nhất trí thỏa thuận với các hộ gia đình về việc dùng chung mó nước và không yêu cầu bồi thường.
Theo bản C khai và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, bị đơn ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D trình bày:
Gia đình các hộ ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D đều có nương trên khu vực Đồi bản thường gọi là rừng thông, (đồi ông Mùa), việc đi nương đã theo con đường cũ từ xưa, theo khe suối lên nương để vận chuyển nông sản trên con đường này. Đến năm 1999 được Đảng và Nhà nước giao đất cho từng hộ cá nhân và có quy hoạch con đường rộng 6m, để có đường vận chuyển nông sản của khu vực đó, các hộ phải sửa đường theo quy hoạch để tiện đi lại, việc bà Thân Thị A khởi kiện xác định đường đó là nương của bà Thân Thị A và yêu cầu trả lại, các ông không nhất trí với ý kiến của bà A, các ông đề nghị Tòa án giải quyết diện tích đất tranh chấp không thuộc đất nương của bà A, mà thuộc con đường rộng 06m đã được Nhà nước quy hoạch từ năm 1999.
Theo bản C khai và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Đào Thị F trình bày:
Vào khoảng năm 2007, gia đình bà có chuyển nhượng đất cho bà Thân Thị A bao gồm đất có trong sổ đỏ của bà là đất thổ cư, đất vườn, đất ao, đất nương cụ thể diện tích từng loại đất bao nhiêu bà không rõ lắm (Đã thể hiện trong sổ đất), trị giá chuyển nhượng 35.000.000đ (Ba mươi lăm triệu đồng). Sổ đất mang tên bà Đào Thị F, khi bà chuyển nhượng đất cho bà A, không thể hiện có con đường 06m đi qua đất nương đang có tranh chấp. Trước đó bà cho hộ Tâm Đường, Dư Trình, Chuyên Ký, B Sì mượn đất của gia đình bà rộng 01m để họ làm đường kéo xe quyệt khi đến vụ thu hoạch ngô, khi họ chưa mượn đất của bà thì họ đi theo rãnh suối cạn lên nương họ. Khi chuyển nhượng đất cho bà A trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà có cả Mó nước, cây cối, như cây mận, cây nhãn, 01 cái ao, 01 nhà ở 03 gian, 01 nhà bếp 02 gian, 01 cái bể con, 02 bụi tre. Khi bà F bán đất nương cho ông B Sì, đất gần Mó nước bà A còn cho khoảng cách 03m, cách bụi tre để cho măng mọc thành tre bảo vệ mó nước mà bà F đã bán cho bà A. Bà đề nghị Tòa án xem xét đất có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ai thì người đó sử dụng, chứ không nên tranh chấp với nhau, còn mó nước thì không được phá hủy và không được làm đường đi trên mó nước.
Theo văn bản nêu ý kiến và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan anh Diêm Công Thiện trình bày:
Vào ngày 24/02/2007, anh Thiện và mẹ anh là bà A có thỏa thuận mua toàn bộ đất ở và đất nương với gia đình bà F. Sau khi trao đổi, thoả thuận hai mẹ con anh nhất trí mua toàn bộ khu đất ở, đất nương, đất ao và mó nước, 02 bụi tre có trong sổ đỏ của bà F, ông Mùa, với số tiền 35.000.000đ (Ba mươi lăm triệu đồng). Việc mua bán có ông Đinh Thế B là trưởng bản xác nhận vào ngày 26/4/2007. Việc mua đất là do bà Thân Thị A bỏ tiền ra mua, còn anh Thiện chỉ là người chứng kiến sự việc mua bán trên. Do anh Thiện là con riêng và toàn bộ số tiền mua đất là của bà A, nên anh Thiện cho rằng không liên quan và đã ủy quyền cho bà A thay mặt anh, tham gia quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án.
- Người có quyền, lợi ích liên quan bà Tạ Thị K trình bày: Gia đình bà có một mảnh nương tại khu đồi bản (Đồi ông Mùa) diện tích khoảng 800m2, từ trước đến nay, vẫn đi theo con đường mòn cạnh đất nương của bà A để vận chuyển nông sản, do mưa lũ xói mòn nhiều nên năm 2015 bà có góp tiền cùng các hộ để thuê máy xúc tu sửa lại đường, nay đề nghi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ nguyên con đường để các gia đình thuận tiện đi lại để vận chuyển nông sản.
- Người có quyền, lợi ích liên quan bà Đinh Thị X trình bày: Gia đình bà có một mảnh nương rộng khoảng 1 ha tại khu vực đồi bản, từ trước đến nay, gia đình bà đã đi con đường mòn mà Nhà nước đã có quy hoạch rộng 6m, đề nghị Tòa án giải quyết cho các hộ tiếp tục sử dụng con đường để vận chuyển nông sản.
- Người có quyền, lợi ích liên quan bà Trương Thị L trình bày: Gia đình bà có nương sau nương nhà bà Thân Thị A nên việc đi nương đều đi qua con đường mòn, do chồng bà là ông Nguyễn Văn Huế bị ốm, không thể tham gia phiên tòa, bà là người đại diện của ông Huế tham gia tố tụng. Bà L xác định, khi tu sửa con đường trên bà có góp tiền vào việc thuê máy súc để san ủi đường, nay đề nghị Tòa án giải quyết tiếp tục cho dân bản đi qua con đường dân sinh để vận chuyển nông sản và hàng hóa.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DS-ST ngày 23/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện YC đã quyết định: Áp dụng các Điều 255, 256, khoản 1 Điều 265 của Bộ luật Dân sự năm 2005: Buộc các hộ ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, bà Tạ Thị K, ông Phạm Văn D, ông Trần Văn C và bà Trương Thị L phải trả lại cho bà Thân Thị A tổng diện tích đất nương đã mở làm đường là 332m2 tại khu xứ đồng khu rừng Thông, thuộc bản M, xã P, huyện YC, tỉnh B La. Bà Thân Thị A được quyền rào lại toàn bộ phần đất nương và mó nước của bà A do các hộ đã mở thành đường đi qua bề mặt mó nước. Đối với con đường có chiều dài 76m, được quy hoạch tại tờ Sơ đồ số 22 được đo bắt đầu tính từ phía Đông giáp góc vườn phía Nam khu vườn và nhà cũ của bà Thân Thị A mua của bà F, ông Mùa thuộc thửa số 17/2380 tờ sơ đồ số 15 và giáp nương ông Nguyễn Văn Huế về hướng Tây thuộc bản M, xã P, huyện YC. Các hộ có quyền đi nương hoặc đi làm việc khác theo đường 10m phía Bắc hoặc có quyền mở đường dân sinh theo quy hoạch tại tờ sơ đồ số 22 thuộc bản M, từ hướng Đông sang hướng Tây, nhưng với điều kiện trước khi mở đường theo quy hoạch tại Tờ sơ đồ số 22 phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, nhất trí.
Sau khi xét xử sơ thẩm, các đương sự gồm các ông, bà: Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Trần Văn Tình, Đỗ Duy Hoàn và bà Đinh Thị X có đơn kháng cáo, không nhất trí với bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết lại vụ án theo quy định.
Do Tòa án cấp sơ thẩm đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và nội dung giải quyết vụ án, tại cấp phúc thẩm không bổ sung, khắc phục được, tại Bản án dân sự phúc thẩm số 28/2018/DS-PT ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh B La đã quyết định: Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 và khoản 3 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự: Hủy bản án sơ thẩm số 03/2018/DS- ST ngày 23/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện YC, tỉnh B La về việc Tranh chấp quyền sử dụng đất và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện YC, tỉnh B La giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Tại Bản án dân sơ thẩm số: 02/2020/ST-DS ngày 17/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện YC đã xét xử và quyết định: Căn cứ Điều 163, 164, 170, khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 6, 8, 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 157, điểm b khoản 3 Điều 104 , khoản 3 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; điểm a, b khoản 2 Điều 24, Điều 25 Luật tài nguyên nước năm 1998; điểm a, b khoản 1 Điều 44, Điều 45, điểm c khoản 2 Điều 71, khoản 1 Điều 76 Luật tài nguyên nước năm 2012; khoản 3 Điều 18 Luật đất đai năm 1993; Điều 28, Điều 29 Luật đất đai năm 2003; khoản 4 Điều 9 Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001; khoản 1, Điều 26, điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326 /2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hộị quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần nội dung đơn khởi kiện của bà Thân Thị A, buộc các ông Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Phạm Đức D phải trả phần đất mà các ông đã san ủi, lấn chiếm đất mà bà Thân Thị A đang sử dụng. Mốc giới là mét thứ 03 tính từ mép suối cạn vào phía trong nương của bà A; Chiều dọc (chiều dài), tính từ mốc giáp đất nương của ông Nguyễn Văn Huế cách mép suối 02m, kéo theo cách mép suối 02m đều lên đến đỉnh nương của bà Thân Thị A 80,57m.
- Các ông Đinh Thế B, Trần Văn C, Tạ Văn E, Phạm Đức D và các hộ dân khác trong bản M được sử dụng phần đất để làm đường trong phạm vi chiều rộng tính từ mép suối cạn vào phía giáp đất nương của bà Thân Thị A là 02m; Chiều dài tính từ giáp nương ông Nguyễn Văn Huế cách mép suối 02m thẳng đều cách mép suối 02m lên đến đỉnh nương, giáp nương ông Huế 80,57m.
- Các hộ ông Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Phạm Đức D; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án bà Đinh Thị X, Trương Thị L, Tạ Thị K và các hộ khác có nương ở khu vực sau nương bà Thân Thị A trong quá trình tu sửa đường lên nương tránh làm đường, ảnh hưởng đến việc sử dụng Mó nước.
2. Chấp nhận phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của bà Thân Thị A, buộc ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Thân Thị A 30 cây tre bương trị giá 1.800.000đ (Một triệu tám trăm nghìn đồng). Phần của mỗi người là 450.000đ (Bốn trăm năm mươi nghìn đồng).
3. Công nhận sự thỏa thuận tại biên bản hòa giải ngày 16/8/2015 bà A đã nhất trí cho 06 hộ cùng sử dụng chung đường ống phi 40 tại vị trí đào mới với phương thức lắp chạc 3 chia thành 02 đường ống phi 21, 01 đường bà Thân Thị A sử dụng, 01 đường 06 hộ trên sử dụng chung, 02 đường ống cũ. Mó nước này tiếp tục giao cho bà Thân Thị A được quản lý, sử dụng và cho các hộ có tên trong biên bản hòa giải ngày 06/8/2015 được sủ dụng chung.
Ngoài ra Bản án sơ thẩm còn tuyên về an phi va quyên khang cao cho cac đương sư theo quy đinh cua phap luât.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 27/7/2020 E đơn bà Thân Thị A có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, không nhất trí có con đường quy hoạch 6m đi qua đất nhà bà, yêu cầu các hộ dân phải đi con đường khác. Ngày 28/7/2020 bị đơn ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D và người có quyền nghĩa vụ liên quan bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, không nhất trí đền bù tiền bụi tre, không chấp nhận mượn 2m đường đi của bà A, không nhất trí trả cho bà A 8.940.500 đồng tiền chi phí tố tụng, yêu cầu bà A phải trả lại con đường đi với chiều rộng 6m theo quy hoạch cho các hộ dân.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ý kiến của các đương sự như sau:
Về phía E đơn bà Thân Thị A: Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, buộc bị đơn và người liên quan phả trả lại con đường đi do thuộc đất nương của bà A đã mua của ông Mùa, bà F từ năm 2007; không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của các bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Về phía bị đơn gồm ông Đinh Thế B, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D: Đề nghị HĐXX xem xét, bác yêu cầu khởi kiện của bà A, công nhận có con đường đi với chiều rộng 6m từ khu vực dân cư, đi qua đất nương nhà bà A lên đến phần đất nương của các hộ gia đình khác hiện đang sử dụng, trong đó có đất nương của các bị đơn và những người liên quan.
Phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La: Về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Về nội dung vụ án: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phần trình bày, tranh luận của các đương sự tại phiên tòa, đề nghị căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/ST-DS ngày 17/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện YC.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; ý kiến trình bày của các đương sự; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa; quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
[1] Về diện tích đất đang có tranh chấp:
Diện tích 423,6m2 đất các bên đương sự đang tranh chấp, có vị trí tại bản M, xã P, huyện YC, tỉnh B La. Căn cứ vào Văn bản trả lời số 15/TNMT ngày 15/3/2019 của Phòng tài nguyên Môi trường huyện YC xác định hiện nay đất chưa được cấp GCNQSDĐ.
Theo E đơn bà A khai nhận, diện tích đất tranh chấp là do bà A mua của bà F, ông Mùa từ năm 2007. Tại giấy chuyển nhượng đất và tài sản giữa bà F, ông Mùa và bà A vào ngày 24/02/2007 thể hiện: “Bà Thân Thị A, con Diêm Công Thiện là người được sở hữu toàn bộ nhà cửa đất đai vườn tược đã có trong bìa đỏ; hai bụi tre, đường mó nước toàn bộ đường ống nước dẫn từ mó nước về. Kể từ ngày 24/02/2007 bà A sẽ phải đóng góp những lệ phí và thuế nhà đất theo đúng quy định mà nhà nước đã ban hành.” Như vậy, cần làm rõ bà F, ông Mùa có phải là chủ sử dụng hợp pháp đối với phần đất mà các bên đang tranh chấp và đã chuyển nhượng cho bà A hay không.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa, thấy rằng:
Năm 1972, bà F, ông Mùa đã khai hoang một diện tích đất tại bản M, xã P, huyện YC. Đến năm 1999, gia đình bà F được UBND huyện YC cấp GCNQSDĐ với 04 thửa đất gồm: Thửa số 16 diện tích 400m2 đất thổ cư; thửa số 02 diện tích 1.600m2 đất nương rẫy; thửa số 15 diện tích 120m2 đất ao; thửa số 16a diện tích 2.380m2 đất lâm nghiệp, tổng diện tích là 4.500m2. Năm 2007, bà F L giấy chuyển nhượng viết tay cho bà A toàn bộ các thửa đất nêu trên; đến năm 2016, các bên hoàn thiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và bà A đã được UBND huyện YC cấp GCNQSDĐ số BS 171761 mang tên Thân Thị A với diện tích 4.500m2 đất. Tại GCNQDĐ của bà A cũng thể hiện các thửa đất, diện tích và hình thể thửa đất như trong GCNQSDĐ của bà F (riêng đối với thửa 16a đã có sửa chữa, bổ sung tại mặt sau của GCNQSDĐ mang tên bà Thân Thị A tương ứng với thửa đất số 17, nhưng diện tích không thay đổi).
Diện tích 423,6m2 đất đang có tranh chấp có vị trí tiếp giáp phần đất nương bà A đang sử dụng, nguồn gốc đất nương do bà F, ông Mùa khai phá, nhưng không nằm trong GCQNSDĐ của bà F; khi chuyển nhượng đất cho bà A, bà F cũng chỉ chuyển nhượng phần đất có trong GCNQSDĐ; diện tích trước và sau khi chuyển nhượng giữa bà F và bà A vẫn là 4.500m2. Phần diện tích 8.343,0m2 đất nương và 423,6m2 đất đang tranh chấp cũng không nằm trong GCNQSDĐ của bà Thân Thị A. Bà A khai có mua thêm của ông Hoành một phần diện tích đất, nhưng không nằm trong diện tích đất đang có tranh chấp. Do đó, không có căn cứ pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của bà A đối với thửa đất đang có tranh chấp.
Về phía bị đơn cho rằng, toàn bộ diện tích 423,6m2 đất đang tranh chấp thuộc con đường dân sinh đi từ bản M lên đến đất nương của các hộ gia đình, có cơ sở pháp lý và lịch sử hình thành, được chứng minh bởi các căn cứ sau:
Tại tờ sơ đồ địa chính số 15/SĐ và số 22/SĐ đo vẽ năm 1999 theo Chỉ thị 10 thể hiện có quy hoạch con đường đi với chiều rộng 6m. Hình thể con đường trên thực tế hiện nay, phù hợp với con đường quy hoạch trong sơ đồ địa chính năm 1999, phù hợp với con đường thể hiện trong GCNQSDĐ đã cấp cho các hộ gia đình, trong đó: GCQNSDĐ đã cấp cho bà F vào năm 1999 và GCQNSDĐ đã cấp cho bà A vào năm 2016 cũng đều thể hiện có con đường dân sinh rộng 6m tiếp giáp với các thửa đất của gia đình; đồng thời cũng đã được Phòng tài nguyên và Môi trường huyện YC xác nhận thông qua Công văn số 15/TNMT ngày 15/3/2019 xác định có một con đường dân sinh với chiều rộng 6m, nối từ khu vực dân cư của bản M lên khu vực đất nương của các hộ gia đình.
Căn cứ kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ do Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành, xác định toàn bộ diện tích 423,6m2 đất đang có tranh chấp thuộc con đường dân sinh đi từ bản M lên nương của các hộ gia đình hiện vẫn đang sử dụng.
Xét về lịch sử hình thành con đường: Trước khi được Nhà nước công nhận và quy hoạch con đường dân sinh rộng 6m vào năm 1999, theo các hộ dân sống tại khu vực bản M từ năm 1962, đã hình thành con đường các hộ dân sử dụng để đi lên nương; ban đầu chỉ là con đường mòn để đi bộ hoặc xe đạp, xe máy, xe quệt; khi kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng nông sản, vật tư kĩ thuật nông nghiệp bằng ô tô vận tải, nên các hộ đã mở rộng con đường đi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; tại thời điểm xem xét thẩm định, xác định con đường có chiều rộng 4m. Do vị trí đường đi, một bên là suối, một bên tiếp giáp nương của bà F, nên bà F khai đã cho các hộ dân mượn đất để làm đường đi. Tuy nhiên, đây là con đường đi chung, thuộc Nhà nước quản lý, đã có quy hoạch và trên thực tế các hộ dân đã sử dụng ổn định con đường từ năm 1962 cho đến nay, thường xuyên vận chuyển nông sản, đi làm nương qua con đường này; nên có căn cứ xác định, 423,6m2 đất đang tranh chấp là đất thuộc con đường dân sinh, không thuộc diện tích đất nương của bà F, sau khi bà F và bà A chuyển nhượng đất, diện tích đất này cũng không thuộc đất nương của bà A. Do đó, không có căn cứ chấp nhận đơn khởi kiện của bà Thân Thị A về việc đòi lại diện tích đất tranh chấp.
Xét thấy, một phần đất đường đi có công khai phá, vỡ hoang đất của gia đình bà F từ những năm 1972, sau đó bà F đã chuyển nhượng diện tích đất nương cho bà A sử dụng. Mặc dù, việc chuyển nhượng giữa các bên là không đúng quy định, bà A phải trả lại diện tích đất đường đi, nhưng cần xem xét đến công sức khai phá, vỡ hoang đất và các tài sản trên đất nếu có để đảm bảo quyền lợi cho bà A. Ngày 14/9/2020 Tòa án nhân dân tỉnh B La đã có Công văn số 1602/CV-TA đề nghị Ủy ban nhân dân huyện YC nêu ý kiến và cơ sở bồi thường trong trường hợp Nhà nước thực hiện quy hoạch con đường dân sinh rộng 6m qua phần đất nương bà A đang sử dụng. Tại Công văn số 1654/UBND-TNMT ngày 23/9/2020 của Ủy ban nhân dân huyện YC đã trả lời:
“Trường hợp nhà nước thu hồi đất thực hiện con đường theo quy hoạch (quy hoạch từ năm 1999) thì diện tích đất 423,6 m2 của bà Thân Thị A đang tranh chấp không được bồi thường, hỗ trợ. Tài sản trên đất (nếu có) sẽ được xem xét bồi thường, hỗ trợ theo quy định (đối với tài sản, vật, kiến trúc căn cứ Khoản 9, Điều 21 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019 ngày 05/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ; đối với cây trồng, vật nuôi căn cứ Điều 90 Luật Đất đai để xem xét điều kiện bồi thường, hỗ trợ)”. Căn cứ kết quả xem xét thẩm định tại chỗ và tại phiên tòa phúc thẩm, xác định trên đất đang tranh chấp không có tài sản của bà A. Do đó, không có cơ sở buộc các đương sự gồm các ông bà Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L phải có trách nhiệm bồi thường về công khai phá đất cho bà A.
[2] Về yêu cầu bồi thường tài sản trên đất:
Đối với 02 bụi tre, thể hiện trong giấy chuyển nhượng đất giữa bà F và bà A vào năm 2007 có chuyển nhượng tài sản này; tại phiên tòa sơ thẩm các ông B, E, D, C công nhận đã C ý chặt 01 bụi tre (là tài sản mà bà F đã chuyển nhượng cho bà A), tổng số có 30 cây tre trị giá 1.800.000 đồng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm buộc mỗi người phải thanh toán cho bà A số tiền 450.000 đồng là có cơ sở.
Đối với mó nước C nhiên, do bà F phát hiện ra, theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 của Luật tài nguyên nước, đây là tài sản quốc gia, không phải là tài sản riêng của bà A, nên các hộ dân đều được khai thác, sử dụng chung vào mục đích sinh hoạt, tưới tiêu; đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên.
Từ những phân tích, nhận định nêu trên; xét thấy, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của E đơn bà Thân Thị A, có cơ sở chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D và người có quyền nghĩa vụ liên quan bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L; cần sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện YC theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của bà A.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[3] Về án phí:
Về án phí dân sự phúc thẩm: Các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm do bản án sơ thẩm bị sửa.
Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm do yêu cầu không được chấp nhận. Các ông Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Phạm Đức D phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch tương ứng với yêu cầu bồi thường của bà A được chấp nhận.
Về các chi phí tố tụng khác: Do yêu cầu khởi kiện về đòi lại diện đất của bà A không được chấp nhận, nên bà A phải chịu toàn bộ tiền chi phí tố tụng xem xét thẩm định và định giá tài sản. Số tiền 10.881.000 đồng, bà A đã nộp đủ tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Không chấp nhận kháng cáo của E đơn bà Thân Thị A, chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D và người có quyền nghĩa vụ liên quan bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện YC; như sau:
1. Bác yêu cầu khởi kiện của E đơn bà Thân Thị A về việc đòi lại 423,6m2 đất tại bản M, xã P, huyện YC, tỉnh B La (Có sơ đồ trích đo diện tích đất tranh chấp kèm theo).
2. Chấp nhận yêu cầu bồi thường của bà Thân Thị A, buộc ông Đinh Thế B, Tạ Văn E, Trần Văn C, Phạm Đức D mỗi người có trách nhiệm thanh toán cho bà A 450.000 đồng tiền bồi thường 30 cây bương tre.
3. Về án phí và các chi phí tố tụng khác:
Các ông, bà Đinh Thế B, ông Tạ Văn E, ông Trần Văn C, ông Phạm Đức D, bà Tạ Thị K, bà Đinh Thị X, bà Trương Thị L mỗi người phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch; được khấu trừ vào số tiền 300.000 đồng đã nộp theo các biên lai thu như sau: Trần Văn C biên lai thu số 0001308; Đinh Thế B biên lai thu số 0001307; Phạm Đức D biên lai thu số 0001306; Tạ Văn E biên lai thu số 0001309; Tạ Thị K biên lai thu số 0001310; Trương Thị L biên lai thu số 0001311; Đinh Thị X biên lai thu số 0001312; các biên lai đều nộp ngày 03/8/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện YC.
Bà Thân Thị A phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; được khấu trừ vào số tiền 300.000 đồng đã nộp theo biên lai thu số 03875 nộp ngày 02/10/2017; bà A được trả lại 300.000 đồng đã nộp theo biên lai thu số 0001313 ngày 05/8/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện YC.
“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 26 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, C nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án tại các Điều 6, 7, 7ª, 7b và 9 của Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án dược thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án.” Các quyết định khác của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án (ngày 26/9/2020).
Bản án 33/2020/DS-PT ngày 26/09/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất
Số hiệu: | 33/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Sơn La |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 26/09/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về