TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
BẢN ÁN 33/2020/DS-PT NGÀY 24/04/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VAY TÀI SẢN
Ngày 24 tháng 4 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng; xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 27/2020/TLPT-DS ngày 06 tháng 02 năm 2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện B bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 41/2020/QĐ-PT ngày 04/3/2020; Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 93/2020/QĐ-PT ngày 31/3/2020, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị H, sinh năm: 1973; địa chỉ: Thôn 7, xã L, huyện B, tỉnh L. Có mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà H :
Chị Hoàng Đông T, sinh năm: 1995; địa chỉ: Thôn 7, xã L, huyện B, tỉnh L. Có mặt.
Văn bản ủy quyền ngày 24/4/2020.
- Bị đơn: Bà Trần Thị Ánh H, sinh năm: 1968; địa chỉ: Thôn 9, xã L, huyện B, tỉnh L. Có mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Xuân M, sinh năm: 1966; địa chỉ: Thôn 9, xã L, huyện B, tỉnh L. Có mặt.
- Người kháng cáo: Bà Trần Thị Ánh H – Bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo bản án sơ thẩm, Tại đơn khởi kiện ngày 09/5/2019 và trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, nguyên đơn bà Phạm Thị H trình bày:
Ngày 28/01/2018, bà H vay của bà số tiền 45.000.000 đồng, bà H hẹn sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi vào ngày 28/11/2018, mục đích vay là để buôn bán. Lãi suất ghi trong giấy vay do hai bên tự thỏa thuận, nhưng trên thực tế hai bên thỏa thuận miệng là 1.000 đồng/triệu/ngày, hình thức góp 150.000 đồng/ngày. Tính đến ngày 23/7/2018 bà H đã góp được 29.950.000 đồng, còn nợ lại 19.050.000 đồng.
Ngày 29/01/2018, bà H vay tiếp số tiền 157.000.000 đồng, gồm 2 khoản vay là khoản vay 87.000.000 đồng và khoản vay 70.000.000 đồng. Trong khoản vay 87.000.000 đồng thì có 3 khoản vay là 47.000.000 đồng bà H vay năm 2017 còn nợ lại; 20.000.000 đồng bà H vay để buôn bán bơ và số tiền 20.000.000 đồng bà H vay để trả cho bà Tống Thị Sáng. Còn khoản vay 70.000.000 đồng là tiền vay trước đây bà H chưa trả.
Do bà H không có tiền trả nên ngày 12/4/2018 bà H đồng ý chuyển khoản tiền vay 87.000.000 đồng qua hình thức đóng huê tháng, mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ đóng 3.000.000 đồng, đã đóng 8 kỳ tính đến ngày 28/7/2018 được 24.000.000 đồng, còn nợ lại 63.000.000 đồng.
Khoản vay 70.000.000 đồng tính đến hết tháng 5/2018 bà H đã trả được 8.400.000 đồng, còn nợ lại 61.600.000 đồng.
Ngày 18/4/2018, bà H vay tiếp số tiền 165.000.000 đồng, bà H hẹn sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi vào ngày 18/02/2019, mục đích vay là để buôn bán. Lãi suất ghi trong giấy vay do hai bên tự thỏa thuận nhưng trên thực tế hai bên thỏa thuận miệng là 1.000 đồng/triệu/ngày, hình thức góp 550.000 đồng/ngày. Theo đó tính đến ngày 23/7/2018 bà H đã góp được 52.250.000 đồng, còn nợ lại 112.750.000 đồng.
Do việc thỏa thuận lãi của các bên vượt quá mức cho phép theo quy định của pháp luật nên bà đồng ý lấy số tiền cho vay gốc trừ đi số tiền bà H đã trả và yêu cầu bà H trả lãi với mức 1,6%/tháng, cụ thể như sau:
Khoản vay ngày 28/01/2018, tính lãi từ ngày 24/7/2018 đến ngày 27/11/2019 là 16 tháng 04 ngày: 45.000.000 đồng – 29.950.000 đồng = 19.050.000 đồng x 1,6% x 16 tháng 04 ngày = 4.917.000 đồng.
Khoản vay 87.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 29/7/2018 đến ngày 27/11/2019 là 16 tháng 01 ngày: 87.000.000 đồng – 24.000.000 đồng = 63.000.000 đồng x 1,6% x 16 tháng 01 ngày = 16.161.000 đồng.
Khoản vay 70.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 01/6/2018 đến ngày 27/11/2019 là 17 tháng 26 ngày: 70.000.000 đồng – 8.400.000 đồng = 61.600.000 đồng x 1,6% x 17 tháng 26 ngày = 17.609.000 đồng.
Khoản vay 165.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 24/7/2018 đến ngày 27/11/2019 là 16 tháng 04 ngày: 165.000.000 đồng – 52.250.000 đồng = 112.750.000 đồng x 1,6% x 16 tháng 04 ngày = 29.107.000 đồng.
Tổng cộng lãi của 4 khoản trên là 67.794.000 đồng, nợ gốc là 256.400.000 đồng, tổng cộng nợ gốc và lãi là 324.194.000 đồng.
Mặc dù trong giấy vay tiền để mục đích vay là buôn bán nhưng những lần vay tiền thì chỉ có bà H nhận tiền và ký tên, ông M là chồng của bà H không biết, không ký nhận tiền nên bà chỉ khởi kiện bà H và yêu cầu bà H chịu trách nhiệm trả toàn bộ số nợ trên, bà không khởi kiện hay có yêu cầu gì đối với ông M.
Bà yêu cầu hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2019/QĐ-BPKCTT ngày 30/5/2019, hoàn trả cho bà số tiền bảo đảm mà bà đã nộp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh B theo biên lai ngày 30/5/2019.
Bị đơn bà Trần Thị Ánh H trình bày:
Bà thừa nhận bà có vay tiền của bà H theo các giấy vay tiền ngày 28/01/2018, 29/01/2018, 18/4/2018. Tuy nhiên, bà đã trả cho bà H 700.000 đồng/ngày. Hiện nay bà chỉ còn nợ bà H số tiền cụ thể như sau:
Khoản vay ngày 28/01/2018 là 45.000.000 đồng, còn nợ 19.050.000 đồng. Khoản vay ngày 29/01/2018 là 157.000.000 đồng, gồm 2 phần:
Phần 87.000.000 đồng đã được chuyển qua huê và còn nợ lại 60.000.000 đồng.
Phần 70.000.000 đồng còn nợ lại 70.000.000 đồng nhưng đã bị bà H khởi kiện vào vụ án trước nên không đồng ý tính lại vào vụ án này.
Khoản vay ngày 18/4/2018 là 165.000.000 đồng, còn nợ lại 87.450.000 đồng.
Toàn bộ số nợ trên là nợ gốc và lãi cộng dồn lại. Bà đã trả cho bà H 200.500.000 đồng, bà chỉ còn nợ 166.500.000 đồng, do bà H tính lãi suất cao nên bà yêu cầu Tòa án xem xét lại về các khoản lãi mà bà đã trả cho bà H .
Trong số tiền 157.000.000 đồng mà bà vay của bà H vào ngày 29/01/2018 bao gồm hai khoản vay 87.000.000 đồng và 70.000.000 đồng. Trong khoản vay 70.000.000 đồng thì có 20.000.000 đồng bà H đã cấn trừ với bà H qua cho bà Tống Thị Sáng; địa chỉ: Thôn 3, xã L, huyện B, tỉnh L nên yêu cầu trừ khoản tiền này. Liên quan đến số tiền 87.000.000 đồng thì tài liệu, chứng cứ bà đã giao nộp cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22/8/2019 trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà H và bà đối với số tiền khởi kiện 360.000.000 đồng Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Xuân M trình bày:
Ông không vay tiền của bà H , còn bà H vay tiền của bà H với mục đích gì thì ông không biết và không liên quan. Đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bđã xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị H về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” với bị đơn bà Trần Thị Ánh H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Xuân M.
Buộc bà Trần Thị Ánh H có trách nhiệm trả cho bà Phạm Thị H số tiền 324.194.000 đồng.
Ngoài ra, quyết định của bản án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo và trách nhiệm thi hành án của các đương sự.
Ngày 25/10/2019, bị đơn bà Trần Thị Ánh H kháng cáo đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện B. bà H đề nghị xem xét lại bản án dân sự sơ thẩm, bà H chỉ đồng ý trả cho bà H số tiền 166.500.000 đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn bà H vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và đề nghị chấp nhận kháng cáo, bà H chỉ đồng ý trả cho bà H số tiền còn nợ là 166.500.000 đồng. Nguyên đơn bà H ; người đại diện theo ủy quyền của bà H là chị Thùy không chấp nhận kháng cáo của bị đơn bà Hồng, đề nghị giải quyết như bản án sơ thẩm. Về phía người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Mkhông kháng cáo và đề nghị giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật của Thẩm phán và Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng, cụ thể: Thẩm phán đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, tại phiên tòa Hội đồng xét xử và các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa dân sự phúc thẩm; đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn bà Hồng; sửa bản án dân sự sơ thẩm về số tiền nợ gốc và lãi phát sinh; buộc bà H phải trả cho bà H số nợ gốc là 252.400.000 đồng và lãi phát sinh theo mức lãi suất 0,83%/tháng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án:
Bà H khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà H phải trả số nợ vay gốc 256.400.000 đồng và tiền lãi là 67.794.000 đồng; còn bà H thừa nhận có vay bà H số tiền trên nhưng cho rằng đã trả cho bà H nhiều lần với số tiền 200.500.000 đồng và chỉ còn nợ số tiền 166.500.000 đồng nên phát sinh tranh chấp. Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “ Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện B là có căn cứ.
[2] Xét kháng cáo của bị đơn bà Hồng:
[2.1] Theo Giấy vay tiền (bút lục số 43) thể hiện: Ngày 28/01/2018, bà H vay của bà H 45.000.000 đồng, thời hạn vay từ ngày 28/01/2018 đến ngày 28/11/2018, có chữ ký xác nhận của bên vay là bà Hồng, bên cho vay là bà H . bà H xác định tính đến ngày 23/7/2018 bà H đã trả được 29.950.000 đồng, còn nợ 19.050.000 đồng.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, các bên đương sự đều thừa nhận khoản nợ 45.000.000 đồng thì bà H đã trả được 29.950.000 đồng, nên số tiền còn nợ lại là 15.050.000 đồng chứ không phải 19.050.000 đồng (do sai sót trong quá trình tính toán). bà H cũng thừa nhận đối với khoản vay này thì bà đã trả được 29.950.000 đồng còn nợ bà H 15.050.000 đồng. Do đó, có căn cứ xác định đối với khoản vay 45.000.000 đồng thì bà H hiện nay còn nợ bà H 15.050.000 đồng.
[2.2]Theo Giấy vay tiền (bút lục số 42) thể hiện: Ngày 29/01/2018, bà H vay của bà H 157.000.000 đồng, thời hạn vay từ ngày 29/01/2018 đến ngày 29/10/2018, có chữ ký xác nhận của bên vay là bà Hồng, bên cho vay là bà H .
[3] Bà H và bà H cùng xác định, đối với khoản vay 157.000.000 đồng, được chia ra làm hai khoản vay là khoản vay 87.000.000 đồng và 70.000.000 đồng.
[3.1] Đối với khoản vay 87.000.000 đồng thì bà H xác định tính đến ngày 28/7/2018 bà H đã trả được 24.000.000 đồng, còn nợ 63.000.000 đồng; còn bà H thì cho rằng bà đã trả cho bà H 27.000.000 đồng nên chỉ còn nợ 60.000.000 đồng nhưng lại không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình, trong khi đó, bà H chỉ thừa nhận bà H đã trả được 24.000.000 đồng. Do đó, có căn cứ xác định đối với khoản vay 87.000.000 đồng thì bà H hiện nay còn nợ bà H 63.000.000 đồng.
[3.2] Đối với khoản vay 70.000.000 đồng thì bà H xác định tính đến hết tháng 5/2018 bà H đã trả được 8.400.000 đồng, còn nợ 61.600.000 đồng. Còn bà H thì cho rằng đối với khoản nợ này thì bà H đã khởi kiện bằng một vụ án trước đây đã được Tòa án giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật nên không đồng ý trả khoản nợ này.
[4] Theo Bản án dân sự phúc thẩm số 92/2019/DS-PT ngày 22/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (bút lục số 63-65) thể hiện: Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng chỉ giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự vay tài sản giữa nguyên đơn bà H và bị đơn ông M, bà H đối với khoản vay 60.000.000 đồng mà ông M, bà H vay của bà H theo giấy vay tiền ngày 17/7/2017 và kho ản vay 300.000.000 mà ông M, bà H vay của bà H theo giấy vay tiền ngày 26/7/2017 nên không có cơ s ở để xác định khoản vay 70.000.000 đồng đã được giải quyết theo bản án nêu trên. Do đó, có căn cứ xác định đối với khoản vay 70.000.000 đồng thì bà H hiện nay còn nợ bà H 61.600.000 đồng.
[5] Theo Giấy vay tiền (bút lục số 41) thể hiện: Ngày 18/4/2018, bà H vay của bà H 165.000.000 đồng, thời hạn vay từ ngày 18/4/2018 đ ến ngày 18/02/2019, có ch ữ ký xác nhận của bên vay là bà Hồng, bên cho vay là bà H . bà H xác định tính đến ngày 23/7/2018 bà H đã trả được 52.250.000 đồng, còn nợ 112.750.000 đồng. Còn bà H thì cho rằng bà đã trả cho bà H 77.550.000 đồng nên chỉ còn nợ 87.450.000 đồng nhưng lại không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình, trong khi đó, bà H chỉ thừa nhận bà H đã trả được 52.250.000 đồng. Do đó, có căn cứ xác định đối với khoản vay này thì bà H hiện nay còn nợ bà H 112.750.000 đồng.
[6] Bà H có xuất trình các tài liệu do bà H viết để xác nhận về các khoản nợ (bút lục số 87-90) nhưng nội dung của tài liệu thì lại không thể hiện được các khoản tiền mà bà H đã trả để chứng minh cho lời trình bày của bà H là có căn cứ nên không có cơ sở để chấp nhận.
[7] Với những phân tích trên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định số nợ gốc mà bà H nợ bà H là 19.050.000 đồng + 63.000.000 đồng + 61.600.000 đồng + 112.750.000 đồng = 256.400.000 đồng là chưa chính xác. Cần xác định lại số tiền nợ gốc mà bà H nợ bà H là 15.050.000 đồng + 63.000.000 đồng + 61.600.000 đồng + 112.750.000 đồng = 252.400.000 đồng
[8] Đối với lãi suất phát sinh từ khoản nợ gốc:
Theo các giấy vay tiền nêu trên thì hai bên không th ỏa thuận mức lãi suất cụ thể, lãi suất ghi trong giấy vay tiền chỉ thể hiện “trả lãi hàng tháng theo mức lãi hai bên thỏa thuận”.
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 thể hiện:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
[8.1] Như vậy, do các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và bà H cho rằng bà H tính lãi quá cao nên có tranh chấp về lãi suất. Do đó, mức lãi suất để áp dụng tính trong trường hợp này là 10%/năm tương ứng với 0,83%/tháng.
[8.2] Tại bản tự khai ngày 29/5/2019, bà H cũng chỉ yêu cầu tính lãi với mức 0,83%/tháng (bút l ục số 10) phù hợp với biên bản hòa giải ngày 17/7/2018 (bút lục số 47-48) với nội dung bà H yêu cầu bà H trả số tiền lãi phát sinh là 23.289.000 đồng. Tại biên bản phiên tòa ngày 27/11/2019 nguyên đơn bà H mới yêu cầu tính lãi với mức lãi suất là 1,6%/tháng, yêu cầu này được phát sinh sau khi Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử nên lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm không được chấp nhận phần thay đổi yêu cầu khởi kiện này của bà H .
[9] Ngoài ra, việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức lãi suất 1,6%/tháng đối với khoản nợ gốc là trái quy định của pháp luật vì như phân tích nêu trên thì do các bên có thỏa thuận lãi suất nhưng không thỏa thuận mức lãi suất cụ thể, nay các bên có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi suất áp dụng để tính chỉ là 0,83%/tháng chứ không phải 1,6%/tháng.
Do đó, cần sửa bản án sơ thẩm về phần lãi suất. Cụ thể, mức lãi suất được tính như sau:
[9.1] Khoản vay 45.000.000 đồng ngày 28/01/2018, tính lãi từ ngày 24/7/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 27/11/2019 là 16 tháng 03 ngày: 45.000.000 đồng – 29.950.000 đồng = 15.050.000 đồng x 0,83%/tháng x 16 tháng 03 ngày = 2.056.833 đồng.
[9.2] Khoản vay 87.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 29/7/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 27/11/2019 là 15 tháng 29 ngày: 87.000.000 đồng – 24.000.000 đồng = 63.000.000 đồng x 0,83% x 15 tháng 29 ngày = 8.522.500 đồng.
[9.3] Khoản vay 70.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 01/6/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 27/11/2019 là 17 tháng 26 ngày: 70.000.000 đồng – 8.400.000 đồng = 61.600.000 đồng x 0,83% x 17 tháng 26 ngày = 9.325.556 đồng.
[9.4] Khoản vay 165.000.000 đồng, tính lãi từ ngày 24/7/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm 27/11/2019 là 16 tháng 04 ngày: 165.000.000 đồng – 52.250.000 đồng = 112.750.000 đồng x 0,83% x 16 tháng 04 ngày = 15.409.167 đồng.
Tổng cộng lãi của 4 khoản vay trên là 35.341.056 đồng (2.056.833 đồng + 8.522.500 đồng + 9.325.556 đồng + 15.409.167 đồng). Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại buộc bà H phải trả 67.794.000 đồng tiền lãi là không đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hồng.
Với những phân tích trên, cần sửa bản án sơ thẩm về số tiền nợ gốc và phần tính lãi để buộc bà H phải trả cho bà H số nợ gốc là 252.400.000 đồng và nợ lãi là 35.314.056 đồng. Tổng cộng nợ gốc và nợ lãi là 287.714.056 đồng là có căn cứ.
Do đó, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn bà Hồng, sửa bản án sơ thẩm về số tiền nợ gốc và phần tính lãi.
[10] Về án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm: bà H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định chung. Do kháng cáo được chấp nhận một phần và sửa bản án sơ thẩm nên bị đơn bà H không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, hoàn trả cho bà H số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà bà H đã tạm nộp.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn bà Trần Thị Ánh H.
Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Bvề việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” giữa nguyên đơn bà Phạm Thị H; bị đơn bà Trần Thị Ánh H, cụ thể như sau:
Căn cứ vào các Điều 463, 466, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Xử:
1/ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị H về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản” với bị đơn bà Trần Thị Ánh H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Xuân M.
- Buộc bà Trần Thị Ánh H có trách nhiệm phải trả cho bà Phạm Thị H số tiền nợ gốc là 252.400.000 đồng và nợ lãi là 35.314.056 đồng. Tổng cộng nợ gốc và nợ lãi là 287.714.056 đồng.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên, thì hàng tháng còn phải trả số tiền lãi tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, theo quy định khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự.
2/ Về án phí dân sự (sơ thẩm và phúc thẩm):
Buộc bà Trần Thị Ánh H phải chịu 14.385.703 đồng án phí dân sự sơ thẩm, được khấu trừ vào số tiền 300.000 đồng mà bà H đã tạm nộp theo biên lai thu số 0019515 ngày 07/01/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện B, bà H còn phải nộp số tiền án phí dân sự còn thiếu là 14.085.703 đồng.
Hoàn trả cho bà Phạm Thị H 10.340.000 đồng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm mà bà H đã tạm nộp theo biên lai thu số 0012976 ngày 30/5/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện B.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 33/2020/DS-PT ngày 24/04/2020 về tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản
Số hiệu: | 33/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Lâm Đồng |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 24/04/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về