Bản án 297/2018/HSPT ngày 31/05/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 297/2018/HSPT NGÀY 31/05/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 13 tháng 6 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 564/2017/TLPT-HS ngày 02/8/2017 đối với các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1, Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 do có kháng cáo của các bị cáo và nguyên đơn dân sự với Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2017/HSST ngày 15/6/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

* Bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo:

1. Nguyễn Việt H; sinh ngày 05/6/1977; nơi ĐKHKTT: phường N, quận C, Hà Nội; chỗ ở: phố H, quận B, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Q; trình độ học vấn: 12/12; con ông Nguyễn Ph và bà Doãn Thị Á; có vợ là Phạm Thu Tr và 02 con (con lớn sinh năm 2005, con nhỏ sinh năm 2009); tiền án, tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016 được tại ngoại; bị bắt tạm giam từ ngày 24/5/2018; có mặt.

2. Nguyễn Thị Tuyết Th, sinh ngày 08/7/1971; nơi ĐKHKTT: phường T, quận H, Hà Nội; chỗ ở: phường C, quận H, Hà Nội; nghề nghiệp: Nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dệt Q; trình độ học vấn: 12/12; con ông Nguyễn Thế K (đã chết) và bà Phạm Thị G; có chồng là Phạm Thanh H (đã chết) và 01 con sinh năm 2001; tiền án, tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 14/01/2017 đến nay; có mặt.

3. Nguyễn Quốc H1, sinh ngày 28/12/1970; trú tại: phường G, B, Hà Nội; nghề nghiệp: Nguyên Phó giám đốc Công ty CP dệt may xuất khẩu C; trình độ học vấn: 12/12; con ông Nguyễn Đình X và bà Kiều Thị Đ (đều đã chết); có vợ là Phạm Thị Thúy H và 02 con (con lớn sinh năm 1999, con nhỏ sinh năm 2008); tiền án, tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016 được tại ngoại; bị bắt tạm giam từ ngày 24/5/2018; có mặt.

4. Nguyễn Thế T, sinh ngày 22/12/1977; nơi ĐKHKTT: phường A, quận L, Hà Nội; chỗ ở: phường S, thành phố B, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: Nguyên cán bộ tín dụng Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh; trình độ học vấn: 12/12; con ông Nguyễn Thế T và bà Nguyễn Thị Y; có vợ là Nguyễn Thị Minh Th và 03 con (con lớn sinh năm 2005, con nhỏ sinh năm 2011); tiền án, tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016; hiện tại ngoại; có mặt.

5. Trần Đức L, sinh ngày 06/01/1965; nơi ĐKHKTT: phường N, quận T, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh; trình độ học vấn: 10/10; con ông Trần Đức L (đã chết) và bà Trần Thị T; có vợ là Đinh Thị H và 02 con (con lớn sinh năm 1991, con nhỏ sinh năm 1997); tiền án, tiền sự: Không; hiện tại ngoại; có mặt.

6. Nguyễn Huy B, sinh ngày 09/3/1973; trú tại: phường T, thành phố B, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: Nguyên Phó trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh; trình độ học vấn: 12/12; là Đảng viên Đảng CSVN, đã bị đình chỉ sinh hoạt; con ông Nguyễn Huy C và bà Nguyễn Thị X; có vợ là Phạm Thị Nh và 02 con (con lớn sinh năm 2000, con nhỏ sinh năm 2006); tiền án, tiền sự: không; hiện tại ngoại; có mặt.

7. Nguyễn Thế T2 (tên gọi khác: Nguyễn Thế N), sinh ngày 16/8/1952; trú tại: phường N, thành phố B, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh; trình độ học vấn: 10/10; là Đảng viên Đảng CSVN nhưng tự bỏ tham gia sinh hoạt Đảng từ năm 2012 đến nay; con ông Nguyễn Thế Th và bà Nguyễn Thị L (đều đã chết); có vợ là Ngô Thị M (M) và  02 con (con lớn sinh năm 1981, con nhỏ sinh năm 1987); tiền án, tiền sự: không; hiện tại ngoại; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt H: Luật sư Phạm Văn C – Công ty Luật C thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th:

- Luật sư Phan Văn H – Văn phòng luật sư N thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh; vắng mặt.

- Luật sư Nguyễn Thị H – Công ty Luật Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh; đơn xin xét xử vắng mặt, gửi bài bào chữa.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế T: Luật sư Vũ Nghị L – Công ty Luật TNHH D thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Trần Đức L: Luật sư Huỳnh PH3 N – Văn phòng luật sư H thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Huy B: Luật sư Nguyễn Danh H – Văn phòng luật sư H thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế T2:

Luật sư Nguyễn Thành L – Công ty Luật thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh; có mặt.

Luật sư Nguyễn Thế U – Văn phòng luật sư G thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh; có mặt.

* Nguyên đơn dân sự có kháng cáo: Ngân hàng P (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển); địa chỉ: quận Đ, thành phố Hà Nội.

Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Bá HU, sinh năm 1957 - Tổng giám đốc Ngân hàng P;

Đại diện theo uỷ quyền: Ông Nguyễn Mạnh H5 sinh năm 1967 - Phó giám đốc sở giao dịch 1 - Ngân hàng P; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản cáo trạng và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1, Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 bị truy tố và xét xử về hành vi phạm tội như sau:

1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Doãn Ngọc G, Kiều Thị Thanh H3, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1 Công ty Cổ phần Dệt Q (sau đây gọi tắt là Công ty Dệt Q) có trụ sở chính tại Khu công nghiệp (KCN) Q được thành lập ngày 01/6/2005. Giấy đăng ký kinh doanh số 21.03.0000111 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký thay đổi lần 1 ngày 19/11/2007); vốn điều lệ 20.000.000.000 đồng. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Nguyễn Việt H, Giám đốc; cổ đông sáng lập công ty gồm có ông Nguyễn Việt H, Kiều Thị Thanh H3 và Nguyễn Thị Tuyết Th (kiêm kế toán trưởng Công ty). Thực tế Công ty Dệt Q là do vợ chồng Doãn Ngọc G và Kiều Thị Thanh H3 thành lập và giao cho Nguyễn Việt H, cháu gọi G là cậu ruột làm giám đốc, mọi hoạt động của công ty H đều làm theo sự chỉ đạo của G.

Năm 2005, nhằm mục đích vay tiền của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Phát triển (HTPT) Bắc Ninh rồi chiếm đoạt, vợ chồng G – H3 đã dùng pháp nhân Công ty Dệt Q, chỉ đạo H ký hồ sơ, tài liệu gửi các Ban ngành liên quan tại tỉnh Bắc Ninh để lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt Q trên diện tích đất 9000m2 (đất thuê 45 năm, hết thời hạn vào ngày 19/12/2052 tại KCN Q) với tổng mức đầu tư của dự án là 99,5 tỷ đồng, nguồn vốn gồm 50% vốn tự có của chủ đầu tư, 50% là vốn vay Quỹ HTPT và chỉ đạo Nguyễn Việt H ký toàn bộ các tài liệu liên quan đến dự án để làm thủ tục vay vốn tại Quỹ HTPT Chi nhánh Bắc Ninh. Ngày 8/11/2005, theo chỉ đạo của G, Nguyễn Việt H đã ký đơn gửi Giám đốc Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh đề nghị vay 45 tỷ đồng với mục đích đầu tư xây dựng và nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án xây dựng Nhà máy Dệt Q.

Để tạo dựng bộ hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị để làm hồ sơ xin vay và được giải ngân vốn vay tại ngân hàng, Doãn Ngọc G và Kiều Thị Thanh H3 đã thành lập Công ty Cổ phần Dệt may xuất khẩu C (Sau đây gọi là Công ty C), được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận ĐKDN lần đầu ngày 06/10/2005; có trụ sở tại số phường T, quận H, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt; gia công hàng may mặc xuất khẩu; sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nhựa, giấy; cho thuê kho bãi; dịch vụ làm thủ tục hải quan.

Ngày 20/12/2005, Doãn Ngọc G đã làm thủ tục, giấy tờ để Nguyễn Việt H ký Quyết định chọn thầu số 11/DQV về việc chọn nhà thầu là Công ty N là nhà cung cấp dây chuyền máy móc thiết bị cho Nhà máy dệt nhuộm Q và cùng ngày ký Quyết định phê duyệt dự toán hạng mục máy móc thiết bị dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt Q Bắc Ninh thuộc Công ty Cổ phần Dệt Q” với tổng giá trị máy móc, thiết bị là 3.776.600 USD; thiết bị là dây chuyền đồng bộ, hiện đại có nguồn gốc nhập khẩu do Trung Quốc và Đài Loan sản xuất công suất 3.000SP/năm; tạo dựng thủ tục đơn vị trúng thầu thiết bị là Công ty C.

Sau đó, Doãn Ngọc G đưa cho Nguyễn Việt H ký Hợp đồng ba bên số New –CD/06/2005 ngày 22/12/2005 với nội dung Công ty Dệt Q mua thiết bị máy móc của Công ty N với giá trị 3.776.600 USD thông qua đơn vị nhập khẩu ủy thác là Công ty C. Theo nội dung hợp đồng này, thời gian giao hàng từng lần từ tháng 01/2006 đến tháng 3/2006; hình thức thanh toán bằng điện chuyển tiền vào tài khoản của người bán (công ty nhập khẩu). Cùng ngày Doãn Ngọc G chỉ đạo H ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu máy móc thiết bị số 01-DQV-CD/HĐUT với Công ty C là bên nhận ủy thác do Nguyễn Quốc H1, Phó Giám đốc làm đại diện để nhập khẩu máy móc thiết bị cho Nhà máy Dệt Q theo Hợp đồng T số New-CD/06/2005 ngày 22/12/2005.

Với các hồ sơ tạo dựng, giả mạo nêu trên, ngày 30/12/2005 Công ty Dệt Q đã được Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh ký Hợp đồng tín dụng số 51/HĐTD/2005 cho vay 45 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và mua sắm thiết bị theo quyết định đầu tư dự án với thời hạn cho vay là 72 tháng, thời hạn trả nợ gốc là 60 tháng, lãi suất nợ trong hạn là 7,8%/năm. Cùng ngày, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th, kế toán trưởng Công ty Dệt Q ký bảng kê rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Bắc Ninh tạm ứng 20% giá trị hợp đồng ủy thác nhập khẩu máy móc thiết bị số 01-DQV-CD/HĐUT và Hợp đồng T số New–CD/06/2005 ngày 22/12/2005; đã được Chi nhánh Quỹ HTPTP Bắc Ninh giải ngân số tiền 5.000.000.000 đồng chuyển về tài khoản số 421101-003076 của Công ty C mở tại Chi nhánh Ngân hàng N Bắc Hà Nội theo ủy nhiệm chi số 30.12.01 ngày 30/12/2005 với nội dung: Tạm ứng tiền mua máy móc, thiết bị theo Hợp đồng ủy thác nhập khẩu số 01/DQV-CD/HĐUT ngày 22/11/2005. Kết quả xác minh tại Chi nhánh Ngân hàng N Bắc Hà Nội thì số tiền này đã bị Kiều Thị Thanh H3 rút tiền mặt từ tài khoản của Công ty C theo Phiếu chi số 237, chứng từ số 16 ngày 03/01/2006.

Ngày 27/01/2006, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th – Kế toán trưởng Công ty Dệt Q ký bảng rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Bắc Ninh thanh toán tiền mua thiết bị theo Hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT, chứng từ kèm theo là Tờ khai hải quan số 102/NK/ĐT ngày 23/01/2006 do Công ty C mở tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và bộ hồ sơ nhập khẩu phô tô được Nguyễn Quốc H1 – Phó giám đốc Công ty C ký đóng dấu Sao y bản chính. Số tiền giải ngân 3.000.000.000 đồng đã được chuyển về tài khoản số 0011001525674 của Công ty C mở tại Ngân hàng T Việt Nam theo Ủy nhiệm chi số 02 ngày 27/01/2006 với nội dung: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT ngày 22/12/2005. Ngày 06/02/2006, Nguyễn Quốc H1 đã rút số tiền này bằng tiền mặt theo Séc số AC 392631 và khai đã chuyển lại cho Kiều Thị Thanh H3.

Ngày 30/3/2006, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th – Kế toán trưởng Công ty Q ký bảng kê rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Bắc Ninh thanh toán tiền mua thiết bị theo Hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT, chứng từ kèm theo là Tờ khai hải quan số 578/NK/ĐT ngày 03/3/2006 do Công ty C mở tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và bộ hồ sơ nhập khẩu phô tô được Nguyễn Quốc H1 – Phó giám đốc Công ty C ký đóng dấu Sao y bản chính. Số tiền giải ngân 7.000.000.000 đồng đã được chuyển về tài khoản số 0011001525674 của Công ty C mở tại Ngân hàng T Việt Nam theo các Ủy nhiệm chi số 31.03.06 ngày 31/3/2006 với nội dung: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT ngày 22/12/2005. Sau đó Phan Anh T là Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dệt may Xuất khẩu C đã rút 05 tỷ đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392632; 2.000.000.000 đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392633 ngày 31/3/2006. Phan Anh T khai đi rút tiền theo sự chỉ đạo của H3, sau khi rút đã đưa lại toàn bộ số tiền này cho Kiều Thị Thanh H3.

Ngày 31/3/2006, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th – Kế toán trưởng Công ty Dệt Q ký bảng kê rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT, chứng từ kèm theo là tờ khai hải quan số 298/NK/ĐT ngày 24/02/2006 và tờ khai hải quan số 914/NK/ĐT ngày 14/3/2006 do Công ty C mở tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và bộ hồ sơ nhập khẩu phô tô được Nguyễn Quốc H1 – Phó giám đốc Công ty C ký đóng dấu (Sao y bản chính). Số tiền giải ngân 8.000.000.000 đồng (8 tỷ) được chuyển về tài khoản số 0011001525674 của Công ty C mở tại Ngân hàng T Việt Nam theo các Ủy nhiệm chi số 31.03A ngày 31/3/2006 và số 31.03.13 ngày 31/3/2006 với nội dung: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01- DQV-CD/HĐUT ngày 22/12/2005. Toàn bộ số tiền này đã bị rút ra khỏi tài khoản ngân hàng như sau:

- Ngày 31/3/2006 Phan Anh T rút 03 tỷ đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392634; ngày 03/4/2006 Phan Anh T rút 3,2 tỷ đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392635;

- Ngày 04/4/2006 Phan Anh T rút 260 triệu đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392636;

- Ngày 05/4/2006 Kiều Thị Thanh H3 rút 400 triệu đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392637;

- Ngày 06/4/2006 Phan Anh T rút 140 triệu đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392638;

- Ngày 07/4/2006 Phan Anh T rút 01 tỷ đồng bằng tiền mặt theo Séc số AC 392639. Phan Anh T khai toàn bộ số tiền 8 tỷ đồng nêu trên sau khi rút đã đưa lại cho Kiều Thị Thanh H3.

Ngày 28/4/2006, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th – kế toán trưởng Công ty Q ký bảng kê rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh thanh toán tiền mua thiết bị theo Hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT, chứng từ kèm theo là bộ chứng từ nhập khẩu do Công ty C mở tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (hồ sơ phô tô được Nguyễn Quốc H1 ký đóng dấu Sao y bản chính). Số tiền giải ngân

6.000.000.000 đồng (6 tỷ) chuyển về tài khoản số 0011001525674 của Công ty C mở tại Ngân hàng T Việt Nam theo các Ủy nhiệm chi số 05 ngày 28/4/2006 với nội dung: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV- CD/HĐUT ngày 22/12/2005. Ngày 03/5/2006, Lê Đức Vượng, làm việc tại Công ty TNHH TH3 mại Vĩnh Lộc (là công ty của vợ chồng G – H3, cũng có địa chỉ tại Số 2C Lê Phụng Hiểu, phường T, H, Hà Nội) đã rút số tiền này bằng tiền mặt theo Séc số AC 392640. Vượng khai được H3 bảo đi cùng đến ngân hàng, H3 mượn giấy CMND của Vượng để làm thủ tục rút tiền và quản lý luôn số tiền này.

Ngày 08/5/2006, Nguyễn Việt H và Nguyễn Thị Tuyết Th – Kế toán trưởng Công ty Q ký bảng kê rút vốn vay đề nghị Chi nhánh Bắc Ninh thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT, chứng từ kèm theo là bộ chứng từ nhập khẩu do Công ty C mở tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (hồ sơ phô tô được Nguyễn Quốc H1 ký đóng dấu Sao y bản chính). Số tiền giải ngân

16.000.000.000 đồng (16 tỷ) chuyển về tài khoản số 0011001525674 của Công ty C mở tại Ngân hàng T Việt Nam theo Ủy nhiệm chi số 06 ngày 09/5/2006 với nội dung: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hợp đồng số 01-DQV-CD/HĐUT ngày 22/12/2005. Ngày 10/5/2006, Kiều Thị Thanh H3 đã rút toàn bộ số tiền này bằng tiền mặt theo Séc số AC 467711.

Trong quá trình thực hiện giải ngân, để chứng minh có việc mua bán máy móc, thiết bị giữa Công ty C và Công ty N và có hồ sơ thanh toán để nộp cho Chi nhánh Bắc Ninh. Doãn Ngọc G đã cho làm giả 08 bộ hồ sơ thanh toán giữa Công ty C và Công ty N theo Hợp đồng T số New-C06/2005 ngày 22/11/2005 bao gồm làm giả hợp đồng mua bán ngoại tệ giữa Công ty C và Chi nhánh Ngân hàng N Bắc Hà Nội với tổng số tiền 2.637.000 USD (từ ngày 07/02/2006 đến ngày 03/4/2006) và làm giả các điện chuyển tiền cho Công ty N để Nguyễn Quốc H1 ký. Các tài liệu nhập khẩu máy móc, thiết bị đều là bản photocopy được Nguyễn Quốc H1 ký và đóng dấu Sao y bản chính của Công ty C, được xác định là tài liệu làm giả do kết quả xác minh tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cho thấy các Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu số 102/NK/ĐT ngày 23/01/2006, số 298/NK/ĐT ngày 24/02/2006, số 578/NK/ĐT ngày 03/3/2006 và số 914/NK/ĐT ngày 14/3/2006 là của các Công ty khác và nhập khẩu các chủng loại hàng hóa khác.

Kết quả điều tra xác minh cho thấy, Công ty Dệt Q được Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép đầu tư số 182/GPĐT-KCN ngày 04/5/2006 và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh ngày 16/8/2007, đến ngày 21/7/2010 bị thu hồi Giấy phép đầu tư và chấm dứt hoạt động theo Quyết định số 37/QĐ- BQL; từ khi được cấp giấy phép đến khi bị thu hồi Công ty Dệt Q không có hoạt động kinh doanh gì. Ngày 30/7/2013, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh có thông báo số 3812/TB-CT về việc cơ sở kinh doanh không còn hoạt động tại địa điểm cơ sở kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế; đến thời điểm hiện tại Công ty Dệt Q chưa đăng ký thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động, chuyển đổi loại hình hay sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Đối với Công ty C, Chi cục thuế quận H đã có thông báo số 1379/CCT-Ktra2 ngày 10/6/2010 về việc cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh; đến thời điểm hiện tại chưa đăng ký thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động, chuyển đổi loại hình hay sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Kiểm tra thông tin dữ liệu trên CHƯƠNG trình hệ thống dữ liệu số liệu xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến nay cho thấy Công ty C không có dữ liệu xuất, nhập khẩu làm thủ tục Hải quan tại Chi cục.

Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh đã tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay của Công ty Q gồm:

- Chuyển nhượng lại quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở theo hợp đồng bảo lãnh, thu được 3.995.680.000 đồng (trừ nợ gốc);

- Xử lý tài sản theo Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (nhà xưởng, công trình phụ trợ trên đất thuê, thiết bị dệt), sau khi trả tiền thuê đất thu được 3.630.079.000 đồng (trừ nợ gốc);

- Xử lý các hợp đồng tiền gửi của Công ty gửi tại Chi nhánh thu được

11.078.553.417 đồng (trừ nợ gốc 9 tỷ đồng, lãi 2.078.553.417 đồng).

Hiện số tiền gốc còn bị chiếm đoạt là 28.374.241.000 đồng. Theo tài liệu xác minh thì Doãn Ngọc G và Kiều Thị Thanh H3 đã xuất cảnh khỏi Việt Nam ngày 04/8/2014, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và có Lệnh truy nã Quốc tế, nhưng đến nay chưa bắt được.

Bị cáo Nguyễn Việt H là cháu gọi Doãn Ngọc G là cậu ruột, là kỹ sư tự do, không có nghiệp vụ và chưa bao giờ kinh doanh trong lĩnh vực dệt, may xuất khẩu; Tại CQĐT H khai nhận: H được cậu ruột nhờ thiết kế, giám sát thi công, xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ của Công ty Nam Việt H,Vĩnh Lộc và Nhà máy dệt của Công ty Dệt Q. Tháng 6/2006, G làm thủ tục thành lập Công ty Dệt Q và nhờ H làm giám đốc Công ty. Sau khi thành lập Công ty, Doãn Ngọc G tiếp tục chỉ đạo H ký hồ sơ, tài liệu gửi các Ban ngành liên quan tại tỉnh Bắc Ninh để thành lập Dự án Nhà máy Dệt Q tại KCN Q và hồ sơ đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh. Nguyễn Việt H thừa nhận ký toàn bộ các tài liệu liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư Nhà máy Dệt Q, ngoài các công văn giấy tờ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng T, hợp đồng ủy thác nhập khẩu, bảng kê rút vốn vay số tiền 45 tỷ đồng. H còn ký các Biên bản kiểm tra máy móc, thiết bị theo tiến độ nhập khẩu với cán bộ ngân hàng theo chỉ đạo của G; khi ký H hiểu rõ nội dung của các giấy tờ này sử dụng để lập hồ sơ dự án Nhà máy dệt của Công ty Dệt Q và để làm thủ tục vay tiền tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh; thừa nhận không nhìn thấy máy móc thiết bị dệt nhuộm được nhập về nhà máy Dệt Q, nhà máy cũng chưa bao giờ được vận hành hoạt động, nhưng vẫn ký theo sự chỉ đạo của G.

Bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th là Kế toán trưởng Công ty Dệt Q đã cùng Nguyễn Việt H là Giám đốc Công ty này ký vào tài liệu, văn bản đề nghị vay vốn và Bảng kê rút vốn vay đề nghị giải ngân 06 lần để chuyển số tiền 45 tỷ đồng vay của Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh về các tài khoản của Công ty C, giúp cho vợ chồng G, H3 rút ra, chiếm đoạt toàn bộ số tiền này. Tại Cơ quan điều tra, Thanh thừa nhận đã làm việc cho G với chức danh Kế toán tại những Công ty do vợ chồng G, Thanh thành lập, có trụ sở tại Số 2B, Lê Phụng Hiểu, phường T, quận H, Hà Nội từ năm 2001. Năm 2005, G thành lập Công ty Dệt Q đã đề nghị Thanh đứng tên là thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Kế toán trưởng Công ty; thực chất Thanh không có cổ phần tại Công ty. Thanh khẳng định tuy G không giữ chức vụ gì tại Công ty Dệt Q nhưng vợ chồng G, H3 là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty này và một số Công ty khác như Công ty Vĩnh Lộc, Công ty Nam Việt H và Công ty C. Sau khi thành lập Công ty Dệt Q, Thanh được G thông báo về việc Công ty sẽ làm thủ tục vay vốn tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh để đầu tư Dự án Nhà máy Dệt Q; tất cả Bảng kê rút vốn

vay và Ủy nhiệm chi đều được Thanh và H viết tại trụ sở Công ty ở phường T, quận H, Hà Nội, nội dung đều do G cung cấp thông tin để Thanh và H viết và ký. Thanh thừa nhận không nhìn thấy máy móc, thiết bị của Công ty Dệt Q được nhập về và nếu không có chữ ký phần Kế toán trưởng Nguyễn Thị Tuyết Th trên các chứng từ, Bảng kê rút vốn vay và Ủy nhiệm chi thì Công ty Dệt Q không thể làm thủ tục giải ngân được số tiền 45 tỷ đồng đã vay của Quỹ HTPT. Sau khi sự việc bị phát hiện, do sợ trách nhiệm nên Thanh không đến làm việc theo các giấy triệu tập của Cơ quan điều tra và thường xuyên không có mặt tại nơi cư trú; đến khi người nhà thông báo đã bị khởi tố bị can và có Quyết định truy nã, biết không thể tiếp tục trốn tránh, ngày 13/01/2017 Thanh đã đến Công an phường C, quận H, Hà Nội để đầu thú.

Quá trình khám xét nơi ở của Thanh, Cơ quan điều tra đã thu giữ được 30

tờ giấy A4 có chữ ký khống chỉ của Nguyễn Việt H, Doãn Ngọc G, Kiều Thị H3 và Nguyễn Thị Tuyết Th, Thanh thừa nhận những chữ ký khống chỉ này được sử dụng để in các tài liệu phục vụ cho việc hoạt động của Công ty do G thành lập khi các đối tượng này đi vắng.

Bị cáo Nguyễn Quốc H1 là em họ của Kiều Thị Thanh H3, từ năm 2005 đến năm 2008 làm lái xe cho vợ chồng G và H3 tại Công ty Nam Việt H; khai nhận: trong thời gian làm lái xe tại Công ty Nam Việt H, H1 được Doãn Ngọc G nhờ ký vào một số tài liệu và hồ sơ, khi ký H1 có đọc và xem một số tài liệu thấy nội dung là Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị với nước ngoài, Tờ khai Hải quan để nhập khẩu thiết bị máy móc, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn bán hàng. H1 biết mình không có chức năng, nhiệm vụ và không thực hiện các giao dịch mua bán này nhưng vẫn ký. Ngoài Hợp đồng mua bán hàng hóa ba bên số New-CD/06/2005 ngày 22/12/2005, Hợp đồng ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc với Công ty CP Dệt Q, tờ khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu thiết bị, máy móc, ký sao y bản chính vào các tài liệu tờ khai hải quan đã được Doãn Ngọc G sử dụng để lập hồ sơ vay và giải ngân được tiền vay của ngân hàng, H1 còn ký các tài liệu không có thật gồm Hợp đồng mua bán ngoại tệ của Công ty C tại Chi nhánh Ngân hàng N Bắc Hà Nội với tổng số tiền 2.637.000 USD, các Điện chuyển tiền cho Công ty N để G làm giả 08 bộ hồ sơ thanh toán giữa Công ty C và Công ty N theo hợp đồng T số New-C06/2005 ngày 22/11/2005 nộp cho Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Phát triển Bắc Ninh. H1 khai tất cả các tài liệu đưa H1 ký đều do Doãn Ngọc G lập sẵn, H1 tự nguyện ký vì nghĩ để giúp G hợp thức các thủ tục mua bán hàng hóa cho các Công ty mà G đang quản lý.

Về tài sản của G và H3: Ngoài tài sản là nhà xưởng và đất dự án Nhà máy Dệt Q của Công ty Dệt Q đã được Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh xử lý để thu hồi một phần khoản vay của Công ty tại Chi nhánh; ngày 09/10/2014 Cơ quan điều tra đã ra Lệnh kê biên tài sản số 12/C46-P10 đối với nhà xưởng và máy móc thiết bị của Công ty Vĩnh Lộc và Nam Việt H tại Khu công nghiệp Q là hai Công ty do Doãn Ngọc G và Kiểu Thị Thanh H3 thành lập. Các tài sản này cũng được hình thành tư việc vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh của hai Công ty Vĩnh Lộc và Nam Việt H và hiện vẫn còn dư nợ; do chủ đầu tư bỏ trốn nên chưa tiến hành xử ly được các tài sản này để thu hồi khắc phục hậu quả. Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ liên quan đến 02 khoản vay của Công ty Nam Việt H và Công ty Vĩnh Lộc tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh, khi nào truy bắt được 02 bị cáo này sẽ tiếp tục điều tra.

2. Hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B và Nguyễn Thế T2

Sau khi nhận được đơn của Công ty Dệt Q đề nghị vay 45 tỷ đồng với mục đích đầu tư xây dựng và nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án xây dựng nhà máy Dệt Q kèm theo hồ sơ dự án Nhà máy dệt Q do chủ đầu tư tự lập, Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh giao cho Nguyễn Thế T là cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định dự án. Mặc dù tại thời điểm này dự án mới do chủ đầu tư tự lập, chưa có ý kiến của các Sở, ban ngành địa pH3, chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty CP Dệt Q mới được thành lập vào tháng 6/2005, không có báo cáo tài chính của quý gần nhất, cũng không có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của Cơ quan thuế; nhưng ngày 30/11/2005 Tài đã có báo cáo thẩm định tổng hợp với nội dung chủ đầu tư đã nộp hồ sơ đúng quy định. Việc làm này của Nguyễn Thế T không thực hiện đúng yêu cầu thẩm định tại Quy chế thẩm định pH3 án tài chính, pH3 án trả nợ vốn vay các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 06/2004/QĐ-HĐQL ngày 20/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ HTPT - Điều 7, phần B quy định: “Trường hợp báo cáo tài chính của chủ đầu tư chưa được kiểm toán thì phải có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế; ý kiến tham gia thẩm định dự án của các Bộ, ngành, địa pH3 có liên quan về các vấn đề quy mô, công suất, công nghệ, thiết bị, môi trường, phòng chống cháy nổ…; văn bản phê duyệt quy hoạch hoặc ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch về việc đầu tư dự án”. Trong báo cáo thẩm định còn đánh giá người đứng đầu Công ty là ông Nguyễn Việt H đã và đang hoạt động trong ngành may nên đã tích lũy nhiều kinh nghiệm là không đúng thực tế vì H chỉ là kiến trúc sư, từ

trước đến nay không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng dệt may. Nguyễn Thế T đã làm trái với quy định tại phần B, mục II, khoản 1 Quyết định số 36/2004/QĐ-HTPT ngày 29/01/2004 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT về việc ban hành Quy trình thẩm định pH3 án tài chính và pH3 án trả nợ vốn vay các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước yêu cầu phải kiểm tra và nhận xét về năng lực của chủ đầu tư. Báo cáo này đã được Trần Đức L (khi đó là Trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh) duyệt, ký nháy và trình Nguyễn Thế T2 (Giám đốc Chi nhánh Bắc Ninh) ký báo cáo thẩm định tổng hợp số 280 ngày 30/11/2005 đồng ý cho vay vốn và gửi lên Quỹ HTPT để báo cáo đề nghị chấp thuận cho vay và giao kế hoạch giải ngân năm

2005.

Khi nhận được báo cáo thẩm định của Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh, Quỹ HTPT Trung ương đã tiến hành thẩm định và có công văn số 3509/HTPT- TDĐP ngày 26/12/2005 đánh giá dự án thuộc nhóm B, thẩm quyền cho vay thuộc Giám đốc Chi nhánh Bắc Ninh (theo Quyết định số 148/QĐ-HTPT

22/3/2005 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT về phân cấp thẩm định quyết định cho vay và quản lý các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hệ thống Quỹ HTPT), đồng ý với việc quyết định cho vay của Chi nhánh; đồng thời đưa ra một số yêu cầu cần bổ sung đối với dự án trước khi ký hợp đồng: ý kiến thẩm định của các Sở, ban ngành địa pH3; rút ngắn thời gian cho vay và bổ sung tài sản đảm bảo bằng 50% tổng số vốn vay. Ngày 30/12/2005, Quỹ HTPT Trung ương có văn bản số 3621/HTPT-KHTH v/v thông báo kế hoạch giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2005 cho dự án Đầu tư Nhà máy Dệt Q số tiền là 05 tỷ đồng.

Sau khi Quỹ HTPT Trung ương có văn bản số 3621/HTPT-KHTH thông báo kế hoạch giải ngân 5 tỷ đồng, cùng ngày Nguyễn Thế T soạn thảo trình Trần Đức L duyệt và trình Nguyễn Thế T2 ký thông báo cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chấp thuận cho Công ty Dệt Q vay 45 tỷ đồng và ký Hợp đồng tín dụng số 51/HĐTD/2005 cho Công ty Dệt Q vay 45 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và mua sắm thiết bị theo quyết định đầu tư dự án đã được phê duyệt, thời hạn cho vay là 72 tháng, thời hạn trả nợ gốc là 60 tháng, lãi suất nợ trong hạn là 7,8%/năm. Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, mặc dù các yêu cầu cần bổ sung đối với dự án trước khi ký hợp đồng theo công văn số 3509/HTPT-TDĐP ngày 26/12/2005 của Quỹ hỗ trợ phát triển chưa được Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện đầy đủ: Công ty Dệt Q chưa bổ sung được ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền (đến ngày 07/2/2006, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh mới có văn bản kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Nhà máy

Dệt Q); thực hiện việc cho vay khi chủ đầu tư chưa mở tài khoản vốn tự có theo quy định trong Hợp đồng tín dụng số 51/HĐTD/2005; sau đó chấp thuận cho chủ đầu tư không phải mở tài khoản vốn tự có với lý do đã sử dụng vốn tự có để đầu tư xây dựng hạ tầng của dự án mà không có văn bản giải trình, tài liệu chứng minh việc sử dụng và không thực hiện việc kiểm tra để xác định, làm trái quy định số 503/HTPT/TDTW ngày 27/3/2003 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT về việc các trường hợp không phải mở tài khoản và gửi tiền vào Chi nhánh Quỹ như sau: “Dự án theo Quyết định đầu tư vốn tự có tham gia đầu tư nhưng đã được chủ đầu tư sử dụng để đầu tư vào dự án trước thời điểm ký HĐTD vay vốn Quỹ hoặc trước khi giải ngân mà số vốn thực tế đã sử dụng lớn hơn số phải gửi vào Chi nhánh Quỹ theo cách tính tại Công văn số 125 HTPT-TDTW thì trường hợp này, Chủ đầu tư phải có văn bản giải trình về việc đã sử dụng vốn tự có thanh toán cho các khối lượng đã thực hiện của dự án (ghi rõ hạng mục, nội dung công việc cụ thể, số vốn đã thanh toán, người thụ hưởng…) và cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung đã giải trình; căn cứ chứng từ có liên quan đến khối lượng XDCB đã thực hiện, đã thanh toán bằng nguồn vốn tự có, bản sao ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt…, Chi nhánh Quỹ thực hiện kiểm tra để khẳng định giải trình của chủ đầu tư là đúng với thực tế”. Về tài sản đảm bảo, ngày 31/12/2005 tại Quỹ HTPT Chi nhánh Bắc Ninh gồm có Nguyễn Việt H – Giám đốc Công ty CP dệt Q và Nguyễn Thế T2 – Giám đốc Quỹ HTPT Bắc Ninh đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai số 53/2005/HĐTCTS-TL; đến ngày 30/12/2005, 29/3/2006, 31/3/2006,

28/4/2006 Chi nhánh Bắc Ninh và Công ty Q mới ký các hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền 11,5 tỷ đồng và hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản thế chấp số

09/2006/HĐBLTC ngày 20/4/2006 gồm đất và tài sản trên đất trị giá

2.034.900.000 đồng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 45 tỷ đồng.

Sau lần giải ngân số tiền tạm ứng 5 tỷ đồng ngày 30/12/2005 (lần 1), trong 5 lần giải ngân tiếp theo (theo tiến độ thiết bị, máy móc đã nhập) với tổng số tiền 40 tỷ đồng, Nguyễn Thế T khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân đã không kiểm tra bộ chứng từ gốc, so sánh đối chiếu với số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu theo hồ sơ, chấp nhận tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa là bản phô tô được Nguyễn Quốc H1 – Phó giám đốc Công ty C ký đóng dấu Sao y bản chính, thậm chí trong lần giải ngân thứ 5, 6 hồ sơ nhập khẩu không có cả tờ khai hải quan để làm thủ tục ký chấp nhận thanh toán và giải thích với cấp trên là bản chính do doanh nghiệp đang sử dụng làm thủ tục hoàn thuế, sẽ bổ sung sau.

- Trần Đức L với tư cách là Trưởng phòng Tín dụng và Nguyễn Huy B -

Phó trưởng phòng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị giải ngân, khi

được Nguyễn Thế T giải thích như vậy đã bỏ qua và ký duyệt đề nghị thanh toán (Lực ký lần 2 đồng ý đề nghị thanh toán 3 tỷ đồng; B ký lần 3, 4, 5, 6 đồng ý đề nghị thanh toán tổng số tiền 37 tỷ đồng) để chuyển lên cho lãnh đạo Chi nhánh

ký.

- Với tư cách là Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc Chi nhánh, Nguyễn Thế T2 và Trần Đức L cũng đã chấp nhận lý do cán bộ tín dụng đưa ra khi thấy hồ sơ giải ngân chưa hợp lệ, không yêu cầu dừng lại để bổ sung mà ký duyệt chấp nhận thanh toán (Nguyễn Thế T2 ký lần 2, 5, 6 thanh toán tổng số tiền 25 tỷ đồng; Lực ký lần 3, 4 thanh toán tổng số tiền 15 tỷ đồng). Trong quá trình duyệt thanh toán giải ngân, ngày 10/3/2006, sau khi đã giải ngân 2 lần với tổng số tiền 12 tỷ đồng, Trần Đức L có yêu cầu Nguyễn Thế T xuống địa điểm xây dựng Nhà máy Dệt Q để kiểm tra thực tế hiện trường và kiểm tra máy móc thiết bị, nhưng Tài đã không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trong các kiện hàng, đối chiếu theo danh mục hồ sơ đã giải ngân để xác định mà chỉ nhìn bên ngoài các tH1 hàng do Nguyễn Việt H chỉ, nói đó là các thiết bị, máy móc đã nhập và ký biên kiểm tra khối lượng hoàn thành tại hiện trường với nội dung: có khoảng 50% máy móc thiết bị của dây chuyền đã được vận chuyển về kho của Công ty Dệt Q đang thuê, đem về báo cáo lãnh đạo để tiếp tục ký chấp nhận thanh toán các lần tiếp theo.

Như vậy, quá trình tiến hành giải ngân cho Công ty Dệt Q vay tiền, các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B và Nguyễn Thế T2 đã làm trái với quy định tại Điều 7 – Quy chế cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 59/2004/QĐ- HĐQL ngày 31/8/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ HTPT Trung ương: “Quỹ HTPT chỉ giải ngân phần vốn của quỹ khi các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án đảm bảo tính khả thi; thực hiện giải ngân theo cơ cấu nguồn vốn đã xác định” và trái với quy định tại mục 5.2.2, Quyết định số 564/2004/QĐ-HTPT ngày 15/12/2004 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: “Thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành, chủ đầu tư phải gửi các tài liệu: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, bộ chứng từ nhập khẩu đối với thiết bị nhập khẩu, biên bản nghiệm thu hoặc phiếu nhập kho, phải đảm bảo danh mục thiết bị phù hợp với quyết định đầu tư và có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu”; dẫn đến hậu quả Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh đã giải ngân toàn bộ số tiền cho vay, không phát hiện việc không có máy móc, thiết bị nhập khẩu, bị Doãn Ngọc G cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 45.000.000.000 đồng, đến nay còn thiệt hại 28.374.241.000 đồng.

Đại diện cho Nguyên đơn dân sự trình bày: Đối với khoản vay của dự án nhà máy Dệt Q, từ khâu thẩm định dự án trước khi ký kết hợp đồng và quá trình giải ngân, các bị cáo ở Quỹ HTPT Chi nhánh Bắc Ninh đã có nhiều thiếu sót, làm chưa đầy đủ theo quy định của Quỹ HTPT như: Chưa có đầy đủ giấy tờ của các ban, ngành liên quan như: Chưa có giấy phép đầu tư; chưa có phê duyệt thiết kế cơ sở; không mở tài khoản tiền gửi vốn tự có… Quá trình giải ngân kiểm soát hồ sơ không chặt chẽ, không có hồ sơ gốc; kiểm tra giải ngân không sâu sát. Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ HTPT bị chiếm đoạt số tiền gốc là: 28.374.241.000 đồng và tiền lãi tính đến ngày 14/6/2017 là: 57.408.082.107 đồng. Đại diện cho Ngân hàng P yêu cầu các bị cáo chiếm đoạt phải bồi thường toàn bộ gốc và lãi cho Ngân hàng P và xin giảm nhẹ hình phạt cho tất cả 4 bị cáo nguyên là cán bộ của Quỹ HTPT chi nhánh Bắc Ninh.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 28/2017/HSST ngày 15/6/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã Quyết định:

1. Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

2. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139, điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48, Điều 20, Điều 53, Điều 33 Bộ luật hình sự:

Xử phạt bị cáo Nguyễn Việt H 15 (mười lăm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Quốc H1 15 (mười lăm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20, Điều 53; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999; Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015; Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th 14 năm 6 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 14/01/2017. Quyết định tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm để đảm bảo thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015:

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thế T 08 (tám) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến 28/01/2016.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Huy B 07 (bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt bị cáo Trần Đức L 07 (bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999; Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 xử phạt bị cáo Nguyễn Thế T2 06 (sáu) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 584; 585; 586; 587; 589 Bộ luật dân sự 2015: Buộc các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 phải liên đới bồi thường cho Ngân hàng P 28.374.241.000 đồng (Hai mươi tám tỷ, ba trăm bảy mươi tư triệu, hai trăm bốn mươi mốt nghìn đồng). Chia phần mỗi bị cáo phải bồi thường là 9.458.080.000 đồng (Chín tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu, không trăm tám mươi nghìn đồng).

Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 22/6/2017, bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 26/6/2017, bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 28/6/2017, bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B kháng cáo xin chuyển sang tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự và xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 29/6/2017, bị cáo Nguyễn Thế T2 kháng cáo xin chuyển sang tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự và xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 29/6/2017, nguyên đơn dân sự là Ngân hàng P kháng cáo về phần trách nhiệm dân sự, cụ thể: Buộc Công ty Cổ phần Dệt Q bồi thường cho Ngân hàng P 85.782.323.107 đồng (trong đó nợ gốc 28.374.241.000 đồng và nợ lãi 57.408.082.107 đồng).

Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, sau phần tranh luận công khai, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án như sau: Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1 có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; bị cáo Trần Đức L, Nguyễn Thế T, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 có đơn kháng cáo về tội danh và xin giảm nhẹ hình phạt; bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th có đơn kháng cáo toàn bộ bản án; nguyên đơn dân sự là Ngân hàng P kháng cáo về phần dân sự. Kháng cáo của các bị cáo, nguyên đơn dân sự trong thời hạn luật định, đủ điều kiện xét xử theo trình tự phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo trong nhóm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thay đổi nội dung kháng cáo, các bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, có đủ cơ sở xác định Tòa án sơ thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B và Nguyễn Thế T2 về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1, mặc dù các bị cáo làm theo sự chỉ đạo của vợ chồng G H3 nhưng các bị cáo biết rõ Công ty Dệt Q không có hoạt động sản xuất. Các bị cáo đồng ý lập các tài liệu, chứng từ không có thực để rút tiền của Quỹ tín dụng, các bị cáo phải chịu trách nhiệm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm. Án sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng người, đúng tội. Cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình phạt. Sau khi xét xử sơ thẩm, gia đình bị cáo H đã khắc phục 5 tỷ đồng, gia đình bị cáo H1 đã khắc phục 200 triệu đồng. Đây là các tình tiết giảm nhẹ mới, có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo H và H1. Đối với bị cáo Nguyễn Thế T2, Trần Đức L, Nguyễn Thế T, Nguyễn Huy B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn nhưng đã cố ý làm không đúng, không thực hiện đúng các quy định của Quỹ về việc kiểm định hồ sơ, vi phạm trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ giải ngân... Xét vai trò của các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 thì thấy, cấp sơ thẩm đánh giá bị cáo Tài là người trực tiếp thẩm định hồ sơ vay của Công ty Q có vai trò cao nhất, các bị cáo khác ngang bằng nhau là không chính xác. Bị cáo Nguyễn Huy B tiếp nhận sau, không trực tiếp thẩm định hồ sơ vay, bị cáo có vị trí, vai trò thấp hơn các bị cáo khác. Do cấp sơ thẩm đánh giá không đúng vai trò của bị cáo B nên có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo. Đối với kháng cáo của nguyên đơn dân sự, yêu cầu bồi thường tiến lãi là hơn 57 tỷ đồng. Vụ án lừa đảo, hợp đồng vay vô hiệu, không thể tính lãi trong trường hợp này. Sau khi xử lý tài sản bảo đảm, Công ty Q còn nợ trên 28 tỷ đồng, án sơ thẩm buộc các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 chịu trách nhiệm đối với số tiền vay còn lại này và không buộc trả lãi là đúng quy định. Không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn dân sự. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Thế T2, Nguyễn Thế T, Trần Đức L và nguyên đơn dân sự; chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1 và Nguyễn Huy B.

Luật sư Phạm Văn C nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt H: Cả 3 bị cáo H, H1, Th đều kháng cáo toàn bộ bản án. Kết luận điều tra, Cáo trạng và án sơ thẩm đều kết luận 3 bị cáo đứng danh để làm một số việc để vay tiền của ngân hàng. Các bị cáo không biết mục đích phạm tội của vợ chồng G H3. 3 bị cáo có hành vi giúp sức bởi các bị cáo ký các giấy tờ liên quan đến việc vay tiền. Tuy nhiên, để xác định các bị cáo có phạm tội hay không thì phải đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Riêng yếu tố chủ quan của tội phạm thì không đầy đủ, các bị cáo không biết về hành vi phạm tội của vợ chồng G H3. Các bị cáo chỉ đứng danh để ký giấy tờ vay tiền. Đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm, các bị cáo phải biết mục tiêu cuối cùng của G là chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tài liệu điều tra không thể hiện việc các bị cáo thỏa thuận với vợ chồng G H3 về việc chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo đều là họ hàng, người quen thân với vợ chồng G H3 nên tin tưởng. Dự án xây dựng nhà máy Dệt Q đã xây nhà xưởng, chỉ còn thiếu máy móc. Do được vợ chồng G H3 nhờ đứng tên Công ty, cả 3 bị cáo đều không biết mục đích phạm tội của vợ chồng H3 G. Không tham gia bàn bạc, các bị cáo không hưởng lợi từ việc làm này. Nếu như các bị cáo biết việc vợ chồng G H3 có âm mưu thực hiện tội phạm thì không có gì phải tranh cãi về mặt tội danh. Nhiều tài liệu chứng minh các bị cáo không biết về mục đích chiếm đoạt tài sản, G H3 có nhiều nhà máy và đang hoạt động kinh doanh nên các bị cáo cho rằng xây dựng nhà máy mới là hoàn toàn khả thi. Bị cáo H là kiến trúc sư giỏi, sau khi được tại ngoại bị cáo đã có thành tích trong lao động, bộ tem mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng cho các nước Châu Âu là do bị cáo thiết kế. Bố bị cáo là người có công với cách mạng, 5 tỷ đồng bị cáo khắc phục hậu quả là do bạn bè đóng góp giúp bị cáo khắc phục hậu quả để sớm được trở về với xã hội. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đúng người, đúng tội. Hoàn cảnh gia đình bị cáo H1 cũng rất khó khăn, cũng đi vay mượn để được 200 triệu đồng khắc phục hậu quả. Bị cáo Th chồng đã chết, con còn nhỏ, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho cả 3 bị cáo. Luật sư cho rằng bị cáo không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Để xác định đúng người, đúng tội có thể hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, sau khi được thay đổi biện pháp ngăn chặn bị cáo có nhiều thành tích trong lao động, bị cáo đã khắc phục hậu quả được 5 tỷ đồng. Với 3 tình tiết giảm nhẹ, nếu buộc phải tuyên phạt bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt bị cáo hình phạt thấp nhất của khung hình phạt là 7 năm tù. Bị cáo H1 hoàn cảnh khó khăn, đã khắc phục 200 triệu đồng mặc dù gia đình thuộc hộ nghèo. Bị cáo Th cũng có hoàn cảnh khó khăn. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho cả 3 bị cáo.

Luật sư Vũ Nghị Lực nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế T: Tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, có chức vụ quyền hạn. Bị cáo Tài là cán bộ tín dụng, bị cáo có vị trí, vai trò, thẩm quyền thấp nhất trong vụ án này. Án sơ thẩm đánh giá bị cáo có vai trò chính là chưa khách quan, toàn diện, theo thực tiễn xét xử thì những người có chức vụ càng cao thì có vai trò và khung hình phạt càng cao. Đối với các bị cáo thuộc nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ngân hàng là nguyên đơn dân sự, những người bị lừa đảo là những cán bộ tín dụng. Không thể mang hậu quả của hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản để áp sang hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Nguyễn Thế T có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, bị cáo hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bị cáo đã già, bị cáo có 3 con nhỏ, vợ bị cáo mắc bệnh tim, xin Hội đồng xét xử xem xét nhân thân của bị cáo để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Luật sư Nguyễn Danh H2 nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Huy B: Các bị cáo cơ bản đã thừa nhận các việc làm của mình là có sai phạm. Đơn kháng cáo, bị cáo B kháng cáo về tội danh, sau khi được Hội đồng xét xử giải thích và trao đổi với luật sư, bị cáo đã nhận thức được về tội danh. Các bị cáo có sự sai phạm trong quá trình ký duyệt giải ngân, thiếu các chứng từ trong hồ sơ, chứng từ photo, thiếu tờ khai hải quan. Tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là tội biết sai mà vẫn làm, bị cáo Nguyễn Huy B đã nhận thức được nên đã rút về phần tội danh. Nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, đại diện Viện kiểm sát đã chấp nhận nội dung này nên luật sư không trình bày gì thêm. Xét về vị trí, vai trò của bị cáo B,

bị cáo kế thừa từ lần giải ngân thứ 2, 3, lần đầu bị cáo không biết gì về việc giải ngân cho Công ty Dệt Q. Bị cáo cũng đã phát hiện được sai sót và báo cáo lãnh đạo nhưng do khách hàng tiềm năng, gói tín dụng đã được xem xét khá cẩn trọng. Do tin tưởng khách hàng và đồng nghiệp nên thấy sai, đã báo cáo nhưng bị cáo vẫn duyệt. Đại diện Viện kiểm sát đã đánh giá lại vị trí, vai trò của bị cáo Nguyễn Huy B trong vụ án này nên tôi không có tranh luận gì thêm. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Luật sư Huỳnh PH3 Nam nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Trần Đức L: Đơn kháng cáo, bị cáo kháng cáo về tội danh và hình phạt. Trong phần xét hỏi, bị cáo không đề nghị xem xét về tội danh mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Về các lý do xin giảm nhẹ hình phạt, án sơ thẩm đã đánh giá thành tích trong công tác của bị cáo. Các bị cáo không có sự hưởng lợi liên quan đến hành vi của H3 và G. Các bị cáo đều do tin tưởng doanh nghiệp, tin tưởng đồng nghiệp nên chấp thuận chủ trương cho vay, từ đó có những sai sót về quy trình. Bị cáo Lực luôn khẳng định, nếu như biết có hậu quả xảy ra thì bị cáo không làm. Mục đích của các bị cáo chỉ là để làm lợi cho ngân hàng và làm lợi cho doanh nghiệp. Án sơ thẩm đã xem xét cho bị cáo Thư về yếu tố bệnh tật nhưng bị cáo Lực chưa được xem xét về tình tiết này và tình tiết có công với cách mạng. Bị cáo Lực bị hẹp động mạch vành 40%, bị cáo phải nằm bệnh viện để điều trị, bị cáo bị tiểu đường type 2, đây là những căn bệnh được coi là rất nghiêm trọng. Đây là những nội dung mới phát sinh sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Thư được Tòa án sơ thẩm xem xét tình tiết này. Bố bị cáo Lực có công với cách mạng, được tặng thưởng nhiều huân huy chương, đây cũng là tình tiết mới đối với bị cáo. Bị cáo được địa pH3 xác nhận về sự đóng góp cho địa pH3, vợ bị cáo cũng là cán bộ quân đội nghỉ hưu. Bị cáo có thời gian dài cống hiến cho ngành ngân hàng, có nhiều công lao, đóng góp, việc bị cáo làm có những sai sót nhất định nhưng hậu quả thì các bị cáo đều không mong muốn. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Luật sư Nguyễn Thế Uyên nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế T2: Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo được điều động vào chiến trường Trường Sơn, sau khi tham gia quân đội, bị cáo đã theo học Đại học Xây dựng. Bản thân bị cáo có nhiều cống hiến, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Bị cáo đã xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng: Là tH3 binh chống Mỹ cứu nước hạng 4/4, bị nhiễm chất độc hóa học, mất sức tổng cộng 58%. Bị cáo bị rối loạn tâm thần F06, hạch di căn. Bị cáo mắc bệnh K Lympho, đái tháo đường type 2, có dấu hiệu ác tính, chuyển lên Bệnh viện Quân y 108. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tình trạng sức khỏe của bị cáo, chưa đủ 18 tuổi bị cáo đã nhập ngũ, nay tuổi cao sức yếu và bị nhiều bệnh nguy hiểm. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Bị cáo bị nhiễm chất độc hóa học, đái tháo đường type 2, hạch u Lympho, do có lịch xét xử phúc thẩm nên chưa có thời gian chữa trị. Bị cáo không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, bị cáo đã tự nguyện nộp án phí hình sự sơ thẩm, UBND phường N, thành phố B có xác nhận đơn xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, chấp nhận kháng cáo của bị cáo Thư, giảm nhẹ hình phạt và miễn TNHS cho bị cáo.

Luật sư Nguyễn Thành Long nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế T2: Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Thư kháng cáo về tội danh và hình phạt. Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo không đề nghị xem xét về tội danh. Cơ quan điều tra đã kê biên 2 doanh nghiệp của G và H3, ban đầu đã có lời khai của G và H3 nhưng vẫn để họ bỏ trốn, thiệt hại của vụ án này đều do các bị cáo thuộc nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chịu trách nhiệm. Nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại gì trong vụ án này. Chưa đủ cơ sở buộc tội bị cáo Thư và các bị cáo khác về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do không chỉ ra được việc vi phạm văn bản quy phạm pháp luật nào và thiệt hại của vụ án ra sao. Đề nghị Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thế T2 do chưa đủ căn cứ buộc tội bị cáo.

Bị cáo Nguyễn Quốc H1 nêu quan điểm bào chữa: Bị cáo đồng ý với quan điểm của các luật sư, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Chủ tọa phiên tòa công bố bản bào chữa của luật sư Nguyễn Thị Hằng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th.

Đại diện nguyên đơn dân sự không có ý kiến tranh luận, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện ý kiến của Kiểm sát viên, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, sau phần xét hỏi và tranh luận công khai thì các bị cáo H, H1 và Thanh đều thừa nhận có hành vi giúp sức để vợ chồng Doãn Ngọc G, Kiều Thị H3 lừa đảo chiếm đoạt 45 tỷ đồng như nội dung vụ án nêu ở phần trên. Xét thấy: các bị cáo với từng vị trí, vai trò khi làm việc tại hai Công ty nêu trên đều thừa nhận ký vào toàn bộ hồ sơ, thủ tục, giấy tờ để giúp vợ chồng G H3 làm thủ tục thành lập Công ty, lập dự án xin vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị và hoàn thiện hồ sơ chứng từ để đề nghị Quỹ HTPT chi nhánh Bắc Ninh giải ngân 06 lần, với tổng số tiền là 45 tỷ đồng. Căn cứ vào Hợp đồng mua bán thiết bị, hồ sơ giải ngân, thì số lượng máy móc, thiết bị mỗi lần Công ty C nhập về bàn giao cho Công ty Q là rất lớn, tuy nhiên các bị cáo đều khai chưa bao giờ nhìn thấy máy móc, thiết bị tồn tại ở Công ty, trong khi đó hồ sơ thanh toán giải ngân là 6 lần, lần đầu từ ngày 30/12/2005, lần cuối là 09/5/2006. Tại cơ quan điều tra, H1 khai không bao giờ ký khống vào giấy trắng G đưa, có lần H1 ký dưới mục bên nhận ủy thác nhập khẩu; người nhập khẩu và cũng hiểu nhập khẩu thì phải ký hợp đồng. Nhưng tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phiên tòa hôm nay H1 khai khi ký không đọc và không biết nội dung. Đối với Thanh là kế toán trưởng của Công ty Q là người ký thủ tục rút vốn, nhưng bị cáo cũng chưa bao giờ được biết về hồ sơ gốc chứng từ thanh toán. Các bị cáo đều là người có đầy đủ năng lực hành vi, bị cáo H và Thanh còn là người có trình độ cao (tốt nghiệp Đại học), do vậy các bị cáo buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi ký khống, không có thực có thể xảy ra, nhưng các bị cáo vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Kết quả điều tra chứng minh, toàn bộ hợp đồng ký kết mua bán nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Q; Hợp đồng ủy thác nhập khẩu cho Công ty C; hồ sơ chứng từ giải ngân... có chữ ký của H, H1 và Th đều là giả. Toàn bộ số tiền 45 tỷ đồng của Quỹ HTPT chi nhánh Bắc Ninh bị vợ chồng G H3 chiếm đoạt. Với những hành vi của các bị cáo nêu trên có căn cứ xét xử các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1 và Nguyễn Thị Tuyết Th phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự.

Đối với bị can Doãn Ngọc G và Kiều Thị Thanh H3 bỏ trốn ra nước ngoài, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã, tách hồ sơ và tạm đình chỉ vụ án là đúng với quy định tại Điều 160, Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự.

[2] Đối với tội danh của các bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Hội đồng phúc thẩm đồng quan điểm với Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Bị cáo Nguyễn Thế T là cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay tín dụng đầu tư của Công ty Dệt Q; bị cáo Trần Đức L là Trưởng phòng Tín dụng, Phó Giám Đốc Quỹ HTPT Chi nhánh Bắc Ninh; bị cáo Nguyễn Huy B là Phó phòng Tín dụng và bị cáo Nguyễn Thế T2 là Giám đốc Quỹ HTPT Chi nhánh Bắc Ninh, đều là những người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân vốn vay nhưng đã cố ý không làm đúng, làm không đầy đủ theo các quy định của Hội đồng quản lý Quỹ và Tổng giám đốc Quỹ HTPT, cụ thể như sau:

- Không thực hiện đúng các quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ dự án quy định tại Điều 7 phần B Quyết định số 06/2004/QĐ–HĐQL ngày 20/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển và phần B mục II, khoản 1 Quyết định số 36/2004/QĐ–HTPT ngày 29/01/2004 của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Công ty Dệt Q không mở tài khoản để gửi tiền vốn tự có theo cam kết để tham gia đầu tư dự án, nhưng Chi nhánh vẫn ký hợp đồng tín dụng cho vay 45 tỷ là vi phạm khoản 1 Mục IV Quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 564/2004/QĐ-HTPT ngày 15/12/2004 của Tổng giám đốc Quỹ HTPT) và Công văn số 503/HTPT–TDTW ngày 27/3/2006 của Tổng giám đốc Quỹ HTPT.

- Chủ đầu tư không mở tài khoản vốn tự có, không nộp vốn tự có vào Chi nhánh, do vậy quá trình giải ngân, chủ đầu tư không giải ngân vốn tự có, nhưng Chi nhánh Quỹ vẫn giải ngân vốn vay, không theo cam kết ban đầu của chủ đầu tư về vốn tự có và thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng. Vi phạm điểm 1.5 khoản 1 Mục VI Quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 564/2004/QĐ-HTPT ngày 15/12/2004 của Tổng giám đốc Quỹ HTPT) và Điều 7 – Quy chế cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 59/2004/QĐ-HĐQL ngày 31/8/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ HTPT Trung ương.

- Chi nhánh đã không tiến hành đối chiếu kiểm tra chứng từ giải ngân để xác định các chứng từ này có đúng với thực tế hay không, đặc biệt không đối chiếu tờ khai hải quan phô tô do doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu cung cấp với tờ khai gốc; không đối chiếu, kiểm tra thực tế thiết bị nhập khẩu theo hồ sơ đã giải ngân, bộ hồ sơ nhập khẩu không có các biên lai thu thuế, lệ phí hải quan, không có chứng từ vận chuyển. Đối với 02 lần giải ngân sau cùng, giải ngân khi bộ hồ sơ nhập khẩu không đầy đủ, không có tờ khai hải quan (kể cả tờ khai phô tô) nhưng Chi nhánh vẫn giải ngân.

Khi thực hiện việc kiểm tra hiện trường và kiểm tra máy móc thiết bị tại Nhà máy Dệt Q, đã không thực hiện hiểm tra thực tế hàng hóa trong các kiện hàng, đối chiếu theo danh mục hồ sơ đã giải ngân.

Vi phạm điểm 5.1 khoản 5 mục VI; tiết 5.2.2 điểm 5.2 khoản 5 Mục VI Quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 564/2004/QĐ-HTPT ngày 15/12/2004 của Tổng giám đốc Quỹ HTPT).

Hậu quả dẫn đến Chi nhánh Quỹ HTPT Bắc Ninh bị Doãn Ngọc G và đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 45 tỷ đồng, đến nay còn 28.374.241.000đ nợ gốc chưa thu hồi được.

Nhận thấy: Quỹ HTPT là một Tổ chức tài chính được thành lập theo Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Tại khoản 3 Điều 8 và Điều 10 Nghị định đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ và Tổng giám đốc Quỹ thực hiện theo quy định của Điều lệ Quỹ HTPT.

Theo Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTPT, tại khoản 2 Điều 39 Điều lệ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng quản lý Quỹ: “Ban hành quy chế thẩm định pH3 án tài chính và pH3 án trả nợ các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Quy chế cho vay…Quy chế bảo lãnh…, các quy chế hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ”. Tại điểm b khoản 3 Điều 43 Điều lệ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc Quỹ: “Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Quỹ”.

Như vậy, các Quyết định của Hội đồng quản lý quỹ và Tổng giám đốc Quỹ được ban hành theo Nghị định và Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thẩm định, cho vay bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư có giá trị trong toàn hệ thống quỹ HTPT. Do đó, các văn bản này là quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, hoàn toàn thỏa mãn là khách thể của tội phạm.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử thấy có đủ cơ sở để xét xử các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và các Luật sư bào chữa cho các bị cáo đều cho rằng các bị cáo chỉ phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; sau khi xét xử sơ thẩm các bị cáo kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chuyển tội danh từ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay trước khi xét hỏi thì bị cáo Tài thay đổi nội dung kháng cáo và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt; sau phần xét hỏi và tranh luận công khai thì các bị cáo Thư, Lực, B cũng thay đổi kháng cáo và đều xin giảm nhẹ hình phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

[3] Xét tính chất vụ án, vai trò, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của các bị cáo trong vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

[3.1] Đối với các bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Các bị cáo H, Thanh và H1 đã giúp sức cho vợ chồng bị can G, H3 chiếm đoạt một số tiền đặc biệt lớn của Nhà nước, hiện còn hơn 28 tỷ đồng chưa được khắc phục. Đối với từng vị trí, vai trò, cả 3 bị cáo đều thực hành tích cực trong việc lập, hoàn thiện các hồ sơ thủ tục để rút được khoản tiền vay 45 tỷ đồng của Quỹ HTPT chi nhánh Bắc Ninh, giúp vợ chồng G, H3 chiếm đoạt, do vậy vai trò của 3 bị cáo là ngang nhau. Tổng số các bị cáo giúp sức vợ chồng G, H3 chiếm đoạt 45 tỷ đồng thông qua 6 lần giải ngân, do vậy các bị cáo đều phạm vào tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm cũng như phiên tòa phúc thẩm hôm nay đều có thái độ thành khẩn nhận tội; ăn năn hối cải, do vậy được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

Trong thời gian tại ngoại chờ xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Việt H đã có thành tích trong lao động như bộ tranh tem Trống Đồng mà Thủ tướng Chính Phủ tặng Chính khách một số các nước Châu Âu là do bị cáo thiết kế; sự việc này được Công ty TNHH MTV tem bưu chính thuộc Tổng công ty bưu điện Việt Nam xác nhận ngày 11/6/2018. Mặc dù không được chiếm đoạt khoản tiền nào trong tổng số tiền 45 tỷ nhưng do nhận thức được hành vi lỗi lầm của mình nên bị cáo đã tích cực tác động đến gia đình, người thân bồi thường thay bị cáo được 05 tỷ đồng để khắc phục hậu quả trong vụ án. Đây là những tình tiết mới nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự nay là Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 cho bị cáo khi quyết định hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Quốc H1 có hoàn cảnh khó khăn được chính quyền địa pH3 xác nhận là gia đình thuộc diện hộ nghèo nhưng gia đình đã khắc phục 200 triệu đồng bồi thường. Hơn nữa, nghề nghiệp của H1 là lái xe và khi Doãn H G cho H1 được là Phó giám đốc công ty thì thực chất H1 không có kiến thức chuyên môn trong kinh doanh. Vai trò của bị cáo khi phạm tội là giúp sức hết sức bị động còn chủ yếu do vợ chồng Doãn H G, Kiều Thị Thanh H3 thực hiện chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự nay là Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 giảm một phần hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th ra đầu thú và bố bị cáo có công với nước được tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ, Huân chương chiến sỹ vẻ vang, bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ; do đó bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 và điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 để giảm một phần hình phạt cho bị cáo.

[3.2] Đối với các bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Hội đồng xét xử đồng quan điểm với nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm về các bị cáo này như sau: Hành vi của các bị cáo đã xâm hại đến chế độ quản lý kinh tế trong hoạt động cho vay và hỗ trợ phát triển của Nhà nước theo quy định của Quỹ Hỗ trợ pháp triển, làm thất thoát một khoản tiền đặc biệt lớn của Nhà nước, hiện vẫn chưa được khắc phục, thu hồi. Hành vi của các bị cáo còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hệ thống chi nhánh Quỹ HTPT trong việc quản lý, thực hiện hoạt động cho vay bằng nguồn vốn của Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân. Do đó, cần xử lý nghiêm theo pháp luật hình sự để giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Trong vụ án này, bị cáo Tài – Nguyên cán bộ phòng tín dụng là người được phân công thẩm định, theo dõi khoản vay tín dụng đầu tư của Công ty Dệt Q, kiểm tra thực tế máy móc, thiết bị nhập khẩu để làm căn cứ đề nghị giải ngân và tài sản đảm bảo sau vay, nhưng đã cố ý không thực hiện đúng các quy định của Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ trong việc thẩm định, cho vay tín dụng đầu tư, báo cáo sai sự thật, dẫn đến việc thất thoát vốn vay nên bị cáo có vai trò chính.

Đối với bị cáo Trần Đức L – Nguyên Trưởng phòng tín dụng, Phó giám đốc Chi nhánh, được giao nhiệm vụ quản lý Phòng tín dụng, có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ thẩm định, hồ sơ giải ngân trước khi trình Giám đốc Chi nhánh ký. Mặc dù biết hồ sơ thẩm định, hồ sơ giải ngân còn một số thiếu sót, bị cáo cũng không trực tiếp kiểm tra hồ sơ gốc, không kiểm tra thực tế thiết bị, máy móc nhập nhẩu nhưng đã duyệt, ký nháy vào báo cáo thẩm định tổng hợp số 280/HTPT/TĐ ngày 30/11/2005 và Hợp đồng tín dụng số 51 ngày 30/12/2005 để trình Giám đốc Chi nhánh ký đồng ý cho vay khi hồ sơ của dự án chưa đầy đủ và trực tiếp ký 04 lần (trong đó 2 lần với tư cách Trưởng phòng tín dụng, 02 lần với tư cách Phó giám đốc Chi nhánh) với tổng số tiền giải ngân là 23 tỷ đồng.

Đối với bị cáo B – Nguyên Phó phòng tín dụng, khi tiếp nhận dự án thì đã giải ngân được 2 lần, tổng cộng 8 tỷ đồng. Bị cáo có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ giải ngân, ký kiểm soát hồ sơ trước khi trình lãnh đạo Chi nhánh ký, nhưng bị cáo đã không kiểm tra hồ sơ gốc, bỏ qua việc hồ sơ giải ngân lần 5, 6 thiếu tờ khai hàng hóa nhập khẩu. B ký trình Giám đốc Chi nhánh đồng ý giải ngân 4 lần sau cùng với tổng số tiền 37 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Nguyễn Thế T2 – Nguyên Giám đốc Chi nhánh, theo quy định phân cấp thì bị cáo là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Quỹ và pháp luật về chất lượng thẩm định pH3 án tài chính, pH3 án trả nợ vốn vay, tính pháp lý của hồ sơ thẩm định và hồ sơ vay vốn, khả năng trả nợ vay (gốc và lãi) của dự án và Chủ đầu tư, hồ sơ về đảm bảo tiền vay, trình tự và thủ tục giải ngân... theo đúng quy định của Quỹ. Tuy nhiên, khi phát hiện hồ sơ vay còn chưa đầy đủ về thủ tục, Chủ đầu tư không mở tài khoản tiền gửi vốn tự có, hồ sơ giải ngân chỉ là bản photo…bị cáo vẫn chấp nhận bỏ qua để ký kết hợp đồng, chấp nhận giải ngân. Bị cáo còn trực tiếp ký giải ngân lần 2, 5 và 6 với tổng số tiền là 25 tỷ đồng, đặc biệt 2 lần giải ngân sau cùng (lần 5, 6) hồ sơ không có Tờ khai hải quan (kể cả bản photo).

Xét thấy: Bị cáo Thư là tH3 binh chống Mỹ cứu nước hạng 4/4, bị nhiễm chất độc hóa học, mất sức tổng cộng 58%. Bị cáo bị rối loạn tâm thần F06, hạch di căn. Bị cáo mắc bệnh K Lympho, đái tháo đường type 2, có dấu hiệu ác tính; có nhiều thành tích trong công tác, được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen, giấy khen khác; bị cáo đã tự nguyện nộp án phí hình sự sơ thẩm tại Biên lai thu số AA/2014/0000613 ngày 05/6/2018 tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh.

Bị cáo Lực có thành tích trong công tác được tặng nhiều Bằng khen. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo xuất trình một số tài liệu nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: bố đẻ của bị cáo là ông Trần Đức Lữ nguyên là sỹ quan Bộ đội biên phòng đã chết năm 1971 tại Bệnh viện quân y 108; trong thời gian tại ngũ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba và Huy chương chiến thắng hạng nhì. Đây là tình tiết mới cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo B có ông nội, bố, mẹ là người có công với Nước, được tặng Huân, Huy chương kháng chiến. Do vậy các bị cáo Thư, B còn được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ theo điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015; bị cáo Thư, Lực áp dụng thêm điểm s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

Với phân tích trên, thấy 07 bị cáo trong vụ án này đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, ăn năn hối cải; tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm hôm nay đại diện cho Nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo; các bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 46 và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999 nay là các điểm b, p, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 của Bộ luật hình sự năm 2015 và áp dụng Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội). Hơn nữa, tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay các bị cáo Thư, Tài, Lực, B đã nhận thức rõ được hành vi của mình và xác định mình phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Do đó, giảm một phần hình phạt tù cho các bị cáo cũng đủ tác dụng cải tạo, giáo dục bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung. Qua đó, thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước ta trong chính sách hình sự đối với những người thực sự biết ăn năn hối cải và hướng thiện, tạo điều kiện cho họ yên tâm cải tạo, rèn luyện, tu dưỡng để sớm được trở về hòa nhập với cộng đồng trở thành người tốt có ích cho gia đình và xã hội.

Đối với các bị can Doãn Ngọc G, Kiều Thị Thanh H3 đã bỏ trốn ra nước ngoài, hiện chưa bắt được nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tách vụ án xử lý sau là đúng qui định của pháp luật.

Xét kháng cáo của Ngân hàng P về trách nhiệm dân sự: Ngân hàng P cho rằng Công ty Cổ phần Dệt Q phải bồi thường cho Ngân hàng P 85.782.323.107 đồng (trong đó nợ gốc 28.374.241.000 đồng và nợ lãi 57.408.082.107 đồng). Xét thấy, các bị cáo H, Thanh và H1 là các đồng phạm giúp sức để vợ chồng Doãn H G, Kiều Thị Thanh H3 lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện G và H3 đều đã bỏ trốn, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước cần buộc cả 3 bị cáo phải liên đới bồi thường toàn bộ số tiền hiện chưa thu hồi được là 28.374.241.000đ cho Ngân hàng P. Các bị cáo có vai trò ngang nhau, do vậy cần buộc mỗi bị cáo phải bồi thường số tiền là 9.458.080.000đ. Sau này, bắt được vợ chồng Doãn H G, Kiều Thị Thanh H3, các bị cáo có quyền yêu cầu vợ chồng G, H3 có nghĩa vụ hoàn lại. Đây là vụ án hình sự quy kết các bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do vậy không buộc các bị cáo phải bồi thường phần lãi theo Ngân hàng P tính toán đến thời điểm hiện tại là hơn 57 tỷ đồng. Do đó, không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng P yêu cầu Công ty Cổ phần Dệt Q bồi thường cho Ngân hàng P số tiền lãi 57.408.082.107 đồng (tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm).

Từ nhận định trên, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn dân sự; chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của các bị cáo cũng như lập luận của đại diện Viện kiểm sát đề nghị giảm hình phạt cho ba bị cáo H, Thư, B và luận cứ bào chữa của các luật sư đề nghị giảm hình phạt cho các bị cáo; Sửa bản án sơ thẩm về hình phạt.

Vì các lẽ trên,

Căn cứ vào điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 355 và điểm c khoản 1 Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí;

QUYẾT ĐỊNH

[1] Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo; Sửa bản án sơ thẩm về hình phạt.

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo Nguyễn Thế T, Trần Đức L, Nguyễn Huy B, Nguyễn Thế T2 phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

[1.1] Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 nay là điểm a khoản 4 Điều 174 và các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 38; Điều 58 của Bộ luật hình sự 2015.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Việt H 9 (Chín) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 24/5/2018 nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Quốc H1 12 (Mười hai) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 24/5/2018 nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến ngày 28/01/2016.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20; Điều 53; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999; Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015; Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự:

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Th 13 (Mười ba) năm 06 (Sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 14/01/2017.

[1.2] Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999 nay là điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 58 của Bộ luật hình sự 2015; Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015:

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thế T 07 (Bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2014 đến 28/01/2016.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Huy B 06 (Sáu) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt bị cáo Trần Đức L 05 (Năm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 47; Điều 33 Bộ luật hình sự 1999; Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự 2015; điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 xử phạt bị cáo Nguyễn Thế T2 05 (Năm) năm tù, thời hạn tù tính từ bắt thi hành án. 

[2] Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 584; 585; 586; 587, 589 Bộ luật dân sự 2015: Buộc các bị cáo Nguyễn Việt H, Nguyễn Thị Tuyết Th, Nguyễn Quốc H1 phải liên đới bồi thường cho Ngân hàng P 28.374.241.000 (Hai mươi tám tỷ, ba trăm bảy mươi tư triệu, hai trăm bốn mươi mốt nghìn) đồng. Chia phần, mỗi bị cáo phải bồi thường là 9.458.080.000đ (Chín tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu, không trăm tám mươi nghìn đồng).

Xác nhận bị cáo Nguyễn Việt H đã bồi thường được 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng) theo Biên lai thu số AA/2014/0000620 ngày 08/6/2018 tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh. Bị cáo H còn phải bồi thường 4.458.080.000đ (Bốn tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu, không trăm tám mươi nghìn đồng).

Xác nhận bị cáo Nguyễn Quốc H1 đã bồi thường được 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng) theo Biên lai thu số AA/2014/0000622 ngày 13/6/2018 tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh. Bị cáo H1 còn phải bồi thường 9.258.080.000đ (Chín tỷ, hai trăm năm mươi tám triệu, không trăm tám mươi nghìn đồng).

Về nghĩa vụ thi hành án: Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Dành quyền khởi kiện cho Nguyễn Việt H, Nguyễn Quốc H1, Nguyễn Thị Tuyết Th đối với vợ chồng Doãn Ngọc G, Kiều Thị Thanh H3 phải trả lại số tiền 28.374.241.000 (Hai mươi tám tỷ, ba trăm bảy mươi tư triệu, hai trăm bốn mươi mốt nghìn) đồng mà các bị cáo này phải bồi thường thay và bồi thường xong phần của mình.

[3] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

 [4] Về án phí: Các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

807
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 297/2018/HSPT ngày 31/05/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:297/2018/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:31/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về