Bản án 291/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 291/2020/DS-PT NGÀY 28/07/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 28 tháng 07 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 264/2020/TLPT - DS ngày 08/05/2020 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

Do bản án sơ thẩm số 46/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Đ, thành phố Hà Nội bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 305/2020/QĐXX-PT ngày 16 tháng 6 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa dân sự phúc thẩm số 398/2020/QĐHPT-PT ngày ngày 14 tháng 7 năm 2020; giữa các đương sự:

1/ Nguyên  đơn: Ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1938; đăng ký HKTT: Số X, quận Đ, thành phố Hà Nội; nơi tạm trú: Tập thể O, xã S, huyện R, thành phố Hà Nội; người đại diện theo uỷ quyền: Bà Vũ Thị T, sinh năm 1991; đăng ký HKTT: Bản P, xã Q, huyện V, tỉnh Y; địa chỉ: Số Z, quận Đ, thành phố Hà Nội (theo Hợp đồng uỷ quyền ngày 28/03/2018 tại Văn phòng Công chứng V, thành phố Hà Nội và Hợp đồng uỷ quyền lại ngày 15/08/2018 tại Văn phòng Công chứng V);

2/ Bị  đơn:

2.1. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1944; địa chỉ HKTT và cư trú tại: Số F, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

2.2. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1949; địa chỉ HKTT và cư trú tại: Số J, quận X, thành phố Hà Nội;

Người đại diện theo uỷ quyền của bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H: Anh Nguyễn Minh K, sinh năm 1969; địa chỉ HKTT: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội (theo Giấy uỷ quyền ngày 21/06/2018 tại Văn phòng Công chứng T)

3/ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

3.1. Anh Nguyễn Minh K, sinh năm 1969; địa chỉ HKTT và cư trú: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

3.2. Chị Dương Thanh A, sinh năm 1974, địa chỉ HKTT và cư trú: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

3.3. Anh Nguyễn Tùng M, sinh năm 1995; địa chỉ HKTT và cư trú: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

3.4. Cháu Nguyễn Minh I, sinh năm 2005; địa chỉ HKTT và cư trú: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

3.5. Chị Nguyễn Thị N, sinh năm 1995; địa chỉ cư trú: Số G, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội;

Ngưi đại diện theo uỷ quyền của chị A, anh M, chị N là anh Nguyễn Minh K (theo Giấy uỷ quyền không đề ngày - bút lục 215)

4/ Người làm chứng:

4.1. Cụ E, sinh năm 1926; địa chỉ: Số nhà W, phường K, quận Đ, Hà Nội.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo án sơ thẩm vụ án có nội dung như sau:

Theo đơn khởi kiện đề ngày 28/03/2018 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn - ông Nguyễn Văn B trình bày:

Cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P sinh thời có ba (03) người con gồm: Ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1938; bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1944; bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1949. Hai cụ không có con riêng, con nuôi nào khác.

Cụ G và cụ P là chủ sở hữu nhà, trên 210 m2 đt (theo giấy tờ kê khai với chính quyền địa phương là 150 m2) tại số 149, tổ 7, tiểu khu T, Đống Đa, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội). Ngoài ra, hai cụ không còn di sản nào khác.

Năm 1969, cụ Nguyễn Thị P chết không để lại di chúc. Sau khi cụ P chết, toàn bộ nhà đất do cụ G và ông B (sau này cùng vợ là bà Nguyễn Thị C) quản lý.

Năm 1981, ông B đại diện gia đình (bao gồm cụ G, bà L, bà H) chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Hiền A 40 m2 vi số tiền 25.000 đồng, việc chuyển nhượng có giấy viết tay. Sau khi chuyển nhượng ông B đưa cho bà L, bà H mỗi người 12.000 đồng.

Năm 1986, ông B đại diện gia đình (bao gồm cụ G, bà L, bà H) chuyển nhượng cho bà Tạ Thị Lối 53 m2 (trong đó có 35 m2 đất của cụ G, cụ P, 18 m2 đất phát sinh trong quá trình sinh sống) với số tiền 38.500 đồng. Việc bán đất phục vụ cho cuộc sống gia đình và sửa chữa nhà cửa.

Năm 1987, ông B đại diện gia đình (bao gồm cụ G, bà L, bà H) chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thuận B và bà Lữ Thị Bích O (trong đó có 18,77 m2 đt của cụ G, cụ P; 26,23 m2 đất phát sinh trong quá trình sinh sống) với số tiền 80.000 đồng. Việc bán đất phục vụ cho việc xây lại nhà cửa ở phần đất còn lại.

Năm 1987, ông và vợ là bà Nguyễn Thị C xây dựng lại nhà trên đất, sửa thành nhà cấp 4 mái tôn, gạch đá ong.

Năm 1991, cụ G chết; ông và bà C tiếp tục quản lý, sử dụng ổn định nhà đất. Ngày 07/11/2000, ông và bà C được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất ở số 10109330297 đối với nhà đất tại số 149, tổ 7, tiểu khu T, Đống Đa, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội).

Năm 2001, do mâu thuẫn nên anh Nguyễn Minh K đã đuổi vợ chồng ông B ra khỏi nhà. Vợ chồng ông B phải chuyển đến thuê nhà tại Xí nghiệp Tập thể O, xã S, huyện R, thành phố Hà Nội sinh sống cho đến nay.

Ngày 20/07/2005, Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội ban hành văn bản số 943/VPĐKĐ&N-ĐK về việc xác định giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất đã cấp cho vợ chồng ông không đủ cơ sở pháp lý.

Nguyên đơn yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P là diện tích 56,23m2 đt còn lại tại địa chỉ 149 tổ 7, tiểu khu T, quận Đ, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội).

Trong quá trình Toà án giải quyết việc kiện, bị đơn- bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H do anh Nguyễn Minh K trình bày:

Đi diện bị đơn xác nhận lời khai của nguyên đơn về năm sinh, năm mất của cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P; quan hệ huyết thống trong gia đình là đúng.

Trong cải cách ruộng đất, Nhà nước chia cho cụ G và cụ P đất tại làng Khương Thượng. Tổng diện tích đất sử dụng thực tế là 210 m2, diện tích kê khai giấy tờ là 150 m2. Ngoài ra, hai cụ không còn di sản nào khác.

Cụ Nguyễn Thị P chết năm 1969 không để lại di chúc; cụ Nguyễn Tống G chết năm 1991, có để lại di chúc là “Giấy san thư” lập ngày 20/07/1978. Sau khi lập di chúc, cụ G gọi các con đến để bàn giao di chúc, không người con nào có ý kiến gì.

Ông B được nhận trong di chúc là 75 m2 nhưng trên thực tế là 105 m2 (từ mặt đường nhìn vào bên tay phải giáp nhà ông Nguyễn Tống Sơ); bà L và bà H được chia chung một phần là 75 m2 nhưng trên thực tế là 105 m2 (từ mặt đường nhìn vào bên tay trái giáp nhà ông Đào Bá U).

Sau đó, ông B đã ba lần bán nhà, đất cụ thể: Năm 1987, bán cho bà Nguyễn Thị Hiền A 40 m2, ngõ đi giáp nhà hai bà L, bà H là 50 m2. Cùng năm 1987, bán cho bà Nguyễn Thị Minh Tuyết 50 m2, ngõ đi giáp nhà hai bà L, bà H là 60 m2. Bán cho ông Nguyễn Thuận B 60 m2.

Bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông B vì phần diện tích đất của ông B được hưởng ông B đã bán hết.

Trong quá trình Toà án giải quyết việc kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - anh Nguyễn Minh K trình bày:

Ông nội anh là cụ Nguyễn Tống G, bà nội anh là cụ Nguyễn Thị P sinh thời có ba (03) người con gồm: Bố anh - ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1938; bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1944; bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1949. Ngoài ra, cụ G, cụ P không có người con nào khác.

Trong cải cách ruộng đất, Nhà nước có chia cho ông bà anh 150 m2 ti làng Khương Thượng. Tổng diện tích đất sử dụng thực tế là 210 m2. Ngoài ra, hai cụ không còn di sản nào khác.

Năm 1969, cụ Nguyễn Thị P chết không để lại di chúc.

Năm 1976, cụ Nguyễn Tống G có ý định lập di chúc chia nhà đất cho ba người con. Khi họp gia đình thì xẩy ra cãi nhau, bố anh là ông Nguyễn Văn B đòi cả nhưng cụ G không cho. Ông B đưa vợ con đi mua đất khác tại ngõ Cửu Long, đường Trường Chinh. Năm 1978, cụ G đón anh về nuôi. Năm 1979, bố mẹ anh ly hôn.

Năm 1978, cụ G lập di chúc chia đất cho các con và cháu. Trong lúc lập di chúc anh bảo cụ G cho bố anh đứng tên thay anh vì anh còn bé. Cụ G chỉ định đoạt 150 m2 , phần còn lại cụ G để lại cho anh. Phần đất hiện anh ở là phần đất cụ G cho anh.

Năm 1980, ông B lấy vợ mới là bà Nguyễn Thị C.

Từ năm 1980, ông B đã bán tổng diện tích đất khoảng 160 m2 cho ba chủ. Trong số đó, hai cô Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị H có nhờ ông B bán hộ một ít và có nhận của ông B 22.000 đồng.

Năm 1986, hai cô Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị H có viết giấy chuyển quyền sử dụng đất cho anh là Nguyễn Minh K nhưng phải đóng thuế hàng năm. Anh đóng thuế đất hàng năm cho đến bây giờ.

Khi anh nhận nhà, chỉ còn khung nhà, toàn bộ cửa do anh tự làm.

Ngày 11/11/1991, cụ G chết. Sau khi cụ G chết chỉ có anh, hai em anh là Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Thu Hường sinh sống trên đất. Chị Gấm, chị Hường không có công sức đóng góp, xây dựng trên mảnh đất này. Từ năm 1980, vợ chồng ông B không sinh sống trên mảnh đất này.

Năm 1994, anh lập gia đình với chị Dương Thanh A. Trong quá trình sinh sống, vợ chồng anh có sửa chữa, cải tạo nhà nhiều lần đều không có phép. Sửa chữa cải tạo hết bao nhiêu anh không nhớ rõ.

Ông B đã giấu gia đình làm giấy chứng nhận QSD đất. Sau khi bị anh và bà L, bà H khiếu nại thì giấy chứng nhận QSD đất này đã bị thu hồi.

Anh không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông B.

Trong quá trình Toà án giải quyết việc kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - chịDươngThanhA, anh NguyễnTùngM,chịNguyễnThịN,cháuNguyễnMinhIđãđượctriệutậphợplệnhưngkhôngnhậnvănbảntốtụng,không đếnToàán,khôngcóvănbảný kiến: Tại Giấy uỷ quyền thì chị A, anh M, chị N có ý kiến uỷ quyền cho anh Khuê; những ý kiến của anh Khuê cũng là ý kiến của những người uỷ quyền.

Trong quá trình Toà án giải quyết việc kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - bà Nguyễn Thị C trình bày: Sau khi kết hôn, bà và ông B cùng các con riêng của ông B sống cùng cụ Nguyễn Tống G tại số 149, tổ 7, tiểu khu T, Đống Đa, thành phố Hà Nội. Năm 1987, vợ chồng bà xây nhà mái tôn, gạch đá ong trên diện tích 35m2. Năm 1991, cụ G chết, vợ chồng bà tiếp tục sinh sống trên mảnh đất này, hàng năm vẫn đóng thuế đất đầy đủ. Mấy năm gần đây, do bố con ông B mâu thuẫn nhau nên bà và ông B chuyển về ở tại Tập thể O, huyện R, thành phố Hà Nội ở. Đề nghị Toà án xem xét công sức đóng góp của bà, bà xin vắng mặt trong quá trình Toà án giải quyết.

Quá trình thu thập chứng cứ:

UBND phường K có ý kiến tại CV số 177/UBND-VP ngày 14/09/2017: UBND phường K đã trích lục bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực 115 ngõ 554 đường Trường Chinh và xung quanh để xác định vị trí thửa đất số 149, tổ 7, tiểu khu T, quận Đ, thành phố Hà Nội có diện tích 10m * 15 m = 150 m2 khi ông Nguyễn Tống G lập san thư chia cho các con. Ngày 16/07/2010, UBND phường phố hợp cùng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đ đã đối chiếu sơ đồ vị trí thửa đất với hiện trạng và quá trình chuyển dịch sau ba lần ông Nguyễn Văn B đã chuyển nhượng thì vị trí phần đất ông B được chia, ông B đã chuyển nhượng cho các chủ sử dụng mới. Phần của bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H cũng đã chuyển nhượng một phần. Phần còn lại 56,23 m2, hiện anh Nguyễn Minh K - con trai ông B đang ở và sử dụng. Về nhà: Toàn bộ nhà theo “Giấy san thư” hiện nay không còn. Phần còn lại có diện tích xây dựng là 35 m2 trên diện tích đất 56,23 m2.

Ti biên bản làm việc ngày 14/04/2009 giữa phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đ với ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H cả ba ông bà đã xác nhận: 56,23 m2, còn lại hiện anh Nguyễn Minh K - con trai ông B đang ở và sử dụng, có ngôi nhà 1 tầng, xây gạch có diện tích 35 m2 do ông Nguyễn Văn B xây dựng.

Kết quả biên bản định giá ngày 14/05/2019: Do anh Nguyễn Minh K không đồng ý chia thừa kế, không đồng ý định giá tài sản. Hội đồng định giá quan sát bên ngoài thì trên thửa đất T là nhà cấp 4 lợp proximang, chiều ngang khoảng 5m, chiều dài khoảng hơn 10m. Bên ngoài phía trước là tường rào có cổng và song sắt. Anh Khuê cho biết nhà xây năm 1987 do ông Nguyễn Tống G xây. Quá trình ở anh có sửa chữa thành nhà mái ngói, nền lát gạch men. Giá trị xây dựng nhà là 31.311.000 đồng; giá đất theo giá Nhà nước là 18.490.000 đồng/ m2, giá đất thực tế tại địa phương là 100.000.000 đồng/ m2.

Người làm chứng - cụ E trình bầy: Cụ Nguyễn Tống G được bố mẹ cụ Bình là Lê Đình Bản, Lê Thị Hiên nuôi từ nhỏ. Cụ G từ ngày làm con nuôi bố mẹ cụ Bình không được học hành nên không biết chữ.

Tt cả việc giấy tờ nhà đất của cụ G cụ không biết nội dung, không biết gì hết vì cụ ở bộ đội. Việc nhà cửa sau này cụ về nghe hàng xóm nói chứ cụ không chứng kiến. Cụ không liên quan đến Toà án nên cụ không tham gia việc kiện cáo việc gia đình nhà ông Gia, cụ không có gì phải đi đâu cả.

Bn án dân sự sơ thẩm số 46/2019/DS - ST ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận Đ thành phố Hà Nội đã xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của ông Nguyễn Văn B đối với diện tích 56,23 m2 đất tại số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội.

2. Xác nhận diện tích 56,23m2 đt tại địa chỉ 149 tổ 7, tiểu khu T, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội) thửa đất số 65, tờ bản đồ 6G-IV-25 thuộc quyền sử dụng của bà L và bà H. Giao cho bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị H tiếp tục quản lý và sử dụng và phải chấp hành các quy định của Nhà nước đối với phần diện tích được giao.

3. Xác nhận giá trị xây nhà số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội là 31.311.000 đồng thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn B.

4. Bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị H (do anh Nguyễn Minh K làm đại diện theo uỷ quyền) có nghĩa vụ thanh toán trả cho ông Nguyễn Văn B số tiền 31.311.000 đồng (bà L 15.655.000 đồng; bà H 15.655.000 đồng).

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo.

Sau phiên toà sơ thẩm, Ngày 26/11/2019, ông Nguyễn Văn B nộp đơn kháng cáo có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 27/11/2019, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H có đơn kháng cáo về việc phải thanh toán số tiền 31.311.000 đồng cho ông B.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyên đơn và đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn trình bày: Nguyên đơn không yêu cầu luật sư Đặng Minh Chiến làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nữa. Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo.

Ngun gốc đất bố mẹ ông được chia trong Cải cách ruộng đất, do đất ở gần ruộng nên cơi nới tăng thêm diện tích. Cụ G sống liên tục trên đất cho đến lúc chết.

Quá trình vợ chồng ông và cụ G ở cùng và ăn chung với nhau. Cụ G làm tự do, đến già yếu thì không có thu nhập. Ba lần bán nhà đất đều do sự chỉ đạo của cụ G để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống khó khăn thời bao cấp. Bán nhà lần thứ nhất để làm của hồi môn cho hai cô Liên, Hồi; bán nhà lần thứ hai để chi tiêu sinh hoạt vì nhà đông người, rất khó khăn; bán nhà lần thứ ba để xây nhà đỡ dột nát, ông đứng ra xây nhà nhưng là từ tiền bán nhà đất. Do cụ G già yếu, không biết chữ nên ông đại diện gia đình đứng ra làm giấy tờ. Ông không biết "Giấy san thư" do ai lập và lập lúc nào vì ông không chứng kiến. Ban đầu thấy có dấu đỏ ông tưởng là ý chí của cụ nhưng sau này ông không thấy có chữ ký, điểm chỉ của cụ G. Ông không thừa nhận đây là ý chí của cụ G. Đến thời điểm cụ G chết thì chỉ còn 56,23 m2. Nay cuộc sống của ông rất khó khăn, vợ chồng già phải đi ở thuê trọ rất khổ cực. Ông đề nghị được chia thừa kế tài sản của bố mẹ ông để lại.

Đi diện theo uỷ quyền của bị đơn trình bày: Bị đơn giữ nguyên các ý kiến đã trình bầy, giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Anh về ở cùng ông nội anh là cụ G từ năm 1978; vài năm sau cụ G đón hai em gái anh về ở cùng. Cụ G là người nuôi ba anh em anh có sự hỗ trợ của bà L, bà H. Bố anh không ở cùng tại diện tích đất tranh chấp. Cụ G thời trẻ làm tự do nên về già không có lương hưu, nhưng cụ vẫn đi làm bảo vệ kiếm thêm. Trước khi chết 6,7 năm cụ G không đi làm được nữa vì già yếu. Cụ G không biết chữ, nhưng mắt vẫn nhìn bình thường. Khi lập "Giấy san thư" thì anh không chứng kiến nhưng khi lấy xác nhận của những người làm chứng anh có đi theo cụ G. Anh không hiểu lý do tại sao "Giấy san thư" anh cầm không có chữ ký, điểm chỉ của cụ G. Ba lần ông B bán nhà cụ G và hai cô biết nhưng không phản đối vì ông B bán phần đất cụ G chia cho ông B. Nhà xây năm 1987, ông B góp một phần, một phần của bà L, bà H góp. Tại thời điểm cụ G chết thì diện tích đất còn lại chỉ như hiện nay. Ngoài "Giấy san thư" lập năm 1978, cụ G không để lại di chúc nào khác.

Đi diện VKSND thành phố Hà Nội tham gia phiên toà phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự từ giai đoạn thụ lý vụ án đến phiên toà xét xử vụ án.

Về nội dung: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Văn B;

kng chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; sửa bản án sơ thẩm, buộc bà L, bà H thanh toán trả cho ông B và bà C số tiền 31.311.000 đồng vì đó là tài sản chung của ông B và bà C; giữ nguyên các nội dung khác của bản án sơ thẩm.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên toà.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

[1.1] Về quan hệ pháp luật: Ông Nguyễn Văn B khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P là diện tích 56,23m2 đất tại địa chỉ 149 tổ 7, tiểu khu T, quận Đ, thành phố Hà Nội (nay là thửa đất số 65, tờ bản đồ 6G-IV-25 có địa chỉ số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội), cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp về thừa kế tài sản ” theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là có căn cứ.

Về phạm vi khởi kiện: Trong vụ án này, chỉ có nguyên đơn có yêu cầu chia thừa kế; bị đơn không có yêu cầu phản tố; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Trong quá trình giải quyết vụ án - anh Nguyễn Minh K có lời khai cho rằng anh có sửa chữa nhà nhưng không thống kê, không nộp chứng cứ. Do vậy, phạm vi giải quyết chỉ là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

[1.2] Về chứng cứ: Tại các Biên bản về kiểm tra việc giao nộp chứng cứ ngày 06/11/2018 và 06/09/2019; nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được công khai, tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án; không có ý kiến gì khác về các tài liệu các bên đã nộp và tài liệu do Toà án thu thập; không nộp thêm chứng cứ mới; không có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng nên các tài liệu do Toà án sơ thẩm thu thập đủ điều kiện là chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 92, Điều 93 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[1.3] Về kháng cáo: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H nộp đơn kháng cáo trong thời hạn luật định; ông B, bà L, bà H thuộc trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm. Việc kháng cáo là hợp lệ và phù hợp với Điều 271, Điều 272, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Về phạm vi kháng cáo: Ông Nguyễn Văn B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm; bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H kháng cáo một phần bản án về việc phải thanh toán số tiền 31.311.000 đồng cho ông B.

[1.4] Về sự vắng mặt của các đương sự tại phiên toà phúc thẩm: Tất cả các đương sự đã được tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà lần hai, tại phiên toà phúc thẩm có mặt ông Nguyễn Văn B, chị Vũ Thị T, anh Nguyễn Minh K. Hội đồng xét xử thấy cần áp dụng Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tiến hành xét xử. [2] Xét yêu cầu khởi kiện về chia thừa kế của nguyên đơn:

2.1. Về quan hệ huyết thống: Cụ Nguyễn Tống G (sinh năm 1908, chết ngày 11/11/1991) có vợ là cụ Nguyễn Thị P (sinh năm 1918, chết ngày 14/06/1969). Cụ G và cụ P có ba (03) người con đẻ gồm: Ông Nguyễn Văn B, sinh năm 1938; bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1944; bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1949. Hai cụ không có con riêng, con nuôi nào khác.

2.2. Về diện tích đất, quá trình biến động: Theo Biên bản xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ngày 29/07/2000 (tài liệu do UBND quận Đ cung cấp kèm công văn số 1236/CV-TNMT ngày 10/04/2019) có nội dung: Nguồn gốc đất thổ cư tại địa chỉ 149 tổ 7, tiểu khu T, quận Đ, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội) cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P được cấp trong Cải cách ruộng đất, giấy tờ gốc thất lạc. Theo Sổ mục kê các thửa đất Khương Thượng lập năm 1960 do UBND phường lưu trữ thì thuộc thửa đất 149, tờ 2, diện tích 205 m2, đứng tên cụ Nguyễn Thị P.

Do vậy, Hội đồng xét xử thấy nguồn gốc ngôi nhà lá, vách đất trên diện tích 205 m2 đất tại địa chỉ 149 tổ 7, tiểu khu T, quận Đ, thành phố Hà Nội (nay là số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội) là tài sản chung của cụ G và cụ P đứng tên cụ Nguyễn Thị P.

Sau khi cụ P chết năm 1969, có ba lần chuyển nhượng đất như sau:

Năm 1981, ông B chuyển nhượng 40 m2 cho bà Nguyễn Thị Hiền A với số tiền 24.000 đồng. Trong quá trình Toà án giải quyết, nguyên đơn đều khẳng định việc bán đất là do bà L, bà H nhờ ông B đứng ra bán để bà L, bà H có vốn khi lập gia đình; sau khi bán đất ông B đã đưa cho bà L, bà H toàn bộ tiền bán đất 24.000 đồng. Tại biên bản hoà giải ngày 06/09/2019 (bút lục 231), anh Nguyễn Minh K đại diện theo uỷ quyền của bà L, bà H thừa nhận bà L, bà H mỗi bà cầm 12.000 đồng là tiền bán đất cho bà Nguyễn Thị Hiền A. Hội đồng xét xử nhận thấy, ông B chỉ đại diện gia đình đứng lên bán nhà chứ không được hưởng quyền lợi cá nhân từ việc bán đất.

Ngày 18/05/1986, ông Nguyễn Văn B lập “ Giấy biên nhận” (bút lục 89) có nội dung: Tôi là Nguyễn Văn B là con trai ông Nguyễn Tống G có đứng ra thay mặt gia đình nhượng lại cho bà Tạ Thị Lối hai gian nhà tre lợp giấy dầu trên 53 m2 với giá 38.500 đồng.

Ngày 12/03/1987, ông Nguyễn Văn B lập “ Bản cam kết về việc mua bán nhà ở” (bút lục 61,88) có nội dung: Nay do cần tu sửa nhà cửa nên tôi - Nguyễn Văn B đại diện cho gia đình nhượng lại cho chị Lữ Thị Bích O và chồng là ông Nguyễn Thuận B hai gian nhà tre trên diện tích 45m2 (7m50 * 6m) với giá 180.000 đồng. Việc mua bán được tiến hành trong hoàn cảnh ông B bán hai gian nhà để xúc tiến làm nhà mới ở khu đất còn lại. Vì vậy, khi nào ông B có điều kiện mới bàn giao hai gian nhà hai gian nhà tre (bút lục 61).

Hi đồng xét xử nhận thấy, tại thời điểm bán đất cho bà Lối, vợ chồng ông Bình, bà Loan thì cụ G còn sống ở tại địa chỉ đất chuyển nhượng. Ngay tại hai giấy chuyển nhượng cho bà Lối, vợ chồng ông Bình, bà Loan cũng thể hiện ông B đại diện gia đình đứng lên bán nhà đất; trong đó, lần bán cho vợ chồng ông Bình, bà Loan có mục đích để lấy tiền xây nhà mới trên phần đất còn lại. Phù hợp với lời khai của ông B việc năm 1987, vợ chồng ông B xây nhà. Tại biên bản hoà giải ngày 08/06/2008 do UBND phường K, anh Nguyễn Minh K cũng xác nhận “Lần thứ ba bán đất để lấy tiền mua vật liệu xây nhà”; Điều này cũng phù hợp với biên bản làm việc ngày 14/04/2009 giữa phòng Tài nguyên và Môi trường quận Đ với ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H cả ba ông bà đã xác nhận:

56,23 m2, còn lại hiện anh Nguyễn Minh K - con trai ông B đang ở và sử dụng, có ngôi nhà 1 tầng, xây gạch có diện tích 35 m2 do ông Nguyễn Văn B xây dựng năm 1997. Tại biên bản phiên toà sơ thẩm ngày 08/11/2019, anh Nguyễn Minh K cũng xác nhận “Ông B bỏ ra mua 10.000 gạch, 10.000 tre và công xây dựng".

Các đương sự trong vụ án đều xác nhận, cụ G sinh sống trên đất cho đến khi chết năm 1991. Nguyên đơn, bị đơn và người làm chứng là cụ E đều xác nhận cụ G không biết chữ. Trong hoàn cảnh ông B là con trai trưởng của cụ G, ở cùng cụ G. Việc cụ G không biết chữ, đã già yếu, ông B đứng lên làm giấy tờ những lần bán đất là điều dễ hiểu. Tất cả những lần ông B bán đất; cụ G, bà L, bà H tuy không ký vào giấy bán nhưng đều biết và không phản đối. Điều đó thể hiện sự thống nhất trong gia đình về những lần ông B bán nói trên.

Do vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy, có căn cứ việc quá trình biến động đất giảm do ba lần chuyển nhượng của cụ G và các ông B, bà L, bà H để giải quyết các vấn đề kinh tế chung cho gia đình khi cụ G già yếu không có nguồn thu nhập, để chi tiêu những khoản chung cho gia đình, lấy tiền xây nhà mới trên phần đất còn lại là ý chí đồng thuận của cả gia đình; ông B chỉ đại diện gia đình đứng ra giao dịch chứ không được hưởng quyền lợi cá nhân từ những lần bán đất trên.

Cho đến thời điểm cụ Nguyễn Tống G chết năm 1991, diện tích đất còn lại là 56,23 m2.

2.3. Thời điểm và thời hiệu mở thừa kế:

Cụ Nguyễn Thị P chết ngày 07/06/1969 không để lại di chúc. Theo quy định pháp luật thì thời điểm mở thừa kế của cụ P là ngày 07/06/1969. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm; theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu về thừa kế đối với khối di sản của cụ Nguyễn Thị P là trước ngày 10/09/2020; ông B nộp đơn khởi kiện ngày 28/03/2018 là trong thời hiệu khởi kiện.

Cụ Nguyễn Tống G chết ngày 11/11/1991, thời điểm mở thừa kế của cụ G là ngày 11/11/1991.

2.4. Xét về di sản, trị giá di sản: Như nhận định ở trên, gia đình cụ G, ông B, bà L, bà H đã chuyển nhượng đất ba lần vào các năm 1981, 1986, 1987; xây nhà mới trên diện tích 56,23 m2 đt còn lại. Việc chuyển nhượng đã hoàn tất, các chủ sử dụng đất mới đã sử dụng ổn định, không có ai thắc mắc, khiếu kiện các lần chuyển nhượng này. Cụ G ở tại nhà, trên phần đất còn lại 56,23 m2 cho đến khi chết năm 1991.

Theo quy định tại Điều 649 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Hội đồng xét xử xác định diện tích đất còn lại 56,23 m2 và tài sản trên đất là di sản thừa kế của cụ Nguyễn Tống G, cụ Nguyễn Thị L là 56,23 m2.

Theo Kết quả biên bản định giá ngày 14/05/2019 (bút lục 207): Giá trị xây dựng nhà là 31.311.000 đồng; giá đất thực tế tại địa phương là 100.000.000 đồng/ m2.

Như nhận định trên, tiền xây nhà năm 1987 là tiền bán đất do ông B đứng lên xây dựng bằng tiền bán đất lần thứ ba; anh Khuê khai có sửa chữa nhà nhưng không xuất trình chứng cứ , không có yêu cầu độc lập. Hội đồng xét xử nhận thấy nhà và giá trị công trình xây dựng 31.311.000 đồng là di sản thừa kế. Trị giá đất: 56,23 m2 * 100.000.000 đồng/ m2 = 5.623.000.000 đồng. Trị giá di sản thừa kế: 5.623.000.000 đồng + 31.311.000 đồng = 5.654. 311.000 đồng (năm tỷ, sáu trăm năm mươi tư triệu, ba trăm mười một nghìn đồng).

Như vậy, phần tài sản chung của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G mỗi người ½ là 2.827.155.000 đồng (hai tỷ, tám trăm hai mươi bảy triệu, một trăm năm mươi nhăm nghìn)

2.5. Xét về “Giấy san thư” năm 1978 (không đề ngày):

Về nội dung: Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự xuất trình “Giấy san thư” đề năm 1978” (không đề ngày, tháng ) - bút lục 59 có nội dung: Tôi là Nguyễn Tống G, 70 tuổi. Nay tôi tuổi đã già, sức yếu, ốm đau luôn không biết sống chết lúc nào. Nên tôi đã lập hội nghị gia đình gồm có anh em họ nội, ngoại cùng các con tôi để chia cho các cháu mỗi đứa một gian nhà và một ít đất để sau này tôi có qua đời tiện cho các cháu nó sử dụng…Tổng số đất của tôi là 150 m2. Chia cho con trai là Nguyễn Tống Biên được sử dụng một nửa đất chạy theo chiều dài là 15m *5m = 75 m2; số đất còn lại 15m *5m = 75 m2 chia cho hai con gái là Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H.

Ông B xuất trình “Giấy san thư” do thu thập được trong quá trình tranh chấp đất nhưng không thừa nhận ý chí của cụ G. Bà L, bà H, anh Khuê xác nhận “Giấy san thư” là ý chí của cụ G.

Về hình thức: Hội đồng xét xử nhận thấy, trong “Giấy san thư” này không có chữ ký, điểm chỉ của cụ Nguyễn Tống G. Không có chữ ký, xác nhận của các đương sự trong vụ án ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H về việc cụ G thể hiện ý chí tại “Giấy san thư”. Giấy san thư được viết tay, trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự không xác định được người viết. “Giấy san thư” không đề ngày tháng; những người ký trong “Giấy san thư” cách nhau thời gian dài cụ thể ông Mộc, ông Bình ký xác nhận ngày 19/04/1978; ông Vinh xác nhận ngày 20/7/1978; UNND khu Tân Khương xác nhận ngày 16/11/1978. Trong quá trình giải quyết cấp sơ thẩm chỉ lấy được lời khai của người làm chứng là ông E, những người còn lại đã chết. Trong phần lời khai ông E xác nhận thời gian này ông đi bộ đội nên không biết gì về việc lập san thư của cụ G. Tại phiên toà sơ thẩm, anh Nguyễn Minh K xác nhận cụ Nguyễn Tống G không biết chữ, phù hợp với xác nhận của người làm chứng là ông E việc cụ G không biết chữ.

Về chủ thể: Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959:

Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cứới”. Như phân tích ở trên, nhà đất này là của cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P có quyền ngang nhau. Cho dù “Giấy san thư” lập năm 1978 có chữ ký, điểm chỉ thể hiện ý chí của cụ Nguyễn Tống G thì cũng không phù hợp với pháp luật.

Hi đồng xét xử thấy không có căn cứ xác định “Giấy san thư” là ý chí của cụ Nguyễn Tống G; xác định cụ Nguyễn Tống G chết ngày 11/11/1991 không để lại di chúc.

[2.6] Về hàng thừa kế, kỷ phần thừa kế:

Hi đồng xét xử thấy rằng, cụ Nguyễn Thị P chết không để lại di chúc. Do vậy, theo quy định tại Điều 649, Điều 650, Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 cần chia di sản của cụ Nguyễn Thị P theo Pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ P gồm bốn (04) người: Cụ Nguyễn Tống G, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H. Như vậy, di sản thừa kế của cụ Liêm để lại sẽ được chia làm 04 kỷ phần bằng nhau, cụ thể là: 2.827.155.000 đồng : 4 = 706.788.000 đồng. Theo đó: Cụ Nguyễn Tống G, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H mỗi người được hưởng 01 kỷ phần di sản thừa kế của cụ P có giá trị là 706.788.000 đồng;

Như nhận định ở trên, Hội đồng xét xử thấy rằng; cụ Nguyễn Tống G chết không để lại di chúc. Do vậy, theo quy định tại Điều 649, Điều 650, Điều 651 của Bộ luật Dân sự cần chia di sản của cụ Nguyễn Tống G theo Pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ G gồm ba (03) người: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H. Như vậy, di sản thừa kế của cụ Gia để lại sẽ được chia làm 03 kỷ phần bằng nhau, cụ thể là: (2.827.155.000 đồng + 706.788.000 đồng) : 3 = 1.177.981.000 đồng. Theo đó: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H mỗi người được hưởng 01 kỷ phần di sản thừa kế của cụ G có giá trị là 1.177.981.000 đồng.

Như vậy, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H mỗi người được hưởng thừa kế của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G là: 706.788.000 đồng + 1.177.981.000 đồng = 1.884.769.000 đồng.

[2.7] Về việc chia hiện vật:

Hi đồng xét xử thấy rằng, theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ- UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc diện tích tối thiểu để tách thửa tại các phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội là 30 m2. Do vậy, diện tích đất không đủ tách hai thửa; cần chia cho bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Hôì sử dụng toàn bộ nhà đất; buộc bà L, bà H phải thanh toán cho ông Nguyễn Văn B số tiền 1.884.769.000 đồng (một tỷ, tám trăm tám mươi tư triệu, bẩy trăm sáu mươi chín nghìn đồng; mỗi người phải thanh toán cho ông B số tiền 942.384.500 đồng (chín trăm bốn mươi hai triệu, ba trăm tám mươi tư nghìn, năm trăm đồng).

Khi bản án có hiệu lực, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn B; nghĩa vụ án phí; bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H có quyền kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

[3] Xét kháng cáo của ông Nguyễn Văn B:

Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Văn B; áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa bản án sơ thẩm.

[4] Xét kháng cáo của bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị H:

Từ những nhận định trên, do Hội đồng xét xử xác định cả nhà và đất là di sản thừa kế của cụ Nguyễn Tống G và cụ Nguyễn Thị P nên không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H.

[5] Về nghĩa vụ chịu án phí:

4.1: Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H phải chịu án phí tương ứng với kỷ phần được hưởng. Tuy nhiên, ông B, bà L, bà H đều là người cao tuổi nên được theo quy định tại điểm d Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 về án phí và Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009.

4.2. Án phí dân sự phúc thẩm:

Cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, vì vậy những người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Đi với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội: Đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào:

- Điều 649, Điều 652; khoản 2,3 Điều 653, Điều 655, Điều 657, Điều 659, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 1995;

- Điều 649, Điều 650, Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015;

- Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009;

- Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình năm 1959

- Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao - Khoản 5 Điều 26; khoản 2 Điều 92; Điều 93; Điều 271; Điều 272; Điều 273; khon 2 Điều 296; khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015;

- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

X:

Chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn B, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H. Sửa bản án dân sự sơ thẩm 46/2019/DS - ST ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận Đ, thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G đối với tài sản là nhà đất tại thửa đất số 65, tờ bản đồ 6G-IV-25 mang số T, phường K, quận Đ, Hà Nội.

2. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G là 35 m2 nhà (có trị giá 31.311.000 đồng) được xây dựng trên diện tích đất 56,23 m2 (có trị giá 5.623.000.000 đồng) tại thửa đất số 65, tờ bản đồ 6G- IV-25 mang số T, phường K, quận Đ, Hà Nội. Trị giá di sản thừa kế là 5.654.

311.000 đồng (năm tỷ, sáu trăm năm mươi tư triệu, ba trăm mười một nghìn đồng).

3. Chia thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G để lại.

3.1. Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Thị P là ngày 07/06/1969; xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Thị P gồm bốn (04) người: Cụ Nguyễn Tống G, ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H; mỗi người được hưởng 01 kỷ phần di sản thừa kế của cụ P có giá trị là 706.788.000 đồng.

3.2. Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Tống G là ngày 11/11/1991; xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Tống G gồm ba (03) người: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H; mỗi người được hưởng 01 kỷ phần di sản thừa kế của cụ G có giá trị là 1.177.981.000 đồng.

Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H mỗi người được hưởng thừa kế của cụ Nguyễn Thị P, cụ Nguyễn Tống G là 1.884.769.000 đồng.

4. Chia cụ thể như sau:

Giao cho bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H được sử dụng toàn bộ diện tích đất; được sở hữu toàn bộ công trình xây dựng trên đất có diện tích 56, 23m2 tại địa chỉ số T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội. Bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị H phải chấp hành các quy định của Nhà nước đối với phần diện tích được giao.

Bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị H phải thanh toán cho ông Nguyễn Văn B số tiền 1.884.769.000 đồng (một tỷ, tám trăm tám mươi tư triệu, bẩy trăm sáu mươi chín nghìn đồng); mỗi người phải thanh toán cho ông B số tiền 942.384.500 đồng (chín trăm bốn mươi hai triệu, ba trăm tám mươi tư nghìn, năm trăm đồng).

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án chưa thi hành xong thì còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền chưa thi hành án theo mức lãi suất quy định theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 với mức lãi suất là 10%/năm tính từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.

Khi bản án có hiệu lực, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn Văn B; nghĩa vụ án phí; bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H có quyền kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Về án phí: Ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị H không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, án phí phúc thẩm.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế theo quy định tại các điều 6,7, 7a,7b và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày Tòa tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

223
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 291/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:291/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/07/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về