Bản án 268/2019/HSPT ngày 14/05/2019 về tội tham ô tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 268/2019/HSPT NGÀY 14/05/2019 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

Ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 1057/2018/TLPT-HS ngày 17 tháng 12 năm 2018 đối với các bị cáo Nguyễn Hồng A, Nguyễn Thị Ng do có kháng cáo của bị cáo, nguyên đơn dân sự đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 411/2018/HS-ST ngày 04 tháng 11 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

* Bị cáo không kháng cáo, bị kháng cáo: Nguyễn Hồng A; (tên gọi khác: Lisa Nguyên); sinh năm 1974; nơi ĐKHKTT: số 6/A4 tập thể Long Gi, phường Dịch Vọng H, quận Cầu Gi1, thành phố Hà Nội; nơi ở: Phòng B 1508, tháp B, Keangnam, phường Mễ Tr, quận Nam Từ L, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty CAScon; con ông Nguyễn Tiến Ph (đã chết) và bà Bùi Thị Đ; có chồng là Đào Duy A1 (đã ly hôn năm 2011) và có 02 con, con lớn sinh năm 1996, con nhỏ sinh năm 2000; chưa có tiền án, tiền sự; bị tạm giam từ ngày 12/10/2012; có mặt.

* Bị cáo có kháng cáo: Nguyễn Thị Ng; (tên gọi khác: Jennifer); sinh năm 1982; nơi ĐKHKTT: phường Hương S, thành phố Thái Ng1, tỉnh Thái Nguyên; nơi ở: Phòng 706, CT 2C - Khu đô thị mới Nghĩa Đ, phường Xuân T1, quận Bắc Từ L, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Nguyên Trưởng phòng kinh doanh của Công ty CAScon; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Nguyễn Thế Ng2 và bà Nguyễn Thị D; có chồng là Hoàng Mạnh L1 (đã ly hôn năm 2013) và có 01 con sinh năm 2012; chưa có tiền án, tiền sự; hiện tại ngoại; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hồng A: Luật sư Chu Đ1 - Văn phòng luật sư Chu Đ1 thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt, có gửi bài bào chữa.

* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ng: Luật sư Phạm Thị Kim Xuân và luật sư Đỗ Trần Mai Anh - Văn phòng luật sư Hưng Giang thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; đều có mặt.

* Nguyên đơn dân sự có kháng cáo:

1. Công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC)

Trụ sở: số 120 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Bà Nguyễn Thu Th3 - Phó phòng tín dụng 1; có mặt.

- Bà Chu Thị H5 - Chuyên viên Phòng tín dụng 1; có mặt.

- Bà Nguyễn Thị Th4 - Chuyên viên Phòng kế toán; có mặt.

2. Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon).

Trụ sở: Lô 11, Cụm công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Văn Th2 - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị; có mặt.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cascon: Luật sư Bùi Văn Th5 - Văn phòng luật sư Thủy Ng3 thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo: Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.

Địa chỉ: số 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền:

1. Ông Nguyễn Hùng S1 - Phó giám đốc Chí nhánh Phòng giao dịch; có mặt.

2. Bà Nguyễn Thị Tuyết H6 - Phó phòng khách hàng doanh nghiệp 2; có mặt.

Ngoài ra, trong vụ án còn có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo, Tòa không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Công ty liên doanh Container Vinashin - TGC (Công ty VTC) là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Tổng công ty SBIC) với Công ty Toong Goen Đài Loan, được thành lập ngày 16/12/2005 (theo Giấy phép số 2533/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn điều lệ là 5,515 triệu USD (Tập đoàn Vinashin góp 55% vốn, Công ty Toong Goen Đài Loan góp 45% vốn); từ ngày 23/7/2008, Nguyễn Hồng Anh là Tổng Giám đốc đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày 10/9/2010, thay đổi Giấy đầu tư lần thứ ba và đổi tên doanh nghiệp là Công ty cổ phần Container Quốc tế CAS (Công ty CAScon, vốn điều lệ là 5,515 triệu USD (Tập đòan Vinashin góp 25% vốn, Nguyễn Hồng A góp 15% vốn, Công ty Best Ming Mei Technology Company PTE LTD Singapore góp 60% vốn); đại diện theo pháp luật là Nguyễn Hồng A, Tổng Giám đốc Công ty. Ngày 02/5/2012, Chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ sáu: vốn điều lệ là 15,515 triệu USD (Tập đoàn Vinashin góp 8,89% vốn, Nguyễn Hồng A góp 5,33% vốn, Công ty Best Ming Mei Technology Company PTE LTD Singapore góp 21,33% vốn, Công ty International Global Investment Company Limited, Vương quốc Anh góp 64,45 % vốn); Nguyễn Hồng A là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày 02/7/2012, Chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ bảy: vốn điều lệ là 15,515 triệu USD (Tập đoàn Vinashin góp 8,89% vốn, Công ty Amphibian Aircrayt International Inc, Hoa Kỳ góp 26,66% vốn, Công ty International. Global Investment Company Limited, Vương quốc Anh góp 64,45% vốn); Nguyễn Hồng A là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đại diện theo pháp luật của Công ty. Hoạt động chính của Công ty VTC (nay là Công ty CASccon) là sản xuất, kinh doanh các loại Container đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất, gia công, lắp ráp cơ khí các linh kiện phục vụ sản xuất Container; sản xuất máy móc, thiết bị, dụng cụ chuyên dùng phục vụ ngành công nghiệp Container; kho bãi và lưu giữ hàng hóa (BL 555- 406, phần I). Trong quá trình quản lý và điều hành Công ty với chức vụ là Tổng giám đốc - đại diện theo pháp luật của Công ty, Nguyễn Hồng A và đồng phạm đã thực hiện các hành vi phạm tội sau đây:

1. Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng:

Công ty VTC đã ký 02 Hợp đồng tín dụng vay vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (Công ty VFC): Hợp đồng N/07/214 ngày 12/11/2007 và Hợp đồng N/09/18 ngày 30/3/2009, vay là 199.959.561.174 đồng và 3.233.056,75 USD. Công ty VTC đã sử dụng vốn vay để trả lương công nhân, mua vật liệu, sản xuất hàng hóa. Các hợp đồng này đều hết hạn, đã được Công ty VFC gia hạn lần cuối đến ngày 31/12/2010 và được Công ty Vinashin bảo lãnh đến ngày 31/12/2010. Ngoài ra, Công ty VTC còn vay vốn dài hạn của Công ty VFC là 30.000.000.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng số 11/NN ngày 26/6/2007.

Để bảo đảm các khoản vay nêu trên, Công ty VFC và Công ty VTC ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 452-TCTS ngày 18/3/2009 và Phụ lục hợp đồng thế chấp số 01-452/TCTS ngày 26/3/2010. Tài sản thế chấp được bảo quản tại Công ty VTC: 658 container thành phẩm, 1087 container bán thành phẩm và 249 cuộn thép (4.668.979 kg); thế chấp là 153.767.458.500 đồng, được đăng ký tại Trung tâm giao dịch tài sản tại thành phố Hà Nội. Nội dung hợp đồng thể hiện: “Nghĩa vụ bên thế chấp: Chịu trách nhiệm trước pháp luật xác thực và những thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty VFC về tài sản thế chấp; .... Chỉ được xuất kho tài sản thế chấp với sự chấp thuận của Công ty VFC;.... Trường hợp tài sản thế chấp bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, bên thế chấp phải bổ sung tài sản thế chấp, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn cho Công ty VFC...” (BL 1169-1174, 1197- 1205).

Đầu năm 2010, Ngân hàng VCB xác định Công ty VTC thuộc đối tượng nhóm 5 (nhóm nợ xấu không có khả năng trả nợ) nên để có vốn sản xuất và kinh doanh, Nguyễn Hồng A làm Tờ trình số 17/TT-VTC ngày 04/3/2010 gửi Hội đồng quản trị (gọi là HĐQT) của Công ty VTC, đề nghị cho bán hàng tồn kho (trong đó có tài sản thế chấp thuộc Hợp đồng 452-TCTS) vì nếu để lâu, hàng hóa sẽ bị han gỉ, giảm chất lượng, giảm giá. Ngày 20/3/2010, HĐQT Công ty VTC ra Nghị quyết số 35/NQ-VTC/HĐQT: "... Hội đồng quản trị nhất trí phê duyệt về chủ trương, phương án bán hàng tồn kho theo Tờ trình số 17/TT-VTC của Ban điều hành Công ty, giao cho Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng A làm việc với Công ty VFC để được sử dụng khoản tài chính này và tổ chức triển khai thực hiện...” (BL 890, 891).

Ngày 09/4/2010, Nguyễn Hồng A ký biên bản làm việc với Công ty VFC, thống nhất nội dung: “Công ty VFC đồng ý cho Công ty VTC bán một phần tài sản thế chấp gồm 658 chiếc container thành phẩm, 508 container 20 DC, 150 container 40 HC và 137 container 20 DV bán thành phẩm, với điều kiện: Vinashin và HĐQT Công ty VTC chấp thuận bán vỏ Container về số lượng, giá, người mua; Công ty VTC cung cấp cho Công ty VFC Hợp đồng bán hàng, với điều kiện thanh toán tiền trước khi giao hàng, toàn bộ số tiền bán vỏ Container phải được trả cho Công ty VFC theo tài khoản do Công ty VFC chỉ định” (BL 1043,1044).

* Hành vi cố ý làm trái của Nguyễn Hồng A trong việc bán 150 container 40 HC và 258 container 20 DC là tài sản thế chấp:

Ngày 20/11/2011, Nguyễn Hồng A ủy quyền cho Đinh Châu Hiếu T (Phó tổng Giám đốc Công ty Cascon) ký Hợp đồng số 111120-2, bán 276 container 40 HC và 280 container 20 DC cho Công ty MMA Container ở Hồng Kông (Công ty MMA) trị giá hợp đồng là 1.761.248 USD, quy đổi là 36.995.194.240 đồng. Công ty MMA đã trả đủ tiền theo hợp đồng cho Công ty CAScon. Trong số container mua bán này, có 150 container 40HC và 258 container 20DC là tài sản thế chấp có giá trị là 1.200.600USD, quy đổi (tỷ giá 21.005đồng/USD) là 24.742.478.560,6 đồng. Theo hợp đồng thế chấp, Nguyễn Hồng A phải trả số tiền này cho Công ty Hồng A không trả cho Công ty VFC mà dùng cho việc sản doanh của Công ty CAScon.

- Hành vi cố ý làm trái bán 1.194.000 kg thép là tài sản thế Ngày 30/10/2010, Nguyễn Hồng Anh ký Hợp đồng số 11.10/HM-TGC bán 2.109.430 kg thép cho Công ty TNHH đầu tư sản xuất thương mại Hà Minh (Công ty Hà Minh) nhưng không báo cho Công ty VFC biết; Công ty Hà Minh đã trả cho Công ty CAScon 23.587.266.563 đồng. Trong số thép mua bán này, có 1.194.770kg thép là tài sản thế chấp trị giá là 13.359.703.081,4 đồng. Ngày 25/11/2010, Hồng A chỉ trả Công ty VFC 10.000.000.000 đồng, còn lại 3.359.703.081,4 đồng thì Hồng A dùng cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty CAScon (BL 1480-1493, 1271, 142, 154, 168, 179, 188, 296-346).

Sau khi đã bán thép là tài sản thế chấp, để che giấu hành vi sai phạm và để hợp thức hóa nên Nguyễn Hồng A chỉ đạo nhân viên dưới quyền soạn thảo và ký các công văn số 38/CV-VTC (ghi ngày 12/4/2010), số 48/CV-VTC (ghi ngày 10/5/2010) và số 164/CV-VTC (ghi ngày 12/6/2010) ghi gửi Công ty VFC “về việc bán tài sản thế chấp”.

Ngày 23/8/2012, Công ty VFC có Công văn số 818/TCTT-TDTN: Đề nghị xác minh, kết luận và làm rõ vi phạm của Công ty CAScon để thu hồi tài sản cho Công ty VFC. Ngày 22/11/2012, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định trưng cầu giám định về tài chính về việc bán và sử dụng tài sản thế chấp của Công ty CAScon. Ngày 26/7/2013, Tổ giám định đã kết luận: Nguyễn Hồng A (Tổng giám đốc Công ty CAScon) đã bán tài sản thế chấp nhưng không trả đủ tiền cho Công ty VFC, đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, được quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

“2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:

a, Cung cấp đẩy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b, Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;

c, Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

d, Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm”.

Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về giao dịch đảm bảo: Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo.

Điểm b khoản 5.1 Điều 5 Hợp đồng thế chấp tài sản 452-TCTS và Biên bản làm việc ngày 09/4/2010 giữa Công ty VFC và Công ty VTC: Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên...

b, Nghĩa vụ của bên thế chấp:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và hợp pháp của những thông tin, tài liệu cung cấp cho VFC về tài sản thế chấp;

- Thông bảo thường xuyên cho VFC về quá trình hình thành và thực trạng tài sản thế chấp;

- Chỉ được xuất kho tài sản thế chấp với sự chấp thuận của VFC;

- Không được sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ khác”. Hành vi cố ý bán tài sản thế chấp nhưng không trả tiền cho Công ty VFC của Nguyễn Hồng A (Tổng giám đốc Công ty CAScon) đã gây thiệt hại cho Công ty VFC 32.241.851.165đồng; bao gồm: Tiền gốc 28.102.181.642 đồng, tiền lãi 4.139.679.523 đồng (BL 03-13, 73-91).

Ngày 06/10/2012, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng A về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Hồng A ra trước Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; ngày 27/01/2015 (Bản án số 28/2015/HSST), Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Hồng A 17 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; ngày 13/6/2016 (Bản án số 246/2016/HSPT), Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy toàn bộ bản án hình sự so thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (BL 1963, 1971; phần I).

Quá trình điều tra lại, Nguyễn Hồng A vẫn không nhận tội cố ý làm trái, không thừa nhận gây hậu quả nghiêm trọng, mà còn làm tăng giá trị tài sản; xét hành vi của Nguyễn Hồng A bán tài sản thế chấp đã trái quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Hợp đồng thế chấp số 452-TSTC và đã gây thiệt hại cho Công ty.

II. Hành vi Tham ô tài sản của Nguyễn Hồng A và Nguyễn Thị Ng:

Để quản lý phàn vốn của Tập đoàn Vinashin tại Công ty VTC nên ngày 15/7/2008, Tập đoàn Vinashin có Quyết định 1222/QĐ-CNTT, cử ông Nguyễn Quốc A2 (Tổng giám đốc Kinh doanh), bà Phạm Thu H1 (Trưởng ban Kinh doanh đối ngoại) và ông Đoàn Văn H2 (Phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ) của Tập đoàn Vinashin tham gia Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty VTC. Ngày 23/7/2008 (bút lục 4862), Chủ tịch HĐQT (ông Nguyễn Quốc Anh) ký Quyết định số 243/QĐ-HĐQT/VTC, bổ nhiệm Nguyễn Hồng A làm Tổng Giám đốc Công ty VTC; có trách nhiệm, quyền hạn theo Điều lệ, Nội quy, Quy chế của Công ty.

Tại Mục 15.2 (Vii) của các Điều lệ Công ty ngày 13/3/2008, ngày 30/12/2010 và ngày 30/3/2012 (bút lục 470, 510 và 551) đều nêu rõ: Tổng Giám đốc có quyền và nghĩa vụ: “... Đại diện cho Công ty trước cơ quan Nhà nước và bên thứ ba về tất cả các hoạt động liên quan đền hoạt động của Công ty trong khuôn kho của Điều lệ này và các nghị quyết và quyết định của Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị... (BL 4862- 5250).

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Nguyễn Hồng A đã bổ nhiệm các thành viên ban lãnh đạo công ty và các đơn vị trực thuộc để tổ chức sản xuất, kinh doanh; ngày 01/01/2009, Nguyễn Hồng A ký Quyết định số 14B bổ nhiệm Nguyễn Thị Ng làm Trưởng phòng Sale & Marketing của Công ty VTC (sau đoi tên là Công ty CAScon); ngày 28/10/2010, Hồng A ký Quyết định số 527 bổ nhiệm Nguyễn Thị Ng làm Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty CAScon. Theo quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng chức năng (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/QĐ-VTC ngày 02/6/2010 của Tổng giám đốc Công ty VTC) thì Nguyễn Thị Ng có nhiệm vụ: “Quản lý các đơn hàng, soát xét các dự thảo hợp đồng (bán hàng, đấu thầu) trước khi trình Giám đốc kinh doanh và Tổng giám đốc để bán hàng; đề xuất điều chỉnh hợp đồng trong quá trình thực hiện (phù hợp với hình thức hợp đồng); tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng, phối hợp với các phòng ban liên quan, Giám đốc sản xuất để hoàn thiện các bộ mẫu sản phẩm mới...; thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao” (BL 4269, 4270, 4280).

Ngày 21/01/2010, Nguyễn Hồng A và Hsu Wen-Ta (người Đài Loan) thành lập Công ty Sunny Investment (Công ty SNI) tại quần đảo Virgin thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh; mục đích để cho Công ty nước ngoài chuyển tiền mua Container theo yêu cầu của Hồng A; Hồng A không nói nên Hội đồng quản trị và người của Công ty VTC biết về việc Hồng A thành lập Công ty SNI.

Do Công ty VTC đã có quá trình sản xuất và bán ty UASC nên ngày 27/4/2010, Công ty UASC có văn bản đề nghị Công ty VTC sản xuất, bán 10.000 container cho Công ty UASC. Sau khi nhận đơn hàng, ngày 04/5/2010, Hồng A chỉ đạo Nguyễn Thị Ng soạn văn bản gửi đến Công ty UASC, với nội dung: Công ty VTC đồng ý sản xuất, bán 10.000 container với giá 4.038 USD/container, với phuơng thức Công ty VTC bán trực tiếp cho Công ty UASC 1.000 container (không triết khấu) và bán gián tiếp qua Công ty TNHH Container VTC ở nuớc ngoài 9.000 container (bên mua được triết khấu 1,5%). Ngày 11/6/2010, tại Đài Loan, Nguyễn Hồng A (đại diện Công ty VTC) cùng đại diện Công ty UASC ký biên bản ghi nhớ với nội dung: Hai bên thống nhất chia lô hàng 10.000 container thành 02 đơn hàng: Đơn hàng 1.000 container, Công ty VTC bán trực tiếp cho Công ty UASC và Đơn hàng 9.000 container bán gián tiếp qua Công ty TNHH Container VTC - Hồng Kông, Công ty VTC đồng ý triết khấu 1,5% (thực tế, Công ty VTC không có chi nhánh ở Hồng Kông), thời hạn thanh toán là 30 ngày, kể từ ngày nghiệm thu từng đợt hàng tại kho của Công ty VTC ở Hải Duơng.

Đối với đơn hàng 1.000 container: Công ty VTC đã giao hàng đúng theo Hợp đồng 100601/VTC-UASC, bên mua đã trả đủ tiền về tài khoản Công ty VTC tại các Ngân hàng VCB và AgriBank.

Đối với đơn hàng 9.000 container: Hồng A chỉ đạo Ng soạn thảo thành 02 hợp đồng khác nhau, kèm các phụ lục họp đồng; Hồng A chỉ đạo Ng giả làm đại diện của Công ty SNI để ký tại các hợp đồng và các phụ lục hợp đồng này:

- Hợp đồng 1005/SNI-VTC ngày 07/6/2010 và các phụ lục hợp đồng. Theo chỉ đạo của Hồng A, Ng giả làm đại diện của Công ty SNI, ký với tên “Maria Tsai” với nội dung: Công ty VTC sản xuất 9.000 container cho Công ty SNI; Công ty UASC là bên nhận hàng; thời hạn thanh toán là 60 ngày; tất cả thanh toán cho bên thi công theo hợp đồng sẽ được chuyển đến tài khoản Ngân hàng VCB quản lý (hợp đồng này được giao cho các phòng chức năng của Công ty VTC đế thực hiện và Hồng A sử dụng đê làm Hồ sơ vay tiền của Ngân hàng VCB). Theo Nghị quyết 35/NQ-VTC/HĐQT ngày 20/3/2010 của HĐQT Công ty VTC (Công ty CAScon) thì sau khi ký và thực hiện Hợp đồng 1005/SNI- VTC, Hồng A phải báo cáo HĐQT nhưng Hồng A không báo cáo cho HĐQT biết.

Trong quá trình thực hiện, Nguyễn Tiến Q, Hoàng Thị Thu H3 và Đặng Thị Thanh H4 có tham gia vào các hoạt động vay vốn, sản xuất đơn hàng 9.000 container theo Hợp đồng 1005/SNI-VTC với chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Hợp đồng 100611-2/SNI-UASC ngày 23/7/2010 và các phụ lục hợp đồng: Nguyễn Thị Ng giả làm đại diện Công ty SNI, ký với tên “Jenifer Nguyên” tại Hợp đồng và các phụ lục hợp đồng, với nội dung (bút lục 2549- 2601): Công ty VTC sản xuất, bán 9.000 container cho Công ty UASC thông qua trung gian là Công ty SNI; Điều 6.5 của Hợp đồng (BL 2556 và 2583) nêu: “Tất cả các khoản thanh toán cho Bên thi công theo hợp đồng này sẽ chuyển đến tài khoản của Bên bán hàng, Bên mua hàng sẽ được chiết khấu 1,35% phí trên tổng giá trị hợp đồng cho mỗi quý và sẽ được ghi nợ cho bên bán hàng. Tất cả các khoản thanh toán cho Bên bán hàng sẽ được chuyển bằng điện chuyển tiền đến tài khoản Công ty SNI tại Ngân hàng HSBC Hồng Kông. Hợp đồng và các phụ lục hợp đồng này do Công ty UASC cung cấp; Ng khai giả đại diện cho Công ty SNI nhưng ký với chữ ký thật "Jenifer Nguyên" để giao dịch với đối tác nước ngoài; Hồng A chỉ dùng hợp đồng này để giao cho Công ty UASC, không phát hành nội bộ nên Hội đồng quản trị và nhân viên Công ty VTC không biết về Hợp đồng 100611- 2.

Sau khi đã ký kết các Hợp đồng nêu trên, Hồng A đã sử dụng biên bản ghi nhớ (thật) ngày 11/6/2010 giữa Công ty VTC với Công ty UASC (BL 2478, 2479) để làm biên bản ghi nhớ giả (bút lục số 3132, 3133). Công ty UASC mua 9.000 container thông qua Công ty SNI); rồi Hồng A sử dụng Hợp đồng 1005/SNI-VTC và các phụ lục hợp đồng 1005, biên bản ghi nhớ (giả), phương án kinh doanh ngày 01/7/2010 và tài sản thế chấp (hàng tồn kho luân chuyển và đất đai, nhà xưởng của Công ty VTC) để hoàn chỉnh Hồ sơ vay vốn. Các cán bộ Ngân hàng VCB là Đậu Nam L2 (Trưởng phòng Khách hàng của Sở giao dịch) và Nguyễn Khắc Th (Cán bộ tín dụng của Sở giao dịch) thấy phương án sản xuất, kinh doanh của Công ty VTC có lãi và thực tế đang sản xuất hàng cho Công ty UASC; theo Hợp đồng 1005/SNI-VTC thì tiền bán hàng được chuyển đến tài khoản do Ngân hàng VCB quản lý. Do chủ quan, tin tưởng Công ty VTC là khách hàng truyền thống nên L2 và Th không phát hiện ra việc làm gian dối của Nguyễn Hồng Anh (làm giả Hợp đồng 1005/SNI-VTC và các phụ lục hợp đòng, làm biên bản ghi nhớ giả), đã đề xuất Lãnh đạo Ngân hàng VCB duyệt cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty VTC vay là 31.322.037,36 USD để thực hiện Hợp đồng 1005/SNI-VTC.

Sau khi Công ty VTC (nay là CAScon) được vay vốn thực hiện Hợp đồng 1005, Nguyễn Hồng A tổ chức sản xuất, chuyến giao 9.000 container cho Công ty UASC theo Hợp đồng 100611-2; đến ngày 03/01/2012, Công ty UASC đã thanh toán trả cho Công ty SNI đủ 39.103.792,81 USD (theo đúng Hợp đồng 100611-2) vào tài khoản mở tại Ngân hàng HSBC (Hồng Kông); tại mỗi lần trả tiền, Công ty UASC đều Fax, thông báo cho Hồng A và Ng biết qua hộp thu điện tử nga.nguyen(q),containervinashin.com và nganguyen(a),cas con.com (hộp thư điện tử của Ng). Nguyễn Hồng A đã rút tiền trả cho CAScon 18.125.595,76 USD (bao gồm: Trả Ngân hàng AgriBank 414.000 USD, trả cho Ngân hàng VCB 17.801.595,76 USD); đối với số tiền 20.888.197,05 USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng), Hồng A đưa cho Ng 50.994,47 USD (tương đương 1.072.730.188 đồng), trực tiếp chiếm đoạt 20.837.202,47 USD (tương đương 438.331.383.612 đồng) và gửi tại tài khoản số 400741484838 mang tên Công ty SNI, địa chỉ lstFL, No. 18 Jingshin Rd, Taipei, Taiwan R.o.c được mở tại SHBC Bank No. 1 Queen’s Road Central Hong Kong (Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Vụ hợp tác quốc tế Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đang yêu cầu các cơ quan chức năng của Hồng Kông tương trợ tư pháp: Xác minh tài khoản SNI và số dư trong tài khoản để thu hồi số tiền do Nguyễn Hồng A đã chiếm đoạt; đến nay, việc xác minh chưa có kết quả; nhưng nội dung này không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

Đến cuối năm 2011, không thấy tiền chuyển vào tài khoản của Công ty CAScon nên Ngân hàng VCB yêu cầu Công ty CAScon cung cấp hồ sơ pháp lý của Công ty SNI để Ngân hàng VCB thực hiện quyền đòi nợ. Hồng A không thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng, chỉ đạo Ng tạo lập hòm thư điện tử MariaTsai(q),Sunv.iv.com (với danh nghĩa là người của Công ty SNI) rồi Ng dùng hòm thư điện tử nga.nguyen(d)cascon.com.vn (đại diện Công ty CAScon) gửi thư vào hòm thư MariaTsaKaiSuny.iv.com nhắc Công ty SNI thanh toán nợ cho Công ty CAScon. Ng dùng hòm thư điện tử MariaTsai(a)Suny.iv.com trả lời, gửi thư vào hòm thư của Hồng A “dir.honganh(q),cascon.com.vn” của Đinh Châu Hiêu T (Phó tổng Giám đốc CAScon) và của chính Ng là “nganguyen@,cascon.com.vn” với nội dung: “Do tình hình tài chính Công ty SNI, xin chậm thanh toán 21.182.116,61 USD tại Hợp đồng 1005/SNI-VTC”. Sau đó, Hồng A sử dụng các thư điện tử này để thế chấp cho Ngân hàng VCB quyền đòi nợ Công ty SNI, với số tiền là 21.182.116,61 USD.

Thông qua Hợp tác quốc tế về Tư pháp, Văn phòng Tổng trưởng lý chính quyền Quần đảo Virgin thuộc Liên hợp Vương quốc Anh (BL 3803- 3974; phần II) xác định: Công ty SNI do Nguyễn Hồng A và Hsu Wen-Ta (người Đài Loan) thành lập ngày 21/01/2010; từ khi thành lập đến ngày 28/02/2011, Công ty SNI không có hoạt động, kinh doanh gì; ngày 28/02/2011, Hồng A đã bán Công ty với giá 02 USD (hai đô la Mỹ).

Tại Kết luận giám định số 1559/C54 ngày 19/7/2013, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (bút lục 218-223, phần II) kết luận: Nguyễn Thị Ng là người ký ở phần đại diện Công ty SNI tại Hợp đồng 1005/SNI-VTC và các phụ lục hợp đồng với tên “Maria Tsai”.

Quá trình điều tra, Nguyễn Hồng A có dấu hiệu bị tâm thần nên Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng giám định pháp y tâm thần số 271/KLGĐ ngày 03/8/2017 của Viện Pháp y tâm thần Trung ương (BL 3292, 3293) kết luận:

“Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội, bị can Nguyễn Hồng A không có bệnh tâm thần. Bị can đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tại thời điểm giám định, bị can Nguyễn Hồng A có biểu hiện các rối loạn phân ly (chuyển di). Theo phân loại quốc tế lần thứ 10 năm 1992, bệnh có mã số F44. Bị can đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi”.

Quá trình điều tra, Nguyễn Hồng A khai nhận Công ty SNI do ông Hsu Wen-Ta quản lý điều hành, nhưng ông Hsu Wen-Ta không phải là thành viên HĐQT, thành viên Ban lãnh đạo Công ty VTC (nay là Công ty CAScon), không có tài liệu gì thể hiện sự chỉ đạo của Hsu Wen-Ta với Hồng A, Ng hoặc Công ty VTC; Hồng A không thừa nhận có ý định chiếm đoạt tài sản. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hồng A, bản tường trình Hồng A thừa nhận là chủ tài khoản phụ của tài khoản SNI mở tại HSBC Hồng Kông, lời khai nhận của Ng và lời khai của những người có liên quan, biên bản ghi nhớ giả, tài liệu tương trợ tư pháp về Công ty SNI và các kết quả giám định, đủ căn cứ kết luận: Nguyễn Hồng A (Tổng giám đốc Công ty VTC) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt 20.888.197,05 USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng) của Công ty VTC (nay là Công ty CAScon).

Nguyễn Thị Ng khai được Hsu Wen-Ta ủy quyền (theo Nguyễn Hồng A nói nhưng không có giấy tờ ủy quyền), không biết Công ty SNI, không liên quan đến việc vay tiền ngân hàng và không biết việc Hồng A chiếm đoạt tiền của Công ty VTC (nay là Công ty CAScon). Với vai trò là Trưởng phòng Marketing, sau là Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty, Ng thực hiện sự theo sự chỉ đạo của Hồng A, đã cùng Hồng A đàm phán, thỏa thuận đơn hàng sản xuất và bán Container cho Công ty UASC; Ng không thỏa thuận, đàm phán mua bán với Công ty SNI, buộc Ng phải biết khách hàng của Công ty VTC là Công ty UASC; Ng trực tiếp soạn thảo văn bản, thỏa thuận đơn chào hàng, ký kết các hợp đồng và các phụ lục hợp đồng; giả đại diện Công ty SNI ký với các tên gọi khác nhau ở cùng 01 đơn hàng lập thành 02 hợp đồng, các phụ lục hợp đồng; Ng biết Hồng A là người quản lý, sử dụng con dấu của Công ty SNI và biết Hồng A chuyển tiền bán hàng mà Công ty UASC đã trả qua tài khoản mang tên Công ty SNI ở Hồng Kông; nhưng theo chỉ đạo của Hồng A, Ng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi gian dối, giả đại diện Công ty SNI để ký các giấy tờ giao dịch, lập hòm thư điện tử giả để lừa dối Công ty VTC và Ngân hàng VCB, là đồng phạm giúp sức tích cực để Hồng A chiếm đoạt 20.888.197,05 USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng).

Đại diện hợp pháp của Công ty CAScon trình bày (văn bản ngày 27/8/2018, BL 4861 - phần II): Theo bảng tổng hợp xuất hàng Hợp đồng 1005/SNI-VTC và các chứng từ liên quan thì Công ty SNI đến nay còn nợ Công ty CAScon là 25.422.261,36 USD; đề nghị buộc các cá nhân chiếm đoạt tài sản phải bồi thường cho Công ty CAScon theo quy định của pháp luật.

Đại diện hợp pháp của Ngân hàng VCB trình bày (văn bản ngày 12/9/2018, BL 5373-5379) và ngày 02/11/2018: Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, Công ty VTC (nay là Công ty CAScon) đã vay tiền của VCB để mua nguyên vật liệu và thanh toán các chi phí sản xuất phục vụ Đơn hàng 13.400 FEU; tính đến hết ngày 31/10/2018, Công ty CAScon còn nợ VCB là 28.711.004,79 USD (nợ gốc 16.786.030,73 USD và nợ lãi 11.924.974,06 USD) nên yêu cầu Công ty CAScon phải trả nợ cho VCB số tiền còn nợ này; đề nghị giao cho VCB nhận 5,5 tỷ đồng do gia đình Nguyễn Hồng A đã nộp và 50 triệu đồng do Nguyễn Thị Ng đã nộp để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của Công ty CAScon đối với VCB; đề nghị tiếp tục kê biên đối với 462m2 đất (tại xã An Khánh) và 272,5m2 văn phòng (tại Đê La Thành) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ Công ty CAScon đối với VCB.

Cơ quan điều tra đã thu giữ các tài sản và vật chứng: 04 quyển sổ công văn đi, đến của Công ty CAScon; 02 quyển sổ tay, có chữ ký xác nhận của ông Bùi Huy Thưởng; bảng kê tiến độ thanh toán vật tư các đơn hàng và một số giấy tờ (bản Fax); 01 quyển sổ tay, có chữ ký xác nhận của ông Bùi Huy Thưởng; 01 quyển sổ tay, có chữ ký xác nhận của ông Nguyễn Tiến Q; 03 Hộ chiếu mang tên Nguyễn Hồng A; 02 Hộ chiếu mang tên Nguyễn Thị Ng.

- Cơ quan điều tra phát hiện và kê biên: Quyền sử dụng đất của Nguyễn Hồng A lô đất 462m2 đất (tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội); 272,5m2 Văn phòng tòa nhà đa năng ICON4 (tại số 243 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội); căn hộ diện tích 217m2 số E3 404 tầng 34 tòa tháp Đông dự án Indochina Plaza (tại số 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội). Ngày 09/9/2014, Cơ quan điều tra đã yêu cầu gia đình và Nguyễn Hồng A bán căn hộ diện tích 217m2 số E3 404 tầng 34 tòa tháp Đông dự án Indochina Plaza (số 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội); ngày 22/9/2014, Nguyễn Hồng A và gia đình đã bán căn hộ trên và giao nộp 5,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án; ngày 12/01/2015, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định xử lý vật chứng, đề nghị Kho bạc Nhà nước tại Hà Nội chuyển 5,5 tỷ đồng vào tài khoản của Sở Giao dịch Ngân hàng VCB chờ kết quả xét xử vụ án (BL 307-327, phần II).

- Ngày 10/9/2018, Nguyễn Thị Ng nộp 50.000.0000 đồng để khắc phục một phần hậu quả và đã được chuyển đến Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội theo ủy nhiệm chi ngày 02/10/2018, Kế toán Kho bạc Nhà nước Hà Nội ghi sổ ngày 05/10/2018.

Đối với các đối tượng có liên quan trong vụ án: Đậu Nam L2 và Nguyễn Khắc Th đã bị khởi tố bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; quá trình kiểm tra và đề xuất duyệt cấp tín dụng cho Công ty VTC vay vốn, L2 và Th có vi phạm với lỗi vô ý, không có động cơ vụ lợi, thái độ khai báo thành khẩn nên ngày 12/01/2015, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và các quyết đình đình chỉ bị can (Miễn trách nhiệm hình sự) đối với L2 và Th về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999.

Đối với Lưu Quyết Th1, Đinh Văn Tần, Nguyễn Tiến Q, Đặng Thị Thanh H4, Đinh Châu Hiếu T2 và Hoàng Thị Thu H3: Không đủ cơ sở để xác định các cá nhân này đồng phạm với Nguyễn Hồng A nên Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng này.

Tại Cáo trạng số 124/CT-VKSTC-VI ngày 20/9/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Nguyễn Hồng A về tội “Tham ô tài sản” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 278 và khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999; truy tố Nguyễn Thị Ng về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 411/2018/HS-ST ngày 04 tháng 11 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố bị cáo Nguyễn Hồng A (tên gọi khác: Lisa Nguyên) phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”; bị cáo Nguyễn Thị Ng (tên gọi khác: Jennifer Nguyên) phạm tội “Tham ô tài sản”.

Áp dụng khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999; khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 4 Điều 353, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm c khoản 1 Điều 55 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo Nguyễn Hồng A (tên gọi khác: Lisa Nguyên) 17 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”; tổng hợp hình phạt chung, buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải chấp hành hình phạt chung của cả hai tội là tù chung thân; thời hạn bắt đầu chấp hành hình phạt tù là ngày 12/10/2012. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Hồng A.

Áp dụng khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 4 Điều 353, các điểm b, n và s khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 54 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngà (tên gọi khác: Jennifer Nguyên) 08 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Thị Ng.

Áp dụng khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015;

Các Điều 466, 468, 584, 585 và 589 Bộ luật dân sự:

Buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải bồi thường cho Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy (VFC) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là 32.241.816.165 đồng, được trừ 504.276.500 đồng do Công ty VFC đã nhận từ Công ty CAScon (đại Công ty VFC xác nhận tại phiên tòa), bị cáo Nguyễn Hồng A còn phải bồi thường là 31.737.539.665 (ba mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi bảy triệu, năm trăm ba mươi chín nghìn, sáu trăm sáu mươi lăm) đồng.

Buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải bồi thường cho Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là 439.404.113.143,8 (bốn trăm ba mươi chín tỷ, bốn trăm lẻ bốn triệu, một trăm mười ba ngàn, một trăm bốn mươi ba phảy tám) đồng.

Buộc bị cáo Nguyễn Thị Ng phải hoàn trả bị cáo Nguyễn Hồng A là 546.936.000 đồng (tương đương 26.000USD) để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Nguyễn Hồng A, được trừ vào 50.000.000 đồng đã nộp ngày 10/9/2018 và chuyển Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội (theo ủy nhiệm chi ngày 02/10/2018, Kế toán kho bạc Nhà nước Hà Nội ghi sổ ngày 05/10/2018), bị cáo Ng còn phải hoàn trả là 486.936.000 (bốn trăm tám mươi sáu triệu, chín trăm ba mươi sáu nhìn) đồng.

Buộc Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) phải trả Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) khoản nợ gốc theo các Hợp đồng tín dụng (phục vụ Đơn hàng 13.400FEU) là 16.786.030,73USD, quy đổi là 353.110.942.436 (ba trăm năm mươi ba tỷ, một trăm mười triệu, chín trăm bốn mươi hai nghìn, bốn trăm ba mươi sáu) đồng.

Giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) về tranh chấp lãi suất của khoản nợ gốc là 16.786.030,73USD (quy đổi là 353.110.942.436 đồng) nêu trên.

Giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác giữa Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy (VFC) và bị cáo Nguyễn Hồng A về tranh chấp lãi suất của khoản (31.737.539.665 đồng), tính từ ngày 27/01/2015 đến ngày 04/11/2018.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và tuyên quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 13/11/2018, bị cáo Nguyễn Thị Ng kháng cáo đề nghị xem xét lại tội danh và hình phạt.

Ngày 15 và 16/11/2018, nguyên đơn dân sự là Công ty cổ phần Container quốc tế Cas (CAScon) và Công ty tài chính TNHH MTV công nghiệp tàu thủy (VFC) kháng cáo phần dân sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bị cáo Nguyễn Thị Ng vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, sau đó bổ sung thêm yêu cầu xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự liên quan số tiền bị cáo phải trả lại Nguyễn Hồng A.

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC) giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Công ty cổ phần Container Cas (CAScon) vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội trình bày quan điểm: Về tố tụng: Các cơ quan tố tụng thực hiện theo đúng các quy trình tố tụng. Xét kháng cáo của bị cáo, của các bên nguyên đơn dân sự thấy rằng:

Bị cáo Nguyễn Hồng A là Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CAScon có vốn của nhà nước đã có hành vi gian dối lập các hợp đồng vay tiền, chuyển tiền không đúng quy định của pháp luật và chiếm đoạt số tiền lớn, cụ thể là 400 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Nguyễn Thị Ng: Bị cáo có vai trò giúp sức cho bị cáo Nguyễn Hồng A trong việc thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền nêu trên. Do đó, bị cáo bị kết án đồng phạm với Nguyễn Hồng A trong việc tham ô tài sản là có căn cứ.

Đối với Công ty CAScon: là người đứng tên vay vốn của Ngân hàng Vietcombank, có tài sản thế chấp nên Công ty CAScon phải có trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng Vietcombank như bản án sơ thẩm quy kết là có căn cứ.

Đối với Công ty VFC: Công ty VTC (sau là Công ty CAScon) ký hợp đồng vay vốn của Công ty VFC luôn có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, sau khi bán tài sản thế chấp Nguyễn Hồng A chỉ trả một phần cho Công ty VFC, còn giữ lại tiền để hoạt động sản xuất gây thiệt hại cho Công ty VFC. Theo giám định tài chính thiệt hại là hơn 32 tỷ đồng (cả phần gốc và lãi). Xét hành vi của Nguyễn Hồng A bán tài sản thế chấp không chuyển trả tiền cho Công ty VFC và cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc sử dụng tiền bán tài sản thế chấp nên bản án sơ thẩm buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải có trách nhiệm trả lại tiền cho Công ty VFC là đúng pháp luật. Tuy nhiên, Viện kiểm sát thấy rằng Công ty VTC (CAScon) ký Hợp đồng số 07 và Hợp đồng số 09 vay của Công ty VFC là 199.959.561.173 đồng. Công ty VTC (CAScon) sử dụng vốn vay để trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, các hợp đồng này đã được Công ty VFC gia hạn lần cuối đến ngày 31/12/2010 và Công ty Vinashin bảo lãnh đến ngày 31/12/2010. Ngoài ra, Công ty VTC (CAScon) còn vay vốn dài hạn của Công ty VFC là 30 tỷ đồng theo Hợp đồng số 11. Tài sản thế chấp trị giá là 153.767.458.300 đồng. Hành vi bán tài sản thế chấp của Nguyễn Hồng A đã gây thiệt hại cho Công ty VFC là 32.241.851.165 đồng (cả gốc và lãi). Đối với số tiền 504.276.500 đồng Công ty CAScon đã trả cho Công ty VFC thì phải tính vào nghĩa vụ trả nợ của Công ty CAScon đối với hai hợp đồng số 07 và 09 chứ không được trừ vào khoản thiệt hại mà bị cáo Nguyễn Hồng A đã gây ra cho Công ty VFC. Do đó, chấp nhận kháng cáo của Công ty VFC về vấn đề này.

Với nhưng lý do nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Ng; không chấp nhận kháng cáo của Công ty CAScon; chấp nhận kháng cáo của Công ty VFC đối với khoản tiền hơn 500 triệu mà Công ty CAScon đã chuyển cho Công ty VFC.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Ng trình bày quan điểm:

+ Luật sư Phạm Thị Kim Xuân: Đối với số tiền hơn 26 ngàn USD bị cáo Nguyễn Hồng A chuyển vào tài khoản của chồng cũ bị cáo Nguyễn Thị Ng là khoản tiền Hồng A cho chồng cũ của bị cáo Ng vay và Hồng A không có yêu cầu đòi lại nhưng phiên tòa sơ thẩm vẫn buộc Ng trả lại cho Hồng A là không có cơ sở. Trong vụ án này, bị cáo Ng không được hưởng lợi gì, về ý thức chủ quan thì theo lời khai của Hồng A và Ng đều thể hiện việc ký các hợp đồng bán 9.000 container đều do Hồng A chỉ đạo; Hồng A soạn thảo hợp đồng, đưa Ng đánh máy, sau đó Hồng A và các lãnh đạo khác trong Công ty ký trước rồi mới đưa cho Ng ký. Sau khi thấy các lãnh đạo đã ký, theo sự chỉ đạo của Hồng A và Hồng A còn cho Ng xem giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty SNI, cho Ng nghe điện thoại ông Hsu ủy quyền cho Ng ký hợp đồng làm cho Ng tin tưởng ký vào Hợp đồng số 1005. Khi ký bị cáo Ng không biết, không được bàn bạc, không chiếm đoạt tiền, không tham gia vào các hoạt động tài chính của công ty. Việc Hồng A sử dụng các văn bản vào các mục đích gì thì Ng không biết và cũng không được Hồng A nói cho biết. Đối với việc sử dụng hòm thư điện tử thì Ng chỉ lập hòm thư và cung cấp mật khẩu cho Hồng A, còn ai sử dụng hòm thư này và sử dụng như thế nào Ng không biết. Bản thân Hồng A cũng khai nhận Ng không biết gì, không liên quan vì chỉ là người làm công ăn lương, trình độ hiểu biết pháp luật của bị cáo còn hạn chế nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khách quan, toàn diện đối với vai trò của bị cáo Ng trong vụ án. Bản thân bị cáo Ng không được ăn chia hơn 21 triệu USD nên Tòa án cấp sơ thẩm đã không buộc bị cáo phải bồi thường. Bị cáo Ng thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị cáo làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên, có vai trò không đáng kể nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, được hưởng án treo cải tạo tại địa phương.

+ Luật sự Đỗ Trần Mai Anh bổ sung: Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Ng đã nhận thức ra hành vi sai phạm của mình vì chưa có văn bản ủy quyền đã ký hợp đồng. Nguyên đơn dân sự cũng không yêu cầu bồi thường số tiền mà Hồng Anh đã gây ra thiệt hại vì cho rằng đây là rủi ro trong kinh doanh.

- Luật sư Bùi Văn Th5 bảo vệ quyền lợi cho công ty CAScon trình bày:

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã có kết luận Hợp đồng số 1005 giữa Công ty VTC (CAScon) với Công ty SNI là hợp đồng giả, Nguyễn Hồng A đã dùng hợp đồng này và các phụ lục hợp đồng, các biên bản ghi nhận để lừa dối Ngân hàng Vietcombank ký hợp đồng tín dụng cho vay tiền để sản xuất và bán 9.000 container nhưng không chuyển tiền trả về cho Ngân hàng Vietcombank như đã cam kết. Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo Nguyễn Hồng A về tội “Tham ô tài sản” và buộc Công ty CAScon phải trả cho Ngân hàng Vietcombank số tiền bị cáo đã chiếm đoạt là không có căn cứ. Như vậy, trong vụ án này Nguyễn Hồng A đã có hành vi lừa dối Ngân hàng Vietcombank và vi phạm cam kết vay tiền của ngân hàng để sản xuất container bán cho Công ty UASC và yêu cầu công ty này chuyển tiền về Công ty SNI số tiền 20.888.197,05 USD tương đương 439.404.113.143,8 đồng, Hồng A đã chiếm đoạt tiền vay của Ngân hàng Vietcombank. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm và tuyên bị cáo Nguyễn Hồng A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, buộc bị cáo phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của Ngân hàng Vietcombank. Nếu đề nghị này không được chấp nhận thì đề nghị Hội đồng xét xử nêu rõ trong bản án vì bị cáo Nguyễn Hồng A chiếm đoạt số tiền của Công ty CAScon thì số tiền này khi Nguyễn Hồng A trả cho Công ty CAScon sẽ được Công ty CAScon trích trả cho Ngân hàng Vietcombank.

- Đại diện Công ty CAScon trình bày: Nguyễn Hồng A đã sử dụng Hợp đồng giả số 1005 để vay tiền của Ngân hàng Vietcombank và chiếm đoạt số tiền của Ngân hàng Vietcombank, số tiền này không được chuyển về Công ty CAScon nên việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty CAScon phải trả tiền cho ngân hàng là không có căn cứ. Việc Hồng A có hành vi gian dối lừa đảo chiếm đoạt số tiền đã vay của Ngân hàng Vietcombank nên bị cáo phải có trách nhiệm trả lại tiền cho Ngân hàng Vietcombank.

- Đại diện Công ty VFC trình bày: Nguyễn Hồng A đã bán tài sản thế chấp nhưng không trả tiền về cho Công ty VFC mà sử dụng số tiền này vào mục đích khác nên đã vi phạm pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm buộc Nguyễn Hồng A phải trả các khoản tiền gốc và lãi theo kết luận giám định là có căn cứ. Tuy nhiên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét số tiền mà Công ty CAScon đã chuyển cho Công ty VFC là 504.276.500 đồng phải được tính vào nghĩa vụ của Công ty CAScon tại hai hợp đồng vay nợ chứ không phải trừ vào số tiền mà Nguyễn Hồng A có trách nhiệm phải trả cho Công ty VFC.

- Đại diện Ngân hàng Vietcombank (gọi tắt là Ngân hàng VCB) trình bày: Quá trình Công ty CAScon vay tiền tại Ngân hàng VCB là để sản xuất hơn 13.000 container chứ không phải chỉ riêng số container tại Hợp đồng số 1005. Ngân hàng VCB cũng làm đủ các thủ tục, xuống tận xưởng kiểm tra qúa trình sản xuất và Ngân hàng VCB cho Công ty CAScon vay tiền chứ không phải cho cá nhân Nguyễn Hồng A vay; mặt khác, sau khi vay tiền Công ty CAScon đã thực hiện việc sản xuất container và bán cho Công ty UASC là 10.000 container, để chiếm đoạt tiền của Công ty CAScon, Nguyễn Hồng A mới có hành vi gian dối ký tiếp Hợp đồng 100611 mục đích để Công ty UASC chuyển tiền về tài khoản của Công ty SNI. Như vậy, Nguyễn Hồng A có hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền của Công ty CAScon.

- Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hồng A vắng mặt tại phiên tòa, có gửi bản bào chữa trình bày quan điểm: Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hồng A ý thức được về hành vi phạm tội của mình cùng mức hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật nên đã không kháng cáo, chấp nhận hình phạt đã tuyên. Tuy nhiên, nguyên đơn dân sự là Công ty VFC và Công ty CAScon kháng cáo về phần dân sự liên quan đến bị cáo Nguyên Hồng A. Trên cơ sở điều tra, những tình tiết nêu tại bản án sơ thẩm và nội dung, cùng các tài liệu có trong hồ sơ thì Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét số tiền bị cáo chiếm đoạt và buộc bị cáo phải bồi thường cho nguyên đơn dân sự là đúng pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Căn cứ vào lời khai của các bị cáo Nguyễn Hồng A, Nguyễn Thị Ng, lời khai của đại diện hợp pháp của các nguyên đơn dân sự trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa, tổng hợp với lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người làm chứng; các kết luận giám định và các tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở kết luận: Công ty liên doanh Container Vinashin - TGC (Công ty VTC) và từ ngày 10/9/2010, được đổi tên là Công ty cổ phần Container Quốc tế CAS (Công ty CAScon) là doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước. Từ ngày 23/7/2008 đến ngày 12/10/2012, Nguyễn Hồng A được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc - Đại theo theo pháp luật của Công ty; từ ngày 01/01/2009, Nguyễn Thị Ng được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Marketting rồi làm Trưởng phòng kinh doanh công ty. Từ ngày 21/01/2010 đến ngày 03/01/2012, Nguyễn Hồng A và Nguyễn Thị Ng đã thực hiện các hành vi phạm tội như sau:

Ngày 21/01/2010, Nguyễn Hồng A và Hsu Wen-Ta (người Đài Loan) thành lập Công ty SNI nhưng Nguyễn Hồng A không báo cáo với Hội đồng quản trị Công ty CAScon nên Công ty CAScon không biết về việc này. Ngày 27/4/2010, Công ty UASC có văn bản đề nghị Công ty VTC bán cho 10.000 container. Tại Đài Loan ngày 11/6/2010, Nguyễn Hồng A (đại diện Công ty VTC) cùng đại diện Công ty UASC ký biên bản ghi nhớ với nội dung: Công ty VTC đồng ý bán 10.000 container với giá 4.038 USD/container, bán trực tiếp 1.000 container (không triết khấu) bán gián tiếp qua Công ty TNHH Container VTC ở nước ngoài 9.000 container (bên mua được triết khấu 1,5%); thực tế Công ty VTC không có chi nhánh ở nước ngoài.

Tại Hợp đồng số 1005/SNI-VTC ngày 07/6/2010 và các phụ lục hợp đồng (Công ty VTC bán cho Công ty SNI là 9.000 container), Ng giả làm đại diện của Công ty SNI và ký với tên "Maria Tsai", tiền thanh toán được chuyển đến tài khoản Ngân hàng VCB quản lý; Nguyễn Hồng A đưa hợp đồng này, các phụ lục hợp đồng và biên bản ghi nhớ giả để phát hành nội bộ và lập hồ sơ vay vốn Ngân hàng.

Tại Hợp đồng 100611-2/SNI-UASC ngày 23/7/2010 và các phụ lục hợp đồng (Công ty SNI bán cho Công ty UASC 9.000 container), Ng giả làm đại diện Công ty SNI và ký với tên "Jennifer Nguyen", tiền thanh toán được điện chuyển tiền đến tài khoản Công ty SNI tại Ngân hàng HSBC Hồng Kông. Nguyễn Hồng A dùng hợp đồng này để Công ty UASC chuyển tiền về Công ty SNI, không phát hành nội bộ nên Hội đồng quản trị và nhân viên Công ty VTC không biết về Hợp đồng 10061- 2 này.

Sau khi Công ty SNI đã nhận thanh toán từ Công ty UASC đủ 39.103.792,81USD, Hồng A chuyển về Công ty CAScon là 18.125.595,76 USD (bao gồm: Trả Agribank là 414.000USD, trả VCB là 17.801.595,76USD) và để số tiền còn lại là 20.888.197,05USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng) trong tài khoản của Công ty SNI. Ngày 28/02/2011, Hồng A đã bán Công ty SNI.

Đối với Nguyễn Thị Ng đã có hành vi tạo lập hòm thư điện tử MariaTsai@Suny.iv.com (với danh nghĩa là người của Công ty SNI); Ng dùng hòm thư điện tử nga.nguyen@cascon.com.vn gửi thư vào hòm thư MariaTsai@Suny.iv.com nhắc Công ty SNI thanh toán nợ cho Công ty CAScon; Ng dùng hòm thư điện tử MariaTsai@Suny.iv.com trả lời, gửi thư vào hòm thư của Hồng A "dir.honganh@cascon.com.vn", của Đinh Châu Hiếu T2 (Phó tổng Giám đốc Công ty CAScon) và của chính Ng "nga, nguyen@cascon.com.vn” với nội dung: “Do tình hình tài chính Công ty SNI, xin chậm thanh toán 21.182.116,61USD tại Hợp đồng 1005/SNI-VTC”; sau đó, Hồng A sử dụng các thư điện tử này để thế chấp cho Ngân hàng VCB quyền đòi nợ đối với Công ty SNI.

Như vậy, với cương vị là Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Công ty CAScon, chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, Nguyền Hồng A (với sự giúp sức của Nguyễn Thị Ng) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, che giấu thông tin và không báo cáo Hội đồng quản trị Công ty, cố ý thực hiện các hành vi thành lập Công ty SNI (để đưa Công ty SNI tham gia các Hợp đồng kinh tế với vai trò trung gian mua bán và chuyển tiền theo hợp đồng), tạo lập các thông tin giả mạo trong các Hợp đồng kinh tế để chuyển tài sản của Công ty do mình chịu trách nhiệm quản lý ra nước ngoài, chuyển tiền bán hàng từ bên mua vào tài khoản của Công ty SNI và chiếm đoạt của Công ty VTC (nay là Công ty CAScon) đối với số tiền bán hàng là 20.888.197,05 USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng). Nguyễn Thị Ng là Trường phòng Kinh doanh của Công ty VTC (nay là Công ty CAScon) nhưng lại ký tên tại Hợp đồng số 1005, Hợp đồng số 100611-2 và các phụ lục hợp đồng với danh nghĩa là đại diện của Công ty SNI mà không có văn bản ủy quyền hợp pháp của Công ty SNI, ký tên giả mạo tại Hợp đồng số 1005 và các phụ lục hợp đồng, bản thân Ng cũng khai nhận không biết gì về sự tồn tại hoặc cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty SNI; sau đó, Hồng A và Ng tiếp tục tạo lập các hòm thư điện tử giả mạo để che giấu việc đã chiếm đoạt tài sản. Với các hành vi nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã kết án Nguyễn Hồng A và Nguyễn Thị Ng về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật (do điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 đang có hiệu lực thi hành và có quy định theo hướng có lợi cho các bị cáo nên Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với các bị cáo Nguyễn Hồng A và Nguyễn Thị Ng là phù hợp với quy định của pháp luật).

Ngoài hành vi nêu trên, từ ngày 18/3/2010 đến cuối tháng 11/2011, Nguyễn Hồng A với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CAScon đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, bán tài sản thế chấp (bao gồm: 258 container 20 DC, 150 container 40 HC và 1.194.770kg thép), thu được 38.102.181.642 đồng, trả cho Công ty VFC là 10 tỷ đồng, còn 28.102.181.642 đồng không trả cho Công ty VFC nên gây thiệt hại cho Công ty VFC là 32.241.861.165 đồng. Hành vi của Nguyễn Hồng A đã bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Ng, Hội đồng xét xử thấy rằng; Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Hồng A là đối tượng có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm quản lý tài sản của Doanh nghiệp (có vốn góp của Nhà nước) nhưng Nguyễn Hồng A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý tạo lập các thông tin gian dối và chiếm đoạt tiền hàng của Công ty CAScon là 20.888.197,05USD (tương đương 439.404.113.143,8 đồng) nên bị cáo Nguyễn Hồng A có vai trò chủ mưu, khởi xướng, chỉ huy và chịu trách nhiệm chính trong đồng phạm về tội “Tham ô tài sản”. Đối với bị cáo Nguyễn Thị Ng với cương vị là Trưởng phòng Marketing, sau là Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty CAScon; mặc dù Ng trình bày là không biết về Công ty SNI và việc ký vào phần đại diện của Công SNI trong hợp đồng và các phụ lục hợp đồng là theo sự chỉ đạo của Nguyễn Hồng Anh, tuy nhiên, với vị trí phụ trách kinh doanh của công ty, với nhiệm vụ được giao, Nguyễn Thị Ng phải có trách nhiệm tìm hiểu về khách hàng là Công ty SNI nhưng Ng không tìm hiểu mà lại ký vào phần đại diện của Công ty SNI trong hợp đồng, cũng như các thư trao đổi giao dịch. Quá trình điều tra có đủ căn cứ xác định Nguyễn Thị Ng đã tiếp nhận sự chỉ đạo của Nguyễn Hồng A tham gia vào quá trình dự thảo văn bản, thỏa thuận, ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để bị cáo Nguyễn Hồng A đưa Công ty SNI làm trung gian và chiếm đoạt tiền hàng của Công ty CAScon. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội “Tham ô tài sản” với vai trò đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Hồng A là có căn cứ. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Hồng A và Nguyễn Thị Ng là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm hại các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử phạt nghiêm minh để giáo dục, cải tạo đối với bị cáo và phòng ngừa chung. Khi quyết định hình phạt đối với bị cáo, Hội đồng xét xử Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã xem xét vai trò của bị cáo Ng trong vụ án và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để xử phạt bị cáo với mức án 08 năm tù là phù hợp nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của bị cáo, cần giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Đối với kháng cáo của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC) và kháng cáo của Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, Hội đồng xét xử thấy rằng:

Để có vốn sản xuất kinh doanh cho Công ty VTC, Nguyễn Hồng A đã ký 02 hợp đồng tín dụng vay vốn của Công ty VFC) là Hợp đồng N/07/214 ngày 12/11/2007 và Hợp đồng N/09/18 ngày 30/3/2009. Theo các hợp đồng trên tính đến ngày 10/11/2009, Công ty VFC đã giải ngân cho Công ty VTC là 199.959.561.174 đồng và 3.233.056,75 USD. Ngoài ra, Công ty VTC còn vay vốn dài hạn của Công ty VFC là 30.000.000.000 đồng thuộc Hợp đồng 11/NN ngày 26/6/2007.

Để đảm bảo vốn vay, Công ty VFC và công ty VTC ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 452-TCTS ngày 18/3/2009 và Phụ lục hợp đồng thế chấp số 01- 452/TSTC ngày 26/3/2010, tài sản thế chấp là 658 chiếc container thành phẩm, 1087 container bán thành phẩm, 249 cuộn thép = 4.668.979 kg, trị giá tài sản thế chấp là 153.767.458.500 đồng được đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản thành phố Hà Nội và tài sản thế chấp được bảo quản tại Công ty VTC ở Hải Dương. Do đầu năm 2010, Ngân hàng VCB xác định Công ty VTC thuộc đối tượng nhóm 5 (nhóm nợ xấu không có khả năng trả nợ). Để có vốn sản xuất kinh doanh, Nguyễn Hồng A làm Tờ trình số 17/TT-VTC ngày 04/3/2010 gửi Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty VTC, đề nghị cho bán hàng tồn kho, trong đó có tài sản thế chấp thuộc Hợp đồng 452-TSTC, vì lý do nếu để lâu hàng hóa sẽ bị han gỉ, giảm chất lượng, giảm giá. Ngày 20/3/2010, HĐQT Công ty VTC ra Nghị quyết số 35/NQ-VTC/HĐQT có nội dung: Hội đồng quản trị nhất trí phê duyệt về chủ trương, phương án bán hàng tồn kho theo Tờ trình số 17/TT-VTC của Ban điều hành công ty, giao cho Tổng giám đốc Nguyễn Hồng A làm việc với Công ty VFC để được sử dụng khoản tài chính này và tổ chức triển khai thực hiện (BL 890-891). Ngày 09/4/2010, Nguyễn Hồng A ký biên bản làm việc với Công ty VFC thống nhất nội dung: Công ty VFC đồng ý cho Công ty VTC bán một phần tài sản thế chấp gồm 658 chiếc container thành phẩm, 508 container 20 DC, 150 container 40HC và 137 container 20 DV bán thành phẩm, với điều kiện: Vinasin và HĐQT Công ty VTC chấp thuận bán vỏ container về số lượng, giá, người mua, Công ty VTC cung cấp cho Công ty VFC hợp đồng bán hàng với điều kiện thanh toán tiền trước khi giao hàng, toàn bộ số tiền bán vỏ container phải được trả cho Công ty VFC theo tài khoản do Công ty VFC chỉ định (BL 1043-1044). Tuy nhiên, với chức vụ là Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Công ty VTC (nay là Công ty CAScon), chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước HĐQT của Công ty nhưng bị cáo Hồng A đã cố ý làm trái bán tài sản thế chấp nhưng không trả tiền cho Công ty VFC mà sử dụng vào các mục đích khác, không báo cáo HĐQT của công ty gây thiệt hại cho Công ty VFC là 32.241.861.165 đồng nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do tài sản bị xâm hại cho Công ty VFC số tiền 32.241.816.165 đồng (được trừ vào 504.276.500 đồng do Công ty VFC đã nhận từ Công ty CAScon) là có căn cứ, đúng pháp luật.

Về việc đại diện Công ty VFC còn yêu cầu về khoản lãi suất của số tiền bị thiệt hại nêu trên (tính từ ngày 27/01/2015 đến nay); Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định tách ra, giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác cho các bên có liên quan.

Đối với kháng cáo của Công ty CAScon, Hội đồng xét xử thấy rằng: Nguyễn Hồng A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Tổng giám đốc, được Hội đồng quản trị Công ty VTC giao tổ chức, điều hành việc sản xuất, bán 9.000 container cho Công ty UASC. Sau khi được Ngân hàng Vietcombank cho vay vốn, đã thực hiện xong việc sản xuất, giao hàng và đã được bên mua hàng (Công ty UASC) chuyển trả hết tiền nhưng Nguyễn Hồng A đã có hành vi gian dối, thông qua việc chỉ đạo Nguyễn Thị Ng ký ở phần đại diện Công ty SNI trong Hợp đồng với UASC số 100611-2/SNI-UASC ngày 23/7/2010, yêu cầu Công ty UAS chuyển tiền thanh toán cho Công ty VTC về tài khoản của Công ty SNI. Sau khi VCB có yêu cầu đã tìm cách đối phó không chuyển tiền trả về Công ty VTC (CAScon) để trả nợ cho VCB. Như vậy, trong quá trình vay vốn, VCB đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo thỏa thuận và nội dung các hợp đồng tín dụng về việc cho Công ty VTC (CAScon) vay vốn thực hiện các đơn hàng, trong đó có Hợp đồng số 1005/SNI-VTC. Mặt khác, các biên bản thỏa thuận và các Hợp đồng tín dụng từng lần, hồ sơ nhận nợ, Nguyễn Hồng Anh với tư cách là Tổng giám đốc - đại diện cho Công ty VTC (CAScon). Vì vậy, sau khi Ngân hàng VCB thực hiện việc giải ngân Công ty VTC (CAScon) là đơn vị sử dụng tiền vay và có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng VCB. Tòa án cấp sơ thẩm đã buộc Công ty VTC (CAScon) phải bồi thường cho Ngân hàng VCB là có căn cứ.

Bị cáo Nguyễn Hồng A đã chiếm đoạt của Công ty CAScon 20.888.197,05USD (quy đổi là 439.404.113.143,8 đồng) nên Nguyễn Hồng A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định pháp luật Đối với các kháng cáo liên quan đến trách nhiệm dân sự khác, Hội đồng xét xử thấy rằng: Quá trình điều tra bị cáo Nguyễn Thị Ng khẳng định không biết và không được chia hưởng lợi; trong các khoản tiền ghi trong sao kê từ tài khoản của bị cáo thì có 26.000 USD là do bị cáo Nguyễn Hồng A cho vay, phần còn lại là do Ng được các công ty của nước ngoài trả công lao động hoặc tiền thưởng; bị cáo Hồng A cũng xác nhận về việc đã cho bị cáo Ng vay 26.000 USD, đây là quan hệ dân sự giữa các cá nhân và chưa có yêu cầu đòi lại số tiền vay này. Trên cơ sở lời khai thống nhất của các bị cáo, Hội đồng xét xử Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo Ng không hưởng lợi trong số tiền do bị cáo Hồng A đã chiếm đoạt của Công ty CAScon; tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Hồng A phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đặc biệt lớn, các bên đã xác nhận về giao dịch vay nợ và chưa trả; vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo Nguyễn Thị Ng phải hoàn trả khoản tiền vay này nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án dân sự của bị cáo Nguyễn Hồng A và được trừ vào 50.000.000 đồng do bị cáo Ng đã tự nguyện giao nộp ngày 10/9/2018 cũng không trái quy định của pháp luật.

Liên quan trong vụ án, Công ty CAScon đã vay tổng cộng là 31.322.037,36 USD của Ngân hàng VCB theo các hợp đồng tín dụng nhằm phục vụ Đơn hàng 13.400 FEU và có tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay nêu trên; tính đến hết ngày 31/10/2018, Công ty CAScon còn nợ Ngân hàng VCB là 16.786.030,73 USD tiền gốc; đại diện Ngân hàng VCB có yêu cầu đòi nợ, đại diện Công ty CAScon xác nhận số dư nợ gốc theo quan điểm của đại diện Ngân hàng VCB nên Hội đồng xét xử Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự, các Điều 463 và 466 Bộ luật dân sự, buộc Công ty CAScon phải trả nợ cho Ngân hàng VCB khoản nợ gốc nêu trên. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng VCB còn yêu cầu đòi lãi suất của số tiền nợ gốc nêu trên nhưng do số liệu các bên chưa có sự thống nhất nên Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định tách ra và giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác cho các bên.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào các Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH

1. Không chấp nhận kháng cáo của: Bị cáo Nguyễn Thị Ngà; Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC); Công ty cổ phần Container Cas (CAScon) và giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm về phần trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự liên quan đến kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Ng, của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC), của Công ty cổ phần Container Cas (CAScon).

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị Ng (tên gọi khác: Jennifer Nguyen) phạm tội “Tham ô tài sản”.

Áp dụng khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 4 Điều 353, các điểm b, n và s khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 54 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Ng (tên gọi khác: Jennifer Nguyen) 08 (tám) năm tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Thị Ng.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015; các Điều 466, 468, 584, 585 và 589 Bộ luật dân sự năm 2015; Buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải bồi thường cho Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy (VFC) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là 32.241.816.165 đồng, được trừ vào số tiền 504.276.500 đồng do Công ty VFC đã nhận từ Công ty CAScon (đại diện Công ty VFC xác nhận tại phiên tòa), bị cáo Nguyễn Hồng A còn phải bồi thường là 31.737.539.665 (ba mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi bảy triệu, năm trăm ba mươi chín nghìn, sáu trăm sáu mươi lăm) đồng.

Buộc bị cáo Nguyễn Hồng A phải bồi thường cho Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là 439.404.113.143,8 (bốn trăm ba mươi chín tỷ, bốn trăm lẻ bốn triệu, một trăm mười ba ngàn, một trăm bốn mươi ba phẩy tám) đồng.

Buộc bị cáo Nguyễn Thị Ng phải hoàn trả bị cáo Nguyễn Hồng A là 546.936.000 đồng (tương đương 26.000USD) để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Nguyễn Hồng A, được trừ vào 50.000.000 đồng đã nộp ngày 10/9/2018 và chuyển Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội (theo Ủy nhiệm chi ngày 02/10/2018, Kế toán Kho bạc Nhà nước Hà Nội ghi sổ ngày 05/10/2018), bị cáo Ng còn phải hoàn trả là 486.936.000 (bốn trăm tám mươi sáu triệu, chín trăm ba mươi sáu nhìn) đồng.

Buộc Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) phải trả Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) khoản nợ gốc theo các Hợp đồng tín dụng (phục vụ Đơn hàng 13.400FEU) là 16.786.030,73 USD, quy đổi là 353.110.942.436 (ba trăm năm mươi ba tỷ, một trăm mười triệu, chín trăm bốn mươi hai nghìn, bốn trăm ba mươi sáu) đồng.

Giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Công ty cổ phần Container Quốc tế Cas (CAScon) về tranh chấp lãi suất của khoản nợ gốc là 16.786.030,73 USD (quy đổi là 353.110.942.436 đồng) nêu trên.

Giành quyền khởi kiện vụ án dân sự khác giữa Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy (VFC) và bị Cáo Nguyễn Hồng A về tranh chấp lãi suất của khoản thiệt hại 31.737.539.665 đồng tính từ ngày 27/01/2015 đến ngày 04/11/2018.

Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

3. Về án phí: Căn cứ vào khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự, các điểm a và c khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 về án phí, lệ phí Tòa án: Bị cáo Nguyễn Thị Ng phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm; Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC) và Công ty cổ phần Container Cas (CAScon) mỗi công ty phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm.

4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1827
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 268/2019/HSPT ngày 14/05/2019 về tội tham ô tài sản

Số hiệu:268/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 14/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về