Bản án 265/2020/HSPT ngày 23/09/2020 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NNG

BẢN ÁN 265/2020/HSPT NGÀY 23/09/2020 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, THAM Ô TÀI SẢN VÀ CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Vào ngày 22, 23 tháng 9 năm 2020, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tình Đắk Lắk, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 229/2019/TLPT-HS ngày 18 tháng 6 năm 2019 đối với bị cáo Chu Ngọc H và đồng phạm về tội “Tham ô tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Do có kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 22/2019/HS-ST ngày 06/5/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

I. Bị cáo có kháng cáo:

1. Họ và tên: Chu Ngọc H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 30/8/1984, tại thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 08/6/2017, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Chu Ngọc H; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Chu Đức H1, sinh năm 1940; họ và tên mẹ: Chu Thị H, sinh năm 1948, cùng trú tại 179 H Vương, phường Tự A, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo bị tạm giữ từ ngày 17/5/2017, tạm giam từ ngày 23/5/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

2. Họ và tên: Ngô Quốc VA; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 15/8/1961, Hà Tĩnh; nơi cư trú: huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 10/10; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam, Chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp ngày 15/9/2000. Năm 2008 được bầu làm Bí thư Chi bộ Ngân hàng A thuộc Đảng bộ K, tháng 5/2017, miễn nhiệm chức vụ Bí thư chi bộ. Ngày 03/8/2017, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy K ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Ngô Quốc VA; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Ngô Q, sinh năm 1932; họ và tên mẹ: Đinh Thị T, sinh năm 1929 (đã chết); trú tại tổ dân phố 4, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có vợ là Nguyễn Thị H, sinh năm 1970, trú tại tổ dân phố 4, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo có 02 con, con lớn sinh năm 1991, con nhỏ sinh năm 1996. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 02/8/2017; hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

3. Họ và tên: Lê Thị H L; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 01/01/1963, tại tỉnh Quảng Nam; nơi cư trú: Tổ dân phố 5, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Trưởng phòng kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp ngày 02/9/2009. Ngày 11/10/2017, Ủy ban kiểm tra huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Lê Thị H L; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Lê Tri, sinh năm 1922 (đã chết); họ và tên mẹ: Phạm Thị Y, sinh năm 1923 (đã chết); bị cáo có chồng là Hà Bách T, sinh năm 1957, trú tại: Tổ dân phố 5, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo có 02 con, con lớn nhất sinh năm 1987, con nhỏ nhất sinh năm 1990. Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 05/10/2017. Có mặt.

4. Họ và tên: Nguyễn Thị H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 13/12/1965, tại Đà Nẵng; nơi cư trú: thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp ngày 19/5/2005. Ngày 11/10/2017, Ủy ban kiểm tra huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Nguyễn Thị H; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Nguyễn Văn B, sinh năm 1940; họ và tên mẹ: Phạm Thị B, sinh năm 1941, cùng trú tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có chồng là Đàm Xuân Đ, sinh năm 1967, trú tại tổ dân phố 4, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo có 02 con, con lớn nhất sinh năm 1992, con nhỏ nhất sinh năm 2002. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019 được thay thế biện pháp bảo lĩnh. Có mặt.

5. Họ và tên: Đỗ Hoàng N; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 28/11/1977, tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Phó phòng tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp ngày 28/11/2011. Ngày 11/10/2017, Ủy ban kiểm tra huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Đỗ Hoàng N; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Đỗ Văn V, sinh năm 1954; họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Ngọc D, sinh năm 1956, cùng trú tại tổ dân phố 5, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có vợ là Đặng Thị Mộng T, sinh năm 1979, trú tại tổ dân phố 1, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo có 02 con, con lớn nhất sinh năm 2004, con nhỏ nhất sinh năm 2010. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019 được thay thế biện pháp ngăn chặn cho gia đình bảo lĩnh. Có mặt.

6. Họ và tên: H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 21/8/1988, tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: tổ dân phố 3, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Ê đê; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Y, sinh năm 1959 (đã chết); họ và tên mẹ: H, sinh năm 1963, trú tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có chồng là Chu Minh Q, sinh năm 1982, trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo có 01 con sinh ngày 21/3/2019. Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017.Có mặt.

7. Họ và tên: Lê Thị L; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 30/6/1983, tại tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp Đảng năm 2013. Ngày 28/12/2017, Ủy ban kiểm tra huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Lê Thị L; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Lê Trọng A, sinh năm 1942; họ và tên mẹ: Nguyễn Thị T, sinh năm 1942, cùng trú tại tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có chồng là Trần Văn T (đã chết). Bị cáo có 02 con, con lớn nhất sinh năm 2011, con nhỏ nhất sinh năm 2014. Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017.Có mặt.

8. Họ và tên: Lưu Thị T T; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 14/8/1991, tại tỉnh Thanh Hóa; nơi cư trú: 457 Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Lập, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Thủ quỹ Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Lưu Văn T, sinh năm 1963; họ và tên mẹ: Bùi Thị H, sinh năm 1965, cùng trú tại thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo chưa lập gia đình. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 26/12/2017, đến ngày 24/4/2018 thì được thay thế biện pháp ngăn chặn Tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt.

9. Họ và tên: Nguyễn Thị T H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 04/9/1988, tại huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: tổ dân phố 6, thị trấn Phước A, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Thủ quỹ Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Nguyễn Xuân Đ, sinh năm 1964; họ và tên mẹ: Nguyễn Thị C, sinh năm 1963, cùng trú tại tổ dân phố 6, thị trấn Phước A, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo chồng là Nguyễn Hữu D, sinh năm 1991, trú tại thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có 01 con sinh ngày 22/4/2017, hiện nay bị cáo đang mang thai tháng thứ 4; Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017. Vắng nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt, đơn đề ngày 21/9/2020.

10. Họ và tên: Nguyễn Sỹ H1; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 06/2/1987, tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nơi cư trú: tổ dân phố 3B, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp Đảng ngày 22/12/2013. Ngày 28/12/2017, Ủy ban kiểm tra huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Nguyễn Sỹ H1; hiện bị cáo đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Họ tên cha: Nguyễn Sỹ H, sinh năm 1957; họ và tên mẹ: Cao Thị Thanh H, sinh năm 1963, cùng trú tại tổ dân phố 3B, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo chưa lập gia đình; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018 thì được áp dụng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt.

11. Họ và tên: Tăng Thị Mai H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 20/8/1986, tại huyện H Khê, tỉnh Hà Tĩnh; nơi cư trú: Số 23 Phạm Văn Đồng, tổ dân phố 2, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Tăng Xuân N, sinh năm 1948 (đã chết); họ và tên mẹ: Trần Thị H, sinh năm 1958, trú tại khối 2, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có chồng là: Nguyễn Đức Tùng, sinh năm 1985, trú tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có 02 con, con lớn sinh năm 2016 và con nhỏ sinh ngày 25 tháng 4 năm 2019. Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017.Có mặt.

12. Họ và tên: Nguyễn Đức Q; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 05/01/1977, tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, kết nạp Đảng năm 2011. Ngày 28/12/2017, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy K đã ra Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với Nguyễn Đức Q. Họ tên cha: Nguyễn Văn B, sinh năm 1940; họ và tên mẹ: Phạm Thị B, sinh năm 1941, cùng trú tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có vợ là: H, sinh năm 1981, trú tại thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có 02 con, con lớn nhất sinh năm 2007, con nhỏ nhất sinh năm 2010. Tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt.

13. Họ và tên: Vũ Ngọc H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 04/9/1986, tại huyện Đức Trọng, tỉnh L Đồng; nơi cư trú: huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Vũ Ngọc S, sinh năm 1964; họ và tên mẹ: Lương Thị L, sinh năm 1965, cùng trú tại huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo chưa lập gia đình. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt.

14. Họ và tên: Trần Lê Diễm H; tên gọi khác: Không; giới tính: Nữ; sinh ngày 15/10/1991, tại huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: 131 Lê Duẩn, thị trấn Phước A, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Cán bộ kế toán Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Trần Văn T, sinh năm 1965; họ và tên mẹ: Lê Thị T, sinh năm 1970, cùng trú tại tổ dân phố 4, thị trấn Phước A, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có chồng là Đỗ H T, sinh năm 1985, trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Phước A, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo chưa có con. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt.

15. Họ và tên: Đoàn Ngọc B; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 09/8/1989, tại thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: Số 35/1 Ngô Gia Tự, phường Tân A, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Đoàn Hữu C, sinh năm 1965; họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Ngọc M, sinh năm 1962, cùng trú tại số 35/1 Ngô Gia Tự, phường Tân A, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có vợ là: Trần Thị Mai A, sinh năm 1989, trú tại số 35/1 Ngô Gia Tự, phường Tân A, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có 01 con, sinh năm 2015. Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017. Có mặt.

16. Họ và tên: Phạm Nguyễn H T; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam; sinh ngày 20/9/1987, tại huyện K, tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: 81 Hồ Xuân H, tổ dân phố 7, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; tiền án, tiền sự: Không; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ tín dụng Ngân hàng A Việt Nam, chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; họ tên cha: Không rõ; họ và tên mẹ: Nguyễn Thị T, sinh năm 1963, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có vợ là: Nguyễn Thị P D, sinh năm 1992, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; bị cáo có 01 con, sinh năm 2013. Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 24/12/2017. Có mặt.

II. Người bào chữa:

1. Người bào chữa cho bị cáo Chu Ngọc H theo yêu cầu của Tòa án: Ông Nguyễn Toàn T - Văn phòng Luật sư Hàn L - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

2. Luật sư bào chữa cho bị cáo Chu Ngọc H theo yêu cầu của bị cáo: Ông Nguyễn Minh L - Công ty Luật TNHH C. Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt.

3. Người bào chữa cho bị cáo Ngô Quốc VA theo yêu cầu của bị cáo: Ông Sin Thoại K - Văn phòng Luật sư T - Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

4. Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị H L theo yêu cầu của bị cáo: Ông Nguyễn Thành C - Công tỵ Luật TNHH Đ P - Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt.

5. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị H theo yêu cu của Tòa án: Ông Nguyễn Toàn T - Văn phòng Luật sư Hàn L - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

6. Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Hoàng N theo yêu cầu của Tòa án: Ông Nguyễn Toàn T - Văn phòng Luật sư Hàn L - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

7. Người bào chữa cho bị cáo H theo yêu cầu của bị cáo: Ông Phạm Hàn L - Văn phòng Luật sư Hàn L - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

8. Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị L theo yêu cầu của Tòa án: Ông Nguyễn Văn L - Văn phòng Luật sư Đ - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có đơn xin vắng mặt nhưng đã gửi luận cứ bào chữa cho bị cáo.

9. Người bào chữa cho bị cáo Lưu Thị T T theo yêu cầu của bị cáo: Ông Vũ Trọng T - Văn phòng Luật sư H Đức - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

10. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị T H theo yêu cầu của bị cáo: Ông Đặng Ngọc H - Văn phòng Luật sư T - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

11. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Sỹ H1 theo yêu cầu của tòa án: Ông Tạ Q T - Văn phòng Luật sư T - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

12. Người bào chữa cho bị cáo Tăng Thị Mai H theo yêu cầu của Tòa án: Ông Nguyễn Văn L - Văn phòng Luật sư Đ - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: B, tỉnh Đắk Lắk. Có đơn xin vắng nhưng gửi luận cứ bào chữa cho bị cáo.

13. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Q theo yêu cầu của Tòa án: Ông Nguyễn Văn L - Văn phòng Luật sư Đ - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có đơn xin vắng nhưng gửi luận cứ bào chữa cho bị cáo.

14. Người bào chữa cho bị cáo Vũ Ngọc H theo yêu cầu của bị cáo: Ông Võ Đình D - Văn phòng Luật sư Đình D - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có đơn xin vắng.

15. Người bào chữa cho bị cáo Trần Lê Diễm H theo yêu cầu của bị cáo: Ông Võ Đình D - Văn phòng Luật sư Đình D - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có đơn xin vắng.

16. Người bào chữa cho bị cáo Đoàn Ngọc B theo yêu cầu của Tòa án: Ông Huỳnh Thế P - Văn phòng Luật sư T - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

17. Người bào chữa cho bị cáo Phạm Nguyễn H T theo yêu cầu của Tòa án: Ông Phạm Đình B - Văn phòng Luật sư T - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk. Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

III. Nguyên đơn dân sự đồng thời là người bị hại:

Ngân hàng A Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trịnh Ngọc K; chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên - Ngân hàng A Việt Nam; Địa chỉ: Thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Trịnh Ngọc Khánh: Ông Vương H L; chức vụ: Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Vương H Lĩnh: Ông Phan Thông T; chức vụ: Phó giám đốc Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

IV. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ngân hàng A Việt Nam - chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Ngọc T; chức vụ: Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam - chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk; địa chỉ: huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

2. Bà Phạm Thị Bích H; trú tại: Thôn 5, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

3. Ông Đặng Minh T; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

4. Ông Hồ C; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

5. Ông Đặng Văn Q; trú tại: Thôn 1, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

6. Bà Kiều Thị P; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

7. Ông Phan Thanh H; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

8. Ông Phạm Văn C; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

9. Ông Lê Văn T; trú tại: Thôn 8, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

10. Ông Nguyễn Ngọc H; trú tại: Thôn 5, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

11. Ông Lương L; trú tại: Thôn 5, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

12. Ông Trần Quốc H; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

13. Ông Nguyễn Văn B; trú tại: Thôn 6, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

14. Ông Trần Văn H; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

15. Bà Phạm Thị Kim L; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

16. Ông Nguyễn Văn T; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

17. Bà Trần Thị L; trú tại: Thôn 12, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

18. Bà Huỳnh Thị Cẩm N; trú tại: Thôn 8, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

19. Ông Bùi Xuân H; trú tại: Thôn 12, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

20. Bà Võ Thị T T; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

21. Ông Võ Văn T; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

22. Bà Đoàn Thị Vân B; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

23. Ông Trịnh Xuân H; trú tại: Thôn 5, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

24. Bà Lê Thị Phúc; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

25. Bà Nguyễn Thị T; trú tại: Thôn 1, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

26. Ông Trần Xuân T; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

27. Anh Trần Văn T; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

28. Anh Trần Thanh H; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

29. Bà Nguyễn Thị L; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

30. Ông Đặng T; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

31. Ông Hồ L; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Đại diện theo ủy quyền của ông L: Ông Hồ C; Trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

32. Ông Phan Thanh X; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

33. Ông Cao Văn B; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

34. Bà Phạm Thị T, ông T S Đ; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

35. Ông Nguyễn Thành T; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

36. Ông Trần Văn N; trú tại: Thôn 7, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

37. Ông Nguyễn H; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

38. Ông Huỳnh Công H; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

39. Bà Nguyễn Thị O, ông Nguyễn Xuân T; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

40. Ông Trần Văn T; trú tại: Thôn 1, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

41. Ông Phạm Tấn V; trú tại: Thôn 2, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

42. Ông Võ T L; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

43. Ông Nguyễn Đức L; trú tại: Thôn 5, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

44. Bà Nguyễn Thị L; trú tại: Thôn 5, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

45. Ông Trần Văn H1; trú tại: Thôn 6, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

46. Ông Trần Ngọc N; trú tại: Thôn 4, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

47. Ông Chán Văn B; trú tại: Thôn 6, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

48. Ông Võ Đức T; trú tại: Thôn 3, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

49. Ông Nguyễn Viết Q; trú tại: Thôn 5, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

50. Ông Võ Đức M; trú tại: Thôn 3, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

51. Ông Trần Văn B; trú tại: Thôn 8, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

52. Ông Ngô Thanh H; trú tại: Thôn 8, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

53. Ông Lê Khắc L; trú tại: Thôn 6, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

54. Ông Nguyễn Văn B; trú tại: Thôn 8, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

55. Ông Ngô Văn Đ; trú tại: Thôn 8, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

56. Ông Trương Viết H; trú tại: Thôn 1, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

57. Bà Nguyễn Thị C; trú tại: Thôn 6, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

58. Bà Trương Thị Hoài P; trú tại: Thôn 6, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

59. Ông Lê Văn C; trú tại: Thôn 1, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

60. Ông Nguyễn Văn L; trú tại: Thôn 4, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

61. Anh Trần Thanh P; trú tại: Thôn 7, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

62. Ông Hồ H H; trú tại: Thôn 2, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

63. Ông Nguyễn T; trú tại: Thôn 4, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

64. Ông Trần Văn M; trú tại: Thôn 5, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

65. Ông Dương Trần D; trú tại: Thôn 3, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

66. Ông Lê Thanh T; trú tại: Thôn 3, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

67. Ông Nguyễn Văn VA; trú tại: Thôn 3, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

68. Ông Bùi C; trú tại: Thôn 6, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

69. Ông Đinh Văn C; trú tại: Thôn 2, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

70. Anh Mai M; trú tại: Thôn 5, xã H, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

71. Ông Nguyễn Ngọc L; trú tại: Thôn 3, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

72. Ông Trịnh Văn H; trú tại: Thôn 1, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

73. Anh Trần Văn Đ; trú tại: Thôn 2, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

74. Ông Võ Văn P; trú tại: Thôn 1, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

75. Ông Huỳnh Viết K; trú tại: Thôn 2, xã K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

76. Ông Nguyễn Đức H; trú tại: Thôn 1, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

77. Ông Lưu Văn T; sinh năm: 1963 (Bố của bị cáo T); trú tại: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

78. Bà Nguyễn Thị H; trú tại: Tổ dân phố 3, thị trấn Krông Kma, huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

79. Ông Đàm Minh K; sinh năm 1992 (Con của bị cáo Nguyễn Thị H); trú tại: huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

80. Bà Nguyễn Thị Ngọc D; sinh năm: 1956 (Mẹ của bị cáo Đỗ Hoàng N); trú tại: huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan từ số (2) đến số (80) đều vắng mặt.

Trong vụ án này, còn có 4 bị cáo (Tô Đắc H, Trần Thị Bích H, Lê Văn VA, Lưu Quốc H) nhưng không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội D vụ án được tóm tắt như sau:

Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk (viết tắt là: Ngân hàng A K) là chi nhánh cấp 3 trực thuộc Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk; được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0100686174-471 ngày 05/9/2013; Ngô Quốc VA là Giám đốc Ngân hàng A K từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2017;

Theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam thì trong quá trình giải quyết cho vay vốn: Cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được thực hiện việc giải ngân tiền vay (điểm a, c khoản 1 Điều 7 Quyết định số: 149/QĐ-HĐTV-TCKT và Khoản 2, Phụ lục 02 kèm theo quy định luân chuyển hạch toán kế toán số 311/QĐ-NHNO-TCKT); Cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được lưu giữ hồ sơ vay vốn (điều 41 Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN và Điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX); Cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được nhận tiền mặt tại kho quỹ; việc tiếp quỹ phải có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán - kiểm soát viên (điều 7 Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT và khoản 1, mục I, phụ lục 01 kèm theo quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT); Đối với các chứng từ gồm: Giấy đề nghị tiếp quỹ, phiếu xuất tiền nội bộ, giây lĩnh tiền vay, chứng từ giao dịch kèm theo giấy đề nghị vay vốn và tờ trình thế chấp cầm cố tài sản bảo đảm không được phép tập hợp đến cuối ngày để ký phê duyệt (điều 8, 9 Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN và khoản 3, điều 12 quy định về chế độ chứng từ kế toán số 1000/QĐ-HĐQT-TCKT); Quá trình phê duyệt phải có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp bảo đảm (điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014); Cán bộ ngân hàng không được để lộ mật khẩu của hệ thống IPCAS và thẻ ETOKEN (khoản 3 điều 25 Thông tư số 31/2015/TT-NHNN; điều 12 quy định về quản lý người sử dụng, quyền giao dịch trên hệ thống IPCAS ban hành kèm theo Quyết định số 527/QĐ-NHNo-CNTT và điều 9 quy trình quản lý cấp phát, sử dụng chữ ký số và chứng thư số của Ngân hàng A Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-NHNo-CNTT) và trước khi giải ngân tiền vay tài sản thế chấp phải được nhập kho (điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX và mục 1, phụ lục 02 Quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT).

Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 02/2017, các cán bộ thuộc Ngân hàng A K đã không thực hiện đúng với các quy định nêu trên, mà có các hành vi có ý làm trái như sau:

- Đối với việc tiếp quỹ, giải ngân: Vào đầu ngày làm việc, Chu Ngọc H báo về nhu cầu cần giải ngân trong ngày của mình với Nguyễn Thị H (Trưởng Phòng tín dụng) và bộ phận kế toán để họ cân đối số tiền trong quỹ của ngân hàng và cho H biết. Sau đó H in “Giấy đề nghị tiếp quỹ” theo tên User của giao dịch viên từ máy tính của H rồi ký nháy vào phía trên bên phải mục “Người đề nghị”, mang đến gặp Thủ quỹ là Nguyễn Thị T H (giai đoạn tháng 8/2014 đến ngày 01/02/2016), Tăng Thị Mai H (giai đoạn ngày 02/02/2016 đến ngày 15/04/2016) và Lưu Thị T T (từ ngày 15/04/2016 đến tháng 05/2017) để nhận tiền mặt (lúc này chưa được sự phê duyệt của Trưởng Phòng kế toán - Lê Thị H L và Phó Giám đốc phụ trách kế toán). Khi nhận tiền mặt từ Thủ quỹ thì Chu Ngọc H ghi nội D và ký tên vào mục khách hàng trong Bảng kê các loại tiền chi giao lại Thủ quỹ; sau đó Thủ quỹ đưa Giấy đề nghị tiếp quỹ cho Giao dịch viên quỹ chính - H để nhập thông tin cần tiếp quỹ vào hệ thống IPCAS (hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của A) rồi chuyển sang User của Lê Thị H L (Kiểm soát viên) để phê duyệt trên hệ thống IPCAS; sau khi được phê duyệt trên hệ thống IPCAS thì máy vi tính của Giao dịch viên quỹ chính in ra Phiếu xuất tiền nội bộ, HD ký rồi đưa L ký vào để đưa lại cho Thủ quỹ thực hiện xuất tiền cho Chu Ngọc H - cán bộ tín dụng nhận. (Trong giai đoạn từ ngày 01/9/2016 đến ngày 13/10/2016 H nghỉ ốm nên lãnh đạo Ngân hàng A K giao cho Lê Thị L làm Giao dịch viên quỹ chính thay H).

Việc tiếp quỹ, giải ngân này chưa có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp chưa được nhập vào kho quỹ. Sau khi lấy được tiền, Chu Ngọc H bắt đầu lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng bao gồm cả hồ sơ vay vốn thật và hồ sơ khống để cân đối với số tiền mặt tiếp quỹ đã nhận.

- Đối với việc Phê duyệt đơn xin vay vốn trên IPCAS: Chu Ngọc H lợi dụng việc Nguyễn Thị H ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN của H và Ngô Quốc VA (VA đưa User và thẻ ETOKEN cho H sử dụng để phê duyệt đơn vay vốn trên hệ thống IPCAS) ra giấy để trên mặt bàn làm việc, và H còn tạo thêm 01 file (trang trên máy tính) chứa mật khẩu này để trên màn hình máy tính làm việc của H, còn thẻ ETOKEN thì cắm sẵn trên máy vi tính, nên khi H vắng mặt thì Chu Ngọc H thực hiện đăng nhập vào User của H hoặc VA để phê duyệt đơn xin vay vốn của khách hàng nhằm hợp thức các hồ sơ, chứng từ vay tiền và thông tin khách hàng mà Chu Ngọc H lập khống. Nếu H có mặt tại bàn làm việc thì Chu Ngọc H gặp Đỗ Hoàng N (Phó phòng tín dụng) để hỏi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN của Đỗ Hoàng N để đăng nhập vào phê duyệt đơn xin vay vốn của khách hàng. Nguyên đã nhiều lần cung cấp mật khẩu cho H để đăng nhập vào IPCAS để phê duyệt đơn.

- Đối với hồ sơ vay vốn và Chứng từ giải ngân: Chu Ngọc H lập khống Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ của một khách hàng bất kỳ và ký giả chữ ký của khách hàng; sau đó tập hợp “Tờ trình thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo, Giấy lĩnh tiền vay và Chứng từ giao dịch thế chấp” lại và chuyển xuống cho Giao dịch viên kế toán cả chứng từ giải ngân của khách hàng vay vốn thật và chứng từ giải ngân khống. Đến cuối ngày các bộ phận mới ký hợp thức hóa chứng từ để hoàn thiện hồ sơ.

Đối với Tờ trình đề nghị thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo thì có nhiều lần Chu Ngọc H trình cho VA, H hoặc Nguyên ký bổ sung với lý do là ký thiếu hoặc thông tin khách hàng bị sai nên ký lại; tuy nhiên VA, H hay Nguyên vẫn ký nhưng không yêu cầu đưa hồ sơ để kiểm tra, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc này để lập khống hồ sơ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng nhưng VA, H và Nguyên không phát hiện được.

Có thời điểm Ngô Quốc VA đi công tác, ủy quyền lại cho Phó Giám đốc phụ trách kế toán thì Chu Ngọc H làm hồ sơ khống nhưng để trống mục “Giám đốc” trong Tờ trình thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo và Giấy lĩnh tiền vay; Chu Ngọc H biết đến cuối ngày bộ phận H kiểm sẽ trình để cho Phó Giám đốc phụ trách kế toán ký bổ sung - hợp thức hóa hoàn chỉnh hồ sơ thì H đã chuyển để ký theo; và thực tế họ đã ký hợp thức hóa nhiều chứng từ giải ngân nhưng không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo;

- Ngoài ra, các giao dịch viên gồm: Lê Văn VA, Phạm Nguyễn H T, Lưu Quốc H, Vũ Ngọc H, Đoàn Ngọc B được phân công làm Giao dịch viên kế toán và được cấp User và thẻ ETOKEN (thẻ bảo mật trên IPCAS) có chức năng giao dịch tiền mặt; đối với Trần Lê Diễm H và Nguyễn Sỹ H1 thì khoảng thời gian tháng 03/2016 đến tháng 04/2016 tham gia lớp tập huấn tại Ngân hàng A tỉnh Đắk Lắk nhưng những giao dịch viên này đã ghi lại mật khẩu của User ra giấy để trên bàn làm việc, còn thẻ ETOKEN thì cắm sẵn trên máy tính để cho nhiều cán bộ tín dụng khác sử dụng khi có nhu cầu (trong đó có Chu Ngọc H), sau đó ký hợp thức hóa các chứng từ giải ngân nhưng không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo.

- Đến cuối ngày làm việc các hồ sơ chứng từ được tập hợp lại để trình kí, cụ thể:

+ Thủ quỹ tập hợp: Giấy đề nghị tiếp quỹ và Phiếu xuất tiền nội bộ trình cho các giao dịch viên theo tên User của Giao dịch viên mà Chu Ngọc H đã sử dụng trước đó, gồm: Lê Văn VA, Lưu Quốc H, Phạm Nguyễn H T, Vũ Ngọc H, Đoàn Ngọc B, Nguyễn Đức Q, Nguyễn Sỹ H1, Trần Lê Diễm H và Tăng Thị Mai H; giao dịch viên quỹ chính, gồm: H, Lê Thị L; Trưởng Phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán kí hợp thức hóa vào các mục tương ứng;

+ Giao dịch viên tập hợp các tài liệu gồm: Giấy lĩnh tiền vay, Chứng từ giao dịch thế chấp (sau khi giải ngân hạch toán trên IPCAS được in ra), Giấy đề nghị vay vốn và Tờ trình thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo và ký hợp thức hóa vào mục giao dịch viên và trình cho bộ phận kế toán ký vào các mục tương ứng, lúc ký các chứng từ giải ngân này không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo.

- Đối với tài sản thế chấp đảm bảo thì cán bộ tín dụng tập hợp lại, khoảng 05 đến 07 ngày hoặc có khi một vài tháng rồi mới nhập vào kho quỹ của ngân hàng. Khi nhập kho quỹ, Cán bộ tín dụng đưa nhập bao nhiêu tài sản đảm bảo thì Thủ quỹ nhận bấy nhiêu (không biết được thực tế có bao nhiêu); Thủ quỹ chỉ ghi thông tin của tài sản đảm bảo vào sổ theo dõi; không kiểm tra cân đối giữa số tiền đã tiếp quỹ để giải ngân với Danh mục giải ngân trong ngày để xác định số tài sản và giá trị tài sản bắt buộc nhập kho quỹ để đối ứng; không kiểm tra thông tin, số lượng tài sản thế chấp trên IPCAS với tài sản nhập kho thực tế. Do vậy không xác định được tính khớp đúng giữa số lượng tài sản trên hệ thống IPCAS và tài sản thực tế, dẫn đến có nhiều hồ sơ giải ngân không có tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện được.

- Đối với việc H kiểm hồ sơ vay vốn và chứng từ giải ngân: Việc hậu kiểm hồ sơ vay vốn và chứng từ giải ngân do Nguyễn Đức Q phụ trách, Lê Thị L hậu kiểm chéo hồ sơ vay vốn và chứng từ giải ngân của Nguyễn Đức Q. Tuy nhiên, Q và L đã chỉ hậu kiểm chứng từ giải ngân xem mục nào trong chứng từ chưa ký thì yêu cầu ký bổ sung; không thực hiện hậu kiểm hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để xác định tính hợp lệ, hợp pháp với chứng từ giải ngân. Do vậy đã không xác định được các chứng từ giải ngân này có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo hay không.

Từ ngày 06/4/2015 đến ngày 20/02/2017, Chu Ngọc H đã lập khống tổng cộng 562 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn để rút tổng cộng số tiền 114.089.033.379đ (Một trăm mười bốn tỷ không trăm tám mươi chín triệu không trăm ba mươi ba ngàn ba trăm B mươi chín đồng) rồi chiếm đoạt sử dụng cho mục đích cá nhân, cụ thể:

Về hành vi Tham ô tài sản:

- Lợi dụng việc Ngân hàng A K cho cán bộ tín dụng được tiếp quỹ để giải ngân vốn vay cho khách hàng, sau khi được tiếp quỹ H đã lập khống hồ sơ để chiếm đoạt số tiền tiếp quỹ mà H đang quản lý sử dụng vào mục đích cá nhân, cụ thể:

Từ ngày 06/4/2015 đến ngày 04/11/2016, Chu Ngọc H được tiếp quỹ tổng cộng là 289 lần, với tổng số tiền: 150.615.000.000đ (Một trăm năm mươi tỷ sáu trăm mười lăm triệu); H đã lập khống 476 bộ hồ sơ với tổng số tiền giải ngân là: 89.515.000.000đ (Tám mươi chín tỷ năm trăm mười lăm triệu đồng), trong đó: đã nộp 77 lần tiền gốc với số tiền: 5.675.000.000đ (Năm tỷ sáu trăm bảy mươi lăm triệu đồng), nộp 404 lần tiền lãi với tổng số tiền: 5.421.654.310đ (Năm tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm năm tư ngàn ba trăm mười đồng).

Tổng số tiền Chu Ngọc H chiếm đoạt là: 89.515.000.000đ/giải ngân - 5.675.000.000đ/nộp gốc - 5.421.654.310đ/nộp lãi = 78.418.345.690đ (Bảy mươi tám tỷ bốn trăm mười tám triệu ba trăm bốn lăm ngàn sáu trăm chín mươi đồng);

- Ngoài ra, lợi dụng việc Ngân hàng A K cho phép cán bộ tín dụng được thu nợ từ các hộ dân vay vốn tại địa bàn do mình phụ trách quản lý, sau khi thu tiền nợ về thì nộp lại cho bộ phận kế toán để nộp vào ngân hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, Chu Ngọc H đã thu tiền nợ gốc và lãi của khách hàng vay vốn thật, nhưng không nộp vào ngân hàng để tất toán khoản vay cho họ mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân và để để nộp tất toán cho các bộ hồ sơ khác do H lập khống trước đó, cụ thể:

+ Trong thời gian Chu Ngọc H chưa bị phát hiện làm hồ sơ khống (trước ngày 24/02/2017) thì H đã thu tiền gốc và tiền lãi của các khách hàng vay vốn tại xã H, xã C và xã K, huyện K theo nội D ngân hàng cho phép nêu trên. Sau đó, Chu Ngọc H không nộp tiền vào ngân hàng mà đã sử dụng cho mục đích cá nhân. Cụ thể từ ngày 16/11/2015 đến ngày 04/12/2016, Chu Ngọc H đã thu tiền của 28 khách hàng với tổng số tiền: 114.356.667đ (Một trăm mười bốn triệu ba trăm năm sáu ngàn sáu trăm sáu bảy đồng), trong đó: Tiền gốc 20.000.000đ; Tiền lãi 94.356.667đ;

+ Sau khi bị phát hiện việc lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền của ngân hàng và bị yêu cầu khắc phục: Từ ngày 20/03/2017 đến ngày 16/05/2017, Chu Ngọc H đã thu của 48 khách hàng tổng số tiền: 3.109.350.278đ (Ba tỷ một trăm lẻ chín triệu ba trăm năm mươi ngàn hai trăm bảy tám đồng), trong đó: Tiền gốc 2.660.740.000đ, tiền lãi 448.610.278đ.

Như vậy, tổng số tiền mà Chu Ngọc H có hành vi tham ô là: 81.642.052.635đ (Tám mươi mốt tỷ sáu trăm bốn hai triệu không trăm năm hai ngàn sáu trăm ba lăm đồng), đây là số tiền mà H được giao quản lý.

Về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khoảng tháng 10/2016, ông Ngô Quốc VA cho thay đổi quy trình và chỉ đạo các nhân viên: “thực hiện đúng theo Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT, ngày 28/02/2014 của Ngân hàng A Việt Nam và giao nhiệm vụ giải ngân vốn vay của khách hàng cho bộ phận kế toán, trực tiếp là bà Tăng Thị Mai H”. Giai đoạn này khi giải ngân vốn vay thì bộ phận kế toán đã yêu cầu phải có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo mới được giải ngân. Tuy nhiên, do sự quản lý lỏng lẻo nên Chu Ngọc H vẫn đăng nhập được vào User của giao dịch viên khác để được giải ngân cho hồ sơ vay lập khống, chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn như sau:

- Đối với việc Tiếp quỹ: Chu Ngọc H in Giấy đề nghị tiếp quỹ và đưa cho giao dịch viên ký vào mục “Người đề nghị”, rồi gặp Lưu Thị T T (Thủ quỹ) để nhận tiền mặt; khi nhận tiền mặt thì H ghi tên của giao dịch viên và ký giả chữ ký của giao dịch viên vào mục “khách hàng” trên Bảng kê các loại tiền chi (người nhận) rồi nhận tiền. Sau đó Chu Ngọc H vào máy tính của giao dịch viên nhập thông tin và chuyển đề nghị tiếp quỹ trên hệ thống IPCAS qua cho H để nhập tiếp quỹ và HD chuyển qua cho Lê Thị H L phê duyệt rồi in ra chứng từ. Việc ký các chứng từ tiếp quỹ (sau đó) lại thực hiện nhu quy trình sai phạm trước đó (như đã nêu trên);

- Đối với hồ sơ vay vốn do H lập khống: Để chiếm đoạt số tiền đã tiếp quỹ mà không bị phát hiện, có khi H làm một bộ hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh và ký giả chữ ký của Ngô Quốc VA (Giám đốc) và Nguyễn Thị H (Trưởng phòng tín dụng) rồi lấy Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất của khách hàng khác đã vay vốn trước đó, có xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai huyện K bỏ vào bộ hồ sơ này để trình ký (Các tài liệu này là do H làm thủ tục cho vay vốn thật nhưng H được quản lý hồ sơ, còn tài sản thế chấp thì H không nhập vào kho quỹ); tuy nhiên có nhiều bộ hồ sơ vay vốn không có tài sản thế chấp đảm bảo; có khi H chỉ cầm chứng từ giải ngân đã được đăng ký thế chấp trên User của giao dịch viên khác đưa cho Tăng Thị Mai H duyệt mà không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo; có khi Chu Ngọc H đã nói dối Tăng Thị Mai H là: “Hồ sơ, chứng từ giải ngân cho khách của sếp - Ngô Quốc VA”.

- Đối với chứng từ giải ngân: Để đăng ký được thế chấp tài sản trên hệ thống IPCAS, có khi Chu Ngọc H dùng thủ đoạn nói dối với Tăng Thị Mai H là “Giải ngân cho sếp - Ngô Quốc VA” nên Tăng Thị Mai H đã để cho H đăng nhập vào User của mình để đăng ký; Tăng Thị Mai H cũng không yêu cầu H cung cấp hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để kiểm tra đối chiếu và các chứng từ giải ngân này để đến cuối ngày mới được tập hợp lại để ký hợp thức hóa; như vậy là vẫn thực hiện quy trình sai như trước đó, dẫn đến không phát hiện ra sự gian dối của H.

Giai đoạn này Chu Ngọc H đã lập khống 86 bộ hồ sơ vay vốn nhưng chỉ có 32 bộ là có hồ sơ vay vốn (số còn lại chỉ có chứng từ - 54 bộ) và trong đó có 05 bộ hồ sơ có tài sản thế chấp đảm bảo nhưng của các hồ sơ vay vốn khác - trước đó. Mặt khác, để che giấu hành vi phạm tội, tránh bị phát hiện do khoản vay bị chuyển qua nợ xấu, Chu Ngọc H đã nhiều lần nộp tiền gốc và lãi của các bộ hồ sơ do H lập khống. Cụ thể:

Từ ngày 07/11/2016 đến ngày 20/02/2017, Chu Ngọc H được tiếp quỹ là 30 lần, với tổng số tiền: 24.770.000.000đ (Hai mươi bốn tỷ bảy trăm bảy mươi triệu). Tăng Thị Mai H đã thực hiện giải ngân cho Chu Ngọc H 86 lần, với tổng số tiền 38.110.000. 000đ (Ba mươi tám tỷ một trăm mười triệu). Cũng thời gian đó, Chu Ngọc H đã nộp trả 17 lần tiền gốc với số tiền 5.406.642.000đ (Năm tỷ bốn trăm lẻ sáu triệu sáu trăm bốn mươi hai ngàn) và nộp trả 25 lần tiền lãi với tổng số tiền 256.377.256đ (Hai trăm năm mươi sáu triệu ba trăm bảy mươi bảy ngàn hai trăm năm mươi sáu đồng).

Tổng số tiền Chu Ngọc H có hành vi lừa đảo chiếm đoạt là: 38.110.000.000 đồng/giải ngân - 5.406.642.000đ/nộp gốc - 256.377.256đ/nộp lãi = 32.446.980.744đ (Ba mươi hai tỷ bốn trăm bốn mươi sáu triệu chín trăm tám mươi ngàn bảy trăm bốn bốn đồng).

Như vậy, từ ngày 06/04/2015 đến ngày 20/02/2017 Chu Ngọc H đã lập khống 562 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn và thu tiền nợ từ người dân nộp trực tiếp cho H rồi chiếm đoạt tổng số tiền 114.089.033.379 đồng (Một trăm mười bốn tỷ không trăm tám mươi chín triệu không trăm ba mươi ba ngàn ba trăm B mươi chín đồng).

Về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Đối với Ngô Quốc VA: Ngô Quốc VA là Giám đốc Ngân hàng A K từ tháng 08/2008 đến tháng 05/2017, đã có hành vi cố ý đưa ra chủ trương trái với quy định của Ngân hàng A Việt Nam, cụ thể:

- Ngô Quốc VA cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân, thu nợ của khách hàng và quản lý hồ sơ vay vốn là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam nhưng vẫn chỉ đạo cho nhân viên thực hiện.

- Đối với User “KRBNVINH” và thẻ ETOKEN được cấp cho Ngô Quốc VA để quản lý hoạt động của các nhân viên và phê duyệt giải ngân trên hệ thống IPCAS, nhưng ông VA không quản lý và sử dụng mà giao cho Nguyễn Thị H (Trưởng phòng tín dụng) quản lý và sử dụng; ngoài ra, trong quá trình làm việc các nhân viên tại Ngân hàng A chi nhánh K ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN ra giấy và để trên bàn làm việc để cùng sử dụng chung; Tuy nhiên Ngô Quốc VA không ngăn cản việc này mà đồng ý để cho các nhân viên thực hiện, và mật khẩu của Ngô Quốc VA được Nguyễn Thị H ghi ra giấy để trên bàn làm việc cùng với mật khẩu của Nguyễn Thị H để các nhân viên đăng nhập vào phê duyệt đơn vay vốn dẫn đến mật khẩu User và thẻ ETOKEN của Ngô Quốc VA bị lộ và Chu Ngọc H lợi dụng việc này đăng nhập vào để phê duyệt đơn vay vốn đối với các bộ hồ sơ do H lập khống.

- Đối với Chứng từ giải ngân: Các bộ phận của Ngân hàng A chi nhánh K để đến cuối ngày mới ký hợp thức hóa chứng từ, ngoài ra có nhiều lần Chu Ngọc H trình cho ông Ngô Quốc VA ký bổ sung vào Tờ trình thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo và Giấy lĩnh tiền vay với lý do là ký thiếu hoặc thông tin khách hàng bị sai nên ký lại; tuy nhiên ông VA vẫn ký nhưng không yêu cầu đưa hồ sơ để kiểm tra, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc này để lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền của ngân hàng nhưng ông VA không phát hiện được.

- Ngoài ra, ngày 24/02/2017 Ngô Quốc VA phát hiện ra Chu Ngọc H lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền của ngân hàng; tuy nhiên Ngô Quốc VA không báo cáo sự việc với cấp có thẩm quyền để đình chỉ công tác của H, mà vẫn để cho H tiếp tục công tác để khắc phục hậu quả dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc này chiếm đoạt tiền của khách hàng vay vốn khi khách hàng đến ngân hàng đóng tiền lãi và tiền gốc.

Như vậy, Ngô Quốc VA (với vai trò là giám đốc) đã có những vi phạm nêu trên, gây hậu quả là Chu Ngọc H lợi dụng quy trình sai này lập khống 562 bộ hồ sơ chiếm đoạt với tổng số tiền 114.089.033.379đ (Một trăm mười bốn tỷ không trăm tám mươi chín triệu không trăm ba mươi ba ngàn ba trăm bảy mươi chín đồng).

Ngày 23/01/2019, gia đình của bị cáo Ngô Quốc VA đã nộp số tiền 50.000.000đ để khắc phục hậu quả.

2. Đối với Trần Thị Bích H: Trần Thị Bích H là Phó Giám đốc Ngân hàng A K từ tháng 9/2001 đến hết tháng 07/2015, biết chủ trương cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý hồ sơ vay vốn của Ngô Quốc VA là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam nhưng không có ý kiến gì và không báo cáo với cấp có thẩm quyền mà vẫn đồng ý để thực hiện theo quy trình được Ngô Quốc VA chỉ đạo, cụ thể:

Trần Thị Bích H là Phó giám đốc phụ trách kế toán, trưởng ban kho quỹ, nhưng để xảy ra việc cán bộ tín dụng được nhận tiền mặt tại kho quỹ và tiếp quỹ khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán - Kiểm soát viên; Phê duyệt chứng từ giải ngân mà không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp bảo đảm, các thủ tục tiếp quỹ, giải ngân để đến cuối ngày mới tập hợp lại để ký phê duyệt hợp thức hóa chứng từ; khi giải ngân tiền vay mà chưa làm thủ tục nhập kho tài sản thế chấp; không tổ chức kiểm tra, đối chiếu kho quỹ dẫn đến nhiều hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống không có tài sản thế chấp đảm bảo trong một thời gian dài nhưng không phát hiện ra; tài sản thế chấp đảm bảo nhiều ngày không nhập kho nhưng không cho kiểm tra đối chiếu, yêu cầu nhập kho dẫn đến tại kho quỹ có nhiều hồ sơ vay vốn không có tài sản thế chấp nhưng không biết. Khi các nhân viên chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ bàn giao kho quỹ thì chỉ kiểm đếm tiền mặt, ấn chỉ còn tài sản thế chấp thì không kiểm tra giao nhận mà chỉ ký biên bản để hợp thức hóa. Theo nhiệm vụ được phân công thì hạn mức ký giải ngân của Trần Thị Bích H là ký giải ngân đến 50.000.000đ, nhưng trong những bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì Trần Thị Bích H đều ký vượt trên hạn mức.

Trong 562 bộ hồ sơ chứng từ do Chu Ngọc H lập khống, Trần Thị Bích H ký phê duyệt 53 bộ hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là 7.850.000.000đ (trong đó: Đã nộp tiền gốc được 26 hồ sơ với số tiền 1.930.000.000đ; nộp 52 lần tiền lãi với số tiền 1.209.019.393đ).

Như vậy, Trần Thị Bích H (với vai trò là Phó giám đốc) đã có những vi phạm nêu trên, gây hậu quả là Chu Ngọc H lợi dụng quy trình sai này chiếm đoạt tổng số tiền: 7 850.000.000đ - 1.930.000.000đ - 1.209.019.393đ = 4.710.980.607đ (Bốn tỷ bảy trăm mười triệu chín trăm tám mươi ngàn sáu trăm lẻ bảy đồng);

Ngày 21/01/2019, gia đình của bị cáo Trần Thị Bích H đã nộp số tiền 20.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.

3. Đối với Tô Đắc H: Tô Đắc H (là Phó giám đốc từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2017 bị miễn nhiệm) biết chủ trương cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý hồ sơ vay vốn của Ngô Quốc VA là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam nhưng không có ý kiến gì và không báo cáo với cấp có thẩm quyền mà vẫn đồng ý để thực hiện theo quy trình được Ngô Quốc VA chỉ đạo; Là Phó giám đốc phụ trách kế toán, trưởng ban kho quỹ nhưng để xảy ra việc cán bộ tín dụng được nhận tiền mặt tại kho quỹ và tiếp quỹ khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán - Kiểm soát viên; Phê duyệt chứng từ giải ngân mà không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp bảo đảm, các thủ tục tiếp quỹ, giải ngân để đến cuối ngày mới tập hợp lại để ký phê duyệt hợp thức hóa chứng từ; khi giải ngân tiền vay mà chưa làm thủ tục nhập kho tài sản thế chấp; không tổ chức kiểm tra, đối chiếu kho quỹ dẫn đến nhiều hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống không có tài sản thế chấp đảm bảo trong một thời gian dài nhưng không phát hiện ra; tài sản thế chấp đảm bảo nhiều ngày không nhập kho nhưng không cho kiểm tra đối chiếu, yêu cầu nhập kho dẫn đến tại kho quỹ có nhiều hồ sơ vay vốn không có tài sản thế chấp nhưng không biết. Khi các nhân viên chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ bàn giao kho quỹ thì chỉ kiểm đếm tiền mặt, ấn chỉ còn tài sản thế chấp thì không kiểm tra giao nhận mà chỉ ký biên bản để hợp thức hóa. Theo nhiệm vụ được phân công thì hạn mức ký giải ngân của Tô Đắc H là ký giải ngân đến 100.000.000 đồng, nhưng trong những bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì Tô Đắc H đều ký vượt trên hạn mức.

Trong 562 bộ hồ sơ chúng từ do Chu Ngọc H lập khống, Tô Đắc H ký phê duyệt 24 bộ hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân: 3.910.000.000 đồng; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 01 hồ sơ với số tiền: 10.000.000 đồng; nộp 22 lần tiền lãi: 257.955.834 đồng.

Như vậy, Tô Đắc H (với vai trò là Phó giám đốc) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 3.910.000.000 đ/giải ngân - 10.000.000 đ/nộp gốc - 246.605.834 đ/nộp lãi = 3.653.394.166 đồng (Ba tỷ sáu trăm năm mươi ba triệu ba trăm chín mươi bốn ngàn một trăm sáu mươi sáu đồng).

Ngày 24/01/2019, gia đình của bị cáo Tô Đắc H đã nộp số tiền 20.000.000đ để khắc phục hậu quả.

4. Đối với Lê Thị H L: Lê Thị H L với vai trò là Kiểm soát viên - Trưởng phòng kế toán - tài chính (từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2017), thành viên ban quản lý kho quỹ nhưng: Không kiểm soát hoạt động thu chi tiền mặt, thế chấp tài sản đảm bảo trên hệ thống IPCAS và thực tế tại bộ phận kế toán theo đúng quy định của Ngân hàng A Việt Nam; Để cho cán bộ tín dụng được tiếp quỹ, nhận tiền mặt tại kho quỹ; lúc tiếp quỹ thì chưa phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì; việc giải ngân không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu kiểm tra, đối chiếu mà chỉ để đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa, dẫn đến các chứng từ này có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp hay không cũng không biết. Đối với User và mật khẩu của các Giao dịch viên thì chỉ đạo để cho nhân viên cùng sử dụng chung, dẫn đến có nhiều nhân viên khi đi học, tập huấn, tham gia hội thao hoặc nghỉ phép dài ngày để lại User và thẻ ETOKEN cho nhân viên khác cùng sử dụng, còn chứng từ khi nào nhân viên này về thì ký bổ sung; tài sản thế chấp đảm bảo nhiều ngày không nhập kho nhưng không cho kiểm tra đối chiếu, yêu cầu nhập kho dẫn đến tại kho quỹ có nhiều hồ sơ vay vốn không có tài sản thế chấp nhưng không biết. Khi các nhân viên chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ bàn giao kho quỹ thì chỉ kiểm đếm tiền mặt, ấn chỉ còn tài sản thế chấp thì không kiểm tra giao nhận mà chỉ ký biên bản để hợp thức hóa.

Từ ngày 06/5/2015 đến ngày 20/02/2017, Lê Thị H L đã để cho Thủ quỹ tiếp quỹ cho Chu Ngọc H tổng cộng 320 lượt, với tổng số tiền: 175.385.000.000đ; và ký duyệt chứng từ giải ngân cho 562 bộ hồ sơ chứng từ do Chu Ngọc H lập khống, với tổng số tiền giải ngân 127.625.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 94 hồ sơ với số tiền 11.081.642.000 đồng; nộp 429 lần tiền lãi 5.678.031.566 đồng.

Như vậy, Lê Thị H L (với vai trò là Kiểm soát viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 127.625.000.000 đ/giải ngân - 11.081.642.000 đ/nộp gốc - 5.678.031.566 đ/nộp lãi = 110.865.326.434 đồng (Một trăm mười tỷ tám trăm sáu mươi lăm triệu ba trăm hai mươi sáu ngàn bốn trăm ba mươi tư đồng).

5. Đối với Nguyễn Thị H:

Nguyễn Thị H với vai trò là Trưởng phòng tín dụng (từ tháng 10/2013 đến tháng 05/2017) có chức năng phê duyệt đơn xin vay vốn: H biết rõ việc phê duyệt đơn xin vay vốn trên IPCAS là khâu quan trọng; biết rõ quy trình về bảo mật mật khẩu; ngoài ra H còn được Ngô Quốc VA giao quản lý và sử dụng User “KRBNVINH” của ông VA, tuy nhiên H lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN của Ngô Quốc VA cùng với của H ra giấy và để trên bàn làm việc, còn thẻ ETOKEN thì cắm sẵn trên máy tính cho nhân viên khác vào sử dụng khi có nhu cầu. Để cán bộ tín dụng không có chức năng, nhiệm vụ ngồi vào máy tính của mình phê duyệt đơn xin vay vốn nhưng không ngăn cản dẫn đến cán bộ tín dụng lợi dụng để đăng nhập vào phê duyệt đơn xin vay vốn của hồ sơ khống.

Biết rõ việc thế chấp tài sản đảm bảo là khâu quan trọng, nhưng khi nhân viên đưa ký Tờ trình đề nghị thế chấp tài sản đảm bảo thì nghĩ là ký bổ sung hay sai sót phải ký lại nên ký mà không yêu cầu kiểm tra hồ sơ và tài sản dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng làm khống hồ sơ mà không phát hiện ra. Đến cuối ngày không kiểm tra, đối chiếu trên IPCAS nên không xác định được User “KRBNHIEN” và “KRBNVINH” đã phê duyệt được bao nhiêu đơn xin vay vốn trong ngày để cân đối với những bộ hồ sơ vay vốn mình ký phê duyệt trên giấy nên không phát hiện được Chu Ngọc H lập hồ sơ khống;

Trong 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì User “KRBNHIEN” của Nguyễn Thị H phê duyệt 417 lặn, với tổng số tiền giải ngân: 94.045.000.000đ; trong đó: Nộp gốc 76 lần, với tổng số tiền: 9.856.642.000đ; nộp lãi 335 lần, với tổng số tiền 4.679.926.672đ.

Như vậy, Nguyễn Thị H (với vai trò là Trưởng phòng tín dụng) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 94.045.000.000 đ/giải ngân - 9.856.642.000 đ/gốc - 4.679.926 672 đ/lãi = 79.508.431.328 đồng (Bảy mươi chín tỷ năm trăm lẻ tám triệu bốn trăm ba mốt ngàn ba trăm hai tám đồng).

Ngày 17/01/2019, gia đình của bị cáo Nguyễn Thị H đã nộp số tiền 20.000.000đ để khắc phục hậu quả.

6. Đối với Đỗ Hoàng N:

Đỗ Hoàng N với vai trò là phó phòng tín dụng (từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2017) có chức năng phê duyệt đơn xin vay vốn: Nguyên biết rõ việc phê duyệt đơn xin vay vốn trên IPCAS là khâu quan trọng; biết rõ quy trình về bảo mật mật khẩu, tuy nhiên Nguyên lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBDHNG” của mình ra giấy và để trên bàn làm việc, còn thẻ ETOKEN thì cắm sẵn trên máy tính cho nhân viên khác vào sử dụng khi có nhu cầu. Để cán bộ tín dụng không có chức năng, nhiệm vụ ngồi vào máy tính của mình phê duyệt đơn xin vay vốn nhưng không ngăn cản dẫn đến cán bộ tín dụng lợi dụng để đăng nhập vào phê duyệt đơn xin vay vốn của hồ sơ khống.

Biết rõ việc thế chấp tài sản đảm bảo là khâu quan trọng, nhưng khi nhân viên đưa ký Tờ trình đề nghị thế chấp tài sản đảm bảo thì nghĩ là ký bổ sung hay sai sót phải ký lại nên ký mà không yêu cầu kiểm tra hồ sơ và tài sản, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng làm khống hồ sơ mà không phát hiện ra. Đến cuối ngày không kiểm tra, đối chiếu trên IPCAS nên không xác định được User “KRBDHNG” đã phê duyệt được bao nhiêu đơn xin vay vốn trong ngày để cân đối với những bộ hồ sơ vay vốn mình ký phê duyệt trên giấy nên không phát hiện được Chu Ngọc H lập hồ sơ khống;

Trong 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì User “KRBDHNG” của Đỗ Hoàng N phê duyệt 121 đơn với tổng số tiền giải ngân 27.520.000.000đ; trong đó: Nộp gốc 16 lần, với tổng số tiền 1.005.000.000đ; Nộp lãi 83 lần với tổng số tiền: 888.112.394đ.

Như vậy, Đỗ Hoàng N (với vai trò là Phó phòng tín dụng) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 27.520.000.000 đồng/giải ngân - 1.005.000.000 đ/gốc - 888.112.394 đ/lãi = 25.626.887.606 đồng (Hai mươi lăm tỷ sáu trăm hai sáu triệu tám trăm tám bảy ngàn sáu trăm lẻ sáu đồng).

Ngày 18/01/2019, gia đình bị cáo Đỗ Hoàng N đã nộp số tiền 20.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.

7. Đối với H:

HD Ê ban với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính, có chức năng nhập/xuất tiền mặt với Giao dịch viên trên hệ thống IPCAS; theo quy trình thì phải tiếp quỹ tiền mặt trên hệ thống IPCAS trước và phải được chuyển qua cho Kiểm soát viên phê duyệt, sau khi được kiểm soát viên phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ thì mới được tiếp quỹ và phải tiếp quỹ cho giao dịch viên; Tuy nhiên lại để cho Thủ quỹ chi tiền mặt cho cán bộ tín dụng mà không phải là giao dịch viên khi chưa được phê duyệt của kiểm soát viên trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì, sau đó mới đăng nhập vào IPCAS để phê duyệt, và đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa chứng từ. Ngoài ra, khi H nghỉ ốm hoặc đi vắng thì để mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBHDIM” của mình cho nhân viên khác sử dụng.

Từ ngày 06/5/2015 đến ngày 20/02/2017 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 282 lần, với tổng số tiền 154.205.000.000d; và Chu Ngọc H lập khống 423 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 89.840.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 74 hồ sơ với số tiền 8.421.642.000đ; nộp 345 lần tiền lãi 4.688.193.060đ;

Như vậy, HD Ê ban (với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 89.840.000.000 đ/giải ngân - 8.421.642.000 đ/nộp gốc - 4.688.193.060 đ/nộp lãi = 76.730.164.940 đồng (Bảy mươi sáu tỷ bảy trăm ba mươi triệu một trăm sáu tư ngàn chín trăm bốn mươi đồng).

8. Đối với Lê Thị L:

Từ ngày 01/9/2016 đến ngày 13/10/2016 Lê Thị L thay cho H do nghỉ ốm với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính, có chức năng nhập/xuất tiền mặt với Giao dịch viên trên hệ thống IPCAS; theo quy trình thì phải tiếp quỹ tiền mặt trên hệ thống IPCAS trước và phải được chuyển qua cho Kiểm soát viên phê duyệt, sau khi được kiểm soát viên phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ thì mới được tiếp quỹ và phải tiếp quỹ cho giao dịch viên; Tuy nhiên L lại để cho Thủ quỹ chi tiền mặt cho cán bộ tín dụng mà không phải là giao dịch viên khi chưa được phê duyệt của kiểm soát viên trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì, sau đó mới đăng nhập vào IPCAS để phê duyệt, và đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa chứng từ.

Ngoài ra Lê Thị L phụ trách H kiểm giao dịch của Giao dịch viên Nguyễn Đức Q nhưng khi hậu kiểm chỉ nhìn chứng từ chưa có chữ ký thì yêu cầu ký bổ sung, mà không hậu kiểm hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp với chứng từ giải ngân để xác định tính hợp lệ, hợp pháp nên dẫn đến nhiều chứng từ giải ngân của Giao dịch viên Nguyễn Đức Q không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp nhưng không phát hiện ra.

Từ ngày 01/9/2016 đến ngày 13/10/2016, L đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 24 lần, với tổng số tiền 15.440.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 34 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 9.305.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 03 hồ sơ với số tiền 90.000.000đ; nộp 16 lần tiền lãi 114.404.582đ;

Như vậy, Lê Thị L (với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 9.305.000.000 đ/giải ngân - 90.000.000 đ/nộp gốc - 114.404.582 đ/nộp lãi = 9.100.595.418 đồng (Chín tỷ một trăm triệu năm trăm chín lăm ngàn bốn trăm mười tám đồng).

9. Đối với Lưu Thị T T: Lưu Thị T T với vai trò là Thủ quỹ (từ ngày 15/4/2016 đến tháng 05/2017) chỉ được chi tiền khi được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền; tuy nhiên T lại giao tiền mặt cho Cán bộ tín dụng nhận tại kho quỹ để tiếp quỹ khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lúc tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa;

Là thành viên ban kho quỹ phải kiểm tra, đối chiếu đối với tài sản thế chấp đảm bảo và tiền mặt hàng ngày, tuy nhiên Lưu Thị T T chỉ kiểm tra cân đối số tiền chi ra mà không kiểm tra cụ thể để xác định trong ngày đã giải ngân bao nhiêu tiền, với bao nhiêu tài sản thế chấp để yêu cầu nhập kho tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm để 05 - 07 ngày hoặc một vài tháng sau so với thời điểm tiếp quỹ, giải ngân mới nhập kho; khi nhập kho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu mà không kiểm tra căn cứ vào Danh sách giải ngân trong ngày nên không xác định được số lượng tài sản thực tế cần phải nhập kho là bao nhiêu nên dẫn đến có nhiều hồ sơ chứng từ không có tài sản đảm bảo trong thời gian dài nhưng không phát hiện ra; và Chu Ngọc H lợi dụng sơ hở này lập khống hồ sơ không có tài sản thế chấp chiếm đoạt tiền ngân hàng nhưng không phát hiện được.

Từ tháng 11/2016, giai đoạn này Ngân hàng A K đã thực hiện theo đúng quy trình theo quy định là giao cho bộ phận kế toán giải ngân, quản lý hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo; Tuy nhiên, T vẫn tiếp quỹ và giao tiền mặt cho Chu Ngọc H khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa; Đối với tài sản thế chấp đảm bảo khi giải ngân không có tài sản nhưng không yêu cầu cung cấp tài sản và cũng không báo cáo cấp trên, nên dẫn đến có nhiều hồ sơ vay vốn giải ngân không có tài sản đảm bảo trong thời gian dài nhưng không phát hiện ra; dẫn đến Chu Ngọc H vẫn lợi dụng được sơ hở này lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng.

Từ ngày 15/4/2016 đến ngày 20/02/2017, T đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 162 lần, với tổng số tiền 93.160.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 150 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 40.890.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 26 hồ sơ với số tiền 4.911.642.000đ; nộp 93 lần tiền lãi 887.663.255đ;

Như vậy, Lưu Thị T T (với vai trò là Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 40.890.000.000đ/giải ngân - 4.911.642.000đ/nộp gốc - 887.663.255đ/nộp lãi = 35.090.694.745đ (Ba mươi lăm tỷ không trăm chín mươi triệu sáu trăm chín tư ngàn B trăm bốn lăm đồng).

10. Đối với Nguyễn Thị T H:

Với vai trò là Thủ quỹ (từ tháng 08/2014 đến ngày 02/02/2016 chuyển công tác) chỉ được chi tiền khi được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền; tuy nhiên Hà lại giao tiền mặt cho Cán bộ tín dụng nhận tại kho quỹ để tiếp quỹ khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lúc tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa.

Là thành viên ban kho quỹ phải kiểm tra, đối chiếu đối với tài sản thế chấp đảm bảo và tiền mặt hàng ngày, tuy nhiên Nguyễn Thị T H chỉ kiểm tra cân đối số tiền chi ra mà không kiểm tra cụ thể để xác định trong ngày đã giải ngân bao nhiêu tiền, với bao nhiêu tài sản thế chấp để yêu cầu nhập kho tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm để 05 - 07 ngày hoặc một vài tháng sau so với thời điểm tiếp quỹ, giải ngân mới nhập kho; khi nhập kho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu mà không kiểm tra căn cứ vào Danh sách giải ngân trong ngày nên không xác định được số lượng tài sản thực tế cần phải nhập kho là bao nhiêu nên dẫn đến có nhiều hồ sơ chứng từ không có tài sản đảm bảo trong thời gian dài nhưng không phát hiện ra; và Chu Ngọc H lợi dụng sơ hở này lập khống hồ sơ không có tài sản thế chấp chiếm đoạt tiền ngân hàng nhưng không phát hiện được.

Từ ngày 06/4/2015 đến ngày 20/02/2016, Hà đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 95 lần, với tổng số tiền 46.800.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 137 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 20.215.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 30 hồ sơ với số tiền 2.580.000.000đ; nộp 136 lần tiền lãi 2.255.532.178đ.

Như vậy, Nguyễn Thị T H (với vai trò là Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 20.215.000.000 đ/giải ngân - 2.580.000.000đ/nộp gốc - 2.255.532.178đ/nộp lãi = 15.379.467.822đ (Mười lăm tỷ ba trăm bảy mươi chín triệu bốn trăm sáu mươi bảy ngàn tám trăm hai mươi hai đồng).

11. Đối với Nguyễn Sỹ H1:

Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 11/5/2016, được cấp User và thẻ ETOKEN “KRBHIEU” có chức năng giao dịch tiền mặt; Tuy nhiên H1 lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN ra giấy và dán trên màn hình để cho nhân viên khác cùng sử dụng; ngoài ra có nhiều ngày đi tham gia hội thao không làm việc tại ngân hàng nhưng User “KRBHIEU” của ông H1 vẫn tiếp quỹ, đăng ký thế chấp và giải ngân trên hệ thống IPCAS; khi về làm việc lại thì lại ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ, giải ngân này mà không yêu cầu cung cấp hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để kiểm tra đối chiếu; không kiểm tra Danh mục giải ngân trong những ngày đi vắng để xác định xem đã tiếp quỹ bao nhiêu tiền, giải ngân bao nhiêu hồ sơ với tổng số tiền bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem đã nhập kho hay chưa;

Đối với việc Tiếp quỹ thì làm thủ tục tiếp quỹ cho Cán bộ tín dụng đi nhận tiền tại kho quỹ mà chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHIEU” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBHIEU” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 30/6/2016 đến ngày 10/11/2016 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 61 lần, với tổng số tiền 34.390.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 104 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 29.125.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 21 hồ sơ với số tiền 2.005.000.000đ; nộp 72 lần tiền lãi 654.682.930đ;

Như vậy, Nguyễn Sỹ H1 (với vai trò là Giao dịch viên ký chứng từ) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 29.125.000.000đ/giải ngân - 2.005.000.000đ/nộp gốc - 654.682.930đ/nộp lãi = 26.465.317.070đ (Hai mươi sáu tỷ bốn trăm sáu lăm triệu ba trăm mười bảy nghìn không trăm bảy mươi đồng).

Ngày 29/01/2019, Nguyễn Sỹ H1 nộp số tiền 50.000.000đ để khắc phục hậu quả.

12. Đối với Tăng Thị Mai H:

a. Từ ngày 26/11/2014 đến tháng 01/2016 là Giao dịch viên kế toán đã có các hành vi sai phạm sau: Được cấp User và thẻ ETOKEN “KRBHUONG” có chức năng giao dịch tiền mặt; Tuy nhiên H lại để lộ mật khẩu của User và thẻ ETOKEN để cho nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHUONG” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBHUONG” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Tại giai đoạn này xác định H ký 13 chứng từ giải ngân do Chu Ngọc H lập khống, với tổng số tiền giải ngân 1.940.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 02 hồ sơ với số tiền 300.000.000đ; nộp 13 lần tiền lãi 170.109.166đ;

Tổng số tiền bị chiếm đoạt: 1.940.000.000 đ/giải ngân - 300.000.000 đ/nộp gốc - 170.109.166 đ/nộp lãi = 1.469.890.534 đồng (Một tỷ bốn trăm sáu chín triệu tám trăm chín mươi ngàn năm trăm ba tư đồng).

b. Từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016 là Thủ quỹ đã có các hành vi sai phạm sau: Với vai trò là Thủ quỹ chỉ được chi tiền khi được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền; tuy nhiên H lại giao tiền mặt cho Cán bộ tín dụng nhận tại kho quỹ để tiếp quỹ khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lúc tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa;

Là thành viên ban kho quỹ phải kiểm tra, đối chiếu đối với tài sản thế chấp đảm bảo và tiền mặt hàng ngày, tuy nhiên Tăng Thị Mai H chỉ kiểm tra cân đối số tiền chi ra mà không kiểm tra cụ thể để xác định trong ngày đã giải ngân bao nhiêu tiền, với bao nhiêu tài sản thế chấp để yêu cầu nhập kho tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm để 05 - 07 ngày hoặc một vài tháng sau so với thời điểm tiếp quỹ, giải ngân mới nhập kho; khi nhập kho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu mà không kiểm tra căn cứ vào Danh sách giải ngân trong ngày nên không xác định được số lượng tài sản thực tế cần phải nhập kho là bao nhiêu nên dẫn đến có nhiều hồ sơ chứng từ không có tài sản đảm bảo trong thời gian dài nhưng không phát hiện ra; và Chu Ngọc H lợi dụng sơ hở này lập khống hồ sơ không có tài sản thế chấp chiếm đoạt tiền ngân hàng nhưng không phát hiện được;

Trong gia đoạn này H đã tiếp quỹ tiền mặt cho Chu Ngọc H 62 lượt với tổng số tiền 34.565.000.000đ; trong đó: giải ngân cho 58 bộ hồ sơ khống, với tổng số tiền 9.990.000.000đ; đã nộp tiền gốc được 11 bộ hồ sơ với số tiền 195.000.000đ; nộp 57 lần tiền lãi: 754.326.666đ;

Tổng số tiền bị chiếm đoạt: 9.990.000.000 đ/giải ngân - 195.000.000 đ/nộp gốc - 754.326.666 đ/nộp lãi = 9.040.673.334 đồng (Chín tỷ không trăm bốn mươi triệu sáu trăm bảy ba ngàn ba trăm ba tư đồng).

c. Từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017, là Kế toán giải ngân (Giai đoạn này Ngân hàng A K đã thực hiện theo đúng quy trình theo quy định là giao cho bộ phận kế toán giải ngân, quản lý hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo) đã có sai phạm sau: Vẫn làm thủ tục tiếp quỹ cho Cán bộ tín dụng Chu Ngọc H; tiếp quỹ tiền mặt khi chưa được tiếp quỹ và phê duyệt trên hệ thống IPCAS; lúc tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa;

Để cho Chu Ngọc H không có phận sự vào máy tính của mình để tự ý đăng ký thế chấp tài sản và giải ngân trên hệ thống IPCAS;

Quá trình ký các chứng từ giải ngân do Chu Ngọc H chuyển xuống không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng vẫn ký mà không báo cáo với cấp trên dẫn đến Chu Ngọc H đã lợi dụng việc này để lập khống nhiều chứng từ giải ngân nhưng không phát hiện ra; Ngoài ra có nhiều bộ hồ sơ vay vốn do Chu Ngọc H lập khống có hồ sơ vay vốn nhưng không có tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không báo cáo với cấp trên, không yêu cầu H cung cấp tài sản đảm bảo để nhập kho; Có nhiều lần H chỉ cầm chứng từ giải ngân đã được đăng ký thế chấp trên User của giao dịch viên khác xuống cho bà H mà không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo và bà H chỉ nghe Chu Ngọc H nói là “hồ sơ, chứng từ giải ngân cho khách của sếp Ngô Quốc VA”; do tin T H nên bà Tăng Thị Mai H không kiểm tra hồ sơ và tài sản thế chấp đảm bảo mà vẫn chi tiền cho H để giao cho khách hàng; còn chứng từ giải ngân thì bà H không yêu cầu H cung cấp hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để kiểm tra đối chiếu dẫn đến có nhiều bộ hồ sơ vay vốn, chứng từ giải ngân không có tài sản thế chấp đảm bảo nhưng bà H không phát hiện ra;

Trong giai đoạn này H đã ký 71 chứng từ giải ngân, với tổng số tiền giải ngân 33.600.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 16 hồ sơ với số tiền 5.406.642.000đ; nộp 17 lần tiền lãi 186.252.256đ; Tổng số tiền bị chiếm đoạt: 33.600.000.000 đ/giải ngân - 5.406.642.000 đ/nộp gốc - 186.252.256 đ/nộp lãi = 28.007.105.744 đồng.

Như vậy, Tăng Thị Mai H (với vai trò là Giao dịch viên ký chứng từ và Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 38.517.669.912 đồng (Ba mươi tám tỷ năm trăm mười bảy triệu sáu trăm sáu chín ngàn chín trăm mười hai đồng).

13. Đối với Nguyễn Đức Q: Biết chủ trương cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân và quản lý hồ sơ vay vốn của Ngô Quốc VA là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam nhưng không có ý kiến gì và không báo cáo với cấp có thẩm quyền mà vẫn đồng ý để thực hiện theo quy trình được ông VA chỉ đạo;

Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 01/4/2014, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt; Tuy nhiên Q tự ý ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBQUANG” ra giấy để trên bàn làm việc cho các nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBQUANG” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập không chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ sau đó, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Đối với công tác H kiểm thì chỉ kiểm tra chữ ký trên các chứng từ, nếu thiếu chữ ký thì chỉ yêu cầu ký bổ sung mà không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của H kiểm là phải đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, và tài sản thế chấp đảm bảo. Khi H kiểm chứng từ giải ngân mà không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không báo cáo hoặc yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ mà vẫn chấp nhận chứng từ này để đóng lưu kho.

Từ ngày 24/5/2016 đến ngày 27/9/2016, Q đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H tổng cộng 41 lần, với tổng số tiền 19.285.000.000đ; và đã ký chứng từ giải ngân cho 76 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống với tổng số tiền 15.775.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 05 hồ sơ với số tiền 95.000.000đ; nộp 36 lần tiền lãi 340.568.334đ;

Như vậy, Nguyễn Đức Q (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 15.775.000.000 đ/giao dịch viên - 95.000.000 đ/nộp gốc - 340.568.334 đ/nộp lãi = 15.339.431.666 đồng (Mười lăm tỷ ba trăm ba chín triệu bốn trăm ba mốt ngàn sáu trăm sáu sáu đồng).

14. Đối với Vũ Ngọc H: Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 05/6/2015 đến ngày 11/01/2016, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt, nhưng lại làm công tác tín dụng mà không có ý kiến gì với cấp trên, tự ý ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBHUNG” ra giấy để trên bàn làm việc cho các nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBHUNG” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHUNG” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBHUNG” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/12/2015 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng: 69 lần, với tổng số tiền 30.180.000.000đ; và từ ngày 12/6/2015 đến ngày 11/01/2016 User “KRBHUNG” của H đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc H đã ký duyệt 114 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 16.805.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 11 hồ sơ với số tiền 1.240.000.000đ; nộp 112 lần tiền lãi 1.604.128.127đ;

Như vậy, Vũ Ngọc H (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 16.805.000.000 đ/giải ngân - 1.240.000.000 đ/nộp gốc - 1.604.128.127 đ/nộp lãi = 13.960.871.873 đồng (Mười ba tỷ chín trăm sáu mươi triệu tám trăm bảy mốt ngàn tám trăm bảy ba đồng).

Ngày 31/01/2019, Vũ Ngọc H đã nộp số tiền 20.000.000đ để khắc phục hậu quả

15. Đối với Trần Lê Diễm H: Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 18/02/2016, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt; tuy nhiên H lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN ra giấy và để trên bàn làm việc cho nhân viên khác cùng sử dụng; Khoảng ngày 12/3/2016 đến ngày 29/4/2016 đi tập huấn tại Ngân hàng A tỉnh Đắk Lắk không tham gia công tác tại ngân hàng nhưng User “KRBHONG” của H vẫn tiếp quỹ, đăng ký thế chấp và giải ngân trên hệ thống IPCAS; khi về làm việc lại thì lại ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ, giải ngân này mà không yêu cầu cung cấp hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để kiểm tra đối chiếu; không kiểm tra Danh mục giải ngân trong những ngày đi vắng để xác định xem đã tiếp quỹ bao nhiêu tiền, giải ngân bao nhiêu hồ sơ với tổng số tiền bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem đã nhập kho hay chưa;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBHONG” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHONG” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBHONG” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 04/3/2016 đến ngày 23/05/2016, H đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 47 lần, với tổng số tiền 25.345.000.000đ; và từ ngày 04/3/2016 đến ngày 30/6/2016 User “KRBHONG” của H đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc H đã ký duyệt 78 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 13.640.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 10 hồ sơ với số tiền 310.000.000đ; nộp 75 lần tiền lãi: 914.741.667đ;

Như vậy, Trần Lê Diễm H (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 13.640.000.000 đ/giải ngân - 310.000.000 đ/nộp gốc - 914.741.667 đ/nộp lãi = 12.415.258.333 đồng (Mười hai tỷ bốn trăm mười lăm triệu hai trăm năm tám ngàn ba trăm ba ba đồng).

16. Đối với Đoàn Ngọc B: Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 11/01/2016 đến ngày 11/05/2016, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt; tuy nhiên B lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN ra giấy và để trên bàn làm việc cho nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBBAN” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBBAN” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBBAN” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 13/01/2016 đến ngày 06/4/2016 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 47 lần, với tổng số tiền: 26.250.000.000đ; và từ ngày 13/01/2016 đến ngày 09/5/2016 User “KRBAN” của B đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc B đã ký duyệt 66 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 10.800.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 07 hồ sơ với số tiền 115.000.000đ; nộp 64 lần tiền lãi: 852.185.001đ;

Như vậy, Đoàn Ngọc B (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 10.800.000.000 đ/giải ngân - 115.000.000 đ/nộp gốc - 852.185.001 đ/nộp lãi = 9.032.814.999 đồng (Chín tỷ không trăm ba hai triệu tám trăm mười bốn ngàn chín trăm chín chín đồng).

Từ ngày 28/01/2019 đến ngày 31/01/2019, Đoàn Ngọc B đã nộp số tiền 50.000.000đ để khắc phục hậu quả.

17. Đối với Phạm Nguyễn H T: Biết chủ trương cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân và quản lý hồ sơ vay vốn của Ngô Quốc VA là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam nhưng không có ý kiến gì và không báo cáo với cấp có thẩm quyền mà vẫn đồng ý để thực hiện theo quy trình được VA chỉ đạo;

Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 05/6/2015 đến ngày 01/9/2015, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt, nhưng lại làm công tác tín dụng mà không có ý kiến gì với cấp trên, tự ý ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBTRUNG” ra giấy để trên bàn làm việc cho các nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBTRUNG” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBTRUNG” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBTRUNG” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 11/6/2015 đến ngày 26/8/2015 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 06 lần, với tổng số tiền 3.800.000.000đ; và từ ngày 10/6/2015 đến ngày 25/8/2015 User “KRBTRUNG” của T đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc T đã ký duyệt 15 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 2.250.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 02 hồ sơ với số tiền 160.000.000đ; nộp 15 lần tiền lãi 311.972.950đ;

Như vậy, Phạm Nguyễn H T (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 2.250.000.000 đ/giải ngân - 160.000.000 đ/nộp gốc - 311.972.950 đ/nộp lãi = 1.778.027.050 đồng (Một tỷ bảy trăm bảy tám triệu không trăm hai bảy ngàn không trăm năm mươi đồng).

18. Đối với Lê Văn VA: Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 01/4/2014 đến ngày 10/6/2015, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt, nhưng lại làm công tác tín dụng mà không có ý kiến gì với cấp trên, tự ý ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBLVINH” ra giấy để trên bàn làm việc cho các nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBL VINH” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBLVINH” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBL VINH” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 08/5/2015 đến ngày 09/6/2015 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 06 lần, với tổng số tiền 6.135.000.000đ; và từ ngày 22/5/2015 đến ngày 09/6/2015 User “KRBLVINH” của VA đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc VA đã ký duyệt 11 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 1.650.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 08 hồ sơ với số tiền 525.000.000đ; nộp 11 lần tiền lãi 280.955.303đ;

Như vậy, Lê Văn VA (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 1.650.000.000 đ/giải ngân - 525.000.000 đ/nộp gốc - 280.955.303 đ/nộp lãi = 844.044.697 đồng (Tám trăm bốn tư triệu không trăm bốn tư ngàn sáu trăm chín bảy đồng).

19. Đối với Lưu Quốc H: Được giao nhiệm vụ làm Giao dịch viên kế toán từ ngày 24/6/2014 đến ngày 05/6/2015, được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt, nhưng lại làm công tác tín dụng mà không có ý kiến gì với cấp trên, tự ý ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBHAU” ra giấy để trên bàn làm việc cho các nhân viên khác cùng sử dụng;

Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User “KRBHAU” và tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng nào, với tài sản thế chấp đảm bảo là gì, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc tiếp quỹ này để lập khống chứng từ hồ sơ chiếm đoạt tiền ngân hàng;

Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHAU” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ; sau khi ký chứng từ không kiểm tra trên IPCAS để xác định trong ngày User “KRBHAU” đã giải ngân bao nhiêu hồ sơ, với tổng số tiền giải ngân là bao nhiêu, có bao nhiêu tài sản thế chấp để đối chiếu xem tài sản thế chấp đã nhập kho hay chưa, dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng lập khống nhiều chứng từ không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không phát hiện ra;

Từ ngày 06/5/2015 đến ngày 02/6/2015 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 05 lần, với tổng số tiền 4.500.000.000đ; và từ ngày 06/4/2015 đến ngày 04/6/2015 User “KRBHAU” của H đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc H đã ký duyệt 14 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 2.040.000.000đ; trong đó: Đã nộp tiền gốc được 12 hồ sơ với số tiền 925.000.000đ; nộp 14 lần tiền lãi 362.435.832đ;

Như vậy, Lưu Quốc H (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, dẫn đến Chu Ngọc H chiếm đoạt tổng số tiền là: 2.040.000.000 đ/giải ngân - 925.000.000 đ/nộp gốc - 362.435.832 đ/nộp lãi = 752.564.168 đồng ((Bảy trăm năm hai triệu năm trăm sáu tư ngàn một trăm sáu tám đồng).

Ngày 18/01/2019, Lưu Quốc H đã nộp số tiền 20.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.

- Tại 74 Bản Kết luận giám định của Phân Viện khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng và Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận:

“+ Chữ viết, chữ ký trong chứng từ tiếp quỹ và chứng từ giải ngân là của Chu Ngọc H;

+ Chữ ký trong các chứng từ tiếp quỹ và giải ngân là của Ngô Quốc VA, Tô Đắc H, Trần Thị Bích H, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, Lê Văn VA, Lưu Quốc H, Lê Thị L, Nguyễn Đức Q, Nguyễn Sỹ H1, Vũ Ngọc H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Trần Lê Diễm H, Nguyễn Sỹ H1;

+ Đối với chữ ký của H do ký nhiều dạng khác nhau nên không đủ cơ sở kết luận; tuy nhiên qua làm việc thì bị cáo khẳng định toàn bộ chữ ký tại mục “Người giao” trong Phiếu xuất tiền nội bộ là của bị cáo;

+ Ngoài ra, đối với chữ ký của Vũ Ngọc H tại 30 bộ chứng từ của các ngày: 12/6/2015; 15/6/2015; 18 - 19/6/2015; 29/6/2015; 30/10/2015; 04/11/2015; 06/11/2015; 11/11/2015; 13/11/2015; 01 - 02/12/2015; 09/12/2015; 29 - 31/12/2105 không đủ cơ sở kết luận; qua làm việc thì bị cáo Vũ Ngọc H khẳng định là chữ ký của bị cáo và chỉ có 14 chứng từ là không giống với chữ ký của bị cáo;

+ Đối với chữ ký của Trần Lê Diễm H tại 26 bộ chứng từ của các ngày: 05 - 08/4/2016; 28 - 29/4/2016; 11 - 16/5/2016; 23/5/2016; 30/6/2016 không đủ cơ sở kết luận; và qua làm việc bị cáo xác nhận là không giống chữ ký của bị cáo;

+ Đối với chữ ký của Ngô Quốc VA tại 04 bộ chứng từ của các ngày: 22/8/2016; 12 - 13/10/2016 không đủ cơ sở kết luận;

+ Đối với chữ ký của Nguyễn Sỹ H1 tại 05 bộ chứng từ của các ngày: 04 - 10/11/2016 không đủ cơ sở kết luận; tuy nhiên qua làm việc bị cáo khẳng định là chữ ký của bị cáo;

+ Đối với chữ ký của Lê Thị L tại 13 Phiếu xuất tiền nội bộ không đủ cơ sở kết luận; qua làm việc bị cáo khẳng định là chữ ký của bị cáo”;

- Căn cứ Danh sách User của Giao dịch viên đăng ký thế chấp và giải ngân trên hệ thống hệ thống IPCAS của 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống tại Ngân hàng A chi nhánh K giai đoạn năm 2015 - 2017, đề ngày 15/12/2018, xác nhận: trong 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì User của các giao dịch viên đăng ký thế chấp và giải ngân như sau: “User “KRBHUONG” của Tăng Thị Mai H: 84 bộ hồ sơ; User “KRBHIEU” của Nguyễn Sỹ H1: 104 bộ hồ sơ; User “KRBQUANG” của Nguyễn Đức Q: 76 bộ hồ sơ; User “KRBHAU” của Lưu Quốc H: 14 bộ hồ sơ; User “KRBBAN” của Đoàn Ngọc B: 66 bộ hồ sơ; User “KRBHUNG” của Vũ Ngọc H: 114 bộ hồ sơ; User “KRBTRUNG” của Phạm Nguyễn H T: 15 bộ hồ sơ; User “KRBLVINH” của Lê Văn VA: 11 bộ hồ sơ; User “KRBHONG” cua Trần Lê Diễm H: 78 bộ hồ sơ”;

- Căn cứ Danh sách User phê duyệt đơn xin vay vốn trên IPCAS đối với các bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống tại A chi nhánh huyện K, đề ngày 27/9/2017; ngày 20/10/2017 và ngày 30/10/2018, xác định:

“+ User “KRBNVINH” của Ngô Quốc VA phê duyệt: 24 đơn với tổng số tiền giải ngân: 6.060.000.000 đồng (Sáu tỷ không trăm sáu mươi triệu đồng); trong đó: Nộp gốc 02 lần, với tổng số tiền: 220.000.000 đồng; nộp lãi 11 lần, với tổng số tiền: 109.992.500 đồng;

Tổng số tiền Chu Ngọc H chiếm đoạt là: 6.060.000.000 đ/giải ngân - 220.000.000 đ/gốc 109.992.500/lãi = 5.730.007.500 đồng (Năm tỷ B trăm ba mươi triệu không trăm lẻ B ngàn năm trăm đồng)

+ User “KRBNHIEN” của Nguyễn Thị H phê duyệt: 417 đơn, với tổng số tiền giải ngân: 94.045.000.000 đồng (Chín mươi bốn triệu không trăm bốn lăm ngàn đồng); trong đó: Nộp gốc 76 lần, với tổng số tiền: 9.856.642.000 đồng; nộp lãi 335 lần, với tổng s tiền: 4.679.926.672 đồng;

Tổng số Chu Ngọc H chiếm đoạt là: 94.045.000.000 đ/giải ngân - 9.856.642.000 đ/gốc -4.679.926.672 đ/lãi = 79.508.431.328 đồng (B mươi chín tỷ năm trăm lẻ tám triệu bốn trăm ba mốt ngàn ba trăm hai tám đồng);

+ User “KRBDHNG” của Đỗ Hoàng N phê duyệt: 121 đơn với tổng số tiền giải ngân: 27.520.000.000 đồng; trong đó: Nộp gốc 16 lần, với tổng số tiền: 1.005.000.000 đồng; Nộp lãi 83 lần với tổng số tiền: 888.112.394 đồng;

Tổng số tiền Chu Ngọc H chiếm đoạt là: 27.520.000.000 đồng/giải ngân - 1.005.000. 000 đ/gốc - 888.112.394 đ/lãi = 25.626.887.606 đồng (Hai mươi lăm tỷ sáu trăm hai sáu triệu tám trăm tám bảy ngàn sáu trăm lẻ sáu đồng)”;

- Tại Kết luận giám định số: 860/KLGĐ-ĐAL, ngày 23/10/2017 và Văn bản số: 19/ĐAL-TTGSNH.m ngày 19/11/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk kết luận như sau:

“+ Việc cho phép cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) thực hiện việc giải ngân tiền vay là thực hiện không đúng quy trình, quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 7 Quyết định số: 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng A Việt Nam về ban hành quy định tổ chức giao dịch với khách hàng trong hệ thống A và vi phạm quy trình về giải ngân được quy định tại Khoản 2, Phụ lục 02 kèm theo quy định luân chuyển hạch toán kế toán số 311/QĐ-NHNO-TCKT ngày 27/3/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam về ban hành quy định luân chuyển, xử lý chứng từ hạch toán, kế toán trong hệ thống A;

+ Việc cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) thực hiện lưu giữ hồ sơ vay vốn là thực hiện không đúng quy định, quy trình về quản lý hồ sơ tín dụng, hạch toán cho vay, thu nợ được quy định tại điều 41 Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng A Việt Nam về ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống A và vi phạm quy trình về giải ngân quy định tại Điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam;

+ Việc tiếp quỹ cho cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) và cán bộ tín dụng nhận tiền mặt tại kho quỹ, khi tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán - kiểm soát viên là thực hiện không đúng quy định, quy trình tại điều 7 Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng A Việt Nam về ban hành quy định tổ chức giao dịch với khách hàng trong hệ thống A và vi phạm quy trình về tiếp quỹ nộp tiền mặt về quỹ tại khoản 1, mục I, phụ lục 01 kèm theo quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT của Ngân hàng A Việt Nam;

Khi tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán - Kiểm soát viên là vi phạm quy trình về tiếp quỹ, nộp tiền mặt quy định tại Quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT của Ngân hàng A Việt Nam;

+ Đối với các chứng từ gồm: Giấy đề nghị tiếp quỹ, phiếu xuất tiền nội bộ, giấy lĩnh tiền vay, chứng từ giao dịch kèm theo giấy đề nghị vay vốn và tờ trình thế chấp cầm cố tài sản bảo đảm đến cuối ngày mới tập hợp lại để kiểm soát viên và Phó Giám đốc phụ trách kế toán ký phê duyệt là thực hiện không đúng quy định, quy trình; vi phạm quy định về ký và kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng quy định tại điều 8, 9 Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; vi phạm quy định về thời điểm ký kiểm soát, phê duyệt chứng từ quy định tại khoản 3, điều 12 quy định về chế độ chứng từ kế toán số 1000/QĐ-HĐQT-TCKT ngày 05/7/2011 của Ngân hàng A Việt Nam;

+ Quá trình phê duyệt không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp bảo đảm là vi phạm quy trình về giải ngân quy định tại điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng A Việt Nam và vi phạm quy trình giải ngân quy định tại Quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT của Ngân hàng A Việt Nam;

+ Việc cán bộ ngân hàng để lộ mật khẩu của hệ thống IPCAS và thẻ ETOKEN là vi phạm quy định về trách nhiệm người sử dụng khi được cấp quyền truy cập quy định tại khoản 3, điều 25 Thông tư số 31/2015/TT-NHNN ngày 28/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; việc để lộ mật khẩu của hệ thống IPCAS là vi phạm quy định về trách nhiệm người sử dụng quy định tại điều 12 quy định về quản lý người sử dụng, quyền giao dịch trên hệ thống IPCAS ban hành kèm theo Quyết định số 527/QĐ-NHNo-CNTT ngày 16/5/2011 của Ngân hàng A Việt Nam; việc để lộ mật khẩu của thẻ ETOKEN là vi phạm quy định về những yêu cầu để đảm bảo sự an toàn trong lưu trữ và sử dụng khóa bí mật quy định tại điều 9 quy trình quản lý cấp phát, sử dụng chữ ký số và chứng thư số của Ngân hàng A Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-NHNo-CNTT ngày 16/9/2011 của Ngân hàng A Việt Nam;

+ Khi giải ngân tiền vay mà chưa làm thủ tục nhập kho tài sản thế chấp là vi phạm quy trình về giải ngân quy định tại điều 14 Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX; việc thế chấp tài sản đảm bảo khi giải ngân mà chưa nhập kho quỹ là vi phạm quy trình quy định tại mục 1, phụ lục 02 Quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT của Ngân hàng A Việt Nam”;

Đối với thông tin của 562 khách hàng trong những bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống: “Qua tra cứu tàng thư chứng minh nhân dân và trực tiếp xác minh tại địa phương xác định: Tất cả thông tin của 562 khách hàng vay vốn trong 562 bộ hồ sơ là khách hàng khống”;

Như vậy, tổng số tiền mà Chu Ngọc H đã chiếm đoạt của Nhà nước là 114.089.033.379 đồng (Một trăm mười bốn tỷ không trăm tám mươi chín triệu không trăm ba mươi ba ngàn ba trăm B mươi chín đồng), trong đó: Tham ô số tiền 81.642.052.635đ và Lừa đảo chiếm đoạt số tiền 32.446.980.744đ; Ngô Quốc VA, Tô Đắc H, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, Trần Thị Bích H, Lưu Quốc H, Lê Văn VA, Phạm Nguyễn H T, Nguyễn Đức Q, Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Vũ Ngọc H, Nguyễn Sỹ H1, Đoàn Ngọc B, H, Nguyễn Thị T H, Lưu Thị T T và Tăng Thị Mai H có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó: Ngô Quốc VA liên đới gây hậu quả thiệt hại 114.089.033.379 đồng; Trần Thị Bích H liên đới gây hậu quả thiệt hại 4.710.980.607đ; Tô Đắc H liên đới gây hậu quả thiệt hại 3.653.394.166đ; Lê Thị H L liên đới gây hậu quả thiệt hại 110.865.326.434đ; Nguyễn Thị H liên đới gây hậu quả thiệt hại 79.508.431.328đ; Đỗ Hoàng N liên đới gây hậu quả thiệt hại 25.626.887.606đ; HD Ê B liên đới gây hậu quả thiệt hại 76.730.164.940đ; Lê Thị L liên đới gây hậu quả thiệt hại 9.100.595.418đ; Lưu Thị T T liên đới gây hậu quả thiệt hại 35.090.694.745đ; Nguyễn Thị T H liên đới gây hậu quả thiệt hại 15.379.467.822đ; Nguyễn Sỹ H1 liên đới gây hậu quả thiệt hại 26.465.317.070đ; Tăng Thị Mai H liên đới gây hậu quả thiệt hại 38.517.669.912đ; Nguyễn Đức Q liên đới gây hậu quả thiệt hại 15.339.431.666đ; Vũ Ngọc H liên đới gây hậu quả thiệt hại 13.960.871.873đ; Trần Lê Diễm H liên đới gây hậu quả thiệt hại 12.415.258.333đ; Đoàn Ngọc B liên đới gây hậu quả thiệt hại 9.032.814.999đ; Phạm Nguyễn H T liên đới gây hậu quả thiệt hại 1.778.027.050đ; Lê Vãn VA liên đới gây hậu quả thiệt hại 844.044.697d; Lưu Quốc H liên đới gây hậu quả thiệt hại 752.564.168đ.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 22/2019/HS-ST ngày 06/5/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quyết định:

1. Tuyên bố:

Bị cáo Chu Ngọc H phạm tội “Tham ô tài sản”“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo Ngô Quốc VA, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, H, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Chu Ngọc H CHUNG THÂN về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353 của BLHS năm 2015; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Chu Ngọc H TỬ HÌNH về tội “Tham ô tài sản”;

- Áp dụng điểm d khoản 1 Điều 55 của BLHS năm 2015;

Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội, buộc bị cáo Chu Ngọc H phải chấp hành là: TỬ HÌNH. Tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm công tác thi hành án.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm v khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Ngô Quốc VA, 08 (Tám) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam (ngày 02/8/2017).

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46 của BLHS năm 1999; điểm t, v khoản 1 Điều 51; Điều 54 của BLHS năm 2015.

Xử phạt: Lê Thị H L, 05 (Năm) 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015.

Xử phạt: Nguyễn Thị H, 06 (Sáu) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Đỗ Hoàng N, 04 (Bốn) năm 08 (Tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: HD Ê B, 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Tăng Thị Mai H, 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Lưu Thị T T, 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Nguyễn Sỹ H1, 03 (Ba) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Nguyễn Thị T H, 03 (Ba) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Nguyễn Đức Q, 03 (Ba) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Vũ Ngọc H, 03 (Ba) năm 04 (Bốn) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Trần Lê Diễm H, 03 (Ba) năm 02 (Hai) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015.

Xử phạt: Lê Thị L, 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Đoàn Ngọc B, 03 (Ba) năm 02 (Hai) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Phạm Nguyễn H T, 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

Căn cứ khoản 4 Điều 153 của BLTTHS.

Yêu cầu VKSND tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án để điều tra về hành vi “Đánh bạc” và hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

2. Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ Điều 584 và Điều 589 của BLDS năm 2015;

- Chấp nhận các bị cáo đã khắc phục hậu quả cụ thể: Chu Ngọc H 20.000.000đ; Ngô Quốc VA 100.000.000đ; Trần Thị Bích H 20.000.000đ; Tô Đắc H 20.000.000đ; Lê Thị H L 40.000.000đ; Nguyễn Thị H 20.000.000đ; Đỗ Hoàng N 20.000.000d; HD Ê B 20.000.000đ; Lê Thị L 20.000.000đ; Lưu Thị T T 20.000.000đ; Nguyễn Thị T H 20.000.000đ; Nguyễn Sỹ H1 50.000.000đ; Tăng Thị Mai H 20.000.000đ; Nguyễn Đức Q 10.000.000đ; Vũ Ngọc H 20.000.000đ; Trần Lê Diễm H 20.000.000đ; Đoàn Ngọc B 50.000.000đ; Phạm Nguyễn H T 20.000.000đ; Lê Văn VA 10.000.000đ; Lưu Quốc H 20.000.000đ; Tổng cộng: 540.000.000đ (Năm trăm bốn mươi triệu đồng).

- Buộc bị cáo Chu Ngọc H phải hoàn trả cho ngân hàng No&PTNT Việt Nam số tiền 113.549.033.379đ (Một trăm mười ba tỷ, năm trăm bốn mươi chín triệu, không trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm bảy mươi chín đồng).

- Đối với số tiền 3.223.706.945 đồng (Ba tỷ, hai trăm hai mươi ba triệu, bảy trăm lẻ sáu ngàn, chín trăm bốn mươi lăm đồng) mà những khách hàng đã nộp trả gốc, nợ lãi cho Chu Ngọc H là nộp cho Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K số tiền đó thuộc quyền quản lý của Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K. Chu Ngọc H chiếm đoạt số tiền 3.223.706.945 đồng là chiếm đoạt tiền của Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K.

Đề nghị Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K căn cứ vào từng hợp đồng tín dụng cụ thể để công nhận số tiền nêu trên đã được nộp vào ngân hàng kể từ ngày Chu Ngọc H thu của từng khách hàng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về hình phạt đối với các bị cáo không kháng cáo, về phần xử lý vật chứng, án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn luật định:

- Ngày 14/5/2019, bị cáo Chu Ngọc H kháng cáo cho rằng bị cáo chỉ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” không phạm tội “Tham ô tài sản”.

- Ngày 14/5/2019, bị cáo Lưu Thị T T, Trần Lê Diễm H, Vũ Ngọc H, Phạm Nguyễn H T, Lê Thị L kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

- Ngày 15/5/2019, bị cáo Nguyễn Sỹ H1, Đỗ Hoàng N kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

- Ngày 16/5/2019, bị cáo HD Eeban kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

- Ngày 17/5/2019, bị cáo Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo. Bị cáo Ngô Quốc VA kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

- Ngày 20/5/2019, bị cáo Đoàn Ngọc B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo. Bị cáo Nguyễn Thị H, Lê Thị H L kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

- Ngày 21/5/2019, Ngân hàng A Việt Nam kháng cáo về phần trách nhiệm dân sự.

- Ngày 23/5/2019, bị cáo Nguyễn Thị T H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Chu Ngọc H; kháng cáo xin giảm hình phạt của các bị cáo Ngô Quốc VA, Nguyễn Thị H, Lê Thị H L, và Đỗ Hoàng N, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Thị T H, H’ Dim Ê ban, Lưu Thị T T, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T, Lê Thị L, sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm cho các bị cáo một phần hình phạt. Trong đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét cân nhắc biện pháp chấp hành hình phạt đối với bị cáo Lê Thị L vì hiện nay bị cáo Lê Thị L có chồng vừa mới chết vì bệnh hiểm nghèo, hiện nay đang nuôi hai con nhỏ (con 6 tuổi và con 9 tuổi), hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.

Không chấp nhận kháng cáo về phần dân sự của Ngân hàng A Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần dân sự.

Các Luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị:

Luận cứ bào chữa của Luật sư Nguyễn Minh Luận và Luật sư Nguyễn Toàn T, bào chữa cho bị cáo Chu Ngọc H cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là tâm phục, khẩu phục; sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo không kháng cáo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chỉ kháng cáo về tội danh “Tham ô tài sản”. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Chu Ngọc H thừa nhận hành vi, thừa nhận tổng số tiền mà bị cáo chiếm đoạt, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” đối với bị cáo, vì chưa thỏa mãn đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét cho bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, cân nhắc tính chất vụ án kinh tế có so sánh với một số vụ án khác để xem xét giảm hình phạt cho bị cáo.

Các luật sư Sin Thoại Khánh, Nguyễn Toàn T, Nguyễn Thành Công bào chữa cho các bị cáo Ngô Quốc VA, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, Lê Thị H L đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cân nhắc tính chất của vụ án, vai trò của các bị cáo, các tình tiết giảm nhẹ để giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo H’ Dim Ê ban, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét cho các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tại phiên tòa phúc thẩm rất thành khẩn và xem xét tính chất vụ án, các bị cáo chỉ làm theo, thừa hành sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, thời gian công tác trong ngành còn ít, phía Ngân hàng tại phiên tòa hôm nay cũng xin giảm nhẹ cho các bị cáo, đo đó đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo và xem xét cho các bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, cho các bị cáo được hưởng án treo.

Trong luận cứ bào chữa cho các bị cáo Lê Thị L, Nguyễn Đức Q, Tăng Thị Mai H, Luật sư Nguyễn Văn L đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét cho các bị cáo là nhân viên, không có chức vụ gì, họ là người lao động làm việc theo sự chỉ đạo, đề nghị xem xét cho các bị cáo có cơ hội có việc làm, có thu nhập, lấy giáo dục là chính, chưa đến mức phải trừng trị.

Trong lời nói sau cùng, bị cáo Chu Ngọc H thành khẩn thừa nhận hành vi và thừa nhận tổng số tiền mà bị cáo chiếm đoạt của ngân hàng là 114.089.033.379 đồng, chỉ mong Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trước khi khởi tố bị cáo đã khắc phục được 1,7 tỷ đồng cho Ngân hàng, mong được giảm án.

Bị cáo Ngô Quốc VA đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo trong vụ án này vì mọi nguyên nhân bắt đầu từ sự chỉ đạo sai trái của bị cáo lúc đó với tư cách là Giám đốc và mong Hội đồng xem xét giảm hình phạt cho bị cáo vì động cơ của bị cáo là mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan và quá trình công tác bị cáo có nhiều đóng góp cho đơn vị.

Các bị cáo còn lại mong hội đồng xem xét cho các bị cáo vì các bị cáo thực hiện theo sự chỉ đạo của Giám đốc, các bị cáo thành khẩn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội D vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, xem xét ý kiến của các Luật sư, quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau:

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị T H vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Hội đồng xét xử tiến hành xét xử, vì cho rằng đã thành khẩn khai báo đầy đủ trong giai đoạn điều tra, nay mới sinh nuôi con nhỏ mặt khác đã có luật sư Đặng Ngọc H bào chữa cho tôi có mặt trình bày tại tòa. Các Luật sư Nguyễn Văn L, bào chữa cho bị cáo Lê Thị L, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q và Luật sư Võ Đình D bào chữa cho các bị cáo Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H vắng nhưng các bị cáo đề nghị Hội đồng tiến hành xét xử. Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án (chỉ có Ngân hàng NN& PTNT chi nhánh huyện K, tỉnh Đắk Lắk có mặt) nhưng xét thấy vụ án đã hoãn nhiều lần và sự vắng mặt của các cá nhân này không ảnh hưởng đến việc xét xử cho nên Hội đồng tiến hành xét xử theo đề nghị của các bị cáo và đề nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, theo đúng quy định tại Điều 351 Bộ luật tố tụng hình sự.

[2] Quá trình điều tra, giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tại phiên tòa phúc thẩm, giữ nguyên kháng cáo xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo. Riêng bị cáo Chu Ngọc H cũng thừa nhận hành vi phạm tội, thừa nhận số tiền chiếm đoạt nhưng cho ràng hành vi phạm tội của bị cáo chỉ cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do đó Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Tham ô tài sản” là không đúng, oan cho bị cáo.

[3] Lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với tài liệu hồ sơ vụ án, đủ cơ sở khẳng định:

Bị cáo Ngô Quốc VA với vai trò là giám đốc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ Ngân hàng A chi nhánh K phải thực hiện theo đúng quy trình cho vay. Tuy nhiên, bị cáo Ngô Quốc VA đã có các hành vi quản lý lỏng lẻo, chỉ đạo làm trái với Luật doanh nghiệp; Luật tổ chức tín dụng; Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng A Việt Nam, mà trực tiếp là Quyết định số 149/QĐ-HĐTV- TCKT, ngày 28/02/2014 của Ngân hàng A Việt Nam.

Các bị cáo Trần Thị Bích H, Tô Đắc H, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, H, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T, Lê Văn VA, Lưu Quốc H đã thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo Ngô Quốc VA làm trái với Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT, ngày 28/02/2014 của Ngân hàng A Việt Nam quy định tổ chức giao dịch với khách hàng trong hệ thống A gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Chu Ngọc H lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo và sự chỉ đạo làm trái quy định của bị cáo Ngô Quốc VA mà bị cáo Chu Ngọc H đã có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc lập khống hồ sơ khách hàng vay vốn để chiếm đoạt số tiền 32.446.980.744 đồng và hành vi Tham ô tài sản thông qua việc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được Ngân hàng A K giao quản lý tiền tiếp quỹ từ thủ quỹ, từ Giao dịch viên kế toán, từ Cán bộ tín dụng, thu nợ của khách hàng để chiếm đoạt số tiền 81.642.052.635 đồng. Tổng số tiền mà Chu Ngọc H đã chiếm đoạt của Nhà nước là 114.089.033.379 đồng.

Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến tháng 2/2017, tại Ngân hàng A Chi nhánh huyện K: Bị cáo Chu Ngọc H lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo, làm trái quy trình nên bị cáo đã có hành vi lừa đảo thông qua việc lập khống hồ sơ khách hàng vay vốn để chiếm đoạt tài sản và hành vi Tham ô tài sản thông qua việc lợi dụng việc Ngân hàng A K giao quản lý tiền tiếp quỹ từ thủ quỹ, từ Giao dịch viên kế toán, từ Cán bộ tín dụng, thu nợ của khách hàng để chiếm đoạt số tiền mà Chu Ngọc H có trách nhiệm quản lý.

Các bị cáo Ngô Quốc VA,Trần Thị Bích H, Tô Đắc H, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, HD Ê B, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T, Lê Văn VA, Lưu Quốc H đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Với hành vi phạm tội đó, tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Chu Ngọc H tội “Tham ô tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 533 Bộ luật hình sự năm 2015 và điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999; xử phạt các bị cáo Ngô Quốc VA, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, H’ Dim Ê B, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

[4] Xét kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản” của bị cáo Chu Ngọc H. Bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo Chu Ngọc hải về hai tội: “Tham ô tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo không kháng cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thừa nhận hành vi và số tiền chiếm đạt như cấp sơ thẩm quy kết, và tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo cũng thừa nhận hành vi và thừa nhận tổng số tiền mà bị cáo chiếm đoạt của Ngân hàng như bản án sơ thẩm quy kết là đứng, chỉ kháng cáo về tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo cho rằng hành vi của bị cáo về tiếp quỹ, về hành vi giải ngân, hành vi thu nợ, quá trình đó bị cáo giả mạo đúng quy trình để lập hồ sơ khống vay tiền và hành vi dùng thủ đoạn gian dối mà cụ thể là nói dối khách hàng tin tôi có quyền thu nợ để khách hàng đưa tiền cho tôi.. do đó không phải là tham ô mà là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Xét kháng cáo của bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Tại quyết định tuyển dụng 1636/QĐ/NHN0-TCCB ngày 26/10/2010 (BL 1144), bị cáo được tuyển dụng vào làm việc tại chi nhánh Ngân hàng A chi nhánh Nơ T Long, thành phố B và đến ngày 16/6/2014 bị cáo được điều động về công tác tại Ngân hàng A chi nhánh huyện K, nhiệm vụ của bị cáo là cán bộ tín dụng. (BL 1145, Quyết định phân công công việc số 09/NHN0 ngày 23/6/2014 do Giám đốc Ngô Quốc VA ký).

Theo quy định của Ngân hàng A Việt Nam thì trong quá trình giải quyết cho vay vốn: Cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được thực hiện giải ngân tiền vay (điểm a, c khoản 1 Điều 7 Quyết định số 149/QĐ-HĐTVTCKT và khoản 2, phụ lục 2 kèm theo quy định luân chuyển hạch toán kế toán số 311/QĐ-NHN0-TCKT); cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được lưu hồ sơ vay vốn (Điều 41/Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN và Điều 14 Quyết định số 836/QD-NHN0-HSX); cán bộ tín dụng (không phải giao dịch viên) không được nhận tiền mặt tại kho quỹ; việc tiếp quỹ phải có sự phê duyệt của trưởng phòng kế toán-kiểm soát viên (Điều 7 Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT và khoản 1 mục 1 phụ lục 1 kèm theo quyết định số 311/QĐ-NHN0-TCKT). Trong khi đó tại Ngân hàng A và PTNT chi nhánh huyện K thực hiện theo quy trình cũ đó là: cho cán bộ tín dụng giải ngân, tiếp quỹ, quản lý hồ sơ vay vốn cho đến tháng 10/2016 mới thay đổi quy trình theo đúng quy định. Việc cho chủ trương như vậy là trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng A Việt Nam dẫn đến hậu quả là cán bộ tín dụng Chu Ngọc H lợi dụng quy trình sai này để lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền của Ngân hàng. (lời khai của Ngô Quốc VA tại biên bản hỏi cung bị can ngày 3/8/2017- BL1465,1466).

Quá trình điều tra, giải quyết vụ án, bị cáo Chu Ngọc H thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tại biên bản ghi lời khai ngày 17/5/2017 (BL 1156), bị cáo H khai: Trong thời gian này, do nợ nần nhiều, khi tôi làm việc ở Ngân hàng A huyện K phát hiện có nhiều sơ hở nên nảy sinh ý định lập hồ sơ giả, lập khống, để rút tiền trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân; còn việc rút tiền của Ngân hàng thì vào đầu giờ buổi sáng, dựa trên các hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt, tôi lập đề xuất, xuất quỹ có sự phê duyệt của Giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh theo số tiền đã được giải ngân đến kho quỹ nhận tiền mặt đưa về để tại tủ của bàn làm việc; Tại biên bản ghi lời khai ngày 16/5/2017 (BL1152,1155), bị cáo Chu Ngọc H khai: vào khoảng đầu năm 2015 do áp lực của việc tôi vay nợ nóng bên ngoài nên nảy sinh ý định thực hiện việc làm giả hồ sơ xin vay vốn ngân hàng để rút tiền trả nợ; việc vay vốn do cán bộ tín dụng giải ngân nên chỉ cần có đơn xin vay vốn của khách hàng và phiếu chi của Giám đốc ngân hàng để cuối ngày đóng tập phiếu chi giải ngân là có thể rút được tiền; còn nguồn tiền thì mỗi ngày khi có hồ sơ giải ngân, vào buổi sáng sớm tôi xuống bộ phận kế toán để viết giấy nhận tiền, nội dung thể hiện là để giải ngân cho khách hàng, thông thường tôi rút số tiền khoảng 01 tỷ đồng để giải ngân cho khách hàng, nếu thiếu thì đề xuất rút thêm, thừa thì trả lại quỹ. Sau khi viết giấy nhận tiền và được kế toán duyệt chi thì tôi đến bộ phận ngân quỹ để rút tiền mặt đưa về bộ phận tín dụng để giải ngân cho khách hàng, số tiền này do tôi quản lý tại két sắt tại bàn làm việc của tôi. Trường hợp giải ngân cho khách hàng thì khách hàng đến gặp tôi để ký nhận vào phiếu chi để tôi trình Giám đốc ký duyệt và nhận tiền. Đối với môi hồ sơ làm giả tôi chỉ cần làm giả hồ sơ xin vay vốn của khách hàng và phiếu chi, trong đó họ, tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân của khách hàng do tôi lập khống và giả chữ ký của họ đồng thời giả chữ ký của Giám đốc để cuối ngày nộp lưu kho của Ngân hàng là tôi có thể rút được tiền mặt đối với hồ sơ làm giả này. Do hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng quản lý, nên đối với hồ sơ hoàn chỉnh của khách hàng thật thì tôi còn lưu giữ, còn đối với hồ sơ làm giả thì tôi chỉ cần có đơn xin vay vốn của khách hàng và phiếu chi là có thể kẹp chung với thủ tục giải ngân thật để rút tiền của Ngân hàng. Tại biên bản hỏi cung bị can ngày 27/6/2017 (BL 1166, 1167), Chu Ngọc H khai: .. khi nhận tiền mặt xong thì tôi ký vào mục người nhận tiền của bản kê chi tiền... khi tôi đề nghị tiếp quỹ thì chưa làm thủ tục tiếp quỹ trên IPCAS; sau khi tôi nhận tiền mặt xong thì thủ quỹ mới làm thủ tục xuất quỹ trên IPCAS, đến cuối ngày tôi xác nhận trên IPCAS số tiền tôi tiếp quỹ và giải ngân. Khi tiếp quỹ thì tôi chưa làm hồ sơ; khi nhận tiền mặt về thì tôi mới làm hồ sơ khống..; Tôi cất vào trong hộc tủ của tôi, trường hợp giải ngân thật thì tôi giải ngân cho họ, số tiền còn lại bao nhiêu tôi sử dụng cho mục đích cá nhân là chơi game “Võ lâm truyền kỳ” và cá độ bóng đá qua Internet.” (BL 1209, 1210-biên bản hỏi cung bị can ngày 21/3/2018).

Đối với việc thu nợ gốc và lãi, bị cáo thừa nhận như sau: Tại biên bản ghi lời khai ngày 22/5/2017 (BL1560), bị cáo khai: do áp lực khắc phục hậu quả do tôi gây ra tại Ngân hàng và tiền tôi vay nặng lãi ngoài xã hội nên khi khách hàng nộp tiền cho tôi để trả nợ vay của khách hàng với ngân hàng thì tôi không nộp số tiền này cho Ngân hàng mà lấy số tiền này để sử dụng vào mục đích cá nhân; vào khoảng đầu tháng 4/2017, khi tôi bị phát hiện làm hồ sơ khống, vì không thể xoay xở được tiền để khắc phục hậu quả ...nên tôi nghĩ cách là thu tiền gốc và lãi của các hộ dân vay vốn để khắc phục hậu quả cho các hồ sơ bị lập khống. Tôi khẳng định việc thu gốc và lãi của các hộ dân nhưng tôi không nộp vào ngân hàng để tất toán các khoản vay cho họ. Tổng số hộ dân đã thu trên 50 người.. (BL 1174, 1185).

Như vậy, lợi dụng việc Ngân hàng A K cho cán bộ tín dụng được tiếp quỹ từ thủ quỹ, nhận tiền trực tiếp từ giao dịch viên và các cán bộ tín dụng khác để giải ngân vốn vay cho khách hàng, sau khi được nhận tiền H đã lập khống hồ sơ để chiếm đoạt số tiền tiếp quỹ mà H đang quản lý sử dụng vào mục đích cá nhân.

Ngoài ra, lợi dụng việc Ngân hàng A K cho phép cán bộ tín dụng được thu nợ từ các hộ dân vay vốn tại địa bàn do mình phụ trách quản lý, sau khi thu tiền nợ về thì nộp lại cho bộ phận kế toán để nộp vào ngân hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, Chu Ngọc H đã thu tiền nợ gốc và lãi của khách hàng vay vốn thật, nhưng không nộp vào ngân hàng để tất toán khoản vay cho họ mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân và để nộp tất toán cho các bộ hồ sơ khác do H lập khống trước đó.

Tổng số tiền Chu Ngọc H chiếm đoạt từ việc tiếp quỹ từ thủ quỹ, nhận tiền trực tiếp từ giao dịch viên và các cán bộ tín dụng khác để giải ngân vốn vay cho khách hàng, sau khi được nhận tiền H đã lập khống hồ sơ để chiếm đoạt là: 78.418.345.690đ (Bảy mươi tám tỷ, bốn trăm mười tám triệu, ba trăm bốn lăm ngàn, sáu trăm chín mươi đồng). Tổng số tiền bị cáo Chu Ngọc H thu nợ từ các hộ dân vay vốn nhưng H không nộp vào Ngân hàng là: 3.223.706.945 đồng (Ba tỷ, hai trăm hai mươi ba triệu, bảy trăm lẻ sáu ngàn, chín trăm bốn mươi lăm đồng). Như vậy, tổng số tiền mà Chu Ngọc H có hành vi tham ô là: 81.642.052.635đ (Tám mươi mốt tỷ, sáu trăm bốn hai triệu, không trăm năm hai ngàn, sáu trăm ba lăm đồng). Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Tham ô tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy kháng cáo của bị cáo Chu Ngọc H không có căn cứ nên không được chấp nhận, đề nghị của Viện kiểm sát có cơ sở nên được chấp nhận, bác kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[5] Xét kháng cáo xin giảm hình phạt của các bị cáo Ngô Quốc VA:

Hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của bị cáo Ngô Quốc VA và 18 bị cáo khác: Bị cáo Ngô Quốc VA vì áp lực lượng khách hàng lớn, muốn đơn vị đạt thành tích doanh thu lớn nên đã chỉ đạo làm sai với Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT, ngày 28/02/2014 của Ngân hàng A Việt Nam. 18 bị cáo khác nhận thức rõ việc chỉ đạo của Ngô Quốc VA là trái quy định, một số bị cáo đã có phản ứng, ý kiến trong các cuộc họp, một số bị cáo do mới vào làm việc thì không dám phản ứng, không dám ý kiến nhưng tất cả đã tiếp nhận ý chí, thực hiện sự chỉ đạo sai trái của Ngô Quốc VA. Hành vi của các bị cáo được thể hiện như sau:

Bị cáo Ngô Quốc VA với vai trò là giám đốc trực tiếp lãnh đạo thì phải chỉ đạo cán bộ Ngân hàng A chi nhánh K thực hiện theo đứng quy trình cho vay. Tuy nhiên, bị cáo Ngô Quốc VA đã có những chỉ đạo làm sai với Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT, ngày 28/02/2014 của Ngân hàng A Việt Nam. Như cho phép cán bộ tín dụng được trực tiếp giải ngân cho khách hàng, thu nợ của khách hàng và quản lý hồ sơ vay vốn; Đối với User “KRBNVINH” và thẻ ETOKEN được cấp cho Ngô Quốc VA để quản lý hoạt động của các nhân viên và phê duyệt giải ngân trên hệ thống IPCAS, nhưng Ngô Quốc VA không quản lý và sử dụng mà giao cho Nguyễn Thị H quản lý và sử dụng. Ngoài ra, còn chỉ đạo nhân viên để User và thẻ ETOKEN để các nhân viên đăng nhập vào phê duyệt đơn vay vốn dẫn đến mật khẩu User và thẻ ETOKEN bị lộ và Chu Ngọc H lợi dụng việc này đăng nhập vào để phê duyệt đơn vay vốn đối với các bộ hồ sơ do H lập khống. Đối với chứng từ giải ngân: Ngân hàng A chi nhánh K để đến cuối ngày mới ký hợp thức hóa chứng từ, ngoài ra có nhiều lần Ngô Quốc VA ký khống, ký bổ sung Tờ trình thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo và Giấy lĩnh tiền vay đối với các hồ sơ do H lập khống. Ngày 24/02/2017 Ngô Quốc VA biết Chu Ngọc H lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tuy nhiên, Ngô Quốc VA không báo cáo sự việc với cấp có thẩm quyền để đình chỉ công tác của H, mà vẫn để cho H tiếp tục công tác để khắc phục hậu quả dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng việc này chiếm đoạt tiền của khách hàng vay vốn khi khách hàng đến ngân hàng đóng tiền lãi và tiền gốc.

Như vậy, Ngô Quốc VA (với vai trò là giám đốc) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 114.089.033.379đ (Một trăm mười bốn tỷ, không trăm tám mươi chín triệu, không trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm bảy mươi chín đồng). Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Ngô Quốc VA 8 (tám) năm tù là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất hành vi, hậu quả của vụ án và vai trò của bị cáo trong vụ án này, như khẳng định của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay tuy nhiên do không có kháng cáo, kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không có thẩm quyền tăng hình phạt mà Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Ngô Quốc VA.

[6] Xét kháng cáo xin giảm hình phạt của các bị cáo Lê Thị H L, Đỗ Hoàng N, Nguyễn Thị H, thấy rằng:

- Bị cáo Lê Thị H L với vai trò là Kiểm soát viên - Trưởng phòng kế toán - tài chính (từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2017), thành viên ban quản lý kho quỹ. Bị cáo L biết việc chỉ đạo của Ngô Quốc VA là sai quy trình nhưng không quyết liệt chống đối, không báo cáo với cấp có thẩm quyền mà vẫn đồng ý để thực hiện theo quy trình được Ngô Quốc VA chỉ đạo. Để cho cán bộ tín dụng được tiếp quỹ, nhận tiền mặt tại kho quỹ; lúc tiếp quỹ thì chưa phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì; việc giải ngân không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu kiểm tra, đối chiếu mà chỉ để đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa. Đối với User và mật khẩu thẻ ETOKEN của các giao dịch viên thì để cho nhân viên khác cùng sử dụng chung, dẫn đến có nhiều nhân viên khi đi học, tập huấn, tham gia hội thao hoặc nghỉ phép dài ngày để lại User và thẻ ETOKEN cho nhân viên khác cùng sử dụng, còn chứng từ khi nào nhân viên này về thì ký bổ sung. Trong 562 bộ hồ sơ chứng từ do Chu Ngọc H lập khống, bị cáo L ký duyệt chứng từ giải ngân 562 hồ sơ với tổng số tiền giải ngân 127.625.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 94 hồ sơ với số tiền 11.081.642.000 đồng; nộp 429 lần tiền lãi 5.678.031.566 đồng.

Như vậy, Lê Thị H L (với vai trò là Kiểm soát viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 110.865.326.434 đồng (Một trăm mười tỷ, tám trăm sáu mươi lăm triệu, ba trăm hai mươi sáu ngàn, bốn trăm ba mươi tư đồng). Tuy nhiên khi phát hiện ra sai phạm trong quy trình hoạt động của đơn vị, bị cáo Lê Thị H L đã trực tiếp báo cáo với giám đốc Ngô Quốc VA nhưng không được đồng ý, tuy không được giám đốc đồng ý nhưng cũng đã thể hiện ý chí ngăn chặn tội phạm của bị cáo, do vai trò là cán bộ dưới quyền phải làm theo mặt khác bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên Hội đồng xét xử phúc thẩm nghĩ cần chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giảm cho bị cáo một phần hình phạt, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với những người thành khẩn.

- Bị cáo Nguyễn Thị H với vai trò là Trưởng phòng tín dụng (từ tháng 10/2013 đến tháng 05/2017) đã có những hành vi sai phạm như sau: để lộ mật khẩu của User và thẻ ETOKEN của Ngô Quốc VA cùng với của H cho nhân viên khác vào sử dụng khi có nhu cầu. Để cán bộ tín dụng không có chức năng, nhiệm vụ ngồi vào máy tính của mình phê duyệt đơn xin vay vốn nhưng không ngăn cản dẫn đến cán bộ tín dụng lợi dụng để đăng nhập vào phê duyệt đơn xin vay vốn của hồ sơ khống. Khi ký Tờ trình đề nghị thế chấp tài sản đảm bảo mà không yêu cầu kiểm tra hồ sơ và tài sản dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng làm khống hồ sơ mà không phát hiện ra. Trong 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì User “KRBNHIEN” của Nguyễn Thị H phê duyệt 417 lần, với tổng số tiền giải ngân: 94.045.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp gốc 76 lần, với tổng số tiền: 9.856.642.000đ; nộp lãi 335 lần, với tổng số tiền 4.679.926.672đ.

Như vậy, Nguyễn Thị H (với vai trò là Trưởng phòng tín dụng) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 79.508.431.328 đồng (Bảy mươi chín tỷ, năm trăm lẻ tám triệu, bốn trăm ba mốt ngàn, ba trăm hai tám đồng).

- Bị cáo Đỗ Hoàng N với vai trò là phó phòng tín dụng (từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2017) đã có những hành vi sai phạm như sau: để lộ mật khẩu của User và thẻ ETOKEN của mình cho nhân viên khác vào sử dụng khi có nhu cầu. Để cán bộ tín dụng không có chức năng, nhiệm vụ ngồi vào máy tính của mình phê duyệt đơn xin vay vốn nhưng không ngăn cản dẫn đến cán bộ tín dụng lợi dụng để đăng nhập vào phê duyệt đơn xin vay vốn của hồ sơ khống. Khi ký Tờ trình đề nghị thế chấp tài sản đảm bảo mà không yêu cầu kiểm tra hồ sơ và tài sản dẫn đến Chu Ngọc H lợi dụng làm khống hồ sơ mà không phát hiện ra. Trong 562 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống thì User “KRBDHNG” của Đỗ Hoàng N phê duyệt 121 đơn với tổng số tiền giải ngân 27.520.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp gốc 16 lần, với tổng số tiền 1.005.000.000đ; Nộp lãi 83 lần với tổng số tiền: 888.112.394đ.

Như vậy, Đỗ Hoàng N (với vai trò là Phó phòng tín dụng) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 25.626.887.606 đồng (Hai mươi lăm tỷ, sáu trăm hai sáu triệu, tám trăm tám bảy ngàn, sáu trăm lẻ sáu đồng).

Trong vụ án này, vai trò trách nhiệm chính thuộc về bị cáo Ngô Quốc VA, các bị cáo khác tham gia với vai trò đồng phạm giản đơn. Bị cáo Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N có vai trò thấp hơn bị cáo Ngô Quốc VA và bị cáo Lê Thị H L, các bị cáo H, Nguyên có nhiều tình tình tiết giảm nhẹ, xét tính chất hành vi và vai trò của các bị cáo trong vụ án, các bị cáo không vụ lợi, đại diện ngân hàng tại phiên tòa phúc thẩm xin giảm hình phạt cho các bị cáo nên Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm, giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

[7] Xét kháng cáo xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo của các bị cáo Lưu Thị T T, Nguyễn Sỹ H1, HD Ê ban, Tăng Thị Mai H, Đoàn Ngọc B, Nguyễn Thị T H, Vũ Ngọc H, Phạm Nguyễn H T, Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Nguyễn Đức Q.

- Bị cáo H với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính đã có những hành vi sai phạm như sau: Theo quy trình thì phải tiếp quỹ tiền mặt trên hệ thống IPCAS trước và phải được chuyển qua cho Kiểm soát viên phê duyệt, sau khi được kiểm soát viên phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ thì mới được tiếp quỹ và phải tiếp quỹ cho giao dịch viên. Tuy nhiên lại để cho Thủ quỹ chi tiền mặt cho cán bộ tín dụng mà không phải là giao dịch viên khi chưa được phê duyệt của kiểm soát viên trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì, sau đó mới đăng nhập vào IPCAS để phê duyệt, và đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa chứng từ. Ngoài ra, khi H nghỉ ốm thì để mật khẩu của User và thẻ ETOKEN “KRBHDIM” của mình cho nhân viên khác sử dụng. Từ ngày 06/5/2015 đến ngày 20/02/2017 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 282 lần, với tổng số tiền 154.205.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 423 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 89.840.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 74 hồ sơ với số tiền 8.421.642.000đ; nộp 345 lần tiền lãi với tổng số tiền 4.688.193.060đ.

Như vậy, HD Ê ban (với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 76.730.164.940 đồng (Bảy mươi sáu tỷ, bảy trăm ba mươi triệu, một trăm sáu tư ngàn, chín trăm bốn mươi đồng).

- Bị cáo Lê Thị L với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính (từ ngày 01/9/2016 đến ngày 13/10/2016 làm thay cho H) đã có những hành vi sai phạm như sau: Theo quy trình thì phải tiếp quỹ tiền mặt trên hệ thống IPCAS trước và phải được chuyển qua cho Kiểm soát viên phê duyệt, sau khi được kiểm soát viên phê duyệt trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ thì mới được tiếp quỹ và phải tiếp quỹ cho giao dịch viên. Tuy nhiên lại để cho Thủ quỹ chi tiền mặt cho cán bộ tín dụng mà không phải là giao dịch viên khi chưa được phê duyệt của kiểm soát viên trên hệ thống IPCAS và trên chứng từ nhưng không có ý kiến gì, sau đó mới đăng nhập vào IPCAS đê phê duyệt, và đến cuối ngày mới tập hợp chứng từ lại để ký hợp thức hóa chứng từ. Ngoài ra Lê Thị L phụ trách H kiểm giao dịch nhưng khi hậu kiểm chỉ nhìn chứng từ chưa có chữ ký thì yêu cầu ký bổ sung, mà không hậu kiểm hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp với chứng từ giải ngân để xác định tính hợp lệ, hợp pháp nên dẫn đến nhiều chứng từ giải ngân của Giao dịch viên Nguyễn Đức Q không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp nhưng không phát hiện ra. Từ ngày 01/9/2016 đến ngày 13/10/2016, L đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 24 lần, với tổng số tiền 15.440.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 34 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 9.305.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 03 hồ sơ với số tiền 90.000.000đ; nộp 16 lần tiền lãi với tổng số tiền 114.404.582đ.

Như vậy, Lê Thị L (với vai trò là Giao dịch viên quỹ chính) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 9.100.595.418 đồng (Chín tỷ, một trăm triệu, năm trăm chín lăm ngàn, bốn trăm mười tám đồng).

- Bị cáo Lưu Thị T T với vai trò là Thủ quỹ (từ ngày 15/4/2016 đến tháng 05/2017) đã có những sai phạm: Chi tiền tiếp quỹ cho cán bộ tín dụng tại kho quỹ khi chưa có sự phê duyệt của Kiểm soát viên (Trưởng phòng kế toán) và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ, đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa. Từ ngày 15/4/2016 đến ngày 20/02/2017, T đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 162 lần, với tổng số tiền 93.160.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 150 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 40.890.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 26 hồ sơ với số tiền 4.911.642.000đ; nộp 93 lần tiền lãi với tổng số tiền 887.663.255đ.

Như vậy, Lưu Thị T T (với vai trò là Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 35.090.694.745đ (Ba mươi lăm tỷ, không trăm chín mươi triệu, sáu trăm chín tư ngàn, bảy trăm bốn lăm đồng).

- Bị cáo Nguyễn Thị T H với vai trò là Thủ quỹ (từ tháng 08/2014 đến ngày 20/02/2016 chuyển công tác) đã có những sai phạm: Chi tiền tiếp quỹ cho cán bộ tín dụng tại kho quỹ khi chưa có sự phê duyệt của Kiểm soát viên (Trưởng phòng kế toán) và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ, đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa. Từ ngày 06/4/2015 đến ngày 20/02/2016, Hà đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 95 lần, với tổng số tiền 46.800.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 137 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 20.215.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 30 hồ sơ với số tiền 2.580.000.000đ; nộp 136 lần tiền lãi với tổng số tiền 2.255.532.178đ.

Như vậy, Nguyễn Thị T H (với vai trò là Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 15.379.467.822đ (Mười lăm tỷ, ba trăm bảy mươi chín triệu, bốn trăm sáu mươi bảy ngàn, tám trăm hai mươi hai đồng).

- Bị cáo Nguyễn Sỹ H1 với vai trò giao dịch viên kế toán từ ngày 11/5/2016 đã có những sai phạm: Được cấp User và thẻ ETOKEN “KRBHIEU” có chức năng giao dịch tiền mặt. Tuy nhiên, H1 lại ghi mật khẩu của User và thẻ ETOKEN ra giấy và dán trên màn hình để cho nhân viên khác cùng sử dụng. Ngoài ra có nhiều ngày đi tham gia hội thao không làm việc tại ngân hàng nhưng User “KRBHIEU” của ông H1 vẫn tiếp quỹ, đăng ký thế chấp và giải ngân trên hệ thống IPCAS; khi về làm việc lại thì lại ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ, giải ngân này mà không yêu cầu cung cấp hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo để kiểm tra đối chiếu. Đối với việc Tiếp quỹ thì làm thủ tục tiếp quỹ cho Cán bộ tín dụng đi nhận tiền tại kho quỹ mà chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu để xác định số tiền tiếp quỹ được giải ngân cho khách hàng với tài sản thế chấp đảm bảo là gì. Từ ngày 30/6/2016 đến ngày 10/11/2016 đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 61 lần, với tổng số tiền 34.390.000.000đ; và Chu Ngọc H lập khống 104 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 29.125.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 21 hồ sơ với số tiền 2.005.000.000đ; nộp 72 lần tiền lãi với tổng số tiền 654.682.930đ.

Như vậy, Nguyễn Sỹ H1 (với vai trò là Giao dịch viên ký chứng từ) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 26.465.317.070đ (Hai mươi sáu tỷ,bốn trăm sáu lăm triệu, ba trăm mười bảy ngàn, không trăm bảy mươi đồng).

- Bị cáo Tăng Thị Mai H:

a. Từ ngày 26/11/2014 đến tháng 01/2016 với vai trò là giao dịch viên kế toán đã có các hành vi sai phạm sau: Được cấp User và thẻ ETOKEN “KRBHUONG” có chức năng giao dịch tiền mặt. Tuy nhiên, H lại để lộ mật khẩu của User và thẻ ETOKEN để cho nhân viên khác cùng sử dụng. Đối với các chứng từ giải ngân theo User “KRBHUONG” của mình thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ. Tại giai đoạn này xác định H ký 13 chứng từ giải ngân do Chu Ngọc H lập khống, với tổng số tiền giải ngân 1.940.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 02 hồ sơ với số tiền 300.000.000đ; nộp 13 lần tiền lãi với tổng số tiền 170.109.166đ, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 1.469.890.534 đồng (Một tỷ bốn trăm sáu chín triệu tám trăm chín mươi ngàn năm trăm ba tư đồng).

b. Từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016 là Thủ quỹ đã có các hành vi sai phạm sau: Chi tiền tiếp quỹ cho cán bộ tín dụng tại kho quỹ khi chưa có sự phê duyệt của Kiểm soát viên (Trưởng phòng kế toán) và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ, đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa. Trong gia đoạn này H đã tiếp quỹ tiền mặt cho Chu Ngọc H 62 lượt với tổng số tiền 34.565.000.000đ; trong đó: giải ngân cho 58 bộ hồ sơ khống, với tổng số tiền 9.990.000.000đ; bị cáo Chu Ngọc H đã nộp tiền gốc được 11 bộ hồ sơ với số tiền 195.000.000đ; nộp 57 lần tiền lãi với tổng số tiền 754.326.666đ.

Tăng Thị Mai H (với vai trò là thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền 9.040.673.334 đồng (Chín tỷ không trăm bốn mươi triệu sáu trăm bảy ba ngàn ba trăm ba tư đồng).

c. Từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017, là Kế toán giải ngân đã có sai phạm sau: Tiếp quỹ cho Cán bộ tín dụng Chu Ngọc H; tiếp quỹ tiền mặt khi chưa được tiếp quỹ và phê duyệt trên hệ thống IPCAS; lúc tiếp quỹ chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán trên chứng từ nhưng vẫn cho tiếp quỹ; đến cuối ngày mới tập hợp các chứng từ tiếp quỹ lại để ký hợp thức hóa. Để cho Chu Ngọc H không có phận sự vào máy tính của mình để tự ý đăng ký thế chấp tài sản và giải ngân trên hệ thống IPCAS. Quá trình ký các chứng từ giải ngân do Chu Ngọc H chuyển xuống không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng vẫn ký mà không báo cáo với cấp trên. Trong giai đoạn này H đã ký 71 chứng từ giải ngân, với tổng số tiền giải ngân 33.600.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 16 hồ sơ với số tiền 5.406.642.000đ; nộp 17 lần tiền lãi với tổng số tiền 186.252.256đ; Tổng số tiền bị chiếm đoạt: 33.600.000.000 đ/giải ngân - 5.406.642.000 đ/nộp gốc - 186.252.256 đ/nộp lãi = 28.007.105.744 đồng.

Như vậy, Tăng Thị Mai H (với vai trò là Giao dịch viên ký chứng từ và Thủ quỹ) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 38.517.669.912 đồng (Ba mươi tám tỷ năm trăm mười B triệu sáu trăm sáu chín ngàn chín trăm mười hai đồng).

- Bị cáo Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T, với vai trò là giao dịch viên kế toán đã có những sai phạm sau: Được cấp User và thẻ ETOKEN có chức năng giao dịch tiền mặt. Tuy nhiên, không quản lý, bảo mật User và thẻ ETOKEN của mình mà tự ý để lộ mật khẩu và thẻ ETOKEN cho các nhân viên khác biết và cùng sử dụng. Đối với việc Tiếp quỹ thì để cho Cán bộ tín dụng lấy tên User và thẻ ETOKEN của giao dịch viên kế toán để duyệt trên hệ thống IPCAS, sau đó cán bộ tín dụng tự ý gặp thủ quỹ để nhận tiền mặt khi chưa có sự phê duyệt của Trưởng phòng kế toán và Phó giám đốc phụ trách kế toán, nhưng không có ý kiến gì và đến cuối ngày thì ký hợp thức hóa các chứng từ tiếp quỹ mà không kiểm tra, đối chiếu. Đối với các chứng từ giải ngân thì khi ký không có hồ sơ vay vốn và tài sản thế chấp đảm bảo nhưng không yêu cầu cung cấp để kiểm tra mà chỉ ký để hợp thức hóa các chứng từ sau đó.

Từ ngày 24/5/2016 đến ngày 27/9/2016, Nguyễn Đức Q đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H tổng cộng 41 lần, với tổng số tiền 19.285.000.000đ; và đã ký chứng từ giải ngân cho 76 bộ hồ sơ do Chu Ngọc H lập khống với tổng số tiền 15.775.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 05 hồ sơ với số tiền 95.000.000đ; nộp 36 lần tiền lãi với tổng số tiền 340.568.334đ. Như vậy, Nguyễn Đức Q (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 15.339.431.666 đồng (Mười lăm tỷ, ba trăm ba chín triệu, bốn trăm ba mốt ngàn, sáu trăm sáu sáu đồng).

Từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/12/2015, Vũ Ngọc H đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng: 69 lần, với tổng số tiền 30.180.000.000đ; và từ ngày 12/6/2015 đến ngày 11/01/2016 User “KRBHUNG” của H đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc H đã ký duyệt 114 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 16.805.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 11 hồ sơ với số tiền 1.240.000.000đ; nộp 112 lần tiền lãi với tổng số tiền 1.604.128.127đ. Như vậy, Vũ Ngọc H (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 13.960.871.873 đồng (Mười ba tỷ, chín trăm sáu mươi triệu, tám trăm bảy mốt ngàn, tám trăm bảy ba đồng).

Từ ngày 04/3/2016 đến ngày 23/05/2016, Trần Lê Diễm H đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 47 lần, với tổng số tiền 25.345.000.000đ; và từ ngày 04/3/2016 đến ngày 30/6/2016 User “KRBHONG” của H đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc H đã ký duyệt 78 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 13.640.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 10 hồ sơ với số tiền 310.000.000đ; nộp 75 lần tiền lãi với tổng số tiền 914.741.667đ. Như vậy, Trần Lê Diễm H (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 12.415.258.333 đồng (Mười hai tỷ, bốn trăm mười lăm triệu, hai trăm năm tám ngàn, ba trăm ba ba đồng).

Từ ngày 13/01/2016 đến ngày 06/4/2016, Đoàn Ngọc B đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 47 lần, với tổng số tiền: 26.250.000.000đ; và từ ngày 13/01/2016 đến ngày 09/5/2016 User “KRBAN” của B đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc B đã ký duyệt 66 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 10.800.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 07 hồ sơ với số tiền 115.000.000đ; nộp 64 lần tiền lãi với tổng số tiền 852.185.001đ. Như vậy, Đoàn Ngọc B (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 9.032.814.999 đồng (Chín tỷ, không trăm ba hai triệu, tám trăm mười bốn ngàn, chín trăm chín chín đồng).

Từ ngày 11/6/2015 đến ngày 26/8/2015, Phạm Nguyễn H T đã tiếp quỹ cho Chu Ngọc H sai quy trình tổng cộng 06 lần, với tổng số tiền 3.800.000.000đ; và từ ngày 10/6/2015 đến ngày 25/8/2015 User “KRBTRUNG” của T đã đăng ký thế chấp và giải ngân trên IPCAS cùng với việc T đã ký duyệt 15 bộ hồ sơ chứng từ, với tổng số tiền giải ngân 2.250.000.000đ; trong đó bị cáo Chu Ngọc H đã: Nộp tiền gốc được 02 hồ sơ với số tiền 160.000.000đ; nộp 15 lần tiền lãi với tổng số tiền 311.972.950đ. Như vậy, Phạm Nguyễn H T (với vai trò là Giao dịch viên) đã có những vi phạm nêu trên, liên đới gây thiệt hại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền: 1.778.027.050 đồng (Một tỷ, bảy trăm bảy tám triệu, không trăm hai bảy ngàn, không trăm năm mươi đồng).

Như đã phân tích, lập luận nêu trên, trong vụ án này, các bị cáo H, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T là nhân viên trẻ tuổi, mới vào làm việc biết việc chỉ đạo của bị cáo Ngô Quốc VA là sai quy trình nhưng không có ý kiến, không báo cáo với cấp trên mà vẫn đồng ý làm theo chỉ đạo của Ngô Quốc VA và do áp lực công việc, trách nhiệm của người dưới quyền nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Vai trò của các bị cáo là đồng phạm giản đơn, trách nhiệm của các bị cáo là thấp hơn so với các bị cáo trong ban Giám đốc. Do đó, cũng cần xem xét cho các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, sau khi xét xử sơ thẩm mặc dù bản án sơ thẩm không buộc các bị cáo bồi thường bồi hoàn nhưng các bị cáo đã tự nguyện nộp một khoản tiền để góp phần khắc phục hậu quả chung của vụ án. Mặt khác, đại diện Ngân hàng A chi nhánh tỉnh Đắk Lắk có công văn số 3662/NHN0.ĐL-PC ngày 27/12/2019 (do Giám đốc Vương H Lĩnh ký, gửi Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng) xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là những cán bộ mới vào ngành, kinh nghiệm chưa nhiều, khó tránh khỏi vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo sai trái của cấp trên trực tiếp, không có động cơ vụ lợi cá nhân và tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, đại diện Ngân hàng A chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cũng tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo. Qua xem xét các tình tiết giảm nhẹ và tính chất hành vi của vụ án, vai trò của các bị cáo, Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lưu Thị T T, Nguyễn Sỹ H1, H’ Dim Ê B, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Thị T H, Vũ Ngọc H, Phạm Nguyễn H T, Nguyễn Đức Q, giảm cho các bị cáo này một phần hình phạt, theo hướng áp dụng khoản 3 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đối với bị cáo Lê Thị L, có chồng vừa chết do bệnh hiểm nghèo(tháng 9/2018), hiện đang nuôi con nhỏ (6 tuổi và 9 tuổi) (Đơn xin cứu xét của bị cáo Lê Thị L, đề ngày 14/9/2020, có xác nhận của UBND thị trấn K, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, kèm theo Giấy khai tử của chồng là Trần Văn Thìn, chết vì bệnh ung thư, giấy khai sinh của con Trần Thị Mai Thi, sinh năm 2011, Trần Thị Yến Nhi, sinh 2014); Bị cáo Trần Lê Diễm H hiện đang mang thai (có kết quả siêu âm của trung tâm y tế huyện KP, tỉnh Đắk Lắk); Đối với bị cáo Đoàn Ngọc B, ngoài các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999, bị cáo có gia đình có công cách mạng, ông nội được tặng thưởng huân chương kháng chiến, bố có thành tích trong công tác, bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả, thể hiện sự thành khẩn, ăn năn của bị cáo. Do đó ngoài các tình tiết giảm nhẹ chung như phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét thêm các tình tiết mới này để xem xét cân nhắc áp dụng khoản 3 Điều 54 và Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 xem xét giảm hình phạt và cho các bị cáo Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B được cải tạo tại cộng đồng, không cần thiết phải cách ly khỏi đời sống xã hội, thể hiện sự khoan hồng và nhân đạo của pháp luật.

[7] Về kháng cáo của nguyên đơn dân sự: Ngân hàng A Việt Nam- chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, kháng cáo về phần dân sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Theo chủ trương của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh K cho phép cán bộ tín dụng được thu nợ mặc dù việc này là không đúng quy định nhưng trên thực tế cán bộ tín dụng đã thu nợ của khách hàng tại địa bàn do mình phụ trách quản lý, sau khi thu nợ về thì nộp lại cho bộ phận kế toán để nộp vào Ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Quá trình thu được nợ nhưng chưa nộp vào Ngân hàng cho khách hàng thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý số tiền này.

Bị cáo Chu Ngọc H lợi dụng vào quy trình này của Ngân hàng K có từ trước là cho phép cán bộ tín dụng được giải ngân, thu nợ và khi người dân nộp tiền cho cán bộ Ngân hàng, thì chỉ cần cán bộ Ngân hàng ghi nội D người nộp tiền và ký xác nhận vào bảng theo dõi thu nợ phía sau Hợp đồng tín dụng là được; cho nên khi người dân xã Hòa Tân, xã Cư kty và xã K (là địa bàn do H quản lý, phụ trách làm hồ sơ vay vốn cho họ), bị cáo H đã trực tiếp thu tiền đối với 76 khách hàng với tổng số tiền 3.223.706.945 đồng và khi thu tiền H ghi nội D thu tiền và ký vào bảng xác nhận theo dõi thu nợ phía sau hợp đồng tín dụng. Sau khi bị cáo thu được tiền không nộp vào Ngân hàng để tất toán khoản vay cho khách hàng. Đây là số tiền thuộc về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, thuộc về nhà nước, bị cáo có trách nhiệm quản lý nhưng đã chiếm đoạt vào mục đích cá nhân. Bản án sơ thẩm nhận định: số tiền 3.223.706.945 đồng mà những khách hàng đã nộp trả nợ gốc, nợ lãi cho Chu Ngọc H là nộp cho Ngân hàng A Việt nam chi nhánh huyện K số tiền đó thuộc quyền quản lý của Ngân hàng A chi nhánh huyện K. Chu Ngọc H chiếm đoạt là chiếm đoạt tiền của Ngân hàng A Việt Nam - chi nhánh huyện K. Đề nghị Ngân hàng A Việt Nam- chi nhánh huyện K căn cứ vào từng hợp đồng tín dụng cụ thể để công nhận số tiền nêu trên đã được nộp vào ngân hàng kể từ ngày Chu Ngọc H thu của khách hàng. Đồng thời Tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo H phạm tội “tham ô tài sản” số tiền trên và buộc bị cáo Chu Ngọc H phải hoàn trả cho Ngân hàng số tiền (114.089.033.379-540.000.000) = 113.549.033.379 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn dân sự đã công nhận số tiền như Tòa án cấp sơ thẩm tuyên là có căn cứ và đúng pháp luật.

Từ những phân tích, lập luận trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy bản án sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo Chu Ngọc H và bị cáo Ngô Quốc VA là có căn cứ và đúng tội danh, đúng pháp luật; kháng cáo của các bị cáo Chu Ngọc H và Ngô Quốc VA không có cơ sở, không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận, giữ nguyên bản án sơ thẩm như quan điểm của Viện kiểm sát cấp cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa phúc thẩm.. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo còn lại trong vụ án là có căn cứ, đúng tội danh; kháng cáo của các bị cáo Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, HD Ê B, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Phạm Nguyễn H T về giảm hình phạt và kháng cáo của các bị cáo Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B về giảm hình phạt và xin được hưởng án treo có căn cứ nên được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận, áp dụng thêm khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa bản án sơ thẩm, giảm cho các bị cáo một phần hình phạt. Riêng các bị cáo Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B thì áp dụng thêm khoản 2 Điều 54 và Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, giảm một phần hình phạt và cho hưởng án treo, đồng thời ấn định thời gian thử thách theo quy định. Kháng cáo của nguyên đơn dân sự về phần dân sự không có cơ sở nên không được chấp nhận, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần dân sự.

Do kháng cáo không được chấp nhận nên các bị cáo Chu Ngọc H, Ngô Quốc VA phải chịu án phí phúc thẩm hình sự theo quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết 326/NQ-UBTVQH về án phí, lệ phí Toà án. Nguyên đơn dân sự phải chịu án phí do kháng cáo không được chấp nhận. (được khấu trừ số tiền 300.000 đồng theo phiếu thu tạm ứng số AA/2017/0014541 ngày 22/5/2019 của cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk)

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị (về phần hình phạt đối với các bị cáo khác trong vụ án, về xử lý vật chứng, án phí sơ thẩm) có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Chu Ngọc H, Ngô Quốc VA, giữ nguyên bn án sơ thẩm.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, H’ Dim Êban, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Phạm Nguyễn H T, sửa bản án sơ thm, giảm cho các bị cáo một phn hình phạt.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355; điểm e khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt và cho các bị cáo Lê Thị L, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B được hưởng án treo.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng A Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần dân sự.

1.- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Chu Ngọc H CHUNG THÂN về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353 của BLHS năm 2015; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46 của BLHS năm 1999;

Xử phạt: Chu Ngọc H TỬ HÌNH về tội “Tham ô tài sản”;

- Áp dụng điểm d khoản 1 Điều 55 của BLHS năm 2015;

Tổng hợp hình phạt chung cho hai tội, buộc bị cáo Chu Ngọc H phải chấp hành là: TỬ HÌNH. Tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm công tác thi hành án. Trong thời hạn 07 (B) ngày, kể từ ngày tuyên án hôm nay bị cáo Chu Ngọc H có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình.

* Các bị cáo Ngô Quốc VA, Lê Thị H L, Nguyễn Thị H, Đỗ Hoàng N, H’ Dim Êban, Lê Thị L, Lưu Thị T T, Nguyễn Thị T H, Nguyễn Sỹ H1, Tăng Thị Mai H, Nguyễn Đức Q, Vũ Ngọc H, Trần Lê Diễm H, Đoàn Ngọc B, Phạm Nguyễn H T phạm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

2- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Ngô Quốc VA, 08 (Tám) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam (ngày 02/8/2017).

Kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân Tối cáo xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo hướng kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Ngô Quốc VA.

3- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46 của BLHS năm 1999; điểm t, v khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015.

Xử phạt: Lê Thị H L, 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

4- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm V khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015.

Xử phạt: Nguyễn Thị H, 05 (Năm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019.

5- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm v khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Đỗ Hoàng N, 04 (Bốn) năm tù. Thòi hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 06/10/2017 đến ngày 22/01/2019.

6- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; Khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: HD Ê B, 02 (Hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

7- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; Khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Tăng Thị Mai H, 03 (Ba) năm 03 (Ba) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

8- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Lưu Thị T T, 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

9- Áp dụng khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm v khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015;

Xử phạt: Nguyễn Sỹ H1, 02 (Hai) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

10- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, l, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Nguyễn Thị T H, 02 (Hai) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

11- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Nguyễn Đức Q, 02 (Hai) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

12- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Vũ Ngọc H, 02 (Hai) năm 04 (Bốn) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giam từ ngày 26/12/2017 đến ngày 24/4/2018.

13- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Trần Lê Diễm H, 03 (Ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng, tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của án treo; Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

14- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; điểm v khoản 1 Điều 51; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Lê Thị L, 03 (Ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục; gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

15- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Đoàn Ngọc B, 03 (Ba) năm tù nhung cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của án treo; gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

Đối với các bị cáo được hưởng án treo nếu thay đổi nơi cư trú, làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật Thi hành án hình sự.

16- Áp dụng: Khoản 3 Điều 165; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 của BLHS năm 1999; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt: Phạm Nguyễn H T, 01 (Một) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án.

Về trách nhiệm dân sự: (giữ nguyên bản án sơ thẩm)

Căn cứ Điều 584 và Điều 589 của BLDS năm 2015;

- Chấp nhận các bị cáo đã khắc phục hậu quả cụ thể: Chu Ngọc H 20.000.000đ; Ngô Quốc VA 100.000.000đ; Trần Thị Bích H 20.000.000đ; Tô Đắc H 20.000.000đ; Lê Thị H L 40.000.000đ; Nguyễn Thị H 20.000.000đ; Đỗ Hoàng N 20.000.000đ; HD Ê B 20.000.000đ; Lê Thị L 20.000.000đ; Lưu Thị T T 20.000.000đ; Nguyễn Thị T H 20.000.000đ; Nguyễn Sỹ H1 50.000.000đ; Tăng Thị Mai H 20.000.000đ; Nguyễn Đức Q 10.000.000đ; Vũ Ngọc H 20.000.000đ; Trần Lê Diễm H 20.000.000đ; Đoàn Ngọc B 50.000.000đ; Phạm Nguyễn H T 20.000.000đ; Lê Văn VA 10.000.000đ; Lưu Quốc H 20.000.000đ; Tổng cộng: 540.000.000đ (Năm trăm bốn mươi triệu đồng).

- Buộc bị cáo Chu Ngọc H phải hoàn trả cho ngân hàng No&PTNT Việt Nam số tiền 113.549.033.379đ (Một trăm mười ba tỷ, năm trăm bốn mươi chín triệu, không trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm bảy mươi chín đồng).

- Đối với số tiền 3.223.706.945 đồng (Ba tỷ, hai trăm hai mươi ba triệu, bảy trăm lẻ sáu ngàn, chín trăm bốn mươi lăm đồng) mà những khách hàng đã nộp trả gốc, nợ lãi cho Chu Ngọc H là nộp cho Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K số tiền đó thuộc quyền quản lý của Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K. Chu Ngọc H chiếm đoạt số tiền 3.223.706.945 đồng là chiếm đoạt tiền của Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K.

Đề nghị Ngân hàng A Việt Nam - Chi nhánh huyện K căn cứ vào từng hợp đồng tín dụng cụ thể để công nhận số tiền nêu trên đã được nộp vào ngân hàng kể từ ngày Chu Ngọc H thu của từng khách hàng.

Về án phí phúc thẩm hình sự:

- Các bị cáo Chu Ngọc H, Ngô Quốc VA, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí phúc thẩm hình sự.

- Ngân hàng Ngân hàng A Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk phải chịu 300.000 đồng án phí phúc thẩm dân sự, được trừ vào số tiền đã nộp theo biên lai thu tạm ứng số AA/2017/0014541 ngày 22/5/2019 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

398
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 265/2020/HSPT ngày 23/09/2020 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Số hiệu:265/2020/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 23/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về