TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
BẢN ÁN 25/2020/KDTM-PT NGÀY 30/09/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Trong ngày 30/9/2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 27/2020/TLPT- KDTM ngày 30/6/2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng hợp tác và hợp đồng mua bán hàng hóa”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2020/KDTM-ST ngày 29/4/2020 của Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 32/2020/QĐ-PT ngày 11/8/2020; Quyết định hoãn phiên tòa số 34/2020/QĐ-PT ngày 28/8/2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số 37/2020/QĐ-PT ngày 21/9/2020, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty A; địa chỉ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai.
Người đại diện theo pháp luật: Ông T.P.H.A, chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc; địa chỉ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Có mặt.
- Bị đơn: Công ty P, địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương. Người đại diện theo pháp luật: Ông N.M.D, chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc. Có mặt.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông V.T.Đ, sinh năm 1979; địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương (Văn bản ủy quyền ngày 20/11/2018). Có mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông P.H.G, sinh năm 1996; địa chỉ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Vắng mặt.
2. Bà L.T.T.T, sinh năm 1991; thường trú: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai; địa chỉ liên hệ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Vắng mặt.
3. Bà V.T.N, sinh năm 1997; địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương. Vắng mặt.
4. Bà C.K.N, sinh năm 2001; địa chỉ: Số 86 Phan Bội Châu, khu phố Đông Tân, phường D, thành phố D, tỉnh Bình Dương. Vắng mặt.
5. Công ty Q; địa chỉ: Quận T, Thành phố Hồ Chí Minh. Vắng mặt.
6. Ông H.Đ.T– Chủ Hộ kinh doanh Đ.T.P; địa chỉ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Vắng mặt.
7. Công ty H; địa chỉ: Thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Vắng mặt.
8. Công ty L; địa chỉ: Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. Vắng mặt.
9. Bà T.T.T.M, sinh năm 1951; địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương. Vắng mặt.
10. Bà N.T.T.M, sinh năm 1994; địa chỉ: Huyện T, tỉnh Tiền Giang. Vắng mặt.
11. Bà N.T.T.N, sinh năm 1980; địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương. Vắng mặt.
12. Ông N.T.P, sinh năm 1982; địa chỉ: Thành phố D, tỉnh Bình Dương. Vắng mặt.
- Người kháng cáo: Nguyên đơn Công ty A và bị đơn Công ty P.
NỘI DUNG VỤ ÁN
- Tại đơn khởi kiện đề ngày 29 tháng 10 năm 2018, quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa, ông T.P.H.A, là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn Công ty A trình bày:
Ngày 18/5/2018, Công ty A (viết tắt là Công ty A ) và Công ty P (viết tắt là Công ty P) cùng thống nhất thỏa thuận về việc góp vốn mở dịch vụ kinh doanh Hair – Spa - Nail H.A tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương. Việc thỏa thuận này được ghi nhận tại Vi bằng số 711/2018/VB-TPL do Văn phòng Thừa phát lại D lập, nội dung cụ thể như sau:
Công ty P góp mặt bằng kinh doanh Hair – Spa - Nail H.A tại địa chỉ thị xã D (nay là thành phố D), tỉnh Bình Dương, góp trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh và chi phí đầu tư, sửa chữa, mua mới trang thiết bị Hair – Spa - Nail H.A 250.000.000 đồng. Còn Công ty A sẽ đầu tư xây dựng sửa chữa mua mới trang thiết bị Hair – Spa - Nail H.A 250.000.000 đồng; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, phát triển Hair – Spa - Nail H.A và chịu mọi chi phí đào tạo nhân viên. Thời gian hợp tác chung là 10 năm tính từ tháng 5 năm 2018. Mọi lợi nhuận hay rủi ro phát sinh từ Hair – Spa - Nail H.A thuộc sở hữu chung của hai công ty. Lợi nhuận hay rủi ro đều phân chia theo tỉ lệ 50/50 vào ngày 30 hàng tháng. Đối với thương hiệu Hair – Spa - Nail H.A do Công ty A chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng, không ai được sử dụng thương hiệu spa H.A khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của đại diện theo pháp luật của Công ty A là ông T.P.H.A.
Sau khi ký kết vi bằng nêu trên, ông T.P.H.A đã tiến hành sửa chữa mặt bằng và mua sắm các trang thiết bị, mỹ phẩm. Đồng thời, ông T.P.H.A thuê bà L.T.T.T làm Giám đốc điều hành Hair – Spa - Nail H.A, bà L.T.T.T có trách nhiệm thay mặt ông T.P.H.A quản lý, điều hành cũng như báo cáo kết quả doanh thu hàng tháng của Hair – Spa - Nail H.A cho ông T.P.H.A.
Tuy nhiên, bà L.T.T.T không thực hiện đầy đủ việc báo cáo doanh thu, không thực hiện tốt việc quản lý, điều hành Hair – Spa - Nail H.A. Vì vậy, vào ngày 22/9/2018 ông T.P.H.A đã cho bà L.T.T.T nghỉ việc và đã họp thông báo cho Công ty P nhưng Công ty P lại tự ý nhận bà L.T.T.T vào làm việc lại ngày 26/9/2018.
Do thấy quyền điều hành, quản lý hoạt động chi nhánh của mình không được thực hiện nên ông T.P.H.A đã ra quyết định tạm ngưng hoạt động Hair – Spa - Nail H.A. Tuy nhiên, 04 ngày sau ông T.P.H.A tới kiểm tra thì Công ty P đã tự ý cho nghỉ việc và không trả lương toàn bộ nhân viên do ông T.P.H.A tuyển dụng. Đồng thời Hair – Spa - Nail H.A vẫn hoạt động bình thường dưới sự điều hành của bà N.T.T.N (vợ ông N.M.D). Bà N.T.T.N còn thực hiện hành vi cản trở không cho ông T.P.H.A vào trong chi nhánh. Như vậy, Công ty P không những ngăn cản ông T.P.H.A quản lý, điều hành Hair – Spa - Nail H.A mà còn tự ý thực hiện quyền quản lý, điều hành của ông T.P.H.A, rút toàn bộ hệ thống camera đã được lắp đặt, cố tình không cho ông T.P.H.A có điều kiện để kiểm soát hoạt động của chi nhánh nữa.
Xét thấy, các hành vi nêu trên của Công ty P đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận giữa hai công ty về quyền quản lý, điều hành Hair – Spa - Nail H.A, dẫn đến việc không thể tiếp tục hợp tác kinh doanh. Đồng thời Công ty P giữ toàn bộ hàng hóa, mỹ phẩm bao gồm cả lượng hàng đã thanh toán tiền và chưa thanh toán tiền cho người cung cấp. Để giảm bớt thiệt hại cũng như thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng, ông T.P.H.A đã có yêu cầu đề nghị Công ty P trả lại số hàng đã nhập nhưng chưa thanh toán cho người cung cấp nhưng Công ty P không đồng ý. Vì vậy, Công ty A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty P hoàn trả cho Công ty A số tiền 609.834.173 đồng, bao gồm chi phí đầu tư xây dựng, sửa chữa Hair – Spa - Nail H.A là 101.301.000 đồng và chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, mỹ phẩm cho Hair – Spa - Nail H.A là 508.533.173 đồng. Quá trình giải quyết vụ án, Công ty A đã được nhận lại một số tài sản và đã thanh lý được số tiền 68.524.000 đồng, tháo logo cửa chính trị giá 6.930.000 đồng, tổng cộng 75.454.000 đồng. Tại phiên tòa, nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền 75.454.000 đồng, chỉ yêu cầu Công ty P trả số tiền 534.380.173 đồng.
Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn thì Công ty A hoàn toàn không đồng ý bởi, thứ nhất, bị đơn liệt kê những khoản tiền yêu cầu nguyên đơn thanh toán nhưng bị đơn không cung cấp được chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Thứ hai, nguyên đơn và bị đơn hợp tác về việc mở chi nhánh H.A từ tháng 5/2018 trong đó có nội dung ông T.P.H.A “chịu trách nhiệm về quản lý điều hành” chi nhánh đến tháng 10 năm 2018, tuy nhiên những khoản tiền mà bị đơn liệt kê trong yêu cầu phản tố thì ông T.P.H.A lại không hề hay biết.
Đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Q (viết tắt là Công ty Q) về việc yêu cầu Chi nhánh Công ty A thanh toán 36.360.540 đồng thì Công ty A xác định có mua hàng của Công ty Q. Việc mua hàng này là phục vụ cho chi nhánh của công ty tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương, nguyên đơn đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tại bản tự khai đề ngày 07 tháng 01 năm 2019, đơn phản tố đề ngày 15/3/2019, quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa, ông V.T.Đ là người đại diện hợp pháp của bị đơn Công ty P trình bày:
Công ty P thừa nhận có ký Vi Bằng số 711/2018/VB-TPL ngày 18 tháng 5 năm 2018 với Công ty A để hợp tác cùng kinh doanh dịch vụ Spa và tóc tại địa chỉ của Công ty P. Nội dung vi bằng ghi nhận về thỏa thuận vốn góp, phân chia lợi nhuận hay rủi ro và trách nhiệm của các bên. Theo đó, Hair – Spa – Nail H.A tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương là cơ sở hợp tác giữa Công ty A với Công ty P.
Từ tháng 5/2018, Hair – Spa – Nail H.A bắt đầu hoạt động do ông T.P.H.A điều hành. Trong quá trình hoạt động ông T.P.H.A không báo cáo tình hình hoạt động và có ý định chiếm luôn Hair – Spa – Nail H.A, thể hiện ông T.P.H.A cho lập chi nhánh Công ty A và toàn bộ chứng từ sổ sách thu chi đều mang tên chi nhánh công ty riêng của ông T.P.H.A. Nhận thấy việc làm của ông T.P.H.A không rõ ràng trong hợp tác kinh doanh nên các bên bắt đầu phát sinh tranh chấp từ tháng 9/2018. Trong khi chưa thống nhất được phương án giải quyết phần tài sản và vốn góp của các bên, vào ngày 22/9/2018 ông T.P.H.A cho bà L.T.T.T là người của ông T.P.H.A nghỉ việc và tự ý đóng cửa Hair – Spa – Nail H.A, ngày 01/10/2018 ông T.P.H.A đuổi hết nhân viên và tháo dỡ toàn bộ bảng hiệu bên ngoài và bên trong dưới sự chứng kiến của công an phường D.
Sau đó, Công ty P có mời ông T.P.H.A đại diện Công ty A sang làm việc về phương án xử lý phần tài sản mà các bên góp vốn vào Hair – Spa – Nail H.A cũng như thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp tác nhưng ông T.P.H.A không đến mà cử đại diện đến. Ngày 15/10/2018 đại diện phía Công ty P và Công ty A đã kiểm kê tài sản mà các bên đã đóng góp. Do các số liệu đều do Công ty A nắm giữ nên phía Công ty P có làm thông báo yêu cầu Công ty A lập báo cáo để giải quyết nhưng đến nay Công ty A vẫn chưa báo cáo.
Việc ông T.P.H.A cho rằng Công ty P tự ý cho nhân viên nghỉ việc là hoàn toàn sai vì việc điều hành Hair – Spa – Nail H.A là trách nhiệm của ông T.P.H.A, khi ông T.P.H.A tự ý đóng cửa Hair – Spa – Nail H.A và đồng thời cho nhân viên nghỉ việc, trách nhiệm trả lương cho nhân viên là của ông T.P.H.A theo thỏa thuận trong vi bằng. Từ ngày ông T.P.H.A tự ý đóng cửa cơ sở cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc nên Công ty P mới yêu cầu ông T.P.H.A giao lại chìa khóa chứ không hề ngăn cản ông T.P.H.A. Đối với lô mỹ phẩm mà ông T.P.H.A mới nhập nhưng chưa thanh toán, ông cho rằng Công ty P giữ lại là hoàn toàn sai vì Công ty P không biết đó là lô hàng nào nên đã hẹn Công ty A đến kiểm kê để giải quyết. Tuy nhiên, đến nay phía Công ty A không thông báo số liệu cụ thể về toàn bộ mỹ phẩm có tại cơ sở cũng như phương án giải quyết. Mặt khác, ông T.P.H.A đã làm đơn tố cáo đến Đội quản lý thị trường thành phố D đến kiểm tra và thu giữ toàn bộ mỹ phẩm đã có tại cơ sở cho đến nay.
Vì vậy, Công ty P không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi hai bên có hợp tác và cùng bỏ vốn đầu tư nhưng chưa thống nhất pháp nhân chung của hai công ty, việc đại diện Công ty A lập chi nhánh Công ty A là không phù hợp với thỏa thuận hợp tác, về trách nhiệm đào tạo nhân viên ông T.P.H.A cũng chưa thực hiện theo thỏa thuận và chỉ cử người sang quản lý. Mặt khác, về phần thu chi phía Công ty A không báo cáo doanh thu và thu chi tại cơ sở hợp tác, không có chứng từ thu chi rõ ràng, tự ý thu chi vào mục đích cá nhân. Quá trình tố tụng, nguyên đơn cũng không xuất trình được bảng kê xuất nhập tồn kho mà chỉ dựa trên hóa đơn chứng từ đầu vào là vô lý và việc phá vỡ vi bằng hợp tác dẫn đến thiệt hại là do ông T.P.H.A tự ý vi phạm.
Mặt khác, khoảng tháng 8/2018 ông T.P.H.A có nhập hàng mỹ phẩm, còn sản phẩm cụ thể thì không rõ, không có tiền để thanh toán, chính ông N.M.D là người đưa số tiền 70.000.000 đồng cho ông N.T.P đưa cho ông T.P.H.A để thanh toán tiền hàng tiền mỹ phẩm, không có biên bản giao nhận tiền, chính bà L.T.T.T cũng thừa nhận việc có đưa cho ông T.P.H.A số tiền 70.000.000 đồng. Việc ông T.P.H.A cho rằng toàn bộ mỹ phẩm chính ông T.P.H.A bỏ tiền ra mua là không đúng. Nếu ông T.P.H.A yêu cầu thanh toán tiền mỹ phẩm thì phải trừ số tiền này.
Đồng thời, bị đơn có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án buộc Công ty A phải thanh toán lại số tiền 271.250.000 đồng cho Công ty P, bao gồm các khoản tiền mà Công ty P đã bỏ ra trong quá trình hợp tác giữa hai bên cũng như khắc phục hậu quả trong quá trình hoạt động do bên Công ty A điều hành, cụ thể: Tiền lương nhân viên tháng 8/2018 22.000.000 đồng; tiền mua máy RF 8.000.000 đồng; ứng trả tiền lương nhân viên tháng 9/2018 và trả tiền dịch vụ cho nhân viên 124.000.000 đồng; tiền điện tháng 8/2018 + tháng 9/2018 18.000.000 đồng; tiền mua mỹ phẩm: 29.750.000 đồng; tiền chạy quảng cáo Facebook 3.500.000 đồng; liệu trình của khách hàng Hair – Spa – Nail H.A đã nhận tiền nhưng không phục vụ mà Công ty P phải làm thay trong thời gian còn lại 66.000.000 đồng. Tại phiên tòa, bị đơn rút một phần yêu cầu phản tố đối với tiền dịch vụ cho nhân viên là 77.000.000 đồng.
Đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Q thì bị đơn yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Thực tế, việc mua hàng của Công ty Q là do chính Công ty A đặt mua, bị đơn không xác định vấn đề này.
- Tại văn bản ý kiến đề ngày 20/5/2019, đơn yêu cầu độc lập ngày 17/01/2019, quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa, bà N.T.L.A là người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Q trình bày:
Công ty A và Công ty Q có mối quan hệ làm ăn với nhau. Khoảng tháng 8/2018 ông T.P.H.A là người đại diện hợp pháp của Công ty A có đặt mua một số sản phẩm mang nhãn hiệu Goldwell để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Công ty A tại thành phố D, tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình mua bán, ngày 14/8/2018 Công ty Q có lập biên bản giao hàng số 0000937 và Danh mục hàng hóa xuất kho số 5474 cho Công ty A . Các sản phẩm trên đều được Công ty Q xuất hóa đơn giá trị gia tăng số 0000937 kèm Bảng kê chi tiết hàng hóa theo hóa đơn và giao hàng trực tiếp đến Chi nhánh H.A tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương. Nhân viên chi nhánh H.A đã nhận số hàng hóa. Tuy nhiên đến nay Công ty Q chưa được thanh toán số tiền mua hàng nói trên. Qua làm việc với Công ty A , Công ty Q được biết hiện Chi nhánh Công ty A là sự hợp tác giữa Công ty P và Công ty A , hiện nay các bên đang tranh chấp về hợp đồng hợp tác. Đối với tranh chấp giữa Công ty A và Công ty P, Công ty Q đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, do hàng hóa của Công ty Q giao cho chi nhánh H.A chưa được thanh toán nên Công ty Q đã có đơn yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết cho Công ty Q được thu hồi số hàng hóa đã giao cho Chi nhánh Công ty A vào ngày 14/8/2018 nhằm tránh bị hư hao do quá thời hạn sử dụng. Trong trường hợp không thu hồi được hoặc hàng hóa bị hư hỏng do quá trình bảo quản không đảm bảo, Công ty Q đề nghị Chi nhánh Công ty A bồi thường giá trị số hàng hóa mà Công ty Q đã giao cho Chi nhánh Công ty A tương ứng với số tiền là 62.802.070 đồng.
Ngày 17/4/2019 Công ty Q có nhận lại một số hàng hóa đã giao nhưng chưa được chi nhánh H.A thanh toán tại địa chỉ thị xã D, tỉnh Bình Dương, tổng giá trị hàng hóa thu về là 26.441.530 đồng. Vì vậy, ngày 20/5/2019 Công ty Q xin rút một phần yêu cầu độc lập, chỉ yêu cầu chi nhánh Công ty A phải thanh toán là 36.360.540 đồng.
- Tại bản tự khai ngày 21/3/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông H.Đ.T– Chủ Hộ kinh doanh Đ.T.P trình bày:
Cuối tháng 7/2018 ông T.P.H.A đại diện chi nhánh Công ty A đến Hộ kinh doanh Đ.T.P (tên thường gọi là Mỹ phẩm và dụng cụ tóc, nail Đ.T BH) của ông H.Đ.T để mua một số dụng cụ làm tóc. Sau khi xem xong, ông T.P.H.A đặt 21 ghế cắt, 04 giường gội thư giãn, 03 giường gội xả, 03 ghế nails, 07 ghế đôn. Đến ngày 04/8/2018, ông H.Đ.T cho nhân viên giao hàng cho chi nhánh Công ty A , với tổng giá trị đơn hàng là 121.650.000 đồng. Ông T.P.H.A đã thanh toán số tiền cho bên ông H.Đ.T là 80.000.000 đồng, còn thiếu lại 41.650.000 đồng. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, do chính ông T.P.H.A đưa trực tiếp cho bên ông H.Đ.T.
Đến ngày 15/8/2018 ông T.P.H.A tiếp tục mua bên ông H.Đ.T một số mặt hàng được liệt kê tại phiếu xuất hàng ngày 15/8/2018, với tổng giá trị là 34.185.000 đồng, ông T.P.H.A đã thanh toán xong.
Ông H.Đ.T xác định cả hai lần giao hàng ông H.Đ.T đều giao tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, những phiếu giao hàng nguyên đơn cung cấp là phiếu giao hàng bên ông H.Đ.T phát hành.
Nay nguyên đơn nộp đơn yêu cầu khởi kiện bị đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Q có yêu cầu độc lập thì Hộ kinh doanh Đ.T.P không có ý kiến gì, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Ông H.Đ.T xác định không có yêu cầu độc lập trong vụ án này.
- Tại bản tự khai ngày 06/3/2019, quá trình tham gia tố tụng ông Lê Trung Hiếu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty H trình bày:
Vào ngày 28/7/2018 ông T.P.H.A đại diện chi nhánh Công ty A đứng ra ký hợp đồng thi công sửa chữa với Công ty H (viết tắt là Công ty H). Nội dung hợp đồng là bên Công ty H thi công sữa chữa cửa hàng chi nhánh Công ty A với tổng giá trị hợp đồng là 101.301.000 đồng, gồm làm mới Logo bảng hiệu Salon H.A tổng tiền 41.050.000 đồng; sữa chữa khu vực Spa H.A tổng tiền 60.251.000 đồng. Địa điểm thi công là tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương.
Đến ngày 30/8/2018 Công ty H đã thi công xong công trình và làm biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Đến nay chi nhánh Công ty A đã thanh toán số tiền 80.000.000 đồng cho Công ty H, còn nợ số tiền 21.301.000 đồng. Hình thức thanh toán là bằng tiền mặt, do chính ông T.P.H.A là người đứng ra thanh toán trực tiếp các khoản tiền này.
Khi xảy ra tranh chấp giữa hai công ty và không ai chịu trả cho Công ty H số tiền 21.031.000 đồng. Công ty đã nhiều lần liên hệ nhưng cả ông N.M.D, ông T.P.H.A không ai trả. Vì vậy, ngày 01/10/2018 ông Hiếu có sang cơ sở H.A D tháo dỡ một số hạng mục công ty ông đã thi công bên ngoài cơ sở H.A, gồm toàn bộ logo cửa chính salon (giá 6.930.000 đồng); chữ H.A gắn ở cửa chính (giá 5.700.000 đồng). Những phần thi công trong nhà Công ty H không tháo dỡ vì Công ty P không cho vào. Những phần tháo dỡ về hiện nay ông Hiếu đang để ở công ty của ông.
Công ty H xác định hiện nay Công ty A còn nợ số tiền 21.301.000 đồng. Đối với tranh chấp của các đương sự, công ty ông không có ý kiến gì, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với số tiền chi nhánh Công ty A còn nợ Công ty H thì Công ty H sẽ tự thỏa thuận với chi nhánh Công ty A , không yêu cầu giải quyết trong vụ án này.
- Quá trình tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Công ty L đã được Tòa án tống đạt hợp lệ thông báo thụ lý và các tài liệu chứng cứ do các đương sự khác cung cấp. Tòa án đã triệu tập hợp lệ người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Công ty L để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vào các ngày 16/5/2019 và 19/6/2019; tham gia phiên tòa vào các ngày 18/7/2019, 25/7/2019, 21/8/2019, 05/9/2019, 02/10/2019, 10/10/2019, 18/3/2020 và 23/4/2020 nhưng người đại diện hợp pháp của Công ty L đều vắng mặt không có lý do. Đồng thời, cũng không có ý kiến, yêu cầu gì đối với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của các đương sự trong vụ án.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 16/01/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà L.T.T.T trình bày:
Spa – Nail – Hair H.A chính thức khai trương và hoạt động vào ngày 20/8/2018, bà L.T.T.T được ông T.P.H.A tuyển vào làm quản lý trong khoảng thời gian 02 tháng. Công việc của bà L.T.T.Tlà quản lý hoạt động của tiệm spa và tóc H.A. Hằng ngày việc thu – chi tiền của bộ phận spa có thu ngân V.T.N, bộ phận tóc có thu ngân P.H.G thực hiện và chốt sổ hàng ngày giao cho bà L.T.T.T. Theo thỏa thuận ban đầu, doanh thu hằng ngày sau khi chốt sổ bà L.T.T.Tcó trách nhiệm quản lý và bỏ vào két sắt của tiệm. Tuy nhiên, từ khi hoạt động do doanh thu không đủ chi hàng ngày nên không có tiền để bỏ vào két sắt đồng nào. Toàn bộ tiền doanh thu có được đều dùng để chi cho hoạt động của tiệm theo sự chỉ đạo của ông T.P.H.A. Việc thu chi bà L.T.T.Tkhông lập sổ sách viết tay mà lập trên máy tính. Máy tính này hiện nay đang còn để ở tiệm do Công ty P quản lý. Cuối tháng 8/2018, ông T.P.H.A và ông N.M.D có tổ chức họp. Bà L.T.T.Tcó in ra bảng doanh thu tổng cuối tháng 8/2018, trong đó có thể hiện rõ các khoản thu chi trong tháng để hai bên họp. Lúc đó doanh thu không còn đồng nào, không đủ tiền phát lương nhân viên nên bà N.T.T.N vợ ông N.M.D có ứng ra số tiền 22.000.000 đồng để trả lương nhân viên tháng 8 (tổng số lương phải trả là 41.000.000 đồng, doanh thu chỉ còn 19.000.000 đồng, bà N.T.T.N cho mượn 22.000.000 đồng để trả).
Đối với doanh thu tháng 9/2018, do từ giữa tháng 9 đã xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên hùn vốn nên doanh thu giảm sút. Ngày 28/9/2018 ông T.P.H.A đuổi việc bà L.T.T.T. Vì vậy bà L.T.T.Tcó lập Bảng kê chi tiết doanh thu đến ngày 28/9/2018 và giao cho hai bên. Tiền doanh thu tháng 9, ông T.P.H.A có lấy tổng số tiền 11.685.000 đồng là doanh thu từ ngày 23/9 đến ngày 28/9.
Bà L.T.T.Txác định toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động của tiệm từ ngày khai trương đến khi chấm dứt hoạt động ngày 30/9/2018 chỉ dùng để chi cho hoạt động của tiệm và chi trả tiền nợ mua một số sản phẩm đầu tư chi tiệm. Ông T.P.H.A chỉ lấy số tiền 11.685.000 đồng. Mọi sổ sách đều trên máy tính.
Đối với các khoản chi về chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, mỹ phẩm cho Hair – Spa – Nail H.A mà Công ty A yêu cầu Công ty P thanh toán 508.533.173 đồng thì bà L.T.T.Txác định ngày 17/9/2018 bà L.T.T.Tcó dùng 20.000.000 đồng doanh thu của tháng để trả số mỹ phẩm spa của công ty Dulka;
ngày 24/8/2018 bà L.T.T.Tcó dùng tiền doanh thu để thanh toán số tiền 30.000.000 đồng số hàng Loreal của công ty Loreal VN; còn số hàng Goldwell của Công ty Q, số dụng cụ spa của công ty Thẩm mỹ Đại Dương, camera, dụng cụ tóc của Đ.T BH bà L.T.T.Tkhông rõ và không có dùng tiền doanh thu để thanh toán số hàng này. Ngoài ra, có lần ông N.T.P (em bà N.T.T.N) có trực tiếp đưa tiền để trả tiền hàng Sebas là 70.000.000 đồng. Lúc đó nhân viên bên nhà cung cấp giao hàng, bà L.T.T.Tcó kiểm hàng thì thấy không đủ số lượng theo phiếu giao hàng nên bà L.T.T.Tcó yêu cầu làm lại phiếu giao hàng. Khi đó do không có tiền thanh toán nên ông N.T.P mới cầm tiền đưa cho bà L.T.T.Tđể thanh toán. Bà L.T.T.Tchỉ nhớ ngày hôm đó có thanh toán 70.000.000 đồng nhưng không nhớ cụ thể tổng số đơn hàng là bao nhiêu, có còn nợ lại hay không.
Về sổ tay của nhân viên Trúc Mai thì bà L.T.T.T xác nhận có sổ tay này và bà L.T.T.T cũng đã nhập nội dung sổ tay này vào trong máy tính đến đoạn tổng cộng 100.349.000 đồng. Đoạn sau bà L.T.T.T chỉ biết thực tế ông T.P.H.A có chi số tiền cọc khai trương 2.000.000 đồng và thẻ chạy Facebook 1.000.000 đồng; tiền mua máy giặt 6.304.000 đồng, tủ lạnh 5.000.000 đồng. Còn lại những khoản khác trong bảng kê này bà L.T.T.Tkhông rõ.
Bà L.T.T.T xác định Công ty P có ứng ra 22.000.000 đồng để trả tiền lương tháng 8/2018 là đúng và bà L.T.T.T có ghi sổ sách, ứng ra 8.000.000 đồng để mua máy RF, ứng ra 47.000.000 đồng để trả tiền lương tháng 9/2018, ứng ra 18.000.000 đồng để trả tiền điện tháng 8 và tháng 9/2018, ứng ra 3.500.000 đồng để chạy quảng cáo Facebook. Việc ứng ra mua máy RF và trả tiền lương của Công ty P bà L.T.T.T có ghi sổ sách. Còn tiền mua mỹ phẩm bà L.T.T.T không rõ, tiền nợ liệu trình của khách thì bà L.T.T.T có bảng thống kê theo dõi liệu trình của khách trong máy tính. Hiện nay bà L.T.T.T không rõ số tiền còn nợ liệu trình của khách là bao nhiêu. Khi hai bên xảy ra tranh chấp với nhau thì các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ giao hàng hóa bà L.T.T.T đã giao cho bà N.T.T.N. Hiện nay bà L.T.T.T chỉ còn giữ lại file sổ sách quản lý chứ không còn giữ bất cứ giấy tờ, chứng từ gì liên quan đến thu chi của tiệm trong thời gian bà L.T.T.T quản lý. Những khoản bà L.T.T.Tchi tiền có thu ngân của 02 bộ phận tóc và spa làm chứng. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bà L.T.T.T không có ý kiến gì. Bản thân bà L.T.T.T không còn quyền lợi, nghĩa vụ gì liên quan.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 18/01/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà T.T.T.M trình bày:
Mặt bằng làm cơ sở Hair – Spa – Nail H.A mà Công ty A hợp tác với Công ty P là mặt bằng của bà Mai. Trên đất bà T.T.T.M có xây dựng tài sản thuộc sở hữu của bà Mai. Năm 2017 bà Mai có cho Công ty P (do ông N.M.D làm giám đốc) thuê toàn bộ mặt bằng này và các tài sản, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ sở spa cũ của bà T.T.T.M. Sau đó Công ty P có dùng mặt bằng thuê của bà T.T.T.M để hùn hạp làm ăn với người khác. Việc hùn hạp này bà T.T.T.M không được biết nhưng bà T.T.T.M biết Công ty P có sửa chữa tại mặt bằng của bà T.T.T.M nhưng bà T.T.T.M không rõ sửa chữa những gì. Sau khi hai bên xảy ra cự cãi tranh chấp, bên kia có đến tháo dỡ đồ đạc tại mặt bằng của nhà bà T.T.T.M. Do đó, hiện nay bà T.T.T.M đã lấy lại mặt bằng từ ngày 01/10/2018. Tuy nhiên từ ngày 01/10 đến ngày 15/10/2018 Công ty P vẫn còn hoạt động tại mặt bằng này nên còn nợ lại bà T.T.T.M tiền mặt bằng nữa tháng 10 là 40.000.000 đồng. Còn phần sửa chữa của bên Công ty P thì hai bên chưa giải quyết. Hiện nay mặt bằng này của bà T.T.T.M đang sử dụng để kinh doanh cơ sở mang tên Helen do bà T.T.T.M đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Cơ sở này có kinh doanh dịch vụ chăm sóc da và hớt tóc. Bà T.T.T.M chỉ sử dụng tài sản của bà T.T.T.M để kinh doanh, không liên quan gì đến tài sản của Công ty P và Công ty A . Riêng những phần tài sản mà Công ty P và Công ty A bỏ tiền ra sửa chữa, xây dựng thêm gắn liền với mặt bằng thuê của bà T.T.T.M thì do Công ty P chịu trách nhiệm giải quyết với Công ty A . Sau đó, giữa bà T.T.T.M và Công ty P sẽ tự giải quyết với nhau, bà T.T.T.M không yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề gì liên quan đến hợp đồng thuê mặt bằng giữa bà T.T.T.M với Công ty P. Ngoài ra, bà T.T.T.M không có yêu cầu gì khác.
Do bà T.T.T.M đã lớn tuổi, sức khỏe không tốt nên bà T.T.T.M xin được vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng giải quyết vụ án từ khi thụ lý cho đến khi giải quyết xong vụ án.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 29/01/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông P.H.G và bà V.T.N trình bày:
Ông P.H.G, bà V.T.N làm nhân viên thu ngân. Ông P.H.G chịu trách nhiệm thu ngân bộ phận tóc, còn bà V.T.N thu ngân bộ phận spa. Cuối ngày ông P.H.G và bà V.T.N chốt sổ và giao tiền cho bà L.T.T.T giữ. Không giao tiền cho bất cứ người nào khác.
Việc thu chi hàng ngày ông P.H.G, bà V.T.N có nhập vào máy tính. Máy tính hiện đang để tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương. Hàng ngày các khoản chi tiền của bộ phận tóc do ông P.H.G, bà V.T.N trực tiếp chi và trước khi chi đều phải xin ý kiến của bà L.T.T.Tvà ông T.P.H.A. Các khoản chi đều có nhập vô máy đầy đủ và chốt doanh thu hàng ngày để giao cho bà L.T.T.T.
Thời điểm cuối tháng 9/2018 khi Công ty P và Công ty A xảy ra tranh chấp, ông T.P.H.A đòi đóng cửa ngừng hoạt động thì ông T.P.H.A có đến tiệm lấy doanh thu nhiều lần với số tiền 11.685.000 đồng, do ông T.P.H.A yêu cầu đưa cho ông T.P.H.A. Ngoài ra, trước đó ông T.P.H.A không có lấy doanh thu mà doanh thu dùng để chi mua sản phẩm và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Ông P.H.G, bà V.T.N xác nhận bản chi tiết doanh thu tháng 8 và tháng 9 do bà L.T.T.Tcung cấp là hoàn toàn chính xác. Ngoài các khoản thu được liệt kê theo bảng kê do bà L.T.T.Tcung cấp thì không còn khoản thu nào khác.
Khi hai bên xảy ra tranh chấp, cơ sở ngưng hoạt động nhưng ông T.P.H.A không trả lương tháng 9 cho nhân viên nên bên Công ty P phải trả lương cho nhân viên nhưng chỉ trả lương cơ bản chứ chưa trả lương dịch vụ. Ông P.H.G xác nhận số tiền 47.000.000 đồng Công ty P ứng ra trả lương nhân viên chỉ là trả lương cơ bản chứ chưa trả lương dịch vụ. Công ty P có hứa sau khi giải quyết xong với Công ty A mới trả lương dịch vụ cho nhân viên. Còn bà V.T.N xác nhận tiền lương nhân viên tháng 9/2018 không lấy từ doanh thu để trả mà do Công ty P ứng tiền ra trả. Hiện nay ông P.H.G, bà V.T.N không có yêu cầu gì.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 29/01/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà C.K.N trình bày:
Bà C.K.N làm kỹ thuật viên bên bộ phận spa. Từ khi khai trương thì ông T.P.H.A là người điều hành hoạt động của cơ sở. Theo bà C.K.N biết thì doanh thu của cơ sở do ông T.P.H.A nắm giữ nhưng thu chi không rõ ràng. Ông T.P.H.A là người đòi đóng cửa, không cho cơ sở tiếp tục hoạt động, đuổi khách, đuổi nhân viên, kêu người tới quậy phá cơ sở. Bà C.K.N chỉ biết ông T.P.H.A lấy doanh thu chứ không biết chính xác lấy số tiền bao nhiêu vì bà C.K.N không có thu chi tiền.
Khi cơ sở ngừng hoạt động vào cuối tháng 9 năm 2018 thì ông T.P.H.A chưa trả lương nhân viên. Bên ông N.M.D có ứng tiền ra trả lương cho nhân viên nhưng ông T.P.H.A chưa thanh toán lại cho bên ông N.M.D. Ngoài ra bà C.K.N không còn trình bày vấn đề gì khác.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 06/5/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà N.T.T.N trình bày:
Bà N.T.T.N có biết việc hùn hạp làm ăn giữa Công ty A và Công ty P tại địa chỉ số 269 Nguyễn Tri Phương, khu phố Nhị Đồng 2, phường D, thị xã D, thành phố D, tỉnh Bình Dương. Công ty P là công ty do chồng bà là ông N.M.D điều hành hoạt động, bà N.T.T.N không tham gia. Trong việc hùn hạp này bà N.T.T.N cũng không tham gia. Trong thời gian hoạt động vào tháng 8/2018, do cần tiền thanh toán nợ lương nhân viên vì ông T.P.H.A không trả lương nên bà N.T.T.N có cho mượn số tiền 22.010.000 đồng để trả lương nhân viên. Sau đó bà N.T.T.N có cho mượn thêm 8.000.000 đồng để trả tiền mua máy giảm mỡ RF. Ngoài ra bà N.T.T.N không tham gia, can thiệp gì trong quá trình hoạt động của tiệm tóc và spa do ông T.P.H.A điều hành. Nay Công ty A khởi kiện thì bà N.T.T.N cũng yêu cầu tòa án xem xét buộc Công ty A phải trả cho bà N.T.T.N số tiền bà N.T.T.N đã ứng ra để thanh toán các khoản trên tổng cộng là 30.010.000 đồng. Ngoài ra bà N.T.T.N không có ý kiến gì khác.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 20/5/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà N.T.T.M trình bày:
Bà N.T.T.M được ông T.P.H.A mời về để làm việc tại cơ sở H.A ở D. Bà N.T.T.M sang làm từ khi cơ sở đang trong quá trình chuẩn bị khai trương. Theo bà N.T.T.M biết ông T.P.H.A có sửa chữa lại mặt bằng trước khi khai trương như: Sơn lại trong ngoài tiệm, lót thảm, thay bóng đèn. Trong quá trình chuẩn bị khai trương thì bà N.T.T.M trực tiếp quản lý việc nhập hàng, vật tư và bà N.T.T.M có ghi sổ lại. Sổ này sau này khi bà L.T.T.T vào làm thì bà N.T.T.M có bàn giao lại cho bà L.T.T.T giữ, hiện nay bà N.T.T.M không giữ. Bà N.T.T.M xác định các khoản mua sắm vật tư theo bảng danh sách vật tư do bà L.T.T.T cung cấp cho Tòa án (có chữ ký của bà L.T.T.T) là khớp với sổ bà N.T.T.M ghi. Trong sổ này bà N.T.T.M có ghi phần đầu đến hàng có nội dung 100.349.000 đồng là nội dung những khoản bà N.T.T.M trực tiếp mua và chi tiền rồi ghi sổ lại. Bà N.T.T.M mua theo yêu cầu của ông T.P.H.A và ông T.P.H.A là người trực tiếp đưa tiền cho bà N.T.T.M chi. Còn đoạn sau từ nội dung: “Cọc tiền khai trương … tiền bảng quảng cáo 50.000.000” là bà N.T.T.M ghi lại theo yêu cầu của ông T.P.H.A khi ông T.P.H.A chi tiền và có hóa đơn, chứ bà N.T.T.M không trực tiếp chi tiền. Chỉ có tiền cọc khai trương và tiền chạy Facebook là do bà L.T.T.T làm nên không có hóa đơn, còn các khoản khác tuy bà N.T.T.M không trực tiếp chi tiền nhưng bà N.T.T.M có kiểm hàng, nhận hàng. Bà N.T.T.M chỉ trực tiếp trả tiền tủ lạnh, máy giặt (tiền do ông T.P.H.A đưa cho bà N.T.T.M).
Khoảng 03 ngày đầu khi khai trương, bà N.T.T.M có thu chi tiền và ghi sổ nhưng sau đó bà Mai bàn giao lại toàn bộ cho bà L.T.T.T, không quản lý nữa. Sổ bà N.T.T.M cũng giao lại cho bà L.T.T.T. Bà L.T.T.T vào làm sau bà Mai (trước khai trương khoảng 10 ngày) và bà N.T.T.M bàn giao lại sổ sách cho bà L.T.T.T quản lý. Sau khi bà L.T.T.T vào làm quản lý thì bà N.T.T.M chỉ tập trung vào làm thợ tóc cho bộ phận tóc chứ không tham gia quản lý. Trong quá trình hoạt động được khoảng 01 tháng thì giữa ông T.P.H.A và bà L.T.T.T, bà N.T.T.N xảy ra mâu thuẫn do bà L.T.T.T và bà N.T.T.N quản lý toàn bộ, không cho ông T.P.H.A quản lý và bộ phận spa làm cho khách có sai sót gây ảnh hưởng đến uy tín của ông T.P.H.A nên ông T.P.H.A yêu cầu rút vốn bên spa và chỉ làm tóc nhưng Công ty P không muốn trả lại cho ông T.P.H.A những khoản ông T.P.H.A đã bỏ ra bên bộ phận spa. Sau đó hai bên họp như thế nào bà N.T.T.M không rõ. Sau đó bà N.T.T.M nghỉ việc luôn.
Trong quá trình làm việc, bà N.T.T.M có được trả lương tháng 8 (cả lương cơ bản và lương dịch vụ) do bà L.T.T.T đưa, lương tháng 9 bà N.T.T.M chưa được trả mà chỉ được ông T.P.H.A hỗ trợ một phần không nhớ bao nhiêu. Lương cơ bản của bà N.T.T.M mỗi tháng là 5.000.000 đồng còn lương dịch vụ trả trên số tiền thu của mỗi khách (bà Mai không nhớ rõ là 3 - 5%). Thời điểm bà L.T.T.T vào làm quản lý thì bà L.T.T.T được quyền tuyển nhân viên nên nhân viên được tuyển rất nhiều. Tổng số nhân viên lúc đó khoảng trên 10 người (bà N.T.T.M không nhớ chính xác), do tuyển nhân viên nhiều mà doanh thu không bao nhiêu nên ảnh hưởng tới hoạt động của cơ sở. Trong tháng 8 bà N.T.T.M thấy bà L.T.T.T có trả tiền lương cho nhân viên nhưng trả bao nhiêu, lấy tiền từ đâu trả thì bà N.T.T.M không rõ.
Sau khi bà N.T.T.M nghỉ khoảng gần 01 tháng ông T.P.H.A có gọi bà N.T.T.M về sang cơ sở H.A bên D để kiểm kê hàng. Bà N.T.T.M có đi cùng với luật sư của ông T.P.H.A sang kiểm kê hàng và có lập biên bản kiểm kê ngày 15 tháng 10 năm 2019. Lúc đó bà N.T.T.M thấy những phần bảng hiệu, hộp đèn lắp ráp của ông T.P.H.A làm đã bị tháo dỡ. Bà N.T.T.M nghe nói có một số do ông T.P.H.A tháo và một số do Công ty P tháo dỡ và thay toàn bộ thành cơ sở Helen. Về tiền lương tháng 9 bà N.T.T.M không có yêu cầu trong vụ án này, bà N.T.T.M sẽ giải quyết sau với ông T.P.H.A. Ngoài ra bà N.T.T.M không còn trình bày gì khác. Bà N.T.T.M đề nghị tòa giải quyết vắng mặt bà N.T.T.M trong suốt quá trình tố tụng đối với vụ án này.
- Tại biên bản lấy lời khai ngày 16/5/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông N.T.P trình bày:
Ông N.T.P không có liên quan gì đến việc hùn hạp kinh doanh giữa Công ty A và Công ty P. Tuy nhiên, trong quá trình cơ sở H.A hoạt động tại địa chỉ thành phố D, tỉnh Bình Dương thì ông N.T.P có hỗ trợ về vấn đề điện, nước nếu có hư hỏng thì ông N.T.P sửa dùm, vì ông N.T.P là em vợ ông N.M.D. Trong thời gian này, ông N.T.P không nhớ chính xác thời gian ngày, tháng nhưng trong lúc cơ sở H.A đang trong quá trình chuẩn bị hoạt động thì ông N.M.D ở bên Thuận An không về được nên có nhờ ông N.T.P cầm số tiền 70.000.000 đồng về đưa cho ông T.P.H.A để trả tiền mua sản phẩm. Số tiền 70.000.000 đồng này tất cả đều là loại tiền mệnh giá 500.000 đồng, gồm 2 xấp được cột lại bằng thun, 01 xấp 50.000.000 đồng và 01 xấp 20.000.000 đồng. Khi cầm về tiệm vào buổi tối khoảng 7 giờ, ông N.T.P có thấy một xe bán tải chở hàng đến giao, lúc đó có mặt ông T.P.H.A, bà L.T.T.T, nhân viên giao hàng (ông N.T.P không biết tên). Ông N.T.P đưa cọc tiền cho ông T.P.H.A, ông T.P.H.A đưa cho bà L.T.T.Tđếm còn ông N.T.P và ông T.P.H.A lo phụ nhân viên khiêng hàng vô. Ông N.T.P không biết giao hàng gì vì được đóng trong thùng carton. Ông N.T.P thấy bà L.T.T.Tđếm tiền xong giao lại cho ông T.P.H.A, sau đó ông N.T.P không để ý gì nữa. Số tiền 70.000.000 đồng này ông N.T.P chỉ cầm và chuyển giao dùm ông N.M.D chứ ông N.T.P không có liên quan gì.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2020/KDTM-ST ngày 29/4/2020 của Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Bình Dương đã tuyên xử:
1. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về việc yêu cầu Công ty P thanh toán số tiền 75.454.000 đồng.
2. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty P về việc yêu cầu Công ty A thanh toán số tiền 77.000.000 đồng.
3. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu độc lập của Công ty Q về việc yêu cầu Công ty A thanh toán số tiền 26.441.530 đồng.
4. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A.
Buộc Công ty P phải thanh toán cho Công ty A số tiền 156.201.201 đồng.
5. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về việc yêu cầu Công ty P phải thanh toán số tiền 378.178.972 đồng.
6. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty P.
Buộc Công ty A phải trả cho Công ty P số tiền 63.000.000 đồng.
7. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty P về việc yêu cầu Công ty A phải thanh toán số tiền 131.250.000 đồng.
Buộc Công ty P phải trả cho bà N.T.T.N số tiền 30.010.000 đồng.
8. Chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty Q.
Buộc Công ty A phải trả cho Công ty Q 36.360.540 đồng.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo, quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ngày 14/5/2020, bị đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại theo hướng không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn.
Ngày 19/5/2020, nguyên đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm đã không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và việc chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương: Về thủ tục tố tụng, những người tiến hành tố tụng đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Về nội dung: Không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn về tiền điện theo hướng tính tiền điện theo hóa đơn tiền điện (trong thời gian Chi nhánh hoạt động) do bị đơn nộp bổ sung tại phiên tòa phúc thẩm.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; ý kiến tranh tụng của đương sự về việc giải quyết vụ án;
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1]. Về thủ tục tố tụng:
[1.1] Về sự có mặt của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm: Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai và có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự này.
[1.2] Về phạm vi xét xử phúc thẩm: Theo quy định tại Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có nội dung liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Theo quy định tại khoản 2 Điều 282, những phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[2] Về nội dung vụ án:
[2.1] Xét về bản chất, vi bằng số 711/2018/VB-TPL ngày 18/5/2018 được hai bên tham gia ký kết là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai doanh nghiệp trong nước và được điều chỉnh bởi các quy định tại khoản 9, Điều 3; khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2014 và các quy định Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng hợp tác. Theo các quy định trên, thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là việc hợp tác giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong kinh doanh nhằm phân chia lợi nhuận và sản phẩm, không thành lập pháp nhân mới. Việc hợp tác này sẽ được triển khai kinh doanh trên pháp nhân có sẵn của các bên hợp tác kinh doanh.
[2.2] Tuy nhiên, theo nội dung vi bằng nêu trên và theo sự giải thích thống nhất của các bên và xét thực tế việc thực hiện thỏa thuận hợp đồng hợp tác giữa các bên thì thấy rằng: Các bên chỉ thỏa thuận tài sản góp vào để sử dụng chung trong kinh doanh, không thỏa thuận sở hữu chung; không cử người hoặc ban đại diện cho cả hai bên quản lý tài sản, quản lý các khoản thu chi và hoạch toán; không quy định cách tính lợi nhuận, phương thức phân chia lợi nhuận và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật (phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu, bằng lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Do thỏa thuận thiếu những nội dung cơ bản phải có của một hợp đồng hợp tác kinh doanh cộng với thái độ và tinh thần thiếu thiện chí hợp tác giữa các bên nên mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Việc chấm dứt thực hiện việc hợp tác được xác định ngày 28/9/2018 khi Hair – Spa – Nail H.A ngưng hoạt động. Lỗi do chấm dứt hợp đồng là do cả hai bên và các bên đều lỗi ngang nhau. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định lỗi chấm dứt hợp đồng là do một bên Công ty A là không chính xác.
Do tính chất của hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng không rõ ràng nên việc cung cấp chứng cứ của đương sự cũng không đầy đủ, không có tính hệ thống và phần nào dựa vào lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (thực chất là người làm chứng) nên những yêu cầu nào của đương sự có đầy đủ chứng cứ và cơ sở vững chắc thì mới có thể được Tòa án chấp nhận.
[2.3] Xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng hợp tác: Xét khoảng thời gian Hair – Spa – Nail H.A hoạt động từ ngày 20/8/2018 đến ngày 28/9/2018, do thỏa thuận hợp tác không quy định sở hữu chung tài sản góp vào và thực tế không có người đại diện quản lý chung của hai bên để thực hiện việc ghi nhận và quản lý tài sản đóng góp của hai bên nên Tòa án cấp sơ thẩm nhận định không có cơ sở xác định số lượng hàng nhập kho, số hàng đã sử dụng, số hàng tồn kho và tình trạng của sản phẩm là có căn cứ. Như vậy, chỉ có thể căn cứ vào biên bản kiểm kê tài sản ngày 15/10/2018 để xác định khi ngưng hợp tác tài sản các bên đã góp còn lại những gì. Tuy nhiên, theo biên bản này có một số tài sản cũng không được ghi rõ ràng về nhãn hiệu, chủng loại và khối lượng [2.4] Trong quá trình giải quyết vụ án, được sự đồng ý của Công ty P, Công ty A đã nhận lại một số tài sản theo Biên bản ngày 12/6/2019, ngày 06/5/2019 và ngày 17/4/2019 (Công ty Q nhận trực tiếp). Phần tài sản Công ty đã nhận lại nếu có giảm sút giá trị thì Công ty A phải tự chịu thiệt hại vì không có cơ sở xác định chất lượng sản phẩm.
[2.5] Đối chiếu với các tài sản mà Công ty A mua có hóa đơn chứng từ với Biên bản kiểm kê tài sản ngày 15/10/2018 thì các tài sản Công ty A đã nhận còn thiếu một số tài sản như: 01 máy sấy 370.000 đồng; 02 máy hớt tóc nam 500.000 đồng/cái; 01 máy bấm màu tím 300.000 đồng; 03 máy uốn lọn 370.000 đồng/cái; 01 ghế đẩy 850.000 đồng; 04 xe đẩy đựng đồ 350.000 đồng/cái; 01 máy hấp 2.800.000 đồng; 01 máy oxy jet 14.000.000 đồng; 01 máy điện tím 600.000 đồng; 01 máy hút mụn 850.000 đồng; 01 máy ion nóng lạnh 4.800.000 đồng; 01 ổ cứng 04TB seagate skyhaw 4.750.000 đồng; 01 sữa rửa mặt O2 640.000 đồng; các sản phẩm L’oreal: 11 chai dầu gội vàng 500ml 254.773 đồng/chai, 12 chai dầu gội hồng 500ml 254.773 đồng/chai, 10 chai dầu gội Serioxyl 250ml 276.364 đồng/chai, 06 chai gel Hollywood 237.500 đồng/chai, 22 chai tinh dầu mythic oil 280.682 đồng/chai, 12 chai dầu gội Density 254.773 đồng/chai, 52 tuýt thuốc nhuộm Majirel 116.255 đồng/tuýt, 12 chai dầu gội spa 500ml 254.773 đồng/chai, 05 chai dầu gội vàng 1.500ml 561.364 đồng/chai, 05 chai dầu gội hồng 1.500ml 561.364 đồng/chai, 12 chai oxy 183.164 đồng/chai, 11 hủ hair spa 500ml 154.591 đồng/hủ, 04 chai hair spa 1.000ml 246.136 đồng/chai, 05 chai dầu gội spa 1500ml 280.682 đồng/chai; các sản phẩm NPP Tân Ba Lê: 443 tuýp nhuộm sebas 32.000 đồng/tuýp, 14 chai dầu gội sebas 65.000 đồng/chai, 04 chai hấp dầu sebas 210.000 đồng/chai, 02 chai uốn nóng sebas 135.000 đồng/chai; các sản phẩm của Công ty Q: 101 chai Gowell Topic 257.273 đồng/chai, 65 chai Colorance 168.182 đồng/chai. Tổng các tài sản còn thiếu này trị giá 126.865.701 đồng, trong đó có dùng 30.000.000 đồng doanh thu để trả cho sản phẩm L’oreal, như vậy trong các sản phẩm còn lại này tiền Công ty A bỏ ra chỉ có 96.865.701 đồng, phần giá trị hàng L’oreal dùng doanh thu mua là tài sản chung, trong đó Công ty A được sở hữu ½ là 15.000.000 đồng. Số tài sản này khi ngưng hoạt động thì Công ty A được nhận lại nhưng Công ty P đã giữ lại và hiện nay không còn nên phải có trách nhiệm hoàn trả giá trị cho Công ty A . Do đó, Công ty P phải trả cho Công ty A số tiền 111.865.701 đồng (1).
[2.6] Đối với 01 đầu thu 16 kênh KX-7116D6 6.380.000 đồng, ngày 12/6/2019, sau khi phát hiện ổ cứng 04TB Seagate Skyhaw gắn liền với đầu thu đã mất, thay vào đó là ổ cứng 01TB, chính đại diện của Công ty A đã trình báo và giao 01 đầu thu 16 kênh KX-7116D6 cho Công an phường D xử lý. Vì vậy, coi như đầu thu này Công ty P đã giao cho Công ty A nên Công ty P không có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty A đầu thu 16 kênh KX-7116D6 nữa.
[2.7] Đối với phần đầu tư trang trí theo hóa đơn của Công ty H. Thực tế ngày 01/10/2018 ông T.P.H.A đã cho người qua tháo dỡ logo cửa chính là 6.930.000 đồng và chữ H.A gắn ở cửa chính là 5.700.000 đồng. Phần đầu tư còn lại chỉ có 88.671.000 đồng. Phần này được xem là thiệt hại xảy ra do chấm dứt hợp tác và mỗi bên chịu 1/2. Như vậy, Công ty P có trách nhiệm trả lại cho Công ty A số tiền 44.335.500 đồng (2).
[2.8] Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A , buộc Công ty P thanh toán lại cho Công ty A số tiền: (1) + (2) = 156.201.201 đồng là có căn cứ.
[2.9] Tiền lương nhân viên và tiền điện tháng 8, tháng 9 là nghĩa vụ thanh toán của cả 02 bên. Công ty A cho rằng mình đã thanh toán hết tiền lương cho nhân viên do mình tuyển dụng, nhưng Công ty P cho rằng chính Công ty P đã thanh toán. Chứng cứ mà Công ty P đưa ra là lời trình bày của bà L.T.T.T và bà N.T.T.N. Tuy nhiên, mặc dù có lời khai của những người liên quan trong vụ án về việc thanh toán tiền lương nhân viên và tiền điện, nhưng những lời khai này phải phù hợp với các chứng cứ khác có tại hồ sơ. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện của Công ty P xuất trình hóa đơn tiền điện của quán So So (sau này là Hair – Spa – Nail H.A) từ ngày 21/8/2018 đến ngày 20/9/2018 là 13.905.218 đồng; từ ngày 21/9/2018 đến ngày 20/10/2018 là 5.482.990 đồng. Hair – Spa – Nail H.A hoạt động từ ngày 20/8/2018 đến ngày 28/9/2018, nhưng trên thực tế tại thời điểm ngưng hoạt động của Hair – Spa – Nail H.A các bên không kiểm đếm số lượng điện tiêu thụ. Do đó, việc Công ty P cho rằng mình đã thanh toán tiền điện cho Hair – Spa – Nail H.A trong hai tháng 8 và 9 với số tiền 18.000.000 đồng là phù hợp với hóa đơn tiền điện và có cơ sở chấp nhận. Công ty P đã ứng ra trả thì Công ty A có trách nhiệm trả lại 1/2 là 9.000.000 đồng.
Về tiền lương nhân viên trong hai tháng 8 và 9/2018, các bên không có bảng lương trong đó thể hiện danh sách nhân viên và người ký nhận tiền lương.
Nhân viên của Hair – Spa – Nail H.A (những người đã nhận tiền lương) hiện nay sinh sống và làm việc ở đâu thì cả hai bên đều không biết và không liên lạc được. Do không có đầy đủ chứng cứ chứng minh nên yêu cầu phản tố của bị đơn về việc thanh toán tiền lương nhân viên trong tháng 8, 9 là không có cơ sở chấp nhận.
[2.10] Xét khoảng thời gian sau ngày 28/9/2018, Hair – Spa – Nail H.A không còn hoạt động và Công ty A không còn điều hành như theo thỏa thuận hợp tác, việc sử dụng cơ sở Hair – Spa – Nail hoạt động dưới tên thương mại khác do Công ty P trực tiếp điều hành. Việc này là không phù hợp với thỏa thuận hợp tác và được xem là hoạt động kinh doanh riêng của Công ty P. Do đó, Công ty P phải tự chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong thời gian điều hành spa của mình. Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận khoản tiền mua mỹ phẩm 29.750.000 đồng và tiền chạy quảng cáo Facebook 3.500.000 đồng vì không có hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, khoản tiền trả liệu trình cho khách hàng spa 66.000.000 đồng, nhưng không rõ liệu trình gì, của những khách hàng cụ thể nào và liệu trình đã được thực hiện như thế nào. Khoản tiền mua máy RF 35.000.000 đồng theo các đương sự trình bày được lấy từ nguồn doanh thu chung, hiện nay Công ty P đang giữ máy nên Công ty A không có nghĩa vụ thanh toán lại 1/2 giá trị cho Công ty P. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận các yêu cầu phản tố của bị đơn là không có cơ sở.
[2.11] Từ những cơ sở trên, xét thấy có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn; không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của bị đơn.
[2.12] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm về đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về số tiền 75.454.000 đồng; Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty P về số tiền 77.000.000 đồng; Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu độc lập của Công ty Q về việc yêu cầu Công ty A thanh toán số tiền 26.441.530 đồng; buộc Công ty P phải trả cho bà N.T.T.N số tiền 30.010.000 đồng và tuyên buộc Công ty A phải trả cho Công ty Q 36.360.540 đồng không bị các đương sự kháng cáo và Viện Kiểm sát kháng nghị. Do đó, những phần này của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
3. Ý kiến của Kiểm sát viên đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tại phiên tòa phúc thẩm về việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn về tiền điện là chưa phù hợp.
4. Về án phí: Các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với số tiền không được Tòa án chấp nhận và số tiền phải thanh toán cho đương sự khác. Các đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm do Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 2 Điều 282, Điều 293, 296, khoản 2 Điều 308 và Điều 309, 313 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án;
Áp dụng khoản 9, Điều 3; khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2014 và các Điêu 504, 505, 506, 507 và 512 Bộ luật dân sự 2015; Điều 50 Luật Thương mại năm 2005. Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty A.
Không chấp nhận kháng cáo của Công ty P.
Sửa một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2020/KDTM- ST ngày 29/4/2020 của Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Bình Dương như sau:
Chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thể hiện tại Vi bằng số 711/2018/VB-TPL do Văn phòng Thừa phát lại D lập ngày 18/5/2018 giữa Công ty A và Công ty P. Xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng như sau:
1. 1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A.
Buộc Công ty P phải thanh toán cho Công ty A số tiền 156.201.201 đồng.
1.2. Không chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về việc yêu cầu Công ty P phải thanh toán số tiền 378.178.972 đồng (còn lại trong yêu cầu khởi kiện).
1.3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty P.
Buộc Công ty A phải trả cho Công ty P số tiền điện của tháng 8 và 9/2018: 9.000.000 đồng.
1.4. Không chấp nhận phần yêu cầu phản tố của Công ty P về việc yêu cầu Công ty A phải thanh toán số tiền 185.250.000 đồng (còn lại trong yêu cầu phản tố).
2. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án chậm thi hành số tiền trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất được quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm về đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A về số tiền 75.454.000 đồng; Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty P về số tiền 77.000.000 đồng; Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu độc lập của Công ty Q về việc yêu cầu Công ty A thanh toán số tiền 26.441.530 đồng; Buộc Công ty P phải trả cho bà N.T.T.N số tiền 30.010.000 đồng và tuyên buộc Công ty A phải trả cho Công ty Q 36.360.540 đồng không bị các đương sự kháng cáo và Viện Kiểm sát kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
4. Về án phí:
4.1. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
- Công ty A phải chịu án phí 24.908.948 đồng, được khấu trừ 14.197.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền số 0027840 ngày 14/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D, còn phải tiếp tục nộp 10.711.948 đồng.
- Công ty P phải chịu án phí 20.072.560 đồng, được khấu trừ 6.781.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền số 0028207 ngày 15/3/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D, còn phải tiếp tục nộp 13.291.560 đồng.
- Hoàn trả cho Công ty Q 1.570.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền số 0028253 ngày 21/3/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D.
4.2. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Các đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm.
- Hoàn trả cho Công ty A 2.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0040501 ngày 19/5/2020 của Chi Cục thi hành án dân sự thành phố D.
- Hoàn trả cho Công ty P 2.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0040473 ngày 18/5/2020 của Chi Cục thi hành án dân sự thành phố D.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 25/2020/KDTM-PT ngày 30/09/2020 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa
Số hiệu: | 25/2020/KDTM-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bình Dương |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 30/09/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về