Bản án 24/2018/DS-ST ngày 09/05/2018 về yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

BẢN ÁN 24/2018/DS-ST NGÀY 09/05/2018 VỀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM

Ngày 09 tháng 5 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 111/2017/TLST-DS ngày 18 tháng 10 năm 2017 về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 27/2018/QĐXXST-DS ngày 18 tháng 4 năm 2018 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Nguyễn Thị Bích P, sinh năm 1972.
Bà P ủy quyền cho ông Đào Quang K, sinh năm 1972 tham gia tố tụng. (có mặt)

Cùng địa chỉ: ấp H, xã A, huyện C, tỉnh Bến Tre.

2. Bị đơn: Bùi Thị Huỳnh M, sinh năm 1993.

Bà M ủy quyền cho ông Bùi Văn Q, sinh năm 1964 tham gia tố tụng. (có Cùng địa chỉ: ấp H, xã A, huyện C, tỉnh Bến Tre.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1 Trần Thị Ngọc L, sinh năm 1964. Bà L ủy quyền cho ông Bùi Văn Q, sinh năm 1964 tham gia tố tụng. Cùng địa chỉ: ấp H, xã A, huyện C, tỉnh Bến Tre.

3.2 Bùi Thị Hồng N, sinh năm 1987. (có mặt)

3.3 Đào Công Đ, sinh năm 1993. (có mặt) Cùng địa chỉ: ấp H, xã A, huyện C, tỉnh Bến Tre.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 13/10/2017 của bà Nguyễn Thị Bích P và những lời khai tiếp theo cũng như tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông đào Quang K trình bày:

Do chồng bà là ông Đào Quang K có mua bán gà với ông Bùi văn Q (là cha ruột của chị M) nên có nợ tiền ông Q 2.000.000 và đã trả được 500.000đ còn nợ 1.500.000đ. Khoảng 16 giờ ngày 22/02/2016 thì chị Bùi Thị Huỳnh M có tìm và gặp bà P tại quán cà phê của bà Năm X để đòi tiền nợ, khi đến chị M có lớn tiếng chửi bà thì được can ngăn và chị M ra về. Khoảng 10 phút sau M chở bà Trần Thị Ngọc L là mẹ ruột đến quán cà phê bà Năm X gặp P khi nói chuyện thì bà L đã đánh vào mặt bà P nên được Đào Công Đ là con bà P can ngăn, bà L lấy nón bảo hiểm đánh Đ nhưng trúng vào bàn tay P, bà L tiếp tục dùng khúc củi đánh vào sau đầu của Đ. Đ điện thoại cho tôi (làK) về giải quyết, lúc đó cũng có công an xã đến giải quyết, tôi xin lỗi bà L xong mọi người ra về.

Khoảng 09 giờ ngày 23/02/2016 vợ tôi là P cùng con trai là Đ đi chợ ở gần xã A, trong lúc mua đồ ăn thì từ phía sau N và M đều là con của bà L bất ngờ đánh P, N nắm tóc giật ngược đánh, M đè đầu P xuống quầy thịt heo dùng cây chày đập đá đánh nhiều cái vào đầu P, P dùng tay đỡ nên bị gãy hai ngón tay, lúc này được mọi người can ngăn nên bà P thoát ra chạy, phía N, M và bà L vẫn đuổi theo vây đánh cho đến khi chồng bà (ông K) đến.

Bà P được mọi người đưa đến bệnh viện huyện C sau đó chuyển qua bệnh viện K120 – Tiền Giang với thương tích là Chấn động não và Gãy hai ngón đốt III bàn tay trái, nằm viện điều trị từ ngày 23/02 đến ngày 29/02/2016. Tổng chi phí điều trị gồm:

Tiền viện phí 2.010.000đ

Tiền thuốc 2.450.000đ (07 lần x 350.000đ không có hóa đơn) Tiền chuyển viện: 280.000đ Tiền xe tái khám: 1.000.000đ (10 chuyến đa ôm, mỗi chuyến 100.000đ) Tiền mất thu nhập từ ngày 23/02 đến 07/4/2016 là 13.500.000đ (45 ngày x 300.000đ/1 ngày) Tiền công người chăm sóc từ ngày 23/02 đến 29/02/2016 là 07 ngày với số tiền là 2.100.000đ (300.000đ x 7 ngày)

Bồi thường danh dự, tổn thất tinh thần là 6.050.000đ (5tháng x 1.210.000đ) Tổng số tiền yêu cầu M bồi thường là 27.390.000đ.

Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của bà P là các hóa đơn, chứng từ điều trị bệnh, giấy tờ thể hiện thương tích và biên bản làm việc của công an.

Theo bản tự khai, biên bản hòa giải, cũng như tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Bùi Thị Huỳnh M và ông Bùi Văn Q trình bày:

Nguyên nhân vụ việc là do ông K thiếu tiền mua gà của tôi nên con tôi là M có đến nhà đòi tiền, hai bên có lời qua tiếng lại, M có cầm nón bảo hiểm định đánh bà P nhưng con bà P là Đ ngăn cản và đánh lại, tiếp đó con bà P cùng bà P đánh lại M, sự việc được mọi người can ngăn.

Sáng ngày 23/02/2016 N có gặp P tại chợ An Hóa nên có dùng tay đánh vào mặt P, M từ xa thấy nên cầm cây chạy lại định đánh bà P nhưng N đỡ làm rơi cây xuống, do bà P dùng tay đỡ nên bị thương ở tay, P bỏ chạy thì M có cầm giá cân chọi theo nhưng không trúng. Sau đó tôi và bà L có chạy ra, bà L không có đánh bà P, do P chòm đánh bà L nên làm xe ngã. Sự việc xảy ra bà L, N và M không có bị thương tích gì.

Theo yêu cầu của bà P thì phía M có ý kiến như sau: Tiền thuốc và chi phí điều trị thì M đồng ý bồi thường theo hóa đơn toa thuốc và chứng từ của bệnh viện; tiền xe tái khám 10 chuyến là 1.000.000đ thì không đồng ý; tiền công chăm sóc thì đồng ý trả nhưng không đồng ý 300.000đ/1 ngày mà chỉ với giá khoảng 150.000đ đến 200.000đ/ 1 ngày; tiền mất thu nhập của bà P thì M không đồng ý vì bà P chỉ làm nội trợ, còn việc thuê ki ốt là trước đó, khi xảy ra sự việc thì bà P đã trả lại; tiền bồi thường tổn thất tinh thần cũng như danh dự thì không đồng ý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đào Công Đ trình bày: anh thống nhất với lời trình bày của ông K. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bùi Thị Hồng N trình bày: chị thống nhất với lời trình bày của ông Q.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử (HĐXX) thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, không vi phạm tố tụng, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa chấp hành tốt nội quy phiên tòa. Về nội dung giải quyết vụ án đề nghị HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn với tổng số tiền là 10.461.000đ (gồm chi phí cho việc cứu chữa, điệu trị là 1.811.000đ; tiền xe chuyển viện 200.000đ; tiền xe tái khám 300.000đ; tiền  mất  thu  nhập  thực  tế  6.750.000đ; tiền công của người chăm sóc là 1.400.000đ).

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án: Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và nội dung vụ án, Tòa án xác định quan hệ tranh chấp là “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Bích P với bị đơn chị Bùi Thị Huỳnh M  theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Sự việc xảy ra trên địa bàn huyện C nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện C.

[2] Về nội dung: Tại phiên tòa sơ thẩm phía nguyên đơn do ông K đại diện ủy quyền yêu cầu chị M phải có trách nhiệm bồi thường cho bà P số tiền thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (bị đánh gây thương tích) số tiền tổng cộng là 27.390.000đồng. Phía bị đơn do ông Q đại diện chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gồm: Tiền thuốc và chi phí điều trị thì đồng ý bồi thường theo hóa đơn toa thuốc và chứng từ của bệnh viện; tiền xe tái khám 10 chuyến là 1.000.000đ thì không đồng ý; tiền công chăm sóc thì đồng ý trả nhưng không đồng ý với mức 300.000đ/1ngày mà chỉ với mức khoảng 150.000đ đến 200.000đ/ 1 ngày; tiền mất thu nhập của bà P thì không đồng ý vì bà P chỉ làm nội trợ, còn việc thuê ki ốt là trước đó, khi xảy ra sự việc thì bà P đã trả lại; tiền bồi thường tổn thất tinh thần cũng như danh dự thì không đồng ý.

[3] Hội đồng xét xử nhận thấy, vụ việc xảy ra là do có sự mâu thuẩn trong việc nợ tiền giữa phía nguyên đơn với bị đơn, do có mâu thuẩn vào ngày 22/02/2016, nên vào ngày 23/02/2016 thì giữa bà P với phía chị M gặp nhau và tiếp tục xảy ra mâu thuẩn dẫn đến xô xát và đánh nhau, trong lúc xô xát thì phía chị M đã có dùng một thanh gỗ đánh vào người bà P dẫn thương tích và phải nhập viện điều trị. Tại kết luận giám định pháp y về thương tích số 120/16/TgT ngày 19/01/2017 của Phân viện pháp y quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh, kết luận bà P Chấn động não điều trị ổn định; Gãy đốt ngón IV bàn tay trái gây biến dạng cứng khóp liên đốt gần; tỷ lệ thương tích là 5% theo nguyên tắc cộng lùi. Cơ quan điều tra quyết định không khởi tố vụ án, nên phía nguyên đơn có đơn yêu cầu khởi kiện.

Xét thấy tại các biên bản lấy lời khai của đương sự cũng như lời trình bày tại phiên tòa của các đương sự đều thừa nhận là chị M có dùng cây đánh và gây thương tích cho bà P; căn cứ vào biên bản dựng lại hiện trường và lời khai của Bùi Thị Huỳnh M thừa nhận có dùng khúc gỗ đánh vào người bà P tại vị trí bà P bị thương tích, nên có cơ sở khẳng định thương tích của bà P là do chị M dùng thanh gỗ gây ra,vì vậy chị M phải có trách nhiệm đối với hậu quả do mình gây thương tích cho bà P.

[4] Căn cứ vào Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xét thấy các khoản yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận và không chấp nhận như sau: Tiền viện phí và xe chuyển viện là 2.010.000đ là có cơ sở vì có đơn tiền viện phí, trong đó có 200.000đ tiền xe cấp cứu tuy nguyên đơn không giao nộp được nhưng xét thấy là phù hợp nên chấp nhận toàn bộ yêu cầu này.

Tiền thuốc 2.450.000đ (07 lần x 350.000đ không có hóa đơn), đối với yêu cầu này mặc dù đã được Tòa án thông báo giao nộp chứng cứ là hóa đơn của những lần mua thuốc nhưng nguyên đơn không cung cấp được, vì lý do mua lẽ nên không có hóa đơn, nhưng xét thấy việc bị thương tích và phải điều trị bằng thuốc thì mới có thể phục hồi nên chấp nhận ½ yêu cầu này của nguyên đơn với số tiền là 1.225.000đ.

Tiền chuyển viện: 280.000đ xét thấy là phù hợp nên chấp nhận.

Tiền xe tái khám: 1.000.000đ (10 chuyến đa ôm, mỗi chuyến 100.000đ) căn cứ vào chứng cứ thu thập thể hiện chỉ có 03 lần đơn cấp thuốc ngoại trú nên chỉ chấp nhận tiền xe tái khám của 03 chuyến là 300.000đ. Tiền mất thu nhập từ ngày 23/02 đến 07/4/2016 là 13.500.000đ (45 ngày x 300.000đ/1 ngày. Đối với yêu cầu này, qua xác minh thực tế tại đại phương phía bà P có thuê ki ốt buôn bán vào thời gian xảy ra sự việc, tuy nhiên việc xác định thu nhập thực tế không được nguyên đơn cung cấp chứng cứ, hơn nữa qua xác minh thì thu nhập trung bình của lao động nữ tại địa phương vào khoảng 150.000đ/ 1 ngày. Việc bà P cho rằng mất thu nhập khoảng thời gian từ ngày 23/02 đến ngày 07/4/2016 là không có cơ sở vì không cung cấp được chứng cứ thể hiện việc được bác sĩ chỉ định phải nghĩ lao động đến ngày 07/4/2016, mà chỉ có cơ sở xác định theo chỉ định theo giấy bệnh trình điều trị hộ lý của bác sĩ bệnh viện K120 xác định là nghĩ lao động 05 ngày. Như vậy có cơ sở xác định thời gian mất thu nhập của bà P là từ ngày xảy ra sự việc 23/02 đến ngày xuất viện 29/02/2016 là 07 ngày và 05 ngày nghĩ lao động theo yêu cầu của bác sĩ, nên tổng số ngày nghĩ là 12 ngày. Vì vậy số tiền mất thu nhập được xác định là 12 ngày x 150.000đ = 1.800.000đ

Tiền công người chăm sóc từ ngày 23/02 đến 29/02/2016 là 07 ngày với số tiền  là  2.100.000đ  (300.000đ x 7 ngày), phía bị đơn chấp nhận với tiền 2.00.000đ/1 ngày. Qua xác minh tại địa phương  xác định mức thu nhập của một lao động nam bình quân là 200.000đ/1 ngày, nên việc ông K chồng bà P chăm sóc tại bệnh viện 07 ngày chỉ được chấp nhận với số tiền 1.400.000đ (7 ngày x
200.000đ).

Bồi thường danh dự, tổn thất tinh thần là 6.050.000đ  (5tháng  x 1.210.000đ). Xét thấy sự việc xảy ra ở chợ, có nhiều người chứng kiến, khi xem xét giải quyết về vấn đề bường thường tổn thất tinh thần của người yêu cầu cũng cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội cũng như uy tín của người yêu cầu đối với xã hội... nên xét thấy bà P làm nghề lao động phổ thông, gia đình cũng sinh sống bằng nghề lao động phổ thông, vì vậy mức độ tổn thất tinh thần không lớn, nên chỉ chấp nhận mức độ tổn thất tương đương với 02 tháng lương với mức bình quân theo yêu cầu của nguyên đơn là 1.210.000đ/1 tháng x 2 tháng = 2.420.000đ

Do đó chỉ chấp nhận một phần yều cầu khởi kiện của nguyên đơn với tổng số tiền là 8.935.000đ. Án phí DSST có giá ngạch: Chị Bùi Thị Huỳnh M Phải chịu là 446.750đ (8.935.000đ x 5%).

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng các Điều 604, 609 Bộ luật dân sự 2005; khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, 271, 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1/ Buộc chị Bùi Thị Huỳnh M phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Bích P số tiền thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (đánh nhau) tổng cộng là 8.935.000đ (tám triệu chín trăm ba mươi lăm ngàn đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

2/ Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch 5%: chị Bùi Thị Huỳnh M phải nộp là 446.750đ.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. Cá bên đương sự được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

429
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 24/2018/DS-ST ngày 09/05/2018 về yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Số hiệu:24/2018/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Châu Thành - Bến Tre
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 09/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về