Bản án 232/2018/HC-PT ngày 08/02/2018 về khiếu kiện quyết định hành chính thu hồi, bồi thường và hỗ trợ

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 232/2018/HC-PT NGÀY 08/02/2018 VỀ HIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THU HỒI, BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ

Ngày 08 tháng 02 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hành chính thụ lý số 112/2016/TLPT-HC ngày 11 tháng 10 năm 2016 về việc: “Khiếu kiện quyết định hành chính về thu hồi, bồi thường và hỗ trợ”.

Do Bản án hành chính sơ thẩm số 07/2016/HCST ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Tòa án nhân dân huyện G bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 425/2018/QĐ-PT ngày 24 tháng 01 năm 2018 giữa các đương sự :

- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Trần B, sinh năm 1964.

Địa chỉ: 632 Ấp B, xã K, huyện G, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn B1, sinh năm 1958.

Địa chỉ: 395 Ấp B, xã K, huyện G, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người B vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: Luật sư Lê Văn H – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người bị kiện: Ủy ban nhân dân huyện G.

Địa chỉ: Khu phố A, thị trấn T, huyện G, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của người bị kiện: Ông Trương Tiến T - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện G (xin vắng mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện: Ông Phạm Minh C, sinh năm 1982.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1964 (xin vắng mặt)

2. Ông Nguyễn Trần Đ, sinh năm 1986 (xin vắng mặt)

3. Ông Nguyễn Trần P, sinh năm 1992 (xin vắng mặt)

4. Ông Nguyễn Trần V, sinh năm 1994 (xin vắng mặt)

Cùng địa chỉ: 632 Ấp B, xã K, huyện G, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người kháng cáo: Ông Nguyễn Trần B.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm nội dung vụ án như sau:

* Người khởi kiện ông Nguyễn Trần B trình bày:

Do nhà đất của ông bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng đường S, Ủy ban nhân dân huyện G đã ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ số tiền 1.477.849.000đồng và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 thu hồi 6.575m2 đất của hộ gia đình ông. Việc Ủy ban nhân dân huyện G căn cứ Phương án số 414/PABT ngày 11/6/2004 áp dụng đơn giá theo Quyết định số 05/QĐ-UB-QLĐT ngày 04/01/1995 của Ủy ban nhân dân Thành phố để tính bồi thường, hỗ trợ đã vi phạm Khoản 2 Điều 42 Luật Đất đai năm 2013, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông bởi lẽ đơn giá năm 1995 không thể áp dụng cho việc bồi thường năm 2007. Căn cứ Điều 15 Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định tạm thời về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì Phương án bồi thường số 414/PABT ngày 11/6/2004 của Hội đồng bồi thường đã hết hiệu lực áp dụng. Đồng thời, ra quyết định bồi thường trước khi có quyết định thu hồi đất là trái với quy định pháp luật.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện G căn cứ Quyết định số 5702/QĐ- UBND ngày 17/11/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh, thay thế dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp đường S đoạn từ ngã tư Nhơn Trạch đến cầu An Nghĩa lộ giới 120m, mỗi bên 60m tính từ tim đường là trái với Khoản 1 đoạn 1 của Thông báo số 41/TB-UB ngày 13/3/2003 của Ủy ban nhân dân huyện G về phạm vi giải tỏa của đoạn từ ngã tư Nhơn Trạch đến cầu An Nghĩa là 42m, mỗi bên 21m tính từ tim đường hiện hữu.

Nay ông yêu cầu:

- Hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

- Xác định việc thu hồi đất đoạn từ ngã tư Nhơn Trạch đến cầu An Nghĩa lộ giới 120m, mỗi bên 60m tính từ tim đường là trái pháp luật.

- Buộc Ủy ban nhân dân huyện G thực hiện lại trình tự, thủ tục thu hồi và bồi thường theo đúng quy định pháp luật.

* Người bị kiện trước đây do ông Phạm Minh C và ông Trần Văn Q làm đại diện trình bày:

Về phương án bồi thường và cách thức bồi thường đã thực hiện đúng theo quy định, do đó, việc Ủy ban nhân dân huyện G ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 là phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tại Bản án sơ thẩm số 07/2016/HCST ngày 25/4/2016, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ Khoản 1 Điều 28, Khoản 1 Điều 29, 120, 128, 129, 139, 142 Luật tố tụng hành chính; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, tuyên xử:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trần B.

Bác yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trần B về việc hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

Giữ nguyên Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trần B về hành vi của Ủy ban nhân dân huyện G khi ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 04/5/2016, ông Nguyễn Trần B nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm:

- Người khởi kiện do ông Nguyễn Văn B1 làm đại diện rút kháng cáo đối với Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G về thu hồi đất. Giữ nguyên yêu cầu hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G về bồi thường, hỗ trợ với lý do theo quy định tại Điều 15 Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định phương án bồi thường có hiệu lực không quá 12 tháng, Ủy ban nhân dân huyện G ra quyết định duyệt kinh phí bồi thường cho ông Nguyễn Trần B năm 2007 nhưng vẫn áp dụng phương án bồi thường năm 2004 là không đúng quy định pháp luật.

- Luật sư B vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện phát B1ểu ý kiến: Ủy ban nhân dân huyện G ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước, sau đó mới ban hành quyết định thu hồi đất là không đúng với quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Và theo quy định tại Điều 15 Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định phương án bồi thường có hiệu lực không quá 12 tháng, Ủy ban nhân dân huyện G thực hiện việc bồi thường vào năm 2007 nhưng vẫn áp dụng phương án năm 2004 là không đúng với quy định trên, không đúng với Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Căn cứ Khoản 2 Điều 241 Luật tố tụng hành chính, đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Trần B, hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

- Người B vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện phát B1ểu ý kiến: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khi thu hồi đất nên việc bồi thường được thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất là cũng không vi phạm. Trong dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp đường S, căn cứ phạm vi giải tỏa, Ủy ban nhân dân huyện G đã tiến hành đo đạc và phê duyệt kinh phí bồi thường là đúng theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Về việc không hỗ trợ bổ sung lãi suất, do hộ ông Nguyễn Trần B đã có quyết định bồi thường trước ngày 10/7/2007 nên không được tính lãi suất theo Thông báo số 486 ngày 10/7/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát Biểu ý kiến: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đương sự và người tham gia tố tụng khác đã chấp hành đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính trong quá trình thụ lý phúc thẩm và xét xử tại phiên tòa. Về phía các đương sự đã thực hiện đầy đủ các quyền của mình do Luật Tố tụng hành chính quy định.

Về nội dung: Tại phiên tòa phúc thẩm, người khởi kiện do ông Nguyễn Văn B1 làm đại diện rút kháng cáo đối với Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G nên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với quyết định trên. Đối với kháng cáo yêu cầu hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G, nhận thấy dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp đường S là dự án trọng điểm được Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất tiếp tục thực hiện. Xét thời điểm ban hành quyết định bồi thường là trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ có hiệu lực nên không phải xem xét lại về giá bồi thường mà chỉ xem xét về lỗi bồi thường chậm. Đối chiếu với đơn giá đất ở tại phương án bồi thường là 800.000 đồng/m2 cao hơn so với đơn giá đất ở do Ủy ban nhân dân Thành phố công bố ngày 22/12/2006 nên vẫn bồi thường theo đơn giá tại phương án là phù hợp với quy định pháp luật. Do đó kháng cáo của ông

Nguyễn Trần B là không có cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên bản án sơ thẩm tuyên giữ nguyên các quyết định bị kiện là không đúng nên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ Khoản 2 Điều 241 Luật tố tụng hành chính, sửa một phần bản án sơ thẩm về việc tuyên giữ nguyên quyết định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 [1] Về thủ tục tố tụng: Đại diện người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ Khoản 4 Điều 225 Luật tố tụng hành chính, Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt các đương sự nêu trên.

Tại phiên tòa, ông Nguyễn Trần B rút một phần kháng cáo đối với Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G nên căn cứ Điều 233 Luật tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu hủy Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của ông B.

 [2] Về nội dung: Phần đất bị thu hồi của hộ ông Nguyễn Trần B có nguồn gốc do gia đình ông B sử dụng trước năm 1975, hiện tại có một phần đất đã được cấp Giấy chứng nhận và một phần chưa được cấp Giấy chứng nhận. Do nhà đất bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp đường S nên Ủy ban nhân dân huyện G đã ban hành quyết định thu hồi đất và chiết tính bồi thường đối với hộ ông B.

 [3] Xét kháng cáo của ông Nguyễn Trần B, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

 [3.1] Về việc ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ trước khi có quyết định thu hồi đất. Điều 34 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ quy định: “Khi có quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lập hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thì có thể thành lập hội đồng đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất”. Căn cứ quy định trên, việc Ủy ban nhân dân huyện G tiến hành bồi thường, hỗ trợ sau khi có Quyết định thu hồi đất số 2808/QĐUB ngày 17/6/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là không trái quy định của pháp luật.

Việc thu hồi đất được thực hiện trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực nên chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai năm 1993 và các quy định pháp luật có liên quan, vào thời điểm này không quy định phải ban hành quyết định thu hồi đất riêng lẻ cho hộ gia đình, cá nhân.

 [3.2] Về giá bồi thường.

Sau khi có quyết định thu hồi đất làm dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp đường S, ngày 27/10/2003 thực hiện việc điều tra đất đai tài sản bị ảnh hưởng, ngày 18/5/2006 ông B tự nguyện bàn giao mặt bằng, ngày 16/10/2006 lập bảng chiết tính bồi thường, ngày 07/02/2007 ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ.

Tính từ ngày kiểm kê tài sản đến thời điểm có quyết định bồi thường là gần 04 năm, qua đó cho thấy việc chậm trễ thực hiện bồi thường đối với hộ ông B theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án không phải do lỗi ông B. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ: “….Trường hợp thực hiện bồi thường chậm thì giá đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP”.

Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định: Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”

Căn cứ quy định trên, xét thấy vào thời điểm Ủy ban nhân dân huyện G ban hành quyết định bồi thường cho ông Nguyễn Trần B là ngày 07/02/2007, do đó đơn giá đất ở để xem xét là đơn giá đất được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 179/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006. Theo quyết định này thì đơn giá đất ở đối với khu vực nhà ông B là 300.000 đồng/m2. Đối chiếu với đơn giá đất ở được áp dụng theo Phương án số 414/PABT ngày 11/6/2004 của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đối với hộ ông B là 800.000đồng/m2. So sánh nhận thấy giá đất tại phương án năm 2004 cao hơn giá đất do Ủy ban Thành phố công bố tại thời điểm có quyết định bồi thường và quyết định thu hồi, vì vậy không cần thiết áp dụng giá đất ở mới 300.000đồng/m2.

Đối với việc ông B yêu cầu áp dụng Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Hội đồng xét xử nhận thấy tại điểm c Khoản 4 Điều 58 quy định: “Trường hợp đã có quyết định phê duyệt trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà sau đó giá đất cao hơn giá đất đã phê duyệt thì thực hiện điều chỉnh giá đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP”. Đồng thời, tại Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC- BTNMT ngày 31/8/2008 của Bộ tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP: “Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Nghị định 84/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà sau đó giá đất cao hơn giá đất đã phê duyệt thì chỉ thực hiện việc điều chỉnh giá đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 58 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, không áp dụng các quy định khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP”.

Nhận thấy phương án bồi thường được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt ngày 28/5/2002 trước ngày Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành nên không thể áp dụng theo yêu cầu của ông B được. Mặt khác, như phần trên đã phân tích, giá đất mà ông B nhận bồi thường là 800.000đồng/m2 cao hơn giá đất do cấp tỉnh công bố tại thời điểm bồi thường nên không cần thiết điều chỉnh giá.

 [3.3] Về ý kiến của ông Nguyễn Trần B và luật sư cho rằng Phương án số 414/PABT ngày 11/6/2004 của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã hết hiệu lực theo quy định tại Điều 15 Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Về vấn đề này, tại Văn bản số 7083/UBND-NCPC ngày 15/11/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho B1ết vào thời điểm phương án còn hiệu lực và đang triển khai thực hiện, Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004NĐ-CP ngày 03/12/2004 (Khoản 2 Điều 50) quy định những dự án đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi nghị định có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Cũng tại văn bản này, Ủy ban nhân dân Thành phố xác định Phương án số 414/PABT ngày 11/6/2004 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn hiệu lực thi hành, và dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp đường S là một trong những công trình trọng điểm, mang tính chất chiến lược được Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất tiếp tục triển khai thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Do đó, việc người khởi kiện cho là phương án hết hiệu lực theo quy định tại Điều 15 Quyết định số 31/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố là không có căn cứ chấp nhận.

Từ những nhận định trên, nhận thấy kháng cáo của ông Nguyễn Trần B là không có cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên, tại phần Quyết định của bản án sơ thẩm tuyên giữ nguyên Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G là không đúng với quy định tại Điều 193 Luật tố tụng hành chính nên cần sửa bản án sơ thẩm về phần này.

 [4] Về án phí phúc thẩm: do sửa bản án sơ thẩm nên đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Khoản 2 Điều 241 Luật tố tụng hành chính; Căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của ông Nguyễn Trần B yêu cầu hủy Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

2. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Trần B yêu cầu hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

3. Sửa một phần Bản án sơ thẩm số 07/2016/HCST ngày 25/4/2016 của Tòa án nhân dân huyện G như sau:

Bác khởi kiện của ông Nguyễn Trần B yêu cầu hủy Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện G.

Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu xác định hành vi của Ủy ban nhân dân huyện G trong việc ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 và Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 là trái pháp luật của ông Nguyễn Trần B.

4. Về án phí:

- Án phí sơ thẩm: Ông Nguyễn Trần B phải nộp 200.000 đồng, được trừ vào 200.000đồng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp theo B1ên lai số 03773 ngày 27/6/2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện G. Ông Nguyễn Trần B đã nộp đủ án phí sơ thẩm.

- Án phí phúc thẩm: Ông Nguyễn Trần B không phải nộp, được hoàn lại 200.000đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo B1ên lai số 04994 ngày 07/6/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện G.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

897
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 232/2018/HC-PT ngày 08/02/2018 về khiếu kiện quyết định hành chính thu hồi, bồi thường và hỗ trợ

Số hiệu:232/2018/HC-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành:08/02/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về