TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
BẢN ÁN 232/2017/DS-PT NGÀY 15/09/2017 VỀ TRANH CHẤP BỒI THUỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG-SỨC KHỎE
Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 190/2017/TLPT-DS ngày 28 tháng 8 năm 2017 về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 42/2017/DS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện C bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 203/2017/QĐPT-DS,ngày 29 tháng 8 năm 2017 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Lê Thị D, sinh năm: 1952, cư trú tại: Ấp Q, xã T, huyện C, tỉnh Bến Tre.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Nghệ A, Luật sư của Văn phòng luật sư Nguyễn Nghệ A, thuộc đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre.
- Bị đơn: Anh Nguyễn Văn P, sinh năm: 1972, cư trú tại: Ấp Q, xã T, huyện C, tỉnh Bến Tre.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Chị Đồng Thị P1, sinh năm 1972; cư trú tại: Ấp Q, xã T, huyện C, tỉnh Bến Tre (được ủy quyền theo văn bản ủy quyền ngày 26/12/2016).
- Người kháng cáo: Bà Lê Thị D là nguyên đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện ngày 27/10/2016, đơn khởi kiện bổ sung ngày 20/12/2016 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn bà Lê Thị D trình bày:
Ngày 17/8/2016, khi bà lưu thông trên đường bằng xe đạp từ hướng Bình Đại về ngã tư huyện C thì bị xe Hoa Lâm do anh Nguyễn Văn P điều khiển chạy cùng chiều va chạm vào xe đạp làm bà ngã xuống đường bị chấn thương phải đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện C rồi chuyển viện qua Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre để điều trị và tái khám tại các bệnh viện khác. Kết quả bà bị thương nặng ở đầu phải khâu 42 mũi; bị lệch xương gò má trái; bị gãy ngón tay thứ 4 bàn tay trái. Bà yêu cầu anh P phải bồi thường các chi phí như sau: Chi phí điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (nhập viện ngày17/8/2016 đến 05/9/2016) và Bệnh viện huyện C là 1.832.000 đồng.
- Tiền tàu xe nhập viện, xuất viện về nhà và đi tái khám là 1.200.000 đồng:
+ Ngày 17/8/2016, nhập viện là 180.000 đồng;
+ Ngày 05/9/2016, xuất viện về nhà là: 180.000 đồng;
+ Đi tái khám tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu 02 lần (ngày 08/9 và 26/9/2016), 04 lượt x 180.000 đồng/lượt;
+ Tái khám tại Bệnh viện huyện C (ngày 14/9 và 18/9/2016), 04 lượt x 30.000 đồng/lượt.
Do sức khỏe yếu nên tự bà đi tái khám để điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh vì mỗi bệnh viện có chức năng khác nhau nên đi khám cùng ngày 02 bệnh viện như sau:
- Ngày 29/11/2016, chi phí điều trị với số tiền 2.994.000 đồng.
+ Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là: 1.316.000 đồng (gồm tiềnkhám bệnh: 100.000 đồng, tiền siêu âm: 100.000 đồng, tiền chụp XQ bàn tay: 110.000 đồng, tiền thuốc: 1.006.000 đồng);
+ Tại Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh là: 1.418.000 đồng (gồm tiền khám bệnh: 100.000 đồng, tiền thuốc: 1.318.000 đồng).
- Ngày 13/12/2016, tái khám theo lời dặn của bác sĩ chi phí với số tiền là 3.312.000 đồng:
+ Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là: 804.000 đồng (tiền khám bệnh: 100.000 đồng, tiền thuốc: 704.000 đồng);
+ Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh là: 2.248.000 đồng(tiền khám bệnh: 100.000 đồng, tiền chụp CT đầu: 1.000.000 đồng, tiền thuốc:1.318.000 đồng).
- Tiền tàu xe cho người bệnh và người đi theo chăm sóc người bệnh, 04 chuyến khám bệnh của lượt đi và về (ngày 29/11/2016 và 13/12/2016): 08 lượt x 65.000 đồng/lượt = 520.000 đồng.
- Tiền yêu cầu bác sĩ điều trị tại nhà như: Truyền nước biển, chích thuốc bổ (từ ngày 09/9 đến ngày 05/10/2016) số tiền là: 11 lần x 280.000 đồng = 3.080.000 đồng.
- Tiền mất thu nhập của người bệnh (từ ngày 17/8/2016 đến ngày bìnhphục 20/12/2016) là 125 ngày x 150.000 đồng = 18.750.000 đồng.
- Tiền mướn người nuôi bệnh 62 ngày đêm với số tiền là 14.300.000đồng:
+ Từ ngày 18/8/2016 đến ngày 05/9/2016 tại Bệnh viện Nguyễn ĐìnhChiểu là: 300.000 đồng x 19 ngày = 5.700.000 đồng;
+ Tại nhà: 43 ngày đêm ( từ 06/9/2016 đến 18/10/2016) là: 200.000 đồng x 43 ngày = 8.600.000 đồng.
Riêng tiền bồi thường tổn thất tinh thần bà yêu cầu Tòa án xem xét buộc anh P bồi thường cho bà theo quy định của pháp luật. Bà đồng ý trừ số tiền bà đã nhận trước của anh P là 5.000.000 đồng.
Bị đơn là anh Nguyễn Văn P và người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là chị Đồng Thị P1 trình bày:
Phía bị đơn thống nhất với lời trình bày của bà D về việc va chạm xe khiến bà D bị thương. Khi bà D điều trị vết thương tại bệnh viện thì anh P có đưa cho bà D số tiền 5.000.000 đồng để lo chi phí. Đến khi xuất viện về nhà bà D yêu cầu anh P bồi thường số tiền 27.769.000 đồng nhưng không đưa xem giấy ra viện, hoá đơn tiền thuốc, chứng từ khác nên anh P chưa bồi thường. Nay, bà D khởi kiện yêu cầu anh P bồi thường tiền thuốc, tiền mất thu nhập người bệnh, người nuôi bệnh, tiền tàu xe, tiền tổn thất tinh thần không hợp lý nên bị đơn không đồng ý.
Anh P đồng ý bồi thường cho bà D những chi phí điều trị vết thương, tiền tàu xe đi lại cho bà D tại Bệnh viện huyện C và Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/11/2016, còn các khoản khác yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số: 42/2017/DS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện C đã quyết định như sau:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị D về việc yêu cầu anh Nguyễn Văn P bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm với số tiền là25.546.000 đồng.
Buộc anh Nguyễn Văn P phải bồi thường cho bà Lê Thị D số tiền là25.546.000 đồng (hai mươi lăm triệu năm trăm bốn mươi sáu nghìn đồng).
Ngoài ra, bản án còn tuyên án phí; quyền kháng cáo bản án; quyền yêucầu thi hành án của các đương sự.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 25/7/2017, nguyên đơn bà Lê Thị D kháng cáo với Q dung: Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án dân sự sơ thẩm số:42/2017/DS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện C, buộc anh Nguyễn Văn P phải bồi thường cho bà D chi phí tái khám ngày 13/12/2016 tại Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh; tiền mất thu nhập là 150.000 đồng/125 ngày; tiền thuê người nuôi bệnh; tiền tổn thất tinh thần theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo.Hai bên đương sự không thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án.
- Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Lê Thị D bị thương do lỗi của phía bị đơn nên bà D có quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh được bản thân cho là tốt nhất. Tại toa thuốc ngày 29/11/2016 của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh và toa thuốc của Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện việc bà D đi tái khám là theo chỉ định của bác sĩ; việc yêu cầu anh P bồi thường chi phí tái khám tại Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/12/2016 với số tiền3.312.000 đồng là có căn cứ. Về yêu cầu bồi thường khoản tiền mất thu nhập từ ngày 18/8/2016 đến ngày 20/12/2016 là 150.000 đồng/125 ngày nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận yêu cầu của bà D là 102 ngày nhưng lại cho rằng bà D là người 55 tuổi không thể hưởng mức thu nhập như những người còn trong độ tuổi lao động khác và lại căn cứ vào quy định của Luật bảo hiểm xã hội về mức lương hưu người lao động được hưởng lương là 75%/tháng để xem xét tính tiền mất thu nhập cho bà D được bồi thường là 9.180.000 đồng là không phù hợp vì bà D là lao động thực tế không phải là người hưởng chế độ lương hưu. Việc bà D bị thương cần người nuôi bệnh nên việc bà D yêu cầu bị đơn bồi thường tiền công người nuôi bệnh trong 62 ngày là 14.300.000 đồng là có cơ sở. Bà D bị thương vùng mặt và đầu ảnh hưởng đến sắc diện và tinh thần, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận khoản tiền yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần cho bà D là 04 tháng lương tối thiểu là chưa thỏa đáng. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án dân sự sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn.
Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến cho rằng trong quá trình tố tụng, Tòa án và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng; đồng thời, đề nghị Tòa án chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn vì lý do: Nguyên đơn tái khám ngày 13/12/2016 tại Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh là theo chỉ định của bác sĩ tại toa thuốc ngày 29/11/2016 nên nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường khoản tiền tái khám ngày 13/12/2016 là có cơ sở. Đối với khoản tiền mất thu nhập của người bệnh thì theo xác nhận của địa phương lao động nữ dao động từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/1 ngày. Bà D khi bị tai nạn đã 55 tuổi nên cần xác định mức thu nhập lao động là 120.000 đồng, ngày 29/11/2016 bà D đi tái khám thì theo kết quả xác định sức khỏe bà D đã ổn nên căn cứ tính thời gian mất thu nhập cho bà D là 102 ngày x 120.000.000 đồng = 12.400.000 đồng. Về tiền công người nuôi bệnh dựa trên giá lao động nữ thực tế được địa phương xác nhận nêu ở trên thì cần chấp nhận tiền công nuôi bệnh cho nguyên đơn là 200.000 đồng x 19 ngày (tại bệnh viện) và 150.000 đồng x 20 ngày; tổng cộng là 6.800.000 đồng. Về khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần Tòa án cấp sơ thẩm xác định bồi thường là 04 tháng lương tối thiểu là phù hợp. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn, sửa bản án dân sự sơ thẩm.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các đương sự, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa;
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Tại Đơn thuốc ngày 29/11/2016 của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh có nội dung: “Tái khám thứ 3 sau hai tuần…Bệnh nhân đến tái khám nhớ mang theo toa thuốc cũ” và tại toa thuốc của Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi: “Tái khám: Thứ ba, ngày13/12/2016”. Như vậy, việc bà D đi tái khám tại hai bệnh viện nêu trên là theo chỉ định của bác sĩ nên việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường chi phí khám bệnh ngày 13/12/2016 với số tiền là 3.312.000 đồng là có căn cứ.
[2] Về khoản tiền mất thu nhập của người bệnh, bà D yêu cầu từ ngày 17/8/2016 đến 20/12/2016 là 125 ngày mỗi ngày là 150.000 đồng. Vì, trước khi bị tai nạn bà D có làm nghề bán nước đá cho các tiệm buôn bán trên địa bàn huyện. Mặc dù, các chủ tiệm có xác nhận có lấy nước đá của bà D để buôn bán nhưng việc bà D có lời bao nhiêu họ cũng không xác định được, việc buôn bán nước đá của bà D cũng không đăng ký kinh doanh hay kê khai nộp thuế nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của bà D. Tuy nhiên, theo xác nhận của chính quyền địa phương thì giá lao động nữ trên địa bàn xã T, huyện C từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng. Vì lúc xảy ra tai nạn, bà D đã hơn 55 tuổi nên xác định cho bà D hưởng mức thu nhập 120.000 đồng/ngày là phù hợp. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào quy định của Luật bảo hiểm xã hội về mức lương hưu người lao động được hưởng lương là 75%/tháng để xem xét tính tiền mất thu nhập cho bà D được bồi thường 120.000 đồng x 75% = 90.000 đồng/ngày. Được tính từ ngày nhập viện ngày 17/8/2016 đến ngày 29/11/2016 (ngày tái khám cuối cùng được chấp nhận) là 03 tháng 18 ngày (01 tháng tính tròn 30 ngày) = 102 ngày x 90.000 đồng/ngày = 9.180.000 đồng là chưa phù hợp. Về xác định thời gian mất thu nhập của bà D thì khi bà D đi tái khám ngày 29/11/2016 sức khỏe bà D đã ổn nên căn cứ tính thời gian bà D mất thu nhập từ ngày 17/8/2016 đến 29/11/2016 là phù hợp. Từ đó xác định khoản tiền mất thu nhập của người bệnh là 102 ngày x 120.000 đồng = 12.240.000 đồng.
[3] Theo xác nhận về tiền công nuôi bệnh bà D trả cho bà Bùi Thị H là khá cao, bà H sinh năm 1948 đã trên 55 tuổi và không có tay nghề thì mức thu nhập cũng có phần hạn chế hơn so với những người trong độ tuổi lao động. Hơn nữa, bà H là chị ruột của bà D thì việc xác nhận của bà H về tiền công nuôi bệnh bà D cũng không đủ cơ sở thuyết phục. Thực tế, các đương sự cũng thừa nhận việc nuôi dưỡng người bệnh tuy không nặng nhọc, xuyên suốt nhưng khó tìm được người chịu làm việc này. Căn cứ mức thu nhập trung bình đối với người lao động phổ thông tại địa phương nơi bà H sinh sống để xem xét tính tiền mất thu nhập cho bà H cả ngày và đêm là 200.000 đồng/ngày trong 19 ngày nằm viện. Từ ngày xuất viện về nhà sức khỏe của bà D đã khỏe hơn nên tính 150.000 đồng/ngày cho đến ngày 25/9/2016 (sau ngày 20/9/2016 tháo bột tay bà D khai là 05 ngày). Cụ thể: 19 ngày x 200.000 đồng/ngày = 3.800.000 đồng; 20 ngày x150.000 đồng/ngày = 3.000.000 đồng; tổng cộng là: 6.800.000 đồng.
[4] Về tiền tổn thất tinh thần của bà D các đương sự yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật. Xét thấy, khi tai nạn xảy ra bà D phải nằm viện để phẫu thuật ở vùng mặt, gãy tay phải bó bột về mặt tinh thần cũng như thể chất bị giảm sút nên cần buộc anh P phải bồi thường tiền tổn thất tinh thần cho bà D tính từ ngày nhập viện đến ngày tái khám cuối cùng tính tròn là 04 tháng lương tối thiểu. Cụ thể 1.300.000 đồng x 4 tháng = 5.200.000 đồng là phù hợp.
[5] Như vậy, xác định tiền bồi thường mà bị đơn phải bồi thường cho bà D tổng cộng chung là 36.918.000 đồng – 5.000.000 đồng mà anh P đưa trước cho bà D còn lại anh P phải bồi thường cho bà D số tiền là 31.918.000 đồng.
Từ những nhận định trên, sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số: 42/2017/DS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bến Tre.
[6] Về án phí:
- Án phí dân sự sơ thẩm: Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 và Điều 27 Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.Bà Lê Thị D được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm;
Anh Nguyễn Văn P phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch do yêucầu của nguyên đơn được chấp nhận một phần là 31.918.000 đồng x 5% =1.595.900 đồng.
- Án phí dân sự phúc thẩm: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, bà Lê Thị D được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Áp dụng Điều 584, Điều 586, Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án năm 2009; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội.
Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn bà Lê Thị D;
Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số: 42/2017/DS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bến Tre.
Tuyên xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị D về việc yêu cầu anh Nguyễn Văn P bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là 31.918.000 đồng.
Buộc anh Nguyễn Văn P bồi thường cho bà Lê Thị D số tiền là 31.918.000 đồng (ba mươi mốt triệu chín trăm mười tám nghìn đồng).
Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về án phí:
- Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Lê Thị D được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm;
Anh Nguyễn Văn P phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.595.900 đồng (một triệu năm trăm chín mươi lăm nghìn chín trăm đồng).
- Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Lê Thị D được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7, 7a, 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án 232/2017/DS-PT ngày 15/09/2017 về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sức khỏe
Số hiệu: | 232/2017/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bến Tre |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 15/09/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về