Bản án 23/2021/DS-PT ngày 28/05/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 23/2021/DS-PT NGÀY 28/05/2021 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong các ngày 14/4, ngày 20/5 và ngày 28 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 118/2020/TLPT-DS ngày 17 tháng 11 năm 2020 về “Tranh chấp thừa kế tài sản”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 61/2020/DS-ST ngày 28/09/2020 của Tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 46/2021/QĐXXPT - DS ngày 01 tháng 4 năm 2021, giữa các đương sự

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Huy L, sinh ngày 02/12/1960 Địa chỉ: Xóm Trường Sơn (xóm 15 cũ), xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; có mặt.

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Huy H, sinh năm 1972.

Địa chỉ: Xóm Trường Sơn (xóm 15 cũ) xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; có mặt.

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ L quan:

- Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1947; địa chỉ: Nhà số 13, ngõ 437 Ngọc Lâm, quận L Biên, thành phố Hà Nội; vắng mặt.

- Bà Nguyễn Thị Ta, sinh năm 1953; địa chỉ: Khối 3 phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; có mặt.

- Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1957; địa chỉ: Khối 4 Mỹ Thắng, phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; có mặt.

- Bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1958; địa chỉ: Khối 1 (Đông H), phường Nghi T, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; có mặt.

- Chị Lê Thị T, sinh năm 1977; địa chỉ: Khối 3 phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; vắng mặt.

- Bà Nguyễn Thị Q, sinh năm 1967; địa chỉ: Xóm Trường Sơn (xóm 15 cũ, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Theo đơn khởi kiện đề ngày 18/2/2020, lời khai quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, nguyên đơn ông Nguyễn Huy L trình bày:

Cha ông là cụ Nguyễn Huy T và mẹ là cụ Hoàng Thị L, sinh được 9 người con gồm: Bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Huy T (ông T chết năm 1977 có vợ là Hoàng Thị Lan và con gái Lê Thi T – sinh năm 1977 cư trú tại khối 3 phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Bảy (chết khi 1 tuổi), bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, ông Nguyễn Huy H, Nguyễn Huy Hùng (chết lúc 3 tuổi) và ông L. Cụ T chết năm 1998, cụ L chết năm 2007, đều không để lại di chúc và cũng không để lại khoản nợ nào.

Sinh thời, các cụ sống trên thửa đất số 74, tờ bản đồ số 3, tại xóm 15 xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và các ông bà đều được sinh ra, lớn lên trên thửa đất này. Ông L cùng các chị gái (bà T, bà Ta, bà L, bà M) đã lập gia đình và ở riêng. Do ông L không về sống chung với các cụ nên khi ông H kết hôn với bà Nguyễn Thị Q thì cùng chung sống với các cụ trên thửa đất 74. Sau một thời gian, cụ T – cụ L đã cho ông H một phần đất (phía Tây) để làm nhà ở riêng bên cạnh cha mẹ nhưng không tách biệt khuôn viên rõ ràng. Theo ông L, ngày 30/8/1999 phần đất cha mẹ ông cho vợ chồng ông H được Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng; phần đất còn lại của cha mẹ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 429m2, số vào sổ cấp giấy 1660QSDĐ/13 mang tên Nguyễn Huy T. Sau khi cha chết, mẹ tiếp tục ở trên nhà đất đến khoảng trước khi mẹ chết 02 năm thì do nhà cửa bị mối mọt nên ông L đã tháo dỡ ngôi nhà cũ của cha mẹ và mẹ vào ở cùng nhà với vợ chồng ông H – bà Q nên hiện tại không còn dấu tích gì của ngôi nhà cũ. Một phần đất về phía Tây nơi dựng nhà cũ của cha mẹ đã bị vợ chồng ông H – bà Q xây dựng chuồng bò, chuồng lợn. Sau khi mẹ mất, anh chị em trong gia đình cũng đã bàn bạc để xử lý di sản của cha mẹ là dành toàn bộ đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cha mẹ để xây dựng nhà thờ chung nhưng do vợ chồng ông H không hợp tác nên không thực hiện được.

Qua xem xét thẩm định tại chỗ, ông L khẳng định, phần đất của cha mẹ có một phần bị vợ chồng ông H – bà Q tự ý xây chuồng bò, chuồng lợn lên trên; thửa đất đã được đo lại là thửa 211, tờ bản đồ số 3.

Nay ông L yêu cầu Tòa án chia thừa kế toàn bộ diện tích đất của cha mẹ để lại (sau khi trừ đi diện tích đất đã cho ông H – bà Q) và nằm trong thửa 211, tờ bản đồ số 3 tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho các đồng thừa kế. Ông L xin nhận phần thừa kế của mình bằng hiện vật và xin gộp chung kỷ phần thừa kế của mình với phần thừa kế của các chị - cháu gái để làm tài sản thờ cúng. Trường hợp phàn đất ông được chia có tài sản ông H – bà Q xây dựng thì ông cũng không nhận và không đồng ý trích trả tiền trị giá tài sản. Ông L không đồng ý trích công sức bảo quản di sản và công chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ cho ông H – bà Q với lý do khi còn sống các cụ ở riêng và ông H – bà Q cũng không phụng dưỡng cha mẹ đúng nghĩa.

- Quá trình chuẩn bị xét xử cũng như tại phiên tòa, bị đơn ông Nguyễn Huy H và người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan bà Nguyễn Thị Q trình bày:

Cha mẹ ông H là cụ Nguyễn Huy T và cụ Hoàng Thị L sinh được 9 người con gồm: bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Huy T (ông T chết năm 1977 có vợ là Hoàng Thị Lan và con gái Lê Thi T – sinh năm 1977 cư trú tại khối 3 phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Bảy (chết khi 1 tuổi), bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, ông Nguyễn Huy H, Nguyễn Huy Hùng (chết lúc 3 tuổi) ông Nguyễn Huy L. Cụ T chết năm 1998, cụ L chết năm 2007 đều không để lại di chúc và cũng không để lại khoản nợ nào.

m 1990 ông H bà Q kết hôn và về chung sống với cụ T, cụ L trên thửa đất 74, tờ bản đồ số 3 tại xóm 15 xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tháng 4/1992, do ông L không chịu về sống chung nên cha mẹ cắt một phần đất trong vườn (phía Tây) cho vợ chồng ông H ra ở riêng nhưng không làm khuôn viên ngăn cách. Việc cho đất không lập thành văn bản nhưng đó là thực tế và cả gia đình ai cũng biết. Năm 1993, ông bà đã xây dựng nhà cửa, xây chuồng lợn, chuồng bò để chăn nuôi ngay bên cạnh đất của cha mẹ. Vào năm 1999, vợ chồng ông H và các cụ đều được UBND huyện Nghi Lộc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó, đất của các cụ có diện tích 429m2 còn đất của vợ chồng ông H có diện tích 1000m2(việc ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông bà thửa số 61 là do nhầm lẫn vì vợ chồng ông bà chỉ sử dụng duy nhất mảnh đất mà cha mẹ cho, không có mảnh đất nào khác nữa). Khi cha mẹ còn sống, vợ chồng ông bà là người trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và thực hiện các nghĩa vụ nhà nước đối với toàn bộ mảnh đất. Năm 2000 ông L tự ý tháo dỡ nhà cũ của cha mẹ nên mẹ pH chuyển vào ở cùng với vợ chồng ông H và nghĩa vụ về đất đai hàng năm ông bà đều nộp đủ. Ranh giới đất của cha mẹ với đất ông bà được nhà nước cấp quyền sử dụng xác định từ vị trí giáp tường chuồng bò + chuồng lợn của vợ chồng ông bà ra phía Đông hết thửa đất (diện tích có tăng lên 619,8m2 theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ) và không chấp nhận ranh giới mà phía nguyên đơn xác định trên thực địa. Ông H bà Q nhất trí với yêu cầu chia thừa kế nhưng chỉ chấp nhận chia theo diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 429m2 đồng thời trước khi chia pH trích công sức bảo quản, giữ gìn tài sản, công chăm sóc cha mẹ cho vợ chồng ông bà và nhập kỷ phần của ông H với phần công sức để vợ chồng ông bà để Tận tiện trong việc sử dụng chung tài sản.

- Lời khai trong quá trình chuẩn bị xét xử, người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan bà Nguyễn Thị T thừa nhận về di sản, hàng – diện thừa kế như trình bày của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ L quan khác. Với tư cách là người đồng thừa kế, bà T đề nghị toàn bộ diện tích đất Tộc quyền sử dụng của các cụ được đưa vào sử dụng làm nhà thờ chung để thờ cúng tố tiên, cha mẹ và các con cháu sau này. Nếu pH chia thừa kế thì bà T đề nghị chia đều cho tất cả mọi người con trong gia đình và giải quyết nhanh chóng để kịp thời xây nhà thờ theo nguyện vọng chung.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M đng nhất ý kiến với nội dung ông L trình bày tại phiên tòa. Các bà xác định, mặc dù không có ranh giới rõ ràng nhưng hiện nay, một phần đất của cha mẹ đã bị vợ chồng ông H – bà Q xây chuồng bò, chuồng lợn lên trên; thửa đất đã được đổi số hiệu là thửa 211, tờ bản đố số 3. Nay ông L yêu cầu Tòa án chia thừa kế toàn bộ diện tích đất Tộc quyền sử dụng của cha mẹ (sau khi đã trừ đi phần tặng cho ông H bà Q) tại thửa 211, tờ bản đồ số 3 tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thì các bà cũng nhất trí chia nhưng kỷ phần của mỗi bà xin được hiến vào làm di sản thờ cúng mà không phân chia riêng rẽ. Các bà không chấp nhận trích công sức bảo quản di sản và công chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ cho ông H bà Q vì cho rằng, khi các cụ còn sống ông H, bà Q cũng không chăm sóc phụng dưỡng gì, đồng thời ông H bà Q cũng đã được cha mẹ cắt đất cho ở riêng. Trường hợp phần đất các bà được chia có tài sản của ông H, bà Q xây dựng thì các bà cũng không nhận sử dụng và không đồng ý trích trả tiền trị giá tài sản.

- Lời khai trong quá trình chuẩn bị xét xử, người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan chị Lê Thị T trình bày: Cha chị là ông Nguyễn Huy Thành và mẹ là bà Hoàng Thị Lan sinh ra chị vào năm 1977. Sau khi chị ra đời, cũng trong năm 1977 thì cha chị mất và không để lại di chúc. Mẹ đưa chị về bên ngoại sống rồi kết hôn với cha dượng là ông Lê Văn Khang nên chị được khai sinh mang họ của cha dượng. Chị không để tâm đến di sản của ông bà nội và cũng không biết ông bà nội mất có để lại di chúc hay không nhưng hiện nay, vợ chồng chú ruột là ông H – bà Q đang là người trực tiếp sử dụng đất. Nay ông L khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông bà nội là thửa đất số 74, tờ bản đồ số 3, diện tích 429m2 ngày 30/8/1999, số vào số cấp giấy 1060QSDĐ/13 mang tên cụ Nguyên Huy T thì chị thống nhất với yêu cầu khởi kiện; tuy nhiên, nếu diện tích thửa đất tăng lên bao nhiêu thì chị cũng để nghị đưa toàn bộ diện tích đất vào để sử dụng vào mục đích làm nhà thờ cúng tổ tiên, ông bà cha chị. Kỷ phần thừa kế của cha mà chị được hường thì chị xin hiến làm tài sản thờ cúng và đề nghị Tòa án không phân chia nhỏ ra.

- Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ ngày 27/8/2020 và ngày 07/5/2021 xác định: Thửa đất 74, tờ bản đồ số 3, Tộc xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, được đo đạc Bản đồ địa chính năm 2006 đã đổi số hiệu thành thửa 211, tờ bản đồ số 3. Diện tích toàn bộ thửa đất là 1942,9m2. Ngoài ra trên phân đất tranh chấp còn có một số công trình kiến trúc do ông H – bà Q tạo lập như giàn tôn, chuồng bò, chuồng lợn và nền gạch lát.

Với nội dung trên Bản án sơ thẩm số 61/2020/DS-ST ngày 28/9/2020 Tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc quyết định:

Áp dụng Điều 26, Điều 35, Điều 39; khoản 1 Điều 147; Điều 235; Điều 266 của Bộ Luật tố tụng dân sự;

Điểm a khoản 1 Điều 650; Điều 651; Điều 652; Điều 658; Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015;

Điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 14, Điều 15; khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức T , miễn, giảm, T ,nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án Xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Chia thừa kế theo pháp luật 942,9m2 đất Tộc thửa 211, tờ bản đồ số 3 tại xóm trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là di sản của cụ Nguyễn Huy T - cụ Hoàng Thị L theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào số cấp giấy 1060QSDĐ/13 ngày 30/8/1999 mang tên Nguyễn Huy T, thửa 74, tờ bản đồ số 3.

Trích công sức bảo quản di sản cho ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q là 102,9m2 (gồm 25m2 đất ở và 95m2 đất vườn) trị giá 42.000.000 đồng Phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế như sau:

Ông Nguyễn Huy L, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, chị Lê Thị T mỗi người được hưởng 120m2 đất (gồm 25m2 đt ở và 95m2 đất vườn trị giá 42.000.000 đồng).

Chấp nhận giao cho bà T, bà Ta bà L, bà M, ông L, chị T cùng sử dụng chung khối tài sản đã được phân chia như trên là 720m2 đt (gồm 150m2 đất ở và 570m2 đất vườn) trị giá 250.000.000 đồng có sơ đồ đất kèm theo.

Ông Nguyễn Huy H được chia 120m2 đất (gồm 25m2 đất ở và 95m2 đất vườn) trị giá 42.000.000 đồng. Nhập cùng phần trích công sức bảo quản di sản giao cho ông H bà Q sử dụng 222,9m2 sát bên cạnh 1000m2 (phía tây ) đã được tặng cho trên thửa đất 211 nêu trên. Ông H bà Q có nghĩa vụ thảo dỡ các tài sản Tộc quyền sở hữu của mình (gồm giàn tôn, chồng bò + chuồng lợn + nền gạch lát) đã xây dựng trên phần đất chia cho những người thừa kế khác khi có yêu cầu thi hành án(có sơ đồ phân chia kèm theo).

Ngoài ra bản án sơ thẩm tuyên án phí, quyền kháng cáo cho các đương sự.

Ngày 09 tháng 10 năm 2020 ông Nguyễn Huy H là bị đơn, và bà Nguyễn Thị Q là người có quyền lợi nghĩa vụ L quan kháng cáo Bản án sơ thẩm số 61/2020/DS- ST ngày 28/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với lý do: Không đồng ý chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại theo ranh giới tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc xác định. Chấp nhận chia di sản thừa kế đất bố mẹ để lại 619,8m2 kng chấp nhận diện tích 942,9m2 đt như Tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc đã chia. Vì, khi cha mẹ còn sống đã cho vợ chồng làm chuồng bò, chuồng lợn trên thửa đất từ năm 1993, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1999 là 1000m2.. Sau này đất tăng là do vợ chồng phá bờ cây, UBND xã Nghi Trường mở đường có diện tích đất ngoài thửa đất số 74 tờ bản đồ số 3 vợ chồng hưởng, năm 1999 khi cấp GCNQSD đất có xóm trưởng, bí thư và các gia định xung quanh thừa nhận các anh chị đều biết không ai có ý kiến.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự không thỏa Tận được, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phát biểu ý kiến:

- Về tố tụng: Thẩm phán đã tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tuân thủ đúng quy định về thành phần, nguyên tắc xét xử, trình tự tố tụng tại phiên tòa theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự.

Thư ký Tòa án thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Các đương sự chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về nội dung: Sau khi phân tích các tình tiết của vụ án và các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q, áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Ngày 28/9/2020 Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án và tuyên án. Ngày 09 tháng 10 năm 2020 ông Nguyễn Huy H là nguyên đơn, bà Nguyễn Thị Q là người có quyền lợi nghĩa vụ L quan có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án ngày 12 tháng 10 năm 2020, như vậy Tòa án đã nhận được đơn kháng cáo và biên lai T tiền tạm ứng án phí của người được quyền kháng cáo trong hạn luật định, Tòa án thụ lý giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết phúc thẩm không có đương sự nào khiếu nại về tố tụng nên Tòa án không pH giải quyết.

[2] Về nội dung: Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q kháng cáo cho rằng, Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản thừa kế 942,9m2 đất là không đúng. Hội đồng cấp phúc thẩm xét thấy:

[2.1]. Xác định di sản:

Cụ Nguyễn Huy T chết năm 1998 và cụ Hoàng Thị L chết năm 2007.

Sinh thời hai cụ tạo dụng thửa đất số 74 tờ bản đồ số 3, tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1992 hai cụ giao một phần thửa đất cho vợ chồng ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q làm nhà ở riêng. Quá trình sử dụng đất hai cụ và vợ chồng ông H có kê khai đất ghi tại sổ địa chính UBND xã Nghi Trường theo Nghị định 64.

Cụ T và ông H đều được UBND huyện Nghi Lộc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 30/8/1999. Trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi Ông Nguyễn Huy H sử dụng thửa đất số 76 tờ bản đồ số 3 diện tích 1000m2 đt (200m2 đt ở và 800m2 đất vườn), cụ Nguyễn Huy T sử dụng thửa đất số 76 tờ bản đồ số 3 diện tích 429m2 (200m2 đất ở và 229m2 đất vườn). Năm 1993 vợ chồng ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q đã xây dựng nhà ở, chuồng bò, chuồng lợn trên phần đất bố mẹ (cụ T, cụ L) cho xây dựng khi các cụ còn sống. Như vậy, Cụ T và cụ L đã giao đất và cho vợ chồng ông H sử dụng đất, đã được Nhà nước thừa nhận, đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông H bà Q, phần đất còn lại cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ T sử dụng. Các cụ cũng như vợ chồng ông H bà Q đã sử dụng ổn định lâu dài trước ngày 15/10/1993, không có tranh chấp từ ngày nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có ai khiếu nại tranh chấp, nên các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước chứng nhận diện tích đất cho cụ T sử dụng 429m2 đất và ông H sử dụng 1000m2 đất đã có hiệu lực pháp luật. Cụ T và cụ L chết có tài sản là đất đã được nhà nước cấp có thẩm quyền chứng nhận quyền sử dụng, nhưng không để lại di chúc nên được chia theo quy định pháp luật.

Qua xem xét thẩm định tại chỗ, thì ranh giới hai phần đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay không tồn tại. Toàn bộ thửa đất năm 2006 đo vẽ lại là thửa số 211, tờ bản đồ số 3 diện tích 1943m2. Ngày 27/8/2020, xem xét thẩm định diện tích đất thực tế toàn bộ thửa đất số 211 tờ bản đồ số 3 tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường ông H bà Q đang sử dụng có diện tích 1942,9m2, tăng 942,9m2 so với diện tích ghi trong hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân diện tích đất tăng các đương sự không thống nhất. Ông H, bà Q cho rằng diện tích đất tăng do sau khi vợ chồng được bố mẹ cho đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vợ chồng mới đào cây xung quanh nới rộng diện tích đất sát đường đi của xóm về phía tây và một phần do đo đặc năm 1999 khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đo không chính xác. Các đương sự còn lại cho rằng diện tích đất tăng là đo không chính xác. Qua xác M có bằng chứng diện tích thửa đất 76 tờ bản đồ số 3 tăng do hai nguyên nhân chính: Do mở đường về phía tây giáp phần đất ông H sử dụng có thay đổi ranh giới thửa đất, đo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1999 chưa chính xác (đo sai). Các đương sự thừa nhận hai phần đất trước đây có ranh giới, nhưng khi bố chết, đến năm 2000 ông L dỡ nhà bố mẹ, ông H bà Q sử dụng đất nên ranh giới không còn. Như vậy, cần xác định lại ranh giới hai phần đất đã được Nhà nước thừa nhận khi cụ L, cụ T còn sống và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu lực, để xác định di sản thừa kế. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng cần chấp nhận tài sản cố định chuồng bò, chuồng lợn ông H bà Q xây dựng từ năm 1993 (thời gian xây dựng khi hai cụ còn sống), tài sản cố định đến đâu, thì diện tích đất hai cụ cho ông H bà Q đến đó.

Nếu chấp nhận giữ nguyên xác định ranh giới đất như bản án sơ thẩm và như viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị tại phiên tòa thì quyết định bản án không thi hành được, vì phần đất giao cho ông L và các đồng thừa kế sử dụng trên đất có tài sản chuồng bò, chuồng lợn, …là tài sản của gia đình ông H bà Q xây dựng từ năm 1993 đã qua nhiều lần sửa chữa, được xây dựng khi bố mẹ còn sống sử dụng ổn định lâu dài không tranh chấp, nên không thể buộc vợ chồng ông H bà Q pH tháo dỡ, trả lại đất như quyết định, mà không được bồi thường số tiền tài sản như đã được xác M và định giá vào ngày 07/5/2021. Bản án sơ thẩm nhận định chỉ phần diện tích đất của cụ T đo sai là không chính xác, vì không thể hai phần đất cùng đo một thời gian cấp GCNQSD đất phần đất 429m2 nay đo lại tăng lên 942,9m2, còn phần đất ông H sử dụng 1000m2 đo không sai m2 nào. Mặt khác phần đất ông H bà Q được bố mẹ cho ranh giới đất về phía tây, phía bắc đã bị thay đổi, các đương sự không có bằng chứng chứng M diện tích đất tăng trước khi các cụ giao đất cho ông H sử dụng hay là sau khi đã giao đất cho ông H năm 1993. Ông L, bà T, bà Ta , bà M, bà L cho rằng vợ chồng ông L lấn đất bố mẹ sau khi bố mẹ đã chết là không chính xác vì chuồng bò, chuồng lợn xây năm 1993, khi các cụ còn sống, các cụ không có ý kiến gì.

Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận xác định tài sản trên đất chuồng bò, chuồng lợn xây dựng vào năm 1993 (xây khi các cụ đang sống) để xác định ranh giới sử dụng đất, để tính diện tích đất, xác định di sản thừa kế để chia theo pháp luật. Như vậy, chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi L quan để xác định lại ranh giới, xác định lại diện tích đất, để chia thừa kế theo quy định pháp luật. Cụ thể, ranh giới hai phần đất để xác định di sản thừa kế là tính từ mép chuồng bò và chuồng lợn, ranh giới là đường thẳng từ bắc sang nam, đo về phía đông để tính diện tích đất (di sản thừa kế). Ngày 27/8/2020, Tòa án nhân dân huyện Nghi Lộc xác định phần đất đo từ ranh giới về phía đông có diện tích 619,8m2 (có sơ đồ BL 43) tăng so với diện tích ghi trong GCNQSD đất cụ T cấp năm 1999 là 190,8m2 (619.8m2 – 429m2 = 190,8m2). Diện tích phần đất đo từ ranh giới xác định trên về phía tây vợ chồng ông H bà Q sử dụng là 1323,1m2, tăng so diện tích được cấp GCNQSD đất là 323,1m2 (1323,1m2 - 1000m2 = 323,1m2). Như vậy, di sản thừa kế của cụ T và cụ L xác định được 619,8m2 đất, trong đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 429m2 (200m2 đt ở và 229m2 đất vườn) và 190,8m2 đất tăng các cụ đã sử dụng ổn định trước năm 1980 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấp nhận chia cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, sau khi đã trừ đi nghĩa vụ bảo quản tôn tạo đất. [2.2] Xét, chia thừa kế:

Cụ Nguyễn Huy T và cụ Hoàng Thị L, sinh được 9 người con gồm: Bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Huy T (ông T chết năm 1977 có vợ là Hoàng Thị Lan và con gái Lê Thi T – sinh năm 1977 cư trú tại khối 3 phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Bảy (chết khi 1 tuổi), bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, ông Nguyễn Huy H, Nguyễn Huy Hùng (chết lúc 3 tuổi), ông Nguyễn Huy L. Cụ T chết năm 1998, cụ L chết năm 2007 không để lại di chúc, nên di sản của các cụ để lại được chia theo quy định pháp luật. Đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650; các Điều 651, 652, 658, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 để phân chia như sau:

Ông H bà Q tôn tạo, bảo quản di sản thừa kế (đất) từ năm 2000 đến nay là 20 năm được trích công sức tôn tạo, bảo quản trị giá đất, với diện tích: 56,03m2 x 350.000 đồng = 19.610.500 đồng.

Di sản là diện tích đất còn lại sau khi trích công sức tôn tạo, bảo quản còn lại là (619,8 m2 -56,03 m2 = 563,77m2), trong đó 200m2 đt ở và 229m2 đất vườn đã có GCNQSD đất và 134,77m2 đất đo thực tế tăng thêm chưa có GCNQSD đất nhưng các cụ đã sử dụng trước năm 1980. Theo quy định pháp luật di sản thừa kế còn lại được chia đều 7 suất: [(619,8-56,03) : 7] mỗi suất là 80,54m2 đất, trong đó 28,57m2 đất ở và 32.71m2 đất vườn đã được cấp GCNQSD đất, 19,25m2 đất vườn sử dụng ổn định trước năm 1980 chưa có GCNQSD đất. Chấp nhận thỏa Tận giao phần đất của ông L, bà T, bà Ta, bà L, bà M, chị T được chia thừa kế L kề nhau có diện tích tổng là 80,54m2 x 6 = 483,24m2, trong đó có 171,42m2 đất ở và 196,32m2 đất vườn đã có GCNQSD đất; 115,5m2 đất vườn sử dụng ổn định trước năm 1980 chưa có GCNQSD đất. Phần diện tích đất ông Nguyễn Huy H được hưởng một suất thừa kế (80,54m2), diện tích đất tôn tạo bảo quản 56,03m2 và diện tích đất được bố mẹ cho trước đây chấp nhận chia liền kề nhau.

Phần đất các đương sự được chia có kích thước tứ cận theo sơ đồ tại bút lục 43 có tại hồ sơ vụ án cụ thể như sau: Diện tích đất ông Nguyễn Huy H được hưởng một suất thừa kế (80,54m2) trong đó trong đó 28,57m2 đất ở và 32.71m2 đất vườn đã được cấp GCNQSD đất,19,25m2 đất vườn sử dụng trước năm 1980, diện tích đất tôn tạo bảo quản trích cho ông H bà Q là 56,03m2, tổng cộng là 136,56m2 có kích thước các cạnh phía tây nam kích thước 31,76m giáp phần đất bố mẹ cho trước đây ông H bà Q đang sử dụng và phía đông bắc kích thước 31,76m giáp phần đất giao cho các đồng thừa kế khác được hưởng; cạnh phía đông nam kích thước là 4,30m và cạnh tây bắc giáp đường đi có kích thước là 4,30m. Chấp nhận thỏa Tận tổng diên tích 136,56m2 đất có kích thước tứ cận trên đất được chia giao cho ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q sử dụng chung giáp với phần đất ông H bà Q được các cụ cho sử dụng trước đây.

Diện tích đất ông L, bà T, bà Ta, bà L, bà M, chị T được chia thừa kế cùng sử dụng chung là 483,24m2 có các cạnh cụ thể: Cạnh tây nam tiếp giáp phần đất ông H bà Q được chia có kích thước 31,76m; cạnh phía đông bắc có kích thước 28,82m; cạnh đông nam có kích thước 18,49m và cạnh tây bắc giáp đường đi có kích thước 11,91m và 2,28m. Chấp nhận thỏa Tận giao cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, chị Lê Thị T, ông Nguyễn Huy L cùng quản lý sử dụng chung 483,24m2 đất, trong đó có 171,42m2 đất ở đã có GCNQSD đất, và 311,82 m2 đất vườn sử dụng trước năm 1980 có các cạnh kích thước như trên.

Đối với diện tích đất vườn chưa được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn gốc sử dụng ổn định trước năm 1980 không có tranh chấp, chấp nhận chia tạm giao cho các đồng thừa kế sử dụng. Người được tạm giao đất có trách nhiệm L hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Tài sản trên đất của ông H bà Q xây dựng không L quan đến di sản thừa kế và xây dựng trên phần đất của ông bà được các cụ (bố mẹ) nhường quyền sử dụng đất trước đây, không L quan di sản thừa kế được xác định như trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

Toàn bộ di sản thừa kế phân chia trên hiện nay ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q đang quản lý sử dụng, ông bà có nghĩa vụ bàn giao cho các người được quyền sử dụng đất khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu không tự nguyện giao diện tích đất thì bị cưỡng chế thi hành án khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án.

[2.3]. Về lệ phí định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ nguyên đơn, bị đơn pH chịu lệ phí theo quy định pháp luật, đã tự nguyện thỏa Tận nộp tiền đã được thi hành, các đương sự không yêu cầu gì Hội đồng không xem xét.

[2.4]. Về án phí: Do giá trị tài sản được hưởng có thay đổi, Hội đồng xét xử tính lại tiền án phí để buộc các đương sự pH nộp. Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1947; bà Nguyễn Thị Ta, sinh năm 1953; bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1957; bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1958 và ông Nguyễn Huy L, sinh năm 1960 Tộc người cao tuổi nên được miễn tiền án phí dân sự theo quy định điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTWQH14 ngày 30/12/2016; các đương sự khác pH chịu tiền án phí được hưởng tài sản thừa kế theo quy định pháp luật. Cụ thể Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q pH chịu tiền án phí dân sự hưởng tài sản được chia la: (136,56m2 x 350.000 đồng) x 5% = 2.389.800 đồng Chị Lê Thị T pH chịu tiền án phí tính cụ thể là: 80,54 x 350.000 đồng x 5% = 1.409.450 đồng Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q kháng cáo được Tòa phúc thẩm chấp nhận nên ông H và bà Q không pH chịu tiền án phí phúc thẩm dân sự.

Số tiền tạm ứng án phí các đương sự đã nạp được khẩu trừ vào số tiền án phí dân sự pH chịu.

Các nội dung không kháng cáo và không bị kháng nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

Vì các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự, sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q xác định lại di sản thừa kế để chia theo quy định pháp luật.

Căn cứ Điều 26; Điều 38; Điều 150; Điều 273, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 618, Điều 651; 652, 658, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 12; Điều 27; Điều 29 Nghị quyết 326/2014 UBTWQH14 quy định về án phí lệ phí Tòa án.

Xử chấp nhận chia thừa kế theo pháp luật 619,8m2 đất, trong đó 200m2 đất ở và 249m2 đất vườn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào số cấp giấy 1060/QSDĐ/13 ngày 30/8/1999 mang tên Nguyễn Huy T và 190,8m2 đất vườn có nguồn gốc sử dụng trước năm 1980 đến nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là di sản của cụ Nguyễn Huy T , cụ Hoàng Thị L, thửa số 74 tờ bản đồ số 3, nay là thửa 211 tờ án đồ số 3 đo năm 2006, tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Chấp nhận chia cho ông Nguyễn Huy L, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, chị Lê Thị T mỗi người được sử dụng một phần thửa đất thửa số 211 tờ bản đồ số 3, đo vẽ năm 2006, diện tích 80,54m2 đt, trong đó giao cho mỗi người sử dụng 28,57m2 đất ở và 32,71m2 đt vườn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tạm giao cho mỗi người được sử dụng 19,25m2 đất vườn sử dụng trước năm 1980 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chấp nhận thỏa Tận ông Nguyễn Huy L, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, chị Lê Thị T cùng sử dụng chung diện tích đất được phân chia như trên là 483,24m2 đt, trong đó đất được giao 171,42m2 đt ở và 196,32m2 đất vườn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tạm giao 115,5m2 đất vườn sử dụng trước năm 1980 chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kích thước các cạnh cụ thể: Cạnh Tây Nam tiếp giáp phần đất ông H bà Q được chia có khích thước 31,76m; cạnh phía Đông Bắc có kích thước 28,82m; cạnh Đông Nam có kích thước 18,49m và cạnh Tây Bắc giáp đường đi có kích thước 11,91m và 2,28m (có sơ đồ kèm theo BL43 có tại hồ sơ vụ án).

Giao cho ông Nguyên Huy H và bà Nguyễn Thị Q được sử dụng một phần thửa đất số 211 tờ bản đồ số 3 đo vẽ năm 2006, có diện tích tổng cộng là 136,56m2, có kích thước các cạnh phía tây nam kích thước 31,76m giáp phần đất cụ T, cụ L cho trước đây ông H bà Q đang sử dụng và cạnh phía đông bắc kích thước 31,76m giáp phần đất giao cho các đồng thừa kế khác được hưởng; cạnh phía đông nam kích thước là 4,30m và cạnh tây bắc giáp đường đi có kích thước là 4,30m. (có sơ đồ kèm theo BL43 có tại hồ sơ vụ án). Trong số diện tích 136,56m2 đất được giao sử dụng trên gồm có: Diện tích đất ông Nguyễn Huy H được hưởng thừa kế là 80,54m2 gm đất được giao sử dụng 28,57m2 đất ở và 32.71m2 đất vườn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tạm giao 19,25m2 đt vườn sử dụng trước năm 1980 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 56,03m2 đất vườn sử dụng trước năm 1980 cho ông H bà Q sử dụng được trích do công tôn tạo bảo quản di sản thừa kế.

Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q có nghĩa vụ giao cho ông Nguyễn Huy L, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M, chị Lê Thị T 483,24m2 đất hiện nay ông H bà Q đang quản lý sử dụng thửa đất số 211 tờ bản đồ số 3 đo vẽ năm 2006 đất tại xóm Trường Sơn, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Kích thước các cạnh cụ thể: Cạnh Tây Nam tiếp giáp phần đất ông H bà Q được chia có khích thước 31,76m; cạnh phía Đông Bắc có kích thước 28,82m; cạnh Đông Nam có kích thước 18,49m và cạnh Tây Bắc giáp đường đi có kích thước 11,91m và 2,28m (có sơ đồ kèm theo BL43 có tại hồ sơ vụ án).

Người được hưởng thừa kế đất có trách nhiệm L hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

[2]. Về án phí:

Miễn án phí chia tài sản thừa kế cho bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Ta, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị M và ông Nguyễn Huy L. Trả lại cho ông Nguyễn Huy L 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai T tiền tạm ứng án phí số 0005956 ngày 20/02/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q pH chịu tiền án phí dân sự hưởng tài sản thừa kế là 2.389.800 đồng, được khẩu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000 đồng, theo Biên lai T tiền tạm ứng án phí số 0004919 ngày 13/10/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nghi Lộc, còn pH thi hành 2.089.800 đồng.

Chị Lê Thị T pH chịu tiền án phí dân sự hưởng tài sản thừa kế là 1.409.450 đồng Ông Nguyễn Huy H và bà Nguyễn Thị Q không pH chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm.

[3] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

373
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 23/2021/DS-PT ngày 28/05/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:23/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/05/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về