Bản án 22/2018/HS-PT ngày 17/05/2018 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 22/2018/HS-PT NGÀY 17/05/2018 VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Ngày 17 tháng 5 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 19/2018/TLPT-HS ngày 19 tháng 01 năm 2018 đối với bị cáo Quản Văn H do có kháng cáo của bị cáo Quản Văn H đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 20/2017/HS-ST ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Bắc Kạn.

- Bị cáo có kháng cáo: Quản Văn H, tên gọi khác: (không); sinh ngày 06 tháng 10 năm 1986 tại huyện B, tỉnh Lạng Sơn; nơi đăng ký NKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn N, xã T, huyện B, tỉnh Lạng Sơn; nghề nghiệp: Kinh doanh chế biến lâm sản; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc:Tày; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Quản Văn B và bà Nông Thị U; có vợ là Lương Thị V; có 02 con, con lớn sinh năm 2010, con nhỏ sinh năm 2012; tiền án: Không; tiền sự: 02: Ngày 16/10/2014 Hạt kiểm lâm huyện R, tỉnh Bắc Kạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 133/QĐ-XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản với số tiền là 40.000.000đ; ngày 13/11/2014 UBND tỉnh Bắc Kạn ra quyết định số 2057/QĐ-XPHC trong lĩnh vực lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản với số tiền là 75.000.000đ (Các lần bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên H đều chưa nộp phạt).

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 23 giờ ngày 04/10/2015 Trạm kiểm lâm X (thuộc Hạt kiểm lâm huyện R, tỉnh Bắc Kạn) nhận được tin báo của quần chúng nhân dân có xe ô tô biển kiểm soát 12C-03513 đang tập kết gỗ ở thôn P, xã L, huyện R, tỉnh Bắc Kạn. Trạm kiểm lâm X báo cáo lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện R, tỉnh Bắc Kạn để phối hợp kiểm tra. Tuy nhiên sau đó chiếc xe ô tô biển kiểm soát 12C – 035XX đã di chuyển theo hướng ra huyện C, do vậy tổ công tác Hạt kiểm lâm huyện R cùng tổ công tác Trạm kiểm lâm X đuổi theo chiếc xe ô tô biển kiểm soát 12C-035XX, đến địa phận xã Y, huyện C, tỉnh Bắc Kạn, tổ công tác ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra nhưng người điều khiển xe (sau biết là Quản Văn H) không chấp hành, không cho xe ô tô của tổ công tác vượt lên, mà tiếp tục di chuyển khoảng hơn 01km thì H mới cho xe ô tô dừng lại. Tổ công tác Hạt kiểm lâm huyện R đã tiến hành kiểm tra, qua kiểm tra phát hiện trên xe ô tô có chở gỗ nghiến nhóm IIA, tổ công tác yêu cầu H xuất trình giấy tờ làm rõ về nguồn gốc số gỗ nghiến trên xe nhưng H không xuất trình giấy tờ nên tổ công tác yêu cầu H điều khiển xe ô tô cùng số gỗ nghiến trên về xã L, huyện R để giải quyết. Sau khi điều khiển xe ô tô BKS 12C-035XX đến thôn P, xã L, tại đây H xuất trình giấy tờ là bảng kê lâm sản liên quan đến thủ tục vận chuyển số gỗ trên xe ô tô cho tổ công tác kiểm tra. Qua kiểm tra (đo thực tế) đối chiếu với bảng kê lâm sản do H xuất trình, tổ công tác phát hiện số gỗ trên xe có kích thước không khớp với số lượng gỗ trong bảng kê lâm sản; bảng kê lâm sản H xuất trình không rõ ràng, bị sửa chữa nên tổ công tác đã tiến hành lập biên bản tạm giữ xe ô tô BKS 12C-035XX cùng toàn bộ số gỗ trên xe ô tô (136 thanh gỗ nghiến) có tổng khối lượng 2,030m3, 01 bảng kê lâm sản do H xuất trình, 01 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô số 003675; 01 giấy phép lái xe mang tên Quản Văn H.

Tại Cơ quan điều tra Quản Văn H khai nhận: Sáng ngày 04/10/2015 H đến Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn làm thủ tục xác nhận để xuất 2,09m3  gỗ nghiến nhưng do ngày nghỉ không xác nhận được, nên khi về đến nhà của H tại thôn Ngã Tư, xã T, huyện B, tỉnh Lạng Sơn, H đã dùng tờ bảng kê lâm sản gốc đã được Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn xác nhận cho H vào ngày 23/9/2015 để được vận chuyển 6,017m3 gỗ nghiến nhóm IIA thời hạn vận chuyển từ ngày 24/9/2015 đến hết ngày25/9/2015, để photo copy màu làm ra bảng kê lâm  sản mới để vận chuyển 2,09m3 gỗ nghiến. Cách thức làm như sau: H cắt lấy một phần của tờ bảng kê lâm sản khác, chưa ghi phần lý lịch gỗ, sau đó H lấy một phần của tờ bảng kê lâm sản vừa cắt rồi dán đè lên phần đã có ghi lý lịch gỗ của tờ bảng kê lâm sản xác nhận ngày 23/9/2015, tiếp đó H lấy các mẩu giấy nhỏ đè nhẹ lên để sửa ngày tháng và khối lượng gỗ (6,017m3) trong phần nhận xét của Hạt kiểm lâm huyện B, rồi H cho tờ bảng kê xác nhận ngày 23/9/2015(sau khi đã được H che đi một phần nội dung) vào máy photo coppy màu của H (máy in photo coppy màu hiệu Brother PCP- J140W H mua năm 2014) sao chụp phần chữ ký, con dấu và phần xác nhận của Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn để có một bảng kê lâm sản mới chưa có nội dung lý lịch gỗ, nhưng có phần xác nhận của Hạt kiểm lâm huyện B (bản gốc xác nhận ngày 23/9/2015 vận chuyển 6,017m3 từ ngày 24/9/2015 đến hết ngày 25/9/2015, H sửa thành ngày 02/10/2015 vận chuyển 2,09m3  từ ngày 03/10/2015 đến hết ngày 04/10/2015). Sau khi photo được thành một bảng kê lâm sản giả, H đo kích thước gỗ sau đó điền vào bảng kê lâm sản này khối lượng gỗ là 2,09m3. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày H bốc gỗ lên xe. Khi bốc gỗ xong, H mang theo tờ bảng kê lâm sản giả, mục đích là để khi cơ quan chức năng kiểm tra thì H xuất trình, nhằm lừa dối để cơ quan chức năng không xử phạt vi phạm hành chính và không bị tạm giữ xe ô tô. Sau đó H điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 12C-035XX trên xe có chở 136 thanh gỗ nghiến xẻ có khối lượng là 2,030m3 từ xưởng gỗ của H theo hướng đi tỉnh Thái Nguyên rồi đến huyện C, tỉnh Bắc Kạn và tiếp tục điều khiển xe ô tô đi theo đường xã Y, huyện C vào xã L, huyện R. Khi đến xã L (nơi H định tập kết gỗ) nhưng do chưa lắp điện thắp sáng nên H điều khiển xe ô tô quay lại xã Y, huyện C để ngủ. Khi đến địa phận xã Y thì bị tổ công tác Hạt kiểm lâm huyện R phát hiện, H đã xuất trình cho tổ công tác tờ bảng kê lâm sản giả do H sao in màu (như đã nêu trên), sau khi kiểm tra giấy tờ thì tổ công tác của Hạt Kiểm lâm huyện R yêu cầu H điều khiển xe ô tô và toàn bộ số gỗ trên xe về thôn P, xã L để làm rõ. Lời khai nhận của Quản Văn H phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. (BL 01-> 05, 43, 45, 62, 65-> 67, 71- 72, 74, 84 – 85, 90- 91, 95, 96, 103-> 108, 110 -> 113, 115 -> 119, 121 -> 126, 130 -> 153).

Ngày 08/7/2016 Quản Văn H đã tự nguyện giao nộp chiếc máy in photo coppy màu nhãn hiệu Brother PCP-J140W, vỏ bên ngoài màu đen và 01 tờ bảng kê lâm sản (bảng gốc) do Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn xác nhận ngày 23/09/2015 do H dùng để photo coppy màu làm bảng kê lâm sản giả xuất trình trước tổ công tác của Hạt kiểm lâm huyện R vào rạng sáng ngày 05/10/2015.

Ngày 09/9/2016 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện R đã ra quyết định số 31 quyết định trưng cầu phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Kạn giám định: Mẫu dấu, chữ ký của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn được thể hiện trên các giấy tờ tài liệu do Quản Văn H xuất trình.

Tại kết luận giám định số 18/KTHS- GĐTL ngày 21/9/2016 của phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Kạn kết luận :

+ Hình dấu tròn có chữ “CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN HẠT HIỂM LÂM H.B” đóng trên bảng kê lâm sản mà Quản Văn H xuất trình ngày 05/10/2015 (ký hiệu M1) với hình dấu tròn có cùng nội dung trên các tài liệu so sánh ký hiệu M2, M3 không phải cùng một con dấu đóng ra mà hình dấu trên tài liệu cần giám định M1 được in bằng phương pháp sao in (photo coppy màu).

+ Phần chữ, số từ dòng 19-23 (trừ các số 02/10, 03/10, 04/10, và số 2,09) và chữ ký, hình dấu tròn của Hạt kiểm lâm huyện B trên các tài liệu cần giám định (ký hiệu M1) được sao in từ các nội dung tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M2).

+ Hình dấu đỏ “CHỦ CƠ SỞ Quản Văn H” của hai bảng kê lâm sản, bảng kê lâm sản (ký hiệu M1) do H xuất trình ngày 05/10/2015 và bảng kê lâm sản Hạt kiểm lâm huyện B xác nhận ngày 23/9/2015 (ký hiệu M2) là cùng một con dấu đóng ra.

+ Riêng phần các chữ và số từ dòng 01 đến dòng 14 của bảng kê lâm sản Quản Văn H xuất trình ngày 05/10/2015 (ký hiệu M1) với phần chữ và số trên tài liệu mẫu so sánh (bản tự khai của Quản Văn H ngày 08/9/2016 (ký hiệu M4) phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Kạn không đủ cơ sở kết luận giám định.

Ngày 10/10/2016 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện R đã ra quyết định trưng cầu Viện khoa học hình sự Bộ Công an giám định lại. Ngày 28/11/2016 Viện khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận số 4502/C54-P5 kết luận: Chữ viết cần giám định trên tài liệu ký hiệu A (bảng kê lâm sản mà Quản Văn H xuất trình ngày 05/10/2015) so với chữ viết của Quản Văn H trên tài liệu mẫu ký hiệu M (bản tự khai của Quản Văn H ngày 08/9/2016) không phải do cùng một người viết ra.

Ngày 25/5/2017 Cơ quan cảnh sát điều tra Công An huyện R đã ra quyết định trưng cầu giám định số 20 trưng cầu Viện khoa học hình sự Bộ Công an giám định 01 bảng kê lâm sản do Quản Văn H giao nộp cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện R vào ngày 08/7/2016 (tờ bảng kê lâm sản do Hạt kiểm lâm huyện B xác nhận ngày 23/9/2015 (BL45) để xác định các chữ, số, chữ ký trong tờ bảng kê lâm sản được tạo ra bằng phương pháp nào? Phương pháp viết trực tiếp bằng bút, hay bằng phương pháp khác; Phần dấu đỏ hình tròn có chữ “CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN HẠT KIỂM LÂM H.B” trên tờ bảng kê lâm sản được tạo ra bằng phương pháp nào? Đóng trực tiếp bằng dấu mực, hay bằng phương pháp khác; Tờ bảng kê lâm sản có bị cắt ghép không?.

Ngày 29/6/2017 Viện khoa học hình sự Bộ Công an ban hành kết luận giám định số 2681/C54-P5 kết luận: Chữ viết, chữ số và các chữ ký đứng tên Hoàng Đình N, Quản Văn H trên tài liệu cần giám định ký hiệu A là chữ viết, chữ số, chữ ký được viết, ký trực tiếp; Hình tròn có nội dung “CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LẠNG SƠN HẠT KIỂM LÂM H.B” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A là hình dấu được đóng trực tiếp; Không phát hiện thấy dấu vết cắt ghép trên tài liệu cần giám định ký hiệu A.

Cơ quan điều tra Công an huyện R đã tiến hành xác minh tại Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn và được cung cấp thông tin: Trong tháng 9 năm 2015, Hạt kiểm lâm huyện B chỉ được xác nhận 01 (một) lần vào bảng kê lâm sản do Quản Văn H lập, cụ thể vào ngày 23/9/2015 Hạt kiểm lâm huyện B đã lập biên bản kiểm tra lâm sản và xác nhận số gỗ nghiến nhóm IIA mà Quản Văn H được vận chuyển từ ngày 24/9/2015 đến hết ngày 25/9/2015 có khối lượng là 6,017m3 (bảng kê lâm sản này do Hạt kiểm lâm Huyện B xác nhận không bị tẩy xóa, sửa chữa). Trong tháng 10 năm 2015, Hạt kiểm lâm huyện B cũng chỉ được xác nhận 01 (một) lần vào bảng kê lâm sản do Quản Văn H lập, cụ thể vào ngày 16/10/2015 Hạt kiểm lâm huyện B đã tiến hành lập biên bản kiểm tra lâm sản và xác nhận vào bảng kê lâm sản do Quản Văn H lập. Sau lần xác nhận vào bảng kê của Quản Văn H vào ngày 16/10/2015, thì Hạt kiểm lâm huyện B không được xác nhận thêm lần nào vào bảng kê lâm sản của Quản Văn H tính đến thời điểm hiện tại. (BL 90)

Qua điều tra, xác minh tại Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn thì Hạt trưởng, cán bộ phụ trách thanh tra, pháp chế và cán bộ phụ trách địa bàn xã T, huyện B đều khẳng định ngày 04/10/2016 Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn không tiến hành kiểm tra lâm sản xuất xưởng của Quản Văn H và cũng không xác nhận cho Quản Văn H bất kỳ một bảng kê lâm sản nào để vận chuyển gỗ. Tại Hạt kiểm lâm huyện B cũng không có một chiếc máy photo coppy sao, in màu nào.

Tại bản án sơ thẩm số 20/2017/HSST ngày 13 tháng 12 năm 2017của Toà án nhân dân huyện R, tỉnh Bắc Kạn đã quyết định tuyên bố bị cáo Quản Văn H phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Áp dụng khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999; khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xủa phạt bị cáo Quản Văn H 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vất chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngµy 19/12/2017 bị cáo Quản Văn H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện R. Bị cáo cho rằng bị cáo không có tội, Tòa án huyện R kết án oan sai, không đúng người đúng tội, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án của Tòa án huyện R. Đơn kháng cáo trong hạn luật định.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Bị cáo Quản Văn H giữ nguyên nội dung kháng cáo.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn phát biểu quan điểm giải quyết vụ án: Bị cáo Quản Văn H đã có hành vi làm giả bảng kê lâm sản ngày 04/10/2015 mục đích là để khi cơ quan chức năng kiểm tra thì H xuất trình, nhằm lừa dối để cơ quan chức năng không xử phạt vi phạm hành chính và không bị tạm giữ xe ô tô. Hành vi phạm tội của bị cáo được chứng minh bằng những lời khai nhận tội ban đầu của bị cáo và lời khai của người làm chứng, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ và những vật chứng thu thập được trong quá trình điều tra vụ án. Do vậy Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Quản Văn H về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chứctheo khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện R.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tội danh đối với bị cáo: Trong giai đoạn điều tra, Quản Văn H thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu ở trên. Tuy nhiên đến giai đoạn truy tố và tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, Quản Văn H đều không nhận tội. Bị cáo khai bản thân không được làm giả tài liệu như Cáo trạng và bản án sơ thẩm đã quy kết cho bị cáo, bảng kê lâm sản ngày 04/10/2015 do một cán bộ kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn đưa cho bị cáo, bị cáo không biết đó là tài liệu giả nên đã xuất trình cho cán bộ kiểm lâm huyện R kiểm tra. Việc bị cáo khai nhận hành vi làm giả bảng kê lâm sản trong giai đoạn điều tra là do cán bộ kiểm lâm huyện R và cán bộ công an huyện R bảo bị cáo cứ khai nhận, chỉ bị xử phạt hành chính chứ không bị xử lý về hình sự nên bị cáo mới khai nhận như trên. Song khi HĐXX hỏi, bị cáo lại khai không biết cán bộ kiểm lâm đã đưa bảng kê giả cho bị cáo là ai, không khai rõ cán bộ kiểm lâm và cán bộ công an nào đã bảo bị cáo khai nhận tội và bị cáo cũng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho lời khai của mình. Mặt khác quá trình điều tra xác định, tờ bảng kê lâm sản giả mà H xuất trình cho tổ công tác hạt kiểm lâm huyện R kiểm tra ngày 05/10/2015 được làm giả từ tờ bảng kê lâm sản ngày 23/9/2015 mà H giao nộp cho cơ quan CSĐT Công an huyện R vào ngày 08/7/2016. Mà theo quy định của Thông tư số 01 ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về lập bảng kê lâm sản, thì bảng kê lâm sản là do cơ sở kinh doanh tự lập và đề nghị cơ quan kiểm lâm xác nhận, sau khi được cơ quan kiểm lâm xác nhận, cơ sở kinh doanh (Chủ lâm sản) có trách nhiệm quản lý hồ sơ lâm sản bản chính. Theo quy định trên thì chỉ có Quản Văn H (Là chủ lâm sản) mới được giữ bảng kê lâm sản bản gốc do Hạt kiểm lâm huyện B xác nhận cho H. Do vậy không ai có được tờ bảng kê lâm sản gốc để photo copy màu làm ra tờ bảng kê lâm sản giả ngoại trừ H.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, lời khai của bị cáo H trong giai đoạn điều tra phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, do vậy có đủ cơ sở khẳng định: Ngày 04/10/2015, Quản Văn H đến Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn để làm thủ tục xuất 2,09m3 gỗ nghiến nhưng do là ngày nghỉ không xác nhận làm thủ tục được nên H về nhà lấy tờ bảng kê lâm sản gốc đã được Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn xác nhận ngày 23/9/2015 rồi cắt lấy một phần của bảng kê khác chưa ghi lý lịch gỗ dán đè lên phần ghi lý lịch gỗ trong tờ bảng kê lâm sản do Hạt kiểm lâm huyện B xác nhận ngày 23/9/2015 và lấy các mẩu giấy nhỏ đè nhẹ lên sửa ngày tháng và khối lượng gỗ (6,017m3) trong phần xác nhận của Hạt kiểm lâm huyện B ngày 23/9/2015 rồi H cho tờ bảng kê vào máy in phô tô coppy màu của H, sao chụp phần chữ ký, con dấu và phần xác nhận của Hạt kiểm lâm huyện B, tỉnh Lạng Sơn để có một bảng kê lâm sản giả. Sau khi có nội dung lý lịch gỗ (2,09m3) trong bảng kê lâm sản giả và sửa ngày tháng vận chuyển trong tờ bảng kê lâm sản này, H bốc gỗ lên xe ô tô BKS 12C – 035XX và mang theo tờ bảng kê lâm sản giả để vận chuyển 2,030m3  gỗ nghiến nhóm IIA đến xã L, huyện R, tỉnh Bắc Kạn thì bị Hạt kiểm lâm huyện R kiểm tra phát hiện bảng kê lâm sản do H xuất trình bị tẩy xóa, khi đo thực tế thì kích thước gỗ trên xe không khớp với kích thước gỗ được ghi trong bảng kê lâm sản. Qua kiểm tra, đo thực tế đã thu giữ 136 thanh gỗ nghiến nhóm IIA có khối lượng 2,030m3 mà H đã sử dụng bảng kê lâm sản giả do H tự in sao bằng máy in phôtô coppy màu của mình để thực hiện việc vận chuyển gỗ trái phép.

Đối với hành vi Quản Văn H vận chuyển trái phép 2,030m3 gỗ nghiến chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên ngày 25/11/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với Quản Văn H là phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với hành vi làm giả bảng kê lâm sản ngày 04/10/2015 của Quản Văn H đã được chứng minh bằng các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra và lời khai của những người làm chứng….Do vậy có cơ sở khẳng địnhTòa án nhân dân huyện R xét xử bị cáo Quản Văn H về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo khoản 1 Điều 267/BLHS 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan. Do vậy đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Quản Văn H là không có căn cứ, không được chấp nhận.

[2] Đối với đề nghị của Kiểm sát viên về việc không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện R là có căn cứ, cần được chấp nhận.

[3] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Quản Văn H, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 20/2017/HSST ngày 13 tháng 12 năm 2017của Toà án nhân dân huyện R, tỉnh Bắc Kạn.

Áp dụng khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999; khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Quản Văn H 06 (Sáu) th¸ng tï về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

Án phí: Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Bị cáo Quản Văn H phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) ¸án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

739
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 22/2018/HS-PT ngày 17/05/2018 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Số hiệu:22/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 17/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về