Bản án 21/2021/DS-PT ngày 10/05/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

BẢN ÁN 21/2021/DS-PT NGÀY 10/05/2021 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN 

Ngày 10 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 02/2021/TLPT- DS ngày 13/01/2021, về việc: “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 12/2020/DS-ST ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn bị kháng cáo, kháng nghị. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 23/2021/QĐXXPT-DS ngày 06/4/2021; Quyết định hoãn phiên tòa số 23/2021/QĐ-PT ngày 20/4/2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Lê Thị M, sinh năm 1941; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; Người đại diện theo ủy quyền: Anh Tạ Văn S, S năm 1973;

địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.

- Bị đơn:

+ Anh Tạ Quang S2, sinh năm 1965; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; vắng mặt.

+ Anh Tạ Ngọc S3, sinh năm 1975; địa chỉ: Thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:

+ Anh Tạ Văn S, sinh năm 1972; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.

+ Anh Tạ Chương S, sinh năm 1978; địa chỉ: Thôn Đ, xã B, huyện V, tỉnh Quảng Ninh.

+ Chị Tạ Thị V, sinh năm 1968; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh.

+ Chị Tạ Thị Ch, S năm 1962; địa chỉ: Thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

+ Chị Đặng Thị Vân; địa chỉ: Thôn Đ, xã B, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.

Đại diện theo ủy quyền của anh Tạ Chương S, chị Tạ Thị V, chị Tạ Thị Ch, chị Đặng Thị Vân: Anh Tạ Văn S, địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh, có mặt.

+ Chị Lục Thị L; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; có mặt.

+ Chị Tạ Thị Th, S năm 1971; địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh; vắng mặt Kháng cáo: Bị đơn: Anh Tạ Ngọc S3.

Kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 13/3/2019, đơn đề nghị phân chia di sản thừa kế (phần bổ sung) ngày 27/4/2020, các lời khai có trong hồ sơ vụ án, nguyên đơn là bà Lê Thị M và người đại diện theo ủy quyền là anh Tạ Văn S khai:

Chồng bà Lê Thị M là ông Tạ Văn K, S năm 1940, chết ngày 09/10/2013, di sản ông K khi chết để lại là ½ diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây viết tắt là GCNQSDĐ) số 2023 do UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 30/11/2004 mang tên Tạ Văn K, Lê Thị M, tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể di sản của ông K để lại gồm 200m2 đất ở, 183,5m2 đất vườn tạp đã được cấp GCNQSDĐ và 53,25m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ, hiện trạng thửa đất hiện tại không lấn chiếm, không tranh chấp với các hộ liền kề.

Bố đẻ của ông K là ông Tạ Tiến Q, S năm 1915, đã chết ngày 19/01/1989;

Mẹ đẻ của ông K là bà Điệp Thị X, S năm 1918, đã chết ngày 01/11/1979.

Ông Tạ Văn K có vợ là Lê Thị M, có 07 người con là các ông/bà: Tạ Thị Ch, sinh năm 1962; Tạ Quang S2, sinh năm 1965; Tạ Thị V, sinh năm 1968; Tạ Thị Th, sinh năm 1971; Tạ Văn S, sinh năm 1972; Tạ Ngọc S3, sinh năm 1975; Tạ Chương S, sinh năm 1978. Hiện tại bà M và toàn bộ 07 người con của ông K vẫn còn sống, không ai có nhược điểm về thể chất, tâm thần, ngoài những người nêu trên, ông Tạ Văn K không có người con riêng hoặc người con nuôi nào khác.

Đến nay bà M yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của ông Tạ Văn K là 200m2 đất ở, 183,5m2 đất vườn tạp đã được cấp GCNQSDĐ và 53,25m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ, tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh, cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà M có quan điểm, bà tặng cho con trai là Tạ Văn S toàn bộ kỷ phần mà bà được nhận từ di sản của ông Tạ Văn K. L quan đến việc anh Tạ Văn S xây nhà trên phần đất là tài sản của bà, anh Tạ Văn S khai, bà M đồng ý và không có ý kiến gì về việc này.

Về yêu cầu phản tố của bị đơn, lời khai của bà Lê Thị M và anh Tạ Văn S trình bày có nội dung:

Năm 2017, UBND huyện Vân Đồn thực hiện giải phóng mặt bằng tại thôn Đồng Dọng, xã Bình Dân để làm dự án hồ chứa nước, bà và anh Tạ Chương S1 đã nhận được số tiền bồi thường là 2.033.081.000 đồng, số tiền này bao gồm cả phần tiền bồi thường của anh Tạ Chương S1, gồm bồi thường về nhà ở, các công trình xây dựng trên đất, cây trồng trên đất và tiền bồi thường di chuyển, tiền chính sách hỗ trợ đối với hộ phụ chủ là hộ anh Tạ Chương S1. Vì vậy, không phải toàn bộ số tiền là 2.033.081.000 đồng là di sản của ông K và của bà M. Sau khi nhận tiền bồi thường, bà đã họp gia đình và chia đều phần di sản cho các con, mỗi người 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, khi nhận tiền và vàng, tất cả mọi người đều vui vẻ, không ai có ý kiến gì khác, đến nay toàn bộ di sản của ông K đã được chia và chi tiêu hết. Còn đất tái định cư là nhà nước cấp cho bà và anh Tạ Chương S1 để ổn định cuộc sống, không phải là di sản của ông K để lại. Nay anh Tạ Ngọc S3 có yêu cầu phản tố, yêu cầu chia lại phần di sản này, bà không đồng ý, vì những người được hưởng di sản của ông K, đã lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 06/11/2020, tặng cho bà và anh Tạ Chương S1. Việc bà chia cho mỗi người con 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, là cũng lấy từ phần di sản của ông K để cho các con, đến nay, di sản đã được bà chia cho mọi người và trên thực tế không còn di sản.

Bị đơn anh Tạ Quang S2 khai:

Bố mẹ anh là ông Tạ Văn K và bà Lê Thị M có tài sản là 01 thửa đất tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, anh được Tạ Ngọc S3 kể lại là thửa đất này do anh Tạ Ngọc S3 mua của ông L1, bản thân anh không được chứng kiến việc mua bán này. Thửa đất này hiện mang tên ông K, bà M, do anh Tạ Văn S và bà M đang quản lý, sử dụng. Từ khi ông K chết, gia đình anh chưa tiến hành họp để phân chia di sản của bố anh để lại, nay bà M khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, anh có quan điểm yêu cầu chia di sản thừa kế của ông K làm 04 phần đều nhau, gồm chia cho bà Lê Thị M, cho anh là Tạ Quang S2, anh Tạ Ngọc S3, anh Tạ Văn S, những người còn lại gồm chị Ch, chị V, chị Th, anh Tạ Chương S1 không được chia.

Về yêu cầu phản tố của anh Tạ Quang S2:

Tại đơn yêu cầu chia di sản thừa kế ngày 19/10/2019 và đơn bổ sung yêu cầu ngày 09/3/2020, anh Tạ Quang S2 trình bày: Ông Tạ Văn K khi chết có để lại di sản là nhà đất tại thôn Đ, xã B, huyện V, năm 2017, nhà nước thu hồi đất để làm dự án hồ chứa nước và bồi thường cho gia đình tổng số tiền là 2.000.000.000 đồng, cùng hai suất tái định cư đã bán được 2.000.000.000 đồng, tổng cộng số tiền được bồi thường là 4.000.000.000 đồng, trong đó di sản của ông K để lại ½ tổng số tiền, cụ thể là 2.000.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền này bà Lê Thị M nhận và quản lý, sau khi nhận tiền bồi thường, bà M đã chia cho các con, mỗi người số tiền 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, bản thân anh cũng đã nhận được số tiền, vàng như trên. Anh S3 cho rằng, bà M chia cho anh như vậy là quá ít, anh yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của ông K tại thôn Đ, xã B, huyện V, số tiền là 2.000.000.000 đồng cho các đồng thừa kế.

Ngày 20/5/2020, anh Tạ Quang S2 có đơn xin rút toàn bộ nội dung yêu cầu phản tố tại đơn yêu cầu chia di sản thừa kế ngày 19/10/2019 và đơn bổ sung yêu cầu ngày 09/3/2020, anh không yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu phản tố yêu cầu chia số tiền 2.000.000.000 đồng là di sản của ông K để lại, như nội dung yêu cầu phản tố của anh trước đó đã nộp tại Tòa án.

Bị đơn là anh Tạ Ngọc S3 khai:

Năm 1993, anh mua của ông Lục Văn L1 tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, một thửa đất khoảng hơn 3000m2 giá là 22.000.000 đồng, lúc đó anh chỉ có 18.000.000 đồng, số còn lại do bố anh là ông K bán trâu và vàng trả cho ông L1. Khi anh đi mua đất, có ông Liêu Ngọc Q đi cùng đến nhà ông L1, ông Q chứng kiến việc anh mua nhà đất và trả tiền cho ông L1. Sau khi mua đất, anh đi làm xa, đến khoảng năm 2008 đến năm 2010, do bố anh ốm nặng nên anh về, lúc này anh cũng chưa biết thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Năm 2013, sau khi ông K chết một thời gian, anh có đến UBND xã Đông Xá để làm GCNQSDĐ thì mới biết thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ cho ông K, bà M. Sau khi biết việc này, do bận đi làm và thiếu hiểu biết, nên anh cũng không khiếu nại hay khởi kiện gì đối với quyết định cấp GCNQSDĐ cho ông K, bà M. Bản thân anh hiện nay không có bất cứ tài liệu hay chứng cứ gì để chứng minh cho việc anh đã mua đất của ông L1 năm 1993, anh thừa nhận thửa đất này hiện do mẹ anh và anh Tạ Văn S đang quản lý, sử dụng và S sống trên thửa đất. Từ khi ông K chết, gia đình anh chưa tiến hành họp để phân chia di sản do ông K để lại. Nay bà M khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, anh có quan điểm đồng ý với yêu cầu của bà M, yêu cầu chia di sản thừa kế của ông K, theo GCNQSDĐ số 2023 ngày 30/11/2004 mang tên Tạ Văn K và Lê Thị M cho cá nhân anh và bà M, những người còn lại gồm anh Tạ Quang S2, anh Tạ Văn S, chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V, chị Tạ Thị Th, anh Tạ Chương S1 không được chia. Anh S3 yêu cầu được nhận phần di sản là đất, không quy đổi ra tiền.

Về yêu cầu phản tố của anh Tạ Ngọc S3:

Tại đơn yêu cầu chia di sản thừa kế ngày 19/10/2019, anh Tạ Ngọc S3 trình bày: Ông Tạ Văn K khi chết có để lại di sản là nhà đất tại thôn Đ, xã B, huyện V, năm 2017, nhà nước thu hồi đất để làm dự án hồ chứa nước và bồi thường cho gia đình tổng số tiền là 2.000.000.000 đồng, cùng hai suất tái định cư đã bán được 2.000.000.000 đồng, tổng cộng số tiền được bồi thường là 4 tỷ đồng, trong đó di sản của ông K để lại ½ tổng số tiền, cụ thể là 2.000.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền này bà Lê Thị M nhận và quản lý, sau khi nhận tiền bồi thường, bà M đã chia cho các con, mỗi người số tiền 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, bản thân anh cũng đã nhận được số tiền, vàng như trên. Anh S3 cho rằng, bà M chia cho anh như vậy là quá ít, anh yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của ông K tại thôn Đ, xã B, huyện V, số tiền là 2.000.000.000 đồng cho các đồng thừa kế.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Anh Tạ Văn S trình bày:

Di sản của ông K để lại gồm 200m2 đất ở, 183,5m2 đất vườn tạp đã được cấp GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, mang tên Tạ Văn K, Lê Thị M, và 53,25m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ khối tài sản theo GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, là của ông K, bà M tạo dựng lên, không còn ai khác đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung này, anh S sống cùng ông K, bà M đã lâu, khi bố mẹ già yếu, ốm đau anh và vợ anh là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe và bảo quản tài sản của bố mẹ. Năm 2012, do căn nhà cấp 4 cũ đã bị xuống cấp, không thể sử dụng được, anh đã phá dỡ và xây dựng 01 căn nhà kiên cố trên nền căn nhà cũ để bố mẹ và gia đình sinh sống, đây là nhà của riêng vợ chồng anh, nằm trên phần đất thuộc tài sản riêng của bà M, không L quan gì đến phần di sản của ông K để lại, đến nay khi chia di sản, xác định ngôi nhà vợ chồng anh xây trên phần đất của bà M, bà M biết việc này và không có ý kiến gì khác. Nay bà M khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, anh đồng ý và yêu cầu Tòa án xem xét đánh giá đến công lao chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ và công lao bảo quản, tôn tạo tài sản là di sản để chia cho anh phần nhiều hơn các đồng thừa kế khác.

Anh cũng khẳng định, khi bà M nhận tiền đền bù tại thôn Đ, xã B, huyện V, bà M đã họp gia đình và chia cho mỗi người con số tiền 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, bản thân anh cũng đã nhận được số tiền, vàng như trên, khi nhận tiền, vàng, ai cũng vui vẻ đồng ý, không ai phản đối gì khác. Nay anh Tạ Ngọc S3 yêu cầu chia lại số tiền là 2.000.000.000 đồng, cá nhân anh thấy, di sản của ông K để lại là tiền bồi thường và số tiền này đã được các đồng thừa kế tự định đoạt, đến nay không còn di sản để chia.

Người đại diện theo ủy quyền của chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V, anh Tạ Chương S1 là anh Tạ Văn S có lời khai xác định các anh, chị là người thừa kế của ông K. Đối với phần di sản mà chị Ch, chị V, anh S1 được nhận tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, các anh chị đều có quan điểm tặng lại cho anh Tạ Văn S được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Anh Tạ Văn S cũng có lời khai, đối với di sản là tiền đền bù tại thôn Đ, xã B, huyện V, mẹ anh là bà M đã họp gia đình và chia cho mỗi người con số tiền 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng, bản thân chị Chin, chị V, anh S cũng đã nhận được số tiền, vàng như trên, khi nhận tiền, vàng ai cũng vui vẻ đồng ý, không ai phản đối gì khác. Nay anh Tạ Ngọc S3 yêu cầu chia lại số tiền là 2.000.000.000 đồng, là không đúng, vì di sản của ông K để lại là tiền bồi thường và số tiền này đã được các đồng thừa kế tự định đoạt, đến nay không còn di sản để chia.

Chị Tạ Thị Th tại hồ sơ có lời khai:

Tại văn bản từ chối nhận di sản ngày 15/2/2017 và biên bản lấy lời khai của đương sự ngày 05/5/2020, chị Tạ Thị Th có lời khai: Đối với di sản của ông Tạ Văn K tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh theo GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, mang tên Tạ Văn K, Lê Thị M, và 53,25m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ, chị đã có văn bản từ chối nhận di sản, chị Th đề nghị Tòa án căn cứ vào văn bản chị đã nộp để giải quyết vụ án. Đối với di sản là tiền đền bù tại thôn Đ, xã B, huyện V, mẹ chị là bà M đã họp gia đình và chia cho mỗi người con số tiền 50.000.000đ và 01 chỉ vàng, bản thân chị cũng đã nhận được số tiền, vàng như trên, khi nhận tiền, vàng ai cũng vui vẻ đồng ý, không ai phản đối gì khác, đến nay chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chị Đặng Thị V là vợ anh Tạ Chương S1 có lời khai: Gia đình chị sinh sống tại thôn Đ, xã B, huyện V từ năm 1997, cùng ông Tạ Văn K, còn bà M thì ở tại thôn Đ, xã Đ, huyện V, đến năm 1998, ông K chuyển về thôn Đ, xã Đ ở cùng bà M và anh Tạ Văn S. Toàn bộ đất ở thôn Đ, xã B đều mang tên ông K, bà M. Khi mới cưới nhau về, vợ chồng anh chị sống trong nhà tạm, đến năm 2008, anh chị xây dựng lại toàn bộ nhà cửa và các công trình khác trên đất và trồng cây. Năm 2018, anh chị và bà M được nhà nước bồi thường 2.033.081.000 đồng, bà M quản lý 800.000.000 đồng, còn lại do vợ chồng anh chị quản lý. Sau khi nhận tiền bồi thường, bà M quản lý tiền của ông K và bà M đã chia cho các con mỗi người 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng. Đến nay chị không có ý kiến gì khác, chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cháu Tạ Văn Ch1, cháu Tạ Văn L2 có lời khai: Do các cháu còn nhỏ, không được biết các nội dung sự việc L quan đến gia đình, vì vậy các cháu đề nghị Tòa án hỏi bố mẹ các cháu về những việc có L quan, các cháu đề nghị Tòa án không triệu tập làm việc và xin được vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án.

Tại Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 03/7/2019, đối với hiện trạng di sản thừa kế đang tranh chấp, theo GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, mang tên Tạ Văn K, Lê Thị M có nội dung:

Vị trí thửa đất số 168: Phía Bắc giáp đất ông Từ Văn Lê và đường ngõ đi; Phía Tây giáp đất anh Tạ Văn S khai hoang chưa được cấp GCNQSDĐ; Phía Nam giáp đất ruộng của bà Lê Thị M chưa được cấp GCNQSDĐ; Phía Đông giáp đất của ông Từ Khải Thanh.

Từ ngõ đi vào hướng từ phải sang trái có 01 căn nhà cũ bỏ hoang, nhà cấp 4, mái ngói, nhà hướng Nam. Bên trái căn nhà cũ là nhà chính 01 tầng, mái bằng, xây năm 2012, cửa nhà hướng Nam, phía trước có mái hiên lợp tôn và sân xi măng (do anh S và chị L xây). Bên trái nhà chính là bếp cũ, lợp ngói không sử dụng và giếng nước, bên trái bếp cũ là chuồng gà bằng rào tre, cửa chuồng hướng Nam, phía trước chuồng gà là chuồng lợn cũ không sử dụng, phía sau chuồng lợn là bể nước cũ không nắp đậy, không còn sử dụng. Ngăn cách đất ruộng và đất anh S xây nhà là bờ rào tre, cách cửa nhà khoảng 10m, ngăn cách giữa thửa đất số 168 và phần đất ghi tên anh Tạ Văn S là 01 hàng gạch cao khoảng 10cm. Toàn bộ ba mặt thửa đất hiện bà M và anh S đang sử dụng được xây tường bao cao khoảng 1,3m đến 1,5m, tường phía Đông, phía Bắc, phía Tây xây năm 2013, tường phía Nam xây năm 2019.

Tại biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản huyện Vân Đồn xác định: Giá đất ở là 1.600.000đ/m2 (đã nhân hệ số khu vực là 4) Giá đất trồng cây lâu năm (theo sổ) là 39.000đ/m2; Giá đất trồng cây hàng năm (ngoài sổ) là 48.000đ/m2; Toàn bộ các tài sản khác có trên đất (trừ nhà do anh S, chị L xây) hiện không còn giá trị sử dụng nên không tính giá.

Tại bản trích lục và đo vẽ bổ sung ngày 03/7/2019, của Công ty TNHH tư vấn Bất động sản Vân Đồn, thực hiện việc đo đạc phục vụ Tòa án thẩm định tại chỗ, toàn bộ diện tích đo đạc là 861,6m2, trong đó có vẽ và trừ diện tích ngõ đi vào. Theo GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, mang tên Tạ Văn K, Lê Thị M thì không có ngõ đi chung như đã đo vẽ, vì vậy, ngày 09/9/2020 Công ty TNHH tư vấn Bất động sản Vân Đồn, thực hiện việc đo đạc lại theo nguyên trạng GCNQSDĐ, trong đó xác định tổng diện tích đất của ông K và bà M là 873,5m2.

Tại văn bản ngày 05/11/2020 của Hội đồng định giá tài sản huyện Vân Đồn xác định: Giá đất ở là 1.600.000đ/m2 (hệ số khu vực là 1); Giá đất trồng cây lâu năm (theo sổ) là 50.000đ/m2 ; Giá đất trồng cây hàng năm (ngoài sổ) là 56.000đ/m2, theo Quyết định số 42/2019/QĐ – UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh, V/v Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 và Quyết định số 02/2020/QĐ – UBND ngày 03/02/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc quy định hệ số điều chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, các đương sự đồng ý và không ai có ý kiến gì khác về giá các loại đất như kết luận của Hội đồng định giá tài sản huyện Vân Đồn.

Tại biên bản đối chất ngày 04/8/2020 giữa bà M, chị Chin, anh Tạ Văn S, anh Tạ Chương S đối chất với anh Tạ Ngọc S3có nội dung: Bà M, anh S được những người khác, trong đó có anh Tạ Ngọc S3ủy quyền nhận tiền đền bù, bà M và Tạ Chương S được nhận số tiền đền bù 2.033.081.000 đồng. Sau khi được nhận tiền đền bù bà M chia đều di sản của ông K cho mỗi con 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng. Anh Tạ Ngọc S3cũng được chia 50.000.000 đồng và 01 chỉ vàng. Khi nhận tiền và vàng anh Tạ Ngọc S3và tất cả các con bà M vui vẻ nhận Tiền, vàng và không có ý kiến gì. Di sản thừa kế đã được chia cho các đồng thừa kế và không còn di sản.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 30/10/2020, ông Lục văn L1 khai: Ông L1 khẳng định, năm 1995 ông có bán nhà đất tại khu 6 (nay là thôn Đông Thành) xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, cho ông Tạ Văn K với giá 8.000.000 đồng. Khi ông bán nhà đất cho ông K, có sự chứng kiến của ông Liêu Ngọc Q ông khẳng định lời khai của anh S3 khai, là anh S3 mua nhà đất của ông là không đúng, vì ông không bán nhà đất cho anh S3. Khi ông K trả tiền cho ông, ông K còn thiếu một chút tiền, khi ông giao nhà đất, ông K đã trả ông đầy đủ, do thời gian đã lâu, ông không nhớ cụ thể lúc đó ông K còn thiếu tiền là bao nhiêu. Tại thời điểm ông và ông K mua bán nhà đất, các ông chỉ áng chừng diện tích, nên có thể diện tích không chính xác so với thực tế. Ông đề nghị Tòa án không triệu tập ông đến Tòa án và xin vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 30/10/2020, ông Liêu Ngọc Q khai: Ông chưa bao giờ đi cùng anh Tạ Ngọc S3, để anh S3 mua đất của ông L1 như lời anh S3 khai. Ông xác nhận ông có đi cùng ông Tạ Văn K khi ông K đến nhà ông L1 để mua đất của ông L1, ông có nhìn thấy ông K trả tiền cho ông L1, nhưng còn thiếu một ít và ông K có hẹn vài hôm nữa thanh toán đầy đủ. Do thời gian đã lâu, ông không nhớ chính xác thời gian đi cùng ông K và cũng không nhớ chính xác số tiền ông K đã trả cho ông L1, số tiền ông K nợ lại ông L1 là bao nhiêu. Ông đề nghị Tòa án không triệu tập ông đến Tòa án và xin vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án.

Đối với phần đất dôi dư so với GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, tại văn bản số 169/UBND ngày 29/11/2019, UBND xã Đông Xá, huyện Vân Đồn trả lời Tòa án có nội dung: Về nguồn gốc sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, gia đình ông Tạ Văn K, bà Lê Thị M nhận chuyển nhượng của ông Lục Văn L1 ngày 06/5/1995, sử dụng vào mục đích đất ở từ đó cho đến nay.

Về tình trạng tranh chấp đất đai: Hiện tại không có tranh chấp với chủ sử dụng đất liền kề nào.

Về diện tích tăng thêm 94,4m2 (nay là 106,5m2) so với GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, nguyên nhân như sau: Thửa đất rộng, có nhiều điểm gấp khúc, trước đây đo đạc thủ công bằng thước dây, do vậy dẫn đến sai số đo đạc. Về ranh giới thửa đất, từ trước cho đến nay không thay đổi, đủ điều kiện công nhận phần diện tích tăng thêm là loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm(CLN) cho gia đình.

Tại Văn bản số 4280/VPĐKQSDĐ ngày 13/9/2019 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Phòng Tài nguyên và Môi trường có nội dung: Đối với trích lục sơ đồ thửa đất do VPĐKQSDĐ trích lục ngày 15/2/2017, do chưa bóc tách đất nông nghiệp và đất ở nên trích lục sơ đồ thửa đất ngày 15/2/2017, không được công nhận là kết quả để thực hiện việc cấp đổi GCNQSDĐ đất ở cho công dân.

Phần diện tích đo đạc tăng thêm 94,4m2 (nay là 106,5m2) so với GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, chưa được cấp cho tổ chức cá nhân nào, phần diện tích tăng thêm không vi phạm quy hoạch. Về điều kiện để xét phần diện tích tăng thêm của bà M do UBND xã Đông Xá tổ chức xét duyệt nguồn gốc sử dụng đất trên cơ sở thông qua hội đồng đăng ký đất đai xét cấp GCNQSDĐ và phiếu lấy ý kiến khu dân cư để xác định tình trạng sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai của bà M.

Về điều kiện tách thửa để cấp GCNQSDĐ: Tại Văn bản số 1532/TNMT ngày 09/9/2020 của Phòng Tài nguyên và Môi trường có nội dung: Trường hợp người được chia di sản thừa kế là 61,5m2 đất (tách thửa từ thửa đất di sản) trong đó có 28,5m2 đất ở; 26,2m2 đất trồng cây lâu năm; 6,7m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ. Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định số 1768/2014/QĐ – UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh, thì trường hợp này không đủ điều kiện về diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa, do vậy không đủ điều kiện để làm thủ tục tách thửa và cấp GCNQSDĐ đất theo quy định.

Ngày 29/10/2020, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn cung cấp cho Tòa án toàn bộ hồ sơ L quan đến việc cấp GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004, cho ông K bà M và xác định từ thời điểm cấp GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004 cho đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được đơn thư khiếu kiện của cá nhân, tổ chức nào L quan đến việc cấp GCNQSDĐ số 2023 cấp ngày 30/11/2004. Tại thời điểm năm 1995, thôn Đông Thành, xã Đông Xá có định danh là Khu 6, xã Đông Xá.

Với nội dung trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2020/DS-ST ngày 12/11/2020, của Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn, xử:

Tuyên  xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị M và yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V, anh Tạ Văn S và anh Tạ Chương S1, về chia di sản thừa kế của ông Tạ Văn K là 436,75m2 đất, trong đó diện tích đất ở là 200m2; diện tích đất vườn tạp là 183,5m2 đã được cấp GCNQSDĐ và diện tích 53,25m2 đất chưa được cấp GCNQSDĐ (được trừ đi diện tích 36,75m2, để làm lối đi chung), tại địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện V, tỉnh Quảng Ninh 2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu phản tố của anh Tạ Quang S2, yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Tạ Văn K tại thôn Đ, xã B, huyện V, số tiền là 2.000.000.000 đồng cho các đồng thừa kế.

3. Không chấp nhận đối với yêu cầu phản tố của anh Tạ Ngọc S3, yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Tạ Văn K tại thôn Đ, xã B, huyện V, số tiền là 2.000.000.000 đồng cho các đồng thừa kế 4. Di sản thừa kế được chia (theo sơ đồ di sản thừa kế được chia cho các đồng thừa kế ký hiệu từ S2 đến S8 - kèm theo bản án) như sau:

- Diện tích mở đường làm lối đi chung (ký hiệu S ngõ) là 36,75m2 - Giao cho anh Tạ Văn S được quyền sử dụng 53,35m2 đất được chia cho anh Tạ Quang S2 (ký hiệu thửa S2), trong đó anh S được quyền sử dụng 25,0m2 đất ở (ONT), 26,0m2 đất trồng cây lâu năm (CLN) và 2,35m2 đất là diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ. Anh Tạ Văn S có nghĩa vụ trả cho anh Tạ Quang S2số tiền là 41.431.600đ (bốn mươi một triệu, bốn trăm ba mươi một nghìn, sáu trăm đồng).

- Giao cho anh Tạ Văn S được quyền sử dụng 53,35m2 đất được chia cho anh Tạ Ngọc S3 (ký hiệu thửa S3), trong đó anh S được quyền sử dụng 25,0m2 đất ở (ONT), 26,0m2 đất trồng cây lâu năm (CLN) và 2,35m2 đất là diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ. Anh Tạ Văn S có nghĩa vụ trả cho anh Tạ Ngọc S3 số tiền là 41.431.600đ (bốn mươi một triệu, bốn trăm ba mươi một nghìn, sáu trăm đồng).

- Giao cho anh Tạ Văn S được quyền sử dụng 213,4m2 đất được chia cho bà Lê Thị M (ký hiệu thửa S4), chị Tạ Thị Ch (ký hiệu thửa S5), chị Tạ Thị V (ký hiệu thửa S6), anh Tạ Chương S1 (ký hiệu thửa S7), trong đó anh S được quyền sử dụng 100m2 đất ở (ONT), 104m2 đất trồng cây lâu năm (CLN) và 9,4m2 đất là diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ.

- Chia cho anh Tạ Văn S được quyền sử dụng 79,85m2 đất (ký hiệu thửa S8), trong đó anh S được quyền sử dụng 50,0m2 đất ở (ONT), 27,5m2 đất trồng cây lâu năm (CLN) và 2,35m2 đất là diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ.

Anh Tạ Văn S có trách nhiệm L hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp.

Ngoài ra, bản án còn tuyên nghĩa vụ chịu án phí, quyền yêu cầu thi hành án và kháng cáo theo quy định.

Kháng cáo: Ngày 19/11/2020, bị đơn anh Tạ Ngọc S3 kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm chia cho anh nhiều đất đơn. Lý do: Anh là người làm ra tiền để mua nhà đất.

Kháng nghị: Ngày 04/12/2020, Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh kháng nghị về tố tụng, nội dung, án phí và chi phí tố tụng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và người kháng cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo; Viện kiểm sát giữ nguyên nội dung kháng nghị. Các đương sự không thỏa thuận được việc giải quyết vụ án.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm như sau:

1. Về việc chấp hành pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng:

Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Thư ký Tòa án từ khi thụ lý vụ án đến thời điểm này, thấy rằng: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án và các Thẩm phán đã chấp hành đúng các Điều 285, 286, 294 Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn, bị đơn đã thực hiện đúng các quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự theo quy định tại Điều 70, 71, 72 và 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

2) Về kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát:

- Về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị: Đơn kháng cáo của anh Tạ Ngọc S3và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong thời hạn luật định, nội dung kháng cáo, kháng nghị nằm trong phạm vi bản án sơ thẩm nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

- Quan điểm về việc giải quyết đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo và kháng nghị, sửa bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà; Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của bị đơn anh Tạ Ngọc S3 và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm trong thời hạn luật định và kháng cáo, kháng nghị trong phạm vi Bản án sơ thẩm nên được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với bị đơn anh Tạ Quang S2 có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; người có quyền lợi nghĩa vụ L quan chị Tạ Thị Th không kháng cáo, vắng mặt. Căn cứ, khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử vắng mặt anh S3 và chị Th.

[2] Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2020/DS-ST ngày 12 /11/2020 của Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn, đã xác định đúng về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế; xác định đúng tài sản chung của ông Tạ Văn K và vợ là bà Lê Thị M quyền sử dụng đất 861,6m2 và di sản chia thừa kế gồm ½ quyền sử dụng đất 861,6m2. Bản án đã xác định đúng và đủ những người tham gia tố tụng gồm những người có quyền hưởng di sản của ông Tạ Văn K gồm vợ là bà Lê Thị M, và 07 người con chung gồm: Tạ Thị Ch, Tạ Quang S2, Tạ Thị V, Tạ Thị Th, Tạ Văn S, Tạ Ngọc S3, và Tạ Chương S1 thuộc hàng thừa kế thứ nhất có 8 người, trong đó bà M, chị Ch, chị V và anh Tạ Chương S1 đều tặng cho anh Tạ Văn S kỷ phần thừa kế của mình, chị Th từ chối nhận di sản, anh S3 nhận di sản thừa kế. Ông K chết không để lại di chúc, án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của bà M là có căn cứ đúng pháp luật quy định tại các Điều 609 đến 613 và các Điều 616, 623, 649, 650, 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[3] Ông Tạ Văn K, bà Lê Thị M được cấp GCNQSDĐ (GCNQSDĐ, số 2023 cấp ngày 30/11/2004) diện tích 767m2, trong đó đất ở 400m2, đất CLN 367m2.

Theo kết quả thẩm định: Bà M đang sử dụng diện tích 861,6 m2 (không kể đất trồng cây hoa màu), tăng 94,6 m2, phần đất có tài sản của anh, chị S- L và ông bà K- M có diện tích 504,75m2, phần đất không có công trình xây dựng = 356,85m2.

Diện tích mở đường làm lối đi chung là 36,75m2.

Tài sản riêng của bà Lê Thị M là quyền sử dụng đất 412,425 m2 trong đó đất ở 200m2; đất vườn tạp 212,425 m2.

Di sản thừa kế cần phân chia là quyền sử dụng đất 412,425 m2 trong đó đất ở 200m2; đất vườn tạp 212,425 m2.

Theo cung cấp của UBND huyện Vân Đồn thì diện tích tăng do: Thửa đất rộng, có nhiều điểm gấp khúc, trước đây đo đạc thủ công bằng thước dây, do vậy dẫn đến sai số đo đạc. Về ranh giới thửa đất, từ trước cho đến nay không thay đổi, đủ điều kiện công nhận phần diện tích tăng thêm là loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (CLN) cho gia đình.

Tài sản trên đất gồm:

Một gian nhà căn nhà cũ cấp 4 nhà cấp 4 hỏng không có cửa của ông Kẽm và bà M, một nhà mái bằng xây năm 2012 phía trước có mái hiên lợp tôn và sân xi măng (do anh S và chị L xây, chuồng lợn hỏng, giếng nước hỏng. Ngăn cách đất ruộng và đất anh S xây nhà là bờ rào tre, cách cửa nhà khoảng 10m, ngăn cách giữa thửa đất số 168 và phần đất ghi tên anh Tạ Văn S là 01 hàng gạch cao khoảng 10cm.

Giá trị đất: Đất ở 1.600.000 đ/m2 x 400m2= 640.000.000đ. Đất vườn: Trong giấy CNQSD đất 50.000 đ/m2.

Đất vườn ngoài giấy CNQSD đất 56.000 đ/m2.

Mỗi suất thừa kế được chia quyền sử dụng đất = 53,35m2, trong đó đất ở 25m2, còn lại đất vườn. Gía trị bằng tiền 41.431.600đ (bốn mươi một triệu, bốn trăm ba mươi một nghìn, sáu trăm đồng).

Về điều kiện tách thửa để cấp GCNQSDĐ: Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định số 1768/2014/QĐ – UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh, thì diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa 45m2.

[4] Xét kháng cáo của anh Tạ Ngọc S3: Xét thấy nội dung kháng cáo của bị đơn trùng với một phần nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nên được xem xét cùng nội dung kháng nghị.

[4.1] Kháng cáo của anh Tạ Ngọc S3 cho rằng anh bỏ tiền để mua thửa đất đang tranh chấp chia thừa kế, căn cứ các tài liệu trong hồ sơ thấy: Nguồn gốc di sản có tranh chấp là do ông Tạ Văn K, bà Lê Thị M nhận chuyển nhượng của ông Lục Văn L1 ngày 06/5/1995, sử dụng vào mục đích đất ở từ đó cho đến nay. Anh S3 không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào để chứng minh anh đã mua nhà đất của ông L1. Ông L1 có lời khai không bán nhà đất cho anh S3 mà bán cho ông Tạ Văn K; ông Liêu Ngọc Q khai có đi cùng ông K và nhìn thấy việc ông K mua nhà đất của ông L1, trả tiền cho ông L1, không đi cùng anh S3 như anh S3 đã khai, hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông K, bà M thể hiện ông K mua nhà đất của ông L1. Từ chứng cứ nêu trên, thấy rằng việc anh S3 khai là mua đất của ông Lục Văn L1 là không có căn cứ để chấp nhận.

[4.1] Kháng cáo của anh Tạ Ngọc S3 yêu cầu chia cho anh nhiều đất hơn. Hội đồng xét xử thấy: Tài sản của ông Tạ Văn K - bà M là QSDĐ diện tích 861,6m2, bất động sản bị bao bọc bởi các bất động sản khác bất động sản duy nhất có một đường vào nên dành 36,75 m2 làm ngõ đi chung, nên di sản là QSDĐ còn 412,425 m2, trong đó đất ở là 200m2, còn lại là đất vườn, phần đất có tài sản của anh, chị S- L và ông bà K- M có diện tích 504,75m2, phần đất không có công trình xây dựng = 356,85m2., chia, mỗi suất thừa kế được 53.35 m2, trong đó đất ở 25 m2 còn lại là đất vườn. Gía trị mỗi suất thừa kế = 41.431.600đ (bốn mươi một triệu, bốn trăm ba mươi một nghìn, sáu trăm đồng), anh S phần được hưởng và 4 suất tặng cho (bà M, các anh chị V, Chin, S) và công sức bảo quản tôn tạo di sản của anh, chị S- L.

Do công trình xây dựng của vợ chồng anh, chị S- L (nhà kiên cố) nằm giữa thửa đất, cấp sơ thẩm chia tách đất là có căn cứ, nhưng lại giao cả cho anh S quản lý sử dụng các thửa đất và có nghĩa vụ thanh toán tiền cho hai anh S3 là không hợp lý, vì bản thân anh Tạ Ngọc S3 chưa có chỗ ở. Vì vậy, chấp nhận kháng cáo của anh S3, sửa bản án về nội dung chia thừa kế bằng hiện vật.

[5] Kháng nghị:

- Thứ  nhất, về tố tụng:

+ Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành thẩm định tại chỗ chỉ lập Biên bản ghi nhận công trình địa vật trên đất và không lập Bản đồ hiện trạng trong hệ tọa độ quốc gia theo điểm a, khoản 3 Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không mô tả rõ hiện trường khuôn viên đất tranh chấp là vi phạm khoản 2, Điều 101 BLTTDS.

+ Do chứng cứ xác định ranh giới di sản thừa kế có mâu thuẫn, cụ thể: bà M khi khởi kiện xác định tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng 767m2 đất theo Giấy CNQSD đất; Trích lục sơ đồ Thửa đất số 168 do bà cung cấp thể hiện thực tế gia đình đang quản lý 1.020,9m2; bà M và các đương sự khác khai thống nhất phần di sản của ông K là 383,5m2 nhưng chưa phân định rõ ranh giới, kích thước. Nên để chia theo pháp luật, Tòa án cần yêu cầu cơ quan quản lý đất đai thực hiện việc chia tách Thửa đất số 168 để xác định cụ thể ranh giới, hình thể phần đất thuộc quyền sử dụng của bà M và phần di sản thừa kế của ông K. Tuy nhiên, sơ đồ tách thửa kèm theo bản án lại không được thu thập đúng trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định nên không có giá trị chứng cứ. Vì: Sơ họa ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện việc chia tách thửa đất tranh chấp thành 7 thửa, trong đó 6 thửa (từ S2 đến S7) được xác định là di sản thừa kế lại không do Văn phòng đăng ký đất đai xác lập theo điểm a, khoản 3 Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ hoặc không được cơ quan chuyên môn xác nhận nguồn cung cấp. Bản án sơ thẩm đã sử dụng tài liệu này làm chứng cứ để phân chia di sản là vi phạm khoản 1, 11 Điều 95 BLTTDS.

Nội dung kháng nghị này là có căn cứ, quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, lập Biên bản hiện trạng trên hệ tọa độ quốc gia làm căn cứ giải quyết vụ án. Theo thẩm định lại thì diện tích đất 861,6m2, phần đất có tài sản của anh, chị S- L và ông bà K- M có diện tích 504,75m2, phần đất không có công trình xây dựng = 356,85m2.

- Thứ hai, về nội dung:

+ Về xác lập quyền sử dụng đất và tài sản trên đất: do các đương sự thống nhất di sản ông K để lại là quyền sử dụng 383,5m2 đất nên diện tích còn lại S1 = 436,75m2 thuộc quyền sử dụng của bà M. Bản án sơ thẩm đã nhận định xác lập quyền sử dụng phần đất này cho bà M nhưng phần quyết định lại không đề cập, là vi phạm khoản 2 Điều 266 BLTTDS.

Hơn nữa, di sản thừa kế còn có 01 căn nhà cấp 4 đã cũ xây trên phần đất phân chia cho bà M (S1), bản án sơ thẩm chưa xem xét, xác lập quyền sở hữu tài sản này cho bà M là không đảm bảo, gây khó khăn khi thi hành án. Nội dung kháng nghị này là có căn cứ chấp nhận, tuy nhiên cấp phúc thẩm phải sửa lại số liệu cho đúng diện tích.

+ Về căn cứ tách thửa: Trong vụ án này, các bị đơn Tạ Ngọc S3, Tạ Quang S2 và Tạ Văn S đều có nguyện vọng được nhận hiện vật; chị Th từ chối nhận di sản; bà M, chị Ch, chị V và anh Tạ Chương S1 đều tặng cho anh Tạ Văn S kỷ phần thừa kế của mình. Như vậy, nếu di sản đem chia là quyền sử dụng 346,8m2 (sau khi đã trừ đi phần ngõ) trong đó có 200m2 đất ở, với chiều rộng bám mặt đường và chiều sâu đều dài hơn 4,5m, thì có thể chia tách thành 3 thửa đất cho anh Tạ Văn S, Tạ Ngọc S3 và Tạ Quang S2; sau đó, anh Tạ Ngọc S3và Tạ Quang S2 phải có nghĩa vụ thanh toán chênh lệch cho anh Tạ Văn S. Bản án sơ thẩm cho rằng anh Tạ Quang S2 và Tạ Ngọc S3 được chia mỗi người 1 suất thừa kế tương ứng 25m2 đất ở là không đủ hạn mức tách thửa (45m2 đất ở), từ đó quyết định không chia hiện vật cho hai anh và chia cho anh Tạ Văn S toàn bộ phần đất di sản, vi phạm khoản 2, Điều 660 BLDS năm 2015.

Hội đồng xét xử thấy: Do công trình xây dựng của vợ chồng anh, chị S - L (nhà kiên cố) nằm giữa thửa đất, phần đất không có công trình sau khi để 36,75m2 làm ngõ đi chung còn lại tách ra được 7 ô, trong đó anh S được tặng cho diện tích = 213,4m2, còn lại hai ô diện tích = 106,7 m2, trong đó 50 m2 đất ở còn lại đất vườn. Do không đủ điều kiện tách thửa để cấp GCNQSDĐ theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định số 1768/2014/QĐ – UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nên giao cho anh Tạ Ngọc S3 sử dụng hai ô có diện tích 106,7m2, anh S3 có nghĩa vụ thanh toán toán di sản bằng tiền cho anh Tạ Quang S2 là phù hợp.

+ Mặc dù bản án nhận định vợ chồng anh Tạ Văn S, chị Lục Thị L có công sức trong việc bảo quản di sản thừa kế, nhưng khi quyết định L quan đến thanh toán công sức này bằng hiện vật, bản án chỉ xác định riêng công sức của anh Tạ Văn S tương ứng quyền sử dụng 50m2 đất ở mà chưa xem xét đến quyền lợi của chị L là chưa đảm bảo, vi phạm khoản 3 Điều 658 BLDS 2015.

Hơn nữa, nội dung bản án không ghi nhận, xem xét yêu cầu của chị L về việc công nhận quyền sở hữu ngôi nhà mái bằng do vợ chồng chị tạo lập trên phần đất phân chia cho bà M là thiếu sót, vi phạm khoản 2 Điều 266 BLTTDS.

Những nội dung kháng nghị này là có căn cứ chấp nhận. Riêng nội dung kháng nghị, về mức thanh toán công sức bảo quản di sản, bản án xác định giá trị tương ứng 50m2 đất ở, nhiều hơn một suất thừa kế 25m2 đất ở là chưa đảm bảo nguyên tắc tính công sức ngang bằng theo Án lệ số 02/2016/AL được ban hành kèm theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của anh Tạ Ngọc S3và Tạ Quang S2.

Hội đồng xét xử thấy: Bản thân anh, chị S - L là người đang nuôi dưỡng bà M và có công sức duy trì bảo quản tài sản và di sản từ khi ông K chết năm 1996 đến nay, cấp sơ thẩm cũng đã xem xét và xác định công sức là đúng pháp luật. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm tính cho anh, chị S-L công sức bằng 79,85 m2 đất trong đó đất ở 50m2, còn lại đất vườn là thiếu chính xác. Bởi lẽ, không còn đủ diện tích đất trên. Theo thẩm định của cấp phúc thẩm, diện tích này có 68m2, trong đó đất ở 50m2 đất ở (có cả phần thừa kế của anh S 25 m2 đất ở, phần đất vườn của anh S nằm trong phần đất hoán đổi của bà M) còn lại 25 m2 x 1.600.000đ/m2 = 40.000,000đ + 14,45 m2 đất vườn x 56.000đ/m2. Trị giá= 40.809.200đ- là công sức của anh chị S- L.

- Thứ ba, về án phí, chi phí tố tụng: Bản án sơ thẩm đã chia di sản thừa kế theo pháp luật cho chị Ch, chị V và anh Tạ Chương S1 nhưng không buộc họ phải chịu án phí tương ứng kỷ phần thừa kế là không đúng; anh Tạ Ngọc S3 có yêu cầu phản tố chia số tiền đền bù 2.000.000.000 đồng (trường hợp này hai anh S3 yêu cầu chia thừa kế đối với tài sản không phải là phản tố) không được Tòa án chấp nhận, bản án sơ thẩm buộc anh phải chịu án phí giá ngạch là không có căn cứ, vi phạm điểm a, khoản 7, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của UBTV Quốc Hội.

Phần Quyết định của bản án không thể hiện rõ quyết định của Hội đồng xét xử về chi phí tố tụng là thiếu sót, vi phạm điểm c khoản 2 Điều 266 BLTTDS. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm anh S khai không nhớ số tiền chi phí thẩm định, định giá. Bà M có quan điểm tự nguyện chịu khoản tiền này, nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

Từ phân tích trên, thấy kháng cáo của bị đơn anh S3 và Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh có căn cứ chấp nhận.

[6] Mặc dù, bản án không có kháng cáo, kháng nghị nhưng phần quyết định của bản án sơ thẩm không thể thi hành được, dẫn đến tranh chấp giữa các bên đương sự, vì: các công trình của anh Tạ Văn S và chị Lục Thị L xây dựng gồm nhà mái bằng, mái tôn nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của bà M nhưng bản án sơ thẩm lại không giao cho ai quản lý. Ngoài ra, bản án sơ thẩm buộc anh S chịu 12.258.071đ, án phí dân sự sơ thẩm là không đúng pháp luật. Tại cấp phúc thẩm bà Lê Thị M đồng ý hoán đổi phần đất có tài sản của vợ chồng anh chị S - L sử dụng, bà sử dụng phần đất không có tài sản được tặng cho của anh S. Vì vậy, cấp phúc thẩm sửa bản án về nội dung này. Cụ thể, anh S phần tặng cho 4 suất x 53,35 m2= 213,4 m2, trong đó đất ở 100 m2, đất vườn 113,4m2 hoán đổi phần đất này cho bà M sử dụng nhưng phải đủ 200 m2 đất ở cho bà M, còn lại là đất vườn; giao phần đất có công trình của vợ chồng anh, chị S- L cho anh chị S – L sử dụng, phần diện tích đất vườn còn thiếu của bà M, anh S có nghĩa vụ thanh toán và xem xét tính lại công sức, án phí đối với phần di sản của anh, chị S- L trong việc bảo quản di sản.

[7] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại phiên tòa có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[8] Về án phí dân sự sơ thẩm, chi phí thẩm định, án phí dân sự phúc thẩm:

[8.1] Án phí dân sự sơ thẩm:

- Chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V và anh Tạ Chương S1 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng kỷ phần thừa kế, cụ thể; mỗi người phải chịu 5% x 41.431.600đ=2.071.580đ.

- Anh Tạ Văn S phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng kỷ phần thừa kế và phải chịu án phí đối với phần công sức được chấp nhận, cụ thể: 5% x 20.404.460đ= 1.020.230đ, làm tròn số =1.020.000đ.

- Chị Lục Thị L không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần công sức bảo quản di sản.

- Đối với yêu cầu của anh Tạ Ngọc S3 chia thừa kế số tiền 2 tỷ đồng không được chấp nhận nên không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

[8.2] Tại cấp phúc thẩm đã thẩm định lại tài sản làm căn cứ chia thừa kế, bà M đã dự nộp 15.000.000đ, đã chi phí hết 11.900.000đ, thừa 3.100.000đ, đã thanh toán lại cho bà M (anh S nhận thay). Số tiền đã chi cần buộc những người được hưởng di sản có nghĩa vụ phải chịu và hoàn trả lại cho bà M theo phần.

[8.3] Án phí dân sự phúc thẩm: Kháng cáo của anh S3 được chấp nhận nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án dân sự sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Chấp nhận kháng cáo của bị đơn anh Tạ Ngọc S3; chấp nhận quyết định kháng nghị số 01/QDKNPT- VKS-DS ngày 04/12/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 12/2020/DS-ST ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn.

Căn cứ khoản 1 Điều 147,156,157 Bộ luật tố Tụng dân sự. Điều 612; Điều 620; Điều 649; điểm a khoản 1 Điều 650; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651; Điều 660, Điều 357, 468 của Bộ luật Dân sự. Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình. Điểm đ khoản 1 Điều 12 (áp dụng đối với bà M); điểm a khoản 7 Điều 27, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án. Điều 26 Luật Thi hành án Dân sự.

Tuyên xử: 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị M về việc chia di sản thừa kế của ông Tạ Văn K.

Xác định tài sản chung của ông, bà K- M là quyền sử dụng đất 767m2 trong đó đất ở 400m2; đất vườn tạp 367m2 (GCNQSDĐ số phát hành Q 916137, số vào sổ: 2023 do UBND huyện Vân Đồn cấp ngày 30/11/2004 mang tên Tạ Văn K – Lê Thị M), diện tích thực tế 861,6m2, trong đó đất ở 400m2; đất vườn tạp 461,6 m2.

Diện tích mở đường làm lối đi chung (ký hiệu T ngõ) là 36,75m2;

Tài sản riêng của bà Lê Thị M là quyền sử dụng đất 412,425 m2 trong đó đất ở 200m2; đất trồng cây lâu năm (đất vườn) 212,425 m2;

Di sản thừa kế cần phân chia là quyền sử dụng đất 412,425 m2 trong đó đất ở 200m2; đất trồng cây lâu năm (đất vườn) 212,425 m2;

Có tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Từ Văn Lê; Tây giáp đường đi của Công ty Phương Đông; Nam giáp nhà bà Lông Thị Gioong; Bắc giáp đường, giáp nhà ông Phạm Văn Nhận.

2. Chia thừa kế như sau:

- Giao cho anh Tạ Ngọc S3được quyền sử dụng 106,70 m2 đất (ký hiệu ô T2, T3), trong đó 50m2 đất ở (ONT), 56,70 m2 đất trồng cây lâu năm và được quyền sở hữu các cây cối trên đất (nếu có). Trị giá = 82.863.200đ. Anh Tạ Ngọc S3 có nghĩa vụ thanh toán chênh lệch di sản thừa kế cho anh Tạ Quang S2 số tiền là 41.431.600đ (bốn mươi một triệu, bốn trăm ba mươi một nghìn, sáu trăm đồng).

- Ghi nhận sự tự nguyện tặng cho phần thừa kế được hưởng của bà Lê Thị M, chị Tạ Thị V, Tạ Thị Ch, anh Tạ Chương S1 về việc tặng cho anh Tạ Văn S quyền sử dụng đất mỗi người 53,35m2. Tổng cộng = 213,4m2, trong đó đất ở 100m2, đất trồng cây lâu năm 113,4 m2 và giao cho bà Lê Thị M được quyền sử dụng riêng quyền sử dụng đất 213,4m2 này, trong đó 200m2 đất ở, đất trồng cây lâu năm 13,4m2 (kí hiệu T4, T5, T6, T7) và quyền sở hữu tài sản gồm các cây cối trên thửa đất (nếu có).

- Giao cho anh Tạ Văn S được quyền sử dụng đất 436,75 m2 (kí hiệu T1), trong đó đất ở 100m2, đất trồng cây lâu năm 336,75 m2 (bao gồm cả 25,53 m2 đất đất trồng cây lâu năm được chia thừa kế).

Anh, chị Tạ Văn S – Lục Thị L được quyền sử dụng đất diện tích 68 m2 (kí hiệu T8), trong đó đất ở 50m2, đất trồng cây lâu năm 18m2. Trong đó phần được hưởng di sản của anh S được hưởng 25 m2 đất ở. Công sức của anh, chị S- L 25 m2 đất ở, còn lại đất trồng cây lâu năm.

Anh, chị Tạ Văn S – Lục Thị L được quyền sở hữu tài sản gồm: một ngôi nhà mái bằng, mái tôn là tài sản của anh chị S- L và một ngôi nhà cấp 4 hỏng không có cửa, chuồng lợn hỏng, giếng nước hỏng và các cây cối (nếu có) trên hai thửa đất trên.

Anh Tạ Văn S có nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Lê Thị M 199m2 đất trồng cây lâu năm thành tiền = 11.145.000đ.

Các đương sự có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp.

Toàn bộ kích thước, vị trí, diện tích đất, tài sản trên đất giao cho anh Tạ Ngọc S3, bà Lê Thị M, anh Tạ Văn S có Sơ đồ đo đạc của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh kèm theo. Sơ đồ này là phần không tách rời của bản án.

3. Án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí thẩm định:

3.1: Án phí dân sự sơ thẩm:

- Bà Lê Thị M được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

- Anh Tạ Ngọc S3 phải chịu 2.071.580đ (hai triệu không trăm bẩy mươi một nghìn, năm trăm tám mươi đồng) án phí dân sự sơ thẩm và không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm do yêu cầu chia thừa kế số tiền 2 tỷ đồng không được chấp nhận. Trả lại cho anh Tạ Ngọc S3 số tiền là 15.928.420đ (mười năm triệu, chín trăm hai mươi tám nghìn, bốn trăm hai mươi đồng) theo biên lai thu tiền số 0002102 ngày 17/3/2020, nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyên Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Anh Tạ Văn S phải chịu 2.071.580đ (hai triệu không trăm bẩy mươi một nghìn, năm trăm tám mươi đồng) án phí dân sự sơ thẩm phần di sản được hưởng và phải chịu 1.020.000đ án phí dân sự phần công sức giữ gìn bảo quản di sản. Tổng cộng phải nộp 3.091.580đ (ba triệu không trăm chín mươi một nghìn, năm trăm tám mươi đồng).

- Chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V và anh Tạ Chương S1 mỗi người phải chịu 2.071.580đ (hai triệu không trăm bẩy mươi một nghìn, năm trăm tám mươi đồng) án phí dân sự sơ thẩm phần di sản được hưởng.

- Chị Lục Thị L không phải chịu án phí phần công sức giữ gìn bảo quản di sản.

3.2: Án phí dân sự phúc thẩm:

Anh Tạ Ngọc S3 không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Trả lại anh S3 300.000đ (ba trăm nghìn đồng), dự phí phúc thẩm theo biên lai số 0002229 ngày 24/11/2020, tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vân Đồn.

3.3: Chi phí thẩm định:

- Ghi nhận sự tự nguyện nộp chi phí thẩm định, định giá tại cấp sơ thẩm của bà Lê Thị M.

- Chi phí thẩm định tại cấp phúc thẩm: Bà M đã dự nộp 15.000.000đ, đã chi phí hết 11.900.000đ (mười một triệu chín trăm nghìn đồng), thừa 3.100.000đ (ba triệu một trăm nghìn đồng), đã thanh toán lại cho bà M (anh S nhận thay). Bà Lê Thị M, anh Tạ Văn S, Tạ Quang S2, Tạ Ngọc S3, chị Tạ Thị Ch, chị Tạ Thị V, anh Tạ Chương S mỗi người phải chịu 1.700.000đ (một triệu bảy trăm nghìn đồng), chi phí thẩm định và có nghĩa vụ hoàn trả số tiền này cho bà Lê Thị M.

Kể từ ngày những người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chậm thanh toán thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án Dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận việc thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7, 7a, 7b,và 9 Luật Thi hành án Dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật Thi hành án Dân sự.

Các quyết định khác của bản án dân sự sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

466
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 21/2021/DS-PT ngày 10/05/2021 về tranh chấp thừa kế tài sản 

Số hiệu:21/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quảng Ninh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 10/05/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về