Bản án 21/2017/HNGĐ-PT ngày 08/12/2017 về tranh chấp ly hôn và nuôi con

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

BẢN ÁN 21/2017/HNGĐ-PT NGÀY 08/12/2017 VỀ TRANH CHẤP LY HÔN VÀ NUÔI CON 

Ngày 08 tháng 12 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 18/2017/TLPT-HNGĐ ngày 20 tháng 10 năm 2017, về việcTranh chấp ly hôn và nuôi"

Do bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số: 48/2017/HNGĐ-ST ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số:240/2017/QĐ-PT ngày 06 tháng 11 năm 2017, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Anh A, sinh năm 1981.(có mặt)

Địa chỉ: Ấp P, xã N, Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng.

Nơi cư trú hiện nay: Ấp T, xã LT, Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông K, sinh năm 1990; Nơi cư trú: Số 104, đường Q, K8, P3, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng.(có mặt)

- Bị đơn: Chị D, sinh năm 1984.(có mặt)

Địa chỉ: Ấp P, xã N, Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng

- Do có kháng cáo của nguyên đơn ông A.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn anh  A trình bày:

Anh và chị D đăng ký kết hôn với nhau vào ngày 15/11/2012, trên cơ sở tự nguyện. Trong quá trình chung sống thì anh và chị D có 01 người con chung tên là H (giới tính nam), sinh ngày 02/10/2012, hiện nay đang sống với chị D.

Về tài sản chung gồm có:

Tivi, tủ lạnh và 01 chiếc xe gắn máy nhiệu Air Blade, tổng giá trị là 100.000.000 đồng.

Một căn nhà được xây dựng trên đất của cha mẹ vợ từ năm 2012, trị giá 100.000.000 đồng. 50 cây xoài trên 06 năm tuổi và 30 cây trên 03 năm tuổi trị giá 200.000.000 đồng.

Đối với tài sản chung nêu trên anh và chị D tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về nợ chung: Không có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Sau một thời gian chung sống thì anh và chị D thường phát sinh mâu thuẩn, bất đồng về quan điểm sống, thường xuyên tự cải với nhau, chị D có nhiều lời lẽ xúc phạm anh và gia đình của anh nên anh và chị D không còn chung sống từ tháng 02 năm 2017 cho đến nay.

Nay anh A về cầu Tòa án giải quyết:

Về con chung: Đồng ý cho chị Diểm nuôi con.

Về cấp dượng nuôi con: Đồng ý cấp dưỡng 650.000 đồng/tháng. Về tài sản chung và nợ chung: Không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bị đơn chị D trình bày:

Chị đồng ý với lời trình bày của anh A về các vấn đề đăng ký kết hôn, con chung, nợ chung, tài sản chung là đúng.

Về vấn đề tình cảm vợ chồng chị D đồng ý ly hôn với ông A.

Về con chung: Chị yêu cầu được nuôi con và yêu cầu anh A cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng là 2.500.000 đồng/tháng.

Về nợ chung và tài sản chung: không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Sự việc được Tòa án nhân Huyện Z thụ lý giải quyết như sau:

Căn cứ vào khoản 3, Điều 26, khoản 1 và khoản 5 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 147 và Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 56, Điều 81, Điều 83, Điều 110, Điều 116 của Luật hôn nhân và gia đình.

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30 thàng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tuyên xử:

- Chấp nhận một phần yêu cuầ của anh A. Anh A được ly hôn với chị D;

- Về con chung:

Chị D được trực tiếp nuôi cháu H (giới tính nam) sinh ngày 02/10/2012.

Anh A được quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung là cháu H, không ai được quyền ngăn cản.

- về cấp dưỡng nuôi con: Buộc anh A cấp dưỡng nuôi cháu H là 1.200.000 đồng/tháng, kể từ ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi cháu H đủ 18 tuổi.

- Về tài sản chung và nợ chung: Do anh A và chị D không yêu cầu nên Tòa án không xem xét giải quyết.

Ngoài ra cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo Luật định.

Ngày 27/9/2017, nguyên đơn anh A có đơn kháng cáo một phần bản án hôn nhân đình sơ thẩm số 48/2017/HNGĐ-ST, ngày 13/9/2017 của Tòa án nhân dân Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng. Yêu cầu Tòa án giải quyết xem xét lại mức cấp dưỡng và ngày bắt đầu cấp dưỡng là ngày án có hiệu lực.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và nội dung đơn kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của anh A do: nguồn thu nhập chính của anh A là từ tiền lương giáo viên, anh A còn có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ già, bị bệnh, các anh em của anh A còn khó khăn không giúp nuôi cha mẹ, mỗi tháng ông A đóng bảo hiểm cho con với số tiền khoảng 300.000đ, phải trả tiền vay mua xe, nên số tiền lương anh A không đủ trang trãi. Căn cứ vào Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm mức cấp dưỡng nuôi con còn 650.000đ/tháng. Đề nghị Tòa án xem xét thời gian cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Tại tòa, anh A yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét giảm tiền cấp dưỡng như Luật sư trình bày và thời gian cấp dưỡng tính từ ngày bản án có hiệu lực do anh đang điều trị bệnh và phải đi điều trị thêm mặc dù có bảo hiểm y tế.

Tại tòa chị D không đồng ý với kháng cáo của anh A, chị D cho rằng ngoài tiền lương từ giáo viên anh A còn bán bảo hiểm có thu nhập thêm, các anh em của anh A có việc làm và hàng tháng đều có gửi tiền về nuôi ba mẹ, anh A vay tiền là mua xe cho người em. Không đồng ý giảm tiền cấp dưỡng nuôi con.

Vị Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhận xét trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tuân theo pháp luật tố tụng; các đương sự chấp hành đúng quy định của pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông A, giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm của Tòa án nhân dân Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận, Hội đồng xét xử nhận định:

[I]Nguyên đơn anh A và bị đơn chị D đều thống nhất với nhau về thời gian đăng ký kết hôn, tài sản chung, con chung và anh chị đều thống nhất xin Tòa án được giải quyết cho ly hôn với nhau. Tại bản án sơ thẩm đã giải quyết anh A được ly hôn với chị D và giao con cho chị D nuôi dưỡng, đồng thời anh A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu H mỗi tháng là 1.200.000 đồng. Sau khi nhận được bản án sơ thẩm, thì anh A có đơn kháng cáo yêu cầu Toà án xem xét lại mức cấp dưỡng và ngày bắt đầu cấp dưỡng.

[II]Nhận thấy, theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định "mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NG-HĐTP, ngày 23/12/2000 tại mục b của điểm 11 nghị quyết có nội dung "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý".

Như vậy, trong trường hợp này các bên không thoản thuận được với nhau về mức cấp dưỡng nên Tòa án xác định mức cấp dưỡng là đúng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, cháu H được 05 tuổi, đang trong độ tuổi phát triển cả về thể chất và tinh thần, nhu cầu về ăn, mặc, học hành đối với cháu H là rất cần thiết. Anh A hiện là giáo viên dạy học cấp 02, thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 06 triệu đồng và thu nhập này ổn định. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định anh A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu H mỗi tháng là 1.200.000 đồng là phù hợp với nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của cháu H, cũng như phù hợp với thu nhập thực tế của anh A và phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 82, Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định cụ thể tiền cấp dưỡng nuôi con nhưng quy định tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con.

Theo quy định tại Nghị quyết số 27/2016/QH14 về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc Hội thông qua ngày 11/11/2016 lương tối thiểu (lương cơ sở) chung chính thức là 1.300.000đ.

Điều 101 Bộ luật Lao động quy định khấu trừ tiền lương thì mức khấu trừ tiềnlương hàng tháng không được quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động.Điều 78 Luật Thi hành án dân sự cũng quy định về khấu trừ tiền lương mức cao nhất không được quá 30% tổng số tiền lương hàng tháng được nhận.

Từ những căn cứ trên mức cấp dưỡng nuôi con theo bản án sơ thẩm tuyên là 1.200.000đ/tháng là chưa đến 30% tổng thu nhập của anh A. Do đó kháng cáo của nguyên đơn A về mức cấp dưỡng là không có căn cứ chấp nhận.

[III]Việc anh A yêu cầu xem xét lại ngày bắt đầu tính cấp dưỡng là ngày bản án có hiệu lực:

Nhận thấy, theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Lẽ ra khi anh A và chị D ly thân không còn sống chung thì anh A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu H kể từ thời điểm này. Nhưng trong thời gian này, các bên chưa xác định được là có ly hôn hay không cho nên thời điểm bất đầu tính cấp dưỡng là kể từ ngày xét xử sơ thẩm là có căn cứ, có lợi cho anh A. Kháng cáo của nguyên đơn về việc xem xét lại ngày bắt đầu tính cấp dưỡng là không có căn cứ.

Từ những phân tích trên, nhận thấy kháng cáo của nguyên đơn là hoàn toàn không có căn cứ, Hội đồng xét xử không chấp nhận.

Trình bày của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn và trình bày của nguyên đơn tại tòa là không có căn cứ chấp nhận.

Xét đề nghị của Kiểm sát viên là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận. Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét và đã có hiệu lực pháp luật.

Do kháng cáo của nguyên đơn A không được Hội đồng xét xử chấp nhận, nên ông A phải chịu án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

Áp dụng khoản 1 Điều 308, khoản 1 Điều 148 và khoản 6 Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

QUYẾT ĐỊNH

1. Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn anh A.

2. Giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 48/2017/HNGĐ-ST, ngày13/9/2017 của Tòa án nhân dân Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng đã xét xử về việc "Tranh chấp ly hôn và tranh chấp nuôi con" giữa nguyên đơn anh A với bị đơn chị D.

Phần tuyên xử:

- Chấp nhận một phần yêu cầu của anh A. Anh A được ly hôn với chị D;

- Về con chung:

Chị D được trực tiếp nuôi cháu H (giới tính nam) sinh ngày 02/10/2012.

Anh A được quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung là cháu H, không ai được quyền ngăn cản.

- Về cấp dưỡng nuôi con: Buộc anh A cấp dưỡng nuôi cháu H là 1.200.000đồng/tng (một triệu hai trăm ngàn đồng), kể từ ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi cháu H đủ 18 tuổi.

- Về tài sản chung và nợ chung: Do anh A và chị D không yêu cầu nên Tòa ánkhông xem xét giải quyết.

- Về án phí dân sự sơ thẩm: Anh A phải chịu án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm là 300.000 đồng(ba trăm ngàn đồng) và án phí cấp dưỡng nuôi con là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng), khấu trừ số tiền anh A đã nộp tạm ứng án phí là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) theo biên lai thu số 0007552, ngày 11/7/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Z, tỉnh Sóc Trăng như vậy anh A còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp án phí là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng).

3. Về án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm:

- Nguyên đơn anh A phải chịu là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) nhưngđược khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) theo biên lai thu số 0009284, ngày 27/9/2017 tại Chi cục Thi hành án HuyệnZ, tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, anh A đã nộp xong án phí phúc thẩm.

4. Những quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạng kháng cáo, kháng ngị.

5. Quyền và nghĩa vụ thi hành án: Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và Điều 9 của Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

6. Hiệu lực Bản án phúc thẩm: Bản án này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

570
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 21/2017/HNGĐ-PT ngày 08/12/2017 về tranh chấp ly hôn và nuôi con

Số hiệu:21/2017/HNGĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Sóc Trăng
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 08/12/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về