Bản án 21/2017/DS-PT ngày 08/09/2017 về tranh chấp quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

BẢN ÁN 21/2017/DS-PT NGÀY 08/09/2017 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 07 và 08 tháng 9 năm 2017, tại Trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mở phiên toà xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự  thụ lý số 12/2017/DS - PT, ngày 12/7/2017 về việc: "Kiện tranh chấp quyền sử dụng đất".

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 15/2017/QĐ - PT, ngày 16/8/2017, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Phạm Thị T, sinh năm 1953 (có mặt);

Địa chỉ: Thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang

2. Bị đơn: Ông Phạm Văn T1, sinh năm: 1958 (vắng mặt).

Người đại D theo ủy quyền: Anh Phạm Văn N, sinh năm 1983 (Theo văn bản ủy quyền ngày 11/12/2016), (có mặt).

Cùng địa chỉ: Thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Trương Đức T2, sinh năm 1983 (có mặt);

- Chị Trương Thị V, sinh năm 1986 (có mặt);

- Anh Trương Văn M, sinh năm 1989 (vắng mặt);

- Anh Trương Văn H, sinh năm 1992 (vắng mặt);

Cùng có người đại diện theo ủy quyền là bà: Bà Phạm Thị T

- Bà Nguyễn Thị B, sinh năm: 1959 (là vợ ông Phạm Văn T1 - có mặt);

- Anh Phạm Văn N, sinh năm 1983 (là con ông T1, bà B - có mặt);

- Chị Trần Thị D, sinh năm 1984 (là vợ anh N - vắng mặt);

Cùng địa chỉ: Thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

- Ủy ban nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang; Địa chỉ: Thôn F, xã K, huyện A, tỉnh Tuyên Quang; Người đại điện theo pháp luật: Ông Hà Minh Q, chức vụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang; Người đại diện theo ủy quyền: Bà Hoàng Thị C1, chức vụ: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A, tỉnh Tuyên Quang (Theo giấy ủy quyền số 06/GUQ-UBND ngày 22/8/2016 của Chủ tịch UBND huyện A), có mặt.

4. Người làm chứng:

- Ông Trần Văn S, sinh năm 1956 ( có mặt);

- Bà Bùi Thị T4, sinh năm 1940 (có mặt);

- Ông Hoàng Văn V1, sinh năm 1964 (có mặt);

Cùng địa chỉ: Thôn G, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

- Ông Nguyễn Công H, sinh năm 1942 (có mặt);

- Ông Trần Đình H1, sinh năm 1966 (có mặt);

- Ông Nguyễn Văn T3, sinh năm 1952 (có mặt);

- Ông Nguyễn Văn B1, sinh năm 1959 (có mặt);

- Anh Đinh Văn C (vắng mặt);

- Bà Phạm Thanh H1, sinh năm 1953 (có mặt);

Cùng địa chỉ: Thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, bản tự khai nguyên đơn bà Phạm Thị T trình bày:

Năm 1987 gia đình bà từ huyện Mậu A, tỉnh Y chuyển về quê ngoại là thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang. Khi về đây gia đình bà ở nhờ nH1 em cậu là ông Phạm Văn T1 vài tháng. Sau đó vợ chồng bà đi vào đội G xin từng mảnh đồi của người dân đã làm đồi trong đó để làm. Vợ chồng bà đã bới đất, vạch cỏ để sinh sống. Từ năm 1991, 1992 vợ chồng bà chia nhau cùng ông Trần Minh H2 một quả đồi. Phía Đông là nhà ông H2 làm, phía Tây là nhà bà làm. Gia đình bà khai phá có nhiều người biết, nhiều người giúp, đổi công, các hộ giáp ranh biết rõ. Năm 1994 cán bộ Địa chính xã là ông Vũ Minh Đ (hiện nay vẫn làm cán bộ Địa chính xã P) và ông Bùi Xuân Cẩn cán bộ Lâm nghiệp và ông Nguyễn Văn T3 là Đội trưởng đội R vào đo đất rừng cho gia đình bà. Gia đình bà đã được cấp sổ Lâm bạ cùng với các gia đình khác được chia, đo đất thời gian đó. Nhưng do gia đình bà cất giữ không tốt nên đã mất sổ Lâm Bạ. Từ khi khai phá gia đình bà đã trồng mấy vụ sắn, sau đó trồng cây keo theo dự án 327. Năm 1995 chồng bà đi vào Miền Nam làm ăn, ở nhà bà đông con, con nhỏ, ông Nguyễn Văn B1 là người cùng thôn hỏi mua của bà mảnh đất (đất đang tranh chấp) với gía là 50.000đ. Bà nghĩ khi mới về phải nhờ em cậu nên bà không bán mà cho em cậu là ông Phạm Văn T1 mượn để canh tác. Khi nào con bà lớn lên thì bà lấy lại. Khi cho mượn chỉ nói với nhau chứ không làm giấy tờ.

Cuối năm 2015 gia đình ông T1 khai thác cây keo, bà đòi lại đất. Đầu năm 2016 bà bắt đầu phát, trồng cây từ trên đỉnh đồi xuống. Khi đang trồng thì con ông T1 là anh N hành hung, đánh con bà. Ông T1 không trả đất mà cho bà biết ông (T1) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) (GCN số CH 00286, do UBND huyện A cấp ngày 05/8/2011 cho ông Phạm Văn T1, bà Nguyễn Thị B, thửa đất số 266, D tích 6.410m2). Bà chỉ cho mượn nhưng không rõ vì sao chính quyền lại cấp GCNQSDĐ cho ông T1, bà B.

Quá trình ông T1 sử dụng đất - năm 2005 do gia đình ông T1 trồng tre trên đất của bà, phần đồi cây bên cạnh của bà (phần không cho mượn) không canh tác cây được nên bà đã chuyển nhượng cho cháu là anh Đinh Văn C. Trong giấy viết cho anh C ghi là giáp nương ông T1 thì bà xác định là đất do ông T1 đang trồng cây chứ không phải là đất của ông T1.

Nay bà kiện đòi ông T1, bà B trả đất bà cho mượn. Yêu cầu Tòa án hủy GCNQSDĐ do UBND huyện A cấp cho ông T1, bà B đối với thửa đất số 266, tờ bản đồ số 02.

Ti bản tự khai bị đơn ông Phạm Văn T1 trình bày:

Năm 1997 gia đình ông được cán bộ Lâm trường Tuyên B1 và cán bộ Thôn, Xã triển khai chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc giao cho mảnh đất hoang và cung cấp giống cây keo, làm hợp đồng trồng cây cho Lâm trường. Lâm trường đã trả công phát, công trồng, công chăm sóc bảo vệ 02 năm. Sau 02 năm cây không hợp với đất (keo lá chàm) chết nhiều. Năm 2009 có đoàn cán bộ về nói đã giao cho Lâm trường R. Gia đình ông đã tự mua cây giống về và trồng lại. Cán bộ Lâm trường đã hướng dẫn thủ tục kê khai tại nhà ông Luận - Trưởng thôn. Đến ngày 05/8/2011 UBND huyện A đã cấp GCNQSDĐ thửa đất số 266, tờ bản đồ số 2, diện tích 6.410m2 đất rừng sản xuất cho ông. Từ khi sử dụng đất đến cuối năm 2015 ông khai thác cây, không có ai có ý kiến tranh chấp gì. Đầu năm 2016 UBND xã P mời ông ra giải quyết tranh chấp do bà T có đơn.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Anh Trương Đức T2, chị Trương Thị V, anh Trương Văn M và anh Trương Văn H trình bày:

Nguồn gốc đất đang tranh chấp của gia đình anh chị, anh chị được biết bởi những người cao tuổi trong thôn và mẹ kể là do bố, mẹ anh chị khai phá từ khoảng năm 1991, 1992. Đến năm 1995 bố anh chị đi làm ăn xa, nhà chỉ có mẹ là người lớn tuổi nên mẹ cho cậu T1 mượn đất từ năm 1996. Bố của các anh, chị đã chết. Nay các anh chị đã lớn, mẹ chị cần đất để sản xuất các anh, chị nhất trí việc kiện của mẹ anh, chị. Các anh chị đã họp gia đình và thống nhất giao quyền được nhận tài sản tranh chấp, ủy quyền cho mẹ anh, chị là bà Phạm Thị T tham gia giải quyết vụ án cho đến khi kết thúc vụ án tại Tòa án.

Bà Nguyễn Thị B trình bày:

Năm 1997 gia đình bà được cán bộ lâm trường Tuyên B1 giao đất trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Gia đình bà khai phá mảnh đất nay là thửa đất 266, tờ bản đồ số 02, D tích 6.410m2.. Năm 1997 gia đình bà đã trồng keo, giống do Lâm trường cấp, gia đình được nhận tiền công trồng, chăm sóc, bảo vệ. Khi khai phá có ông Trần Xuân H1, bà V khai phá ở bên cạnh. Do cây keo không hợp đất, không phát triển được. Năm 2008, 2009 gia đình bà đã tự mua keo giống và trồng lại.

Đến ngày 05/8/2011 UBND huyện A đã cấp GCNQSDĐ thửa đất số 266, tờ bản đồ số 2, D tích 6.410m. Thủ tục kê khai để được cấp GCNQSDĐ như thế nào bà không biết. Tài liệu do UBND huyện A giao nộp thể hiện đất do gia đình bà khai phá từ năm 1990 là không đúng.

Đến năm 2015 gia đình bà đã khai thác cây và tiến H1nh trồng lại. Từ năm 1997 đến năm 2015 gia đình bà sử dụng không có tranh chấp gì với ai. Đến tháng 11/2015 gia đình bà T làm đơn tranh chấp. Bà xác định thửa đất bà T kiện là do Lâm trường giao đất bỏ hoang, gia đình bà tự khai phá, gia đình bà không mượn đất của ai nên bà không nhất trí trả.

Anh Phạm Văn N trình bày:

Năm 1997 bố mẹ anh khai phá đất đang tranh chấp, khi đó trên đất có nhiều cây cỏ dại và cây gỗ tạp, bên cạnh đó có bà Đ1 (bà T4) và ông H1 phát. Đất nhà bà T4 thì không thấy trồng cây gì, còn đất ông H1 đã có một số cây cọ cao khoảng 7, 8 mét. Năm 2016 vợ chồng anh đã trồng cây keo trên phần đất tranh chấp.

Đi diện UBND huyện A bà Hoàng Thị C1 trình bày:

Căn cứ Luật đất đai ngày 29/6/2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; Nghị đình số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về cấp GCNQSDĐ; Căn cứ hướng dẫn số 695/HD-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang về thành lập bản đồ địa chính, giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bản tỉnh.

Ngày 08/7/2009 ông Phạm Văn T1 đã làm đơn xin cấp GCNQSDĐ gồm 04 thửa. Về nguồn gốc ông Phạm Văn T1 khai: Do gia đình khai phá và sử dụng từ năm 1990; Ngày 12/7/2009, thôn E, xã P đã tổ chức họp để xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân trong thôn, trong đó có hộ ông T1 được xác định là tự khai phá và sử dụng ổn định từ năm 1993.

Ngày 27/7/2009 đến ngày 14/8/2009, UBND xã P đã tiến H1nh công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN trong thời gian 15 ngày. Sau 15 ngày công khai, không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại gì về danh sách đã công khai, UBND xã lập tờ trình, trình UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã P trong đó có hộ ông Phạm Văn T1.

Căn cứ vào hồ sơ do UBND xã P trình, căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra hồ sơ và trình UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Phạm Văn T1 đảm bảo đúng quy định.

Đề nghị Tòa án căn cứ các quy định của pháp luật để xét xử đảm bảo công bằng, đúng quy định.

Quá trình giải quyết vụ án, ngày 01/12/2016 Toà án đã tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ: Đo, vẽ sơ đồ diện tích đất tranh chấp. Kết quả theo sự chỉ dẫn của các đương sự, có sự chứng kiến, xác nhận giáp ranh của các hộ giáp ranh: Xác định thửa đất tranh chấp có diện tích là 7.896,5 m2. Trên đất có một phần cây keo do gia đình bà Phạm Thị T trồng – diện tích đất trồng là 1.514,7m2, có một phần cây keo do anh Phạm Văn N trồng – diện tích là 6.361,8m2. Cây keo được trồng với mật độ là 1.500 cây/1 ha. Số cây bà T trồng là 227 cây, số cây anh N trồng là 957 cây.

Ngày 02/12/2016, Hội đồng định giá đã kết luận: Xác định đất tranh chấp là loại đất rừng sản xuất ở vị trí 2, khu vực II, có đơn giá theo khung giá nhà nước quy định là 10.000đ/m2, giá trị quyền sử dụng đất là 78.965.000đ. Giá trị tài sản trên đất tranh chấp: Giá trị cây trồng theo đơn giá là 9.100đ/1 cây, trong đó cây bà T trồng trị giá là 2.065.700đ, cây anh N trồng trị giá là 8.708.700đ.

Kết quả xác minh tại UBND xã P xác định: Tại UBND xã lưu giữ hồ sơ quản lý đất đai đối với đất tranh chấp có: Sổ Địa chính, Sổ Mục kê, Tờ bản đồ số 02, ngày 23/12/2011. Thể hiện thửa 266 D tích là 6.410 m2, mục đích sử dụng là “RSX”. Bên cạnh thửa số 266 là thửa số 227 của hộ ông Lý Văn Lợi, thửa số 228 của hộ bà Bùi Thị T4, thửa số 260 của hộ ông Trần Minh H1, thửa sổ 261 của hộ anh Đinh Văn C, thửa số 274 của  hộ anh Lâm Văn Tuấn và thửa 281, 282 không thể hiện là của ai. Về việc cấp GCNQSDĐ, ông Vũ Minh Đ – cán bộ Địa chính xã cho biết: Từ năm 2008 đến năm 2011 có đơn vị tư vấn để cấp GCNQSDĐ. Thành phần T1 hiện các công việc có Cán bộ địa chính xã, Trưởng thôn, cán bộ tư vấn và đại diện hộ dân tự đi chỉ vị trí đất của gia đình chưa được cấp GCNQSDĐ. Đơn vị tư vấn đo, vẽ, tổ chức kê khai. Khi đo, vẽ có chứng kiến của các hộ giáp ranh. Sau khi hồ sơ kê khai hoàn thiện nộp về xã, xã cho họp thôn để công khai. Khi không có ai khiếu nại, thắc mắc gì thì UBND xã trình cấp có thẩm quyền.

Tòa án thu thập tài liệu từ Phòng tài nguyên và môi trường huyện A: Hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông Phạm Văn T1 gồm: Tờ trình số 172/TTr-TNMT ngày 05/8/2011 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A; Danh sách hộ gia đình, cá nhân kèm theo tờ trình; biên bản họp dân để bàn bạc, thống nhất về việc lập bản đồ địa chính giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp; Biên bản họp thôn về việc thống nhất nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; Biên bản kết thúc công tác giao đất; danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã thống nhất về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ; trích lục sơ đồ thửa đất; đơn xin cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp của ông Phạm Văn T1; biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất.

Đối với việc cấp GCNQSDĐ cho ông T1, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A cho biết: T1 hiện theo hướng dẫn số 695/HD-TNMT ngày 04/10/2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang thì Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ lập tờ trình, lãnh đạo UBND huyện thay mặt UBND ký GCNQSDĐ chứ không ban hành quyết định.

Vụ kiện trên đã được Toà án nhân dân huyện A xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải nhưng không thành và đã đưa  vụ án ra xét xử.

Tại bản án số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A đã quyết định: Căn cứ các Điều 26, 34, 35, 39, 227, 228, 147, 157, 158, 161, 162, 235, 266 Bộ luật tố tụng Dân sự; Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH ngày 27/02/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án;Áp dụng: Các Điều 166, Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự; Khoản 5 Điều 166 và Điều 203 Luật Đất đai.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị T kiện đòi ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B trả đất đã mượn tại thửa đất số 266, tờ bản đồ số 01, thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

Buộc ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B phải trả cho bà Phạm Thị T 7.896,5m2  đất rừng sản xuất tại thửa đất số 266 tờ bản đồ số 01, thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang. D tích đất được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 1 trên sơ đồ (có sơ đồ kèm theo).

Bà Phạm Thị T có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất thửa đất được trả với cơ quan nH1 nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Chấp nhận yêu cầu của bà Phạm Thị T về yêu cầu hủy GCNQSDĐ đã cấp cho Phạm Văn T1, bà Nguyễn Thị B. Tuyên hủy GCNQSDĐ số BI 767698, số vào sổ cấp GCNCH 00286 do UBND huyện A cấp cho ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B ngày 05/8/2011.

3. Ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B có nghĩa vụ liên đới trả cho bà Phạm Thị T 7.300.000đ (Bảy triệu ba trăm nghìn đồng) tiền chi phí đo vẽ thẩm định và tiền giám định chữ ký, chữ viết. Chia theo phần ông Phạm Văn T1 phải trả 3.650.000đ (Ba triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng), bà Nguyễn Thị B phải trả 3.650.000đ (Ba triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng).

Bà Phạm Thị T phải trả cho anh Phạm Văn N và chị Trần Thị D 8.708.000đ (Tám triệu bảy trăm linh tám nghìn đồng, làm tròn số) tiền giá trị cây keo. Chia theo phần bà T phải trả cho anh N 4.354.000 đ (Bốn triệu ba trăm năm mươi tư nghìn đồng); bà T phải trả cho chị D 4.354.000 đ (Bốn triệu ba trăm năm mươi tư nghìn đồng). Bà Phạm Thị T được quyền sở hữu 957 cây keo do anh Phạm Văn N trồng trên đất tranh chấp.

4. Ông Phạm Văn T1 phải chịu 1.974.000đ (Một triệu chín trăm bảy mươi tư nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch; Bà Nguyễn Thị B phải chịu 1.974.000đ (Một triệu chín trăm bảy mươi tư nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch; Bà Phạm Thị T phải chịu 435.400đ (Bốn trăm ba mươi lăm nghìn bốn trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Trừ vào số tiền tạm ứng án phí bà T đã nộp tại  Chi cục thi  hành án dân sự huyện  A theo biên lai số 001600 ngày 06/6/2016 là 1.250.000đ. Trả lại bà T 814.600đ (Tám trăm mười bốn nghìn sáu trăm đồng), bà T đã nộp đủ án phí.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về lãi suất chậm thi hành, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 05/6/2017 người đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Văn T1 - Anh Phạm Văn N; địa chỉ: Thôn E, xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang có đơn kháng cáo với nội dung: Kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm số 23/2017/DS – ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang, anh cho rằng cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (về thẩm quyền xét xử) đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông T1, bà B là Quyết định hành chính cá biệt nên nguyên đơn đề nghị hủy quyết định hành chính cá biệt của UBND huyện A phải thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật đó là bà T không có bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến việc sử dụng đất mà cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của những người làm chứng để chấp nhận đơn khởi kiện của bà T là không có căn cứ.

Ngày 12 và 13/6/2017 Tòa án nhân dân huyện A đã có quyết định về việc sửa chữa, bổ sung bản án số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A.

Tại phiên tòa phúc thẩm anh Phạm Văn N giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận kháng cáo, bác yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị T về việc đòi lại đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông T1 bà B. Bà Nguyễn Thị B trình bày tại phiên tòa phúc thẩm bà thừa nhận năm 1990 gia đình bà có khai phá nhiều diện tích đất rừng để trồng sắn và trồng cây, ngoài diện tích đất bà T đang tranh chấp thì gia đình bà cũng đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng tại những thửa đất khác, do vậy trong hồ sơ đất gia đình bà kê khai năm 1990 là đúng, bà không nhất trí trả lại đất cho bà T.

Bà Phạm Thị T đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm. Anh Trương Đức T2 và chị Trương Thị V (là con bà T) trình bày: Sau khi nhà ông T1 khai thác cây keo xong, gia đình anh chị đã lên phát dọn và trồng được khoảng 300 cây keo thì xảy ra tranh chấp. Nay anh chị xác định cấp sơ thẩm đã tính cây theo mật độ/m2 đất để xác định số cây keo do anh chị trồng là 227 cây là đúng và anh chị hoàn toàn nhất trí như giá Hội đồng định giá của cấp sơ thẩm đã định giá là 2.065.700đ. Tại phiên tòa phúc thẩm anh chị vẫn nhất trí ủy quyền cho mẹ anh được nhận tài sản tranh chấp và có toàn quyền quyết định về việc giải quyết vụ án.

Bà Hoàng Thị C1 là người được Chủ tịch UBND huyện A ủy quyền trình bày: Đối với trường hợp hộ gia đình ông Phạm Văn T1 đã sử dụng đất và T1 hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai nên được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, việc UBND huyện A cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B là hoàn toàn đúng về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, do vậy không có căn cứ để hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

Về tên địa danh thôn: Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự đều xác định thôn E và thôn R là một.

Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa:

+ Về tố tụng Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã T1 hiện đúng các quy định của của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự chấp H1nh đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo cña anh N hợp lệ, trong hạn luật định. Nội dung kháng cáo có trong nội dung bản án sơ thẩm.

+ Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo anh Phạm Văn N - là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn. Áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở ý kiến trình bày của các bên đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Xét kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn anh Phạm Văn N, Hội đồng xét xử thấy rằng: Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A căn cứ vào lời khai của những người làm chứng để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị T đồng thời hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 767698, số vào sổ cấp giấy chứng nhận CH 00286 do UBND huyện A cấp cho ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B ngày 05/8/2011 tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 tại thôn R (E), xã P, huyện A là chưa có căn cứ bởi lẽ:

Thứ nhất: Bà Phạm Thị T khởi kiện yêu cầu ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B trả lại diện tích 6.410 m2 đất rừng sản xuất tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 thuộc thôn R (E), xã P, qua đo đạc hiện trạng T1 tế có diện tích 7.896,5m2 nhưng bà T không xuất trình được bất kỳ một loại giấy tờ nào quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ.

Bà T cho rằng năm 1994 gia đình bà được UBND xã giao sổ Lâm Bạ nhưng bà không biết là được giao bao nhiêu diện tích ở địa danh nào, thửa bao nhiêu, không nhớ số lô, khoảnh, tờ bản đồ nào, hiện nay sổ Lâm Bạ đã bị mất do vậy cũng không còn chứng cứ để cung cấp cho Tòa án chứng M là đất của bà đã được cấp có thẩm quyền giao đất. Tuy nhiên, bà T xác định có nhiều người làm chứng biết bà khai phá diện tích đất rừng hiện đang tranh chấp để trồng sắn, trong đó có ông T3 thời điểm đó là đội trưởng trực tiếp giao sổ Lâm Bạ cho bà. Tại phiên tòa ông Nguyễn Văn T3 trình bày: Năm 1994 ông làm đội trưởng đội sản xuất, ông được cùng cán bộ xã giao đất, giao sổ Lâm Bạ cho hộ gia đình bà T và một số hộ gia đình khác trong thôn, nhưng ông không nhớ diện tích giao cho bà T là bao nhiêu mét, ở lô khoảnh nào, tờ bản đồ nào. Những người làm chứng khác như ông Trần Văn S, Hoàng Văn V1, Bùi Thị T4, Nguyễn Công H, Nguyễn Văn B1, Trần Đình H1 đều khai tại phiên tòa phúc thẩm là: có biết trước đây gia đình bà T khai phá diện tích hiện đang tranh chấp để trồng sắn được vài vụ sau đó không thấy bà T sử dụng nữa, đến năm 1997 thì thấy ông T1 sử dụng để trồng keo. Bà Phạm Thanh H1 khai mảnh đất đang có tranh chấp khi đó bà T trồng sắn được vài vụ thì thấy ông T1 làm, do bà T cho ông T1 mượn, bà biết được việc bà T cho ông T1 mượn là do ông B1 nói; ngoài lời khai của bà H1, các ông bà làm chứng nêu trên đều xác nhận không biết việc bà T được cấp sổ Lâm Bạ, không biết việc bà T cho ông T1 mượn đất. Kết quả xác minh tại UBND xã P xác định khoảng năm 1996 có giao cho một số hộ gia đình sổ Lâm Bạ trong đó có hộ bà T nhưng hiện tại xã không còn tài liệu lưu trữ về việc giao sổ Lâm bạ cho các hộ gia đình, do vậy Hội đồng xét xử thấy cấp sơ thẩm căn cứ lời khai của những người làm chứng để xác định là đất của bà T, trong khi bà T không có tài liệu gì để chứng minh rằng diện tích đất trước đó đã cho mượn (những người làm chứng (trừ bà H1) nêu trên đều không biết bà T cho ông T1 mượn) hoặc được Nhà nước giao đất hoặc đã có tên trong sổ mục kê đất đai nên không có căn cứ để xem xét giải quyết.

Bà T cho rằng năm 1995 do gia đình bà neo người, chồng bà đi vào Miền Nam, các con bà còn nhỏ nên bà đã cho em trai là ông T1 mượn diện tích đất đó để canh tác. Việc bà T cho ông T1 mượn không có giấy tờ, không có đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 113 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định về giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình cá nhân khác nên không có căn cứ để xem xét.

Thứ hai: Trong quá trình sử dụng đất, bà T không đăng ký kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù năm 2009 đã có chủ trương kê khai, trong đó có các hộ gia đình cùng thôn với bà đi kê khai. Tòa án cấp sơ thẩm xác minh tại UBND xã P tại các sổ mục kê, sổ địa chính đều không có hộ bà T kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 266 tờ bản đồ số 02.

Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Căn cứ Luật đất đai ngày 29/6/2003; căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ hướng dẫn số 695/HD-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang về thành lập bản đồ địa chính, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các tài liệu liên quan do cơ quan có thẩm quyền T1 hiện quy trình cấp giấy chứng nhận gồm: Biên bản họp dân để bàn bạc, thống nhất về việc lập bản đồ địa chính giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; biên bản họp thôn về việc thống nhất nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; Biên bản kết thúc công tác giao đất; danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã thống nhất về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục sơ đồ thửa đất; đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của ông Phạm Văn T1; biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất.

Như vậy có thể thấy rằng ngày 08/7/2009 ông Phạm Văn T1 đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm 04 thửa. Về nguồn gốc ông Phạm Văn T1 khai: Do gia đình khai phá và sử dụng từ năm 1990; ngày 12/7/2009, thôn R (E), xã P đã tổ chức họp để xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân trong thôn, trong đó có hộ ông T1 được xác định là tự khai phá và sử dụng ổn định từ năm 1990. Từ ngày 27/7/2009 đến ngày 14/8/2009, UBND xã P đã tiến hành công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày. Sau 15 ngày công khai, không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại gì về danh sách đã công khai, UBND xã lập tờ trình, trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã P trong đó có hộ ông Phạm Văn T1.

Căn cứ vào hồ sơ do UBND xã P trình, căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra hồ sơ và trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B đảm bảo đúng quy định. Vì vậy, không có căn cứ xác định việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 cho hộ ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B là không đúng trình tự, thủ tục hoặc có xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Phạm Thị T dẫn đến phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như yêu cầu của bà T.

Từ những phân tích, đánh giá nêu trên Hội đồng xét xử thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm chủ yếu dựa vào lời khai của những người làm chứng để xác định nguồn gốc đất là của bà T và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời buộc ông T1 bà B phải trả lại cho bà T diện tích theo hiện trạng T1 tế 7.896,5m2 tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 là không có căn cứ. Vì vậy cần chấp nhận kháng cáo của anh Phạm Văn N. Bác yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị T về việc đòi ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B trả lại quyền sử dụng đất theo hiện trạng là 7.895,5 m2. Bác yêu cầu của bà Phạm Thị T về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông T1 bà B tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02.

Đối với số cây keo gia đình bà T đã trồng trên diện tích đất ông T1 được cấp giấy chứng nhận, lẽ ra cần buộc phải tháo dỡ nhưng anh N là người đại diện theo ủy quyền của ông T1 đề nghị để gia đình anh mua lại và nhất trí trả bằng tiền tương ứng với giá trị cây do Hội đồng định giá đã xác định là 2.065.700đ. Xét đề nghị của anh N là phù hợp vì vậy cần buộc ông T1, bà B phải trả cho bà Phạm Thị T số cây đã trồng trị giá là 2.065.700đ đồng thời ông T1, bà B phải chịu án phí dân sự theo quy định của pháp luật.

Do không được chấp nhận yêu cầu khởi kiện nên bà T phải chịu các khoản chi phí đo vẽ thẩm định và giám định chữ ký, chữ viết là 7.300.000đ.

Anh Phạm Văn N không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Về án phí dân sự sơ thẩm: Do bà T là người cao tuổi nên Hội đồng xét xử miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho bà T. Vì các lẽ trên;

Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

QUYẾT ĐỊNH

1. Chấp nhận kháng cáo của anh Phạm Văn N. Sửa bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST, ngày 24/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện A như sau:

Ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B được quyền sử dụng 7.895,5 m2 đất rừng sản xuất theo hiện trạng T1 tế tại thửa 266, tờ bản đồ số 02 thuộc thôn R (E), xã P. Diện tích đất được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 1 (có sơ đồ kèm theo).

2. Bác yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị T về việc kiện đòi ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B trả lại 7.895,5 m2 đất rừng sản xuất tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 tại thôn R (E), xã P, huyện A.

3. Bác yêu cầu của bà Phạm Thị T về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 767698, số vào sổ cấp giấy chứng nhận CH 00286 do UBND huyện A đã cấp cho ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B ngày 05/8/2011 tại thửa số 266, tờ bản đồ số 02 thuộc thôn R (E), xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

4. Ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B được quyền sở hữu 227 cây keo do gia đình bà T trồng một phần trên diện tích đất tại thửa 266 tờ bản đồ số 02 thuộc thôn R (E), xã P, huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

5. Ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B có nghĩa vụ trả cho bà Phạm Thị T tổng số tiền trị giá cây trồng là 2.065.700đ làm tròn số 2.066.000đ (Hai triệu không trăm sáu mươi sáu nghìn đồng). Chia ra, ông T1 phải trả cho bà T 1.033.000đ (Một triệu không trăm ba mươi ba nghìn đồng), bà B phải trả cho bà T 1.033.000đ (Một triệu không trăm ba mươi ba nghìn đồng).

6. Về án phí:

Ông Phạm Văn T1 và bà Nguyễn Thị B phải chịu án phí dân sự có giá ngạch là 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng), chia ra mỗi người phải chịu 150.000đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng).

Anh Phạm Văn N không phải chịu án phí, hoàn trả lại cho anh Phạm Văn N số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) theo biên lai số 0003535, ngày 19/6/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

Bà Phạm Thị T phải chịu các khoản chi phí đo vẽ thẩm định và giám định chữ ký, chữ viết là 7.300.000đ (Bảy triệu ba trăm nghìn đồng), bà T đã nộp xong.

Miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho bà Phạm Thị T. Hoàn trả lại cho bà Phạm Thị T khoản tiền tạm ứng án phí đã nộp là 1.250.000đ (Một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng) tại biên lai số 001600, ngày 06/6/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện A, tỉnh Tuyên Quang.

Khoản tiền phải thi hành án, kể từ khi người được yêu cầu thi hành án có đơn yêu cầu, nếu người phải thi hành án chậm trả thì phải chịu thêm khoản tiền lãi theo mức lãi suất theo quy định của pháp luật tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thi hành án.

Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (08/9/2017).

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

602
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 21/2017/DS-PT ngày 08/09/2017 về tranh chấp quyền sử dụng đất

Số hiệu:21/2017/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tuyên Quang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:08/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về