TÒA ÁN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HN
BẢN ÁN 210/2020/DS-PT NGÀY 22/06/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 22 tháng 06 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố HN xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 210/2020/TLPT - DS ngày 30/03/2020 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
Do bản án sơ thẩm số 52/2019/DS-ST ngày 27/11/2019 của Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 218/2020/QĐXX-PT ngày 26 tháng 05 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa dân sự phúc thẩm số 300/2020/QĐ-PT ngày 11/06/2020; Thông báo thay đổi lịch xét xử số 456/2020/TB-TA ngày 15/06/2020 giữa các đương sự:
1/ Nguyên đơn:
1.1. Chị P M H, sinh năm 1988;
1. 2. Chị P T H, sinh năm 1990;
1.3. Anh P Q H, sinh năm 1993;
Chị H, chị H, anh H cùng trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN.
Người đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn: Bà N N D, sinh năm 1964; trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN.
2/ Bị đơn: Bà P T T X, sinh năm 1938; nơi đăng ký HKTT: Số 72 N V T, phường P L, quận T X, thành phố HN; trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN.
3/ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà P T T V, sinh năm 1952;
3.2. Ông N N Q (chồng bà V), sinh năm 1947;
Cùng trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN;
3.3. Bà N N D, sinh năm 1964; trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN;
3.4. Anh T Q A, sinh năm 1988; trú tại: Số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN;
3.5. Công ty Điện lực quận H Đ, thành phố HN; địa chỉ: Số 4, phố T T, phường N T, quận H Đ, thành phố HN.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông V T T - Phó Phòng Kỹ Thuật và An Toàn;
3.6. Ủy ban nhân dân quận H Đ, thành phố HN.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông N M T - Phó Phòng Tài Nguyên Môi trường.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo án sơ thẩm vụ án có nội dung như sau:
Theo đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án , các nguyên đơn trình bày :
Ông nội của các nguyên đơn là cụ ông P Q N (chết năm 2004); bà nội của các nguyên đơn là cụ bà T T Đ (chết năm 2010) có 04 người con đẻ là: Bà P T T X; bà P T T V; ông P Q H (liệt sỹ hy sinh năm 1967, không vợ con) và ông P Q H (bố đẻ của các anh chị, đã chết năm 1996). Ngoài ra, hai cụ không có con riêng, con nuôi nào khác.
Sinh thời, cụ N và cụ Đ tạo lập được một thửa đất với diện tích khoảng 200 m2 tại địa chỉ số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN.
Năm 1987, ông H kết hôn với bà N N D. Cụ N và cụ Đ cho ông H, bà D ở tại ngôi nhà cấp 4 do cụ N và cụ Đ xây dựng có diện tích khoảng 144,4 m2 trên thửa đất nói trên. Ông H, bà D có ba con chung là các nguyên đơn gồm P M H, P T H, P Q H hiện ở cùng bà D.
Ngày 13/12/1996, ông P Q H chết.
Năm 1998, bà D phá dỡ nhà cấp 4 có diện tích khoảng 144,4 m2 để xây dựng 01 ngôi nhà ba tầng 1 tum; 01 nhà hai tầng bên dưới có 03 gian kiot; 01 gian nhà bán mái. Cụ N, cụ Đ ở cùng bà D và các nguyên đơn cho đến khi qua đời.
Bà V, ông Q sở hữu một phần đất có nhà ở như hiện nay; đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất năm 2010 đứng tên bà V, ông Q.
Ngày 17/4/1997, cụ N và cụ Đ có lập một di chúc chung có hai người làm chứng và có xác nhận của UBND phường M L, thị xã H Đ, H T; nội dung di chúc như sau: Bà P T T V được chia 65m2; ông P Q H (đã chết có vợ là bà D làm đại diện) được chia 144,4m2 đất. Kèm theo di chúc còn có sơ đồ phân định các phần nhà đất chia theo di chúc.
Ngày 18/06/2004, cụ N chết; ngày 06/06/2010, cụ Đ chết.
Sau khi các cụ chết bà P T T X đã chiếm giữ 01 gian ki ốt khoảng 12m2 do bà D xây dựng năm 1998.
Các nguyên đơn yêu cầu tòa án chia thừa kế theo di chúc của cụ N, cụ Đ để lại ngày 17/4/1997.
Trong quá trình Toà án giải quyết vụ án , bị đơn - bà P T T X trìn h bày :
Thửa đất tại địa chỉ số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN có nguồn gốc của bố mẹ bà là cụ P Q N (chết năm 2004) và cụ T T Đ (chết năm 2010).
Năm 1972, do chiến tranh gia đình phải đi sơ tán; bà X đã đưa bố mẹ chuyển từ quê ở H T ra H Đ. Năm 1973, bà và cụ N đến HTX V Y, xã V Y, thị xã H Đ xin đất ở, được cấp 1 cái ao thùng. Thời điểm đó, bà đã cùng bố mẹ đổ đất lấp ao làm nhà tạm. Cụ N, cụ Đ và ông H ở rồi lấp ao dần nhiều năm mới được thửa đất như hiện nay.
Bà được cơ quan cấp một gian nhà ở tại 72 N V T, phường P L, quận T X, thành phố HN.
Năm 1987, ông H kết hôn với bà D, vợ chồng ông H ở chung với các cụ N, cụ Đ.
Năm 1996, ông H chết; bà D và các con vẫn ở với ông bà nội.
Năm 1998, các cụ và bà D xây nhà và các công trình trên đất như hiện nay gồm: Ngôi nhà 03 tầng; ngôi nhà 02 tầng bên dưới xây làm 03 gian kiot; 01 gian quán bán hàng.
Năm 2010, do chỗ ở của gia đình bà quá chật chội. Bà về ở trên đất của hai cụ để lại và sử dụng 01 gian kiot như hiện nay. Nhà đất và 02 gian kiot còn lại do bà D và các con quản lý và cho thuê. Bà tự nguyện giúp đỡ bố mẹ 05 chỉ vàng khi các cụ xây nhà năm 1998 (chỉ có bố mẹ biết) nay bà không yêu cầu phải thanh toán.
Bà không thừa nhận Bản di chúc lập ngày 17/4/1997 phân chia di sản có sơ đồ kèm theo do bà D và các anh Chị H, H, H xuất trình. Lý do quá trình lập di chúc cụ N và cụ Đ không thông qua cho bà được biết. Hơn nữa, trong khoảng thời gian năm 1997 -1998; cụ N bị tai biến phải nằm viện, cụ không tự viết được vì sức khoẻ yếu và không còn minh mẫn. Khi nằm viện, cụ N có căn dặn miệng về việc sẽ chia đất cho bà được hưởng khoảng 50 m2 phía giáp A S, có người làm chứng như ông Bá, ông Long nhưng không ai ghi chép lại bằng văn bản.
Đối với di chúc năm 1991 do bà V xuất trình, đến nay mới được biết, bà cũng không thừa nhận. Tuy nhiên, khi bà V chuyển từ V ra H Đ ở thì bố mẹ bà đã cho đất; khi bà V làm nhà trên diện tích đất như hiện nay bố mẹ và mọi người đều không ai có ý kiến gì. Nay bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử sụng (QSD) đất nên bà không đề nghị Toà án xem xét giải quyết lại nữa.
Bà xuất trình 01 bản photocoopy Giấy chia đất năm 2004 có nội dung cụ Đ có cho bà khoảng 30 m2 phần trước mặt nhà bà V, kèm theo bản sơ đồ nhưng trên thực tế bà cũng chưa nhận đất. Toà án yêu cầu xuất trình bản chính nhưng bà không có để xuất trình.
Bà X đề nghị Toà án chia thừa kế theo quy định của pháp luật và xin hưởng bằng hiện vật.
Trong quá trình Toà án giải quyết vụ án, nhữ g người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Bà P T T V trình bày:
Bà thừa nhận thửa đất tại địa chỉ số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN có nguồn gốc của bố mẹ bà là cụ N, cụ Đ như bà X khai; nhà trên đất do cụ N, cụ Đ xây từ năm 1998.
Sau khi, gia đình bà V chuyển về ở H Đ sinh sống. Năm 1991, cụ N, cụ Đ đã viết di chúc (có chứng thực của UBND phường) phân chia đất cho bà.
Năm 2002, vợ chồng bà xây nhà, lúc đó bố mẹ bà và các anh chị em trong gia đình đều biết và không ai có ý kiến gì.
Năm 2008, vợ chồng bà kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 80 m2. Vì vậy, đây là tài sản riêng của vợ chồng ông bà, không còn là di sản thừa kế để chia trong vụ án này. Việc tranh chấp chia thừa kế giữa các anh Chị H, H, H với bà X không còn liên quan đến quyền sử dụng đất của vợ chồng bà.
Bà không đồng ý chia thừa kế theo di chúc năm 1997, chỉ đồng ý chia cho mẹ con bà D 144,4m2. Phần diện tích 35,6m2 trong đó có phần diện tích của nhà bà V do chưa làm hết đất so với diện tích đất trong sổ đỏ. Nếu chia 35,6m2 cho bà X thì phần diện tích còn thừa của nhà bà, bà đồng ý để lại cho bà X. Nếu không đồng ý chia như trên thì đề nghị chia theo pháp luật trong đó bà, bà X mỗi người 01 phần; 01 phần còn lại thì ba cháu H, H, H. Bà xin nhận phần đất phía gần bốt điện. Đối với phần diện tích mà vợ chồng đã làm sổ đỏ bà đề nghị giữ nguyên.
Bà N N D trình bày:
Bà thừa nhận nguồn gốc đất là của bố mẹ chồng là cụ P Q N (chết năm 2004) và cụ T T Đ (chết năm 2010) gồm toàn bộ thửa đất bao gồm cả phần đất bà V, ông Q đang ở hiện nay. Tổng diện tích đất mà các cụ để lại là 260m2.
Năm 1987, bà kết hôn với ông P Q H; vợ chồng bà ở chung với cụ N, cụ Đ.
Năm 1991, bà V chuyển từ V ra H Đ sinh sống. Cụ N, cụ Đ đã cho bà V 65 m2 có sơ đồ phân chia. Tuy nhiên, khi bà V làm nhà đã tự xây dựng trên diện tích đất là 80 m2. Cụ N và cụ Đ còn sống, khi thấy bà V làm nhà trên diện tích 80 m2 nhưng không có ý kiến gì. Vợ chồng bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 1996, ông P Q H chết; bà và ba con vẫn tiếp tục ở với các cụ.
Ngày 17/4/1997, cụ N và cụ Đ lập di chúc; các cụ đọc cho anh T L Đ (học viên của Trường Đại học An Ninh) viết hộ tại nhà ở. Cụ N, cụ Đ tự đo thửa đất để vẽ sơ đồ kèm theo. Khi di chúc được viết xong, cụ N và cụ Đ ký tên vào di chúc; bà cũng ký tên vào văn bản nhưng bà không đọc nội dung; người làm chứng là anh Đ, anh K cùng ký tên xác nhận. Di chúc được cụ N và cụ Đ tự nguyện lập trong lúc minh mẫn và chỉ được lập 01 bản duy nhất. Các cụ trực tiếp đi xin xác nhận của chính quyền địa phương.
Năm 1998, trước khi bà làm nhà; cụ N mới giao cho bà quản lý Bản di chúc này; ngoài ra không có bản di chúc nào khác.
Phần diện tích đất thực tế nhiều hơn so với bản di chúc là do gia đình đổ đất lấn ra phía A S.
Đối với nhà ba tầng và nhà hai tầng (bên dưới có ba gian kiot) cũng như gian nhà bán mái hiện nay xây dựng năm 1998, do bà xây dựng là chủ yếu, các cụ không hỗ trợ tiền xây nhà.
Năm 2007, cụ Đ cho thuê mỗi tháng 1.000.000 đồng (cụ Đ thu tiền năm (05) năm một (01) lần và đã chi tiêu hết, đã thanh lý hợp đồng cho thuê).
Năm 2010, bà X về sử dụng 01 gian ki ốt; 02 gian còn lại mẹ con bà D đang sử dụng. Nay bà yêu cầu Tòa án phân chia di sản theo đúng bản di chúc ngày 17/4/1997 để cho các con bà được hưởng thừa kế; yêu cầu bà X trả lại 01 gian ki ốt đang chiếm giữ.
Anh T A Q trình bày: Anh không liên quan đến quyền lợi trong vụ án này.
Công ty điện lực H Đ trình bầy: Trạm biến áp K5 không nằm trong diện tích đất của cụ N, cụ Đ mà thuộc đất công cộng. Lý do để công ty điện lực H Đ khẳng định diện tích trạm biến áp và hành lang an toàn lưới điện thuộc đất công vì theo Sổ mục kê năm 1985 đất nhà cụ Đ có 185 m2 nhưng hiện tại lên đến 260 m2. Không thể chuyển trạm biến áp này đi chỗ khác vì trạm biến áp này đang cung cấp điện cho cả khu vực A S.
Quá trì nh thu thập chứng cứ:
Người làm chứng - ông T L Đ khai: Ông có chứng kiến việc cụ N, cụ Đ lập di chúc. Sau khi viết xong di chúc thì cụ N, cụ Đ đọc lại và đều ký trước mặt Ông Đ và Ông K. Ông Đ và Ông K ký xác nhận là người làm chứng ở phần cuối bản di chúc. Cụ N, cụ Đ xin xác nhận của chính quyền địa phương thì Ông Đ không chứng kiến.
Người làm chứng - ông T Đ K khai: Ông chứng kiến việc lập di chúc như sau: Vào ngày 17/4/1997, ông được nghỉ học và được cụ Đ, cụ N mời ra nhà ở (phía trước là quán cơm) để chứng kiến việc lập di chúc. Anh T L Đ là người chép di chúc do cụ P Q N đọc. Khi đó tình trạng sức khỏe của cụ N cụ Đ rất tỉnh táo về tinh thần. Sau khi anh Đ chép xong thì đọc lại cho mọi người cùng nghe và ký tên trước mặt ông. Sau khi cụ N, cụ Đ ký tên xong thì ông trực tiếp ký vào bản di chúc làm chứng. Khi lập xong di chúc ông không rõ việc cụ N, cụ Đ xin xác nhận của chính quyền địa phương, việc này gia đình tự đi xin xác nhận.
Tại Kết luận giám định số 2008/PC54 ngày 03/4/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố HN có nội dung: Chữ ký N trên các tài liệu so sánh là của cùng một người, còn chữ ký Đ với các tài liệu so sánh là chữ ký khác dạng nên không đủ cơ sở kết luận.
Tại Kết luận giám định số 6524/PC54 ngày 31/5/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố HN có nội dung: Chữ ký Đ tại bản di chúc và chữ ký Đ tại 02 giấy khai sinh năm 1966 (tài liệu so sánh) là do cùng một người ký, chữ Đ tại bản Hợp đồng thuê nhà năm 2007 khác dạng nên không sử dụng là tài liệu so sánh.
Tại Kết luận giám định số 34/GĐKTHS-P1 ngày 06/6/2014, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng có nội dung: Chữ ký P Q N tại mục ‘người viết di chúc” và chữ ký ghi họ tên P Q N dưới mục “chúng tôi ký tên dưới đây” tại bản sơ đồ chia đất theo di chúc đề ngày 17/4/1997 với các chữ ký tên tài liệu so sánh là của cùng một người. Không đủ cơ sở kết luận chữ ký T T Đ với chữ ký ghi họ tên T T Đ dưới mục “chúng tôi ký tên dưới đây” trên bản sơ đồ chia đất theo di chúc đề ngày 17/4/1997 với các chữ ký trên tài liệu so sánh là của cùng một người hay không. Chữ ký Đ tại bản di chúc với chữ ký Đ tại 02 giấy khai sinh năm 1966 (tài liệu so sánh) cách xa thời điểm nên không đủ kết luận.
Tại kết luận giám định số 376A/C54-P5 ngày 24/11/2017 của Viện khoa học hình sự có nội dung: Chữ ký đứng tên T T Đ trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 và dưới các chữ mẹ T T Đ 67 tuổi trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ ký đứng tên T T Đ trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M3 và M8 do cùng một người ký ra. Chữ viết đứng tên T T Đ dưới các chữ mẹ T T Đ 67 tuổi trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ viết đứng tên T T Đ trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 và M8 do cùng một người viết ra. Chữ ký P Q N trên tài liệu cần giám định A2 so với chữ ký đứng tên P Q N trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M3, M8, M9, M10 do cùng một người ký ra. Chữ viết đứng tên P Q N trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ viết đứng tên P Q N trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M9, M10 do cùng một người ký ra.
Kết quả đo đạc, xem xét thẩm định tại chỗ:
Ngày 26/11/2018, Tòa án đã tiến hành đo đạc lại (theo yêu cầu của bà D, Chị H, chị H, anh H) thì tổng diện tích đất thực tế tại 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN hiện nay là 249,6 m2 (trong đó diện tích bà V đang quản lý 78,9 m2, diện tích mẹ con bà D đang quản lý và 01 ki ốt bà X đang quản lý là 170,7m2).
Ngày 22/03/2019, Tòa án đã tiến hành đo đạc lại (theo yêu cầu của bà V) thì tổng diện tích đất thực tế tại 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN hiện nay là 248,7m2 (trong đó diện tích bà V đang quản lý 78,9 m2, diện tích mẹ con bà D đang quản lý và 01 ki ốt bà X đang quản lý là 168,9 m2. Như vậy, qua hai lần đo đạc thì diện tích chênh lệch 0,9m2. Diện tích đất qua các bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm đã xét xử trước ghi nhận di sản cụ N cụ Đ để lại là 260 m2, so với kết quả đo gần đây nhất chênh lệch 11,3 m2. Các đương sự nhất trí với kết quả đo đạc ngày 22/03/2019.
Theo cung cấp của UBND phường M L: Sự thay đổi về diện tích đất là do đo đạc bản đồ sử dụng tọa độ nên có sự sai lệch về kích thước diện tích, phương pháp xác định ranh giới, mốc giới giữa các lần đo đã có sự khác nhau.
Theo Bản đồ sổ mục kê đo đạc năm 1998, thửa đất nhà ông V D O mang thửa đất số 61, tờ bản đồ địa chính số 38 (1C-I-C) diện tích 26,1 m2. Từ năm 2012 (từ khi tách địa giới phường); UBND phường M L không giải quyết tranh chấp đất đai giữa thửa đất của ông V D O và thửa đất số 60 của gia đình cụ P Q N.
Kết quả định giá ngày 26/11/2018 như sau:
Giá trị đất: 248,7m2 x 110.000.000 đồng = 27.357.000.000 đồng. Giá trị các công trình trên đất gồm có:
Nhà số 1: Nhà một tầng trần tôn mái proximăng xây năm 1997: (59,8m2 + 13,2 m2 + 0,9 m2) x 10% x 1.339.673 đồng = 9.900.184 đồng.
Nhà số 2: Nhà ba tầng có ban công trần bê tông cố thép xây nhà năm 1997: 51,9m2 x 20% x 5.932.649 đồng = 61.580.897đồng.
Nhà số 3: Nhà 2 tầng có ban công xây năm 1997 phía dưới có 2 ki ốt: (17,1m2 + 26,9 m2)x 20% x 5.932.649 đồng = 52.207.311 đồng.
Quá trình xét xử vụ án tại các cấp :
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 18/2013 ngày 30 và 31/12/2013 của Tòa án nhân dân quận HĐ đã xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc chia di sản thừa kế của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ.
2. Xác định di sản thừa kế của các cụ P Q N (chết năm 2004) và cụ T T Đ (chết năm 2010) là nhà đất trên diện tích 180 m2 tại số 46B đường T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN, có tổng gía trị là 20.994.151.388 đồng (hai mươi tỷ chín trăm chín bốn triệu một trăm năm mốt ngàn ba trăm tám mươi tám đồng).
3. Xác định các thừa kế của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ là bà P T T X; bà P T T V; ông P Q H (liệt sỹ hy sinh năm 1967, không vợ con); ông P Q H (chồng bà D; đã chết năm 1996; những người hưởng thừa kế thế vị của ông H là P T M H, P M H, P T H, P Q H) 4. Chấp nhận sự tự nguyện bà P T T V không yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất là 180m2.
5. Xác nhận phần xây dựng nhà ở trên đất của cụ N, cụ Đ và bà D có giá trị là 1.194.151.388 đồng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà V, bà X và bà D không hưởng công sức đối với việc đóng góp xây dựng nhà ở, công chăm sóc bố mẹ và khoản tiền mai táng phí cho hai cụ N và cụ Đ và không hưởng khoản tiền cho thuê nhà do bà D quản lý.
6. Chấp nhận sự tự nguyện của các bên chỉ đề nghị chia thừa kế đối với phần đất.
7. Xác nhận bản di chúc được lập ngày 17/4/1997 là Di chúc chung hợp pháp của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ phát sinh hiệu lực pháp luật năm 2010 (thời điểm cụ T T Đ chết).
8. Xác định di sản được chia theo di chúc là diện tích 144,4 m2 đất/180 m2; phần diện tích thực tế còn lại là 35,6 m2.
Chia hiện vật cụ thể như sau:
Giao các thừa kế của cụ N và cụ Đ là chị P M H, chị P T H, anh P Q H và bà N N D sở hữu nhà 03 tầng 01 tum, nhà bán mái và 01 gian nhà hai tầng (bên dưới có 01 gian kiot 14,7 m2) trên tổng diện tích đất là 144,4 m2 + 3,6 m2 = 148 m2 đất có giá trị là 16.280.000.000 đồng hiện đang quản lý (có sơ đồ kèm theo).
Cạnh phía Đông Bắc giáp nhà bà V (có chiều dài 11,81m + 8,33m); cạnh phía Tây Nam giáp phố A S (có chiều dài 2,14m + 7,73m) và phần ranh giới đất nhà bà X hưởng có chiều dài 7,45m; cạnh phía Đông Nam giáp đường Quốc lộ 6 và nhà ông O (có chiều dài 2,33m và 3,21m + 4,50m); cạnh phía Tây Bắc giáp nhà N H (có chiều dài 3,35 + 3,24m + 1,67m).
Giao bà P T T X sở hữu 02 gian nhà hai tầng (bên dưới có 02 gian kiot 18 m2 + 14 m2) trên diện tích đất 32 m2 có giá trị là 3.520.000.000 đồng (có sơ đồ kèm theo).
Cạnh phía Đông Bắc giáp nhà ba tầng (có chiều dài 7,45m); cạnh phía Tây Nam giáp phố A S (có chiều dài 6,08m); cạnh phía Đông Nam giáp gian kiot liền kề (có chiều dài 4,58m); cạnh phía Tây Bắc giáp nhà N H (có chiều dài 1,36m + 3,35m).
Hai bên không phải thanh toán chênh lệch về hưởng tài sản với nhau.
9. Ranh giới sử dụng của các bên là bức tường hậu của nhà 2 tầng có cạnh chiều dài 7,45m và phần bức tường ngăn cách của gian nhà kiot có cạnh chiều dài 4,58m (theo sơ đồ); nếu bên nào phá dỡ trước thì bên còn lại được quyền sử dụng.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự.
Ngày 09/01/2014, bà D và Chị H, chị H, anh H kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm nêu trên với lý do Tòa án cấp sơ thẩm chia cho bà X hưởng 32m2 đất là không có căn cứ. Các công trình trên đất mà bà X được chia là do bà D cùng cụ N, cụ Đ xây dựng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét công sức cho bà D, không giảm án phí cho nguyên đơn trong khi nguyên đơn có đơn xin giảm án phí.
Tại quyết định số 01/QĐ-KNPT-DS ngày 13/01/2014 Viện kiểm sát nhân dân quận H Đ, thành phố HN: Kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 18/2013/DSST ngày 31/12/2013 của Tòa án nhân dân quận H Đ; đề nghị Tòa án nhân dân thành phố HN sửa bản án dân sự sơ thẩm với lý do: Phần diện tích 35,6m2 là di sản không được định đoạt trong di chúc của cụ N, cụ Đ lập ngày 17/4/1997 nên được chia theo pháp luật và bà X chỉ được hưởng một kỉ phần; Tòa án cấp sơ thẩm không nhận định và không đưa ra căn cứ pháp luật nhưng chia cho bà X sở hữu 02 gian nhà hai tầng (bên dưới có hai kiot) trên diện tích đất 32 m2 là không đúng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 200/2014/DSST ngày 15/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố HN đã xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc chia di sản thừa kế của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ.
2. Xác nhận di sản thừa kế của các cụ P Q N (chết năm 2004) và cụ T T Đ (chết năm 2010) là nhà đất trên diện tích 260 m2 tại nhà số 46B đường T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN có tổng giá trị 28.600.000.000 đồng.
3. Xác định các thừa kế của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ là bà P T T X và bà P T T V, ông P Q H (liệt sỹ, không có vợ con) và ông P Q H (chồng bà D chết năm 1996; những người thừa kế thế vị của ông H là chị P M H, chị P T H, anh P Q H) 4. Xác nhận bản di chúc được lập ngày 17/4/1997 là di chúc chung hợp pháp của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ phát sinh hiệu lực pháp luật thời năm 2010 (thời điểm cụ T T Đ chết).
5. Công nhận sự tự nguyện của các đương sự về phần đất vợ chồng bà V ông Q đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN 282585 ngày 06/8/2008 thuộc quyền sử dụng hợp pháp của vợ chồng bà V. Ghi nhận sự tự nguyện của bà P T T V không yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất là 180m2.
6. Xác nhận phần xây dựng nhà ở trên đất của cụ N, cụ Đ và bà D có giá trị 1.194.151.388 đồng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà V, bà X không hưởng công sức đối với việc đóng góp xây nhà ở và khoản tiền cho thuê nhà do bà D quản lý. Ghi nhận sự tự nguyện của bà X, bà V, bà D không yêu cầu xem xét chi phí chăm sóc và lo ma cho cụ N, cụ Đ.
7. Xác định di sản được chia theo di chúc là diện tích 144,4m2/180m2 và giao cho mẹ con bà D được hưởng theo di chúc. Ghi nhận sự tự nguyện của mẹ con bà D tự phân chia kỷ phần thừa kế.
Phần diện tích đất thực tế còn lại 35,6 m2 = 3.916.000.000 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự về việc chia thừa kế theo quy định pháp luật tại cấp phúc thẩm. Thanh toán công sức 1/3 cho bà D = 1.305.333.000 đồng còn lại 2/3 được chia theo pháp luật cho bà X và các con ông H là Chị H, chị H, anh H mỗi bên hưởng ½ = 1.305.333.000 đồng.
8. Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự không yêu cầu xem xét nhà đất ở H T.
9. Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty điện lực quận H Đ bao bọc dây điện trần tại trạm biến áp giáp đất giao cho mẹ con bà D để đảm bảo an toàn. Ủy ban nhân dân quận H Đ và Công ty điện lực quận H Đ có kế hoạch di dời trạm biến áp theo quy hoạch của Nhà nước.
10. Chia hiện vật cụ thể như sau:
Giao chị P M H, chị P T H, anh P Q H và bà N N D sử dụng 180m2 đất và sở hữu các công trình trên đất. Cụ thể: Căn nhà ba tầng một tum, nhà bán mái và 03 gian nhà hai tầng (bên dưới có 03 gian kiot) trên tổng diện tích 180m2. Tứ cận thửa đất như sau: Cạnh phía Đông Bắc giáp nhà bà V Q; cạnh phía Tây Bắc giáp nhà ông bà N H; cạnh phía Tây Nam giáp phố A S; cạnh phía Đông Nam giáp phố T P và nhà ông O. (Có sơ đồ kèm theo).
Mẹ con bà D phải thanh toán chênh lệch về hưởng tài sản cho bà X 1.305.333.000 đồng.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà X, bà V có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm dân sự nêu trên.
Tại Quyết định số 45/ KN-DS Ngày 20/5/2015 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Kháng nghị bản án DSPT số 200/2014 ngày 15/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố HN và bản án DSST số 18/2013 ngày 30 và 31/12/2013 của Tòa án quận H Đ theo hướng đề nghị hủy cả hai bản án trên.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 30/2015/DS-GĐT ngày 18/11/2015 của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại HN đã xử :
Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 200/2014/DS-PT ngày 15/9/2014 của Tòa án nhân dân thành phố HN và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 18/2013/DSST ngày 31/12/2013 của Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữ nguyên đơn là chị P M H, chị P T H, anh P Q H với bị đơn là bà P T T X; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà P T T V, bà N N D, chị P T C, Công ty điện lực quận H Đ, thành phố HN, Ủy ban nhân dân quận H Đ, thành phố HN. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Sau khi qua các lần xét xử trên thì đến thời điểm này các bên có bổ sung, thay đổi, rút bớt yêu cầu. Chốt lại yêu cầu của các bên như sau:
Nguyên đơn có yêu cầu: Chia thừa kế theo di chúc năm 1997; yêu cầu chia bằng hiện vật. Chia theo pháp luật diện tích 15m2 trong tổng số diện tích đất mà bà V đang quản lý. Yêu cầu tính công sức tôn tạo, quản lý, phát triển tài sản trên đất.
Bà X, bà V có yêu cầu: Chia thừa kế theo pháp luật đối với diện tích đất của cụ N cụ Đ để lại mà mẹ con bà D hiện nay đang quản lý (180m2). Giữ nguyên diện tích đất của bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các bên đều thống nhất không yêu cầu chia đất ở trong H T.
Bản án dân sự sơ thẩm số 52/2019/DS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN đã xử:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị P M H, chị P T H, anh P Q H về yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ P Q N, T T Đ theo di chúc năm 1997. Xác nhận bản di chúc năm 1997 và bản sơ đồ phân chia đất kèm theo chúc thư của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ là không hợp pháp.
2. Chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế cụ P Q N, T T Đ.
3. Không chấp nhận yêu cầu của mẹ con bà N N D về việc yêu cầu chia thừa kế 15m2 trong tổng số diện tích đất mà bà P T T V đang sử dụng.
4. Xác định di sản thừa kế của vợ chồng cụ P Q N và cụ T T Đ là nhà đất 168,9m2 tại số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN có giá trị 18.579.000.000 đồng.
5. Xác định các hàng thừa kế của cụ P Q N và cụ T T Đ là bà P T T X, bà P T T V, ông P Q H (liệt sỹ, không có vợ con) và ông P Q H (chết năm 1996) những người hưởng thừa kế thế vị của ông H là chị P M H, P T H, P Q H).
6. Xác nhận phần xây dựng nhà ở trên đất của cụ P Q N và cụ T T Đ và bà D là 123.567.819 đồng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà V, bà X không yêu cầu hưởng công sức đối với việc góp tiền vàng cho cụ N cụ Đ để xây dựng nhà năm 1998, chi phí mai táng, chăm sóc cụ N cụ Đ và không hưởng khoản tiền thuê nhà trước đó do bà D quản lý.
7. Chấp nhận sự tự nguyện của các bên chỉ đề nghị chia thừa kế đối với phần đất của cụ N cụ Đ.
8. Di sản được chia thừa kế theo pháp luật là 155,7m2 (đã trừ 13,2m 2 hành lang an toàn lưới điện).
Chia cụ thể như sau:
Giao cho bà P T T X sở hữu 38,9m2 (lấy từ ki ốt mà bà X đang quản lý 17,1m2 và lấy thêm sang ki ốt bên cạnh bà D đang quản lý 21,8m2), phía trên có 1 phần của nhà 2 tầng, được giới hạn bởi các điểm A, B, C, D, E, F, A.
Tứ cận như sau: Cạnh Đông Bắc giáp nhà ba tầng; cạnh phía Tây Nam giáp phố A S; cạnh phía Đông Nam giáp kiot liền kề; cạnh phía Tây Bắc giáp nhà N H Giao cho mẹ con bà N N D diện tích đất còn lại là 116,8m2, sở hữu căn nhà 3 tầng có ban công trần bê tông, nhà bán mái, diện tích ki ốt còn lại 5,1m2 phía trên có 1 phần của nhà 2 tầng có ban công, được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, E, F, A, 1.
Bà X không phải thanh toán giá trị tài sản trên đất được giao cho bà D.
Mẹ con bà N N D phải thanh toán cho bà P T T V số tiền tương đương với giá trị diện tích đất 20m2 mà bà V được hưởng là 2.200.000.000 đồng (hai tỷ hai trăm triệu đồng).
Tạm giao cho bà N N D quản lý sử dụng diện tích hành lang an toàn lưới điện 13,2 m2 nhưng phải đảm bảo an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật. (Quyết định bản án có sơ đồ kèm theo).
8. Về án phí: Bà P T T V và P T T X thuộc trường hợp người cao tuổi theo điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm.
Chị H, chị H, anh H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 112.279.000 đồng, được đối trừ số tiền tạm ứng án phí Chị H, chị H, anh H đã nộp là 100.000.000 đồng tại biên lai số 0000392 ngày 12/10/2011 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận H Đ, thành phố HN, số tiền còn thiếu phải nộp tiếp 12.279.000 đồng.
Bà D phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 114.358.000 đồng.
Ngày 03/12/2019, bà N N D, chị P M H, chị P T H có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Đại diện theo uỷ quyền của các nguyên đơn - bà D, chị P M H, chị P T H trình bày: Bà xác nhận không tiếp tục yêu cầu luật sư N A S là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Nguyên đơn vẫn giữ yêu cầu khởi kiện là đề nghị chia thừa kế theo di chúc chung của cụ N, cụ Đ đã lập năm 1997; đề nghị chia bằng hiện vật; chia theo pháp luật diện tích 15m2 trong tổng số diện tích đất mà bà V đang quản lý vì bà V đã quản lý nhiều hơn phần đất cụ N, cụ Đ chia cho bà V. Yêu cầu tính công sức tôn tạo, quản lý, phát triển tài sản trên đất. Bà vẫn giữ nguyên các ý kiến đã trình bày trong quá trình Toà án giải quyết vụ kiện.
Nguồn gốc đất là của cụ N, cụ Đ được Hợp tác xã phân. Năm 1987, bà kết hôn với ông H thì ao đã được san lấp một phần, một phần chưa san lấp sát đường A S. Việc cụ N, cụ Đ lập di chúc chia cho mẹ con bà 144,4m2. Năm 1993, công ty Điện lực xây dựng bốt điện trong phần diện tích đất của gia đình sử dụng. Năm 1998, bà xây dựng lại toàn bộ nhà. Năm 2002, khi bà V xây nhà cũng là thời gian bà V đưa cụ N đi chữa bệnh nên khi cụ N biết việc bà V xây nhà trên phần đất nhiều hơn đất hai cụ cho bà V thì sự việc đã rồi; cụ Đ thời điểm đó có ở nhà nhưng ốm đau. Khi bà V xây nhà thì cụ N, cụ Đ, bà và các con cũng không có ý kiến gì phản đối, không có đơn khiếu nại ra UBND phường. Bà X không thiếu thốn chỗ ở, bà X đang sở hữu nhà ở nhiều tầng tại 72 N V T nhưng về chiếm giữ nhà đất mà cụ N, cụ Đ đã để lại cho bà và các con bà. Bà đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà và các nguyên đơn; đề nghị chia chung nhà đất cho bà và các con bà, không chia tách.
Bị đơn - bà X trình bày: Bà đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm; đề nghị chia thừa kế theo pháp luật đối với diện tích đất của cụ N cụ Đ để lại mà mẹ con bà D hiện nay đang quản lý (180m2); giữ nguyên diện tích đất của bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất này bà có công sức tạo dựng cùng cụ N, cụ Đ. Nay điều kiện chỗ ở riêng của gia đình bà rất chật chội, bà về đây ở gian nhà nhỏ trên đất mà bà đã có công sức tạo dựng cùng bố mẹ.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - bà V, ông Q trình bày: Bà đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm và đồng ý với quan điểm của bà X đã trình bày về việc yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với diện tích đất của cụ N cụ Đ để lại mà mẹ con bà D hiện nay đang quản lý (180m2); giữ nguyên diện tích đất của vợ chồng bà V đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bà D và các con bà D rút yêu cầu kháng cáo thì bà không lấy phần nghĩa vụ mà bản án sơ thẩm chia cho bà; bà không yêu cầu bà D, Chị H, chị H, anh H phải thanh toán nghĩa vụ theo phán quyết của bản án sơ thẩm. Đề nghị Toà án giao diện tích đất 13,2m2 cho ông bà quản lý để ông bà sẽ làm thủ tục với Công ty Điện lực.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - Công ty Điện lực H Đ trình bày: Công ty Điện lực H Đ không kháng cáo và vẫn giữ nguyên ý kiến như đã trình bày trong qúa trình Toà án giải quyết vụ án.
Các bên đều thống nhất không yêu cầu chia đất ở trong H T; các bên chỉ đề nghị chia thừa kế đối với phần đất của cụ N cụ Đ và không yêu cầu tính tài sản trên đất.
Đại diện VKSND thành phố HN tham gia phiên toà phát biểu ý kiến:
Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự từ giai đoạn thụ lý vụ án đến phiên toà xét xử vụ án.
Về nội dung: Xét Di chúc ngày 17/4/1997 (bản gốc) do cụ N cụ Đ lập: Xét về di chúc bằng văn bản có chứng thực thì về hình thức phải tuân thủ các qui định tại điều 661 của Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy nhiên, theo nhân chứng là Ông Đ và Ông K thì việc lập di chúc tại nhà cụ N, cụ Đ và hai cụ kí trước mặt hai người làm chứng mà không phải được thực hiện tại UBND xã; Ông Đ là người viết di chúc mà không phải là người có thẩm quyền chứng thực (ông C - phó chủ tịch UBND xã) ghi chép nội dung di chúc. Mặt khác, di chúc được lập ngày 17/4/1997 nhưng đến ngày 18/4/1997 mới được UBND xã xác nhận. Do đó, việc ông C phó chủ tịch xã xác nhận “mọi thành viên trong gia đình đã kí vào di chúc trước sự chứng kiến của UBND phường” là không có căn cứ.
Di chúc lập ngày 17/4/1997 có hai người làm chứng là phù hợp với qui định tại Điều 659 của Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy nhiên, hai người làm chứng là ông Đ và Ông K chỉ kí và ghi họ tên của hai ông mà không xác nhận đó là chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc là thiếu và chưa đầy đủ. Di chúc viết ngày 17/4/1997, cụ N, cụ Đ, bà D kí, sau đó đến xác nhận của UBND xã ngày 18/4/1997 và trang sau mới là chữ kí của hai người làm chứng là không đảm bảo khách quan và tính chính xác của người làm chứng.
Ngoài ra, di chúc gồm 2 phần “Bản di chúc” và “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc”, nhưng người làm chứng chỉ ký ở “Bản di chúc” còn phần “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc” được lập tại 1 văn bản riêng biệt, do người khác viết hộ 2 cụ nhưng chỉ có chữ kí của 2 cụ mà không có người làm chứng do đó phần “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc” không phù hợp qui định của pháp luật.
Về nội dung của “Bản di chúc” không ghi rõ di sản và nơi để lại di sản. Di chúc có 4 trang nhưng không được đánh số thứ tự và cụ N, cụ Đ chỉ kí vào trang cuối mà không kí vào từng trang là không phù hợp với qui định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự năm 1995. Hơn nữa “Bản di chúc” thể hiện hai cụ có một thửa đất và chia cho hai con nhưng trong bản di chúc không chỉ rõ vị trí phân chia nên không có khả năng thực hiện di chúc.
Nếu cho rằng “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc” là hợp pháp, thì thấy: Tại “Bản di chúc” phần diện tích đất chia cho bà V là 65,6m2 nhưng tại “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc” thể hiện bà V được chia ba mảnh gồm diện tích mảnh thứ nhất với mảnh thứ ba có diện tích là 14,88 m2 + 50,8 m2 = 65,68 m2; mảnh hai tính từ mép đất ông S vào đến giữa giếng. Như vậy, nếu cộng thêm mảnh thứ hai nữa thì phần diện tích đất bà V được hưởng sẽ nhiều hơn 65,6 m2 theo di chúc các cụ đã phân chia.
Đối với phần đất chia cho gia đình ông H: Tại “Bản di chúc” phần đất chia cho gia đình ông H là 144,4m2, khi hai cụ mất sẽ chia diện tích này cho hai cháu gái nội là H, H; không thấy hai cụ chia phần đất cho anh H. Trong khi đó tại sơ đồ phân chia hai cụ lại chia đất cho chị H, Chị H tại vị trí giáp đường A S và vợ chồng bà D, ông H và anh H được phần ở giữa chị H, Chị H và bà V.
Như vậy, thấy việc phân chia phần diện tích đất cho vợ chồng bà H D và các Chị H, H, anh H tại “Bản di chúc” và “Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc” là không phù hợp, dẫn đến cách hiểu khác nhau. Ngoài ra, theo bản sao bệnh án của cụ P Q N thì thời điểm cụ N nhập viện vào ngày 14/3/1997, ra viện ngày 29/3/1997 thì cụ N khó khăn trong việc nói do liệt nửa người trái, di chứng tai biến mạch máu não.
Do đó theo qui định của Điều 676 Bộ luật dân sự năm 1995 thì coi như không có di chúc và được chia theo pháp luật.
Từ những phân tích trên thấy Tòa án cấp sơ thẩm xác định di chúc ngày 17/4/1997 của cụ N, cụ Đ không hợp pháp và chia di sản thừa kế của hai cụ theo pháp luật là có căn cứ.
Về di sản thừa kế: Xác định di sản thừa kế của cụ N, cụ Đ còn lại là 155,7m2.
Bà D là người có công lớn trong việc chăm sóc hai cụ, có công trong việc tôn tạo, quản lý, duy trì, phát triển tài sản của các cụ để lại; hiện bà D là người đang thờ cúng hai cụ và tổ tiên nên Tòa án sơ thẩm chia di sản thừa kế cho cả bà D là có căn cứ.
Về căn cứ áp dụng: Do nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế đối với bản di chúc được lập vào ngày 17/4/1997. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm phải áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 mới chính xác. Ngoài ra, vụ án được thụ lý giải quyết từ 12/10/2011, thời điểm đó phần án phí áp dụng Pháp lệnh số 10/2009/PL- UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 27/2/2009.
Đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Sửa án sơ thẩm số 52/2019/DSST ngày 27/11/2019, Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN về căn cứ áp dụng pháp luật, cụ thể: Áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 và Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 27/2/2009.
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên toà.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về tố tụng:
[1.1] Về quan hệ pháp luật: Chị P T H, chị P T H, anh P Q H khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của cụ P Q N và cụ T T Đ theo di chúc lập ngày 17/04/1997, cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp về thừa kế tài sản ” theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là có căn cứ.
[1.2] Về chứng cứ: Tại các Biên bản về kiểm tra việc giao nộp chứng cứ; cả nguyên đơn và bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đồng ý với các tài liệu chứng cứ các bên giao nộp, không có ý kiến gì khác về các tài liệu các bên đã nộp và tài liệu do Toà án thu thập nên các tài liệu do Toà án sơ thẩm thu thập đủ điều kiện là chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 92, Điều 93 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
[1.3] Về kháng cáo: Bà N N D, chị P M H, chị P T H nộp đơn kháng cáo và đã nộp Biên lai thu tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn luật định. Việc kháng cáo là hợp lệ và phù hợp với Điều 271, Điều 272, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Về phạm vi kháng cáo: Bà D, Chị H, chị H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
[1.4] Về sự vắng mặt của các đương sự tại phiên toà phúc thẩm: Tất cả các đương sự đã được tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà lần hai, tại phiên toà phúc thẩm có mặt: Bà N N D, chị P M H, chị P T H, bà P T T X, bà P T T V, ông N N Q, ông V T T- đại diện công ty điện lực quận H Đ. Vắng mặt anh P Q H (đã uỷ quyền cho bà D), anh T Q A, ông N M T - đại UBND quận H Đ; anh A và ông N M T đã có yêu cầu xin xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử thấy cần áp dụng khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 xét xử vắng mặt các đương sự.
[2] Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
[2.1] Xét yêu cầu chia thừa kế của chị P M H, chị P T H, anh P Q H:
2.1.1. Về diện tích đất là di sản thừa kế:
Nguyên đơn, bị đơn, bà V, ông Q đều thừa nhận toàn bộ diện tích đất tại số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN là do cụ P Q N và cụ T T Đ tạo lập; các đương sự không yêu cầu chia tài sản, công trình trên đất.
Ngày 22/3/2019, Tòa án đã tiến hành đo đạc lại theo yêu cầu của bà V thì tổng diện tích đất thực tế hiện nay tại 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN có diện tích là 248,7m2 (trong đó, mẹ con bà D đang quản lý và 01 gian ki ốt bà X đang quản lý tổng diện tích là 168,9 m2; diện tích đất bà V đang quản lý 78,9 m2) Các đương sự đều xác định kể từ khi Tòa án xét xử sở thẩm lần thứ nhất đến nay diện tích đất không có thay đổi về mốc giới đất. Kết quả đo đạc chênh lệch, sai số không lớn. Tòa án sơ thẩm đã thông báo kết quả đo đạc, định giá thì các đương sự nhất trí với kết quả đo đạc và định giá. Do vậy, Tòa án sơ thẩm lấy diện tích đất thực tế đã đo đạc gần đây nhất để xét xử là có căn cứ.
Trong phần đất mà hiện nay bà D, Chị H, chị H, anh H đang quản lý có 01 cột điện của Công ty Điện lực H Đ diện tích 0,9m2 được bao bọc xung quanh, các đường dây đã được hạ ngầm bao bọc. Theo kết quả đo đạc ngày 28/11/2018 và ngày 22/03/2019 thì diện tích 13,2 m2 nằm trong hành lang an toàn điện nằm trong phần nhà một tầng, trần tôn, mái proximang đã xây dựng từ năm 1998; thuộc diện tích 144,4 m2 tại vị trí đất cụ N, cụ Đ chia cho bà D và các con bà D theo di chúc ngày 17/04/1997. Bà D, bà V, bà X cho rằng cột điện được cắm trong đất của cụ N nhưng quá trình giải quyết vụ án các đương sự không đưa ra được tài liệu nào để chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ. Đại diện công ty điện lực H Đ cho rằng cả trạm biến áp và hành lang an toàn điện nằm ngoài đất của cụ N, cụ Đ.
Theo Biên bản bàn giao mặt bằng đặt Trạm biến áp 250 kw ngày 22/12/1993 (bút lục 219) thể hiện “ sau khi xem xét tại hiện trạng bên A giao vị trí đặt máy biến áp sát cột số 6 đường dây 6kv đi cơ khí nông nghiêp lấy một cột và lấy thêm 1 cột thuộc đất của vỉa hè của đường k5 cạnh nhà ông P Q N thuộc xã V Y”. Do vậy, Hội đồng xét xử thấy có căn cứ công ty Điện lực H Đ dựng trạm biến áp ngoài đất nhà cụ N.
Tuy nhiên, không có tài liệu như biên bản bàn giao đất của chính quyền cho điện lực hay bất kỳ một tài liệu nào thể hiện diện tích 13,2 m2 hành lang an toàn điện thuộc đất của Công ty Điện Lực. Theo biên bản xác minh 12/11/2019, UBND phường M L cung cấp: UBND phường M L được thành lập từ năm 2008 theo hồ sơ và hiện trạng khi nhận bàn giao từ UBND phường V M thì nhà ông P Q N đã xây dựng trên khuôn viên một phần thửa đất số 60 tại 46B T P, M L, H Đ mà hiện nay bà D đang quản lý sử dụng. Từ đó đến nay mốc giới không thay đổi kể cả đối với phần cột điện. Thực tế gia đình cụ N, cụ Đ, bà D đã xây nhà một tầng từ năm 1998 và bao trùm lên toàn bộ diện tích này.
Ngoài ra, tại phiên toà phúc thẩm ngày 15/09/2014, đã ghi nhận sự tự nguyện của Công ty Điện lực quận H Đ bao bọc dây điện trần tại trạm biến áp giáp đất giao cho mẹ con bà D để đảm bảo an toàn. Ủy ban nhân dân quận H Đ và Công ty điện lực quận H Đ có kế hoạch di dời trạm biến áp theo quy hoạch của Nhà nước.
Do vậy, Hội đồng xét xử thấy có căn cứ diện tích 13,2 m2 hành lang an toàn điện nằm trong diện tích đất của cụ N, cụ Đ để lại; cần xác định di sản thừa kế của các cụ P Q N (chết năm 2004) và cụ T T Đ (chết năm 2010) là diện tích 168,9 m2 tại số 46B đường T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN, có tổng giá trị là 168,9 m2 * 110.000.000 đồng = 18.579.000.000 đồng (mười tám tỷ. năm trăm bẩy mươi chín triệu đồng).
2.1.2. Về quan hệ huyết thống: Cụ P Q N chết ngày 18/6/2004 có vợ là cụ T T Đ chết ngày 06/6/2010. Các cụ có bốn (04) người con đẻ gồm: Bà P T T X, sinh năm 1938; ông P Q H (sinh năm 1947, liệt sỹ, hy sinh năm 1967, không có vợ con); bà P T T V, sinh năm 1952; ông P Q H (sinh năm 1957, chết năm 1996, có vợ là N N D và ba con là chị P M H, P T H, P Q H). Hai cụ không có con riêng, con nuôi nào khác.
2.1.3. Thời điểm và thời hiệu mở thừa kế: Theo quy định pháp luật cụ N chết ngày 18/6/2004 là thời điểm mở thừa kế của cụ N. Cụ Đ chết ngày 06/6/2010 là thời điểm mở thừa kế của cụ Đ.
2.1.4. Xét về các di chúc ngày 28/11/1991: Di chúc này bà V không xuất trình được bản gốc nên Hội đồng xét xử không có căn cứ để đối chiếu xem xét.
2.1.5. Xét về di chúc ngày 20/12/2004: Di chúc này là bản phô tô, bà X nộp không có bản gốc nên Hội đồng xét xử không có căn cứ để đối chiếu xem xét.
2.1.6. Xét về di chúc ngày 17/4/1997: Di chúc này là bản gốc, có hai người làm chứng, có xác nhận của UBND ngày 18/4/1997 (bút lục 229, 230); Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc ngày 17/04/1997 có sơ đồ kèm theo.
Về hình thức di chúc: Việc cụ P Q N và cụ T T Đ lập di chúc ngày 17/04/1997 có hai người làm chứng là ông T L Đ và ông T Đ K làm chứng. Những người làm chứng đều xác nhận việc cụ N, cụ Đ lập di chúc trong tình trạng sức khỏe của cụ N, cụ Đ minh mẫn, tỉnh táo; lập di chúc trong tình trạng tự nguyện. Bản di chúc ngoài hai người làm chứng còn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường M L do ông L H C - Phó chủ tịch xác nhận ngày 18/04/1997.
Tại Kết luận giám định số 2008/PC54 ngày 03/4/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố HN có nội dung: Chữ ký N trên các tài liệu mẫu và tài liệu so sánh là của cùng một người; Tại Kết luận giám định số 6524/PC54 ngày 31/5/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố HN có nội dung: Chữ ký Đ tại bản di chúc và chữ ký Đ tại hai giấy khai sinh năm 1966 (tài liệu so sánh) là do cùng một người ký. Tại Kết luận giám định số 34/GĐKTHS-P1 ngày 06/6/2014, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng có nội dung: Chữ ký P Q N tại mục ‘người viết di chúc” và chữ ký ghi họ tên P Q N dưới mục “chúng tôi ký tên dưới đây” tại bản sơ đồ chia đất theo di chúc đề ngày 17/4/1997 với các chữ ký tên tài liệu so sánh là của cùng một người. Tại kết luận giám định số 376A/C54-P5 ngày 24/11/2017 của Viện khoa học hình sự có nội dung: Chữ ký đứng tên T T Đ trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 và dưới các chữ mẹ T T Đ 67 tuổi trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ ký đứng tên T T Đ trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M3 và M8 do cùng một người ký ra. Chữ viết đứng tên T T Đ dưới các chữ mẹ T-T-Đ 67 tuổi trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ viết đứng tên T T Đ trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 và M8 do cùng một người viết ra. Chữ ký P Q N trên tài liệu cần giám định A2 so với chữ ký đứng tên P Q N trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M3, M8, M9, M10 do cùng một người ký ra. Chữ viết đứng tên P Q N trên tài liệu cần giám định ký hiệu A2 so với chữ viết đứng tên P Q N trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M9, M10 do cùng một người ký ra.
Tại Điều 649 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Hội đồng xét xử thấy có đủ căn cứ để kết luận bản di chúc lập ngày 17/04/1997 và bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc ngày 17/04/1997 là do cụ P Q N, cụ T T Đ lập ra. Đây là ý chí của hai cụ để lại tài sản cho bà D, Chị H, chị H, và anh H. Hình thức di chúc phù hợp với Điều 652; khoản 2,3 Điều 653, Điều 655, Điều 657, Điều 659, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 1995. Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận di chúc ngày 17/04/1997 do cụ P Q N, cụ T T Đ lập là hợp pháp, có hiệu lực pháp luật, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Toà án sơ thẩm nhận định di chúc ngày 17/04/1997 của cụ N, cụ Đ không hợp pháp là không có căn cứ.
Về nội dung di chúc: Bản di chúc lập ngày 17/04/1997 của cụ P Q N và cụ T T Đ có nội dung: Xác nhận phần đất sử dụng hiện nay (200 m2) cho các con và cháu như sau: Chia cho con gái là P T T V 65,6 m2 (có sơ đồ kèm theo); Chia cho con trai là P Q H (đã chết) do bà D đại diện được chia 144,4 m2 (có sơ đồ kèm theo). Diện tích 144,4 m2 bà D và các con sử dụng chung với hai cụ N, cụ Đ. Khi hai cụ chết đi thì sẽ chia lại cho hai Chị H, chị H phần diện tích có chiều ngang là 4m tính từ bờ tường đường A S chạy dọc hết đất song song với đường A S 1.
Bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc ngày 17/04/1997 thể hiện cụ P Q N, cụ T T Đ đã định đoạt thửa đất hai cụ đang sử dụng có các tứ cận tiếp giáp như sau: Mặt tiền tiếp giáp đường Quốc lộ 6; phía hậu nhà tiếp giáp nhà ông Đ P L; cạnh bên phải của thửa đất đứng từ nhà nhìn ra tiếp giáp đường A S; cạnh bên trái đất đứng từ nhà nhìn ra tiếp giáp nhà ông S. Ý chí định đoạt của hai cụ là: Chia cho bà V diện tích: (3,1 m * 4,8m) + (4m * 12,7m) + phần đất cạnh giếng không ghi kích thước. Phần diện tích 144,4 m2 chia cho bà D và các con của bà D thì cụ N, cụ Đ tách thành hai phần: Một phần có chiều ngang là 4m tính từ mép đường A S, chiều dài chạy hết đất hai cụ giữ lại để sử dụng khi còn sống, sau khi hai cụ chết thì chia cho chị P T H, chị P T H; phần đất chia cho vợ chồng ông H, bà D và anh H không thể hiện chiều ngang có chiều dài chạy hết đất và có một phần ăn vào quanh giếng nước không thể hiện kích thước.
Tuy nhiên, trong di chúc ngày 17/04/1997 cụ P Q N, cụ T T Đ nêu rõ chia cho bà D và các Chị H, chị H, anh H diện tích 144,4 m2 mà không ghi là toàn bộ phần đất còn lại. Do vậy, Hội đồng xét xử thấy cần chia cho bà D, Chị H, anh H diện tích đất 144,4 m2 theo nội dung di chúc ngày 17/04/1997 của cụ N, cụ Đ.
Như nhận định trên, toàn bộ diện tích bà D, các Chị H, chị H, anh H mẹ con bà D đang quản lý và 01 gian kiốt bà X đang quản lý tổng diện tích là 168,9 m2, trong đó có 13,2 m2 nằm trong hành lang an toàn điện và nằm tại vị trí cụ N, cụ Đ chia đất cho bà D và các con trong di chúc ngày 17/04/1997.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực: Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kv thì nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại nếu đáp ứng đủ điều kiện mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy; không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp; khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở không nhỏ hơn quy định lần lượt đối với điện áp 35kv/110kv/220 kv là 3,0m/4,0m/6,0m.
Hội đồng xét xử thấy rằng, phần diện tích 13,2m2 là một phần của nhà một tầng, trần tôn, mái proximang xây dựng từ năm 1998; đủ điều kiện tồn tại nhà ở theo quy định trên. Do vậy cần giao cho bà D và các Chị H, chị H, anh H sử dụng và quản lý nhưng phải đảm bảo an toàn về lưới điện theo quy định của Luật điện lực, Luật đất đai và các văn bản quy pháp pháp luật liên quan.
Như vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy cần chia theo Pháp luật diện tích đất còn lại chưa được định đoạt theo di chúc ngày 17/04/1997 với diện tích là: 168,9 m2 - 144,4 m2 = 24,5 m2.
Chia cho hàng thừa kế thứ nhất của cụ N, cụ Đ là ba người gồm: Bà X, bà V, ông H (do Chị H, chị H, anh H là những người thừa kế thế vị); mỗi kỷ phần được chia cụ thể như sau: 24,5 m2 : 3 = 8,166 m2.
Ghi nhận tại phiên toà phúc thẩm, bà V tự nguyện cho bà X kỷ phần bà V được hưởng. Như vậy, bà X được hưởng hai kỷ phần 8,166 m2 * 2 = 16,3333 m2. Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, định giá ngày 22/3/2019 thì hiện nay, bà X đang sử dụng diện tích ki ốt 17,1 m2.
Theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố HN về việc diện tích tối thiểu để tách thửa tại các phường, thị trấn thuộc Thành phố HN là 30 m2. Hội đồng xét xử thấy bà X chưa được chia nhà đất theo Di chúc, nên cần chia cho bà X diện tích nhà đất đủ để tách thửa là 30 m2.
2.1.7. Chia bằng hiện vật như sau:
Giao cho bà P T T X sử dụng 30 m2 bao gồm phần diện tích 17,1 m2 ki ốt bà X đang quản lý, lấy thêm 12,9 m2 về phía ki ốt liền sát mà bà D đang quản lý.
Giao cho bà D, Chị H, chị H, anh H quản lý, sử dụng diện tích 125,7 m2 phần nhà đất gồm nhà ba tầng có diện tích 51,9 m2; phần nhà một tầng có diện tích 59,8 m2; phần nhà hai tầng có diện tích 14 m2 (sát phần giao cho bà X). Giao cho bà D, Chị H, chị H, anh H quản lý, sử dụng diện tích 13,2 m2 nhà đất thuộc hành lang an toàn lưới điện, việc sử dụng đất phải đảm bảm an toàn theo quy định tại Luật điện lực, Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tổng diện tích nhà đất giao cho bà D, Chị H, chị H, anh H quản lý, sử dụng là 138,9 m2.
Phần giá trị chênh lệnh giữa diện tích nhà đất giao với kỷ phần thừa kế của bà X được hưởng bà X phải thanh toán cho bà D và Chị H, chị H, anh H theo giá Hội đồng định giá ngày 26/11/2018 là 110.000.000 đồng/ m2; cụ thể bà X phải thanh toán số tiền là: 30 m2 - 16,333 m2 = 13,666 m2 * 110.000.000 đồng = 1.503.337.000 đồng (một tỷ, năm trăm linh ba triệu,ba trăm ba mươi bảy nghìn đồng)
[2.2] Xét yêu cầu của nguyên đơn về việc chia diện tích 15 m2 bà V đang quản lý:
Trong tổng số diện tích 248,7 m2 thì có 78,9 m2 hiện do vợ chồng bà P T T V quản lý sử dụng.
Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại bản di chúc ngày 17/04/1997, cụ N, cụ Đ chia cho bà V diện tích 65,6 m2. Tuy nhiên, tại bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc ngày 17/04/1997 thể hiện cụ P Q N, cụ T T Đ chia cho bà V ba khối có diện tích: (3,1 m * 4,8m) + (4m * 12,7m) = 65, 68m2 và ½ phần đất cạnh giếng không ghi kích thước; hiện trạng nhà đất đã biến động so với thời điểm ngày 17/04/1997 không thể thu thập chứng cứ kích thước phần diện tích này. Tuy nhiên, ước theo tỷ lệ bằng khoảng ½ diện tích phía ngoài (3,1 m * 4,8m) xấp xỉ trên dưới 7 m2. Như vậy, theo bản trình bày sơ đồ chia đất theo di chúc ngày 17/04/1997 thì cụ N, cụ Đ chia cho bà V khoảng 72 m2. Các đương sự xác nhận phần đất giáp ranh đất của cụ N, cụ Đ với hộ liền kề đã cố định. Do vậy, việc vợ chồng bà V xây nhà trên diện tích 78,9 m2 là vượt quá phần đất của cụ N, cụ Đ chia cho bà V theo di chúc ngày 17/04/1997 là khoảng 07 m2, lấn về vị trí phần đất cụ N, cụ Đ chia cho bà D, Chị H, chị H, anh H.
Tuy nhiên, năm 2002 vợ chồng bà V đã xây nhà bê tông kiên cố; khi đó cụ N, cụ Đ còn sống và không có ý kiến gì phản đối. Bà D, Chị H, chị H, anh H và bà X đều biết nhưng cũng không ai có ý kiến phản đối. Bà V đã sử dụng ổn định từ đó đến nay. Ngày 06/08/2008, bà P T T V và ông N N Q đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất được cấp tại thửa đất số 108, tờ bản đồ số 38 khối A S, phường M L, H Đ, HN với diện tích 80 m2.
Do vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy vợ chồng bà V đã được cụ N, cụ Đ tặng cho quyền sử dụng đất và việc tặng cho đã hoàn thành. Diện tích đất 78,9m2 vợ chồng bà V đã sử dụng ổn định mốc giới từ trước khi cụ N, cụ Đ chết. Do vậy, khi cụ N, cụ Đ chết thì phần đất này không thuộc di sản thừa kế của cụ N, cụ Đ. Toà án sơ thẩm áp dụng Toà án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà D về việc yêu cầu chia theo pháp luật 15m2 đất mà bà V đang quản lý là có căn cứ.
Các đương sự đều không yêu cầu Tòa án chia tài sản trên đất tại 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN; bà V và bà X không yêu cầu xem xét về số vàng, tiền mà các bà đã giúp các cụ xây nhà; các đương sự thống nhất không xem xét giải quyết về nhà đất ở H T do cụ N, cụ Đ cho HTX T S mượn; không yêu cầu tiền thuê kiot trước đó mà bà D quản lý nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Đối với yêu cầu nguyên đơn về yêu cầu về tính công sức tôn tạo, quản lý, phát triển tài sản trên đất: Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn không xuất trình được chứng cứ việc đã có công sức tôn tạo; mốc giới thửa đất đã ổn định nên không có căn cứ việc nguyên đơn phát triển đất. Do vậy, Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.
[3] Xét kháng cáo của bà N N D, chị P M H, chị P T H:
Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà D, Chị H, chị H sửa bản án sơ thẩm.
[4] Về nghĩa vụ chịu án phí:
4.1: Án phí dân sự sơ thẩm: Bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với kỷ phần được chia là: 144,4 m2 * 110.000.000 đồng = 15.884.000.000 đồng. Số tiền án phí dân sự sơ thẩm bà D, Chị H, chị H, anh H phải chịu chung là: 112.000.000 đồng + 11.884.000 đồng = 123.884.000 đồng.
Bà D, Chị H, chị H, anh H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu không được chấp nhận là: 15 m2 * 110.000.000 đồng = 1.650.000.000 đồng. Số tiền án phí dân sự sơ thẩm bà D, Chị H, chị H, anh H phải chịu chung là: 36.000.000 đồng + (850.000.000 đồng * 3%) = 61.500.000 đồng.
Tổng số tiền án phí dân sự sơ thẩm bà D, Chị H, chị H, anh H phải nộp là 185.384.000 đồng; bà D, Chị H, chị H, anh H đã nộp 100.900.000 đồng còn phải nộp 84.484.000 đồng.
Bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H mỗi người còn phải nộp 21.121.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
Bà P T T X, bà P T T V mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với kỷ phần được chia là 8,166 m2 * 110.000.000 đồng = 898.260.000 đồng. Án phí là 36.000.000 đồng + (98.260.000 đồng * 3%) = 38.947.800 đồng. Tuy nhiên, bà P T T X, sinh năm 1938; bà P T T V, sinh năm 1945 là người cao tuổi nên được miễn án phí theo Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009.
4.2. Án phí dân sự phúc thẩm:
Cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, vì vậy những người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Đối với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố HN: Kết quả các bản Kết luận giám định đều cho thấy chữ ký trong bản di chúc và bản trình bày sơ đồ chia đất ngày 17/04/1997 là của cụ P Q N và cụ T T Đ; điều này phù hợp với xác nhận của hai người làm chứng và xác nhận của UBND xã. Bản di chúc không đề rõ địa chỉ để lại di chúc trong tiêu đề nhưng tứ cận thửa đất phù hợp với địa chỉ tranh chấp. Di chúc gồm 04 mặt nhưng là giấy liền nên việc ký từng trang là không cần thiết. Do vậy, đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố HN không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào:
- Điều 649, Điều 652; khoản 2,3 Điều 653, Điều 655, Điều 657, Điều 659, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 1995;
- Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009;
- Khoản 5 Điều 26; khoản 2 Điều 92; Điều 93; Điều 271; Điều 272; Điều 273; khoản 2 Điều 296; khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;
- Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 27/2/2009;
- Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố HN.
Xử:
Chấp nhận kháng cáo của bà N N D, chị P M H, chị P T H. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 52/2019/DS - ST ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận H Đ, thành phố HN. Cụ thể như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị P M H, chị P T H, anh P Q H về yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ P Q N, T T Đ theo di chúc ngày 17/04/1997. Xác nhận bản di chúc ngày 17/04/1997và bản sơ đồ phân chia đất kèm theo của cụ P Q N và cụ T T Đ là di chúc chung hợp pháp.
2. Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ P Q N và cụ T T Đ là nhà đất tại số 46B T P, phường M L, quận H Đ, thành phố HN là 168,9m2 có giá trị 18.579.000.000 đồng.
3. Chia thừa kế theo di chúc đối với diện tích đất 144,4 m2 thuộc di sản thừa kế của cụ P Q N, T T Đ để lại.
4. Chia thừa kế theo pháp luật đối với diện tích đất 24,5 m2 thuộc di sản thừa kế của cụ P Q N, T T Đ để lại.
5. Xác định các thừa kế của cụ P Q N và cụ T T Đ là bà P T T X, bà P T T V, ông P Q H (chết năm 1996) những người hưởng thừa kế thế vị của ông H là chị P M H, P T H, P Q H.
6. Không chấp nhận yêu cầu của bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H về việc yêu cầu chia thừa kế 15m2 trong tổng số diện tích đất mà bà P T T V đang sử dụng.
7. Xác nhận phần xây dựng nhà ở trên đất của cụ P Q N và cụ T T Đ và bà D là 123.567.819 đồng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà V, bà X không yêu cầu hưởng công sức đối với việc góp tiền vàng cho cụ N cụ Đ để xây dựng nhà năm 1998, chi phí mai táng, chăm sóc cụ N cụ Đ và không hưởng khoản tiền thuê nhà trước đó do bà D quản lý.
8. Chấp nhận sự tự nguyện của các bên chỉ đề nghị chia thừa kế đối với phần đất của cụ N, cụ Đ để lại.
9. Chia cụ thể như sau:
Giao cho bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H sử dụng đất, sở hữu công trình xây dựng trên đất diện tích đất 125,7 m2 gồm căn nhà 3 tầng có ban công trần bê tông, nhà bán mái, diện tích ki ốt còn lại phía trên có 1 phần của nhà hai tầng có ban công; được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8,9,10, 11, 12, 13, E, F, A, 1.
Giao cho bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H quản lý, sử dụng diện tích 13,2 m2 thuộc hành lang an toàn lưới điện được giới hạn bởi các điểm 8,9,10,11,12,9; bà D, Chị H, chị H, anh H phải đảm bảo an toàn hành lang điện theo quy định của Luật điện lực, Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (có sơ đồ kèm theo).
Giao cho bà P T T X sử dụng đất, sở hữu công trình xây dựng trên đất với diện tích 30 m2 (lấy từ ki ốt mà bà X đang quản lý là 17,1m2 và lấy thêm sang ki ốt bên cạnh bà D đang quản lý là 12,9m2 ), phía trên có một phần của nhà hai tầng, được giới hạn bởi các điểm A, B, C, D, E, F, A. Tứ cận như sau: Cạnh Đông Bắc giáp nhà 3 tầng; cạnh phía Tây Nam giáp phố A S; cạnh phía Đông Nam giáp kiot liền kề; cạnh phía Tây Bắc giáp nhà N H.
Bà X phải thanh toán cho bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H số tiền 1. 503.337.000 đồng (một tỷ, năm trăm linh ba triệu, ba trăm ba mươi bảy nghìn đồng); bà X không phải thanh toán giá trị tài sản trên đất được giao cho bà D.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án chưa thi hành xong thì còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền chưa thi hành án theo mức lãi suất quy định theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 với mức lãi suất là 10%/năm tính từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.
10. Về án phí: Bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H phải nộp là 185.384.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm, không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Được đối trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 100.000.000 đồng tại biên lai số 0000392 ngày 12/10/2011; số tiền 900.000 đồng tại các biên lai số 000849; biên lai số 0008486; biên lai số 0008487 ngày 06/12/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H Đ; số tiền còn phải nộp tiếp 84.484.000 đồng.
Bà N N D, chị P M H, chị P T H, anh P Q H mỗi người còn phải nộp 21.121.000 (hai mươi mốt triệu, một trăm hai mươi mốt nghìn đồng) đồng tiền án phí.
Bà P T T V và P T T X không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế theo quy định tại các điều 6,7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày Tòa tuyên án.
Bản án 210/2020/DS-PT ngày 22/06/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản
Số hiệu: | 210/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hà Nội |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 22/06/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về