TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
BẢN ÁN 197/2020/HS-PT NGÀY 15/09/2020 VỀ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Ngày 15 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 51/2019/TLPT-HS ngày 20-12-2019 đối với bị cáo Nguyễn Đ và đồng phạm về các tội “Cố làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Do có kháng cáo của các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với bản án hình sự sơ thẩm số 55/2019/HS-ST ngày 14/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
- Bị cáo có kháng cáo:
1. Nguyễn Đ; Giới tính: Nam; Sinh ngày 16/7/1971, tại thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nơi ĐKHKTT:, thành phố P, tỉnh Gia Lai; Chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B; Văn hóa: 12/12; Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam. Con ông: Nguyễn R, sinh năm: 1931 (đã chết); Con bà: Hoàng Thị L, sinh năm: 1931; Có vợ: Trần Thị H, sinh năm: 1975; Bị cáo có 04 con, lớn nhất 20 tuổi, nhỏ nhất 04 tuổi. Tiền án, tiền sự: Không. Bị bắt ngày 22/12/2017. Bị cáo có mặt.
2. Tưởng T; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 30/3/1960, tại: tỉnh Quảng Nam; Nơi ĐKHKTT: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B; Văn hóa: 11/12; Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; thương binh bậc 2/4. Con ông: Tưởng R, sinh năm: 1937; Con bà: Nguyễn Thị S, sinh năm 1940;
Có vợ tên: Nguyễn Thị L, sinh năm: 1959; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
3. Ngô Văn B; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 20/4/1966, tại: tỉnh Bình Định; Nơi ĐKHKTT: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Chỗ ở:, thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Chủ tịch UBND xã T, thành phố P, tỉnh Gia Lai; Văn hóa: 12/12; Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Con ông:
Ngô Đình H (đã chết); Con bà: Nguyễn Thị L, sinh năm: 1937; Có vợ tên: Nguyễn Thị Thùy M, sinh năm: 1976; có 01 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
4. Mã Phi B1; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 20/9/1979, tại, tỉnh Bình Định; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Cán bộ địa chính xã D, thành phố P, tỉnh Gia Lai; Văn hóa: 12/12; Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Con ông: Mã T4 T, sinh năm: 1953; Con bà: Phạm Thị S, sinh năm: 1953; Có vợ tên: Võ Thị Mộng T, sinh năm: 1984; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo vắng mặt.
5. Trương Văn H1; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 27/8/1974, tại: tỉnh Hà Nam; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai Chi nhánh thành phố P; Văn hóa: 12/12; Con ông: Trương Văn C, sinh năm: 1939; Con bà: Đào Thị L, sinh năm: 1942; Có vợ tên: Trương Thị Thúy H, sinh năm: 1977; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
6. Phạm Thị T1; Giới tính: Nữ; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 10/01/1986, tại: tỉnh Nghệ An; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai Chi nhánh thành phố P; Văn hóa: 12/12; Con ông: Phạm Bá L, sinh năm: 1962; Con bà: Nguyễn Thị H, sinh năm: 1963; Có chồng tên là: Nguyễn Thanh H, sinh năm: 1985; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
7. Ngô Xuân H2; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 20/2/1974, tại: tỉnh Bình Định; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Phó Trưởng phòng, phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố P, tỉnh Gia Lai; Văn hóa: 12/12. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Con ông: Ngô Xuân D, sinh năm: 1937; Con bà: Nguyễn Thị Đ, sinh năm: 1937; Có vợ tên: Đặng Thị H, sinh năm: 1978; Có 02 con; Gia đình có 06 anh chị em, bị can là con thứ tư trong gia đình. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
8. Nguyễn T4 T2; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 07/01/1964, tại: tỉnh Bình Định; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Phó Phòng lưu trữ thông tin Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai; Văn hóa: 12/12; Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Con ông: Nguyễn Q, sinh năm: 1929; Con bà: Lê Thị T (Đã chết); Có vợ tên là: Lương Thị Mỹ D, sinh năm: 1969; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
9. Lê Huy P; Giới tính: Nam; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày: 02/8/1960, tại: tỉnh Thanh Hóa; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thành phố P, tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Phó Trưởng ban - Ban quản lý chợ H thành phố P; Văn hóa: 10/10; Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Con ông: Lê Huy C (Đã chết);
Con bà: Dương Thị D (Đã chết); Có vợ tên là: Mai Thị N, sinh năm: 1965; Có 02 con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo có mặt.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có kháng cáo:
1. Bà Mai Thị Ngọc T2, trú tại: thành phố P, tỉnh Gia lai.Có mặt.
2. Bà Trần Thị H3, trú tại : thôn 5, xã D, thành phố P, tỉnh Gia Lai.Có mặt.
- Những người tham gia tố tụng khác:
1. Người bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Đ:
- Luật sư Nguyễn Khắc T- Luật sư thuộc văn phòng Luật sư Aát- Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tĩnh. Địa chỉ: tỉnh Hà Tĩnh.Có mặt.
- Luật sư Phan Văn C- Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH H- Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tĩnh. Địa chỉ: thành phố Hà Tĩnh.Có mặt.
2. Người bào chữa cho bị cáo Lê Huy P, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Ngô Văn B, Mã Phi B1, Ngô Xuân H2:
- Luật sư Trần Đình T và Luật sư Bùi Thị T – Văn phòng luật sư V, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.Các luật sư có mặt.
Địa chỉ: Hà Nội.
- Luật sư Hồ Ngọc D- Văn phòng Luật sư Hồ Ngọc D- Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.Có mặt.
Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh.
Bị hại Ban quản lý rừng phòng hộ B. Do ông Nguyễn Tất T4 – Phó trưởng ban phụ trách làm đại diện, đã uỷ quyền cho ông Nguyễn Thế Tuấn K- Phó trưởng ban tham gia tố tụng ( văn bản uỷ quyền ngày 14/92020).Có mặt.
Trong vụ án này còn có 3 bị cáo ( Đặng Văn C, Nguyễn Tiến D, Phạm Thị Bích T5) và một số người có quyền lợi ngĩa vụ liên quan nhưng không kháng cáo và bị kháng cáo kháng nghị nên Toà án không triệu tập.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Sau khi thanh tra toàn diện tại Ban quản lý rừng phòng hộ B thì Thanh tra Nhà nước tỉnh Gia Lai đã ban hành Kết luận thanh tra số 06/KL-TTr, ngày 15/5/2017 chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai kiến nghị khởi tố điều tra làm rõ để xử lý theo qui định pháp luật một số nội dung sau:
- Đối với diện tích 84.941,56 m2 đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 389 và một số khu vực khác trên địa bàn thành phố P bị các cá nhân lạm dụng chức vụ, quyền hạn lấn chiếm, sử dụng trái phép. Trong đó có 56.329,81 m2 đã được UBND thành phố P cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước.
- Đối với sai phạm về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng với số tiền 2.366.367.000 đồng gồm 1.233.585.000 đồng có dấu hiệu tham nhũng và 1.132.782.000 đồng để ngoài sổ sách kế toán, gây thiệt hại cho ngân sách.
- Điều tra, xác minh làm rõ sai phạm về số tiền 113.000.000 đồng mà năm 2016 Chi cục Kiểm lâm tỉnh ký hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ B xây dựng hiện trường diễn tập chữa cháy rừng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành điều tra xác minh, kết quả như sau:
1. Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:
Tại Bản kết luận số 06/KL-TTr ngày 15/5/2017 của Thanh tra tỉnh Gia Lai và Công văn số 1823/UBND-NC, ngày 23/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về Kiến nghị thanh tra và Công văn số 175/TTr-PCTN, ngày 25/5/2017 của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì không chuyển nội dung liên quan đến số tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu với tổng số tiền là 472.624.200 đồng (bốn trăm bảy mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn, hai trăm đồng), Ban quản lý rừng phòng hộ B không nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. Nội dung trên, Thanh tra tỉnh đề nghị UBND tỉnh Gia Lai giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ B nộp lại số tiền sai phạm trên vào ngân sách Nhà nước. Quá trình điều tra, ngày 15/11/2017 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai có Công văn số 967/VKSND- P3 về việc thống nhất quan điểm điều tra, xác minh vụ việc sai phạm liên quan đến số tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu với tổng số tiền là 472.624.200 đồng (bốn trăm bảy mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn, hai trăm đồng) tại Ban quản lý rừng phòng hộ B.
Trong các năm 2011, 2013 và năm 2015, Ban quản lý rừng phòng hộ B đã thu tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu với tổng số tiền là 472.624.200 đồng (bốn trăm bảy mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn, hai trăm đồng).
Nguyễn Đ - Nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B đã chỉ đạo cho Đặng Văn C - Kế toán trưởng, Trần Thị Bích V - Thủ quỹ không nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định mà nhập quỹ tiền mặt của Ban quản lý rừng phòng hộ B số tiền 472.624.200 đồng (bốn trăm bảy mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn, hai trăm đồng). Đ đã chỉ đạo cho C sử dụng số tiền trên chi chung cho các hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ B như chi tiếp khách, thăm ốm, mua đồ dùng, thực hiện một số công việc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên, đến nay Ban quản lý rừng phòng hộ B không xác định được chứng từ nào đã sử dụng nguồn tiền trên để chi mà chỉ có phiếu chi tạm ứng cho các cá nhân và chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp kinh phí nên Ban quản lý rừng phòng hộ B không quyết toán được. Do không xác định được số tiền trên đã chi vào mục nào, khoản nào nên đến nay đã mất và không thu hồi được khoản tiền trên để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Ngày 04/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định trưng cầu giám định số 19/QĐ-GĐ gửi đến ông Nguyễn Quốc Sơn - Giám định viên Tài chính - Kế toán để trưng cầu thiệt hại về tài chính đối với số tiền 472.624.200 đồng thu từ tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu mà Ban quản lý rừng phòng hộ B đã sử dụng, không nộp ngân sách Nhà nước có trái quy định của Nhà nước và gây thiệt hại cho Nhà nước không.
Tại Kết luận giám định số 02/GĐV-TC ngày 05/12/2017 của ông Nguyễn Quốc Sơn - Giám định viên Tài chính - Kế toán đã kết luận:
- Việc không nộp số tiền 472.624.200 đồng vào ngân sách Nhà nước là trái quy định của pháp luật, trái quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 18/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính; trái quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002.
- Việc không nộp số tiền 472.624.200 đồng vào ngân sách Nhà nước đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền 472.624.200 đồng.
2. Đối với hành vi tham ô tài sản:
Ngày 13/12/2011, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung ra Quyết định số 5438/QĐ-EVNCPC về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trạm biến áp 110 Kv M và N.
Ngày 18/10/2012, Ban Quản lý dự án lưới điện Miền Trung có Công văn số 2392/NPMU-ĐB về triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) xây dựng dự án Trạm biến áp 110 Kv M và N.
Ngày 26/4/2013, UBND huyện C ra Quyết định số 570/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ do giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình đường dây 110 Kv P - M đoạn qua địa bàn huyện C.
Ngày 10/5/2013, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện C tiến hành lập biên bản giao nhận tiền bồi thường đất, hoa màu thuộc công trình Trạm biến áp 110 Kv M và N cho Ban quản lý rừng phòng hộ B với tổng số tiền là 15.286.875 đồng (mười lăm triệu hai trăm tám mươi sáu nghìn tám trăm bảy lăm đồng). Đến ngày 27/5/2013, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện C đến Ban quản lý rừng phòng hộ B giao tiền đền bù, hỗ trợ đất đai, tài sản trên đất với số tiền là 15.286.875 đồng (mười lăm triệu hai trăm tám mươi sáu nghìn tám trăm bảy lăm đồng). Đặng Văn C - Kế toán trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B là người trực tiếp nhận tiền đền bù, hỗ trợ là 15.286.875 đồng (mười lăm triệu, hai trăm tám mươi sáu nghìn, tám trăm bảy lăm đồng). Sau khi nhận số tiền trên, C bỏ ngoài sổ sách, không làm thủ tục nhập sổ kế toán, sổ quỹ của Ban quản lý rừng phòng hộ B theo quy định mà chiếm đoạt để sử dụng chi tiêu cá nhân.
3. Đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến công tác quản lý đất lâm nghiệp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Ban quản lý rừng phòng hộ B chuyển đổi từ Trạm trồng rừng P là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, có chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển, sử dụng vốn rừng bền vững.
Thửa đất số 52 ghi trên bản đồ xã D (tờ số 4) do Sở Địa chính lập năm 1996, có diện tích 764.712 m2 là đất rừng, tại thời điểm này là đất rừng trồng (tràm), do Trạm trồng rừng P (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ B) quản lý.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, xác định tại bản đồ lâm nghiệp tỉ lệ 1/10.000, tờ số 01 xã D (do Công ty trắc địa bản đồ - Bộ Quốc phòng thực hiện năm 2005) thể hiện thửa đất số 14 (diện tích 17,8065 ha, hiện trạng là Thông) và 17 (diện tích 50,3000 ha, hiện trạng là đất trống IA) trùng với thửa đất số 52 nói trên, do Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý.
Ngày 28/9/2010, Ban quản lý rừng phòng hộ B có Tờ trình số 64/TT-BQL và Biên bản làm việc (đều do Tưởng T - Đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ B ký tên, đóng dấu) với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) về việc thống nhất số liệu diện tích đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ B hiện đang quản lý, sử dụng để đề nghị cấp GCNQSDĐ Ngày 21/02/2011, UBND tỉnh quyết định chuyển giao dự án 661 do Công ty xây dựng kinh tế Thanh niên xung phong quản lý cho Ban quản lý rừng phòng hộ B.
Ngày 10/11/2011, BQLRPH B có Tờ trình (do Nguyễn Đ - Đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ B ký tên, đóng dấu) tổng hợp số liệu diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCNQSDĐ.
Ngày 29/12/2011, UBND tỉnh cấp GCNQSDĐ số BH 121906 cho Ban quản lý rừng phòng hộ B, trong đó diện tích đất lâm nghiệp thuộc địa bàn xã D là 174,7 ha (Tiểu khu 389, được chia thành 05 khoảnh, gồm 17 lô).
Thực hiện quy hoạch đã được duyệt, ngày 03/5/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc thu hồi tổng thể 400.000 m2 đất của tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong khu quy hoạch chi tiết Khu Tiểu thủ công nghiệp D, thành phố P, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp và giao cho UBND thành phố P để xây dựng Khu Tiểu thủ công nghiệp. Trong 40 ha đất thu hồi này có 34,39 ha đất rừng tràm đã thu hoạch, 0,51 ha đất có rừng và 0,18 ha đất làm Trạm bảo vệ rừng (tổng cộng 35,08 ha) do Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý. Toàn bộ diện tích này được xác định thuộc một phần quỹ đất của thửa đất số 52. Như vậy, diện tích còn lại của thửa 52 là 40,32 ha nằm ở khu vực giáp ranh với địa bàn phường Hội Phú, thành phố P.
Ngày 21/01/2011, UBND TP P cấp cho bà Mai Thị Ngọc T2 GCNQSDĐ số BD 317952 và BD 317953 đối với thửa đất số 95, 96 (do cán bộ địa chính UBND xã D vẽ trích lục), có tổng diện tích 30.278,7 m2; ngày 12/6/2012, UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ số BI 753848 đối với thửa đất số 97 (do cán bộ địa chính UBND xã D vẽ trích lục) cho hộ Nguyễn Đ, đất đều tại thôn 5, xã D, thành phố P. Căn cứ kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính và đất đai tại Ban quản lý rừng phòng hộ B, kết quả điều tra, các tài liệu liệu chứng cứ thu thập được, biên bản khám nghiệm hiện trường, xác định diện tích mà UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ là cấp trên phần đất lâm nghiệp thuộc lô 3, khoảnh 7, tiểu khu 389 lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý (thuộc quỹ đất còn lại sau khi đã thu hồi một phần cho khu Tiểu thủ công nghiệp, của thửa đất số 52). Nguyên nhân dẫn đến hậu quả nói trên là do thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, thẩm định hồ sơ. Cụ thể như sau:
* Ngày 15/9/2010, bà Mai Thị Ngọc T2 nộp 02 hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 95 đã được Mã Phi B1 là cán bộ địa chính UBND xã D vẽ trích lục, tờ bản đồ số 4, diện tích 8.363,9m2 và thửa đất số 96 đã được Mã Phi B1 là cán bộ địa chính UBND xã D, tờ bản đồ số 4, diện tích 21.914,8m2, đất trồng cây lâu năm, tại bộ phận một cửa của UBND TP P, hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận ghi nguồn gốc sử dụng đất tự khai phá trước 1990; được UBND xã D xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng là đất tự khai phá trước năm 1990, hiện tại không tranh chấp và phù hợp quy hoạch. Đơn được Mã Phi B1 - Cán bộ địa chính và Ngô Văn B - Chủ tịch UBND xã D ký xác nhận;
- Sơ đồ trích lục thực trạng đất do UBND xã D, thành phố P lập;
- Biên bản xác nhận không tranh chấp của các hộ lân cận, trong đó có xác nhận của ông Tưởng T - Trưởng Ban, đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ B ký tên, đóng dấu;
- Đơn đề nghị xác minh quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có sự xác nhận của 03 người làm chứng, gồm: Ông Nguyễn A - thành phố P; ông Bùi Đ T (đã chết năm 2012) và Tưởng T - Nguyên Trưởng ban Ban quản lý rừng phòng hộ B, trong đó ông T ký xác nhận nội dung “Đất khai hoang trước năm 1990, trồng cây các loại, không có tranh chấp”.
* Ngày 03/5/2012, Nguyễn Đ nộp hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 97 (do cán bộ địa chính UBND xã D vẽ trích lục), tờ bản đồ số 4, diện tích 16.726 m2 đất trồng cây lâu năm, tại bộ phận một cửa của UBND thành phố P. Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ gồm:
- Đơn đề nghị xác minh quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ghi nguồn gốc lô đất: Nhận chuyển nhượng của ông Lê Đ Tải và bà Trần Thị Thảo;
- Sơ đồ trích lục thực trạng đất do UBND xã D, thành phố P lập;
- Giấy sang nhượng do ông Lê Đ Tải viết đề ngày 12/3/1997;
- Biên bản xác nhận không tranh chấp của các hộ lân cận.
- Đơn đề nghị xác minh quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có sự xác nhận của người làm chứng.
Ngô Văn B là Chủ tịch UBND xã D và Mã Phi B1 là Cán bộ địa chính xã D, là những người đã tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ của bà Mai Thị Ngọc T2 và 01 hồ sơ của Nguyễn Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ. Mặc dù diện tích đất mà bà T2 và Nguyễn Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (theo Khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất năm 2003) và là đất lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ B. Nhưng Ngô Văn B và Mã Phi B1 không kiểm tra về nguồn gốc đất, không đối chiếu với bản đồ địa chính về diện tích đất mà UBND xã D quản lý, không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai đối với việc cấp GCNQSDĐ lần đầu, cụ thể:
- Không thực hiện đầy đủ các quy định về xác minh nguồn gốc đất theo Khoản 4 Điều 3 Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; hướng dẫn tại Mục I Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007.
“Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích sử dụng đất hiện tại như sau:
1. Khi thực hiện công việc thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trong quá trình xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi là Giấy chứng nhận) theo quy định tại khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai (gọi là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP), Ủy ban nhân dân cấp xã phải lấy ý kiến của khu dân cư gồm những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất. Ý kiến của khu dân cư được lập thành văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được công bố công khai cùng với danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
2. Sau khi kết thúc việc công khai theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các ý kiến đóng góp về nguồn gốc và thời điểm bắt đầu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất hiện tại để ghi xác nhận vào đơn xin cấp Giấy chứng nhận gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng với Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư và các giấy tờ theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.” - Không thực hiện kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; Thông báo công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để niêm yết công khai theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009.
“2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;” Do đó, Mã Phi B1 đã trình Ngô Văn B ký xác nhận trích lục, nguồn gốc đất là khai phá và chuyển nhượng (không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực) vào hồ sơ đề nghị của bà T2 và Nguyễn Đ là trái với thẩm quyền được giao (đất không thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã D); không thực hiện việc kiểm tra, xác nhận nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất để niêm yết công khai, lấy ý kiến khu dân cư để xác định đất có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ không. Hành vi không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục được pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể trong cấp GCNQSDĐ của Ngô Văn B và Mã Phi B1 đã dẫn đến hồ sơ cấp đất thiếu thủ tục, làm mất quyền ý kiến của người dân hoặc cơ quan, tổ chức biết rõ về nguồn gốc đất, từ đó dẫn đến việc UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ, làm mất diện tích 47.004,7 m2 đất lâm nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ B.
Trong quá trình cán bộ địa chính xã D là Mã Phi B1 thực hiện thủ tục xác minh nguồn gốc đất do bà T2 đề nghị cấp thì Tưởng T - Nguyên là Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B, với nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ đất rừng, Tưởng T đã không chỉ đạo cán bộ kỹ thuật đo đạc, xác nhận lại diện tích đất bà T2 đề nghị cấp có thuộc diện tích đất lâm nghiệp của Ban hay không mà T đã ký xác nhận vào 02 Biên bản không tranh chấp và làm chứng với nội dung “đất khai hoang trước năm 1990, trồng cây các loại, không có tranh chấp”, dẫn đến bà T2 được cấp GCNQSDĐ đối với 02 thửa đất nằm trên diện tích đất rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý.
Sau khi các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ được chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố P để thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ thì Trương Văn H1, Phạm Thị Bích T4, Phạm Thị T1, Lê Huy P, Nguyễn T4 T2 là công chức, nhân viên hợp đồng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố P được phân công nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ.
- Trương Văn H1, Phạm Thị T1 được phân công thực hiện thủ tục kiểm tra cấp GCNQSDĐ đối với 02 hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2, thời điểm này Trương Văn H1, Phạm Thị T1 là nhân viên hợp đồng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố P được phân công nhiệm vụ tại Tổ kỹ thuật, Phạm Thị T1 thuộc bộ phận phụ trách hồ sơ cấp GCN (thẩm định hồ sơ cấp GCN, hoàn thiện hồ sơ cấp GCN) đối với các phường, xã trên địa bàn thành phố P (trong đó có xã D); Trương Văn H1 thuộc bộ phận phụ trách hồ sơ thuế. Đối với 02 hồ sơ này, Trương Văn H1 và Phạm Thị T1 được phân công thực hiện chung các thủ tục cấp GCNQSDĐ, H1 có trách nhiệm kiểm tra trích lục, nguồn gốc đất, thông báo thuế, T1 có trách nhiệm kiểm tra thủ tục, tính pháp lý hồ sơ trước khi in bìa, nếu đầy đủ thì in ý kiến hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để trình lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là Lê Huy P ký xác nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố P để thực hiện thẩm định hồ sơ trình UBND thành phố P ký cấp GCNQSDĐ.
- Phạm Thị Bích T4 được phân công thực hiện thủ tục kiểm tra cấp GCNQSDĐ đối với hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của Nguyễn Đ. T4 trực tiếp kiểm tra trích lục, nguồn gốc đất, thông báo thuế, kiểm tra thủ tục, tính pháp lý hồ sơ trước khi in bìa, nếu đầy đủ thì in ý kiến hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để trình lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là Nguyễn T4 T2 ký xác nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố P để thực hiện thẩm định hồ sơ trình UBND thành phố P ký cấp GCNQSDĐ.
Khi tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ thì mặc dù tại các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003), nhưng Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Phạm Thị Bích T4 đã tin tưởng vào hồ sơ đã được kê khai, đã được Tưởng T - Trưởng Ban BQLRPH B ký xác nhận đất không tranh chấp và xác nhận của UBND xã D về nguồn gốc đất khai phá, phù hợp quy hoạch. Do đó, không thực hiện kiểm tra đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, cấp GCNQSDĐ lần đầu, không đối chiếu hồ sơ địa chính, bản đồ có liên quan và không kiểm tra lại trích lục của các thửa đất, không kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của các thửa đất, tính đúng đắn của hồ sơ mà Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Phạm Thị Bích T4 đã xác nhận hồ sơ đủ điều kiện, trình lãnh đạo là Lê Huy P và Nguyễn T4 T2 ký trình cấp trên. Khi tiếp nhận hồ sơ do cấp dưới trình lên, Lê Huy P và Nguyễn T4 T2 đã thiếu kiểm tra hồ sơ, không phát hiện hồ sơ do xã D thực hiện thiếu thủ tục niêm yết và niêm yết không thực hiện đầy đủ thủ tục để xác minh nguồn gốc đất, xác minh lại quy hoạch nên đã ký xác nhận đủ điều kiện vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ để trình lên cấp trên.
- Quy định về kiểm tra hồ sơ cấp GCNQSDĐ, đó là nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quy định tại Luật đất đai 2003, Nghị Định số 181/2009/NĐ-CP, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Khi UBND xã D không thực hiện thủ tục kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, không lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để niêm yết công khai theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 để đưa vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ nhưng các nhân viên được phân công kiểm tra hồ sơ, thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ không đối chiếu quy định của pháp luật để phát hiện thiếu sót này, trả hồ sơ đề nghị thực hiện đầy đủ. Việc thiếu trách nhiệm đó dẫn đến mất quyền ý kiến phản ánh của cá nhân, tổ chức liên quan đến tình trạng các thửa đất đề nghị cấp GCNQSDĐ.
- Các thửa đất bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc (theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) nên phải đủ điều kiện theo Khoản 6 Điều 50 Luật đất đai năm 2003: “6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.”. Thời điểm năm 2010 - 2012, tại xã D chưa có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất nên diện tích các thửa đất đề nghị cấp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Các nhân viên, cán bộ kiểm tra hồ sơ đều làm việc tại các cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai nhưng đã thiếu kiểm tra thông tin quy hoạch trên địa bàn thành phố P để yêu cầu cấp xã xác minh, giải trình, dẫn đến xác nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đủ điều kiện. Từ đó, bà Mai Thị Ngọc T2 được UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng.
Khi các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 được chuyển đến Phòng TN&MT thành phố P thì Nguyễn Tiến D được phân công và tiếp nhận thẩm định các hồ sơ, mặc dù tại các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003), nhưng bị cáo Nguyễn Tiến D đã tin tưởng vào hồ sơ đã được kê khai, đã được Tưởng T - Trưởng Ban BQLRPH B ký xác nhận đất không tranh chấp và xác nhận của UBND xã D về nguồn gốc đất khai phá, phù hợp quy hoạch và xác nhận đủ điều kiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố P. Do đó, D đã không thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, cấp GCNQSDĐ lần đầu, không đối chiếu hồ sơ địa chính, bản đồ có liên quan và không kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của các thửa đất, tính đúng đắn của hồ sơ mà đã xác nhận đủ điều kiện, trình lãnh đạo Phòng TN&MT là Ngô Xuân H2 ký trình UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ. Khi tiếp nhận hồ sơ do cấp dưới trình lên, Ngô Xuân H2 đã thiếu kiểm tra hồ sơ, không phát hiện hồ sơ do xã D thực hiện thiếu thủ tục niêm yết đối với xác minh nguồn gốc đất để yêu cầu trả hồ sơ yêu cầu thực hiện đầy đủ và xác minh lại quy hoạch, do vậy, đã ký xác nhận vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 để trình lên cấp trên.
- Quy định thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ, đó là nhiệm vụ của Phòng TN&MT quy định tại Luật đất đai 2003, Nghị Định số 181/2009/NĐ-CP, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
- Khi UBND xã D không thực hiện thủ tục kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; Thông báo công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để niêm yết công khai theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 để đưa vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ nhưng Nguyễn Tiến D và Ngô Xuân H2 không đối chiếu quy định của pháp luật để phát hiện thiếu sót này, trả hồ sơ đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trả hồ sơ cho UBND xã D để thực hiện đầy đủ. Việc thiếu trách nhiệm đó dẫn đến mất quyền ý kiến phản ánh của cá nhân, tổ chức liên quan đến tình trạng các thửa đất đề nghị cấp GCNQSDĐ.
- Các thửa đất bà Mai Thị Ngọc T2 đề nghị cấp GCNQSDĐ đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc (theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) nên phải đủ điều kiện theo Khoản 6 Điều 50 Luật đất đai năm 2003: “6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.”. Giai đoạn năm 2010 - 2012, tại xã D chưa có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất nên diện tích các thửa đất đề nghị cấp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Nguyễn Tiến D và Ngô Xuân H2 là công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai nhưng đã thiếu kiểm tra thông tin quy hoạch trên địa bàn thành phố P để yêu cầu cấp xã xác minh, giải trình, dẫn đến xác nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đủ điều kiện. Từ đó, bà Mai Thị Ngọc T2 được UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng.
Ngày 21/01/2011, UBND thành phố P cấp cho bà Mai Thị Ngọc T2 GCNQSDĐ số BD 317952 và BD 317953, đối với thửa đất số 95, 96, có tổng diện tích 30.278,7 m2. Đến năm 2012, bà T2 đã chuyển nhượng cho các cá nhân cụ thể như sau:
- Đặng Văn C (là bị cáo trong vụ án), tổng diện tích: 10.097,8 m2 (trong đó 4.183 m2 của GCNQSDĐ số BD 317952, thửa đất số 95 và 5.914,8 m2, BD 317953, thửa đất số 96);
- Ông Đặng Xuân T (nguyên Phó Trưởng ban BQLRPH B), tổng diện tích: 10.180m2 (trong đó diện tích 4.180m2 của GCNQSDĐ số BD 317952 và 6.000 m2 của GCNQSDĐ BD 317953, thửa đất số 96);
- Vợ chồng ông Dương Xuân H, bà Nguyễn Thị H (thành phố P), diện tích 10.000 m2 của GCNQSDĐ số BD 317953, thửa đất số 96. Sau đó vợ chồng ông H, bà H đã sang nhượng lại cho vợ chồng ông Lê Thiện B, bà Lê Thị Thảo T ( thành phố P).
Ngày 12/6/2012, UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ số BI 753848 cho Nguyễn Đ. Hiện, thửa đất 97 gia đình Nguyễn Đ đang làm nhà ở, canh tác trồng cây cà phê, tiêu và cây ăn trái.
Hiện nay không có các tài liệu liên quan đến việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ và tờ trình của Phòng TN&MT thành phố P đề nghị UBND thành phố P ra quyết định cấp GCNQSDĐ cho Nguyễn Đ nên chưa xác định được trách nhiệm cán bộ, lãnh đạo nào tiến hành thẩm định để xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào GCNQSDĐ của Ban quản lý rừng phòng hộ B thì tại lô 3, khoảnh 7, tiểu khu 389, hiện có tổng diện tích 40,7 ha thuộc thôn 5, xã D, thành phố P. Mặc dù diện tích đất tại lô 3, khoảnh 7 là đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ B nhưng trong năm 2011 và 2012, UBND thành phố P vẫn cấp GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ tại các thửa đất nêu trên.
Ngày 11/5/2018, Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự tỉnh Gia Lai có Bản kết luận định giá tài sản số 05/HĐĐG-KL, xác định:
- Thửa đất số 95, tờ bản đồ số 4, diện tích 8.363,9 m2 đất rừng phòng hộ tại vị trí 3, xã D, thành phố P có giá là: 8.363,9 m2 x 7.350 đồng/m2 = 61.474.665 đồng (sáu mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi tư nghìn, sáu trăm sáu mươi lăm đồng);
- Thửa đất số 96, tờ bản đồ số 4, diện tích: 21.914,8 m2 đất rừng phòng hộ tại vị trí 3, xã D, thành phố P có giá là: 21.914,8 m2 x 7.350 đồng/m2 = 161.073.780 đồng (một trăm sáu mươi mốt triệu, không trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm tám mươi đồng);
- Thửa đất số 97, tờ bản đồ số 4, diện tích 16.726 m2 đất rừng phòng hộ tại vị trí 3, xã D, thành phố P có giá là: 16.726 m2 x 7.350 đồng/m2 = 122.936.100 đồng (một trăm hai mươi hai triệu, chín trăm ba mươi sáu nghìn, một trăm đồng).
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thu giữ:
- Nguyễn Đ tạm nộp số tiền 50.000.000 đồng để khắc phục hậu quả;
- Đặng Văn C tạm nộp số tiền 113.269.000 đồng để khắc phục hậu quả;
- Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Phạm Thị Bích T4, Nguyễn Tiến D, Ngỗ Xuân H2, Nguyễn T4 T2 và Lê Huy P mỗi người tạm nộp số tiền 10.000.000 đồng để khắc phục hậu quả, tổng cộng 80.000.000 đồng.
- 02 Hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 95, 96 của bà Mai Thị Ngọc T2, đất tại thôn 5, xã D, thành phố P.
- Hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 97 của Nguyễn Đ, đất tại thôn 5, xã D, thành phố P.
- GCNQSDĐ số BD 317952, BD 317953 ngày 21/01/2011 của UBND thành phố P cấp cho bà Mai Thị Ngọc T2, diện tích 30.278,7 m2.
- GCNQSDĐ số BI 753848 ngày 12/6/2012 của UBND thành phố P cấp cho hộ Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3, diện tích 16.726 m2.
Tại cáo trạng số 57/CT-VKS-P3 ngày 15/8/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố như sau:
-Truy tố Nguyễn Đ về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo theo Điểm d Khoản 2 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Truy tố Nguyễn Đ về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 356 BLHS năm 2015.
- Truy tố các bị cáo Tưởng T, Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Lê Huy P, Nguyễn T4 T2 và Ngô Xuân H2 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điểm d Khoản 1 Điều 360 BLHS năm 2015.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 55/2019/HS-ST ngày 14/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã quyết định:
1. Về tội danh: Tuyên bố:
- Bị cáo Nguyễn Đ phạm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
- Các bị cáo Tưởng T, Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Lê Huy P, Nguyễn T4 T2, Ngô Xuân H2 phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
2. Về hình phạt:
2.1. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Khoản 1 Điều 356; các điểm b, v khoản 1 Điều 51; Điều 55 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Đ 54 (Năm mươi bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 30 (Ba mươi) tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, buộc bị cáo Nguyễn Đ chấp hành hình phạt chung của hai tội là 84 (Tám mươi bốn) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt: 22/12/2017.
2.2. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Mã Phi B1 18 (Mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.3. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Ngô Văn B 15 (Mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.4. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v, x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Tưởng T 12 (Mười hai) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.5. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Trương Văn H1 09 ( Chín) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.6. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Phạm Thị T1 08 (Tám ) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.7. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Lê Huy P 06 ( Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2.8. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1; khoản 2 Điều 51; Điều 36 BLHS năm 2015, xử:
- Phạt bị cáo Ngô Xuân H2 06 (Sáu) tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
- Giao bị cáo Ngô Xuân H2 cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố P, tỉnh Gia Lai giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
- Trong thời gian chấp hành án, hàng tháng, bị cáo H2 bị khấu trừ 5% thu nhập để sung vào ngân sách Nhà nước.
2.9 Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; Điều 36 BLHS năm 2015, xử:
- Phạt bị cáo Nguyễn T4 T2 06 (Sáu) tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
- Giao bị cáo Nguyễn T4 T2 cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
- Trong thời gian chấp hành án, hàng tháng, bị cáo T2 bị khấu trừ 5% thu nhập để sung ngân sách nhà nước.
* Về phần trách nhiệm dân sự và các biện pháp tư pháp:
Căn cứ các Điều 47; 48 BLHS năm 2015; Điều 589 BLDS năm 2015; Điều 34 BLTTDS năm 2015, xử:
- Buộc bị cáo Nguyễn Đ phải nộp 236.312.100 (Hai trăm ba mươi sáu triệu, ba trăm mười hai ngàn, một trăm) đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ số tiền đã nộp là 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng thể hiện tại Biên bản giao nhận vật chứng số 22/2019 lập ngày 16/01/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai. Bị cáo Đ còn phải nộp thêm 186.312.100 (Một trăm tám mươi sáu triệu, ba trăm mười hai ngàn, một trăm) đồng.
- Buộc bị cáo Mã Phi B1 phải nộp 58.552.580 (Năm mươi tám triệu, năm trăm năm mươi hai ngàn, năm trăm tám mươi) đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ 10.000.000 (Mười triệu) đồng đã nộp ghi tại Biên bản giao nhận vật chứng số 22/2019 lập ngày 16/01/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai. Bị cáo B1 còn phải nộp thêm 48.552.580 (Bốn mươi tám triệu, năm trăm năm mươi hai ngàn, năm trăm tám mươi) đồng.
- Buộc bị cáo Ngô Văn B phải nộp 58.552.580 (Năm mươi tám triệu, năm trăm năm mươi hai ngàn, năm trăm tám mươi) đồng tiền bồi thường thiệt hại để vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ 10.000.000 (Mười triệu) đồng đã nộp ghi tại Biên bản giao nhận vật chứng số 22/2019 lập ngày 16/01/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai, còn phải nộp thêm 48.552.580 (Bốn mươi tám triệu, năm trăm năm mươi hai ngàn, năm trăm tám mươi) đồng.
- Buộc bị cáo Tưởng T phải nộp 27.818.556 (Hai mươi bảy triệu, tám trăm mười tám ngàn, năm trăm năm mươi sáu) đồng để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ nộp 10.000.000 (Mười triệu) đồng đã nộp tại Biên lai thu tiền số 0006355 ngày 23/9/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai. Bị cáo T còn phải nộp thêm 17.818.556 (Mười bảy triệu, tám trăm mười tám ngàn, năm trăm năm mươi sáu) đồng.
- Buộc bị cáo Nguyễn T4 T2 phải nộp 30.734.025 (Ba mươi triệu, bảy trăm ba mươi tư ngàn, hai mươi lăm) đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ số tiền đã nộp 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng (gồm: 10.000.000 đồng thể hiện tại Biên bản giao nhận vật chứng số 60/2019 lập ngày 27/8/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai, và 10.000.000 đồng nộp tại Biên lai thu tiền số 0006368 ngày 01/10/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai). Bị cáo T2 còn phải nộp thêm 10.734.025 (Mười triệu, bảy trăm ba mươi tư ngàn, hai mươi lăm) đồng.
- Buộc bị cáo Trương Văn H1 phải nộp 27.818.556 (Hai mươi bảy triệu, tám trăm mười tám ngàn, năm trăm năm mươi sáu) đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ số tiền đã nộp 28.000.000 (Hai mươi tám triệu) đồng (gồm 10.000.000 đồng nằm trong tổng số tiền ghi tại Biên bản giao nhận vật chứng số 22/2019 lập ngày 16/01/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai, và 18.000.000 đồng nộp tại Biên lai thu tiền số 0006356 ngày 23/9/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai ), số tiền nộp thừa là 181.444 đồng được tiếp tục bảo thủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành khoản tiền án phí hình sự sơ thẩm của bị cáo.
- Buộc bị cáo Phạm Thị T1 phải nộp 27.818.556 (Hai mươi bảy triệu, tám trăm mười tám ngàn, năm trăm năm mươi sáu) đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào ngân sách Nhà nước, được khấu trừ số tiền đã nộp 28.000.000 (Hai mươi tám triệu) đồng (gồm: 5.000.000đồng đã nộp tại Biên lai thu tiền số 0005492 ngày 04/9/2019, và 23.000.000 đã nộp tại Biên lai thu tiền số 0006367 ngày 01/10/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai), số tiền nộp thừa là 181.444 đồng được tiếp tục bảo thủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành khoản tiền án phí hình sự sơ thẩm của bị cáo.
- Buộc bị cáo Lê Huy P phải nộp 27.818.556 (Hai mươi bảy triệu, tám trăm mười tám ngàn, năm trăm năm mươi sáu) đồng tiền bồi thường thiệt hại, được khấu trừ số tiền đã nộp 28.000.000(Hai mươi tám triệu) đồng (gồm:
10.000.000 đồng thể hiện tại Biên bản giao nhận vật chứng số 60/2019 lập ngày 27/8/2019 giữa cơ quan CSĐT Công an tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai, và 18.000.000 đồng nộp tại Biên lai thu tiền số 0006357 ngày 23/9/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai ), số tiền nộp thừa là 181.444 đồng được tiếp tục bảo thủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành khoản tiền án phí hình sự sơ thẩm của bị cáo.
+ Buộc bà Mai Thị Ngọc T2 phải nộp 750.000.000 (Bảy trăm năm mươi triệu) đồng tiền thu lợi bất chính để sung công vào ngân sách Nhà nước.
+ Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 753848 do UBND thành phố P ký ngày 12/6/2012 cấp cho ông Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3.
+ Buộc bị cáo Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 phải giao trả lại 16.726 (Mười sáu ngàn, bảy trăm hai mươi sáu) m2 đất ghi tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 753848 do UBND thành phố P ký ngày 12/6/2012 cho Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý, sử dụng.
Ngoài ra bản án còn tuyên về tội danh, hình phạt, trách nhiệm dân sự, biện pháp tư pháp đối với các bị cáo khác trong vụ án, án phí và quyền kháng cáo.
Trong thời hạn luật định, Bị cáo Nguyễn Đ, Ngô Văn B, Mã Phi B1, Phạm Thị T1, Ngô Xuân H2, Trương Văn H1, Lê Huy P kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, các bị cáo cho rằng bản thân không phạm tội như bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đã tuyên. Sau đó bị cáo Trương Văn H1, Lê Huy P kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Tưởng T kháng cáo xin được hưởng án treo Bị cáo Nguyễn T4 T2 xin được miễn hình phạt Bà Mai Thị Ngọc T2 và bà Trần Thị H3 kháng cáo về trách nhiệm dân sự và biện pháp tư pháp đã tuyên trong phần quyết định của bản án, cụ thể bà T2 và bà H3 cho rằng đất của mình được cấp đúng theo quy định của pháp luật, bà T2 không đồng ý nộp khắc phục hậu quả 750 triệu đồng và bà H3 không đồng ý trả lại 16.726 (mười sáu ngàn bảy trăm hai mươi sáu đồng) m2 cho Ban quản lý rừng phòng hộ B.
Tại phiên toà, bị cáo Nguyễn Đ giữ nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại tội danh cho bị cáo và xin giảm nhẹ. Các bị cáo còn lại thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết, chỉ xin Hội đồng xét xử xem xét tính chất hành vi của vụ án, các tình tiết giảm nhẹ để giảm hình phạt cho các bị cáo và xin được hưởng án treo.
*Tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát đề nghị:
Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự; Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đ, Ngô Văn B, Mã Phi B1, Ngô Xuân H2, Lê Huy P, Trương Văn H1, Nguyễn T4 T2, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355; điểm e khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Thị T1, sửa bản án sơ thẩm, cho bị cáo được hưởng án treo, vì bị cáo đang có thai.
Đối với bị cáo Tưởng T, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355; điểm b khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự, chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo 12 tháng cải tạo không giam giữ theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015 và miễn khấu trừ thu nhập cho bị cáo.
Về phần dân sự: Bản án sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 phải giao trả lại 16.726m2 đất nhưng lại buộc các bị cáo Mã Phi B1, Ngô Văn B, Phạm Thị Bích T5, Nguyễn T4 T2, Tưởng T, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Lê Huy P Nguyễn Tiến D bồi thường thiệt hại là không đúng và tuyên buộc bà Mai Thị Ngọc T2 nộp lại 750.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính và bị cáo Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 giao trả lại 16.726m2 đất nhưng chưa tính giá trị tài sản trên đất của bà T2, của bị cáo Đ, bà H3 là không đúng pháp luật. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ phần dân sự, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.
* Luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị:
- Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn và Luật sư Phan Văn Chiều bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đ cho rằng, do bản đồ quy hoạch, xác nhận ranh giới đất không đúng, hành vi của bị cáo Nguyễn Đ không phạm tội “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; về tội “ Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khoản chi cho công tác bảo vệ rừng chưa bị mất, đề nghị Hội đồng xem xét cho bị cáo. Về phân dân sự, Toà án cấp sơ thẩm tuyên thu hồi đất nhưng chưa xem xét quá trình sử dụng đất cho bị cáo, đề nghị Hội đồng xem xét.
- Luật sư Hồ Ngọc Diệp, bào chữa cho các bị cáo Lê Huy P, Trương văn H1, Phạm Thị T1, Ngô Văn bằng, Mã Phi B1, Ngô Xuân H2 cho rằng đây là quan hệ pháp luật hành chính, Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo chưa đúng, đề nghị huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
- Luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho các bị cáo Lê Huy P, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Ngô Văn bằng, Mã Phi B1, Ngô Xuân H2: Đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Tưởng T không phạm vào tội quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự và đồng ý huỷ phần dân sự như quan điểm của Viện kiểm sát là hợp lý. Đối với các bị cáo mà Luật sư bào chữa trong vụ án này cũng không nằm trong quy định của Điều 360 Bộ luật hình sự. Nếu bị các bị cáo có tội thì đề nghị Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo và xem xét trách nhiệm của người ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong lời nói sau cùng, bị cáo Nguyễn Đ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo. Các bị cáo còn lại rất thành khẩn và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ và cho các bị cáo dược hưởng án treo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên toà,ý kiến của Luật sư, quan điểm của Viện kiểm sát, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau:
[1] Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, các bị cáo khai nhận hành vi cơ bản như cáo trạng, bản án sơ thẩm đã xét xử. Bị cáo Nguyễn Đ cho rằng bị cáo không phạm tội như bản án sơ thẩm tuyên; các bị cáo Ngô Văn B, Mã Phi B1, Phạm Thị T1, Ngô Xuân H2, Trương Văn H1, Lê Huy P đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của các bị cáo và xin được giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo; Bị cáo Tưởng tín kháng cáo xin được hưởng án treo; bị cáo Nguyễn T4 T2 xin được miễn hình phạt. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Mai Thị Ngọc T2 kháng cáo cho rằng đất mình được cấp, không đồng ý nộp khắc phục hậu quả 750.000.000đồng, bà Trần thị H3 không đồng ý trả lại 16.727m2 đất cho Ban quản lý rừng phòng hộ B.
[2] Xét nội dung kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Đ. Bị cáo Nguyễn Đ bị Toà án cấp sơ thẩm xét xử về hai tội “ Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điểm d khoản 2 Điều 165 BLHS năm 1999 và tội “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 356 BLHS năm 2015. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Nguyễn Đ – Nguyên là Trưởng Ban, và Đặng Văn C – Nguyên là Kế toán trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ B. Trong các năm 2011, 2013, 2015, Ban quản lý rừng phòng hộ B có thu tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu với tổng số tiền là 472.624.200 đồng. Bị cáo Nguyễn Đ đã chỉ đạo Đặng Văn C không nộp số tiền trên vào ngân sách Nhà nước mà nhập quỹ tiền mặt của Ban quản lý rừng phòng hộ B để chi cho các hoạt động chung của Ban, đến nay, không có hồ sơ, tài liệu để chứng minh khoản tiền nêu trên chi cho các hoạt động nào, nên không thu hồi được số tiền đã chi.
Tại các mục 1.3, phần II Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước”, quy định:
“ 1.3. Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
1.3.1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a. Thuế nhà, đất. b.
….
g. Tiền đền bù thiệt hại đất.
n. T từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác.
Các khoản thu tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu là các khoản thu ngân sách địa phương thuộc vào các điểm g; n tiết 1.3.1 mục 1.3, phần II Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nên phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, Ban quản lý rừng phòng hộ(QLRPH) B là đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định thành lập, hoạt động theo Quy chế quản lý rừng quy định tại Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư để duy trì cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của Ban được đảm bảo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Do vậy, các nguồn thu theo quy định của pháp luật phải nộp ngân sách nhà nước đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002; Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Cụ thể: Đơn vị dự toán ngân sách có nghĩa vụ: “Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính có quy định:
“ Số tiền thu được từ thanh lý rừng và lâm sản tận thu sau khi quyết toán hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản đã ứng để chi phí thanh lý theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được phân chia theo chính sách hưởng lợi theo quy định của pháp luật về đầu tư và phát triển rừng. Đối với phần giá trị thuộc về nhà nước thì được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, cụ thể: nộp vào ngân sách trung ương đối với rừng trồng do Bộ, ngành trung ương quản lý; nộp vào ngân sách địa phương đối với rừng trồng do địa phương quản lý.” Như vậy, việc các bị cáo Nguyễn Đ, Đặng Văn C không nộp số tiền 472.624.200 đồng (bốn trăm bảy mươi hai triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn, hai trăm đồng) thu từ nguồn đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu vào ngân sách Nhà nước là vi phạm các điểm g, n tiết 1.3.1, điểm 1.3, phần II, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính; Khoản 6 Điều 7 Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính; Khoản 2 Điều 27 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002; Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Theo Kết luận giám định số 02/GĐV-TC ngày 05/12/2017 của Giám định viên Tài chính - Kế toán thì: “Việc không nộp số tiền 472.624.200 đồng vào ngân sách Nhà nước đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền 472.624.200 đồng”.
Do đó, Toà án cấp sơ thẩm đã xử các bị cáo Nguyễn Đ về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo tình tiết định khung: “Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 165 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo nội dung này của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đối với hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” thấy rằng năm 2012, bị cáo Nguyễn Đ là Trưởng Ban QLRPH B, được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ đất rừng nhưng trong quá trình bị cáo lập hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( BL 568-594), trong hồ sơ này thể hiện chủ tịch UBND xã D Ngô Văn B, cán bộ địa chính Mã Phi B1 xác nhận nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng năm 1997, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch; cán bộ thẩm tra Phạm Bích T5, phó Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Nguyễn T4 T2 ( ký xác nhận ngày 24/5/2012). Ngày 16/6/2012, UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ số BI 753848 cho Nguyễn Đ, với diện tích 16.726m2 , do phó Chủ tịch UBND thành phố P Bùi Tiến D ký. Quá trình điều tra cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm chưa điều tra chứng minh làm rõ yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn của bị cáo Nguyễn Đ mà quy kết bị cáo phạm tội “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự là chưa đầy đủ cơ sở vững chắc. Vần đề này, cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, do đó Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ phần tội danh này đối với bị cáo Nguyễn Đ, giao hồ sơ về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
[3] Xét kháng cáo đề nghị xem xét lại hành vi và xin giảm nhẹ, xin hưởng án treo của các bị cáo Mã Phi B1, Ngô Văn B , Phạm Thị T1, Ngô Xuân H2, Trương Văn H1, Lê Huy P.
Bị cáo Mã Phi B1 - Nguyên cán bộ địa chính xã D, được tuyển dụng theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã D các nội dung quy định về đất đai, trong đó có việc kiểm tra, xác minh hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ cho người dân trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Mã Phi B1 là người đã tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ của bà Mai Thị Ngọc T2 và 01 hồ sơ của Nguyễn Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ. Mặc dù đất mà bà T2 và ông Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) và là đất lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ B nhưng bị cáo Mã Phi B1 không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của UBND cấp xã về quản lý đất đai đối với việc cấp GCNQSDĐ lần đầu, cụ thể:
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định:
“Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;”.
Tại Mục I Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “ Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai” có hướng dẫn về việc kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trong quá trình xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, cụ thể là:
Khi thực hiện việc kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trong quá trình xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, UBND cấp xã phải lấy ý kiến của khu dân cư gồm những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất. Ý kiến của khu dân cư được lập thành văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được công bố công khai. Sau khi kết thúc việc công khai theo quy định, UBND cấp xã xem xét các ý kiến đóng góp về nguồn gốc và thời điểm bắt đầu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất hiện tại để ghi xác nhận vào đơn xin cấp Giấy chứng nhận gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng với phiếu lấy ý kiến của khu dân cư… Tại hồ sơ bà T2 không có Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư; không có giấy tờ thể hiện việc niêm yết công khai kết quả kiểm tra, không có hồ sơ thể hiện Ủy ban nhân dân xã D thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP P thực hiện trích đo địa chính thửa đất.
Tại hồ sơ của Nguyễn Đ không có Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư; chỉ có Thông báo niêm yết công khai hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu, trong đó ghi các thông tin là: danh sách trích ngang xác định ông Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 là chủ đất, không ghi rõ đất được chuyển nhượng từ ai? và chuyển nhượng vào thời gian nào? Không thể hiện các thông tin này được UBND xã kiểm tra bằng cách gì ?.....
Ngoài ra, do không đối chiếu hồ sơ địa chính nên không phát hiện các thửa đất đó là đất rừng, đất không thuộc quyền quản lý của UBND xã D nhưng bị cáo B1 đã trình bị cáo B ký xác nhận trích lục, nguồn gốc đất là khai phá vào hồ sơ đề nghị của bà T2, và chuyển nhượng (không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực) vào hồ sơ đề nghị của ông Đ là chưa làm hết trách nhiệm công vụ của bản thân.
Đối với bị cáo Ngô Văn B: Với trách nhiệm là Chủ tịch UBND xã nhưng khi Mã Phi B1 trình hồ sơ, bị cáo B đã không kiểm tra hồ sơ theo quy định nêu trên mà đã tin tưởng bị cáo B1, nên đã ký xác nhận vào hồ sơ đề nghị của bà T2 và ông Đ là chưa làm hết trách nhiệm công vụ của bản thân.
Hành vi thiếu trách nhiệm nêu trên của Mã Phi B1, Ngô Văn B đã dẫn đến việc UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc T2, cho ông Nguyễn Đ, làm mất diện tích 47.004,7 m2 đất lâm nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ B, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 345.484.545 đồng (ba trăm bốn mươi lăm triệu, bốn trăm tám mươi bốn nghìn, năm trăm bốn mươi lăm đồng). Do vậy, Mã Phi B1, Ngô Văn B đã phạm vào tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo tình tiết định khung “Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 360 BLHS năm 2015.
Đối với Trương Văn H1, Phạm Thị T1 Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thì trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện như sau:
“ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc sau:
a)… b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
……………” .
Các bị cáo Trương Văn H1, Phạm Thị T1, là nhân viên hợp đồng, và Lê Huy P, Nguyễn T4 T2 là Lãnh đạo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố P, đều có trình độ chuyên môn về quản lý đất đai. Quá trình làm việc, các bị cáo được phân công nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ.
- Trong đó bị cáo Trương Văn H1, bị cáo Phạm Thị T1 được phân công thực hiện thủ tục kiểm tra đối với 02 hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2. Thời điểm này Trương Văn H1, Phạm Thị T1 được phân công nhiệm vụ tại Tổ kỹ thuật. Phạm Thị T1 thuộc bộ phận phụ trách hồ sơ cấp GCN (thẩm định, hoàn thiện hồ sơ cấp GCN) đối với các phường, xã trên địa bàn thành phố P (trong đó có xã D); Trương Văn H1 thuộc bộ phận phụ trách hồ sơ thuế. Đối với 02 hồ sơ này, bị cáo Trương Văn H1 và bị cáo Phạm Thị T1 được phân công thực hiện chung các thủ tục cấp GCNQSDĐ, bị cáo H1 có trách nhiệm kiểm tra trích lục, nguồn gốc đất, thông báo thuế, bị cáo T1 có trách nhiệm kiểm tra thủ tục, tính pháp lý hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện, thì ghi ý kiến hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ để trình lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là bị cáo Lê Huy P ký xác nhận, chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố P xem xét, giải quyết.
Khi tiếp nhận kiểm tra các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị T2 và Nguyễn Đ thì các bị cáo đã không thực hiện kiểm tra đầy đủ các quy định của nhà nước về cấp GCNQSDĐ lần đầu; không phát hiện các thiếu sót là: không lấy ý kiến khu dân cư; không niêm yết công khai kết quả kiểm tra và các bị cáo cũng không thực hiện quy trình đối chiếu bản đồ địa chính, không đối chiếu quy hoạch, nên không phát hiện ra việc xác nhận của UBND xã D là các mảnh đất trên phù hợp quy hoạch ( trong khi chưa có quy hoạch) và đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, là sai.
Từ đó dẫn đến bà Mai Thị Ngọc T2 được UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 222.548.445 đồng, và Nguyễn Đ được cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 122.936.100 đồng.
Đối với bị cáo Ngô Xuân H2 (chuyên viên và lãnh đạo Phòng TN&MT thành phố P) Tại khoản 3, mục II, phần II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp” quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường thì phòng Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm: “ Thẩm định hồ sơ về ….., cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…..cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
Khi được phân công và tiếp nhận thẩm định các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 thì mặc dù tại các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ thể hiện thủ tục kiểm tra và niêm yết công khai kết quả kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất nhưng bị cáo D không phát hiện ra. Đồng thời không đối chiếu bản đồ địa chính nên không phát hiện các thửa đất bà T2 xin cấp giấy chứng nhận là đất rừng; không xác minh lại quy hoạch, nên không phát hiện UBND xã xác nhận đất phù hợp quy hoạch là không đúng, vì lúc này thành phố P chưa có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Dẫn đến bị cáo D đã xác nhận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 đủ điều kiện, trình bị cáo H2, và bị cáo H2 tin tưởng D nên không kiểm tra lại mà ký trình Chủ tịch UBND thành phố P quyết định. Từ đó, bà Mai Thị Ngọc T2 được UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 222.548.445 đồng.
Qua sự phân tích trên khẳng định rằng hành vi của các bị cáo Ngô Văn B, Mã Phi B1, Phạm Thị T1, Ngô Xuân H2, Trương Văn H1, Lê Huy P, đã phạm vào tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng „ theo quy định tại Khoản 1 Điều 360 BLHS năm 2015 như Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử đối với các bị cáo là có căn cứ và đúng pháp luật, không oan, kháng cáo đề nghị xem xét lại hành vicủa các bị cáo không được chấp nhận. Trong khi xét xử sơ thẩm, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét đánh giá đầy đủ tính chất hành vi, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của các bị cáo và yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này để phục nhiệm vụ chính trị của địa phương nên đã cân nhắc xem xét cho các bị cáo, trong giai đoan phúc thẩm các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên kháng cáo xin giảm nhẹ của các bị cáo Ngô Văn bằng, Mã Phi B1, Ngô Xuân H2, Trương Văn H1, Lê Huy P không được chấp nhận, giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt.
Riêng đối với với bị cáo Phạm Thị T1, bị cáo có vai trò thứ yếu trong vụ án, nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đang nuôi con nhỏ và hiện nay đang có thai ( có kết quả siêu âm thi nhi của Bệnh viện ĐHYD, điạ chỉ: Tp. P, tỉnh Gia Lai, ngày 29/8/2020). Do đó, để thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật đới với phụ nữ đang mang thai, Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo, cho bị cáo được cải tạo không giam giữ và miễn việc khấu trừ một phần thu nhập do hiện nay hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn.
[4] Xét kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Tưởng T.
Đối với bị cáo Tưởng T khi đang là trưởng ban ban quản lý rừng phòng hộ đã xác nhận vào hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc T2 với tư cách là hộ liền kề, đất không tranh chấp. Sau đó, hồ sơ này được UBND cấp có thẩm quyền GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc T2. Như vậy hành vi này của bị cáo Tưởng T là hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, được quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật hình sự năm 1999 nay là khoản 1 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015. Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015 là không đúng. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng điểm b khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự, chuyển tội danh cho bị cáo Tưởng T, phạt bị cáo cải tạo không giam giữ và miễn việc khấu trừ một phần thu nhập cho bị cáo vì bị cáo đã nghĩ hưu, hiện nay hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường xuyên đau ốm, như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà nẵng tại phiên toà phúc thẩm hôm nay.
[5] Xét kháng cáo xin miễn hình phạt của bị cáo Nguyễn T4 T2, thấy rằng: bị cáo Nguyễn T4 T2 thấy rằng trong vụ án bị cáo gây thiệt hại thấp nhất, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tuy nhiên Toà án cấp sơ thẩm xử bị cáo 6 tháng cải tạo không giam giữ là phù hợp; không thoả mãn điều kiện để miễn hình phạt. Do đó kháng cáo của bị cáo không được chấp nhận, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
[6] Về phần dân sự trong vụ án này:
-Toà án cấp sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Nguyễn Đ và bà Trần Thị H3 phải giao trả lại 16.726m2 ghi tại GCNQSDĐ số BI 753848 do UBND thành phố P cấp ngày 12/6/2012 cho Ban quản lý rừng phòng hộ B quản lý, sử dụng đồng thời buộc các bị cáo Mã Phi B1, Ngô Văn bằng, Tưởng T, Nguyễn Tiến D, Phạm Thị Bích T5, Nguyễn T4 T2, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Lê Huy P bồi thường thiệt hại do hành vi đề nghị cấp GCNQSDĐ cho Nguyễn Đ và bà Mai Thị Ngọc T2 không đúng quy định của pháp luật, là không phù hợp.
- Bản án sơ thẩm tuyên buộc bà Mai Thị Ngọc T2 nộp 750.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính và buộc bị cáo Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 giao trả lại 16.726m2 đất cho Ban quản lý rừng phòng hộ nhưng chưa điều tra xác định rõ tài sản trên đất và giá trị tài sản trên đất của các đương sự này là chưa đầy đủ trong khi tại phiên toà phúc thẩm bà Mai Thị Ngọc T2, bà Trần Thị H3 khai đã sử dụng đất này trong thời gian dài, trên diện tích đất này có tài sản của họ tạo lập nên.
Những vấn đề dân sự phân tích trên, cấp phúc thẩm không thể bổ sung tại phiên toà được và nếu giải quyết thì làm mất đi quyền kháng cáo của đương sự. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định huỷ phần dân sự này, giao về cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại theo dúng quy định của pháp luật.
Do phần này bị huỷ nên kháng cáo của bà Mai Thị Ngọc T2, Trần Thị H3 chưa được xem xét mà sẽ được xem xét khi gải quyết lại vụ án.
Từ những vấn đề phân tích và lập luận trên , Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:
Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đ về tội “ Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ và đúng pháp luật, kháng cáo của bị cáo về tội danh này không có cơ sở nên không được chấp nhận, giữ nguyên hình phạt và phần bồi thường thiệt hại; kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đ về tội “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, có cơ sở, được chấp nhận, hủy bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt của tội “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, giao hồ sơ về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
Kháng cáo của các bị cáo Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Ngô Xuân H2, Nguyễn T4 T2, Lê Huy P không có cơ sở nên không được chấp nhận, giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần hình phạt.
Kháng cáo của bị cáo Phạm Thị T1 và kháng cáo của bị cáo Tưởng T có căn cứ, được hội đồng xét xử chấp nhận, sửa bản án sơ thẩm, chuyển tội danh cho bị cáo Tưởng T và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, giao cơ quan, địa phương quản lý, giám sát giáo dục theo quy định và miễn việc khấu trừ một phần thu nhập cho bị cáo Tưởng T và Phạm Thị T1.
Phần dân sự liên quan đến tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do việc điều tra ở cấp sơ thẩm chưa đầy đủ và giải quyết không đúng quy định của pháp luật nên huỷ phần này, như đề nghị của Viện kiểm sát, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm điều tra, giải quyết lại theo đúng quy định.
Trong vụ án này, các bị cáo nguyên là cán bộ cấp xã, cán bộ quản lý đất đai cấp thành phố đã vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật là đúng. Tuy nhiên khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Mai Thị Ngọc T2 và Nguyễn Đ thì phó Chủ tịch Bùi Tiến D ký. Hồ sơ vụ án thể hiện lãnh đạo UBND thành phố P cấp GCNQSDĐ cho các cá nhân trong khi không đầy đủ thủ tục, điều kiện theo quy định đã hợp thức hoá quyền sử dụng đất đối với các diện tích đất lấn chiếm, sai phạm này là nghiêm trọng, có dấu hiệu lạm dụng chức vụ quyền hạn gây thiệt hại cho nhà nước nhưng cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm chưa xem xét xử lý theo quy định là xử lý vụ án chưa toàn diện, triệt để. Do đó, Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét hành vi của ông Bùi Tiến D trong vụ án này, như đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà nẵng tại phiên toà phúc thẩm hôm nay.
Do kháng cáo không được chấp nhận nên các bị cáo Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Ngô Xuân H2, Nguyễn T4 T2, Lê Huy P phải chịu án phí phúc thẩm hình sự theo quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết 326/NQ-UBTVQH K14 về án phí, lệ phí Toà án.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1.Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 135; Điều 336 Bộ luật tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đ về tội danh “ Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và hình phạt, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
1.1 Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; các điểm b, v khoản 1 Điều 51; Điều 55 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Đ 54 (Năm mươi bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt: 22/12/2017.
1.2 Căn cứ Điều 47,48 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 589 Bộ luật dân sự 2015. Buộc bị cáo Nguyễn Đ phải nộp 236.312.100 đồng tiền bồi thường thiệt hại để sung vào nhân sách nhà nước, được khấu trừ số tiền đã nộp là 50.000.000 đồng thể hiện tại biên bản giao nhận vật chứng số 22/2019 lập ngày 16/01/2019 giữa cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Cục thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai. Bị cáo Nguyễn Đ còn phải nộp thêm 186.312.100 đồng.
2. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 355; điểm b khoản 1 Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đ, Huỷ phần tội danh “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và hình phạt 30 ( ba mươi) tháng tù tại Bản án sơ thẩm số 55/2019/HSST ngày 14/11/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia lai để điều tra lại theo thủ tục chung.
3. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Ngô Xuân H2, Nguyễn T4 T2, Lê Huy P, giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt. ( Các bị đều bị xử phạt về tội: “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” ).
3.1. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Mã Phi B1 18 (Mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
3.2. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Ngô Văn B 15 (Mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
3.3. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Trương Văn H1 09 ( Chín) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
3.4. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, xử phạt bị cáo Lê Huy P 06 ( Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
3.5. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s khoản 1; khoản 2 Điều 51; Điều 36 BLHS năm 2015, xử:
- Phạt bị cáo Ngô Xuân H2 06 (Sáu) tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
- Giao bị cáo Ngô Xuân H2 cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố P, tỉnh Gia Lai giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
- Trong thời gian chấp hành án, hàng tháng, bị cáo H2 bị khấu trừ 5% thu nhập để sung vào ngân sách Nhà nước.
3.6. Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; Điều 36 BLHS năm 2015, xử:
- Phạt bị cáo Nguyễn T4 T2 06 (Sáu) tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
- Giao bị cáo Nguyễn T4 T2 cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
- Trong thời gian chấp hành án, hàng tháng, bị cáo T2 bị khấu trừ 5% thu nhập để sung ngân sách nhà nước.
4. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm đ khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Thị T1, sửa bản án sơ thẩm.
Áp dụng khoản 1 Điều 360; các điểm b,s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Phạm Thị T1 12 (mười hai) tháng cải tạo không giam giữ, về tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
Giao bị cáo Phạm Thị T1 cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia lai chi nhánh thành phố P giám sát, giáo dục. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Bị cáo Phạm Thị T1 được miễn khấu trừ một phần thu nhập.
5. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm b khoản 1 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Tưởng T, sửa bản án sơ thẩm.
Áp dụng khoản 1 Điều 179; các điểm b,s,v,x khoản 1 Điều 51; Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Tưởng T 12 ( mười hai) tháng cải tạo không giam giữ, về tội “ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”. Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.
Giao bị cáo Tưởng T cho UBND phường Tây Sơn, thành phố P, tỉnh Gia Lai giám sát giáo dục trong thời gian chấp hành án. Trường hợp bị cáo thay đổi chổ ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự.
Bị cáo Tưởng T được miễn phần khấu trừ thu nhập.
6. Về trách nhiệm dân sự:
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 355; điểm b khoản 1 Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự: Huỷ phần dân sự trong bản án sơ thẩm số 55/2019/HSST ngày 14/11/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai, về phần buộc các bị cáo Mã Phi B1, Ngô Văn B, Tưởng T, Nguyễn Tiến D, Phạm Thị Bích T5, Nguyễn T4 T2, Trương Văn H1, Phạm Thị T1, Lê Huy P bồi thường; về phần buộc bà Mai Thị Ngọc T2 phải nộp 750.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính và phần buộc bị cáo Nguyễn Đ, bà Trần Thị H3 phải giao trả lại 16.726m2 đất cho Ban quản lý rừng phòng hộ B. Chuyển hồ sơ vụ án về cho Viện kiểm sát nhân dân tình Gia lai để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét trách nhiệm của ông Bùi Tiến D theo quy định của pháp luật.
Về án phí phúc thẩm hình sự:
Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thưởng vụ Quốc hội, các bị cáo Ngô Văn B, Mã Phi B1, Trương Văn H1, Ngô Xuân H2, Nguyễn T4 T2, Lê Huy P, mỗi bị cáo phải nộp 200.000 (hai trăm nghìn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án
Bản án 197/2020/HS-PT ngày 15/09/2020 về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng
Số hiệu: | 197/2020/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 15/09/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về