Bản án 194/2019/DS-PT ngày 11/06/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

BẢN ÁN 194/2019/DS-PT NGÀY 11/06/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 11 tháng 6 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 294/2018/TLPT-DS ngày 24 tháng 12 năm 2018 về tranh chấp thừa kế tài sản.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 110/2018/DS-ST ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Bến Tre bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 19/2019/QĐPT-DS ngày 08 tháng 01 năm 2019 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn:

1. Ông Nguyễn Hữu N, sinh năm 1970;

Nơi cư trú: 254/2, ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

2. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1953;

Nơi cư trú: 255/2, ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

3. Bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1967;

Địa chỉ: Tổ 10, ấp 2, xã 2, huyện N, tỉnh Đồng Nai.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Đ là ông Phạm Văn N, sinh năm 1965; Nơi cư trú: Tổ 10 ấp Q, xã 2, huyện N, tỉnh Đồng Nai (theo văn bản ủy quyền ngày 19/01/2016).

- Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu L, sinh năm 1976;

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 280, ADV, Phường B, Quận N, Thành phố Hồ Chí Minh;

Địa chỉ liên hệ: 254/2, ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Nguyễn Thị Q, sinh năm 1958 (chết năm 2003);

Người thừa kế, quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị Q:

1.1. Chị Phạm Thị Thanh T, sinh năm 1991 (con bà Q);

1.2. Chị Phạm Thị Anh T1, sinh năm 1993 (con bà Q);

Cùng nơi cư trú: 571/2 ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

Người đại diện theo ủy quyền của chị T, chị T1 là ông Phạm Văn T, sinh năm 1962. Nơi cư trú: 571/2 ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre (Văn bản ủy quyền ngày 20/6/2016).

2. Ông Phạm Văn T, sinh năm 1962 (chồng bà Q).

Nơi cư trú: 571/2 ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

3. Ông Nguyễn Hữu Đ, sinh năm 1966 (chết năm 2009).

4. Bà Trần Thị Đ, sinh năm 1960;

Nơi cư trú: 10C ấp 3, xã N, thành phố B, tỉnh Bến Tre. (Bà Đyêu cầu giải quyết vắng mặt)

5. Bà Nguyễn Thị Ngọc G, sinh năm 1969 (vợ của ông N).

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 59B ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

Nơi tạm trú: 254/2 ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre. (Bà G yêu cầu giải quyết vắng mặt )

- Người làm chứng: Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1930;

Nơi cư trú: 268/2, ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre. (Ông Huệ yêu cầu xét xử vắng mặt).

- Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ.

Ông N, bà L, ông N (người đại diện theo ủy quyền của bà Đ), ông L, ông T có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nội dung bản án sơ thẩm:

Theo đơn khởi kiện, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N trình bày:

Nguồn gốc phần di sản tranh chấp là phần đất có tổng diện tích là 14.296m2, tọa lạc tại ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre. Phần tài sản này của cho mẹ ông tạo lập lúc còn sống. Cha ông là Nguyễn Hữu V (chết năm 1985, không để lại di chúc), khi ông V chết thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bà Trần Thị T(vợ ông V) và các con Nguyễn Thị L, sinh năm 1953; Nguyễn Thị Q, sinh năm 1958 (chết năm 2003), bà Q có chồng là ông Phạm Văn T và 02 con là Phạm Thị Thanh T và Phạm Thị Anh T1; Nguyễn Hữu Đ (chết năm 2009, ông Đcó vợ là bà Trần Thị Đ, không có con); Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1967; Nguyễn Hữu N, sinh năm 1970; Nguyễn Hữu L, sinh năm 1976. Khi bà Tcòn sống thì bà T có cho bà Nguyễn Thị L 2.050m2 đất, bà Lđã quản lý sử dụng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1994; bà Nguyễn Thị Q 1.300m2 đất và 01 bàn máy may hiệu TaNaCo; Chia cho ông Nguyễn Hữu Đ tổng diện tích là 1.266m2 đất, gồm: Thửa số 141 có diện tích là 454m2 và thửa số 140, diện tích 812m2, ông Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 07/12/2006, đến năm 2009 thì ông Đ chết.

Ngày 11/11/2013, bà Trần Thị T tự ý lập di chúc để định đoạt tất cả diện tích đất là 14.296m2 và được Ủy ban nhân dân xã S chứng thực số 07, quyển 01 năm 2011 mà ông N và các nguyên đơn không hay biết. Trong nội dung di chúc thì bà T tự định đoạt luôn phần đất cấp cho hộ bà Trần Thị T và phần đất cấp cho ông Nguyễn Hữu Đ cho ông Nguyễn Hữu L. Đến năm 2015 thì bà Trần Thị T chết thì ông mới biết khi còn sống bà T đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản do bà T đứng tên cho ông L. Hàng thừa kế thứ nhất của bà T gồm: bà L, bà Đ, ông N, ông L và người thừa kế thế vị của bà Q là chị T và chị T1(con bà Q; bà Q chết năm 2003). Bà Trần Thị T đã được Ủy ban nhân dân thị xã B cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 06/01/1998 đối với các thửa đất sau: Thửa 266, 267 (tờ 09); thửa 138, 140, 141, 142, 143 (tờ 14).

Mặt khác, bà Nguyễn Thị Đ cũng là con nhưng lại bị tướt quyền hưởng tài sản chung của gia đình. Sổ quyền sử dụng đất hộ bà Trần Thị T là 9.680m2 đất cộng với hai sổ quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Hữu Đ là 812m2 + 454m2 = 1.266m2. Tổng cộng 03 sổ quyền sử dụng đất là 9.680m2 + 812m2 + 454m2 = 10.946m2 đất, trừ cho 2000m2 đất ông Nguyễn Hữu N được hưởng, trừ cho 2.087m2 đất dùng vào việc thờ cúng thì còn lại 6.859m2 đất. Yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với phần đất này. Tất cả di sản này hiện nay ông Nguyễn Hữu L quản lý. Vì vậy, ông N yêu cầu Tòa án hủy bỏ tờ di chúc của bà Trần Thị T lập ngày 11/11/2013. Lý do: Chia di sản không công bằng, người được nhận ít, người được nhận nhiều, truất quyền hưởng thừa kế của bà Đ là trái đạo đức xã hội, bà T cho ông N 2.000m2 nhưng lại cho ông L đứng tên là điều không hợp lý. Hơn nữa, khi lập di chúc thì bà T đã 83 tuổi, tại thời điểm lập di chúc bà T có bệnh viêm khí quản, bà T có lúc quên lúc nhớ nhưng ông cũng không có giấy tờ chứng minh bà T bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức khi bà T lập di chúc. Ông cũng không yêu cầu Tòa án đo đạc, định giá lại phần tài sản tranh chấp, vì ông không có trồng trọt hoa màu hay xây dựng công trình nào trên đất tranh chấp. Ông yêu cầu giữ y kết quả đo đạc, định giá phiên tòa sơ thẩm trước đây.

Nay ông yêu cầu Tòa án hủy tờ di chúc mà bà T lập ngày 11/11/2013 và yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ di sản do bà T đứng tên cho 05 người con của bà T gồm ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị Q (có con thừa kế thế vị là Phạm Thị Thanh T và Phạm Thị Anh T1) và ông Nguyễn Hữu L, còn ông Nguyễn Hữu Đ đã chết không có người thừa kế. Ông xin nhận phần di sản thờ cùng để thờ cúng cha, mẹ, ông, bà và người anh. Riêng phần đất mà bà T lúc còn sống đã chia rồi thì không yêu cầu chia lại.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Đ là ông Phạm Văn N trình bày:

Bà Đ thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của ông N về nguồn gốc đất; lý do yêu cầu hủy di chúc của bà T lập và yêu cầu chia phần di sản của bà T đứng tên cho các con của bà T theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà Đ cho rằng nguyên nhân bà Đ bỏ nhà ra đi là do bà Tgả bà Đ một lần rồi nhưng cuộc sống không hạnh phúc nên bà Đ trở về nhà mẹ ruột. Đến năm 1989 có người đến cưới bà Đ thì bà T tự ý đồng ý nhưng bà Đ không đồng ý nên bà Đ đã bỏ nhà đi cùng người mà bà Đ chọn. Vài tháng sau, gia đình người bà Đ chọn có nhờ bà S đến xin lỗi và hỏi cưới nhưng bà T trả lời bà T đã từ bà Đ rồi, cắt hộ khẩu, cấm không cho về, việc làm này của bà T là trái đạo đức xã hội. Mãi đến khi bà T chết thì bà Đ mới dám về nhà để dự đám tang bà Thu, thời gian sau thì nghe tin em bà là Nguyễn Hữu L dùng tờ di chúc của bà T để âm thầm khai nhận di sản mà không công bố di chúc và sao gửi di chúc cho những người thừa kế biết. Nội dung di chúc có nhiều mâu thuẫn, không công bằng, trái đạo đức xã hội, cho đất ông N mà ông N không được đứng chủ quyền và cũng chưa đủ đất, di chúc không rõ ràng và làm cho mọi người không hiểu được, điều này đã làm ảnh hưởng đến phần di sản để chia. Theo quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự thì xem nhưng không có di chúc này và phần di sản này phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật; người lại bị vu khống lấy cắp vàng theo trai, cắt hộ khẩu khỏi gia đình, tướt quyền thừa kế, gom lại cho con trai út là Nguyễn Hữu L hưởng gần hết di sản của gia đình nên bà Đ không đồng ý. Do đó, bà Đ yêu cầu hủy bỏ tờ di chúc mà bà Trần Thị T lập ngày 11/11/2013.

Để dành một phần di sản để thờ cúng gồm có: Thửa đất số 266, có diện tích là 200m2 và một phần thửa đất số 267, có diện tích 1.887m2 cùng tờ bản đồ số 09, nằm ở vị trí có nhà của bà T và thổ mộ. Tổng diện tích đất dùng vào việc thờ cúng là 2087m2. Phần di sản thờ cúng này bà yêu cầu giao cho ông N được nhận để thờ cúng. Bà Đ nhận phần đất có nhà của ông N thì giữa ông N và bà Đ tự thỏa thuận về vấn đề này, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Các cây trồng khác do bà Ttrồng, ai nhận phần đất nào sẽ được hưởng các cây trồng có trên đất. Bà Đ không yêu cầu đo đạc, định giá lại tài sản tranh chấp, yêu cầu giữ y kết quả đo đạc, định giá trước đây.

Nay bà Đ yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật đối với tài sản do bà T đứng tên. Chia làm 05 kỷ phần cho 05 người con của bà Thu, gồm: Bà L, bà Đ, bà Q, ông N và ông L.

Nguyên đơn bà Nguyễn Thị L trình bày:

Bà L thống nhất với lời trình với lời trình bày của ông N, bà Đ và không có trình bày bổ sung thêm. Bà cũng không có yêu cầu đo đạc, định giá lại phần tài sản đang tranh chấp. Bà đồng ý kết quả đo đạc, định giá phiên tòa sơ thẩm lần đầu.

Bị đơn ông Nguyễn Hữu L trình bày:

Qua lời trình bày của nguyên đơn về thời gian cha mẹ là Nguyễn Hữu V và bà Trần Thị T chết, về nguồn gốc đất, về hàng thừa kế thứ nhất của ông V, bà T là đúng. Nhưng nguyên đơn yêu cầu hủy toàn bộ di chúc mà bà T lập ngày 11/11/2013 thì ông không đồng ý, ông chỉ đồng ý hủy một phần di chúc đối với phần di sản của ông V mà bà T tự định đoạt cho ông.

Lý do: Lúc cha mẹ còn sống đã tạo lập phần tài sản là đất có diện tích 15.651,40m2 và nhà trên đất. Năm 1985, ông V chết (không để lại di chúc). Đến nay, sau 31 năm kể từ khi ông V chết thì bà T là người có toàn quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ tài sản nêu trong di chúc mà không ai được quyền tranh chấp. Toàn bộ tài sản gồm đất đai và nhà cửa mà bà Trần Thị T phân chia trong di chúc là hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và định đoạt của bà T.

Ông đồng ý chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông Vc ho 07 kỷ phần bằng nhau thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông V gồm: Bà T, bà L, ông Đ, bà Q, bà Đ, ông N và ông L, ông không đồng ý chia 05 kỷ phần đối với di sản của ông V theo yêu cầu của nguyên đơn.

Đối với yêu cầu thay đổi người trực tiếp thờ cúng và quản lý di sản từ ông L sang qua cho ông N thì ông không đồng ý. Lý do: Sau khi bà T chết cho đến nay ông là người trực tiếp thờ cúng cha mẹ, ông bà và người anh. Còn ông N không có thờ cúng; điều này ông N, bà L, bà Đ cũng thừa nhận là kể từ khi bà T chết đến nay các anh chị không có thờ cúng cha mẹ ông bà. Việc ông thờ cúng có ông Phạm Văn T (chồng bà Q) thừa nhận và thời gian qua ông làm tròn trách nhiệm thờ cúng do bà T giao trong tờ di chúc.

Nguyên đơn cho rằng bà T lập di chúc là vi phạm về mặt hình thức của di chúc, điều này không có căn cứ, bởi vì bà T lập di chúc có xác nhận chữ ký, lúc bà T lập di chúc thì bà Tcó đi khám sức khỏe tại cơ sở Bệnh viện NĐC đã kết luận bà T còn tinh thần minh mẫn, tiếp xúc tốt, thần kinh chưa phát hiện bệnh lý, đủ khả năng lập di chúc. Di chúc này do bà T tự đọc cho con bà Q là cháu T đánh máy ghi ý chí và nguyện vọng của bà T vào tờ di chúc tại nhà bà T, có anh rể là ông Phạm Văn T chứng kiến, sau đó đến ngày 04/01/2014, ông T chở bà Tđến Ủy ban nhân dân xã S để xác nhận chữ ký của bà Thu. Nguyên đơn cho rằng di chúc không hợp lệ vì cho người nhiều, người ít thì đó là ý chí và nguyện vọng của bà T có quyền này theo quy định của pháp luật. Ông không yêu cầu Tòa án giải quyết phần đất mà bà T mua của ông H, ông cũng không có yêu cầu Tòa án đo đạc, định giá lại phần tài sản tranh chấp, vì ông không có trồng trọt hoa màu hay xây dựng công trình nào trên đất tranh chấp. Ông yêu cầu giữ y kết quả đo đạc, định giá phiên tòa sơ thẩm trước đây.

Ông yêu cầu Tòa án công nhận di chúc mà bà Trần Thị T lập ngày 11/11/2013 là hợp lệ. Nếu Tòa án xác định phần tài sản nào của ông V thì ông yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật cho 07 kỷ phần thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Nguyễn Hữu V và ông đồng ý theo cách phân chia theo bản án sơ thẩm trước đây và không có yêu cầu Tòa án xác định phần đất mà bà T mua của ông H vì đây là tài sản riêng của bà T.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Thanh T và chị Nguyễn Thị Anh T1 ủy quyền cho ông Phạm Văn T trình bày:

Chị T và chị T1 là con của bà Nguyễn Thị Q, là cháu ngoại của bà Trần Thị T và ông Nguyễn Hữu V; còn ông Phạm Văn T là chồng của bà Q. Bà Q chết năm 2003 (không để lại di chúc). Nay hai chị yêu cầu Tòa án chia cho hai chị phần di sản của ông bà ngoại để lại, hai chị không có yêu cầu gì thêm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Phạm Văn T trình bày:

Ông là chồng của bà Nguyễn Thị Q và là con rể của bà Trần Thị T, bà Q chết năm 2003, có 02 con là Phạm Thị Thanh T và Phạm Thị Anh T1. Vào năm 1993 bà T có cho bà L2.050m2 đất; bà Q 1.300m2, đây là phần đất mà ông V mua của ông Phạm Văn T vào năm 1977. Sau khi bà Tcho bà Q đất thì bà Q không có canh tác mà bán lại cho bà L với giá 13,5 chỉ vàng 24k/công, nhưng đến năm 1999 bà Lvà bà Q mới làm giấy mua bán. Sau khi bán đất cho bà L thì bà Q mua lại 4,7 công đất khác và cất nhà ở ổn định cho đến nay. Năm 2006 ông T có bán bớt 02 công đất để chữa bệnh cho bà Q.

Vào năm 1993, khi bà T cho đất đối với bà L, bà Q thì bà T có họp gia đình, lúc đó có mặt bà L, bà Q, ông N, ông Đ và mọi người đều đồng ý và không ai có ý kiến gì. Ngày họp mặt gia đình không có mặt của ông L vì ông L đi học ở Thành phố Hồ Chí Minh nên được bà T thông báo sau, ông L là người biết việc bà T cho đất bà L, bà Q sau cùng.

Năm 2013 bà T có lập di chúc, lúc này ông có chứng kiến việc bà T lập di chúc với tinh thần minh mẫn, sáng suốt và ông có chở bà T đi khám sức khỏe và sau đó chở bà T đến Ủy ban nhân dân xã S xác nhận chữ ký của bà. Ông khẳng định việc bà T lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho em L và giao cho em L thờ cúng ông, bà đây là ý chí của bà T là hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật. Sau khi bà T chết thì em Lợi có làm tròn trách nhiệm theo tờ di chúc đã phân định. Hiện tại do em L đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh nên ông đã trông coi nhà và quản lý phần đất đang tranh chấp, ông không tranh chấp gì trong vụ án này.

Nay ông yêu cầu để phần thờ cúng cho ông L, vì thời gian qua ông L làm tốt bổn phận thờ cúng ông, bà, cha, mẹ và người anh. Ngoài ra, ông còn yêu cầu công nhận tờ di chúc mà bà T lập ngày 11/11/2013, có chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã S vào ngày 04/01/2013 là hợp pháp.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Đ trình bày:

Bà là vợ của ông Nguyễn Hữu Đ (L), được gia đình hai bên tổ chức đám cưới vào năm 2005 nhưng không có đăng ký kết hôn. Đến năm 2009 thì ông Đ chết do tai nạn giao thông, 01 năm sau thì bà về nhà cha mẹ ruột sinh sống cho đến nay, bà và ông Đ không có con chung. Khi bà về làm dâu thì ông N đã cưới vợ và ra ở riêng rồi, ông L thì đã đi học ở thành phố Hồ Chí Minh, trong nhà chỉ còn bà T, ông Đ và bà.

Nay các nguyên đơn yêu cầu hủy bỏ tờ di chúc của bà T và yêu cầu chia thừa kế di sản của bà T để lại theo pháp luật thì bà không có ý kiến hay tranh chấp và bà cũng không yêu cầu nhận di sản của bà T. Do công việc làm ăn nên bà yêu cầu Tòa án giải quyết vắng mặt bà và cam đoan sẽ không có khiếu nại gì về sau.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Ngọc G trình bày:

Bà là vợ của ông Nguyễn Hữu N, hiện tại bà đang tạm trú tại số 254/2 ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre.

Căn nhà mà vợ chồng bà đang sinh sống là do hai vợ chồng cùng xây dựng vào năm 2007, các cây trồng trên phần đất thì có cây do ông N trồng, có cây do bà Trần Thị T (mẹ chồng) trồng. Nay ông N, bà L, bà Đ có phát sinh tranh chấp với ông L thì bà không có ý kiến gì. Nếu bà Đ nhận phần đất mà vợ chồng bà đang ở thì vợ chồng bà sẽ tự thỏa thuận với bà Đ về phần tài sản này (bao gồm căn nhà, cây trồng trên đất) chứ bà không yêu cầu Tòa án giải quyết trong vụ kiện này.

Nay giữa ông N, bà L, bà Đ tranh chấp về thừa kế tài sản với ông L thì bà có ý kiến như sau: Tài sản mà bà Trần Thị T chết để lại là của các con bà T nên các anh em của ông N, bà L, bà Đ, ông L chia phần tài sản này như thế nào là quyền của ông N, bà L, bà Đ, ông L chứ hoàn toàn không có liên quan gì đến bà. Bà hoàn toàn không có tranh chấp về phần tài sản của bà Trần Thị T để lại. Do bà không có liên quan gì trong vụ án này nên bà yêu cầu Tòa án giải quyết vắng mặt bà và cam đoan sẽ không có khiếu nại về sau.

Tại biên bản lấy lời khai ngày 01/8/2018, người làm chứng ông Nguyễn Văn H trình bày:

Nguyên trước đây ông có nhường cơm xẻ áo cho ông Nguyễn Hữu V phần đất có diện tích khoảng 3000m2; cho bà Trần Thị T khoảng 2000m2, bán giấy tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương, bởi lúc này Nhà nước cấm bán đất. Ông không nhớ số thửa, tờ bản đồ nào. Phần đất mà ông bán cho bà T hiện nay thấy con rể bà T đang quản lý. Do ông không có liên quan gì đến phần đất tranh chấp nên ông yêu cầu Tòa án giải quyết vắng mặt, ông cam đoan sẽ không khiếu nại về sau.

Do hòa giải không thành, Tòa án nhân dân thành phố B đưa vụ án ra xét xử. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 158/2017/DS-ST (lần 1) ngày 02/10/2017, quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Hủy một phần di chúc của bà Trần Thị T lập ngày 11-11-2013. Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản thừa kế của ông Nguyễn Hữu V.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 40/2018/DS-PT ngày 22/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, quyết định: Hủy bản án dân sự sơ thẩm với lý do: Bản án sơ thẩm phân chia cho bà Nguyễn Thị Q phần di sản của cụ T trong khi bà Q đã chết và giao cho ông Phạm Văn T đại diện nhận phần diện tích đất 788,3m2 gồm các thửa 143, 138, 142A là không phù hợp quy định của pháp luật.

Sau khi bị hủy án, Tòa án nhân dân thành phố B thụ lý lại vụ án. Do hòa giải không thành, Tòa án nhân dân thành phố B đưa vụ án ra xét xử.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 110/2018/DS-ST (lần 2) ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố B, quyết định:

Căn cứ vào các Điều 646, 648, 649, 650, 652, 653, 674, 675, 677 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015; các Điều 26, 35, 39 , 227, 273 và Điều 280 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; điểm a, khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017. Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuyên xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của đồng nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị Đ đối với bị đơn ông Nguyễn Hữu L.

- Hủy một phần di chúc của bà Trần Thị Tlập ngày 11/11/2013 được Ủy ban nhân dân xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre chứng thực vào ngày 04/01/2014.

- Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản thừa kế của ông Nguyễn Hữu Văn.

Buộc ông Nguyễn Hữu L có trách nhiệm giao lại cho các ông bà sau đây:

- Bà Nguyễn Thị Đ 965,7m2 đất, thuộc thửa 141, tờ bản đồ số 14, tọa lạc xã S, thành phố B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 148, Tây giáp thửa 139, Nam giáp thửa 140, Bắc giáp thửa 142E.

- Ông Nguyễn Hữu N 788,1m2 đất, thuộc thửa 142E, tờ bản đồ số 14, tọa lạc xã S, thành phố B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 148, 778, Tây giáp thửa 139, Nam giáp thửa 141, Bắc giáp phần còn lại của thửa 142 mà bà L nhận.

- Bà Nguyễn Thị L 788,4m2 đất, thuộc thửa 142D, tờ bản đồ số 14, tọa lạc xã S, thành phố B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 778, Tây giáp thửa 139, 138, Nam giáp thửa 142E do ông N nhận, Bắc giáp phần còn lại của thửa 142C mà ông L được nhận.

- Chị Phạm Thị Thanh T và chị Phạm Thị Anh T1 788,3m2 đất, gồm các thửa:

+ Thửa 143, có diện tích 311,5m2, có tứ cận: Đông giáp thửa 142, Tây giáp thửa 137, Nam giáp thửa 139, Bắc giáp thửa 81.

+ Thửa 138, có diện tích 207,6m2, có tứ cận: Đông giáp thửa 144, Tây giáp thửa 138, Nam giáp thửa 142, Bắc giáp thửa 81, 79, 78.

+ Thửa 142A, có diện tích 269,2m2, có tứ cận: Đông giáp thửa 147, giáp thửa 138 và giáp thửa 142B, Bắc giáp thửa 143.

Cùng tờ bản đồ số 14, tọa lạc xã S, thành phố B.

- Ông Nguyễn Hữu L được nhận kỷ phần của ông Nguyễn Hữu L, bà Trần Thị T và ông Nguyễn Hữu Đ như sau:

+ Ông Nguyễn Hữu L 788,23m2 đất thuộc thửa 142C tờ bản đồ số 14, tọa lạc xã S, thành phố B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 147, Tây giáp thửa 138, Nam giáp phần còn lại của thửa 142D do bà L nhận, Bắc giáp phần còn lại của thửa 142B do ông Đ nhận.

+ Bà Trần Thị T 645,6m2 đất thuộc thửa 267A, tờ bản đồ số 9, tọa lạc xã S, thành phố B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 445, 388, Tây giáp thửa 267B, Nam giáp thửa 295, Bắc giáp thửa 265.

+ Ông Nguyễn Hữu Đ 447,6m2 đất thuộc thửa 140, có tứ cận: Đông giáp thửa 148, Tây giáp thửa 139, Nam giáp thửa 195, Bắc giáp thửa 141 và 305,9m2 thuộc thửa 142B. Có tứ cận: Đông giáp thửa 147, Tây giáp thửa 138, Nam giáp thửa 142C do ông L nhận, Bắc giáp thửa 142A do bà Q nhận.

- Bà Nguyễn Thị Đ có trách nhiệm trả lại cho bà Trần Thị T 35.632.500 (Ba mươi lăm triệu, sáu trăm ba mươi hai nghìn, năm trăm) đồng và ông Nguyễn Hữu Đ 8.412.000 (tám triệu, bốn trăm mười hai) đồng. Do ông Nguyễn Hữu L nhận số tiền này.

Ghi nhận các đương sự không yêu cầu chia phần đất của bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Q đã được bà T cho trước khi chết.

Các đương sự tự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí tố tụng, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 12/11/2018, các nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ kháng cáo; ngày 27/11/2018, ông N, bà L, bà Đ kháng cáo bổ sung yêu cầu hủy bản án dân sự sơ thẩm số 110/2018/DS-ST ngày 08/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Bến Tre, hủy tờ di chúc do bà Trần Thị T lập ngày 11/11/2013 và chia thừa kế theo pháp luật, với lý do: Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ bà Trần Thị T, các nguyên đơn là thành viên trong hộ được hưởng tài sản bằng nhau; Tờ di chúc do bà T lập không phù hợp với pháp luật (không công bố di chúc; nội dung di chúc không công bằng và di chúc chia đất cho ông Nguyễn Hữu N nhưng để ông Nguyễn Hữu L đứng tên là không phù hợp; tước quyền thừa kế của bà Nguyễn Thị Đ là trái đạo đức xã hội); Phần di sản thờ cúng có diện tích 2087m2 giao ông Nguyễn Hữu N quản lý mới phù hợp; đồng thời ông N còn kháng cáo yêu cầu chị T, chị T1bồi thường giá trị cây trồng 13.000.000 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo; bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Quan điểm của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre:

Về tố tụng: Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đã tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Các nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị Đ cùng kháng cáo bản án sơ thẩm với nội dung cho rằng Tòa sơ thẩm không xem xét quyền sử dụng đất cấp cho hộ cụ Trần Thị T, các nguyên đơn là thành viên trong hộ được hưởng tài sản bằng nhau; Tờ di chúc cụ T lập ngày 11-11-2013 không phù hợp pháp luật, không công bố di chúc; nội dung di chúc không công bằng và việc truất quyền thừa kế của bà Đ là trái đạo đức xã hội; phần đất chị T, chị T1(con bà Qưới) được chia có cây trồng của ông N nhưng không được bồi thường. Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ tờ di chúc do cụ T lập và chia thừa kế theo pháp luật; phần di sản thờ cúng có diện tích 2087m2 giao cho ông N mới phù hợp; đồng thời ông N còn kháng cáo yêu cầu chị T, chị T1bồi thường giá trị cây trồng là 13.000.000 đồng.

Xét thấy cụ Nguyễn Hữu V(chết năm 1985) và cụ Trần Thị T(chết năm 2015), hai cụ có 06 người con: Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị Q (chết năm 2003, có chồng là Phạm Văn T và con là Phạm Thị Thanh T, Phạm Thị Anh T1), Nguyễn Hữu Đ (chết năm 2009, có vợ là bà Trần Thị Đ, không có con), Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Hữu N và Nguyễn Hữu L.

Sinh thời, cụ V và cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà và tổng diện tích đất 14296m2 thuộc các thửa 266, 267( tờ số 9),140, 141, 142, 143, 138 (tờ số14) cùng tọa lạc ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre . Sau khi cụ V chết (không để lại di chúc), cụ T kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bút lục: 38, 39, 71), sau đó cụ T tặng cho bà L 2050m2, bà Q 1.300m2 và ông Đ447m2 (ông Đ chết thì bà T đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Phần đất tặng cho này các đương sự không tranh chấp. Như vậy, di sản của cụ V, cụ T còn lại là 11.035,5m2 đất và ngôi nhà số 254/2 cất trên thửa đất 266.

Các nguyên đơn cho rằng đất cấp cho hộ cụ T nên các thành viên trong hộ đều có quyền như nhau, tuy nhiên các nguyên đơn thừa nhận đất yêu cầu chia thừa kế có nguồn gốc của cụ V, cụ T chuyển nhượng của người khác, sau khi cụ V chết thì cá nhân cụ T kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không xảy ra tranh chấp, các nguyên đơn không chứng minh việc đóng góp công sức vào khối tài sản này nên có cơ sở xác định diện tích đất 11035,5m2 là tài sản chung của cụ V, cụ T.

Xét “Tờ di chúc” lập ngày 11-11-2013 có nội dung: “Cụ Trần Thị T sở hữu tổng tài sản gồm 14.296m2 đất tại ấp 2, xã S, thành phố B; 01 ngôi nhà số 254/2 cất trên đất, cụ và cụ V có 06 người con…Nay cụ làm di chúc này chia số diện tích nói trên cho các con như sau: bà L hưởng 2050m2 (đã nhận rồi); bà Q hưởng 1300m2 (đã nhận rồi); ông hưởng 6859m2 ; riêng ông N sử dụng 2000m2 đến suốt đời, phần đất này giao cho ông L; Phần còn lại 2087m2 đất thổ cư, thổ mộ và hương quả nằm trên thửa 266,267 (tờ số 9 ).. và ngôi nhà 254/2 sau khi cụ qua đời sẽ giao lại cho con trai út là ông Nguyễn Hữu L thờ cúng và giữ mãi. Còn bà Nguyễn Thị Đ có đánh cắp 06 chỉ vàng bỏ nhà ra đi ngày 03-12-1989, cụ không cho hưởng số đất, của cải và ngôi nhà của cụ…”Cuối di chúc cụ T ký tên, điểm chỉ và có Chứng thực của UBND xã S ngày 04-01-2014 (Bút lục 248).

- Về hình thức di chúc: Di chúc lập trong lúc cụ T còn minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa hoặc bị ép buộc và có chứng thực của UBND xã S là đúng quy định tại Điều 650,652 Bộ luật dân sự năm 2005.Về nội dung công bố di chúc, theo Đều 672 BLDS quy định thời điểm công bố di chúc sau thời điểm mở thừa kế nhưng không quy định thời gian công bố di chúc là bao lâu. Tuy nhiên, tại Điều 652,667 BLDS năm 2005 thì “Tờ di chúc” lập ngày 11-11-2013 là di chúc hợp pháp và có hiệu lực pháp luật, không ảnh hưởng đến việc công bố di chúc.

- Về nội dung:

Tổng diện tích đất 11035,5m2 là tài sản chung của cụ V và cụ T (mỗi cụ được quyền sử dụng ½ diện tích), khi lập di chúc cụ T định đoạt cả phần di sản của cụ V là 5517,7m2 là không hợp pháp nên nội dung di chúc vô hiệu một phần. Án sơ thẩm xác định diện tích 5517,7m2 là di sản của cụ V chết để lại và chia thừa kế theo pháp luật cho cụ T và các con của cụ V, cụ T là đúng quy định tại Điều 675 BLDS. Diện tích đất còn lại 5517,7m2 là tài sản của cụ T nên cụ có quyền lập di chúc chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo quy định tại Điều 648BLDS.

Ngoài ra, ông N kháng cáo cho rằng Tòa sơ thẩm chia đất cho chị T, chị T1có cây trồng của ông nhưng không được bồi thường; đồng thời yêu cầu thay đổi cho ông được trực tiếp quản lý thờ cúng cha mẹ.

Về cây trồng, theo ông N trình bày thì đất tranh chấp do cụ T quản lý sử dụng khi còn sống, khi cụ T chết thì ông L quản lý sử dụng đến nay, hơn nữa Bà G (vợ ông N) cũng không tranh chấp và không yêu cầu giải quyết trong vụ án này; còn phía ông L, chị T, chị T1 không thừa nhận ông N có trồng cây trên phần đất chị T, chị T1 được hưởng thừa kế nên không có cơ sở buộc chị T, chị T1 bồi thường theo yêu cầu của ông N, kháng cáo phần này của ông N là không có cơ sở.

Đối với việc thờ cúng, hồ sơ thể hiện từ khi cụ T chết thì ông L là người trực tiếp thờ cúng cha mẹ, chăm sóc mộ, chính ông N cũng thừa nhận ông L quản lý và lo chu toàn việc thờ cúng cụ V, cụ T. Do đó, kháng cáo của ông N yêu cầu thay đổi người trực tiếp thờ cúng là không phù hợp.

Từ những nhận định trên, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tuyên xử theo hướng: Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị Đ. Giữ nguyên

Bản án dân sự sơ thẩm số 110/2018/DS-ST ngày 08-11-2018 của Tòa án nhân dân thành phố B.

Đề nghị điều chỉnh lại phần án phí dân sự sơ thẩm, miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Nguyễn Thị L vì bà L thuộc diện người cao tuổi được miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả các bên đương sự tranh tụng. Xét kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ và đề nghị của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Cụ Nguyễn Hữu V(chết năm 1985) và cụ Trần Thị T (chết năm 2015), hai cụ có 06 người con: Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị Q (chết năm 2003- có chồng là Phạm Văn T và con là Phạm Thị Thanh T và Phạm Thị Anh T1), Nguyễn Hữu Đ (chết năm 2009, có vợ là bà Trần Thị Đ, không có con), Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Hữu N và Nguyễn Hữu L.

[2] Lúc sinh thời, cụ V và cụ T tạo lập được khối tài sản gồm diện tích đất là 14.296m2 thuộc các thửa 266, 267 (tờ bản đồ số 9) và các thửa 138, 140, 141, 142, 143 (tờ bản đồ số 14) và 01 ngôi nhà số 254/2 cất trên thửa đất 266, đều tọa lạc tại ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre. Sau khi cụ V chết (không để lại di chúc), cụ T quản lý sử dụng đất, kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, sau đó cụ tặng cho con là bà L 2.050m2 đất, bà Q 1.300m2 đất và ông Đ 447m2 đất. Phần đất đã tặng cho bà L, bà Q được các bên đương sự đồng ý và không tranh chấp, hiện nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phần đất của ông Đ thì cụ T đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do ông Đ chết, không có con, vợ ông Đ từ chối nhận, cụ T là người thừa kế di sản của ông Đ). Như vậy, phần đất còn lại của cụ V, cụ T hiện do cụ T đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thửa đất nêu trên có diện tích là 10946m2. Theo kết quả đo đạc sau cùng vào ngày 22/5/2019) thì các thửa đất nêu trên có tổng diện tích là 11035,5m2 (trong đó: thửa 266, 267 có diện tích là 6163,1m2; các thửa 138, 140, 141, 142, 143 có diện tích là 4872,4m2) hiện do anh Nguyễn Hữu L quản lý.

[3] Xét kháng cáo của các nguyên đơn cho rằng đất cấp cho hộ cụ T nên các thành viên trong hộ đều có quyền như nhau, nhưng các nguyên đơn đều thừa nhận nguồn gốc đất mà các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế có nguồn gốc của cụ V và cụ T chuyển nhượng của người khác. Sau khi cụ V chết thì cá nhân cụ T kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không xảy ra tranh chấp, các nguyên đơn không chứng minh việc đóng góp công sức vào khối tài sản này nên Tòa sơ thẩm xác định diện tích đất 11035,5m2 thuộc tài sản chung của cụ Vvà cụ T là có căn cứ, kháng cáo phần này của các nguyên đơn là không có cơ sở.

[4] Xét “Tờ di chúc” lập ngày 11-11- 2013 có nội dung: “Cụ Trần Thị T sở hữu tổng tài sản gồm 14.296m2 đất tại ấp 2, xã S, thành phố B; 01 ngôi nhà số 254/2 cất trên đất. Cụ và cụ V có 06 người con…Nay cụ làm di chúc này chia số diện tích nói trên cho các con như sau: bà L hưởng 2050 m2 (đã nhận rồi); bà Q hưởng 1300m2 (đã nhận rồi); ông L hưởng 4000m2 đất nằm trên thửa 267, tờ bản đồ số 9 và 2.859 m2 đất nằm trên các thửa 142,143,138 tờ bản đồ số 14 ; riêng ông N chỉ được sử dụng 2000m2 nằm trên các thửa 140,141,142 tờ bản đồ số 14 đến suốt đời, phần đất này được giao cho con trai út Nguyễn Hữu L đứng tên; Phần còn lại 2087m2 đất thổ cư, thổ mộ và đất hương quả nằm trên thửa 266 và 267(tờ bản đồ số 9) và của cải, ngôi nhà thờ 254/2 sau khi cụ qua đời sẽ giao lại cho con trai út là ông Nguyễn Hữu L được trọn quyền giữ hưởng và thờ cúng các lễ giỗ trong năm và phải giữ mãi. Còn bà Nguyễn Thị Đ có đánh cắp 06 chỉ vàng bỏ nhà ra đi ngày 03-12-1989, cụ không cho hưởng số đất, của cải và ngôi nhà của cụ”…Cuối di chúc cụ T ký tên và điểm chỉ và có Chứng thực của UBND xã S ngày 04-01-2014 (Bút lục 248).

[5] Về hình thức: Di chúc được lập trong lúc cụ T còn minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa hoặc bị ép buộc và có chứng thực của UBND xã S là đúng quy định tại Điều 650, 652 Bộ luật dân sự năm 2005. Về công bố nội dung di chúc, theo Điều 672 BLDS năm 2005 quy định thời điểm công bố di chúc sau thời điểm mở thừa kế nhưng không quy định thời gian công bố di chúc là bao lâu. Tuy nhiên, căn cứ vào các Điều 652, 667 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Tờ di chúc” do cụ T lập ngày 11-11-2013 là di chúc hợp pháp và có hiệu lực, không ảnh hưởng đến việc công bố di chúc. Các nguyên đơn kháng cáo cho rằng di chúc không có người làm chứng là vô hiệu. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 652 của Bộ luật dân sự năm 2005 “di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”, nhưng phía nguyên đơn không có chứng cứ chứng minh là bà T bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi lập di chúc, đồng thời di chúc này có xác nhận chữ ký cụ T tại Ủy ban nhân dân xã S nên không cần có người làm chứng.

[6] Về nội dung: Diện tích đất 11035,5m2 là tài sản chung của cụ V và cụ T (mỗi cụ được quyền sử dụng ½ diện tích = 5517,7m2). Tuy nhiên, khi lập di chúc cụ T định đoạt cả phần di sản của cụ V có diện tích đất 5517,7m2 là không hợp pháp nên nội dung di chúc vô hiệu một phần. Tòa án cấp sơ thẩm xác định diện tích đất 5517,7m2 là di sản của cụ V chết để lại và chia thừa kế theo pháp luật cho cụ T và các con của cụ V, cụ T, tổng cộng 07 kỷ phần là phù hợp theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, bởi lẽ cụ V chết năm 1985, tại thời điểm mở thừa kế thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ V có 07 người là: cụ T, bà L, bà Qưới, bà Đ, ông Đ, ông N, ông L. Bà Q chết năm 2003 (có chồng là Phạm Văn T và con là Phạm Thị Thanh T và Phạm Thị Anh T1); ông Đ chết năm 2009 (có vợ là bà Trần Thị Đ, không có con, bà Đ từ chối nhận di sản, nên hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ chỉ có cụ T); cụ T di chúc để lại cho ông L, nên ngoài kỷ phần thừa kế được hưởng theo pháp luật thì ông L còn được hưởng thêm kỷ phần thừa kế theo pháp luật mà cụ Tđược hưởng di sản từ cụ Vvà ông Đ. Phía nguyên đơn cho rằng phải chia theo pháp luật cho 05 kỷ phần thừa kế của cụ V là không chính xác. Phần diện tích đất còn lại 5517,7m2 là tài sản của cụ T nên cụ có quyền lập di chúc chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự.

[7] Xét kháng cáo của ông N cho rằng Tòa sơ thẩm chia đất cho chị T, chị T1 có cây trồng của ông nhưng không được bồi thường, đồng thời kháng cáo yêu cầu thay đổi cho ông được trực tiếp quản lý 2087m2 (thửa 266, 267A) là phần di sản thờ cúng cha mẹ.

Xét thấy, các thửa đất nêu trên do cụ T quản lý sử dụng khi còn sống, khi cụ T chết thì ông L quản lý sử dụng đến nay. Hơn nữa, vợ ông N là bà Nguyễn Thị Ngọc G cũng không tranh chấp và không yêu cầu giải quyết trong vụ án này; còn phía ông L, chị T, chị T1 không thừa nhận ông N có trồng cây trên phần đất chị T, chị T1 được hưởng thừa kế, nên Tòa sơ thẩm không buộc chị T, chị T1 bồi thường theo yêu cầu của ông N là có căn cứ, kháng cáo phần này của ông N là không có cơ sở.

Đối với việc thờ cúng, nhận thấy từ khi cụ T chết thì ông L là người trực tiếp thờ cúng cha mẹ, chăm sóc mộ. Tại phiên tòa, ông N cũng thừa nhận ông L quản lý và lo chu toàn việc thờ cúng cụ V, cụ T. Do đó kháng cáo của ông N về yêu cầu được quản lý phần di sản thờ cúng 2087m2 đất là không có cơ sở nên không chấp nhận.

[8] Xét kháng cáo của các nguyên đơn cho rằng di chúc không rõ ràng “cho ông N hưởng 2000m2 đất nhưng để cho ông L đứng tên” là không phù hợp theo quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2005. Xét thấy, cụ T chia cho ông N 2000m2 đất trên các thửa 140, 141, 142 đến suốt đời, phần đất này được giao cho ông Nguyễn Hữu L đứng tên là không phù hợp quy định của Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013. Quá trình tố tụng ông L trình bày:“Khi bà T còn sống có nói cho ông biết là do sợ cho ông N đứng tên sau này vợ ông N bán tiêu xài hết khi ông N về già không có tài sản để sinh sống cho nên để cho ông L đứng tên dùm nhưng nếu Tòa án xác định ông N có nhận được 2000m2 đất thì ông cũng không đồng ý đứng tên dùm ông N” (Bút lục 501). Tại phiên tòa phúc thẩm, ông L cho rằng nếu Hội đồng xét xử công nhận một phần di chúc, chia cho ông N ½ diện tích đất so với diện tích đất ghi trong di chúc thì ông cũng đồng ý để cho ông N đứng tên quyền sử dụng đất, nhận thấy điều này không làm ảnh hưởng đến việc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật cho hàng thừa kế của cụ V nên Hội đồng xét xử điều chỉnh cho phù hợp. Xét kháng cáo phần này của ông N là phù hợp nên được chấp nhận.

[9] Trong quá trình tố tụng, bị đơn ông Nguyễn Hữu L có ý kiến trình bày yêu cầu công nhận một phần di chúc mà cụ T lập ngày 11-11-2013 đối với phần tài sản của cụ T. Đồng thời, tại phiên tòa phúc thẩm (mở ngày 30/01/2019), nguyên đơn ông Nguyễn Hữu N có yêu cầu được hưởng diện tích đất theo di chúc là 2000m2, được quản lý phần di sản thờ cúng có diện tích 2087m2 đất (bao gồm: thổ cư, thổ mộ, đất hương quả và ngôi nhà 254/2 cất trên đất), có yêu cầu Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để yêu cầu cơ quan đo đạc đo diện tích đất mà cụ T chia cho ông theo di chúc. Mặt khác, Tòa sơ thẩm có nhận định trong bản án về yêu cầu của ông L là phù hợp được chấp nhận, nhưng không tuyên ở phần quyết định về việc chia di sản của cụ T theo di chúc cho ông N và ông L là chưa giải quyết toàn diện vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự được thừa kế di sản theo di chúc, đồng thời ảnh hưởng đến việc thi hành án sau này, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy cần thiết sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bổ sung cho phù hợp.

* Chia thừa kế theo di chúc (đối với di sản của cụ Tlà 5517,7m2 đất).

Ông N, ông L được hưởng ½ diện tích đất (so với diện tích đất ghi trong di chúc), cụ thể:

- Ông N được hưởng 1.000m2 đất.

- Ông L được quản lý phần di sản thờ cúng là 2087m2 đất (bao gồm: phần thổ cư, thổ mộ và hương quả) tại thửa 266 và 267A.

- Ông L đồng ý hưởng theo di chúc đối với diện tích đất còn lại là 2430,7m2 .=(5517,7m2 - 1000m2 - 2087m2).

* Chia thừa kế theo pháp luật (đối với phần di sản của cụ V là 5517,7m2 đất):mỗi người thừa kế của cụ V được nhận kỷ phần thừa kế theo pháp luật là 788,24m2 = (5517,7m2 : 7).

Tuy nhiên, qua đo đạc thực tế thì thửa 138, 140, 141, 142, 143 (tờ bản đồ số 14) chỉ có diện tích là 4872,4m2 (thiếu 645,3m2 so với phần di sản của cụ V), còn thửa 266, 267 (tờ bản đồ số 9) có diện tích 6163,1m2 (dư 645,4m2 so với phần di sản của cụ T). Tòa sơ thẩm chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế của cụ V tại các thửa đất 138,140,141,142,143 (tờ bản đồ số 14) nhưng không xác định phần diện tích lối đi chung cho những người thừa kế khi nhận kỷ phần thừa kế là không đảm bảo cho việc thi hành án sau này, nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa để yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai thành phố B tiến hành đo đạc diện tích lối đi chung cho những người thừa kế của cụ V nhằm khắc phục thiếu sót của cấp sơ thẩm. Căn cứ hồ sơ đo đạc ngày 22/5/2019 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố B (đo theo yêu cầu của đương sự) sau khi trừ diện tích đất 60,4m2 (từ vị trí số 5 đến vị trí số 11 có chiều rộng 0,5m vào các thửa 140+141+142+143) dùng làm lối đi chung cho những người thừa kế vào nhận kỷ phần thừa kế thì diện tích đất còn lại để chia thừa kế theo pháp luật là 4812m2 = (4872,4m2 – 60,4m2). Như vậy, mỗi người thừa kế nhận kỷ phần thừa kế theo pháp luật là 687,4m2 = (4812: 7), nhưng thực tế nhận theo kết quả đo đạc, đồng thời Hội đồng xét xử có điều chỉnh lại vị trí nhận thừa kế của từng kỷ phần để thuận tiện trong việc quản lý sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Chị Phạm Thị Thanh T và chị Phạm Thị Anh T1 nhận một kỷ phần(của bà Nguyễn Thị Q) là 788,24m2 đất, thực tế nhận 687,6m2 đất (gồm các thửa: 138A+143 +142A), còn thiếu 100,64m2.

- Bà Nguyễn Thị Đ nhận một kỷ phần là 788,24m2, thực tế nhận 687,2m2 đất (gồm các thửa: 138B + 142B), còn thiếu 101,04m2..

- Bà Nguyễn Thị L nhận nhận một kỷ phần là 788,24m2, thực tế nhận 687,9m2 đất (gồm các thửa: 138C + 142C), còn thiếu 100,34 m2.

- Ông Nguyễn Hữu N nhận thừa kế theo pháp luật là 788,24m2 và thừa kế theo di chúc là 1000m2. Tổng cộng là 1.788,24m2, thực tế nhận các thửa liền kề nhau (bao gồm: 142E + 141A + 141B +141C + 140) có diện tích là 2.061,4m2 đất, nhận dư 273,16m2.

- Ông Nguyễn Hữu L nhận một kỷ phần là 788,24m2 đất, thực tế nhận 687,5m2 đất thuộc thửa 142D, còn thiếu 100,74m2.

- Ông Nguyễn Hữu L nhận thêm 02 kỷ phần thừa kế theo pháp luật (của cụ Trần Thị Tvà ông Nguyễn Hữu Đ), mỗi kỷ phần là 788,24m2 đất (đều ở thửa 267). 

Theo biên bản định giá tài sản ngày 30/8/2016 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Bến Tre thì trị giá đất tranh chấp như sau: 

- Thửa 266, 267 đất ở có giá 300.000 đồng/m2, đất vườn có giá 200.000 đồng/m2.

- Thửa 140, 141, 142, 143, 138 đất vườn có giá 250.000 đồng/m2.

Xét thấy:

+ Phần ông N nhận dư 273,16m2 = (2061,4m2 – 1788,24m2) nên ông N phải hoàn trả lại cho ông L giá trị đất là 68.290.000 đồng = (273,16m2 x 250.000đ/m2).

+ Phần bà L nhận thiếu 100,34 m2 = (788, 24 m2 – 687,9m2 ) nên ông L phải hoàn trả lại cho bà Lgiá trị đất là 25.085.000 đồng = (100,34m2 x 250.000đ/m2)

+ Phần bà Đ nhận thiếu 101,04m2 = (788, 24 m2 – 687,2m2 ) nên ông L phải hoàn trả lại cho bà Đ giá trị đất là 25.260.000 đồng = (101,04m2 x 250.000đ/m2)

+ Phần bà Q (có chị T1và chị T thừa kế thế vị) nhận thiếu 100,64m2 = (788,24 m2 – 687,6m2 ) nên ông L phải trả lại cho chị T, chị T1 giá trị đất là 25.160.000 đồng = (100,64m2 x 250.000đ/m2).

Đối với các ngôi nhà trên thửa 266, 267A, bao gồm: nhà chính diện tích 150m2 (nền gạch men, vách tường, cột bê tông cốt thép, mái lợp tol thiếc, trần nhựa); nhà tạm 1 diện tích 104,2m2 (nền xi măng, vách lá + ván , cột bê tông đúc sẳn, mái lợp tol thiếc, phía dưới có lót lá chầm); nhà tạm 2 diện tích 45,7m2 (nền xi măng, vách tường lửng cao 01m, cột bê tông, mái lợp lá. Ghi nhận các bên đương sự không có tranh chấp nên tiếp tục giao cho ông L tạm quản lý.

[10] Chi phí thu thập chứng cứ :

- Chi phí thu thập chứng cứ (ở giai đoạn xét xử sơ thẩm) tổng cộng là 3.436.000 đồng, do ông N đã tạm nộp xong. Vì vậy, bà L, bà Đ, ông N, ông L mỗi người phải chịu 687.200 đồng, chị T và chị T1 liên đới chịu 687.200 đồng. Bà L, bà Đ, ông L mỗi người phải trả cho ông N số tiền 687.200 đồng, chị T và chị T1liên đới trả cho ông N 687.200 đồng.

- Chi phí thu thập chứng cứ (ở giai đoạn xét xử phúc thẩm) tổng cộng là 4.991.000 (bốn triệu chín trăm chín mươi mốt nghìn) đồng, do ông N đã tạm nộp xong. Vì vậy, ông L, bà L, bà Đ mỗi người phải trả lại cho ông N là 998.200 đồng, chị T và chị T1 phải liên đới trả lại cho ông N là 998.200 đồng.

[11] Về án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch 5%:

- Bà L được miễn do thuộc diện người cao tuổi,

- Chị T và chị T1 phải liên đới chịu là 9.853.000 đồng = (788,24m2 x 250.000 đồng/m2 x 5%).

- Bà Đ phải chịu 9.853.000đồng = (788,24m2 x 250.000 đồng/m2 x 5%).

- Ông N phải chịu là 22.353.000 đồng = (1.788,24m2 x 250.000 đồng/m2 x 5%).

- Ông L chịu án phí của 03 kỷ phần theo pháp luật: ông L, bà Thu, ông Đ.

Giá trị của 03 kỷ phần là 591.180.000 đồng = (788,24m2 x 250.000đ/m2 x 3), nên ông L phải chịu án phí là 27.647.200đồng = 20.000.000đồng + (191.180.000 đồng x 4%).

Ngoài ra, ông L còn hưởng thừa kế tài sản theo di chúc là phần đất có giá trị 486.140.000 đồng = (2430,7m2 x 200.000đ/m2), nên ông L phải chịu án phí là 23.445.600 đồng = 20.000.000đồng + (86.140.000đồng x 4%).

Tổng cộng các khoản án phí ông L phải chịu là 51.092.800 đồng

[12] Đề nghị của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre có một phần phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử (về phần không chấp nhận yêu cầu bồi thường cây trồng, yêu cầu thay đổi người trực tiếp quản lý di sản thờ cúng, hương quả, về nhận định di chúc vô hiệu một phần, về việc miễn án phí cho bà Ldo thuộc diện người cao tuổi).

[13] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của các nguyên đơn, sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng (có tuyên bổ sung): Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn; Hủy một phần di chúc của cụ T lập ngày 11-11-2013; chia thừa kế theo pháp luật phần di sản của cụ V; Công nhận một phần di chúc của cụ Trần Thị T lập ngày 11-11-2013, chia thừa kế theo di chúc cho ông N và ông L phần di sản của cụ T như nhận định về cách chia di sản theo pháp luật và theo di chúc nêu trên.

[14] Về án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của các nguyên đơn được chấp nhận một phần nên ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị Đ không phải chịu án phí phúc thẩm. Hoàn trả cho ông N, bà Đ, bà L số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà mỗi người đã nộp là 300.000 (Ba trăm ngàn) đồng.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ.

Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 110/2018/DS-ST ngày 08/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Bến Tre. Cụ thể tuyên:

Căn cứ vào các Điều 646, 648, 649, 650, 652, 653, 674, 675, 676, 677 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015; các Điều 26, 35, 39 , 227, 273 và Điều 280 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của đồng nguyên đơn: ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L và bà Nguyễn Thị Đ đối với bị đơn ông Nguyễn Hữu L.

2. Hủy một phần di chúc của cụ Trần Thị T lập ngày 11/11/2013, được Ủy ban nhân dân xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre chứng thực vào ngày 04/01/2014.

3. Công nhận một phần di chúc của cụ Trần Thị T lập ngày 11/11/2013, được Ủy ban nhân dân xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre chứng thực vào ngày 04/01/2014.

4. Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản thừa kế của cụ Nguyễn Hữu V. Chia một phần thừa kế theo di chúc đối với phần di sản của cụ Trần Thị T lập ngày 11/11/2013.

5. Buộc ông Nguyễn Hữu L có trách nhiệm giao lại kỷ phần thửa kế theo pháp luật cho các ông, bà sau đây:

5.1. Chị Phạm Thị Thanh T và chị Phạm Thị Anh T1 (thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị Q ) nhận diện tích đất là 687,6m2 , gồm các thửa: 138A, 143, 142A.

5.2. Bà Nguyễn Thị Đ nhận 687,2 m2 đất, gồm các thửa: 138B và 142B.

5.3. Bà Nguyễn Thị L nhận 687,9m2 đất, gồm các thửa: 138C và 142C.

5.4. Ông Nguyễn Hữu N nhận thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc tổng cộng là 2.061,4m2 đất (trong đó thừa kế theo di chúc là 1000m2 ), gồm các thửa liền kề nhau là: 142E, 141A , 141B , 141C và 140.

5.5. Ông Nguyễn Hữu L nhận thừa kế theo pháp luật là 687,5m2 đất tại thửa 142D và nhận thừa kế di sản là 6163,1m2 đất tại thửa 266 và 267 (bao gồm: nhận kỷ phần thừa kế theo pháp luật của cụ Trần Thị T là 788,24m2 và kỷ phần thừa kế theo pháp luật của ông Nguyễn Hữu Đ là 788,24m2, được sử dụng phần hương quả, thổ mộ, thổ cư có diện tích là 2087m2, phần diện tích đất còn lại 2430,7m2 là thừa kế theo di chúc).

Các thửa đất 138, 140, 141, 142, 143 cùng tờ bản đồ số 14; các thửa đất 266, 267 cùng tờ bản đồ số 9, đều tọa lạc ấp 2, xã S, thành phố B, tỉnh Bến Tre (hiện do cụ Trần Thị T đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông Nguyễn Hữu L đang quản lý).

Dành lối đi chung cho những người thừa kế nêu trên, lối đi từ vị trí số 5 đến vị trí số 11 có chiều rộng là 0,5m vào các thửa 140+141+142 + 143 có diện tích: 60,4m2 . (Vị trí đất có họa đồ ngày 22/5/2019 kèm theo).

Những người thừa kế nêu trên được sử dụng cây trồng gắn liền diện tích đất nhận thừa kế.

Ghi nhận các đương sự không yêu cầu chia phần đất của bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Q đã được bà T cho trước khi chết.

Các đương sự tự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

6. Ông Nguyễn Hữu N phải hoàn trả lại cho ông Nguyễn Hữu L giá trị đất (do ông N nhận dư diện tích đất) là 68.290.000đồng = (273,16m2 x 250.000đ/m2).

7. Ông Nguyễn Hữu L phải hoàn trả lại cho bà Nguyễn Thị L giá trị đất (do bà L nhận thiếu diện tích đất) là 25.085.000đồng =(100,34 m2 x 250.000đ/m2)

8. Ông Nguyễn Hữu L phải hoàn trả lại cho bà Nguyễn Thị Đ giá trị đất (do bà Đ nhận thiếu diện tích đất) là 25.260.000đồng =(101,04m2 x 250.000đ/m2)

9. Ông Nguyễn Hữu L phải hoàn trả lại cho chị Phạm Thị Thanh T, chị Phạm Thị Anh T1 giá trị đất (do chị T, chị T1 nhận thiếu diện tích đất) là 25.160.000đồng =(100,64m2 x 250.000đ/m2).

10. Ghi nhận các bên đương sự không tranh chấp các ngôi nhà (cất trên thửa 266, 267A), bao gồm: nhà chính diện tích 150m2 (nền gạch men, vách tường, cột bê tông cốt thép, mái lợp tol thiếc, trần nhựa); nhà tạm 1 diện tích 104,2m2 (nền xi măng, vách lá + ván , cột bê tông đúc sẳn, mái lợp tol thiếc, phía dưới có lót lá chầm); nhà tạm 2 diện tích 45,7m2 (nền xi măng , vách tường lửng cao 01m, cột bê tông, mái lợp lá. Tiếp tục giao cho ông Nguyễn Hữu L tạm quản lý.

11. Về chi phí tố tụng:

11.1. Chi phí thu thập chứng cứ (ở giai đoạn xét xử sơ thẩm) tổng cộng là 3.436.000 (ba triệu bốn trăm ba mươi sáu nghìn) đồng, ông Nguyễn Hữu N đã tạm nộp xong. Bà L, bà Đ, ông L mỗi người phải trả lại cho ông N số tiền 687.200 (sáu trăm tám mươi bảy nghìn hai trăm) đồng, chị T và chị T1 phải liên đới trả lại cho ông N số tiền 687.200 (sáu trăm tám mươi bảy nghìn hai trăm) đồng.

11.2. Chi phí thu thập chứng cứ (ở giai đoạn xét xử phúc thẩm) tổng cộng là 4.991.000 (bốn triệu chín trăm chín mươi mốt nghìn) đồng, ông Nguyễn Hữu N đã tạm nộp xong. Ông L, bà L, bà Đ mỗi người phải trả lại cho ông N là 998.200 (chín trăm chín mươi tám nghìn hai trăm) đồng, chị T và chị T1 phải liên đới trả lại cho ông N là 998.200 (chín trăm chín mươi tám nghìn hai trăm) đồng.

Kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền chưa được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

12. Về án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch 5%:

12.1. Ông Nguyễn Hữu N phải nộp án phí là 22.353.000 (hai mươi hai triệu ba trăm năm mươi ba nghìn) đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp là 11.767.200 đồng theo biên lai thu số 0012224 ngày 23/5/2016 và biên lai thu số 0010933 ngày 12/6/2017của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B. Ông Nguyễn Hữu N còn phải nộp tiếp số tiền án phí là 10.585.800 (mười triệu năm trăm tám mươi lăm nghìn) đồng.

12.2. Bà Nguyễn Thị L được miễn án phí dân sự sơ thẩm. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B hoàn trả số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm mà bà Lđã nộp là

2.448.750 (hai triệu, bốn trăm bốn mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi) đồng theo biên lai thu số 0012223 ngày 23/5/2016 và biên lai thu số 0010934 ngày 12/6/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B.

12.3. Bà Nguyễn Thị Đ phải nộp là 9.853.000 (chín triệu, tám trăm năm mươi ba nghìn) đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp là 14.254.000 (Mười bốn triệu, hai trăm năm mươi bốn nghìn) đồng theo biên lai thu số 0012222 ngày 23/5/2016 và biên lai thu số 0010935 ngày 12/6/2017. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B hoàn trả cho bà Nguyễn Thị Đ số tiền tạm ứng án phí còn lại là 4.401.000 (bốn triệu, bốn trăm lẽ một nghìn) đồng .

12.4. Chị Phạm Thị Thanh T và chị Phạm Thị Anh T1 phải liên đới nộp là 9.853.000 (chín triệu, tám trăm năm mươi ba nghìn) đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 880.000đ (Tám trăm tám mươi nghìn) đồng biên lai thu tiền tạm ứng án phí số: 0019653 ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố B. Chị T và chị T1 còn phải liên đới nộp tiếp số tiền 8.975.000 (Tám triệu chín trăm bảy mươi lăm nghìn) đồng.

12.5. Ông Nguyễn Hữu L phải chịu án phí là 51.092.800 (Năm mươi mốt triệu không trăm chín mươi hai nghìn tám trăm) đồng.

13. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Nguyễn Hữu N, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị Đ không phải chịu. Hoàn tạm ứng án phí phúc thẩm cho ông N, bà L, bà Đ mỗi người nhận là 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) theo biên lai thu số 0021715, 0021716, 0021717 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B, tỉnh Bến Tre.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6,7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

653
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 194/2019/DS-PT ngày 11/06/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:194/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bến Tre
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:11/06/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về