Bản án 187/2019/HSPT ngày 26/07/2019 về tội buôn lậu

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 187/2019/HSPT NGÀY 26/07/2019 VỀ TỘI BUÔN LẬU

Từ ngày 03 đến ngày 05, từ ngày 08 đến ngày 11 và từ ngày 19 đến ngày 26 tháng 7 năm 2019 tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ vụ án hình sự thụ lý số 324/2018/TLPT-HS ngày 04 tháng 10 năm 2018 đối với bị cáo Trương Huy L và các bị cáo khác, do có kháng cáo của các bị cáo và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối với Bản án sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

- Bị cáo kháng cáo và bị kháng nghị:

1. Trương Huy L, sinh ngày 12-12-1958 tại Quảng Trị; địa chỉ cư trú: số 111, khóm Tr1, thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: không; trình độ văn hóa: 10/10; nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên NH; con ông Trương A1 và bà Nguyễn Thị B3; vợ là Trần Thị D (là bị cáo trong vụ án) và có 03 con (con lớn nhất sinh năm 1983, con nhỏ nhất sinh năm 1994); tiền án, tiền sự: không. Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 19-11-2012; đến ngày 04-12-2013, được thay thế biện pháp ngăn chặn cho tại ngoại, có mặt.

2. Trần Thị D, sinh ngày 01-12-1961 tại Quảng Trị; địa chỉ cư trú: số 111, khóm Tr1, thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: không; trình độ văn hóa: 10/10; nghề nghiệp: Giám đốc Công ty TNHH một thành viên NH; con ông Trần Đình K và bà Trần Thị Tr2; chồng là Trương Huy L (là bị cáo trong vụ án) và có 03 con (con lớn nhất sinh năm 1983, con nhỏ nhất sinh năm 1994); tiền án, tiền sự: không. Bị cáo tại ngoại ngoại nơi cư trú, có mặt.

- Bị cáo kháng cáo:

1. Đỗ Lý N, sinh ngày 25-10-1972 tại Bắc Giang; địa chỉ cư trú: khu phố Tr2 phường Đ3, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: không; trình độ văn hóa: 12/12; nghề nghiệp: Công chức Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng); con ông Đỗ Hữu Nh1 và bà Nguyễn Thị Đ4; vợ là Lê Thị Lệ H14 và có 02 con; tiền án, tiền sự: không. Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 24-6-2013; đến ngày 18-11-2013, được thay thế biện pháp ngăn chặn cho tại ngoại, có mặt.

2. Lê Xuân T, sinh ngày 21-7-1962 tại Quảng Bình; địa chỉ cư trú: số 364, đường L5, phường Đ3, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: không; trình độ văn hóa: 10/10; nghề nghiệp: Công chức Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng); con ông Lê Văn L12 và bà Nguyễn Thị Nh2; vợ là Nguyễn Thị Th14 và có 03 con (con lớn nhất sinh năm 1993, con nhỏ nhất sinh năm 1997); tiền án, tiền sự: không. Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 24-6-2013; đến ngày 18-11-2013, được thay thế biện pháp ngăn chặn cho tại ngoại, có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án kháng cáo:

1. Công ty TNHH một thành viên NH.

Địa chỉ công ty: số 111, khóm Tr1, thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo pháp luật: bà Trần Thị D - Chức vụ: Giám đốc Công ty, (là bị cáo trong vụ án), có mặt.

2. Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Địa chỉ cơ quan: lô E3, đường D, quận C, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Phi H - Chức vụ: Cục trưởng.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Văn L2 và ông Đặng Công Th1, đều là Phó Cục trưởng (Giấy ủy quyền số 4070/TCHQ-ĐTBL ngày 20-6-2019), có mặt.

Những người tham gia tố tụng có liên quan đến kháng cáo:

- Người bào chữa:

Người bào chữa cho bị cáo Trương Huy L và Trần Thị D:

1. Luật sư Lê Thị Xuân M - Văn phòng Luật sư Lê Thị Hồng Th2 thuộc Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng; có mặt.

2. Luật sư Lê Văn K - Công ty Luật Lê Văn H1 thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Trị; có mặt.

3. Luật sư Nguyễn Trường Th3 - Văn phòng Luật sư V thuộc Đoàn Luật sư thành phố cần Thơ; có mặt.

4. Luật sư Nguyễn Chính H2 - Văn phòng Luật sư Chính H2 thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.

Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Lý N và Lê Xuân T:

Luật sư Nguyễn Trường Th3 - Văn phòng Luật sư V thuộc Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ; có mặt.

- Người Giám định:

1. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

+ Ông Đặng Tất Th4 và ông Hà Văn T1, có mặt.

+ Ông Phạm Thế C1 và ông Nguyễn Thế C2, có đơn xin xét xử vắng mặt.

2. Cơ quan Kiểm lâm vùng II:

+ Ông Nguyễn Tuấn Th5, có mặt.

+ Ông Nguyễn Văn H3, ông Mai Văn Th6, ông Trần Văn Ch, ông Lê Hải S và ông Vũ Hữu Ch1, có đơn xin xét xử vắng mặt.

3. Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an:

+ Bà Lưu Hải Th6 và ông Vũ Bình M1, có mặt.

+ Bà Phan Thị Thu Tr, có đơn xin xét xử vắng mặt.

4. Cục Hải quan thành phố Hà Nội:

+ Bà Nguyễn Thị Th7, có mặt.

+ Ông Nguyễn Danh Ng, vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng; địa chỉ trụ sở: số 65, đường X, quận H4, thành phố Đà Nẵng.

Người đại diện theo ủy quyền:

Ông Đoàn Xuân Th8 - Chức vụ: Trưởng phòng Phòng Quản lý rủi ro - Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng (Giấy ủy quyền số 1273/GUQ-HQĐNg ngày 18-6-2019), có mặt.

2. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị; địa chỉ trụ sở: số 92, đường L3, phường Đ, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Lưu Việt H4 - Chức vụ: Trưởng phòng Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (Giấy ủy quyền số 848/UQ-HQQT ngày 17-6-2019), có mặt.

3. Ông Đỗ Danh Th9, sinh ngày 10-10-1955 tại Ninh Bình; địa chỉ cư trú: số 16, đường L4, phường H5, quận H4, thành phố Đà Nẵng (là bị cáo trong vụ án), có mặt.

4. Ông Hoàng Hữu D1, sinh năm 1974 (năm 2011, là Phó Trạm trưởng, phụ trách Trạm Kiểm dịch thực vật L1); địa chỉ cư trú: phường Kh, quận C2, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

5. Ông Hà Xuân Th10, sinh năm 1976 (năm 2011, là Cán bộ kiểm dịch, Trạm Kiểm dịch thực vật L1); địa chỉ cư trú: thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị, có mặt.

6. Ông Nguyễn Hồng T2, sinh năm 1964 (năm 2011, là Cán bộ kiểm dịch, Trạm Kiểm dịch thực vật L1); địa chỉ cư trú: khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, có mặt.

7. Ông Trịnh Trung Nh, sinh năm 1960 (năm 2011, là Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng); địa chỉ cư trú: phường B1, quận H4, thành phố Đà Nẵng, có mặt.

8. Chị Lê Thị Ái M1, sinh năm 1980 (Kế toán của Công ty TNHH một thành viên NH - là người lập thủ tục xuất khẩu); địa chỉ cư trú: số 279/9, Quốc lộ 9, khu phố 7, phường 3, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị, có đơn xin xét xử vắng mặt.

9. Anh Trương Kim H6, sinh năm 1985 (con bị cáo L - là người chuyển tiền cho bà Lâm Thanh T3); địa chỉ cư trú: số 111, khóm Tr1, thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị, có mặt.

10. Chị Trương Thị Thu Đ2, sinh năm 1979 (có tài khoản Ngân hàng tại Lào - bị cáo Trần Thị D chuyển tiền vào tài khoản này); địa chỉ cư trú: thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị, có đơn xin xét xử vắng mặt.

11. Bà Lâm Thanh T3, sinh năm 1969 (là người nhận và chuyển tiền cho Công ty TNHH một thành viên NH tại thành phố M2, tỉnh Quảng Ninh); địa chỉ cư trú: thành phố M2, tỉnh Quảng Ninh, vắng mặt.

- Người làm chứng (đồng thời là người liên quan):

1. Thành viên Tổ khám xét lô gỗ của Công ty TNHH một thành viên NH:

- Ông Trần Minh T4 - Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng - thành phố Đà Nẵng và ông Ngô Tấn S - Cán bộ Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng - thành phố Đà Nẵng, có mặt.

- Ông Phạm Văn T5 và ông Phạm Tiến C3 - Cán bộ Đội 2, thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, có mặt.

- Ông Nguyễn Hữu L6 và ông Phan Quang M3 - Cán bộ Đội Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục Hải quan Đà Nẵng, có mặt.

- Ông Đặng Ngọc V - Tổ trưởng Tổ Kiểm soát ma túy, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng; ông Trần Việt Hùng, ông Trần Quốc Dân và ông Đỗ Tam - Cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, có mặt.

2. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị:

- Ông Lê Minh Th, ông Trần Văn Th11, ông Nguyễn Quang N1, ông Đặng Hoàng Th12 và chị Lê Thị H8, có mặt.

- Ông Trương Quang L7, ông Hoàng Đình L8 và anh Trần Đình Ph, có đơn xin xét xử vắng mặt.

Tòa án triệu tập đại diện cơ quan, cá nhân tham gia tố tụng:

- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án:

+ Các Điều tra viên: Đặng Thái S1, Lê Đình T6, Trần Phi L9 và Trần Vũ H9 - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (trước đây là C44), Bộ Công an, có mặt.

+ Điều tra viên Trần Đức D2 - Thời điểm thụ lý, giải quyết vụ án là Điều tra viên thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (trước đây là C44), Bộ Công an. Hiện nay giữ chức vụ: Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ninh, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan:

+ Ông Phạm Văn Th12 - Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền trung, ông Lê Nam Ph1 - Đội phó Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền trung, ông Đào Xuân Th13 - Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền bắc, bà Tống Hoa Q - Trưởng phòng Phòng xử lý vi phạm và ông Phạm Văn B2 - Công chức Phòng xử lý vi phạm, có mặt.

- Đại diện Bộ Công thương:

+ Ông Trần Quốc T7 - Chức vụ: Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, có mặt.

+ Ông Phạm Tuấn L10 - Chức vụ: Phó trưởng phòng Phòng Xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản, có mặt.

- Công ty TNHH Thương mại dịch vụ TT: bà Đặng Thị L11 - Chức vụ: Giám đốc công ty, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Z: bà Nguyễn Lan H10 - Chức vụ: Giám đốc công ty, vắng mặt.

Ngoài ra, Tòa án còn triệu tập 08 người làm chứng (là các lái xe chở gỗ từ Lào về Việt Nam) và 22 người làm chứng (là các lái xe chở gỗ từ Quảng Trị vào Đà Nẵng), nhưng những người làm chứng này đều vắng mặt:

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 07 giờ 30 phút, Công an quận N2, thành phố Đà Nẵng phát hiện xe ô tô biển kiểm soát số 43S-5142, rơmóc tải biển kiểm soát 43R-0866 chở Cotainer số hiệu GESU 6243717 cho Công ty TNHH một thành viên NH (sau đây viết tắt là Công ty NH) đi từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4, tỉnh Quảng Trị đến Cảng Đà Nẵng có vi phạm nên đã tạm giữ xe. Công an quận N2 đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng khám xét hàng hóa trong Container trên. Qua khiểm tra phát hiện có 27 kiện hàng chứa 867 sản phẩm gỗ Trắc không có trong Tờ khai hàng hóa xuất khẩu và trong hồ sơ, chứng từ kèm theo do chủ hàng là Trương Huy L cung cấp. Do đó, Công an quận N2 đã chuyển hồ sơ, vật chứng, phương tiện vi phạm cho Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng xử lý theo thầm quyền. Xác định, Công ty NH có hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, nên Tổng Cục Hải quan giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 và Đội 2 - Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan tiến hành khám xét toàn bộ lô gỗ của Công ty NH đang làm thủ tục xuất khẩu. Kết quả khám xét xác định Công ty NH nhập lậu và xuất lậu gỗ, nên Tổng cục Hải quan đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm cho Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) - Bộ Công an để điều tra theo thẩm quyền. Kết quả điều tra xác định:

1. Hành vi nhập khẩu gỗ lậu của Trương Huy L, Trần Thị D xảy ra tại cửa khẩu L1, tỉnh Quảng Trị:

Ngày 17-12-2011, Công ty NH do Trần Thị D làm Giám đốc và Trương Huy L (chồng của D) làm Phó Giám đốc thống nhất nhập khẩu gỗ từ nước CHDCND Lào về Việt Nam qua cửa khẩu L1, tỉnh Quảng Trị. Để có bộ hồ sơ nhập khẩu, L giao và chỉ đạo anh Trần Đình Q1 (là cháu của D và là nhân viên Công ty NH) sử dụng các tờ giấy khổ A4, không có nội dung nhưng có hình dấu Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và chữ ký của Giám đốc có tên KV (KV1) do phía đối tác Lào cung cấp để soạn thảo, in ra từ máy tính rồi làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu gồm: Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 ký kết giữa Công ty NH mua của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào khối lượng 535,800 m3 gỗ Trắc các loại, kèm theo Vận đơn (Invoice), Hóa đơn vận tải đường bộ (Bill of Truck), Phiếu đóng gói hàng (Packing List), Lý lịch gỗ (Loading List), Bảng kê chi tiết phương tiện vận tải.

Sau đó, L giao và chỉ đạo anh Trần Đình Q1 sử dụng 03 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 0199, 0201, 0203 cùng ngày 16-12-2011 của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào đến Trạm Kiểm dịch thực vật L1 để làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Ngày 17-12-2011, Trạm Kiểm dịch thực vật L1 tiếp nhận Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật, kèm theo các giấy tờ của Công ty NH (Bảng kê chi tiết về phương tiện vận tải; 03 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào). Mặc dù, 03 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào thể hiện cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Z, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ TT, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị và trong nội dung không có loại gỗ nào là gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, nhưng ông Hoàng Hữu D1 (Phó Trạm trưởng, phụ trách Trạm Kiểm dịch thực vật L1), ông Hà Xuân Th10 và ông Nguyễn Hồng T2 (đều là nhân viên Trạm Kiểm dịch thực vật L1) vẫn dựa trên các Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật này để cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 03008/KDTV ngày 17-12-2011 cho lô gỗ của Công ty NH. Công ty NH đã đưa Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật này vào bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ.

Cùng ngày 17-12-2011, Trần Thị D ký giấy giới thiệu anh Trần Đình Q1 đến Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 để nhập khẩu khối lượng 535,800 m3 gỗ Trắc (180,380 m3 gỗ Trắc xẻ, 39,964 m3 gỗ Trắc tròn và 315,456 m3 gỗ Trắc tận dụng gốc, cành, ngọn) được chở trên 13 xe ô tô do L thuê vận chuyển từ Lào về Việt Nam; trong đó, có 05 xe đăng ký tại Lào, 08 xe đăng ký tại Việt Nam (do các lái xe là: Thái Duy T8, Đặng Văn H11, Nguyễn Văn S2, Hoàng Quốc Kh1, Nguyễn Ngọc H12, Nguyễn Trọng V4, Võ Văn D3 và Trần Văn A) điều khiển. Đây là số gỗ được bốc lên từ các xe ô tô mang biển kiểm soát Lào chở gỗ từ nơi khác đến khu vực cách cửa khẩu L1 khoảng 60 km. Riêng xe của lái xe Thái Duy T8, theo chỉ đạo của Trương Huy L đã đến bốc gỗ ở bản Sê Côn (cách cửa khẩu L1 khoảng 200 km). Sau đó, các lái xe chở gỗ về đỗ trong bãi xe của cửa khẩu L1 để làm thủ tục nhập cảnh.

Bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ của Công ty NH gồm có: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, Bảng kê chi tiết do Công ty NH tự khai, Tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Trạm Kiểm dịch thực vật L1, Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011, Vận đơn (Invoice), Hóa đơn vận tải đường bộ (Bill of Truck), Phiếu đóng gói hàng (Packing List). Theo khai báo của Công ty NH, trị giá lô hàng là 1.559.844 USD (một triệu năm trăm năm mươi chín nghìn tám trăm bốn mươi bốn Đô la Mỹ). Số thuế Công ty NH tự khai theo Tờ khai hải quan và đã nộp là 3.246.503.317 đồng (ba tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu năm trăm linh ba nghìn ba trăm mười bảy đồng). Sau khi phân luồng kiểm tra, Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 đã làm thủ tục cho thông quan. Các xe gỗ được vận chuyển về thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị.

Để thể hiện việc thanh toán cho Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT, Công ty NH đã làm giả Phụ lục hợp kinh tế đồng số 01-35/2011/HĐKT ngày 29-3-2012 (Trần Thị D ký đại diện Công ty NH) và 09 giấy yêu cầu chuyển tiền của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào. Sau đó, Trần Thị D sử dụng các giấy tờ này ký 09 lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngoại tệ đô la Mỹ số 390122137071322B của Công ty NH tại Ngân hàng Agribank L1 sang Lào; trong đó, có 08 lệnh chuyển tiền vào tài khoản của chị Trương Thị Thu Đ2 (là cháu của Trương Huy L), mở tại Ngân hàng Phongsavanh Bank Ltd - Vientiane - Lào, với số tiền 1.409.844 USD (một triệu bốn trăm linh chín nghìn tám trăm bốn mươi bốn Đô la Mỹ); 01 lệnh chuyển tiền vào tài khoản số 030.140.141.0000.922 của anh BL (BL1) mở tại Ngân hàng Lao Development Bank - Vientiane, với số tiền 150.000 USD (một trăm năm mươi nghìn Đô la Mỹ). Sau khi nhận được tiền, chị Đ2 đã rút tiền từ tài khoản của mình và trả lại cho Trương Huy L.

2. Hành vi xuất khẩu gỗ lậu của Trương Huy L, Trần Thị D; hành vi thiếu trách nhiệm của Lê Xuân T, Đỗ Lý N, Đỗ Danh Th9 xảy ra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng:

Ngày 18-12-2011, Trương Huy L nhận 02 tờ giấy, không có nội dung nhưng có hình dấu của Công ty East Well (Far Easst) Co.Ltd, Hồng Kông, Trung Quốc và chữ ký của người đại diện Công ty có tên Zhang Chun Hai từ Li Zhen Zhu (A Lý), đều là người Trung Quốc. Sau đó, L giao và chỉ đạo kế toán là chị Lê Thị Ái M1 sử dụng để lập Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT ngày 18-12-2011 về việc mua bán gỗ giữa Công ty NH (do Trần Thị D ký tên) với Công ty East Well (Far Easst) Co.Ltd, Hồng Kông, Trung Quốc. Ngày 19-12-2011, Trần Thị D ký giấy giới thiệu cho chị Lê Thị Ái M1 đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 mở Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D xuất khẩu 535,800 m3 gỗ cho Công ty East Well. Bộ hồ sơ xuất khẩu gồm có: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu có thuế, Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT, Hóa đơn xuất khẩu của Công ty NH, Tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu, Phiếu đóng gói hàng (Packing List), Lý lịch gỗ (Loa đing List). Theo khai báo của Công ty NH, trị giá lô hàng là 33.292.524.000 đồng (ba mươi ba tỷ hai trăm chín mươi hai triệu năm trăm hai mươi bốn nghìn đồng). Hàng hóa được vận chuyển trên 22 xe Container của Công ty Vietfracht Đà Nẵng (là Công ty được Công ty NH thuê để vận chuyển lô gỗ xuất khẩu).

Ngày 20-12-2011, Đỗ Lý N, Lê Xuân T (là công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4) được Lê Minh Th (là Chi Cục trưởng) giao nhiệm vụ kiểm tra, làm thủ tục hải quan cho lô hàng gỗ xuất khẩu của Công ty NH. Trong thời gian N, Xuân T tiến hành kiểm hóa từ 08 giờ đến 11 giờ ngày 20-12-2011 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4, thì trong 22 xe Container chở hàng cho Công ty NH, chỉ có 04 xe Container mặt tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4, gồm: xe 43X-2759, Container YMLU 8041761 (lái xe Nguyễn Công H13); xe 43S-8625, Container DFSU 4049337 (lái xe Trần Võ Hùng); xe 43S-7590, Container CAXU 820763 (lái xe Nguyễn Trần Hòa) và xe 43S-3013, Container YMLU 4838280 (lái xe Nguyễn Hữu Nh). Còn lại 07 xe chiều ngày 20-12-2011 mới đến, 11 xe không đến.

Khi kiểm hóa, Đỗ Lý N và Lê Xuân T không ghi rõ số hiệu Container và số niêm phong của Container đã kiểm hóa. Tờ khai hải quan có 03 mặt hàng gỗ Trắc có mã số, thuế xuất khác nhau (gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ tận dụng gốc, cành, ngọn), nhưng để dễ kiểm tra, N, Xuân T chỉ kiểm tra tổng cộng 2.868 thanh gỗ Trắc xẻ. Khi kiểm tra, N trèo lên Container, đo chiều dài, chiều rộng của từng thanh gỗ xẻ, đánh dấu vào đầu thanh rồi đọc số liệu cho Xuân T ghi chép, đối chiếu với lý lịch gỗ. Quá trình ghi chép, đối chiếu, trong số 2.868 thanh gỗ, Xuân T phát hiện có 2.691 thanh không có số hiệu đầu thanh như khai báo; có 1.391 thanh có kích thước đúng với lý lịch khai báo nhưng không đúng với số lượng, khối lượng so với lý lịch khai báo, nhưng N và Xuân T vẫn kết luận mã số, xuất xứ, khối lượng cho cả lô hàng đúng như khai báo và đề xuất cho thông quan, làm thủ tục chuyển cửa khẩu để xuất khẩu.

Sau khi thông quan, lô hàng được vận chuyển đến Cảng Đà Nẵng để xuất khẩu đi Hồng Kông, Trung Quốc. Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 21-12-2011, Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường Công an quận N2, thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra, phát hiện có dấu hiệu vi phạm đối với xe ô tô đầu kéo BKS 43S-5142, rơ moóc biển kiểm soát 43R-0866, chở Container số GESU 6243717, thuộc lô hàng của Công ty NH, nên phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng khám xét hàng hóa trong Container trên, phát hiện có 27 kiện hàng chứa 867 sản phẩm gỗ Trắc không có trong tờ khai hải quan và hồ sơ, chứng từ kèm theo do chủ hàng là Trương Huy L cung cấp. Công an quận N2 đã chuyển hồ sơ, vật chứng, phương tiện vi phạm cho Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng xử lý theo thầm quyền.

Sáng ngày 28-12-2011, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng) kiểm tra, khám xét lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty NH. Chiều cùng ngày, Đỗ Danh Th9 - Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng ra Quyết định số 01/QĐ-HQCĐN khám phương tiện vận tải, đồ đạc theo thủ tục hành chính, khám xét Container số YMLU 4744719.

Từ 15 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút ngày 28-12-2011, Tổ khám xét gồm có 04 công chức là Phan Quang M3, Nguyễn Hữu L6 (Đội kiểm soát hải quan, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng), Đặng Ngọc V, Đặng Hoàng Th12 (Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng) tiến hành khám xét. Do không được Đỗ Danh Th9 phân công nhiệm vụ cụ thể khi tham gia khám xét; không nhận và không được phổ biến kế hoạch, mục đích, nội dung, yêu cầu của việc khám xét; không biết cụ thể ai là người chủ trì việc khám xét; không tổ chức lực lượng khám xét, chuẩn bị phương tiện phục vụ khám xét phù hợp để việc khám xét đạt hiệu quả, nên khi tiến hành khám xét, Tổ khám xét chỉ kiểm tra 57 thanh gỗ xẻ ở bên trên trong tổng số 8.001 thanh có trong Container số hiệu YMLU 4744719 (tỷ lệ kiểm tra = 0,7%), không kiểm tra số gỗ còn lại ở bên dưới.

Sau đó, do trời tối, Tổ khám xét dừng việc kiểm tra, lập Biên bản khám xét số 01/BB-HC14, trong đó có đề xuất: “Cho kết thúc việc khám xét. Kính đề nghị lãnh đạo Chi cục cho ý kiến chỉ đạo”.

Mặc dù, tỷ lệ kiểm tra rất thấp, với thời gian ngắn, nhưng Đỗ Danh Th9 không cho ý kiến chỉ đạo khám tiếp mà ngay trong ngày 29-12-2011 đã bút phê vào Tờ trình xin thông quan của Công ty NH, cho phép 21 Container được làm thủ tục xếp hàng lên tàu xuất cảnh (trừ Container bị Công an quận N2 phát hiện vi phạm) và ký Công văn số 1753/HQCĐN ngày 29-12-2011 gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 thông báo đã làm thủ tục xuất khẩu chuyển cửa khẩu đối với 21 Container. Sau khi có bút phê của Th9, đã có 14/21 Container được xếp lên tàu để xuất đi Hồng Kông, Trung Quốc; có 05 Container đã được Công ty VF Đà Nẵng cấp Vận đơn vận tải số VFDN 111250VN cho ông LF (Lưu Huy) là Giám đốc Công ty HGF, Thẩm Quyến - Trung Quốc và giao vận đơn cho Trương Huy L.

Ngày 30-12-2011, Tổng cục Hải quan có Công văn số 103/TCHQ-VP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng của Công ty NH, nên Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng đã có văn bản do Đỗ Danh Th9 ký gửi các cơ quan liên quan yêu cầu dừng xếp hàng lên tàu và dỡ những Container đã xếp lên tàu xuống cảng Tiên Sa. Sau đó, theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng đã tổ chức khám xét toàn bộ lô hàng chứa trong 22 Container của Công ty NH, việc khám xét được thực hiện trong thời gian từ ngày 06-01-2012 đến ngày 06-3-2012. Quá trình khám xét, phát hiện Công ty NH khai sai khối lượng gỗ Trắc; không khai chủng loại gỗ Giáng hương, không khai sản phẩm gỗ Trắc như Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011.

Ngày 06-4-2012, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 02/QĐ-ĐTCBL khởi tố vụ án hình sự “Buôn lậu” xảy ra tại Cảng Đà Nẵng; ngày 12-4-2012 ra Quyết định số 01/QĐ-TCHQ thu giữ toàn bộ số gỗ của Công ty NH chứa trong 22 Container. Hàng hóa thu giữ được bảo quản tại kho của Công ty Cổ phần LG Cảng Đà Nẵng (là kho hàng do Cục Điều tra chống buôn lậu thuê). Sau đó Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan chuyển vụ án đến Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) - Bộ Công an (sau đây viết tắt là Cơ quan Cảnh sát điều tra) để điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi thụ lý vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục xác minh và làm rõ: Công ty NH đã chuyển tiền nhiều lần (chuyển tiền quay vòng) tổng cộng 33.292.524.000 đồng cho bà Lâm Thanh T3 (làm dịch vụ chuyển tiền ở khu vực biên giới Việt - Trung, thành phố M2, tỉnh Quảng Ninh). Sau đó, bà T3 rút ra, thông qua Ngân hàng Nông nghiệp ĐH, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chuyển lại cho Công ty NH. Mục đích để thể hiện Công ty East well đã thanh toán tiền mua lô gỗ của Công ty NH (theo Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT ngày 18-12-2011) để Công ty NH làm thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ số gỗ trên 22 Container hàng của Công ty NH, thu thập bộ hồ sơ nhập khẩu và xuất khẩu gỗ, tiến hành yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự và trưng cầu giám định, định giá tài sản, kết quả như sau:

1. Kết luận giám định về chữ ký và con dấu:

1.1. Giám định Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011:

+ Lần thứ nhất (Giám định với tài liệu mẫu so sánh là Biên bản làm việc ngày 17-9-2012):

Tại Kết luận giám định số 3426/C54-P5 ngày 01-11-2012, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Hình dấu bát giác dưới các mục “Đại diện bên A” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011), “The manager” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A2, A3, A4 và trên 40 trang tài liệu cần giám định ký hiệu từ A5-1 đến A5-40 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012 gồm 04 tờ) là không phải do cùng một con dấu đóng ra.

- Hình dấu bát giác tại vị trí góc phải dưới, trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A6, A7, A8 (03 Giấy yêu cầu chuyển tiền đề ngày 01-4-2012, 06-4-2012 và 12-4-2012) với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012 gồm 04 tờ) là không phải hình dấu của cùng một con dấu.

- Chữ ký dưới các mục “Đại diện bên A” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011), “The manager” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A2, A3, A4, trên 40 trang tài liệu ký hiệu từ A5-40 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) và “Đại diện” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A6, A7, A8 (03 Giấy yêu cầu chuyển tiền đề ngày 01-4-2012, 06-4-2012 và 12-4-2012) với chữ ký của ông KV trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012 gồm 04 tờ) có đặc điểm giống nhau nhưng không đủ cơ sở kết luận khẳng định đồng nhất, cần phải có thêm mẫu chữ ký của ông KV trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 với số lượng không hạn chế để tiến hành giám định tiếp.

- Qua nghiên cứu giám định phát hiện thấy phần hình dấu bát giác, hình dấu họ tên và chữ ký tại vị trí góc phải dưới, trên 02 tài liệu cần giám định ký hiệu A6, A7 (Giấy yêu cầu đề ngày 06-4-2012 và 12-4-2012) được photocoppy từ bản gốc.

+ Lần thứ hai (Giám định với tài liệu mẫu so sánh là tài liệu bằng tiếng nước ngoài ghi ngày 26-10-2016):

Tại Kết luận giám định số 5300/C54-P5 ngày 01-11-2017, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Chữ ký đứng tên KV trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A5 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) so với chữ ký của ông KV trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 (M1 là tài liệu bằng tiếng nước ngoài ghi ngày 26-10-2016 có chữ ký KV; M2 là tài liệu có chữ ký của ông KV và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào đề ngày 26-10-2016) không phải do cùng một người ký ra.

- Hình dấu bát giác trên tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A5 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) so với hình dấu bát giác trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M2 (tài liệu có chữ ký của ông KV và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào đề ngày 26-10-2016) không phải do cùng một con dấu đóng ra.

1.2. Giám định 06 Giấy yêu cầu chuyển tiền (tài liệu mẫu so sánh là Biên bản làm việc ghi ngày 17-9-2012):

Tại Kết luận giám định số 1111/C54-P5 ngày 22-7-2013, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Hình dấu bát giác tại vị trí góc phải dưới 06 (sáu) Giấy yêu cầu ký hiệu từ A1 đến A6 với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012) là không phải hình dấu của cùng một con dấu.

- Chữ ký đứng tên KV trên 06 (sáu) Giấy yêu cầu ký hiệu hiệu từ A1 đến A6 với chữ ký của ông KV trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012) có đặc điểm giống nhau nhưng chưa đủ cơ sở kết luận khẳng định là chữ ký của cùng một người.

1.3. Giám định Phụ lục hợp đồng mua bán số 01-35/2011/HĐKT ngày 29-3-2012 (tài liệu mẫu so sánh là Biên bản làm việc ghi ngày 17-9-2012):

Tại Kết luận giám định số 599A/C54-P5 ngày 20-01-2015, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Hình dấu bát giác dưới mục “Đại diện bên B” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A (Phụ lục hợp đồng mua bán số 01-35/2011/HĐKT ngày 29-3-2012) so với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012) không phải là hình của cùng một con dấu.

- Không đủ cơ sở kết luận chữ ký dưới mục “Đại diện bên B” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A (Phụ lục hợp đồng mua bán số 01-35/2011/HĐKT ngày 29-3-2012) so với chữ ký của ông KV trên tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M (Biên bản làm việc đề ngày 17-9-2012) có phải là chữ ký của cùng một người hay không.

1.4. Giám định Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 với các hợp đồng: Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB của Công ty Đầu tư và Thương mại Z; Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ TT):

Tại Kết luận giám định số 4312/C54-P5 ngày 24-10-2016, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Chữ ký đứng tên KV dưới mục “Đại diện bên A” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) so với chữ ký mang tên KV trên các tài liệu mẫu ký hiệu M1 (Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011), M6 (Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011), M16 (Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011) do cùng một người ký ra.

- Chữ ký đứng tên KV dưới mục “The manager” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A2, A3, A4, A5 (các tài liệu kèm theo Hợp kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) so với chữ ký mang tên KV trên các tài liệu mẫu ký hiệu M2, M3, M4, M5 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011), M7, M8, M9, M10, M12, M13, M14, M15 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày ngày 10-12-2011), do cùng một người ký ra.

- Hình dấu bát giác dưới mục “Đại diện bên A” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A1 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) và dưới mục “The manager” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu A2, A3, A4, A5 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011) so với hình dấu bát giác dưới mục “Đại diện bên A” trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1 (Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011), M6 (Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011), M16 (Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011) và dưới mục “The manager” trên các tài liệu mẫu ký hiệu M2 M3, M4, M5 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011), M7, M8, M9, M10, M12, M13, M14, M15 (các tài liệu kèm theo Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011), do cùng một con dấu đóng ra.

1.5. Giám định Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011 của Công ty Đầu tư và Thương mại Z; Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ TT (tài liệu mẫu so sánh là tài liệu ghi bằng chữ nước ngoài ghi ngày 26-10-2016):

Tại Kết luận giám định số 5796/C54-P5 ngày 06-12-2017, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Chữ ký đứng tên KV trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A5 đến A15 (A5 là Loading list gồm 233 tờ, từ A6 đến A15 là Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011) trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 (M1 là tài liệu bằng tiếng nước ngoài ghi ngày 26-10-2016 có chữ ký của ông KV, M2 là tài liệu có chữ ký của ông KV và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào đề ngày 26-10-2016) không phải do cùng một người ký ra.

- Không đủ cơ sở kết luận chữ ký đứng tên KV trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A4 (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) so với chữ ký của ông KV trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 (M1 là tài liệu bằng tiếng nước ngoài ghi ngày 26-10-2016 có chữ ký của ông KV, M2 là tài liệu có chữ ký của ông KV và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào đề ngày 26-10-2016) có phải do cùng một người ký ra hay không.

- Hình dấu bát giác trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A15 (Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011, Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011) so với hình dấu bát giác trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M2 (là tài liệu có chữ ký của ông KV và hình dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào đề ngày 26-10-2016) không phải do cùng con dấu đóng ra.

2. Kết luận giám định về chủng loại gỗ, khối lượng gỗ:

- Lần thứ nhất:

Tại Biên bản Kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật kết luận: Lô hàng gỗ gồm 431,598 m3 gỗ thuộc loài Trắc 21,506 m3 gỗ thuộc loài Giáng hương.

- Lần thứ hai:

Tại Kết luận giám định số 783/VSTTNSV ngày 26-11-2012, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Việt Nam kết luận:

- Toàn bộ số gỗ Trắc trong lô hàng giám định có 161.171 thanh, hộp, lóng, sản phẩm và có thể tích là 590.843 m3.

- Toàn bộ số gỗ Giáng hương trong lô hàng giám định có 19.662 thanh, hộp và có thể tích là 23,828 m3.

Tổng toàn bộ lô hàng giám định có 180.833 hộp, thanh, lóng và sản phẩm gỗ của loài cây Trắc và Giáng hương, với tổng thể tích là 614,672 m3.

3. Kết luận định giá tài sản:

Tại Kết luận định giá tài sản số 89/HĐĐGTSTTTHS ngày 23-5-2013, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự của thành phố Đà Nẵng kết luận: Tổng giá trị lô hàng gỗ của Công ty NH là 63.619.706.500 (sáu mươi ba tỷ sáu trăm mười chín triệu bảy trăm linh sáu nghìn năm trăm đồng).

4. Kết luận giám định về thuế:

Tại Bản kết luận giám định tư pháp ngày 16-3-2018, Hội đồng giám định tư pháp thuộc Tổng cục Hải quan kết luận:

+ Thuế giá trị gia tăng theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011 là 4.018.693.090 đồng.

+ Thuế giá trị gia tăng theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 là 5.753.192.150 đồng.

Thuế giá trị gia tăng chệnh lệch theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011 là 772.189.773 đồng; thuế giá trị gia tăng chệnh lệch theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 là 1.080.109.150 đồng. Tổng cộng số tiền thuế giá trị gia tăng chênh lệch là 1.852.298.923 đồng.

5. Kết luận giám định về dấu búa Kiểm lâm:

Tại Bản kết luận giám định số 6627/C54-P5 ngày 16-12-2014, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: Không xác định được ký hiệu trong các hình ảnh trên 05 (năm) bản ảnh dấu búa đóng trên gỗ (bút lục số 1432, 1433, 1434, 1435, 1436 - ký hiệu A1, A2, A3, A4 và A5) là ký hiệu dấu búa Kiểm lâm hay dấu hiệu đặc biệt đóng trên gỗ của quốc gia nào.

6. Về vật chứng của vụ án:

- Cơ quan Cảnh sát điều tra thu giữ của Trương Huy L 60.000.000 đồng, 700 USD, 01 máy tính bảng Ipad 32Gb.PC-CE, 01 điện thoại di động Nokia 8800, 01 điện thoại di động Philip, 01 điện thoại di động không rõ nhãn hiệu, 01 máy ghi âm nhãn hiệu Sony, 01 máy ảnh nhãn hiệu Sony, 01 ổ cứng máy vi tính, 03 cuốn sổ và 04 tờ giấy có ghi chép nội dung chi phí.

- Đối với lô gỗ của Công ty NH, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định xử lý vật chứng, bán đấu giá tài sản thu được 63.619.706.500 đồng.

- Những vật chứng nêu trên đã bàn giao cho Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng quản lý. Riêng 700 USD được gửi tại tài khoản của Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội mở tại Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23 tháng 8 năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng:

- Áp dụng khoản 2 Điều 188; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Xử phạt: Trương Huy L 01 (một) năm 16 (mười sáu) ngày tù về tội “Buôn lậu”. Bị cáo được trừ thời gian đã bị tạm giam từ ngày 19-11-2012 đến ngày 04-12-2013 (đã chấp hành xong hình phạt).

- Áp dụng khoản 2 Điều 188; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58 và Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Xử phạt: Trần Thị D 09 (chín) tháng tù về tội “Buôn lậu”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 18 (mười tám) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Áp dụng khoản 1 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Xử phạt: Đỗ Lý N 09 (chín) tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 18 (mười tám) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

+ Xử phạt: Lê Xuân T 09 (chín) tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 18 (mười tám) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

+ Xử phạt: Đỗ Danh Th9 06 (sáu) tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (mười hai) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Về xử lý vật chứng: căn cứ Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

+ Tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền 1.191.400.000 đồng.

+ Trả lại cho Công ty NH số tiền 62.634.930.000 đồng.

+ Trả lại cho bị cáo Trương Huy L số tiền 60.000.000 đồng, 700 USD, 01 máy tính bảng Ipad 32GB PC-CE, 01 ổ cứng máy vi tính, 01 ĐTDĐ Nokia 8800, 01 ĐTDĐ Philip, 01 ĐTDĐ không rõ nhãn hiệu, 01 máy ghi âm hiệu Sony và 01 máy ảnh hiệu Sony.

+ Tiếp tục lưu trữ tại hồ sơ vụ án đối với 3 cuốn sổ, 04 tờ giấy có ghi chép nội dung chi phí.

- Kiến nghị:

+ Kiến nghị Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, chỉ đạo tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo pháp luật về việc ép cung, nhục hình đối với anh Trần Đình Q1.

+ Kiến nghị Bộ Công an xem xét xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc làm thất lạc biên bản lời khai ngày 20-5-2013 đối với anh Trần Đình Q1.

+ Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gỗ) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định pháp luật.

+ Kiến nghị Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự về hành vi bán tang vật (lô hàng gỗ) của vụ án để điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí hình sự và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

* Kháng cáo, kháng nghị:

- Ngày 02 và ngày 03-9-2018, Lê Xuân T và Đỗ Lý N kháng cáo, với nội dung: Không phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Ngày 05-9-2018, Trần Thị D kháng cáo, với nội dung: Không phạm tội “Buôn lậu”.

- Ngày 05-9-2018, Đỗ Danh Th9 kháng cáo, với nội dung: Không phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 10-10-2018, Đỗ Danh Th9 rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của Đỗ Danh Th9.

- Ngày 05-9-2018, Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan kháng cáo, với nội dung: Bỏ phần “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gỗ) của Công ty TNHH Một thành viên NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định pháp luật”.

- Ngày 05-9-2018, Công ty NH kháng cáo, với nội dung: Trả lại cho Công ty tài sản đã thu giữ, tạm giữ mà không phải là vật chứng (535,800 m3 gỗ Trắc các loại). Trường hợp lô gỗ thu giữ, tạm giữ đã bị bán đấu giá trái pháp luật, thì chấp nhận cho Công ty được quyền khởi kiện dân sự để đòi lại giá trị lô gỗ.

- Ngày 06-9-2018, Trương Huy L kháng cáo, với nội dung: Không phạm tội “Buôn lậu”.

- Tại Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 39/QĐ-VC2 ngày 14-9-2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, theo hướng: Áp dụng khoản 4 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Buôn lậu”, tăng hình phạt đối với Trương Huy L và Trần Thị D; tịch thu sung ngân sách Nhà nước số tiền 62.634.930.000 đồng.

Tại phiên tòa, các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D, Lê Xuân T, Đỗ Lý N và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan giữ nguyên kháng cáo; người đại diện hợp pháp của Công ty NH (bà Trần Thị D) rút toàn bộ kháng cáo.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giữ nguyên các nội dung kháng nghị, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 348; điểm a khoản 1 Điều 355; điểm a khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Công ty NH.

- Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo: Trương Huy L, Trần Thị D, Đỗ Lý N và Lê Xuân T.

- Chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 39/QĐ-VC2 ngày 14-9-2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng:

+ Áp dụng khoản 4 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Buôn lậu”, tăng hình phạt đối với Trương Huy L và Trần Thị D.

+ Tịch thu sung ngân sách Nhà nước số tiền 62.634.930.000 đồng.

- Chấp nhận kháng cáo của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, bỏ phần: “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gỗ) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo đúng quy định của pháp luật”.

- Kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét trách nhiệm của ông Hoàng Hữu D1, nguyên Phó Trạm trưởng, phụ trách Trạm kiểm dịch thực vật L1 về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch số 03008/KD-TV ngày 17-12-2011 cho lô gỗ của Công ty NH).

* Tranh luận công khai:

- Trương Huy L, Trần Thị D khẳng định: Hồ sơ nhập khẩu và xuất khẩu lô gỗ của Công ty NH là thật. Lô gỗ được Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 cho thông quan và được Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 kiểm hóa và cho chuyển cửa khẩu để xuất khẩu. Thuế nhập khẩu của lô gỗ, Công ty NH đã nộp đủ và được Tổng cục Hải quan xác định là đúng quy định của pháp luật; thuế xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 không thu là căn cứ vào Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13-8-2010 của Chính phủ, chứ không phải Công ty NH không nộp thuế xuất khẩu.

Công ty NH không biết trong toàn bộ lô gỗ xuất khẩu có số gỗ Giáng hương, vì khi nhận hàng tại cửa khẩu L1, do tin tưởng đối tác, Công ty không kiểm tra, chứ không cố tình không khai báo số gỗ này. Trường hợp, nếu có gỗ Giáng hương, thì khối lượng gỗ này cũng nằm trong tổng khối lượng 535,800 m3 gỗ mà Công ty NH đã khai báo và đóng thuế đều là gỗ Trắc, trong khi giá trị và tiền nộp thuế gỗ Trắc cao hơn gỗ Giáng hương.

Như vậy, kể cả khi Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ căn cứ để chứng minh toàn bộ lô gỗ xuất khẩu (theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011) có 21,506 m3 gỗ Giáng hương không có nguồn gốc từ lô gỗ nhập khẩu (theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011) của Công ty NH, thì theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-01-2006 của chính phủ và Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28-12-2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Công ty NH cũng chỉ bị xử phạt hành chính và tịch thu lô gỗ (toàn bộ lô gỗ hoặc 21,506 m3 gỗ Giáng hương).

Nói lời sau cùng, các bị cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm kết án các bị cáo về tội “Buôn lậu”, với số lượng hàng buôn lậu là 21,506 m3 gỗ Giáng hương, có giá trị 471.602.500 đồng là oan và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của các bị cáo.

- Các Luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D khẳng định: Lô gỗ của Công ty NH được nhập khẩu và xuất khẩu hợp pháp, nguồn gốc của lô gỗ được nhập khẩu từ Lào, do Công ty mua của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào. Lô gỗ này không thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu và không thuộc trường hợp phải có giấy phép. Công ty đã công khai làm thủ tục kê khai Hải quan, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước và được Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 cho thông quan. Khi xuất khẩu, Công ty đã thực hiện kê khai thuế, nhưng theo quy định thì lô gỗ này không phải nộp thuế. Đồng thời, khi nhập khẩu, xuất khẩu lô gỗ, các Cơ quan Hải quan, Kiểm dịch thực vật, Bộ đội Biên phòng đã kiểm tra, giám sát lô hàng theo đúng quy định. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 và Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT ngày 18-12-2011 cùng các giấy tờ kèm theo hợp đồng là giả, từ đó kết luận các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D phạm tội “Buôn lậu” theo khoản 4 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là chưa đủ căn cứ, bởi các lý do sau:

+ Quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, Trương Huy L đều khẳng định bị cáo trực tiếp thỏa thuận với ông SP Đon My Say (Đon), là Chủ Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào để mua gỗ Trắc và ông KV (KV1) là Giám đốc Nhà máy đã ký, đóng dấu vào hợp đồng mua bán trước mặt bị cáo. Ông Đon và ông Kham P khai không bán và không ký hợp đồng mua bán lô gỗ cho Công ty NH, nhưng nội dung này chưa được đối chất giữa các bên để làm rõ.

+ Tại Kết luận giám định số 3426/C54-P5 ngày 01-11-2012, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: “… Chữ ký của ông KV trên tài liệu cần giám định (hồ sơ nhập khẩu) với chữ ký của ông KV trên tài liệu mẫu so sánh (biên bản làm việc ngày 17-9-2012) có đặc điểm giống nhau nhưng chưa đủ cơ sở kết luận đồng nhất. Cần thiết phải có chữ ký của ông KV trong khoảng thời gian từ năm 2009-2012 với số lượng không hạn chế để giám định tiếp”. Cơ quan Cảnh sát điều tra không thu thập mẫu chữ ký của ông Kham P trong khoảng thời gian này, mà thu thập mẫu chữ ký của ông Kham P năm 2016 để giám định, từ đó tại Kết luận giám định số 5300/C54-P5 ngày 01-11-2017, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: “Chữ ký đứng tên KV trên các tài liệu cần giám định (bộ hồ sơ nhập khẩu) so với chữ ký đứng tên ông KV trên tài liệu mẫu so sánh (tài liệu bằng tiếng nước ngoài ngày 26-10-2016) không phải là cùng một người ký ra và không phải do cùng một con dấu đóng ra” là không khách quan, nên không có giá trị chứng minh.

+ Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011 (của Công ty Z); Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 (của Công ty TT) đều mua bán gỗ với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào. Tại Kết luận giám định số 4312/C54-P5 ngày 24-10-2016, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: “Chữ ký đứng tên ông KV dưới mục “Đại diện bên A” trên các tài liệu cần giám định (HĐ số 35 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) so với chữ ký của ông Kham P trên các tài liệu mẫu so sánh (HĐ số 30, 46 47) do cùng người ký ra? Hình dấu bát giác trên các tài liệu cần giám định so với hình dấu bát giác trên tài liệu mẫu so sánh do cùng một con dấu đóng ra?”. Như vậy, kết luận giám định này đã khẳng định cả 04 hợp đồng (Hợp đồng số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 của Công ty NH, Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011 của Công ty Z; Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 của Công ty TT) đều mua bán gỗ với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và người ký Đại diện bên A (bên bán hàng) là ông Kham P. Viện kiểm sát không sử dụng Kết luận giám định này làm chứng cứ là bất lợi cho các bị cáo.

+ Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, các cán bộ Trạm Kiểm dịch thực vật L1 (Hoàng Hữu D1, Hà Xuân Th10 và Nguyễn Hồng T2) đều khẳng định việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 03008/KDTV ngày 17-12-2011 cho Công ty NH là căn cứ vào biển kiểm soát của 13 xe ô tô trùng khớp với với biển kiểm soát của 13 xe ô tô được ghi tại mặt sau của 03 giấy kiểm dịch thực vật (số 0199, 0201 và 0203) của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào cấp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam là đúng pháp luật. Trường hợp Công ty NH không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào cấp, thì Công ty NH cũng chỉ bị phạt hành chính rồi sẽ được cấp giấy. Viện kiểm sát cho rằng Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Trạm kiểm dịch thực vật L1 cấp cho Công ty NH không đúng quy định và sử dụng làm chứng cứ để cho rằng Công ty NH hợp thức hóa hồ sơ giả để nhập khẩu lô gỗ là không có cơ sở.

+ Lời khai ngày 22 và lời khai ngày 23-4-2013 của anh Trần Đình Q1 cho rằng Trương Huy L chỉ đạo anh Q1 làm giả hồ sơ nhập khẩu. Tuy nhiên, trước khi chết anh Q1 đã có di thư để lại, khẳng định: “Anh Q1 bị Điều tra viên Trần Đức D2 ép cung, dọa nạt, đánh đập, nên anh Q1 phải khai theo yêu cầu của Điều tra viên và yêu cầu hủy bỏ lời khai này”. Quá trình điều tra chưa làm rõ được việc anh Trần Đình Q1 có bị ép cung không?, nên các lời khai này của anh Trần Đình Q1 không được coi là chứng cứ.

+ Lời khai của chị Trương Thị Thu Đ2 xác nhận: “Chị Đ2 có nhận tiền của Trần Thị D chuyển qua tài khoản của chị tại Ngân hàng Lào, sau đó chị Đ2 rút ra đưa cho Trương Huy L” cũng là bình thường trong giao dịch mua bán, vì trong Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 các bên thỏa thuận phương thức chuyển tiền là theo chỉ định của bên bán hàng. Trong vụ án này, Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào yêu cầu Công ty NH chuyển tiền mua gỗ qua tài khoản của chị Trương Thị Thu Đ2 (08 lần) và 01 lần qua tài khoản của anh BL (BL1), đều có tài khoản tại Ngân hàng Lào là thực hiện đúng yêu cầu của bên bán hàng (đã được cam kết trong hợp đồng); đồng thời, sau khi có Giấy yêu cầu chuyển tiền, Ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Trị chấp nhận chuyển tiền của các bị cáo từ Việt Nam sang tài khoản của chị Đ2 và tài khoản của anh BL tại Ngân hàng Lào.

+ Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam không đảm bảo tính pháp lý, nên không phải là chứng cứ để xác định hậu quả của vụ án này, bởi các lý do:

1. Tính pháp lý: Mặc dù, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật có chức năng giám định theo vụ việc, có chuyên môn xác định chủng loại gỗ, nhưng thành phần tham gia giám định chưa được Bộ Tư pháp công bố danh sách Giám định viên tư pháp theo quy định. Cơ quan Kiểm lâm vùng II có chuyên môn giám định về khối lượng, nhưng không được Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.

2. Phương pháp giám định: Cơ quan Kiểm lâm vùng II căn cứ vào Thông tư số 01/2012TT-BNNPTNT ngày 04-01-2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tính quy đổi từ cân trọng lượng theo đơn vị là ki lô gam (kg) sang m3, nhưng lô hàng của Công ty NH bị thu giữ tháng 12-2011, khi Thông tư này chưa có hiệu lực, nên việc cân quy đổi từ gỗ xẻ tận dụng gốc, cành, ngọn sang m3 không đúng quy định, từ đó đưa ra kết luận không đúng về khối lượng gỗ trong toàn bộ lô gỗ của Công ty NH.

+ Biên bản kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012, kết luận gỗ Trắc là 431,598 m3 và gỗ Giáng hương là 21,506 m3; Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012, kết luận gỗ Trắc là 590,843 m3 và gỗ Giáng hương là 23,828 m3. Như vậy, cùng một lô gỗ, cùng một Cơ quan giám định, nhưng cho ra hai kết quả khác nhau là mâu thuẫn, nên cả hai kết luận giám định này đều không phải là chứng cứ để xác định hậu quả của vụ án.

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát chưa làm rõ được từ năm 1997 đến nay, Công ty East Well (Far East) Co.,Ltd Hồng Kông, Trung Quốc có thay đổi, bổ sung chức năng kinh doanh không? thay đổi Giám đốc không? chưa làm rõ mối quan hệ giữa ông Lưu Huy với Công ty East Well? giữa ông Lưu Huy với A Lý?.

+ Công văn số 1328/XNK-BCT ngày 08-02-2013 của Bộ Công thương gửi Tổng cục Hải quan khẳng định: “… Gỗ xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, không phải xin phép của Bộ Công thương. Gỗ xuất khẩu từ các nước sang Việt Nam, doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam do doanh nghiệp nước xuất khẩu chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất của Việt Nam”. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đều khẳng định nội dung công văn nêu trên là đúng. Như vậy, Công ty NH không phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu.

+ Công văn số 781/VKSTC-V1 ngày 27-3-2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Văn phòng Chủ tịch nước khẳng định: “… Chủ sở hữu hàng hóa tại thời điểm này là của Công ty TNHH NH”. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị cho rằng các bị cáo buôn lậu toàn bộ lô gỗ có khối lượng 614,627 m2 là mâu thuẫn với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Tòa án cấp sơ thẩm buộc tội Trần Thị D phạm tội “Buôn lậu” với vai trò “Là đồng phạm giúp sức có vai trò không đáng kể trong vụ án, thực hiện theo yêu cầu của chồng”, nhưng chưa làm rõ hành vi của bị cáo D trong việc nhập khẩu 21,506 m3 gỗ Giáng hương, như: không làm rõ có sự bàn bạc, trao đổi về việc nhập lậu, xuất lậu gỗ Giáng hương giữa bị cáo D với bị cáo Trương Huy L, anh Trần Đình Q1 và chị Lê Thị Ái M1? chưa làm rõ bị cáo có biết được trong lô gỗ Trắc có lẫn gỗ Giáng hương không? việc ký hợp đồng như thế nào?.

- Các bị cáo Đỗ Lý N, Lê Xuân T và Luật sư bào chữa cho 02 bị cáo đều khẳng định: Hành vi lập hồ sơ xuất khẩu lô gỗ (theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011) của Trương Huy L liên quan đến việc kết án các bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; do đó, thống nhất các ý kiến tranh luận của Luật sư về tư cách pháp lý, phương pháp đo, quy đổi tỷ lệ gỗ trong các bản Kết luận giám định gỗ; chính sách thuế nhập khẩu, xuất khẩu. Các bị cáo chỉ tranh luận về trách nhiệm của mình trong kiểm tra thực tế hàng hóa đối với lô gỗ xuất khẩu (theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011), cụ thể:

+ Theo lệnh phân công của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra, các bị cáo thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo tỷ lệ 5% lô hàng.

+ Hàng hóa được Công ty NH tập kết trên tuyến đường xung quanh trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4. Trước khi tiến hành kiểm tra, các bị cáo đã hỏi chủ hàng (chị Lê Thị Ái M1) đã tập kết đủ hàng hóa chưa và được chị M1 trả lời đã tập kết đủ 22 Container. Sau đó, các bị cáo yêu cầu chủ hàng mở tất cả các Container chứa hàng hóa để tiến hành kiểm tra.

+ Do đây là lô hàng rời, chỉ kiểm tra ngẫu nhiên mặt hàng gỗ Trắc xẻ có chứa trong một số Container, nên bị cáo N trèo lên Container rồi đo kích thước từng thanh gỗ trong Container, đọc cho bị cáo T ghi lại, đối chiếu với hồ sơ khai báo (lý lịch gỗ). Các thanh gỗ đã kiểm tra, đối chiếu đều được đánh dấu X hoặc CV (Cửa Việt) bằng bút lông mực xanh không phai trên đầu từng thanh (bị cáo N cung cấp hình ảnh để chứng minh). Các bị cáo khẳng định việc kiểm tra bằng hình thức này là đúng quy định tại Tiết c1, điểm C, khoản 3.2, bước 2 Quyết định số 1171/TCHQ ngày 15-6-2009 của Tổng cục Hải quan.

+ Thực hiện kiểm tra lô hàng theo tỷ lệ 5% được phân công, các bị cáo đã tiến hành kiểm hóa đủ số lượng trong 5% của toàn bộ lô hàng là 26,446 m3 (gồm 2.868 thanh gỗ). Sau khi xác định không có vi phạm, các bị cáo tiến hành niêm phong hàng hóa và xác nhận thông quan lô hàng. Các bị cáo khẳng định chỉ chịu trách nhiệm trong 5% của toàn bộ lô hàng mà các bị cáo đã kiểm tra.

Nói lời sau cùng, các bị cáo: Đỗ Lý N, Lê Xuân T khẳng định Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án các bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là oan và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của các bị cáo.

- Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho rằng:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra tự ban hành mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự để thống nhất trong toàn ngành. Ngày 09-02-2009, Tổng cục Hải quan có Quyết định số 228/QĐ-TCHQ ban hành mẫu ấn chỉ và bản hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ tố tụng hình sự trong ngành Hải quan (đã lấy ý kiến Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khi ban hành mẫu ấn chỉ).

Theo quyết này, thì khi thu giữ vật chứng trong vụ án hình sự, Cơ quan Hải quan chỉ ra Quyết định thu giữ vật chứng (không phải lập biên bản thu giữ vật chứng).

Đối với vụ án này, sau khi ra Quyết định khởi tố vụ án, thì Cơ quan Hải quan ra Quyết định thu giữ vật chứng và trong quyết định ghi đầy đủ nội dung như số lượng, chủng loại vật chứng bị thu giữ và cũng đã ghi rõ hiện nay vật chứng đang niêm phong, bảo quản tại Cảng Đà Nẵng và do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng quản lý. Sau đó, đã bàn giao đầy đủ, nguyên trạng vật chứng cho Cơ quan Cảnh sát điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, việc Cục Điều tra chống buôn lậu ra Quyết định thu giữ vật chứng, mà không lập biên bản thu giữ vật chứng là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của ngành Hải quan; đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bỏ phần: “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gô) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định pháp luật”.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Công ty NH do Trần Thị D làm Giám đốc và Trương Huy L làm Phó Giám đốc, có giấy phép đăng ký kinh doanh; ngành nghề kinh doanh: buôn bán xuất, nhập khẩu các mặt hàng gỗ.

Theo quy định của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-01-2006 và Thông tư số 59/2010/BNNPTNT ngày 19-10-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì gỗ Trắc và gỗ Giáng hương không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu và cấm xuất khẩu hay buộc phải có giấy phép khi nhập khẩu và xuất khẩu.

Ngày 05-12-2011, Công ty NH ký Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT mua của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào 535,800 m3 gỗ Trắc. Ngày 17-12-2011, Công ty mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 và làm thủ tục nhập khẩu lô gỗ từ Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu L1, với khối lượng 535,800 m3 gỗ Trắc (trong đó: 180,380 m3 gỗ Trắc xẻ, 39,964 m3 gỗ Trắc tròn và 315,456 m3 gỗ Trắc tròn tận dụng gốc, cành, ngọn). Sau khi được thông quan, toàn bộ lô gỗ được xếp vào 22 Container vận chuyển về thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị và làm thủ tục xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4, tỉnh Quảng Trị, theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 để xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc cũng với số lượng 535,800 m3 gỗ Trắc (trong đó: 180,380 m3 gỗ Trắc xẻ, 39,964 m3 gỗ Trắc tròn và 315,456 m3 gỗ Trắc tận dụng gốc, cành, ngọn). Tuy nhiên, khi vận chuyển đến Đà Nẵng thì bị các cơ quan chức năng phát hiện trong lô gỗ xuất khẩu có các sản phẩm gỗ Trắc và gỗ Giáng hương không có trong tờ khai hải quan.

Với hành vi phạm tội như nêu trên, Trương Huy L và Trần Thị D bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Buôn lậu” theo điểm a khoản 4 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015, do có hành vi: Chỉ đạo nhân viên Công ty NH làm giả hồ sơ rồi sử dụng bộ hồ sơ này để nhập khẩu 614,672 m2 gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, có giá trị 63.619.706.500 đồng từ Lào về Việt Nam, sau đó xuất khẩu lô hàng gỗ này sang Hồng Kông, Trung Quốc nhưng không rõ nguồn gốc. Các bị cáo Lê Xuân T và Đỗ Lý N bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999, do có hành vi: Không làm đúng, đủ trách nhiệm của mình khi thực hiện việc kiểm hóa lô hàng trước khi cho chuyển cửa khẩu để xuất khẩu.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D về tội “Buôn lậu” theo khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015, do có hành vi: Không khai báo 21,506 m3 gỗ Giáng hương, có giá trị 471.602.500 đồng trong bộ hồ sơ nhập khẩu và bộ hồ sơ xuất khẩu; kết án Lê Xuân T, Đỗ Lý N về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 1 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999, do có hành vi: Không làm đúng, đủ trách nhiệm của mình khi thực hiện việc kiểm hóa lô hàng trước khi cho chuyển cửa khẩu để xuất khẩu, từ đó không phát hiện được hành vi buôn lậu 21,506 m3 gỗ Giáng hương, có giá trị 471.602.500 đồng của Trương Huy L và Trần Thị D.

Không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị theo hướng áp dụng khoản 4 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Buôn lậu”, tăng hình phạt đối với các bị cáo Trương Huy L và Trần Thị D, tịch thu sung ngân sách Nhà nước số tiền 62.634.930.000 đồng; các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D, Đỗ Lý N và Lê Xuân T kháng cáo kêu oan; Công ty NH kháng cáo về trách nhiệm dân sự và Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan kháng cáo đề nghị bỏ phần: “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gô) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định pháp luật”.

[2]. Xét kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng:

[2.1]. Các Chứng cứ chứng minh việc nhập khẩu, xuất khẩu gỗ:

[2.1.1]. Về hồ sơ nhập khẩu:

* Lời khai của Trương Huy L:

- Khoảng đầu tháng 10-2011, L gặp ông SP Đon My Say (Đon) và ông Hỏm Sỉ HC (Hỏm) tại Savannakhet, hai bên đã trao đổi với nhau về việc mua bán gỗ. Qua trao đổi, L đồng ý mua của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào hơn 500 m3 gỗ Trắc. Hai bên thỏa thuận, ông Đon chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu lô gỗ qua cửa khẩu Densavanh - Lào, còn L chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu lô gỗ qua cửa khẩu L1 vào Việt Nam.

- Khoảng giữa tháng 11-2011, ông Đon điện thoại cho L yêu cầu đưa phương tiện sang Lào để bốc xếp gỗ. L đã thuê 08 xe ô tô đầu kéo, sơmi rơmoóc sang Lào, ông Đon thuê thêm 05 xe biển kiểm soát Lào. Cuối tháng 11-2011, L nhận được thông báo 13 xe đã bốc hàng xong và tập kết tại xưởng cưa của ông Hỏm. Đầu tháng 12-2011, L mang theo 04 bản Hợp đồng kinh tế do L lập sẵn, có chữ ký của Trần Thị D (là Giám đốc Công ty NH) và đóng dấu Công ty NH ở bên phía người mua (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 sau này) sang Lào. Tại đây, L dịch hợp đồng ra tiếng Lào và giải thích phương thức mua bán, các điều kiện giàng buộc, ông Kham P (là người được ông Đon thuê làm Giám đốc Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào) nghe hiểu và ký vào phía bên bán của các bản hợp đồng kinh tế này.

- Ngày 16-12-2011, L được thông báo chiều tối ngày 16 và rạng sáng ngày 17-12-2011, lô gỗ sẽ về đến cửa khẩu L1. Sáng ngày 17-12-2011, L đến cửa khẩu L1 để nhận hàng. Tại cửa khẩu L1, ông Kham P nói với L do cùng ngày phải lập rất nhiều bộ hồ sơ xuất khẩu gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam, không có thời gian để hoàn tất bộ hồ sơ và đưa cho L 01 tập giấy khổ A4 (có sẵn chữ ký của ông Kham P, có đóng dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào), nhưng chưa có nội dung (giấy khống chỉ) và bản viết tay lý lịch gỗ rồi nhờ L làm hộ bộ hồ sơ xuất khẩu gỗ cho Nhà máy. L giao cho anh Trần Đình Q1 làm các giấy tờ, thủ tục như: Vận đơn (Invoice), Hóa đơn vận tải đường bộ (Bill of Truck), Lý lịch gỗ (Loading List), Phiếu đóng gói hàng (Packing List), Bảng kê chi tiết... theo đúng số liệu do ông Kham P cung cấp để xuất trình cho các cơ quan như Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Trạm kiểm dịch thực vật để làm thủ tục nhập khẩu lô gỗ tại cửa khẩu L1. L khẳng định giao cho anh Trần Đình Q1 làm bộ hồ sơ nhập khẩu gỗ theo số liệu do ông Kham P cung cấp đúng như hợp đồng kinh tế đã ký, chứ không chỉ đạo anh Q1 làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu.

- Về việc thanh toán tiền mua gỗ: Mặc dù, lô gỗ đang bị tạm giữ, nhưng để giữ uy tín trong kinh doanh, nên khi Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào có các Giấy yêu cầu thanh toán tiền mua hàng, trong đó chỉ định người nhận tiền là chị Trương Thị Thu Đ2 và anh BL (BL1). L đã chỉ đạo vợ là Trần Thị D 08 lần chuyển tiền cho chị Đ2 và 01 lần chuyển tiền cho anh BL. L khẳng định, việc chuyển tiền qua khâu trung gian là theo yêu cầu của phía bán hàng, giao dịch bằng phương thức này vẫn thường xuyên được thực hiện giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Lào.

- Giải thích về bộ hồ sơ nhập khẩu và xuất khẩu, Công ty NH khai báo hải quan chỉ có gỗ Trắc, nhưng sau khi khám xét có một khối lượng gỗ Giáng hương, Trương Huy L khẳng định trước đó giữa Công ty NH với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào ký rất nhiều hợp đồng mua bán gỗ, nên L tin tưởng Nhà máy sẽ giao gỗ đúng như hợp đồng đã ký, do đó khi nhận lô gỗ tại cửa khẩu L1, L không kiểm tra, nên không biết trong lô gỗ nhập khẩu có gỗ Giáng hương. Ngoài ra, L cho rằng, nếu có gỗ Giáng hương thì cũng nằm trong tổng khối lượng số gỗ Trắc, mà L đã khai báo hải quan và nộp thuế, trong khi thuế gỗ Trắc cao hơn thuế gỗ Giáng hương.

Như vậy, mặc dù ông Kham P, ông Đon và ông Hỏm khẳng định không có quan hệ với Trương Huy L, Trần Thị D; Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào không ký Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 bán lô gỗ Trắc cho Công ty NH; ông Kham P không ký 09 Giấy yêu cầu Công ty NH chuyển tiền mua gỗ cho Nhà máy thông qua chị Trương Thị Thu Đ2 và anh BL, nhưng căn cứ vào lời khai của bị cáo Trương Huy L và qua nghiên cứu Thông báo số 1094/BCT-CXK ngày 30-9-2011 của Bộ Công nghiệp và Thương mại - Lào (bút lục số 4165, 4166), Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Nhà nước CHDCND Lào không cấm xuất khẩu gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, nhưng các doanh nghiệp Lào muốn xuất khẩu các loại gỗ này phải được Bộ Công nghiệp và Thương mại cấp giấy phép xuất khẩu, sau khi được Chính phủ đồng ý. Các ông: Don, Hỏm và Kham P cho rằng Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào không ký hợp đồng bán lô gỗ Trắc cho Công ty NH là do khi xuất khẩu lô gỗ này, Nhà máy không có Giấy phép xuất khẩu ra nước ngoài, nên có thể nếu thừa nhận bán lô gỗ này cho Công ty NH thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Lào. Do đó, lời khai của các ông Đon, Hỏm và Kham P không đảm bảo tính khách quan, nên không thể sử dụng làm chứng cứ để kết luận Trương Huy L không có quan hệ mua bán gỗ với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào.

* Lời khai của anh Trần Đình Q1:

Quá trình điều tra, anh Trần Đình Q1 có 05 lời khai (03 Biên bản lấy lời khai, 02 bản tự khai - Từ bút lục số 3191 đến 3198). Trong đó, Biên bản ghi lời khai ngày 22-4-2013 (bút lục số 3191, 3192), Biên bản ghi lời khai ngày 23-4-2013 (bút lục số 3193, 3194) và Bản tự khai ngày 23-4-2013 (bút lục số 3195), anh Q1 khai: “Trương Huy L đưa các tờ giấy A4 chưa có nội dung, nhưng có đóng sẵn dấu Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và chữ ký của ông KV rồi chỉ đạo anh làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu gồm: Hợp đồng kinh tế, Loading list, Packing List, Invoice, Bill of Truck, Bảng kê chi tiết và bảo anh làm xong in ra đóng dấu Công ty vào bộ hồ sơ và làm giấy giới thiệu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 để làm thủ tục mở tờ khai nhập khẩu lô hàng”. Đây là chứng cứ buộc tội quan trọng, nhưng ngày 22-5-2013, anh Q1 đã tự tử chết tại nhà và để lại di thư, với nội dung: anh bị ép cung vào ngày 22-4-2013 và ngày 23-4-2013.

Theo báo cáo, thì ngày 20-5-2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra lấy lời khai của anh Trần Đình Q1 để làm rõ việc anh Q1 có bị Điều tra viên Trần Đức D2 ép cung vào những ngày nêu trên không (hồ sơ vụ án không có bản gốc Biên bản ghi lời khai ngày 20-5-2013). Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra có nhiều công văn trả lời cho gia đình ông Trần Đình D4 (cha anh Q1), Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, UBTP Quốc hội 13, đều có nội dung: “… Căn cứ vào biên bản ghi lời khai ngày 20-5-2013, do Điều tra viên Đặng Xuân Q2 và cán bộ điều tra Trần Trọng V4 tiến hành ghi lời khai của Q1… cuối biên bản, Trần Đình Q1 viết: “Tôi đã đọc lại biên bản công nhận lời khai là đúng” và ký tên, viết tên. Vì vậy, đến nay thấy nội dung tố cáo của anh Trần Đình Q1 và ông Trần Đình D4 là bố ruột anh Q1 là không có cơ sở”, nhưng tại Trang 5 - Bản kết luận điều tra bổ sung số 88/ĐTBS ngày 26-10-2016 (bút lục số 6197), Cơ quan Cảnh sát điều tra lại cho rằng: “Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an chưa thu được bản gốc Biên bản ghi lời khai ngày 20-5-2013 của anh Trần Đình Q1, nên chưa đủ căn cứ kết luận có ghi lời khai của Trần Đình Q1 hay không” là mâu thuẫn.

Như vậy, trước khi chết, anh Trần Đình Q1 để lại di thư cho rằng bị Điều tra viên ép cung, bị cáo Trần Thị D khẳng định có nhìn thấy Điều tra viên to tiếng, dọa nạt khi lấy lời khai của anh Q1 tại trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra; đồng thời, gia đình anh Trần Đình Q1 có nhiều đơn thư tố cáo Điều tra viên ép cung, dẫn đến việc anh Q1 bức xúc phải tự tử, nhưng quá trình điều tra bổ sung chưa xác định rõ có hay không việc ép cung anh Q1?. Do đó, chưa có cơ sở để cho rằng lời khai và bản tự khai 22-4-2013 và ngày 23-4-2013 của anh Trần Đình Q1 tại Cơ quan Cảnh sát điều tra là đúng sự thật, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không sử dụng lời khai này làm chứng cứ để giải quyết vụ án.

* Các kết luận giám định về con dấu và chữ ký:

- Giám định Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011:

+ Lần thứ nhất (Tài liệu mẫu so sánh là Biên bản làm việc ngày 17-9-2012):

Tại Kết luận giám định số 3426/C54-P5 ngày 01-11-2012, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận (trích):

Hình dấu bát giác trên tài liệu cần giám định (Hợp đồng kinh tế số 35 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh là không phải do cùng một con dấu đóng ra.

Hình dấu bát giác trên các tài liệu cần giám định (03 Giấy yêu cầu chuyển tiền đề ngày 01-4-2012, 06-4-2012 và 12-4-2012) với hình dấu bát giác tương ứng trên tài liệu mẫu so sánh là không phải hình dấu của cùng một con dấu.

Chữ ký trên tài liệu cần giám định (Hợp đồng kinh tế số 35 và các tài liệu kèm theo hợp đồng) và (03 Giấy yêu cầu chuyển tiền đề ngày 01-4-2012, 06-4-2012 và 12-4-2012) so với chữ ký của ông KV trên tài liệu mẫu so sánh có đặc điểm giống nhau nhưng không đủ cơ sở kết luận khẳng định đồng nhất, cần phải có thêm mẫu chữ ký của ông KV trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 với số lượng không hạn chế để tiến hành giám định tiếp.

+ Lần thứ hai (Tài liệu mẫu so sánh là tài liệu bằng tiếng nước ngoài ghi ngày 26-10-2016):

Tại Kết luận giám định số 5300/C54-P5 ngày 01-11-2017, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận (trích):

Chữ ký đứng tên KV trên các tài liệu cần giám định so với chữ ký của ông KV trên các tài liệu mẫu so sánh không phải do cùng một người ký ra. Hình dấu bát giác trên tài liệu cần giám định so với hình dấu bát giác trên tài liệu mẫu so sánh không phải do cùng một con dấu đóng ra.

- Giám định Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 (tài liệu mẫu so sánh là Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011 của Công ty Z; Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ TT):

Theo kết quả xác minh tại Phòng hợp tác quốc tế Hải quan Lào, Hải quan khu vực 3 - Lào, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Savannakhet - Lào thể hiện: Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào có xuất khẩu gỗ Lim cho cho Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Z và Công ty TNHH thương mại - Dịch vụ TT; kết quả xác minh tại Công ty Z và Công ty TT thể hiện: Công ty Z có ký Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011 với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào; Công ty TT có ký Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011 với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định trưng cầu giám định cả 04 hợp đồng (Hợp đồng số 35 của Công ty NH, Hợp đồng số 30, 46 và 47 của Công ty Z và Công ty TT).

Tại Kết luận giám định số 4312/C54-P5 ngày 24-10-2016, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận (trích):

Chữ ký đứng tên KV trên tài liệu cần giám định (Hợp đồng số 35 của Công ty NH) so với chữ ký đứng tên KV trên tài liệu mẫu so sánh (Hợp đồng số 30, 46 và 47 của Công ty Z và Công ty TT) do cùng một người ký ra; Hình dấu bát giác trên tài liệu cần giám định (Hợp đồng số 35 của Công ty NH) so với hình dấu bát giác trên tài liệu mẫu so sánh (Hợp đồng số 30, 46 và 47 của Công ty Z và Công ty TT) do cùng một con dấu đóng ra.

Như vậy, nếu căn cứ vào Kết luận giám định số 4312/C54-P5 ngày 24-10-2016 (nêu trên) để suy đoán theo tính chất bắc cầu, thì cả 04 hợp đồng đều được ký với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào là có thật. Quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa làm rõ được vì sao chữ ký của ông Kham P và con dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào trên bộ hồ sơ của Công ty NH (Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011), trên bộ hồ sơ của Công ty Z (Hợp đồng mua bán số 30/HĐMB ngày 10-4-2011) và trên bộ hồ sơ của Công ty TT (Hợp đồng mua bán số 46/HĐMB ngày 06-12-2011 và Hợp đồng mua bán số 47/HĐMB ngày 10-12-2011) lại giống nhau (do cùng một người ký ra, cùng một con dấu đóng ra), nhưng lại không sử dụng kết luận giám định này, mà tiếp tục thu thập mẫu chữ ký của ông Kham P và mẫu con dấu của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào năm 2016 để giám định, từ đó căn cứ vào Kết luận giám định số 5300/C54-P5 ngày 01-11-2017 làm chứng cứ để kết luận Trương Huy L có hành vi nhập khẩu lô gỗ bằng bộ hồ sơ giả là không đảm bảo tính khách quan.

* Về Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật:

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05-01-2007 của Chính phủ quy định về Điều kiện nhập khẩu: “Vật thể nhập khẩu vào Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau: 1) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương…”. Căn cứ vào quy định này, thì lô gỗ nhập khẩu của Công ty NH bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Khi làm thủ tục hải quan, anh Trần Đình Q1 đã sử dụng 03 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (số 0199, 0201 và 0203) do Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào cấp cho Công ty Z và Công ty TT để đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô gỗ của Công ty NH. Trạm kiểm dịch thực vật L1 căn cứ vào biển kiểm soát của 13 xe ô tô ghi tại mặt sau của 03 giấy chứng nhận này trùng khớp với biển kiểm soát của 13 xe ô tô chở gỗ cho Công ty NH có trong bảng kê do Công ty NH xuất trình để cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 03008/KDTV ngày 17-12-2011 cho lô gỗ của Công ty NH là không đúng quy định. Tuy nhiên, trường hợp Công ty NH không xuất trình được Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 của Chính phủ, thì hành vi này cũng chỉ bị xử phạt hành chính. Sau đó, Trạm kiểm dịch thực vật phải lấy mẫu để kiểm tra và nếu có đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô gỗ của Công ty NH.

Như vậy, Trạm kiểm dịch thực vật L1 cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho Công ty NH không đúng quy định, không có nghĩa là Công ty NH không được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Cơ quan Cảnh sát điều tra và viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Công ty NH sử dụng 03 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (số 0199, 0201 và 0203) do Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu Densavanh - Lào cấp cho Công ty Z và Công ty TT để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 03008/KDTV ngày 17-12-2011 cho lô gỗ để hợp thức hóa bộ hồ sơ nhập khẩu giả là chưa đủ căn cứ.

* Căn cứ xác định nguồn gốc lô gỗ:

Lời khai trong quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm Trương Huy L, Lê Xuân T, Đỗ Lý N và Đỗ Danh Th9 đều thể hiện: Lô gỗ của Công ty NH có những ký hiệu, dấu búa của Kiểm lâm Lào; đồng thời, tại các biên bản khám xét của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan và tại Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012 của Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật cũng thể hiện lô gỗ có nhiều ký hiệu ở đầu hộp, thanh, lóng gỗ và ký hiệu dấu búa Kiểm lâm.

Ngoài ra, tại Công văn số 211/KL-TTPC ngày 24-4-2013 (bút lục số 1431), Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời Cơ quan Cảnh sát điều tra thể hiện: Quan sát trên bản ảnh thấy không có hình ảnh nào là ảnh chụp dấu búa của Kiểm lâm Việt Nam; không nhận biết được dấu búa kiểm lâm hay dấu búa đặc biệt của quốc gia nào và tại Công văn số 6627/C54-P5 ngày 16-12-2014 (bút lục số 4892) của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an trả lời về việc giám định, thể hiện: Không xác định được ký hiệu trong các hình ảnh trên 05 (năm) bản ảnh dấu búa đóng trên gỗ.

Như vậy, theo tài liệu mô tả, ảnh chụp lô gỗ khi khám xét và khi giám định đều thể hiện trong toàn bộ lô gỗ, có một số kiện hàng không đóng dấu búa, nhưng cũng có một số kiện hàng có đóng dấu búa. Do đó, chưa có cơ sở để cho rằng lô gỗ của Công ty NH nhập khẩu từ Lào về Việt Nam là không có nguồn gốc.

* Về chính sách nhập khẩu:

Theo Công văn số 1328/BCT-XNK ngày 08-02-2013 của Bộ Công thương, thì “Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu sang Việt Nam, doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam do doanh nghiệp nước xuất khẩu chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của Việt Nam”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Bộ Công thương khẳng định nội dung của Công văn này là căn cứ vào Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-01-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và cung cấp cho Hội đồng xét xử Công văn số 638/XNK-NS ngày 08-7-2019 tiếp tục khẳng định nội dung này; đồng thời, cho rằng gỗ Trắc, gỗ Giáng hương không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu hay buộc phải có giấy phép khi nhập khẩu, xuất khẩu. Do đó, khi nhập khẩu lô gỗ này, Công ty NH không phải xin phép Bộ Công thương và chính sách nhập khẩu này được áp dụng cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, nhưng các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Thương mại, Luật Hải quan và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính về lĩnh vực hải quan.

Nghiên cứu các quy định của Luật Hải quan năm 2001, Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 154/NĐ-CP ngày 15-12-2005, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-01-2006, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07-6-2007 và Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 của Chính phủ; Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28-6-2010 và Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06-12-2010 của Bộ Tài chính, thì không có điều khoản nào quy định doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam phải chịu trách nhiệm về bộ hồ sơ của doanh nghiệp nước xuất khẩu, mà chỉ quy định về hồ sơ hải quan; thông quan hàng hóa; giám sát hải quan; hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan; xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán, kinh doanh lâm sản… khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam kể từ khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với vụ án này, khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu lô gỗ vào Việt Nam, anh Trần Đình Q1 đã nộp bộ Hồ sơ hải quan gồm: Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011, Hóa đơn (Invoice), Lý lịch gỗ (Loading list), Danh sách đóng gói hàng (Packing list), Hóa đơn vận tải đường bộ (Bill of Truck), Bảng kê chi tiết... theo đúng quy định tại Điều 22 của Luật Hải quan năm 2001; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 154/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ. Khi Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 kiểm tra hồ sơ hải quan, trên hệ thống mạng của ngành Hải quan thể hiện: Công ty NH có quá trình chấp hành tốt chính sách pháp luật hải quan, nên được xét “Luồng vàng” (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu), do đó Chi cục Hải quan cửa khẩu L1 chỉ kiểm tra hồ sơ hải quan và cho thông quan lô gỗ là đúng quy định tại Điều 30 của Luật Hải quan năm 2001.

[2.1.2]. Về hồ sơ xuất khẩu:

Trương Huy L khẳng định, ngày 18-12-2011, có hai người đàn ông Trung Quốc đến Công ty NH, một người xưng tên Zhang Chung Hai là người đại diện cho Công ty East Well (Far East) Co.,Ltd, Hồng Kông, Trung Quốc và một người giúp việc cho Li Zhen Zhu (A Lý). Người xưng tên Zhang Chung Hai ký và đóng dấu Công ty East Well (giấy khống chỉ) vào phía cuối bên phải của 02 tờ giấy khổ A4 trước mặt L rồi đưa cho L. L giao cho chị Lê Thị Ái M1 lập Hợp đồng kinh tế số 83/HĐKT ngày 18-12-2011 mua bán gỗ với Công ty East Well. Sau đó, chị M1 căn cứ vào hồ sơ nhập khẩu mở Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 để xuất kinh doanh lô gỗ Trắc cho Công ty East Well. Quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp, ủy thác cho Bộ Tư pháp đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước CHDCND Trung Hoa để thu thập về một số nội dung liên quan đến Công ty Eets Well và Công ty TNHH HGF, về Li zhen Zhu (A Lý) và Zhang Chun Hai để làm rõ việc Công ty East Well có ký hợp đồng mua gỗ của Công ty NH không?, nhưng đến thời điểm xét xử sơ thẩm vẫn chưa có kết quả tương trợ tư pháp, mà chỉ có Công văn số 5054/V12-P5 ngày 04-8-2015 (bút lục số 5300) của Cục đối ngoại - Bộ Công an trả lời Cơ quan Cảnh sát điều tra, có nội dung: Theo thông tin của Hải quan Hồng Kông do Interpol Hồng Kông cung cấp, thì Công ty East Well có đăng ký kinh doanh tại Hồng Kông, lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và mua bán động cơ, bắt đầu hoạt động từ ngày 14-3-1997 và các giám đốc Chiu Kwong Fai, Hu Lanlan, Wu Heung. Tuy nhiên, đây chỉ là văn bản của Cục đối ngoại - Bộ Công an, không có văn bản trả lời của Hải quan và Interpol Hồng Kông kèm theo; đồng thời, tại văn bản này, chưa có nội dung nào xác định từ năm 1997 đến năm 2011, Công ty East Well có thay đổi, bổ sung chức năng kinh doanh hoặc thay đổi Giám đốc và trong thời gian đó Công ty East Well có mua bán gỗ với Công ty NH không?; ngoài ra, quá trình điều tra cũng chưa làm rõ được mối quan hệ giữa ông LF (Lưu Huy) với Công ty East Well, với A Lý; ông Lưu Huy có phải là đại diện của Công ty này không?… Trong khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cũng có Công hàm đề nghị trả lại lô gỗ cho Công ty East Well.

[2.1.3]. Với các căn cứ như đã nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy chưa có đủ cơ sở để kết luận Trương Huy L, Trần Thị D chỉ đạo nhân viên Công ty NH làm giả bộ hồ sơ để nhập khẩu lô gỗ Trắc vào Việt Nam và làm giả bộ hồ sơ để xuất khẩu lô gỗ này sang Hồng Kông, Trung Quốc.

Trường hợp, nếu có căn cứ để kết luận bộ hồ sơ này là giả, thì theo quy định của Luật Hải quan, Luật Thương mại, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài chính về lĩnh vực hải quan, thì Công ty NH cũng không phải chịu trách nhiệm về bộ hồ sơ của doanh nghiệp nước xuất khẩu. Nội dung này đã được Cơ quan quản lý Nhà nước về xuất, nhập khẩu là Bộ Công thương trả lời Tổng cục Hải quan tại Công văn số 1328/BCT-XNK ngày 08-02-2013 và tiếp tục khẳng định tại phiên tòa phúc thẩm. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Trương Huy L và Trần Thị D làm giả bộ hồ sơ để nhập khẩu và xuất khẩu lậu toàn bộ lô gỗ là có cơ sở.

[2.2]. Về tội danh và khung hình phạt:

[2.2.1]. Về tội danh:

Mặc dù, chưa có đủ căn cứ để kết luận Trương Huy L và Trần Thị D chỉ đạo nhân viên Công ty NH làm giả bộ hồ sơ nhập khẩu, hồ sơ xuất khẩu toàn bộ lô gỗ. Tuy nhiên, theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011, thì Công ty NH nhập khẩu 535,800 m3 gỗ Trắc (trong đó: 180,380 m3 gỗ Trắc xẻ, 39,964 m3 gỗ Trắc tròn và 315,456 m3 gỗ Trắc tròn tận dụng gốc, cành, ngọn). Sau đó, làm thủ tục xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc cũng với số lượng 535,800 m3 gỗ Trắc như Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, nhưng khi kiểm tra, phát hiện trong lô gỗ xuất khẩu, có một khối lượng gỗ Trắc và gỗ Giáng hương không có trong Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011. Như vậy, hành vi không khai báo một khối lượng gỗ Trắc và gỗ Giáng hương khi nhập khẩu và khi xuất khẩu của Trương Huy L và Trần Thị D đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 23 và Điều 68 của Luật Hải quan năm 2001; vi phạm khoản 1 Điều 2 Thông tư số 93/1010/TT-BTC ngày 28-6-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và với khối lượng hàng hóa không khai báo có giá trị lớn (trên 100.000.000 đồng) như đã nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở để kết luận các bị cáo Trương Huy L và Trần Thị D đã phạm tội “Buôn lậu”, tội danh được quy định tại Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

[2.2.2]. Về khung hình phạt:

Để áp dụng đúng khung hình phạt đối với các bị cáo, thì cần phải xác định hậu quả của vụ án. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xem xét, đánh giá các kết luận giám định về chủng loại gỗ, khối lượng gỗ và kết luận định giá tài sản được thực hiện trong quá trình điều tra, cụ thể:

* Giám định chủng loại gỗ, khối lượng gỗ:

- Giám định lần thứ nhất:

Tại Biên bản kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật kết luận: “Lô hàng gỗ gồm 431,598 m3 gỗ thuộc loài Trắc 21,506 m3 gỗ thuộc loại Giáng hương”.

Cơ sở để Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật ban hành Biên bản kết luận giám định nêu trên là Công văn số 57/ĐTCBL-Đ2 ngày 03-02-2012 của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Tổng cục Hải quan khẳng định: Công văn số 57/ĐTCBL-Đ2 là dạng Giấy mời, mời cơ quan chuyên môn phối hợp kiểm tra, phân loại lô gỗ xuất khẩu để làm căn cứ xử lý trách nhiệm của chủ hàng (hoặc xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự). Đây là công việc thường xuyên của Cục điều tra chống buôn lậu, thực tế Cục Điều tra chống buôn lậu đã mời hàng trăm vụ việc tương tự, trước khi xử lý trách nhiệm đối với chủ hàng. Số liệu gỗ ghi trong Biên bản kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012 là do Cơ quan Hải quan cung cấp trên cơ sở khám xét, đo đạc từ ngày 06-01-2012 đến ngày 06-3-2012.

Như vậy, theo quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004, thì Biên bản kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật không phải là Kết luận giám định, mà chỉ là dạng văn bản xác định chủng loại gỗ, khối lượng gỗ để Tổng cục Hải quan làm căn cứ xử lý trách nhiệm của chủ hàng; đồng thời, khối lượng gỗ được xác định tại văn bản này thấp hơn so với Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011 là 82,696 m3 (535,800 m3 - 453,104 m3) là không đúng với thực tế. Do đó, không phải là chứng cứ khách quan để Hội đồng xét xử phúc thẩm sử dụng để giải quyết đối với vụ án này.

- Giám định lần thứ hai:

Tại Kết luận giám định số 783/VSTTNSV ngày 26-11-2012, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật kết luận: “Toàn bộ số gỗ Trắc trong lô hàng giám định có 161.171 thanh, hộp, lóng, sản phẩm và có thể tích là 590.843 m3. Toàn bộ số gỗ Giáng hương trong lô hàng giám định có 19.662 thanh, hộp và có thể tích là 23,828 m3.

Tổng toàn bộ lô hàng giám định có 180.833 hộp, thanh, lóng và sản phẩm gỗ của loài cây Trắc Giáng hương, với tổng thể tích là 614,672 m3”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Cơ quan Kiểm lâm vùng II khẳng định: Cơ quan Kiểm lâm vùng II chỉ được Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật mời tham gia giám định; không được Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, như vậy:

+ Về tư cách pháp lý:

Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 65-CT ngày 05-3-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan Kiểm lâm vùng II, trực thuộc Cục Kiểm lâm - Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BNN ngày 20-4-2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10-8-2006 của Chính phủ và các quyết định nêu trên, thì Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và Cơ quan Kiểm lâm vùng II có đủ điều kiện là tổ chức chuyên môn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 để thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng các thành viên tham gia giám định trong vụ án này chưa được Bộ Tư pháp công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 (Công văn số 83/BTP-BTTP ngày 12-01-2015 của Bộ Tư pháp trả lời Cơ quan Cảnh sát điều tra).

Các cán bộ thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật chưa được Bộ Tư pháp công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004; đồng thời, không có kiến thức chuyên môn để xác định khối lượng gỗ (chỉ có chuyên môn phân loại gỗ). Lẽ ra, sau khi nhận được Quyết định trưng cầu giám định số 01/C44-P4 ngày 27-7-2012 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật phải từ chối giám định về lĩnh vực không có chuyên môn để Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục trưng cầu cơ quan có chuyên môn xác định khối lượng gỗ (Cơ quan Kiểm lâm vùng II) cùng tham gia giám định, nhưng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật lại ban hành Công văn số 564/STTNSV ngày 30-8-2012 và Công văn số 642/STTNSV ngày 19-9-2012 mời Cơ quan Kiểm lâm vùng II tham gia giám định là chưa đúng quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Tuy nhiên, tại Biên bản cuộc họp ngày 13-9-2012, các cơ quan: Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Cơ quan Kiểm lâm vùng II, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, Vụ I - Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã họp phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan khi tiến hành giám định và tại Biên bản làm việc ngày 20-9-2012, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và Cơ quan Kiểm lâm vùng II đã họp, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, theo đó: Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật có trách nhiệm xác định chủng loại gỗ (tên gỗ), Cơ quan Kiểm lâm vùng II có trách nhiệm xác định quy cách, số lượng, khối lượng gỗ, số hiệu đầu thanh, đầu lóng, đầu hộp và ký hiệu dấu búa trên từng chủng loại gỗ. Như vậy, mặc dù các thành viên tham gia giám định chưa được Bộ Tư pháp công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhưng theo quy định khoản 8 Điều 12, khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004, thì các thành viên nêu trên không thuộc “Những trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp”; đồng thời, tại thời điểm giám định, mặc dù Luật Giám định tư pháp năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành, nhưng theo tinh thần được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Giám định tư pháp năm 2012, thì các thành viên này có đủ điều kiện, kiến thức chuyên môn, tuy không thuộc danh sách đã công bố, nhưng được thực hiện giám định; ngoài ra, trước khi tiến hành giám định, các cơ quan giám định đã họp, phân công nhiệm vụ cụ thể (có sự chứng kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng).

+ Về phương pháp giám định:

Khi xác định chủng loại gỗ, cán bộ thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật sử dụng hình thái so sánh và kinh nghiệm chuyên môn để phân loại gỗ Trắc, gỗ Giáng hương. Căn cứ vào việc phân loại này, cán bộ thuộc Cơ quan Kiểm lâm vùng II đo tất cả những sản phẩm đo được để tính ra m3, những sản phẩm cong hình chữ C, cong hình chữ S và có hình thù phức tạp không thể đo được, cán bộ thuộc Cơ quan Kiểm lâm vùng II cân trọng lượng theo đơn vị tính là ki lô gam (kg) rồi quy đổi ra m3. Cơ sở để cân quy đổi tỷ lệ, tỷ trọng được thực hiện theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01-6-2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 01/2012TT-BNNPTNT ngày 04-01-2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Do đó, Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đảm bảo về tư cách pháp lý và đúng về phương pháp giám định, nên được Hội đồng xét xử phúc thẩm sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

* Kết luận định giá tài sản:

Tại Kết luận định giá tài sản số 89/HĐĐGTSTTTHS ngày 23-5-2013, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Đà Nẵng kết luận:

Tổng giá trị lô hàng gỗ của Công ty NH là 63.619.706.500 đồng (gỗ Trắc xẻ hộp, gỗ xẻ thanh nhỏ, đơn giá: 130.000.000 đồng/m3; gỗ Trắc xẻ đẽo hộp, đơn giá 90.000.000 đồng/m3; gỗ Trắc tròn, đơn giá 70.000.000 đồng/m3; gỗ Trắc tận dụng gốc, cành, ngọn, đơn giá 53.500.000 đồng/m3 và gỗ Giáng hương xẻ hộp, xẻ thanh, đơn giá 50.000.000 đ/m3). Theo quy định của pháp luật về định giá tài sản, thì Kết luận định giá tài sản này đảm bảo về trình tự, thủ tục, giá trị m3 được tính đúng thực tế tại thời điểm định giá.

Do Kết luận định giá tài sản số 89/HĐĐGTSTTTHS ngày 23-5-2013 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Đà Nẵng và Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sử dụng để làm căn cứ xác định hậu quả của vụ án.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như: Tổng hợp bảng kê khám hàng ngày đối với từng Container; Biên bản khám tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ngày 14-3-2012; Quyết định thu giữ hàng hóa liên quan đến vụ án hình sự ngày 12-4-2012; Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26-11-2012; Biên bản định giá tài sản số 89/HĐĐGTSTTTHS ngày 23-5-2013 và Biên bản bán đấu giá tài sản ngày 10-01-2014 (người tham gia đấu giá đồng ý mua khối lượng gỗ được kết luận tại biên bản định giá tài sản). Đồng thời, căn cứ vào các lời khai ngày 30-11-2012, ngày 05-02-2012, ngày 03-10-2013, ngày 04-10-2013 và bản tường trình ngày 05-12-2012 của Trương Huy L (các bút lục số 2932, 2933, 2934, 2935, 2938, 3061 và bút lục số 3063), Hội đồng xét xử phúc thẩm đã có đủ cơ sở để kết luận: Công ty NH ký Hợp đồng kinh tế số 35/2011/HĐKT ngày 05-12-2011 mua của Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào 535,800 m3 gỗ Trắc các loại, nhưng khi làm thủ tục nhập khẩu lô gỗ từ Lào vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu lô gỗ từ Việt Nam sang Hồng Kông, Trung Quốc, Trương Huy L và Trần Thị D (đại diện Công ty NH) không khai báo khối lượng gỗ là 78,872 m3 (614,672 m3 - 535,800 m3); trong đó, có 23,828 m3 gỗ Giáng hương và 55,044 m3 gỗ Trắc.

Như vậy, hành vi không khai báo 78,872 m3 gỗ khi nhập khẩu và xuất khẩu (được tính theo Kết luận định giá tài sản số 89/HĐĐGTSTTTHS ngày 23-5-2013) có giá trị là 4.136.254.000 đồng (trong đó: gỗ Giáng hương là 1.191.400.000 đồng; gỗ Trắc là 2.944.854.000 đồng - tính theo giá gỗ Trắc thấp nhất là 53.500.000 đ/m3, để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội) của Trương Huy L và Trần Thị D đã đủ trị giá để xử lý theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào Biên bản kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12-3-2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật để xác định Trương Huy L và Trần Thị D buôn lậu 21,506 m3 gỗ Giáng hương, có giá trị 471.602.500 đồng là không đúng với thực tế khách quan của vụ án.

[2.3]. Về xử lý vật chứng:

Do vật chứng của vụ án là lô gỗ xuất khẩu đã bị bán đấu giá trước khi xét xử sơ thẩm, nên số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản là 63.920.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí bán đấu giá, còn lại 63.826.330.000 đồng được coi là vật chứng của vụ án. Đối với khối lượng hàng buôn lậu là 78,872 m3 gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, có giá trị là 4.136.254.000 đồng, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Số vật chứng được tính thành tiền còn lại là 59.690.076.000 đồng, do không có cơ sở để kết luận các bị cáo buôn lậu, nên sẽ được chuyển cho Tổng cục Hải quan để xem xét, xử lý về hành vi vi phạm hành chính do khai sai với thực tế về tên hàng theo Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07-6-2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28-6-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Như vậy, kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét và có căn cứ để chấp nhận một phần.

[3]. Xét kháng cáo của các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D:

Như phân tích tại mục [2] nêu trên, mặc dù chưa đủ căn cứ để kết luận các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D làm giả hồ sơ hải quan để nhập khẩu và xuất khẩu lô gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, có tổng khối lượng là 614,627 m3, nhưng căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã có đủ cơ sở để kết luận: Khi nhập khẩu và xuất khẩu lô gỗ, Trương Huy L và Trần Thị D không khai báo khối gỗ là 78,872 m3 (trong đó: 23,828 m3 gỗ Giáng hương, 55,044 m3 gỗ Trắc) và với giá trị hàng hóa không khai báo là 4.136.254.000 đồng, thì hành vi này của Trương Huy L và Trần Thị D đã đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Do đó, kháng cáo kêu oan của các bị cáo không có cơ sở, nên không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

Tuy nhiên, do Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng theo hướng không có lợi cho người phạm tội, nên cũng cần phải xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Trong vụ án này, mặc dù Trương Huy L khai nhận chỉ nhập khẩu và xuất khẩu gỗ Trắc, không biết trong lô gỗ có khối lượng gỗ Giáng hương, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo cũng thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật, nên đây được coi là tình tiết “ăn năn hối cải”; Trần Thị D thành khẩn khai báo, bị cáo khai nhận toàn bộ việc nhập khẩu và xuất khẩu gỗ như thế nào bị cáo không biết, mà chỉ ký hồ sơ khi được L yêu cầu. Ngoài ra, cả hai bị cáo đều có thành tích xuất sắc trong sản xuất, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân huyện H7 và các Tổ chức xã hội tặng nhiều giấy khen; gia đình bị cáo chấp hành tốt chính sách pháp luật. Đối với Trần Thị D phạm tội với vai trò là người giúp sức trong vụ án đồng phạm, nhưng có vai trò không đáng kể. Vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này sẽ được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, áp dụng khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo.

[4]. Xét kháng cáo của các bị cáo Đỗ Lý N và Lê Xuân T:

Mặc dù, tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Đỗ Lý N, Lê Xuân T đều cho rằng đã làm đúng, đủ trách nhiệm của mình. Các bị cáo đã kiểm tra đúng tỷ lệ ngẫu nhiên theo chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan của khẩu Cảng C4 là 5% và chịu trách nhiệm về tỷ lệ mình đã kiểm tra, nhưng căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng công khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

[4.1]. Đối với Đỗ Lý N:

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Đỗ Lý N khai nhận: Sáng ngày 20-12-2011, Nhi được Lê Minh Th - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 đưa bộ hồ sơ hải quan và giao nhiệm vụ cùng Lê Xuân T kiểm tra hải quan đối với lô gỗ xuất khẩu của Công ty NH (theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011) và ký ô 26 trên Tờ khai, xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan. Ngoài ra, N thừa nhận việc kiểm hóa được thực hiện từ 08 giờ đến 11 giờ ngày 20-12-2011, địa điểm kiểm hóa là khu vực xung quanh trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4. Tham gia kiểm hóa gồm có N, Lê Xuân T và chị Lê Thị Ái M1 (đại diện cho chủ hàng). Khi bắt đầu kiểm hóa, N không biết có bao nhiêu Container trong tổng số 22 Container của lô hàng đã tập kết tại bãi kiểm hóa và N cũng không biết đã kiểm hóa Container nào, kiểm tra bao nhiêu Container, niêm phong bằng Seal hải quan nào, vận chuyển bằng phương tiện gì?; đồng thời, N thừa nhận lô gỗ kiểm hóa gồm có 02 mã số hàng hóa, gỗ Trắc xẻ mã số 4407990000, thuế xuất 20%, gỗ Trắc tròn mã số 4403999000, thuế xuất 10%, nhưng N chỉ kiểm tra đối với 01 mặt hàng là gỗ Trắc xẻ, sau đó kết luận cho toàn bộ lô hàng.

[4.2]. Đối với Lê Xuân T:

Lê Xuân T khai nhận: Sáng ngày 20-12-2011, T được giao nhiệm vụ phối hợp với Đỗ Lý N thực hiện việc kiểm hóa lô gỗ của Công ty NH (theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011). Khi kiểm tra, T không rõ có bao nhiêu Container của Công ty NH đã tập kết để kiểm tra và cũng không nhớ đã kiểm tra bao nhiêu Container, đã kiểm tra Container nào, đi kèm số Seal Hải quan nào?...

[4.3]. Căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2001; Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan; Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15-6-2009 của Tổng cục Hải quan về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã có đủ cơ sở để kết luận Đỗ Lý N và Lê Xuân T có các vi phạm sau:

- Theo quy định về thủ tục Hải quan, thì Công ty NH phải đưa hàng hóa, phương tiện vận tải (22 Container) đến Chi cục Hải quan cửa k hẩu Cảng C4 để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Tuy nhiên, thời điểm Đỗ Lý N, Lê Xuân T kiểm tra từ 08 giờ đến 11 giờ sáng 20-12-2011, chỉ có 04 xe Container (43S-2013, 43S-7590, 43S-8625 và 43X-2759) có mặt tại Cảng C4. Chiều ngày 20-12-2011 mới có 07 xe Container (43S-7758, 43C-00473, 43C-019.75, 43H-2088, 43X-1122, 43S-7716 và 43X-0645) xuống tiếp Cảng C4; trong số các xe xuống Cảng C4 sau khi hoàn thiện hồ sơ kiểm hóa có các xe 43S-7758 chở 5,208 m3, xe 43C-00473 chở 5,550 m3, xe 43C-019.75 chở 6,183 m3, xe 43H-2088 chở 4,189 m3 gỗ Giáng Hương không khai báo. Còn lại 11 xe Container không xuống Cảng C4 (43S-9240, 16L-0656, 16L-6401, 43C-023.34, 43C-024.52, 43S-5142, 43S-5152, 43S-0946, 43C-022.12, 43X-7848, 43C-008.14). Hành vi này là thực hiện không đúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật Hải quan năm 2001: “Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải”.

- Trong số các xe không xuống Cảng C4 có xe 43S-5142 chở 27 kiện gồm 867 sản phẩm gỗ Trắc, xe 43S-0946 chở 2,698 m3 gỗ Giáng Hương không khai báo, nhưng Đỗ Lý N và Lê Xuân T vẫn làm thủ tục kiểm hóa và xác nhận đã làm thủ tục hải quan cho toàn bộ lô hàng gồm 22 Container. Ngoài ra, trong số 07 xe xuống Cảng C4 sau khi Đỗ Lý N, Lê Xuân T hoàn thành thủ tục hải quan và 11 xe không xuống Cảng C4, có 05 xe chở 23,828 m3 gỗ Giáng hương, 01 xe chở 867 sản phẩm gỗ Trắc (theo kết quả định giá số gỗ này có giá trị 1.298.575.000 đồng, thuế xuất khẩu 20%). Hành vi này là thực hiện không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật Hải quan năm 2001: “Khi làm thủ tục Hải quan, công chức Hải quan phải kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải”.

- Đỗ Lý N và Lê Xuân T đã đến khu vực Trạm cân Thành Hưng và kho hàng của Công ty NH ở 645, đường L5, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị để niêm phong Seal hải quan 11 xe Container tại đây. Hành vi này là thực hiện không đúng quy định tại Điều 17 của Luật Hải quan năm 2001; Điều 4 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ: “Địa điểm làm thủ tục Hải quan là trụ sở Hải quan cửa khẩu, trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quyết định”.

- Đỗ Lý N và Lê Xuân T không ghi số hiệu, không ghi số niêm phong của các Container đã kiểm tra, chỉ kiểm tra một mặt hàng gỗ Trắc xẻ, không kiểm tra mặt hàng gỗ Trắc tròn và gỗ Trắc tròn tận dụng gốc, cành, ngọn (02 mặt hàng này có mã số hàng hóa khác nhau) trong số 04 xe Container có mặt tại Cảng C4 sáng ngày 20-12-2011, nhưng lại kết luận cho cả lô hàng. Hành vi này là thực hiện không đúng quy định tại Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ; không đúng quy định của Mục II, Mục III Bước 2 Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15-6-2009 của Tổng cục Hải quan: “Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan”.

Như vậy, Đỗ Lý N và Lê Xuân T là công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4, được giao nhiệm vụ kiểm tra, làm thủ tục hải quan đối với lô gỗ xuất khẩu của Công ty NH, nhưng các bị cáo đã không làm đúng, đủ trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật; thực hiện việc kiểm hóa khi toàn bộ số hàng (22 Container) của Công ty NH chưa được tập kết đầy đủ tại khu vực Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 (chỉ có 04 xe có mặt, 07 xe ngày hôm sau mới tới và 11 xe không tới); khi kiểm hóa chỉ kiểm tra một loại mặt hàng trong tổng số ba mặt hàng gỗ Trắc có mã số thuế khác nhau (gỗ xẻ, gỗ tròn và gỗ tròn tận dụng gốc, cành, ngọn); không ghi rõ số hiệu Container và số Seal niêm phong của những Container đã kiểm tra. Mặc dù, biết rõ việc chỉ kiểm tra 04/22 xe Container do doanh nghiệp chủ động đem đến là không đảm bảo tính ngẫu nhiên trong kiểm hóa, nhưng N và T vẫn kết luận mã số, xuất xứ, khối lượng cho cả lô hàng đúng như người khai hải quan khai báo và đề xuất cho thông quan, làm thủ tục chuyển cửa khẩu để xuất khẩu, từ đó dẫn đến hậu quả không phát hiện ra hành vi buôn lậu gỗ Trắc và gỗ Giáng hương có khối lượng 78,872 m3 của Trương Huy L và Trần Thị D. Do đó, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm đối với lô hàng gỗ Trắc và gỗ Giáng hương, có giá trị 4.136.254.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm kết án các bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999 là đúng pháp luật, không oan, nhưng hình phạt áp dụng đối với các bị cáo (mỗi bị cáo 09 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo) là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét, xử lý theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo.

[5]. Đối với kháng cáo của Công ty NH:

Ngày 05-9-2018, Công ty NH kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ mà không phải là vật chứng cho Công ty (535,800 m3 gỗ Trắc các loại, theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011 và Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011).

Trường hợp 535,800 m3 gỗ Trắc đã bị bán đấu giá trái pháp luật, thì đề nghị chấp nhận cho Công ty được quyền khởi kiện dân sự để đòi lại giá trị lô gỗ. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo pháp luật của Công ty NH rút toàn bộ nội dung kháng cáo, với lý do: Số vật chứng đã bán trước khi xét xử sơ thẩm đã được Cơ quan điều tra (Cục 1), Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố để điều tra bằng một vụ án khác, nên quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty NH sẽ được giải quyết tại vụ án này.

Xét thấy, việc rút kháng cáo của người đại diện theo pháp luật của Công ty NH là tự nguyện, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với nội dung kháng cáo này.

[6]. Đối với kháng cáo của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan: Theo quy định của pháp luật, khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, thì hoạt động điều tra, xác minh ban đầu của Cơ quan Hải quan là thực hiện theo thủ tục hành chính. Nếu phát hiện có vật chứng vi phạm, thì Cơ quan Hải quan ra quyết định tạm giữ vật chứng và lập biên bản tạm giữ theo thủ tục hành chính và kể từ thời điểm này, Cơ quan Hải quan là đơn vị quản lý vật chứng vi phạm. Trường hợp vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự, thì Cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Để chuyển vật chứng vi phạm đang tạm giữ theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính sang thu giữ vật chứng theo thủ tục tố tụng hình sự, thì Cơ quan Hải quan phải ra quyết định thu giữ vật chứng, nhưng số vật chứng tại thời điểm này hiện đang do Cơ quan Hải quan quản lý, trông coi, bảo quản. Vì vậy, nếu lập biên bản thu giữ vật chứng, thì Cơ quan Hải quan sẽ lập với người đang quản lý vật chứng lại chính là Cơ quan Hải quan, do đó việc lập biên bản thu giữ vật chứng trong trường hợp này là không cần thiết.

Vì vậy, tại Quyết định số 228/QĐ-TCHQ ngày 09-02-2009, Tổng cục Hải quan quy định khi thu giữ vật chứng trong vụ án hình sự, Cơ quan Hải quan chỉ ra quyết định thu giữ vật chứng, không phải lập biên bản thu giữ vật chứng (đã lấy ý kiến Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khi ban hành mẫu văn bản).

Tòa án sơ thẩm cho rằng: “Khi thu giữ vật chứng, Cơ quan Hải quan không lập Biên bản thu giữ vật chứng (lô gỗ) theo đúng quy định của pháp luật” là không đúng, bởi lẽ: Điều 145 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”. Như vậy, quy định này chỉ áp dụng cho Cơ quan điều tra (Điều tra viên) khi khám xét, phát hiện đồ vật là vật chứng có liên quan trực tiếp đến vụ án, thì lập biên bản tạm giữ (không phải ra quyết định tạm giữ).

Đối với vụ án này, Cơ quan Hải quan đã ra quyết định khám xét, quyết định tạm giữ, lập biên bản tạm giữ theo thủ tục hành chính. Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án, thì Cơ quan Hải quan mới ra quyết định thu giữ vật chứng và trong quyết định này, Cơ quan Hải quan đã ghi đúng, đủ số lượng, chủng loại vật chứng bị thu giữ và ghi rõ hiện nay vật chứng đang niêm phong, bảo quản tại Cảng Đà Nẵng và do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng quản lý. Sau đó, Cơ quan Hải quan đã bàn giao đầy đủ vật chứng cho Cơ quan Cảnh sát điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, việc Cục Điều tra chống buôn lậu ra quyết định thu giữ vật chứng, mà không lập biên bản thu giữ vật chứng là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của ngành Hải quan; do đó kháng cáo của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đề nghị hủy bỏ phần “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gô) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định pháp luật” là có sơ sở, nên được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

[7]. Về áp dụng pháp luật:

Tại thời điểm phạm tội, thì hành vi của Trương Huy L, Trần Thị D được quy định xử lý tại điểm a khoản 4 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Hành vi của Đỗ Lý N và Lê Xuân T được quy định xử lý tại khoản 1 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành. Mức hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999 cao hơn mức hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4 Điều 188 của Bộ luật hình sự năm 2015 (tội “Buôn lậu”); mức hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999 bằng mức hình phạt được định tại khoản 1 Điều 360 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”). Vì vậy, để thực hiện nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với Trương Huy L và Trần Thị D; áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với Đỗ Lý N và Lê Xuân T khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo.

[8]. Kiến nghị:

Sau khi xét xử sơ thẩm, Đỗ Danh Th9 kháng cáo kêu oan, nhưng trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Đỗ Danh Th9 đã rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Mặc dù, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của Đỗ Danh Th9, nhưng căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có cơ sở để kết luận:

Đỗ Danh Th9 là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, được Cục Hải quan Đà Nẵng giao nhiệm vụ tổ chức khám xét lô hàng có dấu hiệu vi phạm. Chiều ngày 28-12-2011, Th9 ra quyết định khám xét 01 Container (số hiệu YMLU 47444719) theo thủ tục hành chính, nhưng Th9 không phân công nhiệm vụ cụ thể; không phổ biến mục đích, yêu cầu của việc khám xét cho những người tham gia khám xét; không phân công rõ ai là người chủ trì việc khám xét và không tổ chức phối hợp với các lực lượng khác cùng tham gia khám xét; không chuẩn bị công cụ phương tiện phù hợp phục vụ cho việc khám xét, nên sau khi mới kiểm tra được 57 thanh gỗ xẻ trong tổng số 8.001 hộp thanh gỗ ở bên trên trong Container (tỷ lệ kiểm tra 0,7%). Mặc dù, tỷ lệ kiểm tra rất thấp, với thời gian ngắn nhưng ngày hôm sau (29-12-2011), Th9 không cho ý kiến chỉ đạo khám tiếp mà ngay trong ngày đã phê vào Tờ trình cho cho phép 21 Container được làm thủ tục xếp hàng lên tàu xuất cảnh và ký văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng C4 là đã làm thủ tục xuất khẩu chuyển cửa khẩu đối với 21 Container, mà không phát hiện có hàng hóa vi phạm của Công ty NH. Thực tế, đã có 14/21 Container được xếp lên tàu để xuất đi Hồng Kông, Trung Quốc, trong đó có 5 Container đã được cấp vận đơn. Hành vi này của Đỗ Danh Th9 đã vi phạm vào Mục 4 và 5 Phần III Quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TCHQ ngày 30-10-2006 của Tổng cục Hải quan) nên không phát hiện được hành vi buôn lậu của Trương Huy L và Trần Thị D. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm đối với lô hàng gỗ Trắc và gỗ Giáng hương này.

Như vậy, Đỗ Danh Th9 là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, được Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ chỉ đạo việc kiểm tra, khám xét lô gỗ xuất khẩu của Công ty NH, nhưng bị cáo không thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình, từ đó dẫn đến hậu quả không phát hiện ra hành vi buôn lậu khối lượng gỗ Trắc và gỗ Giáng hương là 78,872 m3, có giá trị 4.136.254.000 đồng của Trương Huy L và Trần Thị D. Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, nhưng hình phạt áp dụng đối với bị cáo (06 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo) là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do bị cáo đã gây ra. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét, xử lý theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo.

[9]. Các quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

[10]. Về án phí phúc thẩm:

- Do kháng cáo không được chấp nhận, nên các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D, Đỗ Lý N và Lê Xuân T phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

- Do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Công ty NH rút kháng cáo tại phiên tòa; Cục điều tra chống buôn lậu được chấp nhận kháng cáo, nên đều không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ khoản 1 Điều 348; điểm đ khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Công ty TNHH Một thành viên NH.

2. Căn cứ các điểm a, b khoản 1 Điều 355; Điều 356; điểm a khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Trương Huy L, Trần Thị D, Đỗ Lý N và Lê Xuân T.

- Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 39/QĐ-V2 ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

- Chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Trương Huy L và Trần Thị D; phần xử lý vật chứng và phần kiến nghị đối với Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

3. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 188; điểm s, v khoản 1 và khoản 2 Điều 51;

khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Xử phạt: Trương Huy L 07 (bảy) năm tù về tội “Buôn lậu”. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án (được trừ 01 năm 16 ngày đã bị tạm giam).

- Áp dụng khoản 5 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999, phạt tiền bị cáo Trương Huy L 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) để nộp ngân sách nhà nước.

4. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 188; điểm s, v khoản 1 và khoản 2 Điều 51;

khoản 2 Điều 54 và Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Xử phạt: Trần Thị D 03 (ba) năm tù về tội “Buôn lậu”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 05 (năm) năm, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao Trần Thị D cho Ủy ban nhân dân thị trấn L1, huyện H7, tỉnh Quảng Trị giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

- Áp dụng khoản 5 Điều 153 của Bộ luật Hình sự năm 1999, phạt tiền bị cáo Trần Thị D 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) để nộp ngân sách nhà nước.

5. Căn cứ khoản 1 Điều 285 của Bộ luật Hình sự năm 1999; khoản 2 Điều 51 và Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Xử phạt: Đỗ Lý N 09 (chín) tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 18 (mười tám) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao Đỗ Lý N cho Ủy ban nhân dân phường Đ3, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thế quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

- Xử phạt: Lê Xuân T 09 (chín) tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 18 (mười tám)

tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân phường Đ3, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Trị giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đồi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

6. Về xử lý vật chứng: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền 4.136.254.000 đồng (bốn tỷ một trăm ba mươi sáu triệu hai trăm lăm mươi tư nghìn đồng).

- Số vật chứng còn lại 59.690.076.000 đồng (năm mươi chín tỷ sáu trăm chín mươi triệu không trăm bảy mươi sáu nghìn đồng) được chuyển cho Tổng cục Hải quan để xem xét, xử lý về hành vi vi phạm hành chính do Công ty NH khai sai với thực tế về tên hàng theo quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07-6-2007 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28-6-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Số tiền tịch thu, nộp ngân sách nhà nước là 4.136.254.000 đồng (bốn tỷ một trăm ba mươi sáu triệu hai trăm lăm mươi tư nghìn đồng) được trích từ Tài khoản số 3949.0.1054137 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng. Số tiền vật chứng còn lại là 59.690.076.000 đồng (năm mươi chín tỷ sáu trăm chín mươi triệu không trăm bảy mươi sáu nghìn đồng), hiện nay đang tạm giữ tại Tài khoản số 3949.0.1054137 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng. Do đó, Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm chuyển số tiền này cho Tổng cục Hải quan tạm giữ để đảm bảo việc xử lý hành vi vi phạm hành chính của Công ty NH.

- Chuyển bộ hồ sơ nhập khẩu lô gỗ theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày 17-12-2011 và bộ hồ sơ xuất khẩu lô gỗ theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19-12-2011 (bản photocoppy đóng dấu sao y bản chính) cho Tổng cục Hải quan để làm cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm hành chính của Công ty NH.

7. Hủy phần: “Kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc khi thu giữ lô hàng (lô gỗ) của Công ty NH không lập biên bản thu giữ vật chứng vụ án theo quy định của pháp luật” của Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

8. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo: Đỗ Lý N, Lê Xuân T và Đỗ Danh Th9 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

9. Về án phí hình sự phúc thẩm:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Trương Huy L, Trần Thị D, Đỗ Lý N và Lê Xuân T mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự phúc thẩm.

10. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

11. Bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1540
  • Tên bản án:
    Bản án 187/2019/HSPT ngày 26/07/2019 về tội buôn lậu
  • Số hiệu:
    187/2019/HSPT
  • Cấp xét xử:
    Phúc thẩm
  • Lĩnh vực:
    Hình sự
  • Ngày ban hành:
    26/07/2019
  • Từ khóa:
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 187/2019/HSPT ngày 26/07/2019 về tội buôn lậu

Số hiệu:187/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đà Nẵng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 26/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về