TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
BẢN ÁN 18/2017/KDTM-PT NGÀY 16/08/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Ngày 16 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2017/TLPT-KDTM ngày 05 tháng 5 năm 2017 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện A, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 464/2017/QĐ-PT ngày 26 tháng 6 năm 2017 và Quyết định hoãn phiên tòa 568/2017/QĐ-PT ngày 20 tháng 7 năm 2017 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ngân hàng B; địa chỉ trụ sở: Số 198 đường C, phường D, quận E, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà F, chức vụ: Phó Giám đốc (theo Giấy ủy quyền số 1105/UQ-HPH-KHDN ngày 10-7-2017); có mặt.
- Bị đơn: Công ty G; địa chỉ trụ sở: Số 55 đường H, phường I, quận E, thànhphố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông K, địa chỉ: Số 21 ngách 24/3 đường L, phường M, quận N, thành phố Hà Nội; có mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ngân hàng O; địa chỉ trụ sở: Số 18 đường P, phường Q, quận R, thànhphố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp: Bà S; địa chỉ: Tổ 3 Khu 8, phường T, thành phố U, tỉnh Quảng Ninh (theo Giấy ủy quyền số 619/NHNo.QN ngày 28-7-2015); có mặt.
2. Ngân hàng V, địa chỉ trụ sở: Số 22 X, quận E, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp: Ông Y; địa chỉ: Số 2 hẻm 475/20/63 đường A’, phường B’, quận C’, thành phố Hà Nội; có mặt.
3. Ông D’, sinh năm 1961 và bà E’, sinh năm 1961; cùng địa chỉ: Số 50 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội; cùng vắng mặt.
4. Công ty K’; địa chỉ trụ sở: Thôn L’, xã M’, huyện A, thành phố HảiPhòng.
Người đại diện hợp pháp: Ông N’; địa chỉ: P218-D2 tập thể O’, phường P’, quận Q’, thành phố Hà Nội; có mặt.
- Người kháng cáo: Bị đơn là Công ty G.
NỘI DUNG VỤ ÁN
I. Tóm tắt nội dung, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện:
Ngày 25-04-2007, Chi nhánh Ngân hàng B, Ngân hàng V và Ngân hàng Nông Nghiệp O có ký kết Hợp đồng số 01/2007/ĐTT-DH ngày 25-4-2007 đồng tài trợ dự án nhà máy luyện gang lò cao công suất 250.000 tấn/năm với Công ty G. Theo Hợp đồng tài trợ số 01/2007/ĐTT-DH: bên nhận tài trợ là Công ty G, Ngân hàng B là Ngân hàng đầu mối, số tiền đồng tài trợ là 196.000.000.000 đồng theo tỷ lệ 50/50, thời hạn đồng tài trợ (thời hạn vay) là 09 năm, thời hạn ân hạn là 18 tháng, thời hạn trả nợ gốc là 90 tháng kể từ ngày bên vay rút khoản vốn đầu tiên.
Ngày 05-5-2008, giữa Ngân hàng B, Ngân hàng O, Ngân hàng V ký Phụ lục Hợp đồng đồng tài trợ số 02/DTT-VL ngày 05-5-2008, theo đó: Ngân hàng B là Ngân hàng đầu mối, số tiền đồng tài trợ là 260.000.000.000 đồng theo tỷ lệ Ngân hàng B 33,46% = 87.000.000.000 đồng, Ngân hàng O 37,69% = 98.000.000.000 đồng, Ngân hàng V 28,85% = 75.000.000.000 đồng; các điều khoản khác trong Hợp đồng tài trợ số 01/2007/ĐTT-DH ngày 25-4-2017 không thay đổi và Phụ lục Hợp đồng đồng tài trợ số 02/DTT-VL ngày 05-5-2008 là bộ phận không thể tách rời Hợp đồng tài trợ số 01/2007/ĐTT-DH ngày 25-4-2017.
1. Theo thỏa thuận, giữa Ngân hàng B và Công ty G ký các hợp đồng tíndụng (viết tắt là HĐTD) sau:
1.1. HĐTD dài hạn số 02/2007/TDH ngày 25-04-2007 và các Phụ lục số07/PL-VL ngày 12-6-2009, phụ lục số 10/PL-VL ngày 16-12-2010 với nội dung: số tiền vay là 342.000.000.000 đồng; mục đích vay: để thanh toán các chi phí theo hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị, xây dựng cơ bản và lãi vay thực tế tương ứng phát sinh trong thời gian ân hạn hợp đồng; thời hạn vay: 108 tháng kể từ ngày rút khoản vốn đầu tiên cho đến khi trả hết nợ gốc, nợ lãi và phí vay; thời hạn ân hạn: 18 tháng; thời gian trả nợ gốc: 90 tháng; thời hạn rút vốn: 24 tháng; lãi suất xác định 01 tháng/lần; giải ngân không quá 24 tháng kể từ ngày rút vốn lần đầu tiên; kỳ trả lãi: 03 tháng/lần kể từ ngày nhận nợ đầu tiên; kỳ trả gốc: 03 tháng/lần, theo lịch trả nợ. Thực hiện hợp đồng, B Hải Phòng đã giải ngân theo các giấy nhận nợ:
- Giấy nhận nợ số 01 ngày 28-11-2007 với số tiền 21.847.000.000 đồng; mục đích vay để thanh toán phí thiết kế xây dựng; lãi suất cho vay là 12,48%/năm; lãi quá hạn 14,976 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 02 ngày 25-12-2007 với số tiền 12.935.000.000 đồng;mục đích thanh toán một phần chi phí xây dựng Nhà máy R’; lãi suất cho vay là12,54%/năm; lãi quá hạn 15,048 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 03 ngày 18-01-2008 với số tiền 15.633.000.000 đồng;mục đích thanh toán một phần chi phí xây dựng Nhà máy R’; lãi suất cho vay là12,54%/năm; lãi quá hạn 15,048 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 04 ngày 03-3-2008 với số tiền 9.685.000.000 đồng; mục đích thanh toán một phần chi phí xây dựng cơ bản Nhà máy R’; lãi suất cho vay là12,54%/năm; lãi quá hạn 15,048 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 05 ngày 20-3-2008 với số tiền 1.884.637,10 USD; mục đích thanh toán một phần chi phí nhập khẩu dây chuyền, máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 7,75%/năm; lãi quá hạn 9,3 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 06 ngày 02-5-2008 với số tiền 32.052.384.399 đồng; mục đích thanh toán chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 16,8 %/năm; lãi quá hạn 30,16 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 07 ngày 06-5-2008 với số tiền 7.023.027.605 đồng; mục đích thanh toán chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 16,2 %/năm; lãi quá hạn 20,64 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 08 ngày 03-6-2008 với số tiền 72.432.387.918 đồng; mục đích thanh toán chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 1,5 %/năm; lãi quá hạn 1,8 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 09 ngày 10-7-2008 với số tiền 7.742.519.394 đồng; mục đích thanh toán chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 1,75 %/năm; lãi quá hạn 2,1 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 10 ngày 07-8-2008 với số tiền 16.018.585.801 đồng; mục đích thanh toán chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị Nhà máy R’; lãi suất cho vay là 1,75 %/năm; lãi quá hạn 2,1 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 11 ngày 04-9-2008 với số tiền 9.700.000.000 đồng; mục đích thanh toán lãi phát sinh trong thời gian ân hạn; lãi suất cho vay là 21 %/năm; lãi quá hạn 25,2 %/năm; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 12 ngày 28-11-2008 với số tiền 11.384.000.000 đồng; mục đích thanh toán lãi phát sinh trong thời gian ân hạn; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 13 ngày 03-3-2009 với số tiền 8.380.162.000 đồng; mục đích thanh toán lãi từ ngày 28-11-2008 đến 01-3-2009; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 14 ngày 28-5-2009 với số tiền 1.660.000.000 đồng; mục đích thanh toán lãi từ ngày 02-3-2009 đến 27-5-2009; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 15 ngày 13-8-2009 với số tiền 10.508.000.000 đồng; mục đích thanh toán tiền xây lắp; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 16 ngày 17-9-2009 với số tiền 17.000.000.000 đồng; mục đích thanh toán 80% hóa đơn số 06 và một phần giá trị hóa đơn số 04, 05; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 17 ngày 25-10-2010 với số tiền 480.000 USD; mục đích thanh toán lãi 80% hóa đơn lô thiết bị và vật liệu tăng thêm; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 18 ngày 22-11-2010 với số tiền 480.000 USD; mục đích thanh toán một phần L/C sau khi nhận được đầy đủ thiết bị của lò cao số 01; lãisuất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tínhtừ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 19 ngày 15-4-2011 với số tiền 90.000 USD; mục đích thanh toán 15% giá trị L/C sau 160 sau khi nhận được đầy đủ thiết bị của lò cao số01; lãi suất cho vay theo HĐTD; lãi quá hạn theo HĐTD; thời hạn vay là 108 tháng, tính từ ngày 28-11-2007;
- Giấy nhận nợ số 20 ngày 03-8-2012 với số tiền 180.000 USD; lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân là 9,91%/năm, lãi quá hạn 120%/năm. Thời hạn vay là09 năm, tính từ ngày 28-11-2007.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay là: Toàn bộ tài sản sau đầu tư từ nguồn vốn vay tự có bao gồm dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng và các hạng mục khác của Nhà máy R’ tại thôn L’, xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng của Công ty G hình thành trong tương lai và các khoản tiền bồi thường, bảo hiểm của các tài sản này theo Hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC ngày 25/04/2007; toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị đã hình thành của Nhà máy R’ giai đoạn 1 tại thôn L’, xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng theo Hợp đồng thế chấp số 01/2009/VLDH/VCBHP ngày 24-6-2009 và Hợp đồng thế chấp số02/2009/VLDH/VCBHP ngày 24-6-2009 và các phụ lục kèm theo. Tất cả đã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với dây chuyền máy móc thiết bị và tài sản gắn liền với đất. Giá trị tài sản đảm bảo là 406.942.000.000 đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, tính đến ngày 06-9-2010, Công ty G đã trả được số tiền: nợ gốc là 6.470.899.022 đồng và 77.670,28 USD; nợ lãi là:50.973.448.169 đồng và 350.952,74 USD. Công ty G còn phải trả số tiền: Nợ gốc tính đến ngày 15-3-2017 là: 245.966.568.095 đồng và 3.014.466,82 USD; nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015 là 211.105.393.243 đồng và 1.079.844,60 USD.
1.2. HĐTD từng lần số 01/2010 ngày 22-12-2010 với nội dung: số tiền vay là5.420.000.000 đồng; mục đích vay: thanh toán tiền mua sắt thép, phế liệu các loạitheo Hợp đồng mua bán số: 01/PM-TNHH VL/2010 và 02/PM-TNHH VL/2010 ngày05-12-2010 giữa Công ty S’ và Công ty G; thời hạn vay: 03 tháng kể từ ngày rút vốn cho đến khi thanh toán nợ gốc và nợ lãi xong; lãi suất cho vay: 16,5%/năm, lãi suất quá hạn 120%/năm lãi suất trong hạn.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay là: 737.900 kg sắt thép phế liệu các loại, giá trị đầu tư thêm trên tài sản, các khoản tiền bảo hiểm, tiền bồi thường theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 01/2010/HĐTC ngày 22-12-2010; giá trị tài sản bảo đảm là: 6.778.703.800 đồng theo Biên bản thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm.
Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng B đã giải ngân theo Giấy nhận nợ số 01 ngày 22-12-2010 với số tiền 5.420.000.000 đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty G đã trả được số tiền tính đến ngày 01-9-2011: nợ gốc là 6.952.953 đồng; nợ lãi là 96.945.833 đồng. Công ty G còn phải trả số tiền: Nợ gốc tính đến ngày15-3-2017 là: 5.413.047.047 đồng; nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015 là:3.884.736.717 đồng.
1.3. HĐTD từng lần số 02/2010 ngày 24-12-2010, với nội dung: số tiền vay là8.134.500.000 đồng; mục đích vay: thanh toán tiền mua sắt thép, phế liệu các loại theo Hợp đồng mua bán số: 01/HTX-TNHHVL/2010 ngày 17-12-2010 giữa Công ty T’ với Công ty G; lãi suất là 16,5%/năm; lãi suất quá hạn là 120%/năm lãi suất trong hạn.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay là: 3.000 tấn sắt thép phế liệu các loại, giá trị đầu tư thêm trên tài sản, các khoản tiền bảo hiểm, tiền bồi thường theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 02/2010/HĐTC ngày 24-12-2010; giá trị tài sản bảo đảm là: 28.710.000.000 đồng theo Biên bản thỏa thuận giá trị tài sản số 02/2011/ĐG- VLDH ngày 20-01-2011 là 310.985.135.112 đồng. Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng B đã giải ngân theo Giấy nhận nợ số 01/2010 ngày 24-12-2010 với số tiền8.134.500.000 đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty G đã trả được số nợ lãi tính tới ngày04-3-2011 là 249.570.979 đồng. Công ty G còn phải trả số tiền: Toàn bộ số nợ gốc:8.134.500.000 đồng; nợ lãi tạm tính tới ngày 31-5-2015 là: 5.692.694.828 đồng.
1.4. HĐTD từng lần số 03/2010 ngày 30-12-2010, với nội dung: số tiền vay là 7.546.000.000 đồng; mục đích vay: thanh toán tiền mua sắt thép, phế liệu các loại theo Hợp đồng mua bán số: 01/PM-TNHH VL/2010 và 02/PM-TNHH VL/2010 ngày 05-12-2010 và các phụ lục kèm theo giữa Công ty S’ với Công ty G; thời hạn vay: 03 tháng kể từ ngày rút vốn cho đến khi thanh toán nợ gốc và nợ lãi xong; lãi suất 16,5%/năm; lãi suất quá hạn là 120%/năm lãi suất trong hạn.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay là: 1.016,56 tấn sắt thép phế liệu các loại, giá trị đầu tư thêm trên tài sản, các khoản tiền bảo hiểm, tiền bồi thường theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 03/2010/HĐTC ngày 30-12-2010; giá trị tài sản bảo đảm là:9.433.368.340 đồng theo Biên bản thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm số 03/2010/ĐG ngày 30-12-2010. Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng B đã giải ngân theo Giấy nhận nợ số 01 ngày 30-12-2010 với số tiền 7.546.000.000 đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, tính đến ngày 30-01-2011, Công ty G đã trả được số nợ lãi là: 89.923.167 đồng. Công ty G còn phải trả số tiền: Toàn bộ số nợ gốc: 7.546.000.000 đồng; nợ lãi tạm tính tới ngày 31-5-2015 là: 5.417.516.548 đồng.
Tổng số tiền Ngân hàng B đã giải ngân cho Công ty G theo các hợp đồng tín dụng là: 275.083.567.117 đồng và 3.114.637,10 USD. Tính đến ngày 15-3-2017, tổng số dư nợ gốc còn lại Công ty G chưa trả cho Ngân hàng B là:267.090.115.142 đồng và 3.014.466,82 USD.
Từ tháng 11-2010, Công ty G bắt đầu phát sinh nợ quá hạn và dừng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng B. Ngân hàng B đã nhiều lần làm việc,đôn đốc và đề nghị Công ty G giải quyết tình trạng nợ quá hạn song Công ty G vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
2. Ngày 13-9-2006, giữa Ngân hàng B, Công ty G, ông D’ và bà E’ ký kết Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của người thứ ba để vay vốn ngân hàng ngày 13-9-2006 và Phụ lục hợp đồng thế chấp số 01-2010/VL ngày 14-6-2010, theo đó ông D’ và bà E’ đồng ý dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay của Công ty G là: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 77A, tờ bản đồ số 6G-II-03 tại địa chỉ: Số 107 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân quận I’, thành phố Hà Nội cấp cho ông D’ và bà E’ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số10109112948 ngày 13-11-2003. Giá trị tài sản bảo đảm cho mức dư nợ tối đa là:1.594.800.000 đồng theo Biên bản thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp số 01-2010/ĐG-VL ngày 14-6-2010.
3. Ngày 04-5-2010, giữa Ngân hàng B, Ngân hàng O và Công ty K’ kýHĐTD theo hạn mức số 01/2010/CPLG với nội dung: số tiền vay là140.000.000.000 đồng, thời hạn vay là 09 tháng kể từ ngày rút vốn, lãi suất theo từng lần nhận nợ, điều chỉnh 01 lần/ tháng.
Tài sản đảm bảo là: Tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác, chi tiết được thỏa thuận bằng các phụ lục kèm theo hợp đồng thế chấp tài sản số01/2010/CPLG-TC ngày 04-5-2010; sau khi ưu tiên đảm bảo nghĩa vụ cho HĐTDsố 02/2007/TDH ngày 25-04-2007 và các phụ lục, giá trị còn lại của tài sản thế chấp tương đương 163 tỷ đảm bảo cho các khoản theo Phụ lục hợp đồng thế chấp số 20/PL ngày 01-3-2011.
* Quan điểm của nguyên đơn là B:
Do Công ty G vi phạm nghĩa vụ và không có khả năng thanh toán nên:
- Buộc Công ty G phải trả cho Ngân hàng B tổng số tiền 582.814.933.462 đồng, trong đó: Nợ gốc tính đến ngày 15-3-2017: là 267.090.115.14 đồng và3.014.466,82 USD (quy đổi 21.890VNĐ/USD) là: 333.076.793.832 đồng; nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015 là: 226.100.341.336 đồng và 1.079.844,60 USD (quy đổi 21.890VNĐ/USD) là: 249.738.139.630 đồng. Công ty G phải tiếp tục trả lãi phát sinh kể từ ngày 01-6-2015 cho đến khi Công ty G trả hết nợ gốc cho Ngân hàng B.
- Nếu Công ty G không trả được nợ cho Ngân hàng B thì đề nghị kê biên, phát mại tài sản bảo đảm đã nêu ở trên để thu hồi nợ.
- Đối với các tài sản thế chấp là sắt thép phế liệu các loại (được mô tả chi tiết theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 01 ngày 22-12-2010, Hợp đồng thế chấp số 02 ngày 24-12-2010, Hợp đồng thế chấp số 03 ngày 30-12-2010 và các phụ lục kèm theo đã nêu ở trên) của Công ty G hiện không còn nên Ngân hàng B không yêu cầu phát mại.
- Đối với các tài sản là khoản tiền bồi thường, bảo hiểm của các tài sản này theo nội dung Hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC ngày 25-4-2007, Ngân hàng B không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Số tiền phát mại các tài sản bảo đảm của Nhà máy R’ sau khi trả nợ cho Ngân hàng nếu còn thừa sẽ chuyển cho Công ty K’ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty K’ tại Ngân hàng B, nếu thiếu Công ty G phải tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
- Số tiền phát mại tài sản bảo đảm là nhà và đất của ông D’ và bà E’ tại số107, đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội thu được có giá trị đảm bảo cho mức dư nợ tối đa của Công ty G tại Ngân hàng B là 1.594.800.000 đồng, nếu còn thừa sẽ trả lại cho bên bảo lãnh là ông D’ và bà E’, nếu thiếu Công ty G phải tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
* Quan điểm của bị đơn là Công ty G:
- Công ty G thừa nhận có ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, số tiền nợ gốc và nợ lãi như B đã trình bày.
Công ty G trong thời gian vừa qua không thể thanh toán cho Ngân hàng B đúng hạn các khoản nợ gốc và lãi hoàn toàn là do các khó khăn khách quan của thị trường và khủng hoảng kinh tế mang lại. Trong đó có cả các rủi ro có tính chất bất khả kháng như việc Nhà máy R’ tại xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng bị nhân dân hai thôn V’ và thôn U’, xã M’ phong toả không cho vận hành sản xuất trong suốt hơn 03 năm qua. Đến nay người dân vẫn chưa chịu di dời đi nơi khác nên nhà máy không thể hoạt động sản xuất được và đẩy Công ty G rơi vào tình trạng bất khả kháng và ngoài tầm kiểm soát của Công ty. Do đó, Công ty G không có nguồn tiền để trả cho Ngân hàng B. Nay Ngân hàng B khởi kiện yêu cầu Công ty G phải trả các khoản nợ tín dụng nêu trên, Công ty G không chấp nhận vì lý do Công ty G không trả được nợ là do rơi vào tình trạng bất khả kháng. Đề nghị Ngân hàng B cho kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật.
- Về xử lý tài sản thế chấp:
Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty G đồng ý để Ngân hàng B xử lý các tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, nếu Công ty G không trả được nợ. Đối với tài sản bảo đảm là thửa đất số 77A, tờ bản đồ số 6G-II-03 và tài sản gắn liền với đất tại số 107 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội đứng tên chủ sử dụng là ông D’ và bà E’. Công ty G đề nghị Ngân hàng B cho trả 70% nợ gốc trước khi mở phiên tòa và xin được giải chấp tài sản nêu trên. Nếu Ngân hàng B không chấp thuận thì Công ty G đề nghị Tòa án tách riêng thành một vụ án khác.
Tại phiên tòa, Công ty G không đồng ý phát mại các tài sản thế chấp vì lý doCông ty G không trả được nợ là do rơi vào tình trạng bất khả kháng.
- Công ty G vẫn đề nghị Tòa án triệu tập thêm người tham gia tố tụng trong vụ án như trong đơn đề nghị ngày 19-9-2016, gồm:
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện A, Ủy ban nhân dân xã M’, Công an thành phố Hải Phòng, Công an huyện A, Công an xã M’.
+ Người làm chứng gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A, trưởng thôn V’, xã L’ và trưởng thôn V’, xã M’.
* Quan điểm của người có quyền lợi, nghĩ vụ liên quan O và V:
Ngân hàng O và Ngân hàng V là các đơn vị đồng tài trợ cùng với Ngân hàng B tài trợ dự án Nhà máy R’ lò cao công suất 250.000 tấn/năm của Công ty G, trong đó Ngân hàng B là Ngân hàng đầu mối. Công ty G vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên Ngân hàng B khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty G phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ như người đại diện hợp pháp của Ngân hàng B đã trình bày. Đối với yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B, Ngân hàng O và Ngân hàng V hoàn toàn nhất trí và không có bổ sung gì thêm. Đề nghị Tòa án giải quyết buộc Công ty G phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng và chuyển trả trực tiếp cho Ngân hàng đầu mối là Ngân hàng B.
* Quan điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty R’:Công ty R’ và Ngân hàng B có ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn số01/2010/CPLG ngày 04-5-2010, theo đó: Số tiền vay 140.000.000.000 đồng; mục đích vay: để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu và các mục đích khác phục vụ cho sản xuất; thời hạn vay tối đa là 09 tháng kể từ ngày rút vốn. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là tài sản hình thành từ vốn vay.
Tại Điều 1 Phụ lục hợp đồng thế chấp số 02/PL ngày 01-3-2011 giữa Công ty G với Ngân hàng B có thỏa thuận sau khi ưu tiên thực hiện bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho Hợp đồng tín dụng số 02/2007/TDH-VL ngày 25-4-2007 ký kết giữa Ngân hàng B với Công ty G, phần còn lại của tài sản thế chấp tương đương với163.000.000.000 đồng được bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn của Hợp đồng tín dụng số 01/2010/CPLG ngày 04-5-2010 ký giữa Công ty R’ (đơn vị quản lý tài sản sau đầu tư) với Ngân hàng B. Do vậy, đối với yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B về việc buộc Công ty G phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, Công ty đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông D’ và bà E’: Toà án triệu tập hợp lệ nhưng đều vắng mặt trong quá trình giải quyết vụ án và vắng mặt tại các phiên tòa không có lý do và không có lời khai thể hiện quan điểm của mình.
II. Giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm:
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 15tháng 3 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện A, thành phố Hải Phòng:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, Điều 147, Điều 221, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 307, 308 và 317 của Bộ luật Dân sự; điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013; Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23-7-2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Điều 5, 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 qui định về án phí, lệ phí.
Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B.
1. Buộc Công ty G phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng B tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 582.814.933.462 đồng (tỷ giá quy đổi: 21.890 VND/USD), trong đó:
- Nợ gốc tính đến ngày 15-3-2017 là: 333.076.793.832 đồng (3.014.466,82USD và 267.090.115.142 đồng);
- Nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015 là: 249.738.139.630 đồng (1.079.844,60 USD và 226.100.341.336 đồng). Kể từ ngày 01-6-2015, Công ty G phải tiếp tục chịu tiền lãi phát sinh đối với khoản tiền nợ gốc chưa trả theo các hợp đồng tín dụng đã nêu trên cho đến khi thanh toán xong toàn bộ khoản nợ gốc.
2. Trường hợp Công ty G không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng B thì Ngân hàng B có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự phát mại tài sản bảo đảm gồm:
2.1. Toàn bộ tài sản sau đầu tư từ nguồn vốn vay tự có bao gồm dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng và các hạng mục khác của Nhà máy luyện gang tại thôn L’, xã M’, huyện A, Hải Phòng của Công ty G hình thành trong tương lai (Hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC ngày 25-4-2007). Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị đã hình thành của Nhà máy R’ giai đoạn 1 tại thôn L’, xã M’ ngày 24-6-2009; Hợp đồng thế chấp số 02/2009/VLDH/VCBHP ngày 24-6-2009 và cácphụ lục kèm theo) gồm các hạng mục sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: Nhà điều hành (gđ1); nhà ăn ca (gđ1); đường ray xe Poctic (gđ1); trạm biến áp (gđ1); nhà để xe, nhà WC; trạm cân 120 tấn; đường giao thông ngoài nhà máy; đường giao thông trong nhà máy; trạm nghiền vôi; trạm nghiền than; boong ke liệu ngầm thiêu két; nhà xưởng thiêu kết; nhà lọc bụi đầu máy thiêu kết; nhà quạt gió thiêu kết; ống khói thiêu kết; trạm điện thiêu kết; nhà sàng 1,2 thiêu kết; lọc bụi đuôi thiêu kết; bể nước, trạm bơm thiêu kết; lò vôi; máng liệu trên cao số 1; lò cao và sàn ra gang số 1; lọc bụi bãi ra gang lò cao; phòng tời, trạm điện lò cao số 1; lọc bụi trọng lực lò cao số 1; lọc bụi túi vải lò cao số 1; lò gió nóng lò cao số 1; trạm quạt gió lò cao; nhà bơm, bể tuần hoàn lò cao; nhà bơm, bể xỉ, máng xỉ; ống khói, kênh khói (gđ1); tháp nước sự cố; nhà quạt giótrợ cháy; trạm thủy lực; nhà phun than; nhà đúc gang; máy đúc gang; tháp phóng xa; trạm chuyển liệu hoãn xung; trạm trung chuyển thành phẩm P16, P17; bãi liệu ngoài trời; nhà ăn ca, văn phòng điều hành xưởng thiêu kết; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống đường ống khí than, ống gió.
Thiết bị:
- Các trang thiết bị chủ yếu của dây chuyền gồm: máy thiêu kết băng 36m2; boong ke quặng và hầm liệu lò cao; lò cao dung tích nhiệt 200m3; lò gió nóng diện tích tích nhiệt 200m2: 03 chiếc; hệ thống lọc bụi thô, lọc bụi tinh; trạm bơm và trạm xử lý làm mát tuần hoàn ( trực tiếp và gián tiếp) 1.750m3/giờ; trạm biến áp5000kVA; trạm khí nén 360m3/giờ.
- Các thiết bị chính: Máy thiêu kết gồm: Hệ thống chuẩn bị phối liệu thiêu kết: Cần trục nhà xưởng chuẩn bị phối liệu: 04 cần trục 10 tấn, khẩu độ 22,5m; hệ thống cân phối liệu kiểu rung: 10 chiếc; máy nghiền liệu: 02 chiếc 200 tấn; các hệ thống băng tải vận chuyển từ bãi quặng vào nhà chuẩn bị phối liệu- trộn phối liệu- sấy phối liệu- máy thiêu kết; Máy thiêu kết băng; Máy làm nguội kiểu băng; Lò cao gồm: Bong ke quặng của lò cao; Tời lò cao và đỉnh lò; Thân lò cao; Hệ thống lọc bụi thô và lọc bụi tinh; Hệ thống xối xỉ; Lò gió nóng và các hệ thống phụ trợ khác.
- Các thiết bị công nghệ: Hệ thống máy thiêu kết; Phần lò cao: Tường làm nguội 200 tấn; Gạch thép cổ lò 22 tấn; Lỗ người chui đỉnh lò; bộ lọc nước; Bọc lớn lỗ gió; Bọc lớn lỗ xỉ; Khung lỗ gang; Cơ cấu đưa gió; Phần đỉnh lò: Thiết bị nạp liệu đỉnh lò: 26 tấn; Máy bố liệu: 4,6 tấn; Cơ cấu thước thăm liệu kiểu xích; Phần thiết bị trước lò: Súng bắn bùn thủy lực; Máy mở lỗ gang; Máy chắn xỉ kiểu gấp xếp; Máy đúc gang 35m 120 tấn; Hệ thống khí than thô: Van xả khí than ; Van chặn khí than 2 chuông; Máy tời thủ công ; Lỗ người chui; Van bướm khí bụi ; Van mắt; Hệ thống thiết bị lò gió nóng; Nạp liệu đỉnh lò: Xe liệu; Máy tời xe liệu; Máy tời tự động khống chế; Máy tời phức hợp; Ròng rọc ; Quạt gió; Động cơ.
- Các hệ thống máy móc khác bao gồm: Hệ thống làm sạch khí than: Lượng xử lý khí than của bộ lọc bụi kiểu túi; Hệ thống nước: Bơm nước; Bơm lên tháp; Tháp làm nguội; Bơm nước xối xỉ; Bơm nước bẩn; Hệ thống thiết bị của trạm nghiền vôi; Hệ thống thiết bị của Trạm nghiền than; Hệ thống thiết bị của Bong ke ngầm thiêu két; Hệ thống thiết bị của Nhà xưởng thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Nhà lọc bụi đầu máy thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Nhà quạt gió thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Ống khói thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Trạm điện thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Nhà sàng 1,2 thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Lọc bụi đuôi thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Bể nước, trạm bơm thiêu kết; Hệ thống thiết bị của Lò vôi; Hệ thống thiết bị của Máng liệu trên cao số 1; Hệ thống thiết bị của Lò sàng và sàn ra gang số 1; Hệ thống thiết bị của Lọc bụi bãi ra gang lò cao; Hệ thống thiết bị của Phòng tời, trạm điện lò cao số 1; Hệ thống thiết bị của Lọc bụi trọng lực lò cao số 1; Hệ thống thiết bị của Lọc bụi túi vải lò cao số1; Hệ thống thiết bị của Lò gió nóng lò cao số 1; Hệ thống thiết bị của Trạm quạt gió lòcao; Hệ thống thiết bị của Nhà bơm, bể tuần hoàn lò cao; Hệ thống thiết bị của Nhà bơm, bể xỉ, máng xỉ; Hệ thống thiết bị của Ống khói, kênh khói, gđ1; Hệ thống thiết bị của Tháp nước sự cố; Hệ thống thiết bị của Nhà quạt gió trợ cháy; Hệ thống thiết bị của Trạm thủy lực; Hệ thống thiết bị của Nhà phun than; Hệ thống thiết bị của Nhà đúc gang; Hệ thống thiết bị của Máy đúc gang; Hệ thống thiết bị của Tháp phóng xa; Hệ thống thiết bị của Trạm chuyển liệu hoãn xung; Hệ thống thiết bị của Trạm trung chuyển thành phẩm P16, P17; Hệ thống thiết bị trạm biến áp.
Toàn bộ tài sản nêu trên nằm trên thửa đất (không ghi số) được trích sao bản đồ địa chính ngày 03-11-2007, tờ bản đồ số 00, diện tích 106.804,15 m2 tại địa chỉ xã M’, huyện A, Hải Phòng; theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00475 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 03-12-2007 tên người sử dụng đất là Công ty G.
Số tiền phát mại các tài sản bảo đảm để bảo đảm thi hành nghĩa vụ trả nợ của Công ty G đối với khoản vay dài hạn tại Ngân hàng B. Nếu còn thừa sẽ chuyển cho Công ty K’ để Công ty K’ thanh toán khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng B.
2.3. Quyền sử dụng đất 43m2 và tài sản trên đất là nhà ở 04 tầng, tổng diện tích sử dụng 150m2, diện tích xây dựng 43 m2, kết cấu nhà bê tông; tại thửa đất số77A, tờ bản đồ số 6G-II-03, tại địa chỉ: Số 107 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10109112948 do Ủy ban nhân dân quận I’, thành phố Hà Nội cấp ngày 13-11-2003 cho ông D’ vàbà E’.
Số tiền phát mại tài sản bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ với mức dư nợ tối đa là 1.594.800.000đ của Công ty G đối với Ngân hàng B. Nếu còn thừa sẽ trả lại cho bên thế chấp là ông D’ và bà E’.
2.4. Nếu số tiền phát mại tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Công ty G tại Ngân hàng B thì Công ty G phải tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.
III. Nội dung kháng cáo:
Sau khi xét xử, ngày 22-3-2017, Công ty G kháng cáo đề nghị Tòa án cấpphúc thẩm xem xét lại toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số01/2017/KDTM-ST ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Toà án nhân dân huyện A,thành phố Hải Phòng.
IV. Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, về việc ký các Hợp đồng hợp tác cũng như Hợp đồng tín dụng…với Công ty G và Công ty K’ là đúng quy định của pháp luật. Các khoản tiền nợ gốc,nợ lãi đã được các bên ký xác nhận. Ngân hàng B đã tạo điều kiện ra hạn cho Công ty G nhưng hiện tại Công ty G không có khả năng thanh toán vì Nhà máy R’ đã bị ngừng hoạt động nhiều năm, chưa có phương án hoạt động trở lại. Vì vậy, Ngân hàng B đề nghị Tòa án buộc Công ty G phải trả cho Ngân hàng B toàn bộ số tiền nợ gốc, nợ lãi theo các hợp đồng các bên đã ký kết; nếu Công ty G không trả được thì Ngân hàng B được quyền yêu cầu phát mại toàn bộ tài sản đảm bảo theo các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh các bên đã ký kết tương ứng các khoản vay.
- Người đại diện theo pháp luật của bị đơn trình bày: Về việc ký các Hợp đồng hợp tác, Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh…giữa nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và số tiền nợ gốc đúng như Ngân hàng B trình bày còn số tiền nợ lãi đề nghị Tòa án tính toán và giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Tại phiên tòa phúc thẩm Công ty G vẫn đề nghị Tòa án triệu tập thêm những người tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng gồm như trong đơn đề nghị ngày 19-9-2016 của Công ty G.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng O và Ngân hàng V trình bày: đồng ý với quan điểm của Ngân hàng B, không có ý kiến khác.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo:
- Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.
- Về nội dung kháng cáo: Các hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thế chấp Ngân hàng B, Công ty G và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã ký kết là hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với ý chí của các đương sự và đúng theo quy định pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bản án khách quan, có cơ sở và đúng căn cứ pháp luật, vì vậy kháng cáo của bị đơn là Công ty G không có căn cứ để chấp nhận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, yêu cầu kháng cáo của bị đơn, việc giải quyết xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa.
[1] Về thủ tục tố tụng:
1.1. Về thủ tục kháng cáo: Đơn kháng cáo và nội dung kháng cáo, thủ tục kháng cáo của bị đơn là Công ty G hợp lệ nên được Tòa án chấp nhận xem xét.
1.2. Về xét xử vắng mặt đương sự: Phiên tòa đã được triệu tập hợp lệ lần hai, tại phiên tòa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông D’ và bà E’ cùng vắng mặt không có lý do. Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
1.3. Về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền: Đây là tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa các bên có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Tòa án nhân dân huyện A xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện A là đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
[2] Về nội dung kháng cáo:
2.1. Đối với kháng cáo về Hợp đồng tín dụng:
- Ngân hàng B và Công ty G đã ký kết các hợp đồng tín dụng gồm: Hợp đồng tín dụng số 02/2007/TDH ngày 25-04-2007 và các Phụ lục kèm theo; Hợp đồng tín dụng từng lần số 01/2010 ngày 22-12-2010 và các Phụ lục kèm theo; Hợp đồng tín dụng số 02/2010 ngày 24-12-2010 và các Phụ lục kèm theo; Hợp đồng tín dụng số 03/2010 ngày 30-12-2010 và các Phụ lục kèm theo. Xét thấy, các Hợp đồng tín dụng và các Phụ lục hợp đồng đi kèm được ký kết giữa Ngân hàng B và Công ty G trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không bị ai lừa dối, ép buộc, được các bên đương sự thống nhất thỏa thuận ký kết bởi những người có đủ thẩm quyền. Về hình thức, nội dung các Hợp đồng không vi phạm các điều cấm, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy, các hợp đồng trên là hợp pháp, là căn cứ pháp lý phát sinh quyền, nghĩa vụ buộc các bên phải thực hiện.
Theo các Hợp đồng tín dụng và các Phụ lục hợp đồng kèm theo, Ngân hàngB đã giải ngân cho Công ty G tổng số tiền là 275.083.567.117 đồng và3.114.637,10 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty G đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn từ tháng 11-2010 với số dư nợ còn lại theo các hợp đồng tín dụng đã được các bên xác nhận và thống nhất: Nợ gốc tính đến ngày 15-3-2017, Công ty G còn nợ Ngân hàng B số tiền là 267.090.115.142 đồng và3.014.466,82 USD (quy đổi theo tỷ giá 21.890VND/USD) bằng 333.076.793.832 đồng; nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015, Công ty G còn nợ Ngân hàng B số tiền là: 226.100.341.336 đồng và 1.079.844,60 USD (quy đổi theo tỷ giá21.890VND/USD) bằng 249.738.139.630 đồng.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty G trình bày lý do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng B là do khó khăn khách quan của thị trường và khủng hoảng kinh tế mang lại. Trong đó có cả các rủi ro có tính chất bất khả kháng như việc Nhà máy R’ tại xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng bị nhân dân hai thôn U’ và thôn V’, xã M’ phong toả không cho vận hành sản xuất trong suốt hơn03 năm qua. Đến nay người dân vẫn chưa chịu di dời đi nơi khác nên nhà máy không thể hoạt động sản xuất được, đẩy Công ty rơi vào tình trạng bất khả khángvà ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến không có nguồn tiền để trả cho Ngân hàng B. Đề nghị Ngân hàng B cho kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định phápluật.
Hội đồng xét xử xét thấy: Khi Nhà máy R’ đi vào hoạt động, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sản xuất và môi trường. Các tiêu chuẩn về thiết kế nhà máy, xử lý chất thải…phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Theo các tài liệu trong hồ sơ thể hiện nhà máy R’ bị ngừng hoạt động là do ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, khói bụi, và nước thải). Đây là lỗi chủ quan của Công ty G nên không có căn cứ xác định Công ty lâm vào tình trạng bất khả kháng.
Theo phân tích trên, Công ty G phải có nghĩa vụ phải thanh toán số nợ gốc và nợ lãi theo yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B. Không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Công ty G về phần chưa phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2.2. Đối với kháng cáo về Hợp đồng thế chấp, xử lý tài sản thế chấp:
Các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản vay theo các hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng kèm theo được ký kết giữa các bên đều được thỏa thuận, ký kết bởi những người có đủ năng lực, thẩm quyền, được chứng nhận bởi cơ quan công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật. Do vậy các hợp đồng thế chấp đều hợp pháp và là căn cứ pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Theo nội dung của các hợp đồng thế chấp nêu trên các bên đã thỏa thuận: “... tài sản thế chấp được xử lý khi đến hạn mà bên được cấp tín dụng không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết, thỏa thuận tài chính khác nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ...”. Công ty G đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng tín dụng dài hạn và các phụ lục hợp đồng đã ký với Ngân hàng B. Vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu về việc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát mại các tài sản thế chấp hiện do Công ty G và ông D’, bà E’ đang quản lý sử dụng theo các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh nêu trên của Ngân hàng B là có căn cứ và được chấp nhận.
Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi phát mại tài sản thế chấp là toàn bộ nhà xưởng dây chuyền, thiết bị sản xuất của Công ty G:
Tại Điều 1 Phụ lục hợp đồng thế chấp số 02/PL ngày 01-3-2011 giữa Công ty G với Ngân hàng B có thỏa thuận sau khi ưu tiên thực hiện bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho Hợp đồng tín dụng số 02/2007/TDH-VL ngày 25-4-2007, phần còn lại của tài sản thế chấp tương đương với 163.000.000.000 đồng được bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn của Hợp đồng tín dụng số 01/2010/CPLG ngày 04-5-2010 ký giữa Công ty R’ (đơn vị quản lý tài sản sau đầu tư) với Ngân hàng B. Do vậy, số tiền thu được từ việc phát mại tài sản sẽ ưu tiên thanh toán cho Hợp đồng tín dụng dài hạn số 02/2007/TDH-VL ngày 25-4-2007, phần còn lại sẽ chuyển cho Công ty R’ để thanh toán cho Hợp đồng tín dụng số 01/2010/CPLG ngày 04-5-2010.
Công ty G phải có nghĩa vụ phải thanh toán trả Ngân hàng B số nợ gốc và nợ lãi theo các Hợp đồng tín dụng các bên đã ký kết nêu trên. Trường hợp Công ty G không trả được số nợ gốc và nợ lãi thì Ngân hàng B có quyền yêu cầu phát mại tài sản đã thế chấp, bảo lãnh và thực hiện theo thứ tự ưu tiên thanh toán mà các bên đã thỏa thuận. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị đơn về vấn đềnày.
2.3. Về yêu cầu bổ sung người tham gia tố tụng:
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm Công ty G yêu cầu Tòa án triệu tập bổ sung người tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện A, Ủy ban nhân dân xã M’, Công an thành phố Hải Phòng, Công an huyện A, Công an xã M’ và những người làm chứng gồm: Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hải Phòng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A, Trưởng thôn U’ xã M’ và trưởng thôn V’ xã M’.
Hội đồng xét xử xét thấy, đây là vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về Hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là Ngân hàng B với bên vay là Công ty G và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Các cá nhân, tổ chức nêu trên không liên quan đến quan hệ hợp đồng tín dụng và quan hệ thế chấp giữa các bên đương sự. Vì vậy, yêu cầu triệu tập thêm người tham gia tố tụng của Công ty G là không có căn cứ chấp nhận.
Từ những phân tích nêu trên, không có căn cứ chấp nhận toàn bộ kháng cáocủa Công ty G.
[3] Về án phí: Do Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm được giữ nguyênnên bị đơn là Công ty G phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, Điều 147, Điều 221, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
Áp dụng Điều 307, Điều 308 và Điều 317 của Bộ luật Dân sự 2015; điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013; Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23-7-2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Điều 5, Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/ UBTVQH12 qui định về án phí, lệ phí; Điều 28, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Xử: Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là Công ty G.
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B.
Buộc Công ty G phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng B tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 582.814.933.462 đồng (tỷ giá quy đổi: 21.890 VND/USD), trong đó: Nợ gốc tính đến ngày 15-3-2017 là: 333.076.793.832 đồng (3.014.466,82USD và 267.090.115.142 đồng); nợ lãi tạm tính đến ngày 31-5-2015 là:249.738.139.630 đồng (1.079.844,60 USD và 226.100.341.336 đồng). Kể từ ngày01-6-2015, Công ty G phải tiếp tục chịu tiền lãi phát sinh đối với khoản tiền nợ gốc chưa trả theo các hợp đồng tín dụng đã nêu trên cho đến khi thanh toán xong toàn bộ khoản nợ gốc.
Trong trường hợp Công ty G không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng B thì Ngân hàng B có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự phát mại tài sản bảo đảm gồm:
Tài sản bảo đảm thứ nhất:
- Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản sau đầu tư từ nguồn vốn vay tự có bao gồm dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng và các hạng mục khác của nhà máy luyện gang tại thôn L’, xã M’, huyện A, Hải Phòng của Công ty G hình thành trong tương lai (Hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTC ngày 25/04/2007);
- Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị đã hình thành của Nhà máy R’ giai đoạn 1 tại thôn L’, xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng (Hợp đồng thế chấp số 01/2009/VLDH/VCBHP ngày 24/6/2009; Hợp đồng thế chấp số 02/2009/VLDH/VCBHP ngày 24/6/2009 và các phụ lục kèm theo) gồm các hạng mục sau:
I. Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: 1. Nhà điều hành (gđ1). 2- Nhà ăn ca (gđ1).
3- Đường ray xe Poctic (gđ1). 4- Nhà để xe, nhà WC. 5- Trạm cân 120 tấn. 6- Trạm biến áp (gđ1). 7- Đường giao thông ngoài nhà máy. 8- Đường giao thông trong nhà máy. 9- Trạm nghiền vôi. 10- Trạm nghiền than. 11- Bong ke liệu ngầm thiêu két. 12- Nhà xưởng thiêu kết. 13- Nhà lọc bụi đầu máy thiêu kết. 14- Nhà quạt gió thiêu kết. 15- Ống khói thiêu kết. 16- Trạm điện thiêu kết. 17- Nhà sàng1,2 thiêu kết. 18- Lọc bụi đuôi thiêu kết. 19- Bể nước, trạm bơm thiêu kết. 20- Lò vôi. 21- Máng liệu trên cao số 1. 22- Lò cao và sàn ra gang số 1. 23- Lọc bụi bãi ra gang lò cao. 24- Phòng tời, trạm điện lò cao số 1. 25- Lọc bụi trọng lực lò cao số1. 26- Lọc bụi túi vải lò cao số 1. 27- Lò gió nóng lò cao số 1. 28- Trạm quạt gió lò cao. 29- Nhà bơm, bể tuần hoàn lò cao. 30- Nhà bơm, bể xỉ, máng xỉ. 31- Ống khói, kênh khói, gđ1. 32- Tháp nước sự cố. 33- Nhà quạt gió trợ cháy. 34- Trạm thủy lực. 35- Nhà phun than. 36- Nhà đúc gang. 37- Máy đúc gang. 38- Tháp phóng xa. 39- Trạm chuyển liệu hoãn xung. 40- Trạm trung chuyển thành phẩmP16, P17. 41- Bãi liệu ngoài trời. 42- Nhà ăn ca, văn phòng điều hành xưởng thiêu kết. 43- Hệ thống cấp thoát nước. 44- Hệ thống đường ống khí than, ống gió.
II. Thiết bị:
- Các trang thiết bị chủ yếu của dây chuyền gồm: Máy thiêu kết băng 36 m2; Bong ke quặng và hầm liệu lò cao; Lò cao dung tích nhiệt 200m3; Lò gió nóng diện tích tích nhiệt 200 m2: 03 chiếc; Hệ thống lọc bụi thô, lọc bụi tinh; Trạm bơm và trạm xử lý làm mát tuần hoàn (trực tiếp và gián tiếp) 1.750m3/giờ; Trạm biến áp5000kVA; Trạm khí nén 360m3/giờ.
- Các thiết bị chính: 1- Máy thiêu kết gồm: Hệ thống chuẩn bị phối liệu thiêu kết: Cần trục nhà xưởng chuẩn bị phối liệu: 04 cần trục 10 tấn, khẩu độ 22,5 m; hệ thống cân phối liệu kiểu rung: 10 chiếc; máy nghiền liệu: 02 chiếc 200 tấn; các hệ thống băng tải vận chuyển từ bãi quặng vào nhà chuẩn bị phối liệu- trộn phối liệu- sấy phối liệu- máy thiêu kết. 2- Máy thiêu kết băng. 3- Máy làm nguội kiểu băng. 4- Lò cao gồm: Bong ke quặng của lò cao; Tời lò cao và đỉnh lò; Thân lò cao; Hệ thống lọc bụi thô và lọc bụi tinh; Hệ thống xối xỉ; Lò gió nóng và các hệ thống phụ trợ khác.
- Danh mục các thiết bị công nghệ: 1- Hệ thống máy thiêu kết. 2- Phần lò cao: Tường làm nguội 200 tấn; Gạch thép cổ lò 22 tấn; Lỗ người chui đỉnh lò; bộ lọc nước; Bọc lớn lỗ gió; Bọc lớn lỗ xỉ; Khung lỗ gang; Cơ cấu đưa gió. 3- Phần đỉnh lò: Thiết bị nạp liệu đỉnh lò: 26 tấn; Máy bố liệu: 4,6 tấn; Cơ cấu thước thăm liệu kiểu xích. 4- Phần thiết bị trước lò: Súng bắn bùn thủy lực; Máy mở lỗ gang; Máy chắn xỉ kiểu gấp xếp; Máy đúc gang 35m 120 tấn. 5- Hệ thống khí than thô: Van xả khí than ; Van chặn khí than 2 chuông ; Máy tời thủ công ; Lỗ người chui; Van bướm khí bụi ; Van mắt. 6- Hệ thống thiết bị lò gió nóng. 7- Hệ thống máy thiêu kết. 8- Phần lò cao: Tường làm nguội 200 tấn; Gạch thép cổ lò 22 tấn; Lỗ người chui đỉnh lò; bộ lọc nước; Bọc lớn lỗ gió; Bọc lớn lỗ xỉ; Khung lỗ gang; Cơ cấu đưa gió. 9- Phần đỉnh lò: Thiết bị nạp liệu đỉnh lò: 26 tấn; Máy bố liệu: 4,6 tấn; Cơ cấu thước thăm liệu kiểu xích. 10- Phần thiết bị trước lò: Súng bắn bùn thủy lực; Máy mở lỗ gang; Máy chắn xỉ kiểu gấp xếp; Máy đúc gang 35m 120 tấn. 11- Hệ thống khí than thô: Van xả khí than ; Van chặn khí than 2 chuông ; Máy tời thủ công ; Lỗ người chui; Van bướm khí bụi ; Van mắt. 12- Hệ thống thiết bị lò gió nóng. 13- Nạp liệu đỉnh lò: Xe liệu ; Máy tời xe liệu; Máy tời tự động khống chế; Máy tời phức hợp; Ròng rọc ; Quạt gió; Động cơ.
- Các hệ thống máy móc khác bao gồm: 1- Hệ thống làm sạch khí than: Lượng xử lý khí than của bộ lọc bụi kiểu túi. 2- Hệ thống nước: Bơm nước; Bơm lên tháp; Tháp làm nguội; Bơm nước xối xỉ; Bơm nước bẩn. 3- Hệ thống thiết bị của trạm nghiền vôi. 4- Hệ thống thiết bị của Trạm nghiền than. 5- Hệ thống thiết bị của Bong ke ngầm thiêu két. 6- Hệ thống thiết bị của Nhà xưởng thiêu kết. 7- Hệ thống thiết bị của Nhà lọc bụi đầu máy thiêu kết. 8- Hệ thống thiết bị của Nhà quạt gió thiêu kết. 9- Hệ thống thiết bị của Ống khói thiêu kết. 10- Hệ thống thiết bị của
Trạm điện thiêu kết. 11- Hệ thống thiết bị của Nhà sàng 1,2 thiêu kết. 12- Hệ thống thiết bị của Lọc bụi đuôi thiêu kết. 13- Hệ thống thiết bị của Bể nước, trạm bơm thiêu kết. 14- Hệ thống thiết bị của Lò vôi. 15- Hệ thống thiết bị của Máng liệu trên cao số 1. 16- Hệ thống thiết bị của Lò sàng và sàn ra gang số 1. 17- Hệ thống thiết bị của Lọc bụi bãi ra gang lò cao. 18- Hệ thống thiết bị của Phòng tời, trạm điện lò cao số 1. 19- Hệ thống thiết bị của Lọc bụi trọng lực lò cao số 1. 20- Hệ thống thiết bị của Lọc bụi túi vải lò cao số 1. 21- Hệ thống thiết bị của Lò gió nóng lò cao số 1.22- Hệ thống thiết bị của Trạm quạt gió lò cao. 23- Hệ thống thiết bị của Nhà bơm,bể tuần hoàn lò cao. 24- Hệ thống thiết bị của Nhà bơm, bể xỉ, máng xỉ. 25- Hệ thống thiết bị của Ống khói, kênh khói, gđ1. 26- Hệ thống thiết bị của Tháp nước sự cố. 27- Hệ thống thiết bị của Nhà quạt gió trợ cháy. 28- Hệ thống thiết bị của Trạm thủy lực. 29- Hệ thống thiết bị của Nhà phun than. 30- Hệ thống thiết bị của Nhà đúc gang. 31- Hệ thống thiết bị của Máy đúc gang. 32- Hệ thống thiết bị của Tháp phóng xa. 33- Hệ thống thiết bị của Trạm chuyển liệu hoãn xung. 34- Hệ thống thiết bị của Trạm trung chuyển thành phẩm P16, P17. 35- Hệ thống thiết bị trạm biến áp.
Toàn bộ tài sản nêu trên nằm trên thửa đất (không ghi số) được trích sao bản đồ địa chính ngày 3-11-2007, tờ bản đồ số “00”, diện tích 106.804,15 m2 tại địa chỉ xã An Hồng, huyện A, thành phố Hải Phòng. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00475 do UBND Thành phố Hải Phòng cấp ngày 3-12-2007 tên người sử dụng đất là Công ty G.
Tài sản bảo đảm thứ 2:
Diện tích đất 43m2 tại thửa đất số 77A, tờ bản đồ số 6G-II-03 và tài sản gắn liền với đất tại số 107 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội của vợ chồng ông Sơn, bà Lan và tài sản trên đất là nhà ở 04 tầng, tổng diện tích sử dụng150m2, diện tích xây dựng 43 m2, kết cấu nhà bê tông hiện do vợ chồng ông D’ vàbà E’ đang quản lý sử dụng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10109112948 do Ủy ban nhân dân quận I’, thành phố Hà Nội cấp ngày 13-11-2003 đứng tên chủ sử dụng là ông D’ và bà E’.
Số tiền phát mại Nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị Dự án nhà máy R’ công suất 250.000 tấn/năm tại thôn L’, xã M’, huyện A, thành phố Hải Phòng để bảo đảm thi hành nghĩa vụ trả nợ của Công ty G đối với khoản vay dài hạn tại Ngân hàng B. Nếu còn thừa sẽ chuyển cho Công ty K’ để Công ty K’ thanh toán khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng B.
Số tiền phát mại tài sản bào đảm là diện tích đất 43m2 tại thửa đất số 77A, tờ bản đồ số 6G-II-03 và tài sản gắn liền với đất tại số 107 đường G’, phường H’, quận I’, thành phố Hà Nội của vợ chồng ông D’ và bà E’ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ với mức dư nợ tối đa là 1.594.800.000đ của Công ty G đối với ngân Ngân hàng B. Nếu còn thừa sẽ trả lại cho bên thế chấp là ông D’ và bà E’.
Nếu số tiền phát mại hai tài sản bảo đảm trên không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Công ty G tại Ngân hàng B thì Công ty G phải tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
2. Về án phí:
- Án phí sơ thẩm:
Buộc Công ty G phải nộp 690.814.933,461đồng (sáu trăm chín mươi triệu tám trăm mười bốn nghìn chín trăm ba mươi ba đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm để sung quỹ Nhà nước.
Trả lại cho Ngân hàng A tổng số tiền tạm ứng án phí là 346.016.000đ đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện A (theo các biên lai thu tiền số 0007962 ngày 10-7-2015; 0007978 ngày 17-7-2015 và 0007981 ngày 21-7-2015).
- Án phí phúc thẩm: Công ty G phải nộp 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm nhưng được trừ vào số tiền 2.000.000 đồng Công ty G đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2014/0004038 ngày 03-4-2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện A, thành phố Hải Phòng.
Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ tuyên án.
Bản án 18/2017/KDTM-PT ngày 16/08/2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Số hiệu: | 18/2017/KDTM-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hải Phòng |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 16/08/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về