Bản án 174/2017/HSPT ngày 20/09/2017 về tội trộm cắp tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 174/2017/HSPT NGÀY 20/09/2017 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

Ngày 20/9/2017, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, xét xử phúc thẩm công khai vụ án Hình sự thụ lý số 151/2017/HSPT ngày 24/8/2017 đối với bị cáo Đặng Đình Đ, do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm 85/2017/HSST ngày 19/7/2017 của Toà án nhân dân Huyện T, tỉnh Thanh Hoá. Bị cáo có kháng cáo:

ĐẶNG ĐÌNH ĐẠI - Sinh năm 1981

Nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã T, Huyện T, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hoá: 12/12; con ông: Đặng Đình Đ và bà Nguyễn Thị N; có vợ là Vũ Thị T, có 01 con sinh 2015; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giam ngày 11/01/2017, có mặt.

Bị cáo không kháng cáo: Lê Văn H, Nguyễn Mạnh T,Trương Xuân T, Phạm Hữu T.

Nguyên đơn dân sự không kháng cáo: Tổ hợp nhà thầu JGCS - Ông T, Giám đốc dự án .

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo: Trịnh Thị P

NHẬN THẤY

Theo Cáo trạng và Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Huyện T, nội dung vụ án tóm tắt như sau:

Lê Văn H là công nhân của Công ty cổ phần Lilama 69 – 1 được phân công làm tổ trưởng tổ tháo dỡ công trình nhà tạm tại công trường Lọc hóa dầu N, huyện T, tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian làm việc, thấy có sơ hở trong quản lý nên H nảy sinh ý định trộm cắp sắt kết cấu nhà tạm để bán lấy tiền tiêu xài. Biết Nguyễn Mạnh T có thu mua sắt phế liệu, nên ngày 18/11/2016 H gọi điện nói với T “Em có ít sắt vụn, anh có mua không”. T trả lời “Anh không ở công trường, có gì mai anh vào nói chuyện”.

Do có quen biết với Mai Quang T nên sáng ngày 19/11/2016, T mới rủ Thái vào công trường lọc hóa dầu N, T đồng ý rồi cả hai cùng đi ô tô vào khu C của công trường lọc hóa dầu N. Đến nơi T ngồi trên xe ô tô, còn T xuống xe gặp Lê Văn H nói chuyện. Gặp T, H chỉ vào đống sắt kết cấu nhà tạm nói “Đây là sắt kết cấu nhàtạm của thầu JGCS không có giấy tờ gì đâu, anh có mua được không”, T trả lời “Anh mua được, việc giấy tờ cứ để anh lo, em chỉ cần lo cẩu, cẩu hàng lên xe cho anh là được”. Sau khi nói cHuyện xong T lên xe và cùng T ra về.

Đến chiều ngày 20/11/2016, Nguyễn Mạnh T gọi điện cho Lê Văn H nói “Mai có bốc được không em’; H trả lời “Được, mai anh có xe chở chưa”, T nói “Có, xe cẩu em tự lo” thì H đồng ý. Đến tối cùng ngày thì T gọi điện cho Đặng Đình Đ nói “Ngày mai mày thuê xe vào bốc hàng là sắt phế liệu trong công trường lọc hóa dầu N”, Đặng Đình Đ đồng ý. 

Sáng ngày 21/11/2016, Đặng Đình Đ thuê xe ô tô đầu kéo BKS: 36C – 103.09, kéo theo rơ mooc BKS: 36R – 005.23 của công ty TNHH MTV Đức Toàn do anh Lê H T điều khiển. Đến khoảng 09h cùng ngày do có việc bận nên T gửi số điện thoại cho H để liên lạc bốc sắt. Có số điện thoại của Đ, H gọi điện nói với Đ“Anh có phải người bên anh T không, anh cho xe vào khu C nhé”, nghe H nói vậy Đ nói với anh Lê H T điều khiển xe vào khu C công trường Lọc hóa dầu N để bốc hàng. Khi xe vào đến nơi, Lê Văn H yêu cầu anh Nguyễn Văn T là công nhân của công ty Lilama 69 – 1 điều khiển máy cẩu đến để cẩu sắt lên xe và yêu cầu anh Trần Xuân N, Phạm Văn H là công nhân của công ly Lilama 69 – 1 đến cùng H móc cẩu vào các thanh sắt để chuyển lên xe.

Do có thời gian làm việc trong công trường nên Đ biết H và T trộm cắp sắt của công trường. Trong lúc chờ H bốc sắt lên xe, Đ phát hiện ở gần bờ rào khu C có 01 số dây cáp điện vỏ nhựa màu đen, lõi nhôm không có người trông coi, nên Đ nảy sinh ý định trộm cắp số dây cáp điện trên. Đ thuê một người lái xe nâng đang làm gần đó chuyển số dây cáp điện đến gần xe của anh T và tự mình móc cẩu chuyển số dây cáp điện lên xe. Sau khi chuyển xong, Đ đi ra ngoài công trường chơi và dặn H lúc nào bốc xong thì gọi điện báo cho Đ biết. 

Để đưa được số sắt này ra khỏi công trường thì trưa ngày 21/11/2016, T có gọi điện cho T nói “Anh mua được xe sắt phế liệu trong công trường lọc hóa dầu N nhưng anh đang có việc phải về Hà Nam, em có các mối quan hệ làm giấy tờ, thủ tục ra cổng thì liên lạc giới thiệu giúp anh”. Mai Quang T đống ý, rồi gửi số điện thoại của Trương Công T cho T để hai người tự liên lạc với nhau. Có số điện thoại T gọi điện cho T nói “Anh có mua được xe sắt phế liệu trong công trường lọc hóa dầu N nhưng không làm được giấy tờ ra cổng, nhờ em cho xe ra khỏi cổng giúp anh, xe ra được thì anh gửi tiền công cho”. Do từng làm bảo vệ trong khu lọc hóa dầu nên khi nghe T nói vậy, T biết số sắt phế liệu này là tài sản trộm cắp nhưng do hám lợi nên T vẫn đồng ý giúp T. T gửi số điện thoại của Đcho T và nói với Đcó gì phối hợp với T để cho xe ra ngoài. Trao đổi qua điện thoại với Đ thì T biết được số sắt trộm cắp đang chở trên xe ô tô đầu kéo BKS: 36C – 103.09, kéo theo rơ mooc BKS: 36R – 005.23. Biết được thông tin trên T điện cho Phạm Hữu T là bảo vệ của công trường lọc hóa dầu N để nhờ T cho xe chở sắt của T qua cổng ra bên ngoài công trường. Do được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nên sau khi nói cHuyện với T, T biết đây là tài sản trộm cắp nhưng do nể T và hám lợi nên T đồng ý. Khoảng 18h20’ cùng ngày, thấy các đồng nghiệp đang bận , T liền gọi điện cho T nói cho xe ra cổng 1E nơi T đang làm việc. Nghe T nói vậy, T gọi điện cho Đnói cho xe ô tô ra cổng 1E và đưa cho T 300.000đ. Đ nói với anh Lê H T điều khiển xe ra cổng 1E và nhờ Trường đưa cho T 300.000đ. Nhìn thấy xe ô tô đi đến T trèo lên thùng xe kiểm tra qua loa và nhận từ anh T 300.000đ rồi ra hiệu cho xe qua cổng ra ngoài công trường. Sau khi xe ra cổng Đ gọi điện cho T biết và T nói với Đ cho xe ra trạm cân Thanh Hòa tại xã mai Lâm, Huyện T đợi ở đó.

Cũng trong ngày 21/11/2016, T có gọi điện liên hệ với bà Trịnh Thị P về việc mua bán sắt, bà P đồng ý mua. Đến khoảng 16h cùng ngày Nguyễn Mạnh T rủ Mai Quang T đi cùng đến trạm cân Thanh Hòa và gọi điện cho bà Trịnh Thị P ra trạm cân để thực hiện việc mua bán. Tại trạm cân, khi cân sắt xong thì bà P yêu cầu cho xe về bãi vật liệu của bà tại thôn Tân Thành, xã mai Lâm, Huyện T. Lúc này Đ nói với T, số dây cáp điện trên xe là của Đ và đề nghị được lấy xuống, nói xong Đ thuê xe cẩu, cẩu số cáp điện xuống. Số sắt bà P mua với giá 56 triệu. T nhận tiền và đưa cho Thái 6 triệu nhờ T đưa cho T tiền thuê xe chở sắt. T gọi điện cho H đến ngã ba nhiệt điện N đưa cho H 15 triệu tiền bán sắt. Số tiền còn lại T đưa cho T nhờ giữ hộ.

Trên đường Đ chở dây cáp điện về thì bị lực lượng công an thu giữ, còn số sắt bà P đang cho e cẩu xống bị công an thu giữ.Ngày 29/12/2016, hội đồng định giá tài sản UBND huyện T kết luận:- 12.170kg sắt kết cấu nhà tạm công nhân, có sơ chống gỉ, kích thước dài ngắn khác nhau có giá trị: 66.935.000đ - 1.270 dây cáp điện vỏ nhựa màu đen, lõi nhôm, kích thước dài ngắn khác nhau có giá trị 20.320.000đ.

Do có hành vi nêu trên, tại bản án số 85/2017/HSST ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân Huyện T đã quyết định: Lê Văn H, Nguyễn Mạnh T, Đặng Đình Đ, Trương Xuân T và Phạm Hữu T phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 33, 53 Bộ luật hình sự. Xủ phạt Đặng Đình Đ 33 tháng tù. Ngoài ra, án sơ thẩm còn xử phạt đối với các bị cáo khác từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo; tuyên xử lý tang vật, tuyên án phí và quyền kháng cáo.

Sau án sơ thẩm xử, ngày 21/7/2017 Đặng Đình Đ có đơn kháng cáo cho rằng bị xử phạt quá nặng, xin cải tạo tại địa P.

Tại phiên tòa, bị cáo giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa, Đại diệnVKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm đối với Đặng Đình Đ.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa; trên cơ sở xem xét toàn diện, đầy đủ chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

XÉT THẤY

Tại phiên tòa Đặng Đình Đ khai nhận: Ngày 21/11/2016, tại Công trường lọc hóa dầu N, Huyện T, các bị cáo lê Văn H, Nguyễn Mạnh T, Đặng Đình Đ, Trương Xuân T và Phạm Hữu T đã có hành vi lén lút lấy cắp 12.170 kg sắt kết cấu nhà tạm của Tổng thầu JGCS có giá trị 66.935.000đ. Ngoài ra một mình Đặng Đình Đ còn có hành vi lén lút lấy cắp thêm 1.270 kg dây cáp điện vỏ nhựa màu đen, lõi nhôm của tổng thầu JGCS có giá trị 20.320.000đ.

Lời khai của bị cáo phù hợp với các tài liệu đã có trong hồ sơ và nhận định của Bản án sơ thẩm, nên HĐXX thấy Đặng Đình Đ bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm e Khoản 2 Điều 138 BLHS là có căn cứ. Bị cáo Đ cũng thấy có tội như cấp sơ thẩm xử, chỉ kháng cáo xin cải tạo tại địa phương. HĐXX thấy hành vi phạm tội của các bị cáo không nhũng trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của Tổng thầu JGCS mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, gây tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư vào các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như uy tín của địa phương.

Xét kháng cáo của bị cáo, thấy rằng: Trong vụ án này, Đặng Đình Đ là đồng phạm tích cực thực hiện tội phạm cùng các bị các khác trong vụ trộm cắp 12.170 kg sắt kết cấu nhà tạm của Tổng thầu JGCS; Ngoài ra, một mình bị cáo Đ còn thực hiện riêng vụ trộm cắp 1.270 kg dây cáp điện vỏ nhựa màu đen, lõi nhôm của tổng thầu JGCS, nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác như bản án sơ thẩm đã quyết định là đúng đắn, phù hợp với tính chất hành vi phạm tội của bị cáo.

Xét tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của bị cáo thấy cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để cải tạo giáo dục trong trại giam là bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và phòng ngừa chung trong xã hội.

Ngoài các tình tiết đã được án sơ thẩm xem xét thì tại cấp phúc thẩm bị cáo không có thêm tình tiết gì mới để có thể xem xét kháng cáo của bị cáo. Bị cáo phạm tội nhiều lần nhưng bản án sơ thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm g Khoản 1 Điều 48 BLHS là chưa đầy đủ, cấp phúc thẩm sẽ áp dụng thêm tình tiết này. Tuy nhiên, cũng thấy rằng hình phạt mà bản án sơ thẩm đã quyết định đối với Đ là đã phù hợp với tính chất hành vi phạm tội của bị cáo, nên không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo cải tạo tại địa P mà cần giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm đã tuyên đối với Đặng Đình Đ.

Các nội dung khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, không xem xét.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự.

Không chấp nhận kháng cáo của Đặng Đình Đ.Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 85/2017/HSST ngày 19/7/2017 củaToà án nhân dân Huyện T về hình phạt đối với Đặng Đình Đ.

Áp dụng: điểm e khoản 2 Điều 138; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g Khoản1 Điều 48, Điều 33, 53 BLHS.

Xủ phạt: Đặng Đình Đ 33 (ba ba) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Thờihạn tù tính từ ngày 11/01/2017.

Bị cáo Đ phải nộp 200.000đ án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

361
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 174/2017/HSPT ngày 20/09/2017 về tội trộm cắp tài sản

Số hiệu:174/2017/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thanh Hoá
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về