TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
BẢN ÁN 174/2017/DS-PT NGÀY 06/10/2017 VỀ ĐÒI LẠI TÀI SẢN
Ngày 06 tháng 10 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 161/2017/TLPT-DS ngày 22 tháng 8 năm 2017 về việc “Đòi lại tài sản”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 20/2017/DS-ST ngày 07/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện Phú Tân bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 212/2017/QĐPT-DS ngày 31 tháng 8 năm 2017, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thùy D, sinh năm 1973
Địa chỉ: Số 484/13, Quốc lộ 1A, Khóm 5, Phường 2, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng.
Người đại diện hợp pháp của bà D: Ông Lê Minh T, sinh năm 1965. Địa chỉ: Số 149 N, Khóm 5, Phường 5, thành phố C, tỉnh Cà Mau (Theo văn bản ủy quyền ngày 11/9/2017) (Có mặt)
- Bị đơn: Ông Huỳnh Văn P, sinh năm 1972 (Có mặt) Địa chỉ: Ấp Đ, xã P, huyện P, tỉnh Cà Mau.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Huỳnh Thị T, sinh năm 1970 (Có mặt) Địa chỉ: Ấp Đ, xã P, huyện P, tỉnh Cà Mau.
2. Ông Nguyễn Văn V, sinh năm 1976 (Không triệu tập)
Địa chỉ: Số 36, đường số 6, Khu đô thị 5A, thành phố S, tỉnh Sóc Trăng.
- Người kháng cáo: Ông Huỳnh Văn P – Bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Thùy D trình bày: Giữa bà và bà Huỳnh Thị T (chị ông P) có hùn mua bán sầu riêng trước đây. Qua làm ăn với bà T nên bà có quen ông Huỳnh Văn P là em ruột của bà Huỳnh Thị T nên ông Huỳnh Văn P cóngỏ ý làm ăn với bà và bà đã đồng ý. Nội dung thỏa thuận là mua bán sầu riêng, ông Huỳnh Văn P nói với bà là có một chuyến hàng bán sầu riêng, do ông P không có đủ tiền nên có thỏa thuận với bà và yêu cầu bà xuất vốn (thỏa thuận qua điện thoại do ông P trực tiếp gọi bà). Vốn ban đầu là 100.000.000 đồng và bà đã nhờ ông Nguyễn Văn V chuyển toàn bộ số tiền trên cho ông Huỳnh Văn P qua giấy chứng minh của ông Huỳnh Văn P, giao dịch được thực hiện với ngân hàng Agribank. Từ khi bà chuyển số tiền trên cho ông P thì bà không liên lạc được với ông P nữa và việc thỏa thuận mua bán sầu riêng giữa bà và ông P cũng không được thực hiện. Từ đó bà yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Huỳnh Văn P trả lại cho bà tổng số tiền đã nhận là 100.000.000 đồng, bà không yêu cầu lãi suất đối với số tiền trên.
Bị đơn ông Huỳnh Văn P trình bày: Ông làm nghề ngư phủ tại thị trấn S, huyện T, tỉnh Cà Mau. Giữa ông và bà Nguyễn Thị Thùy D không có sự quen biết và cũng không có giao dịch mua bán làm ăn gì với nhau. Ông không có ngỏ ý làm ăn mua bán với bà Nguyễn Thị Thùy D như bà D đã trình bày. Nguyên do sự việc là vào khoảng tháng 7/2015, ông có đến thăm chị ruột của ông là bà Huỳnh Thị T (lúc đó bà T tạm trú tại xã T, huyện C, tỉnh Tiền Giang) thì bà T có mối làm ăn mua bán sầu riêng ở tỉnh Lâm Đồng nên bà T có rủ ông đi cùng. Đến khoảng ngày24/7/2015, ông có nghe bà T nói lại là có bà Nguyễn Thị Thùy D gọi điện cho bà T hùn 100.000.000 đồng để mua sầu riêng và thỏa thuận có lời chia nhau với bà T. Trong khi đó bà T không mang theo giấy chứng minh nhân dân nên bà T có hỏimượn giấy chứng minh của ông để hướng dẫn cho bà D gửi tiền cho bà T, qua giấy chứng minh nhân dân của ông và ông đứng tên khi giao dịch. Ông đã đứng ra ký nhận tại Ngân hàng nhưng bà T là người đếm tiền và giữ toàn bộ số tiền do bà D chuyển. Ngoài ra bà T có nói với ông là bà D có đến kêu bà T viết biên nhận bà T có nợ bà D 200.000.000 đồng là do thiếu tiền hùn mua sầu riêng và tiền cho vay trước đó giữa bà T và bà D. Nay bà Nguyễn Thị Thùy D yêu cầu ông trả cho bà D 100.000.000 đồng tiền mua bán sầu riêng thì ông không đồng ý.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Huỳnh Thị T trình bày: Bà thống nhất lời trình bày của ông P, giữa bà và bà D có hùn tiền làm ăn với nhau; Vào ngày 25/7/2015 bà D có chuyển cho bà 100.000.000 đồng để hùn mua sầu riêng. Do bà không có đem theo giấy chứng minh nhân dân nên yêu cầu bà D chuyển tiền cho em bà là ông Huỳnh Văn P. Ông P là người trực tiếp ký nhận tiền tại Ngân hàng do bà D chuyển và đã giao tiền lại cho bà. Sau đó bà có gặp bà D, bà đã viết biên nhận có nợ bà D 200.000.000 đồng, trong đó có 100.000.000 đồng mà bà D đã chuyển cho Huỳnh Văn P nhận giùm bà, 100.000.000 đồng bà vay của bà D. Số tiền nợ bà D hiện nay bà chưa trả cho bà D.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn V trình bày: Ông và bà Nguyễn Thị Thùy D có mối quan hệ bạn bè với nhau, vào ngày 24 tháng 7 năm 2015, bà D có việc bận nên nhờ ông đến Ngân hàng chuyển tiền vào số chứng minh nhân dân của ông Huỳnh Văn P với tổng số tiền là 100.000.000 đồng, vì bà D có quan hệ mua bán sầu riêng với ông P. Khi bà D nhờ chuyển tiền ông có nghe nói là sau hai ngày thì ông P sẽ hoàn lại số tiền trên cho bà D. Toàn bộ số tiền trên là của bà Nguyễn Thị Thùy D chuyển cho ông Huỳnh Văn P nhưng ông là người thay bà D thực hiện giao dịch tại ngân hàng, trong các giấy tờ giao dịch đều đứng tên ông là người phát lệnh và ông Huỳnh Văn P là người thụ hưởng. Nay ông yêu cầu ông Huỳnh Văn P hoàn lại toàn bộ số tiền trên cho bà Nguyễn Thị Thùy D trong thời gian sớm nhất.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 20/2017/DS-ST ngày 07/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện Phú Tân quyết định:
Áp dụng khoản 14 Điều 26, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, Điều 147, khoản 1 Điều 228, Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Áp dụng các Điều 256 và Điều 257 của Bộ luật dân sự 2005;
Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Thùy D. Buộc ông Huỳnh Văn P trả cho bà Nguyễn Thị Thùy D số tiền 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 14/7/2017 ông Huỳnh Văn P kháng cáo với nội dung không đồng ý trả cho bà D 100.000.000 đồng, do số tiền này ông là người nhận giùm cho bà T, ông không có hợp đồng hùn vốn với bà D để mua bán sầu riêng.
Tại phiên tòa phúc thẩm ông P vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Ông P tranh luận: Ông không đồng ý trả tiền cho bà D, số tiền 100.000.000 đồng là do ông nhận giùm bà T.
Bà T tranh luận: Bà và bà D đã có mối quan hệ giao dịch làm ăn với nhau từ lâu, bà có vay tiền của bà D nhiều lần, ông P không có giao dịch làm ăn gì với bà D, số tiền 100.000.000 đồng là do bà nhận, tiền này do bà D hùn với bà để mua sầu riêng kiếm lời.
Ông T là đại diện hợp pháp của bà D không tranh luận.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau phát biểu:
Về thủ tục tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự được pháp luật quy định.
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, chấp nhận kháng cáo của ông Huỳnh Văn P, sửa bản án sơ thẩm, buộc bà Huỳnh Thị T có trách nhiệm trả cho bà Nguyễn Thị Thùy D100.000.000 đồng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Xuất phát từ việc hùn vốn để mua bán sầu riêng giữa bà D, bà T, ông P. Bà T khẳng định bà D hùn vốn với bà để cùng nhau mua bán sầu riêng kiếm lời, ông P xác định ông không mượn tiền cũng như không hùn vốn cùng với bà D để mua bán sầu riêng, bà D khẳng định bà chuyển 100.000.000 đồng cho ông P là do ông P đề nghị bà cùng hùn vốn để mua bán sầu riêng. Các giao dịch trao đổi mua bán, hùn vốn với nhau giữa các bên không có chứng cứ gì chứng minh.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà T cho rằng khi bà D đến yêu cầu bà viết biên nhận là có sự ép buộc vì bà D đi cùng với nhiều người và cũng do làm ăn, có nhiềukhách hàng nên bà mới ký nhận nợ, bà có nhờ người đến báo chính quyền địa phương về việc ký nhận nợ do bị ép buộc nhưng không gặp được ai, sau đó bà cũng không tiếp tục trình báo về việc bị ép ký giấy nhận nợ 200.000.000 đồng. Xét thấy lời khai nhận của bà T là không phù hợp với thực tế, cũng tại phiên tòa phúc thẩm bà T lại khai bà D nói do làm ăn với nhau từ trước tới nay không có biên nhận nên bà D đề nghị bà viết biên nhận nợ nên bà mới ghi biên nhận. Bà T có trình bày là bà có đề nghị là viết biên nhận nợ vay 100.000.000 đồng và hùn vốn mua sầu riêng 100.000.000 đồng nhưng bà D kêu bà viết biên nhận vay200.000.000 đồng nên bà mới viết biên nhận vay 200.000.000 đồng. Lời trình bày của bà T không được bà D thừa nhận và bà T cũng không có tài liệu gì thể hiện là trong biên nhận vay tiền có 100.000.000 đồng là số tiền do bà D hùn vốn với bà để làm ăn, nếu sự thật có hùn vốn để làm ăn thì không thể có việc ghi biên nhận là bà T vay tiền, vì việc hùn vốn làm ăn là có rủi ro, có lợi nhuận hoặc không lợi nhuậnhoặc có rủi ro khác. Do đó không có cơ sở chấp nhận lời khai nhận của bà T cho rằng số tiền 100.000.000 đồng do ông P nhận thay là đã được ghi trong biên nhận vay tiền của bà T ngày 02/9/2015 (Bút lục 55).
[2] Đối với việc ông P nhận tiền 100.000.000 đồng, mặc dù ông P thừa nhận có giao dịch nhận tiền nhưng ông là người nhận giùm bà T trên giấy tờ, thủ tục, còn tiền mặt do bà T nhận. Trong kháng cáo ông P cũng có nêu bà T thừa nhận thiếu bà D 200.000.000 đồng và ông diễn giải là bà D đưa 100.000.000 đồng cho bà T cho vay giùm và 100.000.000 đồng là do bà D hùn vốn với bà T. Trong khiđó bà T lại thừa nhận có vay tiền của bà D nhiều lần, cho nên biên nhận bà T nợ bàD 200.000.000 đồng không thể suy diễn là trong biên nhận nợ này có 100.000.000 đồng ông P đã nhận ngày 24/7/2015 được thể hiện trong biên nhận vay. Việc nhậntiền mặt giữa ông P và bà T là việc của hai người, các đương sự không ai chứng minh rõ việc hùn vốn mua bán và diễn biến hùn vốn mua bán như thế nào. Ông Pcó cung cấp nội dung ghi âm bà D nói chuyện liên quan đến việc ông P nhận100.000.000 đồng. Nội dung này cũng không chứng minh được việc bà T hùn vốn làm ăn với bà D như thế nào và có hay không việc ông P nhận tiền giùm bà T được ghi trong biên nhận vay. Do đó ông P ký tên nhận tiền thì ông P có trách nhiệmgiao trả lại cho bà D. Từ những phân tích trên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông P.
[3] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát đề nghị sửa án sơ thẩm với nội dung chấp nhận yêu cầu của bà D buộc bà T có trách nhiệm trả cho bà D100.000.000 đồng do bà T thừa nhận nhận tiền. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát là không có cơ sở bởi lẽ bà D khởi kiện ông P yêu cầu ông P phải trả lại cho bà100.000.000 đồng và khẳng định hùn vốn làm ăn với ông P, nếu yêu cầu của bà D có cơ sở thì Tòa án tuyên chấp nhận yêu cầu, nếu không có cơ sở thì Tòa án tuyên bác yêu cầu của bà D chứ không thể tuyên buộc bà T phải có trách nhiệm trả chobà D 100.000.000 đồng.
[4] Án phí phúc thẩm ông P phải chịu 300.000 đồng do kháng cáo của ôngkhông được chấp nhận.
[5] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Áp dụng khoản 14 Điều 26, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, Điều 147,khoản 1 Điều 228, Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Áp dụng các điều 256, 257 của Bộ luật Dân sự 2005;
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Huỳnh Văn P.
Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 20/2017/DS-ST ngày 07/7/2017 củaTòa án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Thùy D. Buộc ông Huỳnh Văn P trả cho bà Nguyễn Thị Thùy D số tiền 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng)
Án phí dân sự phúc thẩm ông Huỳnh Văn P phải nộp là 300.000 đồng. Ngày 17/7/2017 ông P đã dự nộp 300.000 đồng theo lai thu số 0006633 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện P được chuyển thu đối trừ.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 174/2017/DS-PT ngày 06/10/2017 về đòi lại tài sản
Số hiệu: | 174/2017/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Cà Mau |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 06/10/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về