Bản án 17/2020/HS-ST ngày 18/09/2020 về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN Đ, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 17/2020/HS-ST NGÀY 18/09/2020 VỀ TỘI TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

Ngày 17, 18 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 16/2020/TLST-HS ngày 04 tháng 8 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 18/2020/QĐXXST-HS ngày 28 tháng 8 năm 2020 đối với bị cáo:

Phạm Văn D sinh ngày 20 tháng 02 năm 1986 tại tỉnh H; nơi ĐKHKTT: thôn P, xã Ph, huyện C, tỉnh H; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa (học vấn): 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phạm Văn H và bà Nguyễn Thị T; có vợ là Trần Thị Q (đã ly hôn) và 01 con; tiền án: Không, tiền sự: Không.

Nhân thân:

Ngày 10 tháng 10 năm 2002, bị Công an huyện C, tỉnh H xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 50.000 đồng về hành vi “Trộm cắp tài sản” (đã chấp hành xong).

Ngày 18 tháng 12 năm 2006, bị Công an huyện C, tỉnh H bắt về hành vi “Trộm cắp tài sản”, tuy nhiên qua xác minh không xác định được hình thức xử lý đối với D.

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, bị Tòa án nhân dân thị xã C, tỉnh H xử phạt 24 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” (đã được xóa án tích).

Ngày 24 tháng 12 năm 2015, bị Tòa án nhân dân thị xã C, tỉnh H xử phạt 18 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” (đã được xóa án tích).

Bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 07 tháng 4 năm 2020 cho đến nay (Có mặt).

- Người bị hại:

1. Bà Nguyễn Thị T sinh năm 1962 (Có mặt) 2. Ông Trương Công L sinh năm 1956 (Có mặt) Cùng tru tai: Khối 05, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum.

3. Ông Nguyễn Bá U sinh năm 1950 (Vắng mặt) Trú tại: Khối 04, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum.

- Người tham gia tố tụng khác:

Người làm chứng:

1. Anh Nguyễn Văn C sinh năm 1990 (Có mặt) Trú tại: Thôn 05, xã HM, huyện ĐH, tỉnh Kon Tum.

2. Anh Trần Khắc N sinh năm 2001 ( Có mặt) Trú tại: Thôn 05, xã Đ, huyện ĐH, tỉnh Kon Tum.

3. Anh Nguyễn Xuân H sinh năm 1991 (Có mặt) Trú tại: Khối 03, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum.

4. Anh Võ Nguyên K sinh năm 1989 (Có mặt) Trú tại: Khối 05, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vụ thứ nhất: Vào khoang cuối t háng 02 năm 2020, Nguyễn Văn C chở bạn là Trần Khắc N (cùng trú tại xã HM, huyện ĐH, tỉnh Kon Tum) đến phòng trọ của Phạm Văn D (tại khối 4, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum) để chơi. Trong quá trình nói chuyện, D có nói với N nếu N có đồ gô trộm cắp th ì mang đến bán cho D. Khoảng 03 giơ 30 phút ngày 02 tháng 3 năm 2020, N chở một số tài sản gồm 01 tượng di lặc đứng cành đào bằng gỗ trắc, 01 tượng phật bà quan âm cưỡi rồng bằng gỗ Trắc, 01 tượng di lặc ngồi đồng tử bằng gỗ cẩm, 02 lục bình làm bằng gỗ hương đến phòng trọ của D để bán cho D. Khi nhin thây sô tai sản này, D biêt rõ là tài sản bất hợp pháp nên tra gia 15.000.000 đồng cho toan bô sô tương gô, lục bình này và Ngọc đồng ý bán cho D. Sau khi mua số tài sản này, D chụp ảnh, quay video va đăng lên trang Facebook ca nhân cua minh rao bán số tượng gỗ và lục bình trên thì bi phat hiên va thu giư.

Trần Khắc N không thừa nhận có bán tượng gỗ và lục bình cho D.

Vụ thứ hai: Vào ngày 02 tháng 04 năm 2020, khi đi dạo tại khu vực gần nhà trọ của mình , D phát hiện phía sau nhà ông Nguyên Ba U có treo các chậu lan, trong đo có châu lan “ kiêm” co thân dai đươc trông trong môt châu gô đê phía trong vươn sat bơ rao lươi B 40, nên D đã nảy sinh y đinh lấy trộm châu lan trên. Đến khoảng 21 giơ ngày 03 tháng 4 năm 2020, D gọi Đỗ Quyết T đến phòng trọ của D, D chỉ cho T nhà cua ông Ưng có treo cac châu lan ơ phia sau và bảo T lấy trôm châu lan “ kiêm” cho mình, nếu lấy được D sẽ cho T ít tiền và T đồng ý. Khoảng 05 giơ ngày 04 tháng 4 năm 2020, T mang đến phòng trọ cua D 11 chậu lan, trong đó có chậu lan “kiêm” mà D đã chỉ cho T và 10 chậu lan phi điệp (giả hạc). D đưa cho T 700.000 đồng va mang toan bô 11 châu lan cât vào trong nhà trọ của mình.

Hiên nay chưa xác minh được nhân thân lai lịch, nơi cư trú của Đỗ Quyết T.

Quá trình điều tra , có đủ căn cứ để khăng đinh: 03 tương gô, 02 lục bình và 11 châu hoa lan thu giữ tai nơi ơ cua Pham Văn D, chính là tài sản bị mất trôm tai nha ba Nguyên Thi T và ông Nguyên Ba U.

Kết luận định giá xác định: 03 tượng gỗ, 02 lục bình có trị giá 32.600.000 đồng; Chậu lan “Kiếm” mà T trộm cắp trị giá 750.000 đồng, 10 chậu lan “Phi Điệp” trị giá 6.500.000 đồng.

Tại bản cáo trạng số 16/CT-VKS ngày 03 tháng 8 năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh Kon Tum truy tố bị cáo Phạm Văn D về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo khoản 1 Điều 323 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh Kon Tum rút bớt một phần quyết định truy tố về 10 chậu Lan có giá 6.500.000 đồng, và đề nghị Hội đồng xét xử:

Áp dụng khoản 1 Điều 323; Điều 38 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo từ 20 đến 30 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam (07/4/2020).

Về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ý kiến của bị cáo: Tại phiên tòa, bị cáo không tự bào chữa cho hành vi của mình và không có ý kiến tranh luận với quan điểm luận tội của đại diện Viện kiểm sát.

Ý kiến của người bị hại: Yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử: Đảm bảo thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

[2] Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Phạm Văn D khai báo quanh co, khai nhận hành vi mua tài sản nhưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình vì không biết là tài sản bất hợp pháp.

Qua các lời khai trước đây tại cơ quan điều tra, lời khai của người làm chứng tại phiên tòa và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Có đủ cơ sở để khẳng định:

Về nguồn gốc tài sản: Qua kiểm tra phát hiện tại phòng trọ, Phạm Văn D quản lý các tài sản gồm 01 tượng di lặc đứng cành đào bằng gỗ trắc, 01 tượng phật bà quan âm cưỡi rồng bằng gỗ Trắc, 01 tượng di lặc ngồi đồng tử bằng gỗ cẩm, 02 lục bình làm bằng gỗ hương. Bị cáo D khai các tượng gỗ đục tại xã D, cơ sở mộc Anh Kiệt, cụm công nghiệp 24/4, xã ĐT…qua xác minh đều không đúng sự thật. Sau đó bị cáo khai lại là mua của N vào rạng sáng 02/3/2020 nhưng N không thừa nhận. Qua xác minh tại nhà máy sản xuất tinh bột mỳ và các bạn làm cùng, thì N, C đang làm việc theo ca vào thời gian rạng sáng 02/3/2020, có chứng cứ ngoại phạm. Bên cạnh đó, thời gian chủ sở hữu mất cắp là vào ngày 06/3/2020 thì không thể có việc N bán cho D số tượng gỗ, lục bình nêu trên. D khai mua nhưng thực tế trước đó D không có tiền, thường xuyên phải vay tiền bạn để sống qua ngày. Toàn bộ lời khai của D là quanh co, nhằm che dấu nguồn gốc số hàng hóa có tại phòng trọ của mình.

Từ những phân tích trên, có đủ cơ sở để khẳng định số tài sản 01 tượng di lặc đứng cành đào bằng gỗ trắc, 01 tượng phật bà quan âm cưỡi rồng bằng gỗ Trắc, 01 tượng di lặc ngồi đồng tử bằng gỗ cẩm, 02 lục bình làm bằng gỗ hương có tại phòng trọ D không phải tài sản do D có được thông qua giao dịch hợp pháp.

Về ý thức chủ quan của bị cáo: Bị cáo mua các tài sản với giá 15.000.000 đồng nhưng lại đăng tải lên Facebook bán với giá 55.000.000 đồng Tại các bút lục số 173, 175, 189,193, 194, 278 D khai: “hàng trộm cắp sẽ bán giá rẻ”,“ thằng bạn chuyên đi trộm cắp các sản phẩm được chế tạo từ gỗ”, “ không hỏi vì tôi biết tài sản do trộm cắp mà có”, “đoán là tài sản trộm cắp”,“hàng nhảy anh có mua không” “chuyên đi nhảy hàng trộm cắp”… Như vậy, ý thức chủ quan của D biết tài sản này do người khác phạm tội mà có, không bắt buộc D phải biết ai là người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp. Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh hành vi trộm cắp, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh Kon Tum đã truy tố bị cáo Phạm Văn D về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo khoản 1 Điều 323 của Bộ luật hình sự là có cơ sở, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Có đủ cơ sở khẳng định nội dung vụ án như sau: Vụ án tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xảy ra tại khối 4, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum là do Phạm Văn D thực hiện. Mặc dù biết rõ tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, nhưng vì động cơ vụ lợi cá nhân, muốn bán lại kiếm lời nên D đã tiêu thụ số tài sản này . Sô tai san do ngươi khac p hạm tội mà có , được D tiêu thu gôm 03 tương gô, 02 lục bình gỗ có tổng giá tri là 32.600.000 đồng.

[3] Xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội vì đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, thể hiện sự coi thường pháp luật, đồng thời gây mất trật tự trị an xã hội và tác động xấu đến đời sống nhân dân tại địa phương. Do đó, Hội đồng xét xử thấy cần phải xử bị cáo một mức án nghiêm khắc tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, có như vậy mới đủ tác dụng cải tạo, giáo dục bị cáo biết tôn trọng pháp luật và trở thành người công dân tốt cho xã hội sau này.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng.

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại phiên tòa, bị cáo đã không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình nên bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ.

[6] Xét về nhân thân: Bị cáo D là người có nhân thân xấu, vì trước khi phạm tội này, bị cáo D đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Trộm cắp tài sản” và bị xét xử về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Trộm cắp tài sản” (đã được xóa án tích) nhưng bị cáo không ăn năn hối cải, tu dưỡng rèn luyện để sửa chữa lỗi lầm mà còn thể hiện sự xem thường kỷ cương, pháp luật của nhà nước khi lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Do đó, Hội đồng xét xử thấy nên cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định là cần thiết.

[7] Về hình phạt bổ sung: Không áp dụng hình phạt bổ sung tại khoản 5 Điều 323 của Bộ luật hình sự đối với bị cáo.

[8] Đối với Trần Khắc N là đối tượng mà D khai đã mang sô tương gô va lục bình trộm cắp được của gia đình bà Nguyễn Thị T đến bán cho D, ngoài lời khai của D thì không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh N đã thực hiện hành vi trôm căp số tài sản tại nhà bà T. Do đó, Cơ quan điều tra đa tach vu án hình sự “ trộm cắp tài sản” xay ra tai nha ba T thành một vụ án riêng để tiếp tục điều tra, làm rõ là đúng pháp luật.

Đối với Đỗ Quyết T là đối tượng mà D khai đã mang 11 chậu lan trộm cắp được tại nhà ông Nguyễn Bá U đến bán cho D, ngoài lời khai của D chỉ cho T đi lấy trộm, thì cũng không có tài liệu, chứng cứ nào xác thực lời khai của D là đúng và hiện nay đối tượng Đỗ Quyết T không có mặt tại địa phương. Do vậy, Viện kiểm sát rút phần truy tố về 10 chậu lan để xác định hành vi của D và T là trộm cắp hay tiêu thụ tài sản là đúng quy định.

Hội đồng xét xử chỉ xét xử bị cáo D về hành vi tiêu thụ 03 tương gô , 02 lục bình gỗ Đối với vụ việc trộm cắp tài sản la dan may vi tinh tai Tram Y tê thi trân Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum. Cơ quan điều tra đang tiêp tuc xac minh , làm rõ vai trò của đối tượng “Mạnh”, khi nao co đu chưng cư sẽ tiến hành xử lý sau là đúng pháp luật.

[9] Về trách nhiệm dân sự: Đối với người bị hại là ông Nguyễn Bá U đã nhận lại 11 chậu lan la tai san bi trôm căp và không có yêu cầu bị cáo D phải bồi thường thiệt hại gì thêm nên không xem xét giải quyết.

Đối với người bị hại là ông Trương Công L và bà Nguyễn Thị T chỉ xin nhận lại số tượng gỗ và lục bình là tài sản bị trộm cắp và không có yêu cầu bị cáo D phải bồi thường thiệt hại gì. Đây là yêu cầu chính đáng và phù hợp quy định của pháp luật nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[10] Về vật chứng vụ án:

Đối với 11 chậu lan bao gồm: 01 chậu lan “Kiếm” và 10 chậu lan “Phi Điệp”, Cơ quan điều tra đã trả lại cho chủ sở hữu (Ông Nguyễn Bá U) là đúng pháp luật nên Hội đồng xét xử không đề cập xem xét.

Đối với 01 dàn máy vi tính không phải là vật chứng của vụ án nên Cơ quan điều tra đã trả lại cho chủ sở hữu là đúng pháp luật.

Đối với 01 khối gỗ được đục hình tượng di lặc, màu nâu đen, có kích thước chiều cao 39cm, chiều dài 71cm, chiều rộng 40cm; 01 khối gỗ được chạm khắc hình di lặc kích thước chiều cao 87cm, chiều ngang 42cm, chiều dọc 32cm, màu sắc đỏ đen; 01 khối gỗ được chạm hình quan âm, phía dưới chạm hình đều rồng, màu đỏ đen, kích thước cao 77cm, ngang 40cm, bề dày 22cm và 02 lục bình bằng gỗ có kích thước mỗi lục bình là cao 58cm, ngang lớn nhất 15cm, ngang nhỏ nhất 06cm, màu sác nâu. Đây là tài sản của ông Trương Công L và bà Nguyễn Thị T bị trộm cắp nên trả lại số tài sản này cho ông Trương Công L và bà Nguyễn Thị T.

Đối với 01 điện thoại di động loại OPPO R7sf, màu hồng (không rõ số seri), màn hình bị bể vỡ không hiển thị được thông tin dữ liệu, trong điện thoại có hai sim; Sim 1 có số thuê bao là: 0383501986, Sim 2 có số thuê bao là: 0333492862. Đây là điện thoại và Sim mà bị cáo D sư dung đê chup cac tương gô va luc binh bi trôm căp tai nha ba Nguyên Thi T , xét không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

[11] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 323; Điều 38 Bộ luật hình sự 2015 Tuyên bố bị cáo Phạm Văn D phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn D 25 (hai mươi lăm) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam (07/4/2020).

Về xử lý vật chứng:

Căn cứ vào Điều 47 của Bộ luật hình sự, Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự, tuyên:

Tịch thu tiêu hủy 01 điện thoại di động loại OPPO R7sf, màu hồng (không rõ số seri), màn hình bị bể vỡ không hiển thị được thông tin dữ liệu, trong điện thoại có hai sim; Sim 1 có số thuê bao là: 0383501986, Sim 2 có số thuê bao là: 0333492862.

Trả lại cho ông Trương Công L và bà Nguyễn Thị T: 01 khối gỗ được đục hình tượng di lặc, màu nâu đen, có kích thước chiều cao 39cm, chiều dài 71cm, chiều rộng 40cm; 01 khối gỗ được chạm khắc hình di lặc kích thước chiều cao 87cm, chiều ngang 42cm, chiều dọc 32cm, màu sắc đỏ đen; 01 khối gỗ được chạm hình quan âm, phía dưới chạm hình đều rồng, màu đỏ đen, kích thước cao 77cm, ngang 40cm, bề dày 22cm và 02 lục bình bằng gỗ có kích thước mỗi lục bình là cao 58cm, ngang lớn nhất 15cm, ngang nhỏ nhất 06cm, màu sác nâu (Theo như biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 13 tháng 8 năm 2020 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đ, tỉnh Kon Tum và Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Kon Tum).

Về án phí:

Căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án.

Buộc bị cáo Phạm Văn D phải nộp 200.000đ (Hai trăm ngàn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Về quyền kháng cáo:

Căn cứ vào các Điều 331, Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (18 - 9 - 2020), bị cáo, người bị hại có quyền kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

290
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 17/2020/HS-ST ngày 18/09/2020 về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Số hiệu:17/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đắk Glei - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:18/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về