Bản án 15/2019/DS-PT ngày 04/04/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

BẢN ÁN 15/2019/DS-PT NGÀY 04/04/2019 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 04 tháng 4 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 05/2019/TLPT-DS ngày 03 tháng01 năm 2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 11/2019/QĐ-PT ngày 01 tháng 3 năm 2019, Quyết định hoãn phiên tòa số 10/2019/QĐ-PT ngày 26/3/2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Bùi Văn S, sinh năm 1955, có mặt. Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Trần Đức H– Luật sư Văn phòng luật sư H, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương - Cộng tác viên Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hải Dương; Địa chỉ: thị trấn H, huyện Th H, tỉnh Hải Dương. (có mặt)

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1968, có mặt.

Đăng ký HKTT: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương. Nơi cư trú: Thôn M, xã Th, huyện ThH, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn:

Ông Nguyễn Quốc Th, sinh năm 1956, có mặt.

HKTT: xã Ch, huyện S, tỉnh Hải Dương. Địa chỉ liên hệ: Số .. đường Đ, phường Ch, thành phố H D, tỉnh Hải Dương (theo giấy ủy quyền lập ngày 21/1/2019).

Bà Trần Thị V, sinh năm 1982, vắng mặt.

Địa chỉ liên hệ: Số ... đường Đ, phường Ch, thành phố H D, tỉnh Hải Dương. (theo giấy ủy quyền lập ngày 29/1/2019)

3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

3.1 Bà Lê Thị H1, sinh năm 1949, vắng mặt.

3.2 Anh Bùi Văn H2, sinh năm 1986, vắng mặt.

Đều có địa chỉ: Thôn Gi, xã H, huyện K, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của bà H1, anh H2: Ông Bùi Văn S - sinh năm 1955; Địa chỉ: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương. (theo văn bản ủy quyền ngày 28 tháng 10 năm 2017) có mặt.

3.3 Anh Bùi Văn Th, sinh năm 1999, vắng mặt.

Địa chỉ: Thôn M, xã Th, huyện Th H, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của anh Th: Bà Nguyễn Thị M, sinh năm 1968; Địa chỉ: Thôn M, xã Th, huyện ThH, tỉnh Hải Dương (theo văn bản ủy quyền ngày 29 tháng 10 năm 2018), có mặt.

3.4 Bà Bùi Thị M, sinh năm 1970, có mặt.

3.5 Ông Bùi Văn C, sinh năm 1961, vắng mặt.

Đều ở địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của ông C: Bà Bùi Thị M, sinh năm 1970; Địa chỉ: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương. (theo văn bản ủy quyền28-10-2017), có mặt.

3.6 Ông Bùi Văn M, sinh năm 1972, vắng mặt. Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

4.Người kháng cáo:

4.1 Bà Nguyễn Thị M - Sinh năm 1968

HKTT: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

Nơi cư trú: Thôn M, xã ThTh, huyện Th H, tỉnh Hải Dương.

4.2 Bà Lê Thị H1, sinh năm 1949

4.3 Anh Bùi Văn H1, sinh năm 1986

Đều ở địa chỉ: Thôn Quảng Giang, xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

4.4 Ông Bùi Văn S, sinh năm 1955

4.5 Bà Bùi Thị M, sinh năm 1970

4.6 Ông Bùi Văn C, sinh năm 1961

Đều ở địa chỉ: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án dân sự sơ thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Nguyên đơn đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, liên quan trình bày: Vợ chồng cụ Bùi Văn Nh và Đặng Thị M, sinh được 05 người con gồm ông Bùi Văn S, Bùi Văn C, Bùi Thị M, Bùi Văn M, Bùi Văn S, (Ông S chết tháng 6-1999, có vợ là chị Nguyễn Thị M và 01 con là Bùi Văn Th). Ngày 28-02-1979 cụ Mỵ chết không để lại di chúc. Năm 1985 cụ Nh sống chung với cụ H1 không đăng ký kết hôn, sinh được 01 con chung là BùiVăn H2, sinh năm 1986. Cụ Nh chết ngày 23-6-1998 không để lại di chúc.

Khi còn sống hai cụ Nh, M có tài sản chung gồm: Quyền sử dụng đất tại thửa 282 tờ bản đồ số 4 diện tích 479m2 loại đất T thể hiện tên cụ Bùi Văn Nh; đo năm 1997 thửa số 53 tờ bản đồ số 7 diện tích 552,5m2, trên đất có 01 nhà tranh lợp ngói 5 gian, 01 bếp, 01 chuồng lợn, 01 giếng khơi, 01 sân gạch. 05 cây vải, 04 cây hồng xiêm, 02 cây dừa, một số cây cau… bà M đã tháo dỡ không còn hiện vật, tại Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương. Theo số liệu năm 2010 thể hiện tại thửa số 47 tờ bản đồ số 13 diện tích 550m2 đăng ký mang tên Nguyễn Thị M, ngày 03-02-2005 UBND huyện Th H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chủ sử dụng Nguyễn Văn Th (con trai ông bà S – M).

Tháng 12-2014 cụ H1 khởi kiện “Tranh chấp quyền sử dụng đất” đối với bà M đã được Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà giải quyết tại bản án số05/2016/DSST ngày 16-9-2016. Không đồng ý với bản án sơ thẩm bà M và anh Th kháng cáo. Tại Bản án số 13/2017/DS-PT ngày 22-3-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương sửa một phần bản án bản án dân sự sơ thẩm số 05/2016/DSST ngày 29-4-2016 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà. Xác định lại quan hệ pháp luật là “Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất”, nhận định khối tài sản tranh chấp diện tích đất 533m2 có nguồn gốc của cụ Nh, cụ M. Cụ Mỵ chết năm 1979, phần di sản của cụ M là ½= 266,5m2, năm 1985 cụ Nh chung sống với cụ H1 là hôn nhân thực tế phần tài sản của cụ Nh được chuyển thành tài sản chung của cụ Nh và cụ H1, cụ Nh chết năm 1998 nên phần di sản của cụ Nh là ¼ = 133,25m2, phần còn lại là tài sản của cụ H ¼= 133,25m2. Xử: Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 928288 cấp cho anh Bùi Văn Th số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0270 ngày 03-2-2005. Chia trả cụ H1 133,25m2 đất, cụ H1 trả bà M số tiền 21.601.000đ(công sức và cây trên đất). Tạm giao diện tích 399,75m2 là di sản thừa kế của cụ N và cụ M (Đã hết thời hiệu chia thừa kế) cho bà M quản lý sử dụng.

Ngày 18-9-2017, ông Bùi Văn Sơn có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với di sản là diện tích 399,75m2 đất của hai cụ Nh, M và đề nghị chia bằng hiện vật. Ý kiến của ông S, bà M cũng là ý kiến của cụ H, các ông C, H.

Bị đơn bà Nguyễn Thị M, và người có quyền lợi liên quan anh Bùi Văn Th.(Anh Th ủy quyền cho bà M) trình bày: Không nhất trí chia di sản thừa kế vì trước khi cụ Nhẫm chết gia tộc đã họp ngày 19-6-1998 có xác nhận của các cụ Bùi Thị Th và Bùi Thị B là chị và em gái của cụ Nh và các anh Bùi Quang Nh, Nguyễn Đức Th đều là cháu ruột của cụ Nh, có nội dung “giao cho ông Bùi Văn S được quyền sử dụng toàn bộ diện tích đang sử dụng ” trước khi chết ông S đã dặn lại để cho con nên ông S đã ký đơn ngày 20-5-2003 đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Th. Không đồng ý với bản án phúc thẩm bà đang khiếu nại, Tòa nhân dân cấp cao đã nhận đơn ngày 30-8-2017 nhưng chưa giải quyết. Ý kiến của bà M cũng là ý kiến của anh Th. Nếu phải chia di sản anhTh nhận và tự nguyện nhường lại cho bà.

Ngày 02-01-2018 bà có đơn yêu cầu phản tố và ngày 16-8-2018 bổ sung, thay đổi yêu cầu phản tố. Yêu cầu chia di sản đối với đất của ông S, ông C, cụ H, ông H vì theo biên bản họp gia tộc đất của các ông S, C, cụ H, ông H đều là đất của cụ Nh cho. Riêng đất của ông M, bà và ông M đã hoán đổi phần thừa kế trong phần đất của nhau nên không yêu cầu Tòa giải quyết. Ngày 29-10-2018 bà Nguyễn Thị M tự nguyện rút toàn bộ yêu cầu phản tố.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Bùi Văn M trình bày: Nội dung như ông S trình bày là đúng, ông không đồng ý chia và không đề nghị chia di sản, để bà M tiếp tục quản lý sử dụng vì hiện nay cụ H và các ông bà S, C, M, H đều có đất ở nên không được làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà M và cháu Th. Nếu phải chia di sản, phần của ông được hưởng ông tự nguyện cho bà M và cháu Th. Tại phiên tòa ông M thay đổi lời khai không cho bà M và cháu Th phần di sản thừa kế mà đề nghị chia theo pháp luật, đề nghị xin hưởng bằng hiện vật.

Những người làm chứng gồm: Các cụ Bùi Thị Th, Bùi Thị B, các anh Bùi Quang Nh, Bùi Văn H đều trình bày:

Chữ ký trong giấy xác nhận do chị Minh giao nộp cho Tòa án là đúng chữ ký của họ nhưng nội dung, theo cụ B khẳng định có việc họp bàn lo ma cho cụ Nh còn phần đất của các ông S, H, M, Th đang sử dụng có nguồn gốc của cha ông để lại nhưng không có tài liệu chứng minh. Cụ Th khẳng định nguồn đất của ông S đang sử dụng là của mẹ đẻ bà là Nguyễn Thị T cho ông S để thờ cúng liệt sỹ chứ không cho cụ Nh, nội dung giấy xác nhận do bà M chuẩn bị từ trước viết sẵn và đưa cho cụ ký. Ông Nhâm khẳng định thời gian cụ Nhẫm chết ông đi công tác không có ở nhà nên việc họp bàn thế nào ông không biết, ông có biết nguồn gốc đất của ông S đang sử dụng là của cụ Nguyễn Thị T đã bán hoặc cho ông S không liên quan đến đất của cụ Nh, nguồn gốc đất của các ông C, H, M ông không biết.

Ông H xác định không phải là người viết và ký trong biên bản họp gia tộc ngày 19-6-1998, không biết nội dung của biên bản và khẳng định khi cụ Nh còn sống chỉ có 01 mảnh đất, đất của ông S đang sử dụng là của cụ T.

Cán bộ địa chính xã Th Kh cung cấp: Theo bản đồ 299 và sổ mục kê thể hiện nguồn gốc đất của các chủ sử dụng đất trong đó thể hiện đất do bà M đang tạm quản lý là của cụ Nh thể hiện tại trang 83 tờ bản đồ số 4 số thứ tự 277 diện tích 230m2 ao chung với ông Th (Hai bên đã bán hoặc đổi cho nhau) và số thứ tự 282 diện tích 479m2 đất T, còn đất của các ông S, C, M đang sử dụng không thể hiện là đất của cụ Nh cho các con. Đối với đất của ông S theo sổ mục kê đăng ký tên ông S, không có tên cụ T, ông S đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tài liệu nào thể hiện khi còn sống cụ Nh chia đất canh tác cho cụ H1 và anh H2.

Nguồn gốc đất của của ông C đang sử dụng diện tích 180m2 đất trồng lúa theo bản đồ năm 1986 tại thửa 540, tờ bản đồ số 1 tên ông Đặng Văn N (ông N và ông C tự thỏa thuận mua bán, đổi cho nhau không qua địa phương). Theo bản đồ đo đạc năm 2010 là đất trồng cây lâu năm.

Nguồn gốc đất của ông Bùi Văn M theo bản đồ đo năm 1986 thửa 373 diện tích 324m2 loại đất trồng lúa đăng ký tên L, bản đồ số 11 thửa số 96 đo năm 2008 đăng ký tên Bùi Văn M diện tích 386m2

Bà Hoàng Thị Ng trình bày: Khoảng năm 1982 vợ chồng bà đã mua diện tích 230m2 ao của cụ Nh có làm thủ tục tại xã nên sổ mục kê mới thể hiện tên cụ Nh và ông Th, hiện nay diện tích 230m2 ao bà đã cho trai bà và con trai bà đã bán cho người khác.

Bà Cao Thị Th trình bày: bà và ông M đã ly hôn nhưng bà khẳng định nguồn gốc đất ông M và bà sử dụng là do mua của ông Ch, H là con của ông L không liên quan đến đất của cụ Nh.

Bà Đỗ Thị H trình bày: Khẳng định có bán diện tích 240m2 cho anh chị M - Th, nguồn gốc là của ông Bùi Như L, bố đẻ ông Ch, ông Ch hiện đã chết.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS - ST ngày 06/11/2018 của Tòa ánnhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã quyết định:

Áp dụng: Khoản 2 Điều 227, 228; khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự. Điểm d khoản 1 Điều 688, khoản 1 Điều 623, Điều 611, 612, 650, 651, 657, 658, 660 Bộ luật dân sự. Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017, Nghị quyết 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 1, 3 Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự. Điều 146, 147 của Bộ luật tố tụng dân sự. Luật 97/2015/QH13 ngày 25-11-2015 Luật phí và lệ phí; Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Văn S.

Trích công sức cho bà Nguyễn Thị M số tiền 60.450.000đ tương đương120,9m2 đất (làm tròn số).

Di sản phân chia bằng hiện vật như sau:

-Chia cho bà Nguyễn Thị M diện tích 228,7m2 đất trị giá 114.350.000đ tại

Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương có vị trí phía đông giáp đất chia cho ông M, phía tây giáp đất ông Tr, phía nam giáp đất cụ H1, phía bắc giáp đường xóm, trên đất có toàn bộ công trình xây dựng gồm: 01 nhà hai tầng chưa chát diện tích 100,8m2 trị giá 320.629.000đ; 01 nhà phụ mái ngói đỏ diện tích 20,355m2 trị giá 21.490.000đ; 01 bán mái lợp Prôximăng diện tích 9,2m2 trị giá 495.000đ; 01 nhà bếp xây gạch ba banh mái ngói đỏ xà gồ tre diện tích 7,18m2 trị giá 5.694.400đ; 01 bể nước thể tích 3,59m3 trị giá 2.424.000đ; bán mái lợp Prôximăng diện tích 4,9m2 trị giá 527.191đ; 01 bán mái ngói đỏ diện tích 4,2m2 trị giá 828.851đ; 01 nhà vệ sinh xây tường gạch ba banh diện tích 1,31m2 trị giá 1.818.000đ; 01 giếng trị giá 2.352.000đ; 01 đoạn tường bao giáp đất ông Tranh, 01 cổng sắt đã cũ giá trị không đồng, trên đất có 01 cây vải trị giá 520.000đ, 02 cây táo trị giá 400.000đ/cây = 800.000đ. Tổng giá trị 471.092.442đ. (Trong đó công sức: 120,9m2 đt trị giá 60.450.000đ; kỷ phẩn di sản bà M, anh Th được hưởng chuyển tiếp của ông S: 46,9m2 trị giá 23.450.000đ, giá trị tài sản do bà M tạo dựng 387.192.442đ).

Bà Nguyễn Thị M phải thanh toán trị giá kỷ phần di sản bằng tiền cho bà Bùi Thị M, sinh năm 1970, cư trú tại: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương, số tiền 23.450.000đ (Hai mươi ba triệu bốn trăm lăm mươi nghìn đồng), ông Bùi Văn C, sinh năm 1961, Cư trú tại: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương, số tiền 7.100.000đ (Bẩy triệu một trăm nghìn đồng).

-Chia cho ông Bùi Văn S diện tích 79,6m2 đất trị giá 39.800.000đ, vị trí phía đông giáp đường xóm, phía tây giáp đất ông M, phía nam giáp đất cụ H1,phía bắc giáp đường xóm, trên đất có một số cây táo, cau, bưởi…

Ông Bùi Văn S phải thanh toán giá trị kỷ phần di sản bằng tiền cho ông Bùi Văn C, sinh năm 1961, Cư trú tại: Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương, số tiền 16.350.000đ (Mười sáu triệu ba trăm lăm mươi nghìn đồng).

-Chia cho ông Bùi Văn M diện tích 81,7m2 đất trị giá 40.850.000đ (Bốn mươi triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng), vị trí phía đông giáp đất chia cho ông Sơn, phía tây giáp đất bà M, phía nam giáp đất cụ H1, phía bắc giáp đường xóm, trên đất có một số cây táo…

-Ông Bùi Văn M phải thanh toán giá trị kỷ phần di sản cho cụ Lê Thị H1, sinh năm 1949 và ông Bùi Văn H2, sinh năm 1986, Đều cư trú tại: Thôn Q Gi, xã H , huyện K, tỉnh Hải Dương mỗi người số tiền 8.700.000đ (Tám triệu bẩy trăm nghìn đồng).

- Đình chỉ đối với yêu cầu phản tố của bà Nguyễn Thị M.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, quyền yêu cầu thi hành án, lãi suất chậm thanh toán, quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 16/11/2018 ông nguyên đơn Bùi Văn S, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: anh Bùi Văn H, bà Lê Thị H (ủy quyền cho ông S tham gia tố tụng), bà Bùi Thị M, ông Bùi Văn C (ủy quyền cho bà M) kháng cáo bản án đề nghị như sau:

-Giảm tiền công sức của bà Nguyễn Thị M. Giải quyết công sức 18 năm duy trì tài sản của bà Lê Thị H.

-Không nhất trí chia di sản thừa kế cho bà M, anh Thành 46,9m2 đất ở mà chỉ chia kỷ phần của ông Sinh và công sức của bà M.

-Toàn bộ kỷ phần của bà H, anh H, bà M tính bằng hiện vật cho ông C để ông C có điều kiện làm nhà ở.

Ngày 28/11/2018 bà Nguyễn Thị M kháng cáo và đề nghị:

-Giao toàn bộ diện tích 390m2 quyền sử dụng đất cho bà M sử dụng, bà Minh trả các đồng thừa kế bằng tiền.

-Đối trừ số tiền của cụ H2 phải trả bà M theo bản án số 13/2017/DSPT ngày 22/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương vào tiền bà Minh trả kỷ phần chia di sản thừa kế cho bà H1.

Tại phiên tòa phúc thẩm.

Nguyên đơn, người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Đối với nội dung kháng cáo, đề nghị HĐXX không xem xét giải quyết công sức của bà H2, giảm tiền công sức của bà Nguyễn Thị M; Không nhất trí chia di sản thừa kế cho bà M, anh Th 46,9m2 đất ở mà chỉ chia kỷ phần của ông S và công sức của bà M; Toàn bộ kỷ phần của bà H, anh H tính bằng hiện vật cho ông C để ông C có điều kiện làm nhà ở. Bà M đề nghị phần di sản của bà được chia bằng hiện vật và chia chung với ông C. Đối với phần di sản chia cho ông C trên phần đất có công trình phụ của bà M thì gia đình tự nguyện tháo dỡ vì đã xuống cấp không thể sử dụng được và trả bà M bằng tiền đối với giá trị các tài sản trên đất. Bà M tự nguyện thay ông C trả tiền cho bà M.

Bị đơn bà M, người đại diện theo ủy quyền của bà M giữ nguyên nội dung kháng cáo, nhất trí với hàng thừa kế, di sản thừa kế, nhất trí giá trị các tài sản trên đất như biên bản định giá do Hội đồng định giá đã xác định. Các đồng thừa kế đã có chỗ ăn ở ổn định nên bà đề nghị được chia toàn bộ hiện vật và trả các đồng thừa kế bằng tiền.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương phát biểu ý kiến: Thẩm phán, HĐXX, Thư Ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Về việc giải quyết vụ án: Áp dụng khoản 2 Điều 308 BLTTDS: Không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị M; chấp nhận một phần kháng cáo của các ông bà Bùi Văn S, Lê Thị H, Bùi Văn H, Bùi Thị M. Đình chỉ phần kháng cáo đối với yêu cầu tính công sức của cụ H1. Sửa Bản án sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 06/11/2018 của TAND huyện Thanh Hà về nội dung: Tính lại công sức duy trì thửa đất cho bà M. Trên cơ sở đó tính lại phần giá trị di sản còn lại sau khi đã trừ công sức cho bà M để chia cho những người được thừa kế theo kỷ phần.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Các đương sự gửi đơn kháng cáo trong thời gian luật định nên kháng cáo là phù hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trước khi mở phiên tòa Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã phân công bà Trịnh Cẩm Vân, Nguyễn Thị Ngọc Bích thay ông Bùi Đăng Huy, Lại Anh Vân tham gia xét xử phúc thẩm và các đương sự nhất trí sự thay đổi trên. Tại phiên tòa phúc thẩm bà Trần Thị V là người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị M vắng mặt, tuy nhiên bà M có mặt tại phiên tòa và đề nghị xét xử vụ án. Ông Bùi Văn M vắng mặt lần thứ hai không có lý do. Do vậy HĐXX xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.

[2] Về nội dung vụ án: Vợ chồng cụ Bùi Văn Nh và Đặng Thị M, sinh được 05 người con gồm: Ông Bùi Văn S, Bùi Văn C, Bùi Thị M, Bùi Văn M, Bùi Văn S, (Ông S chết tháng 6-1999, có vợ là chị Nguyễn Thị M và 01 con là Bùi Văn Th). Ngày 28-02-1979 cụ Mỵ chết. không để lại di chúc. Năm 1985 cụ Nh sống chung với cụ H1 không đăng ký kết hôn, sinh được 01 con chung là Bùi Văn H2, sinh năm 1986. Ngày 23-6-1998 Cụ Nh chết không để lại di chúc. Tài sản chung của cụ Nh, M các đương sự yêu cầu chia di sản thừa kế gồm: Quyền sử dụng đất thể hiện tại sổ mục kê thửa số 47 tờ bản đồ số 4 diện tích 479m2 loại đất T thể hiện tên cụ Bùi Văn Nh; Tại bản đồ đo năm 1997 thửa số 53 tờ bản đồ số 7 diện tích 552,5m2. Theo số liệu đo đạc năm 2010 và lập bản đồ thể hiện tại thửa số 47 tờ bản đồ số 13, diện tích 550m2 thôn Địa chỉ: Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương. Các đương sự đề nghị chia theo diện tích đo thực tế theo biên bản thẩm định ngày 13-6-2018 diện tích 390m2 trị giá 500.000đ/m2 = 195.000.000đ. (Trong đó di sản của cụ Nh là 133m2 đt trị giá 66.500.000đ; di sản của cụ M 257m2 đất trị giá 128.500.000đ.

Trên đất có tài sản do bà M tạo lập gồm: 01 nhà hai tầng chưa chát diện tích 100,8m2 trị giá 320.629.000đ; 01 nhà phụ mái ngói đỏ diện tích 20,355m2 trị giá 21.490.000đ; 01 bán mái lợp Prôximăng diện tích 9,2m2 trị giá 495.000đ; 01 nhà bếp xây gạch ba banh mái ngói đỏ xà gồ tre diện tích 7,18m2 trị giá 5.694.400đ; 01 bể nước thể tích 3,59m3 trị giá 2.424.000đ; bán mái lợp Prôximăng diện tích 4,9m2 trị giá 527.191đ; 01 bán mái Prôximăng diện tích 4,2m2 trị giá 828.851đ; 01 nhà vệ sinh xây tường gạch ba banh diện tích 1,31m2 trị giá 1.818.000đ; 01 giếng trị giá 2.352.000đ; 01 đoạn tường bao giáp đất ông Tranh, 01 cổng sắt đã cũ giá trị không đồng. Cây trên đất: 11 cây táo trị giá 400.000đ/cây = 4.400.000đ; 01 cây bưởi trị giá 90.000đ; 01 cây vải trị giá 520.000đ, 07 cây cau trị giá 400.000đ/cây = 2.800.000đ.

[3] Xét kháng cáo của đương sự về nội dung xét giảm công sức của bà M và xét đến công sức của cụ H1 18 năm duy trì tài sản. HĐXX xét thấy: Đối với phần công sức của bà H, tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự đã tự nguyện rút nội dung kháng cáo này, căn cứ khoản 3 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự HĐXX đình chỉ xét xử đối với phần kháng cáo này. Đối với nội dung kháng cáo phần công sức của bà M, HĐXX xét thấy: Từ thời điểm cụ Th chết năm 1998 bà M vẫn quản lý và sử dụng thửa đất này, trồng cây cối, xây dựng nhà cửa, công trình trên đất..do vậy bà M cũng có công sức trong việc duy trì giá trị thửa đất và cấp sơ thẩm đã xem xét tính công sức cho bà M là đúng, tuy nhiên tổng giá trị thửa đất là 195.000.000đ, bà M sinh sống và duy trì thửa đất 19 năm cấp sơ thẩm tính công sức cho bà Minh là 60.450.000đ là nhiều, vì thực tế bà M sinh hoạt, xây dựng nhà cửa để ở, trồng cây cối để khai thác hoa lợi chứ không có tôn tạo nhiều để làm tăng giá trị của thửa đất. Do vậy chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông S, bà H1, anh H2, ông C, bà M, giảm phần công sức của bà M. Căn cứ thực tế bà M đã sử dụng đất nên cần trích trả bà M số tiền công sức là 20.450.000đ.

[4] Về nội dung kháng cáo không chấp nhận việc chia di sản thừa kế cho bà Minh, anh Thành 46,9m2 đất ở mà chỉ được hưởng công sức và phần di sản của ông S. HĐXX xét thấy cấp sơ thẩm đã xác định hàng thừa kế di sản của cụ M gồm 6 người và của cụ Nh gồm 7 người, trong đó có kỷ phần của ông S, nhưng do ông S đã chết nên bà M, anh Th là hàng thừa kế thứ nhất của ông Sinh sẽ được hưởng phần di sản lẽ ra khi còn sống ông S sẽ được hưởng. Như vậy, cấp sơ thẩm xác định bà M, anh Th được hưởng kỷ phần của ông S chứ không phải chia thừa kế tài sản của cụ Nh, cụ M cho bà M, anh Th. Do vậy nội dung kháng cáo này của ông S, cụ H, anh H, ông C, bà M không có căn cứ chấp nhận.

[5] Về nội dung kháng cáo đề nghị chia di sản thừa kế cho ông C bằng hiện vật và đề nghị chấp nhận sự tự nguyện của bà H, anh H cho ông C kỷ phần được chia. Bà M đề nghị được chia chung cùng ông C. Bà M đề nghị giao toàn bộ di sản thừa kế cho bà quản lý bằng hiện vật và bà M trả cho các đồng thừa kế bằng tiền. HĐXX xét thấy: Cấp sơ thẩm đã xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ M, cụ Nh và phân chia kỷ phần cho các đồng thừa kế là đúng. Tuy nhiên trong các người con của cụ Nh, cụ M thì hiện nay ông C là người có hoàn cảnh khó khăn, là người có công phục vụ và chiến đấu tại chiến trường Campuchia, được tặng thưởng Huân, Huy chương, hiện nay ông C sức khỏe yếu lại sinh sống trên phần đất nông nghiệp (nay là đất trồng cây lâu năm) khó khăn trong việc ăn ở sinh hoạt. Do vậy cần xem xét phân chia cho ông Cường kỷ phần bằng hiện vật để đảm bảo nơi ăn ở cho ông C. Đối với phần đất cấp sơ thẩm chia cho bà M thì hiện trên đất có nhà hai tầng của bà M cần giữ nguyên để đảm bảo cho bà M chỗ ăn ở, sinh hoạt.

Còn phần đất gồm 01 nhà phụ mái ngói đỏ diện tích 20,355m2 trị giá 21.490.000đ; 01 bán mái lợp Prôximăng diện tích 9,2m2 trị giá 495.000đ; 01 nhà bếp xây gạch ba banh mái ngói đỏ xà gồ tre diện tích 7,18m2 trị giá 5.694.400đ; 01 bể nước thể tích 3,59m3 trị giá 2.424.000đ; bán mái lợp Prôximăng diện tích 4,9m2 trị giá 527.191đ; 01 bán mái Prôximăng diện tích 4,2m2 trị giá 828.851đ; 01 nhà vệ sinh xây tường gạch ba banh diện tích 1,31m2 trị giá 1.818.000đ; 01 giếng trị giá 2.352.000đ; 01 đoạn tường bao giáp đất ông Tr cần giao cho ông C sử dụng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà M thayông C trả giá trị tài sản tính bằng tiền cho bà M. Khi phân chia quyền sử dụng đất cho ông C thì đường ranh giới sẽ vào toàn bộ tài sản trên nếu phá dỡ sẽ không còn giá trị sử dụng, hơn nữa toàn bộ tài sản trên tuy được định giá xác định bằng tiền nhưng thực tế toàn bộ tài sản hiện đã xuống cấp, dột nát, không còn khả năng cải tạo. Ông C và người đại diện cho ông C đều nhất trí chấp nhận phá dỡ toàn bộ tài sản để lấy mặt bằng làm nhà mới cho ông C. Đối với bà H1 và bà M, anh H đều có chỗ ở ổn định nên chia di sản thừa kế tính thành tiền, tuy nhiên bà H1, anh H2 tự nguyện cho ông C kỷ phần tài sản được hưởng nên giao cho ông C kỷ phần của bà H1, anh H2. Đối với ông S là con trai trưởng cần chia đất để làm nơi thờ cúng, ông M hiện chưa có chỗ ở nên cần chia một phần đất tạo dựng chỗ ở. Bà M đã có chỗ ở ổn định nên cần phân chia di sản tính bằng tiền. Đối với phần di sản chia bằng hiện vật nếu ai được hưởng di sản nhiều hơn thì phải trả chênh lệch cho người còn lại. Bà M đề nghị được lấy toàn bộ di sản bằng hiện vật, trong khi đó đất còn rộng và có thể phân chia được nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bà Minh. HĐXX cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông S, ông C, bà M, bà H1, anh H2 và sửa bản án sơ thẩm, cụ thể như sau: Quyền sử dụng đất diện tích 390m2 trị giá 500.000đ/m2 = 195.000.000đ. (Trong đó di sản của cụ Nh là 133m2 đất trị giá 66.500.000đ; di sản của cụ M 257m2 đt trị giá 128.500.000đ. Bà M có thời gian sinh sống 19 năm (1998-2017) đã duy trì thửa đất, xây dựng công trình và trồng cây trên đất nên cần trích cho bà M công sức đối với phần đất của cụ M, cụ Nh là 20.000.000đ (tương đương 40m2 đất).

Di sản còn lại của cụ M là 237m2 đất trị giá 118.500.000đ, của cụ Nh là 113m2 trị giá 56.500.000đ chia như sau:

Kỷ phần mỗi người được hưởng di sản của cụ M là: Diện tích 237m2 đất trị giá 118.500.000đ chia đều cho 6 người trong hàng thừa kế mỗi người được hưởng kỷ phần di sản bằng nhau là 39,5m2 đất trị giá 19.750.000đ gồm cụ Nh, ông S, bà M, ông C, ông M, ông S (bà M, Th hưởng).

Kỷ phần mỗi người được hưởng di sản của cụ Nh là: Diện tích 113m2 đất trị giá 56.500.000đ + kỷ phần di sản của cụ M lẽ ra khi còn sống cụ Nh được hưởng 39,5m2 đất trị giá 19.750.000đ. Tổng di sản của cụ Nh 152,5m2 đất trị giá= 76.250.000đ chia đều cho 7 người trong hàng thừa kế mỗi người được hưởng 21,8m2 đất (làm tròn) trị giá 10.893.000đ (làm tròn số). gồm bà H1, anh H2, ông S, bà M, ông C, ông M, ông S (bà M, Th hưởng).

Tổng kỷ phần di sản mỗi người được hưởng là: Cụ H, anh H mỗi người được hưởng: 21,8m2 đất trị giá 10.893.000đ; Ông S, bà M, ông C, ông M, ông S (bà M, anh Th) mỗi người được hưởng kỷ phần di sản là: 61,3m2 đất trị giá 30.643.000đ.

[6] Đối với nội dung kháng cáo của bà M đề nghị đối trừ tiền bà H theo bản án số 13/2017/DS-PT ngày 22-3-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. HĐXX xét thấy hai quan hệ pháp luật được giải quyết bởi hai vụ án khác nhau, do vậy không có căn cứ để đối trừ nghĩa vụ trong vụ án này. Do vậy không chấp nhận nội dung kháng cáo này của bà M.

[7] Về án phí: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên cấp phúc thẩm tính lại án phí dân sự sơ thẩm. Bà H, ông S là người cao tuổi, Ông S, ông C đều là người có công với cách mạng được tặng thưởng huân chương chiến công, gia đình ông C thuộc diện hộ nghèo nên được miễn án phí sơ thẩm dân sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30-12-2016. Các đương sự khác phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng phần di sản được hưởng được tính theo giá ngạch. Do sửa án sơ thẩm nên các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm dân sự. Đối với chi phí về xem xét thẩm định tại chỗ các đương sự không yêu cầu nên HĐXX không xem xét giải quyết.

[8] Các nội dung khác của bản án không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, 309 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị M. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Bùi Văn S, bà Bùi Thị M, ông Bùi Văn C, bà Lê Thị H, anh

Bùi Văn H và sửa bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DS-ST ngày 06/11/2018 củaTòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Căn cứ khoản 3 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với một phần kháng cáo của ông Bùi Văn S, bà Bùi Thị M, bà Lê Thị H, anh Bùi Văn H về việc tính công sức của bà Lê Thị H trong khối di sản thừa kế.

Căn cứ Điều 609, 611, 612, 650, 651, 658, 660 Bộ luật dân sự.Điều 147, khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 7 Điều 27 của Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Xử: Trích phần công sức trả cho bà Nguyễn Thị M trong khối di sản thừa kế là 20.000.000đ (tương đương 40m2 quyền sử dụng đất).

2. Xác nhận di sản thừa kế của cụ Nh, cụ M gồm: Quyền sử dụng đất diện tích 350m2 trị giá 500.000đ/m2 = 175.000.000đ. Trong đó di sản còn lại của cụ Mỵ là 237m2 đất trị giá 118.500.000đ, của cụ Nh là 113m2 trị giá 56.500.000đ, tại thửa 47 tờ bản đồ số 13, Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương.

3. Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Bùi Văn S. Di sản phân chia bằng hiện vật như sau:

Chia cho ông Bùi Văn C 67,1m2 quyền sử dụng đất trị giá 33.550.000đ có vị trí: Phía Bắc giáp đường xóm từ điểm A đến A1 dài 4,5m; phía Đông giáp phần đất bà Minh từ điểm A1 đến A2 dài 15m; phía Nam giáp phần đất của bà M từ điểm A2 đến A3 dài 4,5m, phía Tây giáp đất ông Tr từ điểm A1 đến A3 dài 15m (có sơ đồ kèm theo). Giao cho ông Bùi Văn C các tài sản trên đất gồm 01 nhà phụ mái ngói đỏ diện tích 20,355m2 trị giá 21.490.000đ; 01 bán mái lợpPrôximăng diện tích 9,2m2 trị giá 495.000đ; 01 nhà bếp xây gạch ba banh mái ngói đỏ xà gồ tre diện tích 7,18m2 trị giá 5.694.400đ; 01 bể nước thể tích 3,59m3 trị giá 2.424.000đ; bán mái lợp Prôximăng diện tích 4,9m2 trị giá 527.191đ; 01bán mái ngói đỏ diện tích 4,2m2 trị giá 828.851đ; 01 nhà vệ sinh xây tường gạch ba banh diện tích 1,31m2 trị giá 1.818.000đ; 01 giếng khơi trị giá 2.352.000đ; 01 đoạn tường bao giáp đất ông Tranh hết giá trị sử dụng được định giá 0 đ. Tổng giá trị tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất là 35.629.000đ.

Chấp nhận sự tự nguyện của ông C và người đại diện theo ủy quyền về việc tháo dỡ toàn bộ tài sản trên đất theo đường ranh giới giữa thửa đất của ông C và bà M.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà Bùi Thị M thay ông Bùi Văn C trả cho bàNguyễn Thị M giá trị tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tính thành tiền là 35.629.000 (ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi chín nghìn đồng).

Chấp nhận sự tự nguyện của anh Th cho bà M phần di sản được hưởng.

Chia cho bà Nguyễn Thị M diện tích 161,6m2 quyền sử dụng đất trị giá80.800.000đ tại Thôn A, xã K, huyện H, tỉnh Hải Dương có vị trí phía Bắc giáp đường xóm có cạnh từ điểm A1 đến B2 dài 4,8m, Phía Đông giáp phần đất chiacho ông M có cạnh từ điểm B2 đến D2 dài 19,7m; Phía Nam giáp phần đất của bà H1 có cạnh từ điểm D2 đến E dài 13,42m; phía Tây giáp phần đất ông Tr có cạnh từ điểm E đến điểm A3 dài 5,9m; Phía Bắc giáp phần đất chia cho ông C có cạnh từ điểm A3 đến A2 dài 4,5m và cạnh phía Tây từ điểm A2 đến A1 dài 15m (có sơ đồ kèm theo). Tài sản trên đất có toàn bộ công trình xây dựng của bà M gồm: 01 nhà hai tầng chưa chát diện tích 100,8m2 trị giá 320.629.000đ; 01 cổng sắt đã cũ giá trị không đồng, trên đất có 01 cây vải trị giá 520.000đ, 02 cây táo trị giá 400.000đ/cây = 800.000đ. Tổng giá trị là 483.549.000đ. (Trong đó công sức: 40m2 đt trị giá 20.000.000đ; kỷ phần di sản bà M, anh Th được hưởng của ông S: 61.3m2 đất trị giá 30.643.000đ, giá trị tài sản do bà M tạo dựng 321.949.000đ).

Chia cho ông Bùi Văn M diện tích 81,7m2 quyền sử dụng đất trị giá 40.850.000đ, vị trí phía Bắc giáp đường xóm có cạnh từ điểm B2 đến B1 dài 4,2m; Phía Đông giáp phần đất của ông S từ điểm B1 đến D1 dài 19,3m; Phía Nam giáp phần đất của bà H1 từ điểm D1 đến D2 dài 4,2m; Phía Tây giáp phần đất của bà M từ điểm D2 đến B2 dài 19,7m (có sơ đồ kèm theo). Trên đất có một số cây táo...

Chia cho ông Bùi Văn S 79,6m2 quyền sử dụng đất trị giá 39.800.000đ. Vịtrí thửa đất phía Bắc giáp đường xóm từ điểm B1 đến B dài 3,2m, từ điểm B đến điểm C dài 1,4m; phía Đông giáp đường ngõ xóm từ điểm C đến điểm D dài18,1m; Phía Nam giáp đất bà Học từ điểm D đến điểm D1 dài 4,2m; Phía Tây giáp phần đất chia cho ông M từ điểm D1 đến B1 dài 19,3m (có sơ đồ kèm theo). Tài sản trên đất có một số cây táo, cau, bưởi…

Tại vị trí giáp ranh nếu có công trình xây dựng hoặc cây cối trên đất các bên phải có trách nhiệm tháo dỡ.

4. Trích trả chênh lệch tài sản như sau:

Buộc bà Nguyễn Thị M phải thanh toán trị giá kỷ phần di sản bằng tiền cho bà Bùi Thị M là 30.150.000đ (Ba mươi triệu một trăm năm mươi nghìn đồng) (tương đương 60,3m2 quyền sử dụng đất)

Buộc Ông Bùi Văn S phải thanh toán giá trị kỷ phần di sản bằng tiền cho cụ Lê Thị H1 là 18,3m3 đất trị giá là 9.150.000đ. Chấp nhận sự tự nguyện của cụ H1 cho ông Bùi Văn C giá trị tài sản trên nên Bùi Văn S trả cho ông Bùi Văn C 9.150.000đ (chín triệu một trăm năm mươi nghìn đồng).

Buộc ông Bùi Văn M phải thanh toán giá trị kỷ phần di sản bằng tiền cho anh Bùi Văn H là 20.4m2 đất trị giá 10.200.000đ. Chấp nhận sự tự nguyện của anh Bùi Văn H cho ông Bùi Văn C giá trị tài sản trên nên ông Bùi Văn M phải thanh toán cho ông Bùi Văn C 10.200.000đ (Mười triệu hai trăm nghìn đồng).

Buộc ông Bùi Văn C phải thanh toán giá trị kỷ phần di sản bằng tiền cho bà Bùi Thị M 500.000đ (năm trăm nghìn đồng) (tương đương 01m2 quyền sử dụng đất), anh Bùi Văn H số tiền 700.000đ (bảy trăm nghìn đồng) (tương đương1,4m2 quyền sử dụng đất), cụ Lê Thị H 3,5m2 đất trị giá 1.750.000đ. Chấp nhận sự tự nguyện của anh H2, cụ H1 cho ông Bùi Văn C giá trị toàn bộ tài sản trên. Chấp nhận sự tự nguyện của bà M sử dụng chung với ông C giá trị tài sản trên.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án hợp pháp khoản tiền trên, người phải thi hành án chậm thi hành thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm thi hành được xác định theo khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015.

5.Về án phí:

Án phí dân sự sơ thẩm: Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông Bùi Văn S, ông Bùi Văn C và bà Lê Thị H.

Bà Nguyễn Thị M phải chịu 1.532.000đ (Một triệu năm trăm ba mươi hai nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm, đối trừ số tiền 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) bà M đã nộp theo biên lai thu số AA/2017/0000004 ngày 09-3-2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Hà. Bà Nguyễn Thị M còn phải nộp tiếp 32.000đ (Ba mươi hai nghìn đồng).

Bà Bùi Thị M, ông Bùi Văn M mỗi người phải chịu 1.532.000đ (Một triệu năm trăm ba mươi hai nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Trả lại ông Bùi Văn S số tiền 4.000.000đ (bốn triệu đồng) tiền tạm ứng án phí ông Sơn đã nộp theo biên lai thu số AB/2014/0001026 ngày 20-10-2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Hà.

Về án phí phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị M, ông Bùi Văn S, bà Lê Thị H, anh Bùi Văn H, bà Bùi Thị M không phải chịu án phí phúc thẩm dân sự.

Trả lại cho: Bà Nguyễn Thị M số tiền 300.000đ theo biên lai thu tiền số AA/2017/0000280 ngày 03/12/2018; Bà Bùi Thị M số tiền 300.000đ theo biên lai thu tiền số AA/2017/0000279 ngày 29/11/2018; Anh Bùi Văn H số tiền 300.000đ theo biên lai thu tiền số AA/2017/0000278 ngày 29/11/2018 đều của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

6. Các nội dung khác không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

703
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 15/2019/DS-PT ngày 04/04/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế

Số hiệu:15/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:04/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về