Bản án 144/2017/DS-PT ngày 21/08/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

BẢN ÁN 144/2017/DS-PT NGÀY 21/08/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Ngày 21 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 78/2017/TLPT-DS, ngày 22 tháng 5 năm 2017, về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”; do Bản án dân sự sơ thẩm số: 11/2017/DS-ST, ngày 05/04/2017, của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu bị kháng cáo; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 105/2017/QĐ-PT, ngày 21 tháng 6 năm 2017; giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà L  Thị T, sinh năm 1966; địa chỉ cư trú: Tổ 13, ấp T1, xã T2, huyện T3, tỉnh Tây Ninh; có mặt.

2. Bị đơn:

2.1. Bà Phạm Thị Mộng A, sinh năm 1968;

2.2. Chị Phạm Thị Ngọc B, sinh năm 1990;

Địa chỉ cư trú: Tổ 12, ấp A1, xã A2, huyện A3, tỉnh Tây Ninh; bà A có mặt, chị B vắng mặt.

3. Người kháng cáo: Bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B là bị đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn - bà Lê Thị T trình bày: Ngày 10/6/2015, bà cho bà A và chị B vay số tiền 400.000.000 đồng để mua xe buýt, bà A và con gái bà A là chị B cùng ký giấy nợ. Hai bên thỏa thuận bằng lời là tiền lãi 2%/tháng và trả lại tiền gốc sau 01 năm.

Ngày 02-7-2015 bà A chuyển khoản qua ngân hàng Vietcombank để trả cho bà số tiền 205.000.000 đồng, trong đó 200.000.000 đồng tiền gốc và 5.000.000 đồng là tiền lãi; sau đó không trả gốc và lãi như thỏa thuận.

Nay bà yêu cầu bà A và chị B trả số tiền gốc là 200.000.000 đồng và tiền lãi 1%/tháng kể từ ngày vay cho đến ngày 25-11-2016 là 34.000.000 đồng, tổng cộng tiền gốc và lãi là 234.000.000 đồng.

Tại biên bản hoàn giải ngày 25-11-2016 và ngày 02-12-2016, bị đơn bà Phạm Thị Mộng A trình bày: Bà thừa nhận ngày 10-6-2015, bà có đến vay của bà T số tiền 400.000.000 đồng, bà và con bà là chị B có ký vào giấy nợ. Hai b n thỏa thuận bằng lời tiền lãi 15%/tháng, không xác định thời gian trả. Do con gái tên B cùng đi với bà nên bà T yêu cầu chị B ký vào giấy nợ, thực tế số tiền vay này chỉ có một mình bà vay. Đến ngày 01-7-2016 bà có trả cho bà T 205.000.000 đồng qua việc chuyển khoản như bà T trình bày và trả lãi bằng tiền mặt là 40.000.000 đồng nhưng không làm giấy tờ. Khoảng 3, 4 tháng sau bà trả cho bà T được 100.000.000 đồng tiền lãi; bà T cũng không làm biên nhận.

Ngày 12-6-2015 bà vay tiếp của bà T 350.000.000 đồng, đến ngày 01/7/2015 bà chuy n khoản qua ngân hàng Vietcombank để trả số tiền này.

Vào tháng 12-2015, do cần tiền để đáo hạn ngân hàng nên bà có vay của bà T số tiền 1.400.000.000 đồng, sau khi được giải ngân bà trả cho bà T 1.400.000.000 đồng tiền gốc, còn nợ lại tiền lãi của số tiền vay này là 100.000.000 đồng, hai bên không làm giấy nợ

Ngày 16-8-2016, bà T tính toán lại tiền gốc, tiền lãi và yêu cầu bà viết giấy nợ mới là 518.000.000 đồng; bao gồm tiền gốc là 300.000.000 đồng (200.000.000 đồng còn nợ lại của số tiền vay 400.000.000 đồng ngày 10-6-2015 và 100.000.000 đồng là tiền lãi khi vay số tiền 1.400.000.000 đồng) và tiền lãi là 218.000.000 đồng của số tiền 300.000.000 đồng. Giấy nợ này do bà viết và ký tên, trong giấy nợ này chỉ ghi nợ 518.000.000 đồng mà không ghi tiền gốc và tiền lãi cụ thể là bao nhiêu.

Do số tiền 200.000.000 đồng này đã được cộng dồn vào để viết giấy nợ 518.000.000 đồng và đã được Tòa án nhân dân huyện Tân Châu giải quyết tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/2017/DS-ST ngày 06-3-2017 nên bà không đồng ý trả 200.000.000 đồng tiền gốc và 34.000.000 đồng tiền lãi theo yêu cầu của bà T.

Tại bản tường trình ngày 03-11-2016 bà A trình bày: Ngày 10-6-2015 bà vay của bà T 400.000.000 đồng, ngày 13-6-2015 vay 350.000.000 đồng; ngày 01-7-2015 bà trả 350.000.000 đồng, ngày 02-7-2015 trả 205.000.000 đồng, nên còn nợ tiền gốc 200.000.000 đồng; đến ngày 10-7-2015 bà T tính toán tiền gốc lãi và bắt bà ký giấy nợ 518.000.000 đồng, nhưng việc tính toán này là không đúng nên bà chỉ còn nợ bà T 200.000.000 đồng.

Tại bản tự khai ngày 30-11-2016, bị đơn - Chị Phạm Thị Ngọc B trình bày: Ngày 10/6/2015, chị có đi cùng mẹ là bà A đến gặp bà T. Việc bà A vay tiền của bà T chị không liên quan, nhưng khi bà A viết giấy nợ 400.000.000 đồng, bà T có yêu cầu chị ký tên vào giấy nợ nên chị có ký. Chị hoàn toàn không biết việc bà A nợ tiền của bà T nên chị không đồng ý trả 200.000.000 đồng tiền gốc và 34.000.000 đồng tiền lãi theo yêu cầu của bà T.à T xác định: Bà A vay của bà nhiều khoản tiền, có khoản đã trả xong, cụ thể khoản vay 350.000.000 đồng ngày 13-6-2015 và khoản vay 1,4 tỷ tháng 12-2015 bà A đã trả xong. Ngày 16/8/2016 bà A vay tiếp số tiền 518.000.000 đồng, do bà A chưa trả tiền này cho bà nên bà đã khởi kiện và được Tòa án nhân dân huyện Tân Châu giải quyết bằng bản án dân sự sơ thẩm số 06/2017/DS-ST vào ngày 06-03- 2017.

Tại Bản án Dân sự sơ thẩm số: 11/2017/DS-ST ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu đã quyết định:

Áp dụng các Điều 463, 466, 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị T về việc “tranh chấp dân sự về hợp đồng vay tài sản” đối với bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B.

Buộc bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B cùng có nghĩa vụ liên đới trả cho bà L  Thị T số tiền vay gốc 200.000.000 đồng và số tiền lãi 32.800.000 đồng, tổng cộng là 232.800.000 đồng

Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị T về số tiền lãi 1.200.000 đồng đối với bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B.

Về án phí: Bà A và chị B phải chịu 11.640.000 đồng; bà T phải chịu 200.000 đồng, do bà T đã nộp 5.950.000 đồng tiền tạm ứng án phí khởi kiện nên được khấu trừ, hoàn trả cho bà T 5.750.000 đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo; quyền, nghĩa vụ thi hành án của các đương sự.

Ngày 13-4-2017, Bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B là bị đơn kháng cáo cho rằng chỉ còn nợ bà T 118.000.000 đồng.

- Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh tại phiên tòa phúc thẩm:

+ Về tố tụng: Thẩm phán thụ lý vụ án, thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử và quyết định đưa vụ án ra xét xử đều bảo đảm đúng quy định về thời hạn, nội dung, thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự; Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với phiên tòa dân sự. Những người tham gia tố tụng đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, chấp hành tốt Nội quy phiên tòa.

+ Về nội dung: Đề nghị không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà A và chị B; giữ y bản án sơ thẩm có điều chỉnh về điều luật áp dụng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

ăn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa; ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Chị B là người có kháng cáo, đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của chị B; chỉ xem xét kháng cáo của bà A như quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Hợp đồng vay tiền ngày 10-6-2015 giữa bà T và bà A, chị B được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bằng văn bản; theo đó bà T cho bà A và chị B vay số tiền 400.000.000 đồng; nên hợp đồng này là hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.

Về thời gian trả tiền và lãi suất hai bên khai khác nhau; bà T cho rằng thời gian cho vay là 01 năm và lãi suất là 2%/tháng; còn bà A khai thời gian chỉ vài ngày nhưng cũng không xác định cụ thể và lãi suất là 15%/tháng.

[3] Ngày 02-7-2015 bà A trả cho bà T được 200.000.000 đồng tiền gốc và 5.000.000 đồng tiền lãi, nên tiền gốc còn lại là 200.000.000 đồng.

Về số tiền gốc còn lại, bà A cho rằng đã được cộng dồn vào giấy nợ 518.000.000 đồng viết ngày 16-8-2016 và bà đã bị Tòa án nhân dân huyện Tân Châu xét xử ngày 06-3-2017 buộc bà trả cho bà T số tiền 518.000.000 đồng nên bà không còn nợ bà T khoản tiền này. Tại bản tường trình ngày 03-11-2016 bà A lại cho rằng chỉ còn nợ bà T 200.000.000 đồng; tại phi n tòa sơ thẩm người đại diện hợp pháp của bà A cho rằng chỉ còn nợ bà T 100.000.000 đồng; đơn kháng cáo của bà A và chị B lại cho rằng chỉ còn nợ bà T 118.000.000 đồng. Như vậy, lời khai bà A là mâu thuẫn và bà cũng không có chứng cứ gì để chứng minh số tiền vay ngày 10-6-2016 còn lại 200.000.000 đồng đã được cộng vào giấy ghi nợ ngày 16-8-2016; bà T không thừa nhận có việc cộng tiền 200.000.000 này vào giấy ghi nợ với số tiền 518.000.0000 đồng ngày 16-8-2016 mà cho rằng đó là khoản vay riêng và bà kiện ở vụ án khác. N n việc bà T khởi kiện đòi số tiền gốc 200.000.000 đồng là có căn cứ.

[4] Đối với việc chị B và bà A cho rằng chị B có ký giấy nợ nhưng không biết việc nợ này. Xét thấy, thời điểm chị B ký giấy nợ chị B có đầy đủ năng lực hành vi; việc ký giấy nợ là tự nguyện và việc vay tiền là có thật. Nên bà T khởi kiện bà A và chị B cùng trả nợ là có căn cứ. Do không xác định phần vay của từng người mà là vay chung nên cấp sơ thẩm buộc bà A và chị B cùng liên đới trả nợ cho bà A là đúng quy định tại Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005.

[5] Về tiền lãi: Sau khi vay bà A mới trả cho bà T được 5.000.000 đồng tiền lãi. Về số tiền này cả hai bên đương sự đều không yêu cầu Tòa xem xét lại. Quá trình giải quyết vụ án bà T yêu cầu bà A trả số tiền lãi theo mức 1%/tháng đối với số tiền 200.000.000 đồng từ ngày vay đến ngày xét xử sơ thẩm. Xét thấy, do các bên có tranh chấp về tiền lãi nên Tòa án cấp sơ thẩm lấy mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời đi m xét xử sơ thẩm đ   làm căn cứ tính lãi cho b n vay với mức 0,75%/tháng là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005. Cấp sơ thẩm xác định số tiền lãi kể từ ngày vay đến khi xét xử sơ thẩm bị đơn phải trả cho nguyên đơn 32.800.000 đồng là có căn cứ.

Như vậy, không có cơ sở chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà A; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[6]  Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết nhưng phần quyết định của Bản án lại viện dẫn điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2015 là không chính xác, cấp phúc thẩm điều chỉnh lại cho phù hợp; cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

[7] Án phí phúc thẩm: Bà A, chị B phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại  Điều 148 BLTTDS và Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 3, Điều 296; khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 298, 471, 476 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của chị Phạm Thị Ngọc B.

2. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Phạm Thị Mộng A; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

Buộc bà Phạm Thị Mộng A và chị Phạm Thị Ngọc B cùng có nghĩa vụ liên đới trả cho bà Lê Thị T số tiền 232.800.000 (hai trăm ba mươi hai triệu tám trăm ngàn) đồng.

Kể  từ ngày bà T có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà A và chị B chưa thi hành xong số tiền nêu trên thì hàng tháng bà A và chị B còn phải trả cho bà T số tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. Về án phí:

3.1. Án phí dân sự sơ thẩm: Bà A và chị B cùng phải chịu 11.640.000 (mười một triệu sáu trăm bốn mươi nghìn) đồng.

Bà T phải chịu 200.000 đồng; bà T đã nộp 5.950.000 đồng tiền tạm ứng án phí khởi kiện tại biên lai thu số 0023554, ngày 10-10-2016 và biên lai thu số 0024035, ngày 14-3-2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Châu được khấu trừ; hoàn trả cho bà T 5.750.000 (năm triệu bảy trăm năm mươi nghìn) đồng tiền tạm ứng án phí khởi kiện.

3.2 Án phí dân sự phúc thẩm: Bà A và chị B mỗi người phải chịu 300.000 đồng; ghi nhận bà A và chị B đã nộp từ tiền tạm ứng án phí kháng cáo biên lai thu số 0024142, ngày 14/4/2017 và biên lai thu số 0024143, ngày 14/4/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Châu; bà A và chị B đã nộp xong án phí dân sự phúc thẩm.

4. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

542
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 144/2017/DS-PT ngày 21/08/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Số hiệu:144/2017/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tây Ninh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:21/08/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về