TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
BẢN ÁN 13/2023/HS-ST NGÀY 13/04/2023 VỀ TỘI CHIẾM ĐOẠT, MUA BÁN TRÁI PHÉP VẬT LIỆU NỔ
Ngày 13 tháng 4 năm 2023, tại Ph xét xử số 02, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận xét xử sơ thẩm, công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 29/2022/TLST-HS ngày 17 tháng 11 năm 2022 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 07/2023/QĐXXST-HS ngày 17 tháng 3 năm 2023 đối với các bị cáo:
1. PHẠM NGỌC L, sinh năm: 1994, tại tỉnh Ninh Thuận. Giới tính: Nam; Nơi cư trú: Thôn A, xã X, huyện N, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Thợ khoan đá; Trình độ văn hoá (học vấn): 6/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông: Phạm Ngọc X1 và bà Huỳnh Thị Kim L; Vợ, con: Chưa có, (sống chung không có đăng ký kết hôn với chị Hoàng Nữ Vi V); Tiền án, tiền sự: Không. Tạm giữ: 19-3-2022; chuyển Tạm giam: 24-3-2022.
Bị cáo hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
2. HUỲNH TẤN Q, sinh năm: 1998, tại tỉnh Ninh Thuận. Giới tính:
Nam; Nơi cư trú: Thôn A, xã X, huyện N, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Lái xe; Trình độ văn hoá (học vấn): 6/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông: Huỳnh T và bà Đinh Thị G; Vợ, con: Chưa có; Tiền án, tiền sự: Không. Tạm giữ: 19-3-2022; chuyển Tạm giam: 24-3-2022.
Bị cáo hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
3. TRẦN VĂN D, sinh năm: 1990, tại tỉnh Ninh Thuận. Giới tính: Nam; Hộ khẩu thường trú: Thôn B, xã P, huyện O, tỉnh Ninh Thuận. Nơi cư trú: Khu phố 2, phường V, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Thợ làm đá; Trình độ văn hoá (học vấn): 4/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông: Trần Văn T2 và bà Nguyễn Thị Kim C; Vợ là Nguyễn Thị Thanh H và 02 người con; Tiền án, tiền sự: Không. Tạm giữ: Không, Tạm giam: 17-6-2022.
Bị cáo hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
4. LÊ THỊ H1, sinh năm: 1965, tại tỉnh Ninh Thuận. Giới tính: Nữ; Nơi cư trú: Thôn L3, xã I huyện N, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Buôn bán; Trình độ văn hoá (học vấn): 5/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Thiên chúa; Con ông: L8 C1 (đã chết) và bà Nguyễn Thị M (đã chết); Chồng là: Đặng Văn K và 07 người con; Tiền án, tiền sự: Không. Tạm giữ: Không; Tạm giam: 17-6-2022.
Bị cáo hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
5. NGUYỄN THỊ L4, sinh năm: 1988, tại tỉnh Ninh Thuận. Giới tính: Nữ; Nơi cư trú: Khu phố 11, phường Đ, thành phố P1, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Nội trợ; Trình độ văn hoá (học vấn): 9/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông: Nguyễn Văn Th và bà Phụng Thị M1; Chồng là: Võ Văn Đ1, có 03 người con; Tiền án, tiền sự: Không; Tạm giữ, Tạm giam: Không.
Bị cáo hiện đang tại ngoại.
Có mặt tại phiên tòa.
6. NGUYỄN TRUNG TH1, sinh năm: 1968, tại tỉnh Khánh Hòa. Giới tính: Nam; Nơi cư trú: Thôn L5, xã M2, T2 phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hoá (học vấn): 9/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông: Nguyễn Ch (đã chết) và bà Bùi Thị H1 (đã chết); Vợ là: Nguyễn Thị PH và 02 người con; Tiền án, tiền sự: Không.
Nhân thân:
Tại Bản án số 127/2011/HSPT ngày 27-7-2011, bị Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội: “M bán trái phép vật liệu nổ”. Đã chấp hành xong, đương nhiên xóa án tích.
Tạm giữ, Tạm giam: Không. Bị cáo hiện đang tại ngoại.
Có mặt tại phiên tòa.
7. ĐÀO VĂN L3, sinh năm: 1982, tại tỉnh Ninh Thuận, Giới tính: Nam; Nơi cư trú: Thôn 1, xã Nh, huyện O, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Thợ làm đá; Trình độ văn hoá (học vấn): 02/12; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam;
Tôn Bo: Thiên chúa; Con ông: Đào Q1và bà Trần Thị Th1; Vợ là: Nguyễn Thị D1 và 03 người con; Tiền án, tiền sự: Không. Tạm giữ, Tạm giam: Không.
Bị cáo hiện đang tại ngoại.
Có mặt tại phiên tòa.
- Người bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc L: Luật sư Đào Văn Ph – Thuộc Văn Phòng Luật sư T3– Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận.
Địa chỉ: Số A đường Ng, phường Đ, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
- Bị hại: Công ty TNHH L7;
Địa chỉ: Số N đường Tr, phường Th2, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Đinh Â, Chức vụ: Giám đốc;
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn T4, sinh năm: 1978, Chức vụ: Phó giám đốc (theo Giấy ủy quyền lập ngày 18/4/2022 – BL 472) Nơi cư trú: Khu phố 05, phường Y, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa, có đơn xin xét xử vắng mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Võ Thị Kim H2, sinh năm: 1972;
Nơi cư trú: Thôn 01, xã U, huyện O, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
2. Bà Bùi Thị Kim X2, sinh năm: 1979;
Nơi cư trú: Khu phố 02, phường V, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
3. Bà Hoàng Nữ Vi V, sinh năm: 1980;
Nơi cư trú: Khu phố 01, phường V, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
- Người làm chứng:
1. Ông Phạm Văn L9, sinh năm: 2004;
Nơi cư trú: Thôn A, xã X, huyện N, tỉnh Ninh Thuận.
Có mặt tại phiên tòa.
2. Ông Lê Minh Tr2, sinh năm: 1971;
Nơi cư trú: Khu phố 07, phường Th2, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
3. Ông Mai Văn Th, sinh năm: 1972;
Nơi cư trú: Khu phố 05, phường N1, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
4. Ông Nguyễn Hữu T5, sinh năm: 1973;
Nơi cư trú: Thôn Th3, xã Đ, huyện N2, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
5. Ông Trương Vĩnh Th4, sinh năm: 1958;
Nơi cư trú: Khu phố 03, phường Y, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
6. Bà Huỳnh L8, sinh năm: 1979;
Nơi cư trú: Khu phố 06, phường KD, thành phố P, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
7. Ông Nguyễn Hứa U, sinh năm: 1978;
Nơi cư trú: Thôn Nh2, xã H2, huyện S2, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
8. Ông Võ Văn Đ1, sinh năm: 1986;
Nơi cư trú: Khu phố 11, phường Đ, T2 phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Vắng mặt tại phiên tòa.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội D1 vụ án Đ1 tóm tắt như sau:
Phạm Ngọc L và Huỳnh Tấn Q là công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn TH mại và Xây dựng L(gọi tắt là Công ty L).
Công ty Lthực hiện kế hoạch nổ mìn tại công trình đập hồ chứa nước Sông Than ở thôn H3, xã N3, huyện S2, tỉnh Ninh Thuận nên vào sáng ngày 19/3/2022 Phạm Ngọc L và Huỳnh Tấn Q cùng với Phạm Văn L7, Mai Văn Th, Nguyễn Hữu T5 cùng là công nhân đến kho vật liệu nổ của Công ty tại khu vực Đèo Cậu Thuộc thôn Phú Thủy, xã Mỹ Sơn, huyện S2 nhận và đưa Thuốc nổ Lên ô tô rồi vận chuyển đến khu vực đang thi công tại công trình để Tiến hành nổ mìn.
Tại công trường, L được giao nhiệm vụ nhồi Thuốc nổ vào lỗ khoan còn Q thì giúp L lấp đất lỗ khoan đã được L nhồi Thuốc nổ. Trong lúc làm việc thì L bảo Q lấy 2 bao Thuốc nổ ANFO tổng cộng 48kg đem cất giấu tại khu vực nổ mìn. Sau khi làm việc xong thì L và Q cùng với mọi người ra về.
Đến khoảng 14h00 chiều cùng ngày L chở Q bằng xe mô tô Winner màu cam đen, biển số 85B1-798.62 đến công trường lấy số Thuốc nổ đã cất giấu, chở đi bán. Khi đến tỉnh lộ 708 địa phận Thuộc thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện N2, tỉnh Ninh Thuận thì bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Ninh Thuận bắt quả tang đối với Q. Còn L bỏ chạy, đến 18h00 cùng ngày thì ra đầu thú. Cơ quan công an đã thu giữ toàn bộ Thuốc nổ nói trên từ Q và L Tại Kết luận Bm định số 103, ngày 23/3/2022 của Phòng kỹ Thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa kết luận số Thuốc nổ mà L và Q đã chiếm đoạt như sau: “Các mẫu gửi giám định là Thuốc nổ ANFO, là loại Thuốc nổ phá sử dụng trong các mỏ lộ thiên trong điều kiện khô, không nhạy với kíp nổ, được mồi nổ bằng khối Thuốc nổ khác. Hiện tại còn sử dụng được.” Quá trình điều tra, đã làm rõ: bằng thủ đoạn tương tự như trên, L đã nhiều lần chiếm đoạt vật liệu nổ của Công ty Ltrong lúc tham gia thi công nổ mìn ở những công trình khác, sau đó sử dụng xe mô tô vận chuyển đi bán cho Lê Thị H1 và Trần Văn D. Sau khi mua thì H1 và D đã bán lại cho những người khác để kiếm lời. Cụ thể:
- Lần 1: Khoảng tháng 01/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Hòn Giài Thuộc xã Mỹ Sơn, huyện S2, sau đó dùng xe mô tô chở đến nhà Lê Thị H1 ở thôn L3, xã I, huyện N bán 02kg Thuốc nổ ANFO Đ1 600.000đ. Sau khi mua, H1 đã bán số Thuốc nổ này cho người khác (không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 2: Khoảng tháng 02/2021, L chiếm đoạt 06kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 1 Thuộc xã Mỹ Sơn, huyện S2, sau đó dùng xe mô tô chở đến nhà Lê Thị H1 bán được 1.800.000đ. Sau khi mua, H1 đã bán số Thuốc nổ này cho người khác (không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 3: Khoảng tháng 3/2021, L chiếm đoạt 01kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 1, sau đó dùng xe mô tô chở đến nhà Lê Thị H1 bán được 300.000đ. Sau khi mua, H1 đã bán số Thuốc nổ này cho người khác (không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 4: Khoảng tháng 5/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 1, sau đó dùng xe mô tô chở đến nhà Lê Thị H1 bán được 600.000đ. Sau khi mua thì H1 đã bán lại cho 02 kg Thuốc nổ Nhũ Tương trên cho Nguyễn Trung Th1 được 1.200.000đ. Th1 đã sử dụng đánh bắt cá.
- Lần 5: Khoảng tháng 6/2021, L chiếm đoạt 04kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2 Th1ộc xã Mỹ Sơn, huyện S2, sau đó dùng xe mô tô chở bán cho Lê Thị H1 được 1.200.000đ.
Sau khi mua, H1 bán 02 kg Thuốc nổ Nhũ Tương trên cho Nguyễn Trung Th1 với số tiền 1.200.000đ. Th1 đã sử dụng để đánh bắt cá; 02 kg Thuốc nổ còn lại H1 đã bán cho người khác (không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 6: Trong tháng 6/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó dùng xe mô tô chở đến bán cho Trần Văn D được 700.000đ. Sau khi mua, D sử dụng để phá đá.
- Lần 7: Khoảng tháng 7/2021, L chiếm đoạt 03kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, rồi sử dụng xe mô tô chở bán cho Trần Văn D được 1.050.000đ. Sau đó D bán lại cho Đào Văn L3 01kg Thuốc nổ Nhũ Tương được 600.000đ. Sau khi mua, L3 đã sử dụng để phá đá.
- Lần 8: Khoảng tháng 8/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó dùng xe mô tô chở đến bán cho Trần Văn D được 700.000đ.
- Lần 9: Trong tháng 8/2021, L chiếm đoạt 06kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Lê Thị H1 được 1.800.000đ. Đến tháng 9/2021, H1 bán cho Nguyễn Trung Th1 02 kg Thuốc nổ Nhũ Tương nói trên được 1.200.000đ. Th1 đã sử dụng để đánh bắt cá; 04 kg Thuốc nổ Nhũ Tương còn lại H1 đã bán cho người khác (Không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 10: Khoảng tháng 9/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Trần Văn D 02kg được 700.000đ.
- Lần 11: Trong tháng 10/2021, L chiếm đoạt 01kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Lê Thị H1 được 300.000đ.
- Lần 12: Trong tháng 10/2021, L chiếm đoạt 02kg Thuốc nổ Nhũ Tương khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Trần Văn D được 700.000đ.
- Lần 13: Khoảng tháng 11/2021, L chiếm đoạt 24kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Trần Văn D 24kg Thuốc nổ ANFO được 8.400.000đ (giá 350.000đ/1kg).
Sau khi mua, Trần Văn D sử dụng xe mô tô chở đến bán lại cho Lê Thị H1 10kg Thuốc nổ ANFO Đ1 4.300.000đ (giá 430.000đ/1kg).
- Lần 14: Trong tháng 11/2021, L chiếm đoạt 04kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Lê Thị H1 được 1.200.000đ. Sau khi mua, H1 bán lại cho người khác (không rõ nhân thân, địa chỉ).
- Lần 15: Trong tháng 11/2021, L chiếm đoạt 24kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô tô chở đến bán cho Lê Thị H1 được 7.200.000đ (giá 300.000đ/1kg).
Sau đó H1 bán cho Nguyễn Thị L4 25 kg Thuốc nổ ANFO (trong đó có 24 kg vừa mua và 1kg đã mua trước đó) với số tiền 10.000.000đ (giá 400.000đ/1kg), nhưng L4 chỉ mới trả cho H1 8.000.000đ.
Sau khi mua, L4 sử dụng xe mô tô chở số Thuốc nổ về đưa cho chồng là Võ Văn Đ1 cất giấu trên ghe đang neo đậu ở khu vực bờ kè Thuộc phường Đ, thành phố P. Khi cất Thuốc nổ thì Đ1 không biết đây là đồ vật gì, sau đó L4 mới nói cho Đ1 biết đó là Thuốc nổ do L4 mua để dành sử dụng đánh bắt cá và số Thuốc nổ này đã bị trời mưa làm hư hỏng nên Đ1 đã đem vứt bỏ - Lần 16: Cuối tháng 12/2021 đầu tháng 01/2022, L chiếm đoạt 14kg Thuốc nổ ANFO khi thi công nổ mìn tại mỏ đá Núi Tiêng 2, sau đó sử dụng xe mô đến bán cho Lê Thị H1 được 4.200.000đ (giá 300.000đ/1kg).
* Các hành vi chiếm đoạt, mua bán kíp nổ: Phạm Ngọc L còn nhiều lần chiếm đoạt thêm kíp nổ của Công ty Lrồi đem bán cho người khác, cụ thể:
- L bán cho Lê Thị H1 4 lần tổng cộng 40 kíp nổ được 2.000.000đ (giá 50.000đ/1kíp).
Sau khi mua thì H1 bán lại cho Th1 02 lần tổng cộng 07 kíp nổ được 430.000đ (giá từ 50.000đ -70.000đ/1kíp) và bán cho Nguyễn Thị L4 10 kíp nổ được 650.000đ.
Sau khi mua thì L4 đưa số kíp nổ cho chồng là Võ Văn Đ1 cất Lên ghe, sau đó Được đã vứt bỏ số kíp nổ này cùng lúc với vứt bỏ số Thuốc nổ bị hư hỏng trước đó.
- L bán cho Trần Văn D 05 lần tổng cộng 30 kíp nổ được 1.500.000đ (giá 50.000đ/1kíp). Sau khi mua thì D bán lại 13 kíp nổ cho Đào Văn L3 được 910.000đ (giá 70.000đ/1kíp) * Ngoài những lần phạm tội nói trên, các bị cáo còn khai nhận thêm những lần chiếm đoạt, mua bán vật liệu nổ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị cáo không có chứng cứ nào khác chứng minh việc mua bán giữa hai bên nên Cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những lần mua bán này. Cơ quan ANĐT tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.
Đối với hành vi sử dụng Thuốc nổ để phá đá, đánh bắt cá của Th1, L4 và D, ngoài lời khai nhận của những người này thì không còn chứng cứ nào khác chứng minh hành vi sử dụng Thuốc nổ của họ nên cơ quan điều tra không xử lý hình sự về hành vi này.
Đối với Nguyễn Văn Đ1, biết L4 mua bán Thuốc nổ nhưng không tố giác; Đặng Văn Khấn (là chồng của H1) và Đặng Thành V2, Đặng Thành Ch2 (đều là con của H1) biết H1 mua bán Thuốc nổ nhưng không tố giác. Do những người không tố giác đều là chồng và con của người phạm tội và tội phạm do L4 và H1 thực hiện không phải là tội đặc biệt nghiêm trọng, nên hành vi của những người này không cấu thành tội phạm * Cơ quan điều tra, đã thu giữ và xử lý phương tiện mà các bị cáo sử dụng để liên hệ giao dịch mua bán và vận chuyển vật liệu nổ sau khi chiếm đoạt, mua bán như sau:
Xe mô tô hiệu Winnerx biển số 85B1-798.62 đứng tên chủ sở hữu Hoàng Nữ Vi V (là vợ L): Phan Ngọc L sử dụng xe để vận chuyển Thuốc nổ nhưng V không biết, nên Cơ quan ANĐT đã trả lại cho chủ sở hữu Xe mô tô hiệu Dream II biển số 85V1-56xx đứng tên sở hữu là Nguyễn Hữu Ph1. Xe này do Lê Thị H1 mua lại của một người không rõ nhân thân, địa chỉ. Kết quả điều tra đến nay chưa làm rõ được những quan hệ giao dịch liên quan đến chiếc xe này nên chưa có cơ sở xử lý vật chứng.
- 01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 09376934xx của Trần Văn D - 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo Reno6 Z 5g bên trong có sim số 09153670xx, 0945764534 của Phạm Ngọc L - 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A3S bên trong có sim số 03874198xx của Lê Thị H1 - 01 điện thoại di động bàn phím Nokia bên trong có 01 sim điện thoại di động số 03747538xx của Nguyễn Trung Th1 - 01 điện thoại di động bàn phím itel bên trong có 01 sim điện thoại di động số 08684134xx của Nguyễn Thị L4.
- 01 áo khoác màu đen dài tay dùng để bọc Thuốc nổ khi Q và L vận chuyển.
Ngoài ra còn tạm giữ và đã trả lại cho Huỳnh Tấn Q 01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 0704535128 vì không liên quan đến tội phạm Công ty L không yêu cầu bồi thường số Thuốc nổ mà bị cáo Phạm Ngọc L chiếm đoạt được và đã đem bán, đồng thời có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho L. Riêng số Thuốc nổ bị L và Q chiếm đoạt, sau khi giám định còn lại 46,8kg, hiện đang bảo quản tại kho vũ khí-đạn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận, Công ty L có ý kiến không nhận lại, đề nghị tịch thu tiêu hủy.
Gia đình các bị cáo tự nguyện giao nộp một phần số tiền các bị cáo bán được thuốc nổ, cụ thể: Phạm Ngọc L 5.000.000đ, Lê Thị H1 4.000.000đ, Trần Văn D 2.000.000đ * Tại Cáo trạng số 01/QĐ-VKS-P1 ngày 15-11-2022, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận truy tố:
Phạm Ngọc L tội: “Chiếm đoạt, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 4, Điều 305 Bộ luật hình sự;
Huỳnh Tấn Q tội: “Chiếm đoạt, vận chuyển trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 3, Điều 305 Bộ luật hình sự;
Trần Văn D tội: “Mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 3, Điều 305 Bộ luật hình sự;
Lê Thị H1 tội: “Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 3, Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Thị L4 tội: “Mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ” theo điểm b, khoản 2, Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Trung Th1 và Đào Văn L3 tội: “M bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1, Điều 305 Bộ luật hình sự - Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội giống nội dung cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã truy tố.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận thay đổi nội dung truy tố như sau:
Phạm Ngọc L tội: “Chiếm đoạt, Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 4 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Huỳnh Tấn Q tội: “Chiếm đoạt vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Trần Văn D tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Lê Thị H1 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Thị L4 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm b khoản 2 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Trung Th1 và Đào Văn L3 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự - Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận phát biểu quan điểm luận tội và tranh luận:
Việc khởi tố, điều tra, truy tố các bị cáo về những hành vi và tội danh nêu trong Cáo trạng là hoàn toàn có cơ sở và đúng pháp luật. Tuy nhiên đến thời điểm xét xử hiện nay, do có sự thay đổi về chính sách pháp luật có lợi cho các bị cáo, theo đó Viện kiểm sát đánh giá hành vi vận chuyển, tàng trữ vật liệu nổ của các bị cáo bị thu hút vào hành vi chiếm đoạt và mua bán trái phép vật liệu nổ; mặt khác hành vi tàng trữ vật liệu nổ của bị cáo chỉ dưa trên cơ sở lời khai một phía của bị cáo. Vì vậy Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố các bị cáo, cụ thể rút không truy tố hành vi vận chuyển và tàng trữ vật liệu nổ của các bị can, chỉ truy tố các bị can về hành vi chiếm đoạt và mua bán vật liệu nổ Các bị cáo là những người trưởng thành, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, các bị cáo nhận thức được thuốc nổ là chất nguy hiểm, do nhà nước quản lý. Hành vi của các bị cáo không những đã xâm phạm đến quyền sở hữu vật liệu nổ, xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ mà còn làm ảnh hưởng đến trật tự trị an ở địa phương, vì vậy cần phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Tính chất mức độ của hành vi phạm tội của từng bị cáo như sau:
- Đối với bị cáo Phạm Ngọc L: lợi dụng công việc được giao và sự quản lý sơ hở của công ty L để thực hiện hành vi chiếm đoạt thuốc nổ và kíp nổ sau đó đem bán lấy tiền tiêu sài cá nhân. Bị cáo L phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Chiếm đoạt, mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 4, Điều 305 BLHS với số lượng 147kg Thuốc nổ và 70 kíp nổ.
Bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội hai lần trở lên theo điểm g, khoản 1, Điều 52 BLHS Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo có nhân thân tốt; sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện, bị cáo ra đầu thú và tự nguyện giao nộp số vật liệu nổ đã chiếm đoạt được để khắc phục hậu quả; Quá trình điều tra bị cáo đã thành thật khai báo, ăn năn hối cải; Ngoài lần phạm tội bị phát hiện bắt giữ, bị cáo còn tự thú những lần phạm tội khác; Quá trình điều tra gia đình bị cáo nộp một phần tiền thu nhập bất chính từ việc bán vật liệu nổ; Công ty L có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo. Các tình tiết giảm nhẹ này được quy định tại điểm b, r, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51 BLHS. Bị cáo bị truy tố, xét xử theo khung 4, Điều 305 BLHS, tuy nhiên xét thấy bị cáo L đủ điều kiện để được xem xét xử phạt mức hình phạt nhẹ hơn thuộc khung 3, Điều 305 BLHS.
- Đối với bị cáo Huỳnh Tấn Q: Bị cáo Q là người được phân công phụ giúp bị cáo L trong việc nhồi thuốc nổ. Bị cáo đã nghe theo sự rũ rê của bị cáo L, nên đã cùng bị cáo L chiếm đoạt vật liệu nổ để đem bán lấy tiền tiêu sài. Bị cáo Q phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Chiếm đoạt” 48 kg thuốc nổ ANFO của Công ty L theo điểm a, khoản 3, Điều 305 BLHS, với số lượng 48 kg thuốc nổ Quá trình điều tra Bị cáo Q thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Mặt khác bị cáo lần đầu phạm tội, tài sản bị chiếm đoạt đã được thu hồi; Vai trò của bị cáo Q được đánh giá là thấp hơn bị cáo L; Bị cáo là người có nhân thân tốt, nên cần xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s, khoản 1, Điều 51 BLHS. Bị cáo Q bị truy tố, xét xử theo khung 3, Điều 305 BLHS, nhưng thấy cần xem xét xử phạt bị cáo Q mức hình phạt nhẹ hơn thuộc khung 2, Điều 305 BLHS - Đối với bị cáo Lê Thị H1: Vì hám lợi bị cáo đã bất chấp pháp luật thực hiện việc mua đi bán lại nhiều lần vật liệu nổ. Từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, bị cáo H1 mua của bị cáo L 10 lần tổng cộng 64kg thuốc nổ (gồm 51kg loại ANFO và 13kg loại Nhũ Tương), với số tiền là 19.200.000đ và mua 4 lần tổng cộng 40 kíp nổ với số tiền là 2.000.000đ. Ngoài ra bị cáo H1 còn mua của bị cáo D 10kg Thuốc nổ lọai ANFO với số tiền là 4.300.000đ. Tổng cộng bị cáo H1 đã mua của bị cáo L và bị cáo D 74kg Thuốc nổ và 40 kíp nổ Số thuốc nổ mua được nói trên bị cáo H1 đem bán lại để kiếm lời. Tuy nhiên chỉ đủ cơ sở xác định bị cáo H1 bán lại cho bị cáo Nguyễn Trung Th1 và bị cáo Nguyễn Thị L4 tổng cộng 31kg Thuốc nổ với số tiền là 13.600.000đ, nhưng chỉ mới nhận được 11.600.000đ và bán 17 kíp nổ với số tiền là 1.080.000đ. Tổng số tiền thực tế bị cáo H1 nhận được do bán vật liệu nổ là 12.680.000đ.
Bị cáo H1 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ theo điểm a, khoản 3, Điều 305 BLHS với số lượng 74kg thuốc nổ và 40 kíp nổ Hành vi của bị cáo H1 được thực hiện nhiều lần, trong thời gian dài, với số lượng lớn vật phạm pháp; Hành vi phạm tội của bị cáo H1 được đánh giá rất nguy hiểm cho xã hội, trên cơ sở xác định số lần, số lượng vật phạm pháp thấy rằng vai trò của bị cáo H1 trong vụ án chỉ đứng sau bị cáo L, vì vậy cần xử lý nghiêm minh Tuy nhiên cũng xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo bởi những lý do sau đây: bị cáo H1 có nhân thân tốt; quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khẩn báo, ăn năn, hối cải; bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, làm rõ xử lý triệt để tội phạm; gia đình bị cáo tự nguyện giao nộp một phần số tiền do phạm tội mà có. Các tình tiết giảm nhẹ này quy định tại điểm t, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51 BLHS. Bị cáo H1 bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo điểm g, khoản 1, Điều 52 BLHS. Bị cáo H1 bị truy tố, xét xử ở khung 3, Điều 305 BLHS, nhưng xét thấy bị cáo H1 cần được xem xét xử phạt mức hình phạt nhẹ hơn thuộc khung 2, Điều 305 BLHS - Đối với bị cáo Trần Văn D: Cũng như bị cáo H1, bị cáo D mua đi bán lại nhiều lần vật liệu nổ trong thời gian dài nhằm mục đích kiếm lời, ngoài ra bị cáo D mua thuốc nổ nhằm để sử dụng, nhưng không đủ cơ sở chứng minh việc bị cáo D sử dụng thuốc nổ để phá đá Từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2021, bị cáo D mua thuốc nổ của bị cáo L 6 lần tổng cộng 35kg thuốc nổ (gồm 24 kg ANFO và 11 kg nhũ tương) với số tiền 12.250.000đ và mua 5 lần tổng cộng 30 kíp nổ với số tiền 1.500.000đ Sau khi mua bị cáo D đem bán lại cho bị cáo Đào Văn L3 và bị cáo Lê Thị H1 tổng cộng 11 kg với số tiền là 4.900.000đ và 13 kíp nổ với số tiền là 910.000đ. Tổng cộng bị cáo bán được vật liệu nổ là 5.810.000đ Bị cáo D phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: ”Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a, khoản 3, Điều 305 với số lượng 35kg thuốc nổ và 30 kíp nổ Vai trò của bị cáo D trong vụ án chỉ đứng sau bị cáo H1. Bị cáo D bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội H1 lần trở lên theo điểm g, khoản 1, Điều 52 BLHS Bị cáo D có nhân thân tốt; quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải; bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, làm rõ xử lý triệt để tội phạm; gia đình bị cáo tự nguyện giao nộp một phần số tiền do phạm tội mà có. Các tình tiết giảm nhẹ này quy định tại điểm t, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51 BLHS. Bị cáo D bị truy tố, xét xử ở khung 3, Điều 305 BLHS, nhưng xét thấy bị cáo D cũng cần được xem xét xử phạt mức hình phạt nhẹ hơn thuộc khung 2, Điều 305 BLHS - Đối với bị cáo Nguyễn Thị L4: chỉ đủ cơ sở chứng minh tháng 11/2021, bị cáo L4 mua của bị cáo H1 1 lần 25 kg thuốc nổ ANFO với số tiền là 10.000.000đ, nhưng chỉ mới trả được 8.000.000đ và mua 10 kíp nổ với số tiền 650.000đ. Mục đích bị cáo L4 mua thuốc nổ về là để đánh bắt cá. Tuy nhiên số vật liệu nổ này đã bị hư hỏng nên không sử dụng mà vứt bỏ.
Bị cáo L4 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm b, khoản 2, Điều 305 với số lượng 25kg thuốc nổ và 10 kíp nổ Xét thấy tính chất hành vi phạm tội của bị cáo L4 là đứng sau bị cáo D. Tuy nhiên số lượng thuốc nổ bị cáo L4 mua cũng là lớn và nhằm đánh bắt cá là việc làm trái pháp luật, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, vì vậy cần xử lý nghiêm để giáo dục chung Bị cáo có nhân thân tốt; quá trình điều tra bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và ăn năn hối cải; Bị cáo có ông ngoại là Liệt sỹ; Bị cáo mua thuốc nổ nhưng chưa sử dụng và đã bị hư hỏng phải vứt bỏ, nên chưa gây ra hậu quả gì. Các tình tiết giảm nhẹ này quy định tại điểm s, khoản 1, khoản 2, Điều 51 BLHS. Bị cáo bị truy tố xét xử theo khung 2, Điều 305 BLHS, xét thấy cũng cần xem xét xử phạt bị cáo mức án nhẹ hơn thuộc khung 1, Điều 305 BLHS - Đối với bị cáo Nguyễn Trung Th1: Bị cáo Th1 là người có nhân thân xấu, từng bị xử phạt tù về tội Mua bán trái phép vật liệu nổ, nhưng bị cáo vẫn không dừng lại mà vẫn tiếp tục phạm tội.
Từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021, bị cáo Th1 đã 3 lần mua của bị cáo Huệ tổng cộng 6 kg thuốc nổ nhũ tương với tổng số tiền là 3.600.000đ và mua 2 lần tổng cộng 7 kíp nổ với số tiền là 430.000đ. Bị cáo khai đã sử dụng số vật liệu nổ này vào việc đánh bắt ở biển.
Bị cáo Th1 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ theo khoản 1, Điều 305 BLHS với số lượng 6 kg thuốc nổ và 7 kíp nổ Bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo điểm g, khoản 1, Điều 52 BLHS Bị cáo từng bị xử phạt tù nhưng đã chấp hành xong hình phạt và được xóa án tích, nên không xem là người có tiền án; quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đây là tình tiết giảm nhẹ theo điểm s, khoản 1, Điều 51 BLHS.
- Đối với bị cáo Đào Văn L3: tháng 7/2021, Bị cáo L3 mua thuốc nổ của bị cáo D 1 lần, 1kg thuốc nổ nhũ tương với số tiền là 600.000đ và 13 kíp nổ với số tiền là 910.000đ, bị cáo khai sử dụng số vật liệu nổ này vào việc phá đá.
Bị cáo L3 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ theo khoản 1, Điều 305 BLHS với số lượng 1 kg thuốc nổ và 13 kíp nổ Hành vi của bị cáo là vi phạm pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, mục đích sử dụng vật liệu nổ cũng là bất hợp pháp, vì vậy bị cáo L3 cũng phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Bị cáo L3 là người có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội, quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo mua bán với số lượng ít, tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo L3 được đánh giá là thấp nhất so với các bị cáo khác trong vụ án. Vì vậy xét thấy nên tạo cho bị cáo cơ hội sữa chữa sai lầm, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo như sau:
1/ Đối bị cáo Phạm Ngọc L: áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 305, điểm b, r, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51, điểm g, khoản 1 Điều 52, Điều 54 BLHS xử phạt Phạm Ngọc L từ 8 đến 10 năm tù về tội “Chiếm đoạt, Mua bán trái phép vật liệu nổ” 2/ Đối với bị cáo Lê Thị H1: áp dụng điểm a, khoản 3, Điều 305, điểm t, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51, điểm g, khoản 1, Điều 52, Điều 54 BLHS xử phạt L8 Thị H1 từ 4 đến 5 năm tù về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ” 3/ Đối với bị cáo Huỳnh Tấn Q: áp dụng điểm a, khoản 3, Điều 305, điểm s, khoản 1, Điều 51, Điều 54 BLHS xử phạt Huỳnh Tấn Q từ 3 đến 4 năm tù về tội “Chiếm đoạt vật liệu nổ” 4/ Đối với bị cáo Trần Văn D: áp dụng điểm a, khoản 3, Điều 305, điểm t, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51, điểm g, khoản 1, Điều 52, Điều 54 BLHS xử phạt Trần Văn D từ 3 đến 4 năm tù về tội “Muabán trái phép vật liệu nổ” 5/ Đối với bị cáo Nguyễn Thị L4 Áp dụng điểm b, khoản 2, Điều 305, điểm s, khoản 1, Điều 51, Điều 54 BLHS xử phạt Nguyễn Thị L4 từ 2 đến 3 năm tù về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ” 6/ Đối với bị cáo Nguyễn Trung Th1 Áp dụng khoản 1, Điều 305, điểm s, khoản 1, Điều 51, điểm g, khoản 1, Điều 52 BLHS xử phạt Nguyễn Trung Th1 từ 18-24 tháng tù về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ” 7/ Đối với bị cáo Đào Văn L3: áp dụng khoản 1, Điều 305, điểm s, khoản 1, Điều 51, Điều 65 BLHS xử phạt Đào Văn L3 từ 12 tháng đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 24-36 tháng về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ” * Về biện pháp tư pháp: đề nghị HĐXX áp dụng Điều 46 BLHS tuyên tịch thu sung quỹ số tiền các bị cáo bán được vật liệu nổ mà có, cụ thể đối với Phạm Ngọc L: 34.950.000đ; Đối với Trần Văn D: 5.810.000đ; Đối với Lê Thị H1: 12.680.000đ * Về xử lý vật chứng: đề nghị HĐXX áp dụng Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả lại cho Công ty L số Thuốc nổ bị chiếm đoạt còn lại sau giám định là 46,8kg;
-Tịch thu sung quỹ đồ vật các bị cáo sử dụng vào việc phạm tội, cụ thể:
01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 09376934xx của Trần Văn D 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo Reno6 Z 5g bên trong có sim số 09153670xx, 0945764534 của Phạm Ngọc L 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A3S bên trong có sim số 03874198xx của L8 Thị H1 01 điện thoại di động bàn phím Nokia bên trong có 01 sim điện thoại di động số 03747538xx của Nguyễn Trung Th1 01 điện thoại di động bàn phím itel bên trong có 01 sim điện thoại di động số 08684134xx của Nguyễn Thị L4.
Tịch Tu tiêu hủy 01 áo khoác màu đen dài tay các bị cáo sử dụng để bọc Thuốc nổ khi vận chuyển.
- Tiếp tục tạm giữ 46,8 kg Thuốc nổ và số tiền 11.000.000đ của gia đình các bị cáo giao nộp để đảm bảo thi hành án.
* Về trách nhiệm dân sự: Công ty L không yêu cầu bồi thường nên không đề cập.
* Người bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc L trình bày ý kiến, tranh luận:
Nhất trí với cáo trạng và đề suất của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận tại phiên tòa và việc rút một số hành vi. Bị cáo L đã 17 lần chiếm đoạt Thuốc nổ và kíp nổ. Ngày 19/3/2022, bị cáo chiếm đoạt 40kg thuốc nổ thì bị bắt quả tang. Bị cáo thành khẩn báo, ăn năn hối cải, bị cáo có nhân thân tốt, khắc phục một phần hậu quả, tự thú. Đề nghị xử phạt bị cáo mức án thấp hơn đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.
- Bị cáo nói lời sau cùng: các bị cáo biết đã sai trái của mình, xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm về với gia đình.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã Đ1 tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay, những người tham gia tố tụng không có khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[1.1] Về sự vắng mặt của người tham gia tố tụng:
Tại phiên tòa, vắng mặt: đại diện hợp pháp của bị hại nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt, vắng mặt một số người làm chứng dù đã được triệu tập hợp lệ. Sự vắng mặt của đại diện hợp pháp của bị hại, người làm chứng không ảnh hưởng đến việc xét xử nên Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án theo Điều 292, 293 Bộ luật Tố tụng Hình sự (viết tắt là BLTTHS).
[2] Về hành vi phạm tội: tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai nhận tội của các bị cáo là phù hợp với lời khai của người làm chứng, hệ thống các tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định:
[2.1] Từ tháng 1/2021 đến khoảng cuối tháng 3/2022, lợi dụng sơ hở trong việc quản lý vật liệu nổ khi thi công tại các công trình trên địa bàn tỉnh, Phạm Ngọc L đã 17 lần chiếm đoạt Thuốc nổ của Công ty L, tổng cộng 147kg Thuốc nổ (trong đó 123kg loại ANFO và 24kg loại Nhũ Tương) và 70 kíp nổ. L đã bán cho Trần Văn D và Lê Thị H1 được 99kg thuốc nổ với số tiền là 31.450.000đ và 70 kíp nổ với tổng số tiền là 3.500.000đ. Tổng số tiền L bán được vật liệu nổ là 34.950.000đ. Lần cuối, vào ngày 19/3/2022 chiếm đoạt 48 kg Thuốc nổ ANFO thì bị bắt quả tang, chưa kịp tiêu thụ.
Ngày 19/3/2022, Huỳnh Tấn Q đã cùng Phạm Ngọc L chiếm đoạt 48 kg Thuốc nổ ANFO của Công ty L khi đang thi công tại công trình Hồ chứa nước Sông Than, trên đường vận chuyển đi bán thì bị phát hiện và bắt giữ.
Từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2021, Trần Văn D 6 lần mua của Phạm Ngọc L tổng cộng 35 kg Thuốc nổ (gồm 24kg loại ANFO và 11kg loại Nhũ Tương), với số tiền 12.250.000đ và 5 lần mua tổng cộng 30 kíp nổ với số tiền là 1.500.000đ. D bán lại cho Đào Văn L3 và Lê Thị H1 tổng cộng 11kg Thuốc nổ với số tiền là 4.900.000đ và 13 kíp nổ với số tiền là 910.000đ. Tổng số tiền D bán được vật liệu nổ là 5.810.000đ Từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, Lê Thị H1 mua của Phạm Ngọc L 10 lần tổng cộng 64kg Thuốc nổ (gồm 51kg loại ANFO và 13kg loại Nhũ Tương), với số tiền là 19.200.000đ và mua 4 lần tổng cộng 40 kíp nổ với số tiền là 2.000.000đ. Ngoài ra Lê Thị H1 còn mua của D 10kg Thuốc nổ lọai ANFO với số tiền là 4.300.000đ. Tổng cộng Lê Thị H1 đã mua của L và D 74kg Thuốc nổ và 40 kíp nổ; H1 đã bán lại cho Nguyễn Trung Th1 và Nguyễn Thị L4 tổng cộng 31kg thuốc nổ với số tiền là 13.600.000đ, nhưng chỉ mới nhận được 11.600.000đ và bán 17 kíp nổ với số tiền là 1.080.000đ. Tổng số tiền thực tế H1 nhận được do bán vật liệu nổ là 12.680.000đ.
Tháng 11/2021, Nguyễn Thị L4 mua của H1 1 lần 25 kg Thuốc nổ ANFO với số tiền là 10.000.000đ, L chỉ mới trả cho H1 8.000.000đ và mua 10 kíp nổ với số tiền là 650.000đ, mang về để sử dụng cho việc đá bắt cá nhưng do bị hư hỏng nên bị cáo đã vứt bỏ.
Từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021, Nguyễn Trung Th1 M của H1 3 lần tổng cộng 6 kg Thuốc nổ Nhũ Tương với số tiền 3.600.000đ và mua 2 lần tổng cộng 7 kíp nổ với số tiền là 430.000đ, để sử dụng cho việc đánh bắt cá.
Tháng 7/2021, Đào Văn L3 mua của D 1kg thuốc nổ Nhũ Tương với số tiền 600.000đ và 13 kíp nổ với số tiền 910.000đ, để sử dụng cho việc khai thác đá.
[2.2] Các văn bản quy phạm pháp luật, có quy định:
- Tại khoản 7 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hổ trợ quy định: Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra T5g nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ ……………………….;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, …………..
- Tại Bản Kết luận giám định số 103, ngày 23/3/2022 của phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa kết luận số Thuốc nổ mà L và Q đã chiếm đoạt như sau: “Các mẫu gửi giám định là Thuốc nổ ANFO, là loại Thuốc nổ phá sử dụng trong các mỏ lộ thiên trong điều kiện khô, không nhạy với kíp nổ, được mồi nổ bằng khối Thuốc nổ khác. Hiện tại còn sử dụng được.” - Từ lời khai của Phạm Văn L là công nhân của Công ty L, làm nghề khoan đá, bị cáo biết rõ loại Thuốc nổ sử dụng trong công nghiệp và trong công việc nổ mìn ở các công trình, bị cáo xác định còn chiếm đoạt, mua bán 2 loại thuốc nổ là ANFO và Nhũ Tương.
Như vậy, xác định đối tượng của tội phạm này là Vật liệu nổ được sử dụng vào mục đích kinh tế, dân sự [2.3] Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 9 năm 2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, 304, Điều 306, 307 và Điều 308 BLHS”;
Tại Điều 3.
2. “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ Thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ Thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.
Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ Thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ Thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, Thuê, cho Thê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối chiếu với quy định trên, bị cáo Lê Thị H1 có hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ. Việc tàng trữ trái phép vật liệu nổ cũng chỉ để phục vụ cho việc Mua bán nên hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ được thu hút vào hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ.
3. “Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là hành vi chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc hành vi khác chuyển dịch vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác mà không có mệnh lệnh của người có thẩm quyền hoặc giấy phép vận chuyển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng bất kỳ phương tiện nào (trừ hình thức chiếm đoạt) nhưng không nhằm mục đích mua bán.
4. .…………… 5. “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là hành vi mua bán không có giấy phép hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. “Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ Thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm đoạt khác.
8. Các hành vi “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 và “tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” quy định tại khoản 1 Điều 306 của Bộ luật Hình sự được áp dụng theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên: các bị cáo Phạm Ngọc L, Huỳnh Tấn Q có hành vi chiếm đoạt trái phép vật liệu nổ, Phạm Ngọc L còn có hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ; Các bị cáo Phạm Ngọc L, Huỳnh Tấn Q, Trần Văn D, Lê Thị H1, Nguyễn Thị L4, Nguyễn Trung Th1, Đào Văn L3 thực hiện hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ nhằm mục đích mua bán. Hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ được thu hút vào hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ, chứ không cấu thành độc lập hành vi Vận chuyển trái phép vật liệu nổ.
[2.4] Tại phiên tòa, Kiểm sát viên có ý kiến rút một số hành vi so với Cáo trạng số 01/QĐ-VKS-P1 ngày 15/11/2022 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận, chỉ truy tố các bị cáo như sau:
Phạm Ngọc L tội: “Chiếm đoạt, Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 4 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Huỳnh Tấn Q tội: “Chiếm đoạt vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Trần Văn D tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Lê Thị H1 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm a khoản 3 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Thị L4 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm b khoản 2 Điều 305 Bộ luật hình sự;
Nguyễn Trung Th1 và Đào Văn L3 tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự Việc rút truy tố một số hành vi như vận chuyển, tàng trữ trái phép vật liệu nổ tại phiên tòa của Kiểm sát viên và chỉ truy tố các hành vi như trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận là có căn cứ, đúng pháp luật.
[2.5] Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội ở địa phuơng, vì vậy cần phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật [3] Trong vụ án này có nhiều bị cáo tham gia nhưng đều là người trực tiếp thực hành, không có sự phân công, tổ chức. Tuy nhiên, từng bị cáo có mức độ tham gia khác nhau, cần có sự đánh giá cụ thể từng trường hợp để có mức án tương xứng:
[3.1] Bị cáo Phạm Ngọc L: đây là bị cáo đầu vụ, bản thân bị cáo là thợ khoan đá, làm công nhân tại Công ty Sơn L Thuận, đã đã huấn luyện nghiệp vụ, trực tiếp thực hiện việc khoan đá, nhồi thuốc nổ để nổ mìn phá đá cho các công trình của công ty nên bị cáo biết rõ nhất về tính năng, tác dụng của các vật liệu nổ.
Bị cáo đã lợi dụng sự sơ hở trong quản lý thuốc nổ, thực hiện 17 lần chiếm đoạt 147kg Thuốc nổ (trong đó 123kg loại ANFO và 24kg loại Nhũ Tương) và 70 kíp nổ. L đã bán cho Trần Văn D và Lê Thị H1 được 99kg thuốc nổ với số tiền là 31.450.000đ và 70 kíp nổ với tổng số tiền là 3.500.000đ. Lần cuối, vào ngày 19/3/2022 chiếm đoạt 48 kg thuốc nổ ANFO thì bị bắt quả tang, chưa kịp tiêu thụ. Số tiền bị cáo thu được từ việc mua bán vật liệu nổ là 34.950.000đ.
Khối lượng thuốc nổ bị cáo chiếm đoạt, mua bán thuộc điểm a khoản 4 Điều 305 BLHS “Thuốc nổ các loại 100 kilogam trở lênn” có khung hình phạt từ 15 – 20 năm hoặc tù chung thân.
Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực nhất, “phạm tội hai lần trở lênn” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự thú các lần phạm tội trước đó; nộp một phần số tiền do phạm tội mà có, đầu thú vào ngày 19/3/2022, đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm r, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.2] Bị cáo Huỳnh Tấn Q cũng là công nhân của Công ty L. Bị cáo đã cùng Phạm Ngọc L chiếm đoạt 48 kg thuốc nổ ANFO của Công ty L khi đang thi công tại công trình Hồ chứa nước Sông Than, trên đường vận chuyển đi bán thì bị phát hiện và bắt giữ.
Khối lượng Thuốc nổ bị cáo chiếm đoạt thuốc điểm a khoản 3 Điều 305 BLHS “Thuốc nổ các loại từ 30 đến dưới 100 kilogam” có khung hình phạt từ 7 - 15 năm.
Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Sau khi chiếm đoạt được thuốc nổ, mang đi tiêu thụ đã bị phát hiện bắt giữ nên hậu quả của hành vi phần nào được giảm nhẹ. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.3] Bị cáo Trần Văn D làm nghề thợ đá, bị cáo biết được tính năng tác dụng của các loại Thuốc nổ ANFO, Nhũ Tương, Kíp nổ nhưng vì hám lợi nên đã 5 lần mua của Phạm Ngọc L 35 kg thuốc nổ (gồm 24kg loại ANFO và 11kg loại Nhũ Tương), với số tiền 12.250.000đ và 5 lần khác mua 30 kíp nổ với số tiền là 1.500.000đ. D bán lại cho Đào Văn L3 và Lê Thị H1 tổng cộng 11kg thuốc nổ với số tiền là 4.900.000đ và 13 kíp nổ với số tiền là 910.000đ. Tổng số tiền D bán được vật liệu nổ là 5.810.000đ và sử dụng số thuốc nổ, kíp nổ để phá đá.
Khối lượng thuốc nổ bị cáo mua bán thuộc điểm a khoản 3 Điều 305 BLHS “Thuốc nổ các loại từ 30 đến dưới 100 kilogam” có khung hình phạt từ 7 - 15 năm.
Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nghiêm trọng, “phạm tội hai lần trở lên” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; nộp một phần số tiền do phạm tội mà có. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.4] Bị cáo Lê Thị H1 10 lần mua của Phạm Ngọc L tổng cộng 64kg thuốc nổ với số tiền là 19.200.000đ, mua của D 10kg Thuốc nổ với số tiền là 4.300.000đ (gồm 61kg loại ANFO và 13kg loại Nhũ Tương) và 4 lần mua của L 40 kíp nổ với số tiền là 2.000.000đ. Tổng cộng Lê Thị H1 đã mua của L và D 74kg Thuốc nổ và 40 kíp nổ; H1 đã bán lại cho Nguyễn Trung Th1 và Nguyễn Thị L4 tổng cộng 31kg Thuốc nổ với số tiền là 13.600.000đ, nhưng chỉ mới nhận được 11.600.000đ và bán 17 kíp nổ với số tiền là 1.080.000đ. Tổng số tiền thực tế H1 nhận được do bán vật liệu nổ là 12.680.000đ.
Khối lượng Thuốc nổ bị cáo mua bán thuộc điểm a khoản 3 Điều 305 BLHS “Thuốc nổ các loại từ 30 đến dưới 100 kilogam” có khung hình phạt từ 7 - 15 năm.
Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nghiêm trọng, “phạm tội hai lần trở lên” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn báo, ăn năn hối cải; nộp một phần số tiền dùng vào việc phạm tội. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.5] Bị cáo Nguyễn Thị L4 mua của H1 1 lần 25 kg thuốc nổ ANFO với số tiền là 10.000.000đ và mua 10 kíp nổ với số tiền là 650.000đ, mang về để sử dụng cho việc đá bắt cá nhưng do bị hư hỏng nên bị cáo đã vứt bỏ.
Khối lượng thuốc nổ bị cáo mua bán thuộc điểm b khoản 2 Điều 305 BLHS “Thuốc nổ các loại từ 10 đến dưới 30 kilogam” có khung hình phạt từ 3 - 7 năm.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; việc mua thuốc nổ đã hoàn thành nhưng do bị hư hỏng nên đã vứt bỏ, chưa sử dụng nên phần nào cũng giảm thiểu tác động đến môi trường biển (đánh bắt cá), hoàn cảnh gia đình khó khăn, là lao động chính có xác nhận của chính quyền địa phương; Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.6] Bị cáo Nguyễn Trung Th1 là người có nhân thân xấu, vào năm 2011 đã từng bị kết án về hành vi “Mua bán trái phép vật liệu nổ” nhưng không tự sửa đổi mình mà vẫn tiếp tục phạm tội chính hành vi này. Bị cáo 3 lần mua của H1 tổng cộng 6 kg thuốc nổ Nhũ Tương với số tiền 3.600.000đ và mua 2 lần tổng cộng 7 kíp nổ với số tiền là 430.000đ, để sử dụng cho việc đánh bắt cá.
Khối lượng thuốc nổ bị cáo mua bán thuộc khoản 1 Điều 305 BLHS có khung hình phạt từ 1 - 5 năm.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng, “phạm tội hai lần trở lên” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
[3.7] Bị cáo Đào Văn L3 mua của Trần Văn D 1kg thuốc nổ Nhũ Tương với số tiền 600.000đ và 13 kíp nổ với số tiền 910.000đ, để sử dụng cho việc khaithác đá.
Khối lượng thuốc nổ bị cáo mua bán thuộc khoản 1 Điều 305 BLHS, có khung hình phạt từ 1 - 5 năm.
Đây là bị cáo tham gia mua bán thuốc nổ với khối lượng thấp nhất. Hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS nên có xem xét giảm nhẹ một phần về hình phạt;
Xét bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, có khả năng tự cải tạo và việc cho bị cáo được hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao “hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo”, tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-TANDTC ngày 7/9/2022, nên không cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội mà giao về địa pH quản lý cũng đủ để răn đe, Bo dục đối với bị cáo.
[3.8] Xét: các bị cáo Phạm Ngọc L, Huỳnh Tấn Q, Trần Văn D, Lê Thị H1, Nguyễn Thị L4 có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 54 BLHS như đã phân tích trên, đủ điều kiện áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà các bị cáo bị truy tố.
[4] Đối với Nguyễn Văn Đ1 (chồng của bị cáo Nguyễn Thị L4), biết L mua bán thuốc nổ nhưng không tố giác; Đặng Văn K (là chồng của bị cáo Lê Thị H1) và Đặng Thành V2, Đặng Thành Ch2 (là các con của bị cáo Lê Thị H1) biết H1 mua bán Thuốc nổ nhưng không tố giác. Tuy nhiên, những người không tố giác đều là chồng và con của người phạm tội và tội phạm do L và H1 thực hiện không phải là tội đặc biệt nghiêm trọng nên hành vi của những người này không cấu thành tội phạm. Cơ quan điều tra không xử lý trách nhiệm hình sự là phù hợp.
[5] Về xử lý vật chứng: Cơ quan điều tra đã thu giữ và xử lý phương tiện mà các bị cáo sử dụng vào việc phạm tội như sau:
[5.1] Xe mô tô hiệu Winnerx biển số 85B1-798.62 thuộc sở hữu của chị Hoàng Nữ Vi V (là vợ L): Phan Ngọc L sử dụng xe để vận chuyển thuốc nổ nhưng chị V không biết nên Cơ quan ANĐT đã trả lại xe mô tô cho chị V là phù hợp.
[5.2] Xe mô tô hiệu Dream II biển số 85V1-56xx đứng tên sở hữu là Nguyễn Hữu Phước. Xe này do Lê Thị H1 mua lại của một người không rõ nhân thân, địa chỉ. Kết quả điều tra đến nay chưa làm rõ được những quan hệ giao dịch liên quan đến chiếc xe này nên giao cho Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
[5.3] Đối với các vật chứng:
- 01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 09376934xx của Trần Văn D - 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo Reno6 Z 5g bên trong có sim số 09153670xx, 0945764534 của Phạm Ngọc L - 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A3S bên trong có sim số 03874198xx của Lê Thị H1 - 01 điện thoại di động bàn phím Nokia bên trong có 01 sim điện thoại di động số 03747538xx của Nguyễn Trung Th1 - 01 điện thoại di động bàn phím itel bên trong có 01 sim điện thoại di động số 08684134xx của Nguyễn Thị L4.
Các bị cáo dùng làm phương tiện liên lạc trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, vẫn còn giá trị sử dụng nên tịch Thu sung vào ngân sách nhà nước.
[5.4] Đối với 01 áo khoác màu đen dài tay dùng để bọc thuốc nổ khi Q và L vận chuyển, không còn gái trị sử dụng nên tịch thu tiêu hủy.
[5.5] Cơ quan điều tra tạm giữ và đã trả lại cho Huỳnh Tấn Q 01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 0704535128 vì không liên quan đến hành vi phạm tội là phù hợp.
[5.6] Đối với xe mô tô mà L và Th1 sử dụng vận chuyển vật liệu nổ, xe này do cả hai mua lại để sử dụng, hiện đã bán cho người khác không rõ nhân thân, không thu giữ được nên không xem xét xử lý..
[5.6] Đối với xe mô tô biển số 85R7-1580: bị cáo D sử dụng vận chuyển vật liệu nổ là của bà Bùi Thị Xuân (là mẹ vợ D), Bà Xuân không biết D sử dụng xe vào việc phạm tội nên không thu giữ xe để xử lý là phù hợp.
[5.8] Riêng xe mô tô L sử dụng vận chuyển vật liệu nổ là do L mượn của người thợ làm đá (không rõ nhân thân) để sử dụng và đã trả lại cho người này nên không xem xét xử lý.
[6] Về trách nhiệm dân sự: Bị cáo Phạm Ngọc L đã chiếm đoạt thuốc nổ của Công ty L gây thiệt hại cho Công ty nên phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại B trị khổi lượng thuốc nổ không thu hồi được. Tuy nhiên, Đại diện hợp pháp của Công ty L không yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại nên trách nhiệm dân sự không đặt ra đối với bị cáo.
[7] Các biện pháp tư pháp:
[7.1] Số tiền các bị cáo dùng vào việc mua bán vật liệu nổ là tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nên cần buộc các bị cáo nộp lại, tịch thu, sung vào ngân sách nhà nước, cụ thể: Phạm Ngọc L: 34.950.000đ; Trần Văn D: 5.810.000đ; Lê Thị H1: 12.680.000đ;
Tiếp tục tạm giữ số tiền các bị cáo đã nộp: Phạm Ngọc L 5.000.000đ, L8 Thị H1 4.000.000đ, Trần Văn D 2.000.000đ để đảm bảo cho việc thi hành án.
[7.2] Đối với 46,8 kg thuốc nổ còn lại sau khi gímd định của Công ty L hiện đang tạm giữ tại kho của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận. Công ty L không có yêu cầu nhận lại nên giao cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận xử lý theo quy định của pháp luật.
[8] Tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên về tội danh, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt là phù hợp với quy định của pháp luật nên được chấp nhận.
- Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo Phạm Ngọc L: về các tình tiết giảm nhẹ là phù hợp nên được chấp nhận.
[9] Về án phí: các bị cáo có tội nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 31/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
nổ”;
* Tuyên bố:
- Bị cáo Phạm Ngọc L phạm tội “Chiếm đoạt, Mua bán trái phép vật liệu - Bị cáo Huỳnh Tấn Q phạm tội: “Chiếm đoạt vật liệu nổ”;
- Các bị cáo: Trần Văn D, Lê Thị H1, Nguyễn Thị L4, Nguyễn Trung Th1 và Đào Văn L3 phạm tội: “Mua bán trái phép vật liệu nổ” * Áp dụng: điểm a khoản 4 Điều 305, điểm r, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51, điểm g, khoản 1 Điều 52, Điều 54 BLHS.
Xử phạt bị cáo Phạm Ngọc L3 11 (Mười một) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày: 19/3/2022.
- Áp dụng: điểm a khoản 3 Điều 305, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 54 BLHS.
Xử phạt bị cáo Huỳnh Tấn Q 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày: 19/3/2022.
- Áp dụng: điểm a khoản 3 Điều 305, điểm s khoản 1, khoản 2, Điều 51 điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 54 BLHS.
Xử phạt bị cáo Trần Văn D 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày: 17/6/2022.
- Áp dụng: điểm a khoản 3 Điều 305, điểm s khoản 1, khoản 2, Điều 51 điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 54 BLHS Xử phạt bị cáo Lê Thị H1 05 (Năm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày: 17/6/2022.
- Áp dụng: điểm b khoản 2 Điều 305, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 54 BLHS.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L4 02 (H1) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.
- Áp dụng: khoản 1 Điều 305, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Trung Th1 18 (Mười tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.
- Áp dụng: khoản 1 Điều 305, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 65 BLHS.
Xử phạt bị cáo Đào Văn L3 12 (Mười H1) tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 24 (Hai mươi bốn) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (13/4/2023).
Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân xã Nh, huyện O, tỉnh Ninh Thuận nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án Hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật hình sự.
* Về biện pháp tư pháp:
Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 46, điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS.
Buộc bị cáo Phạm Ngọc L phải nộp 34.950.000đ, bị cáo Trần Văn D phải nộp 5.810.000đ, bị cáo Lê Thị H1 phải nộp 12.680.000đ. Tất cả tịch thu sung vào ngân sách.
Tiếp tục tạm giữ số tiền các bị cáo đã nộp: Phạm Ngọc L 5.000.000đ, Lê Thị H1 4.000.000đ, Trần Văn D 2.000.000đ để đảm bảo cho việc thi hành án (Theo ủy nhiệm chi lập ngày 22/11/2022 của Công an tỉnh Ninh Thuận cho Cục thi hành án dân sự tỉnh Ninh Thuận.) * Về xử lý vật chứng:
Áp dụng: khoản 1 Điều 47 BLHS, điểm a khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng Hình sự.
- Tịch Th1 sung vào ngân sách nhà nước:
01 điện thoại di động nhãn hiệu Vivo bên trong có sim số 09376934xx của Trần Văn D, được đựng trong 01 (một) gói niêm phong. Bên ngoài gói niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Lê Minh Ph2, ông Trần Sinh T6 và dấu tròn đỏ của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Thuận.
01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo Reno6 Z 5g bên trong có sim số 09153670xx, 0945764534 của Phạm Ngọc L, được đựng trong 01 (một) gói niêm phong. Bên ngoài gói niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Lê Minh Ph2, ông Trần Sinh T6 và dấu tròn đỏ của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Th1ận 01 điện thoại di động nhãn hiệu Oppo A3S bên trong có sim số 03874198xx của L8 Thị H1, được đựng trong 01 (một) gói niêm phong. Bên ngoài gói niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Lê Minh Ph2, ông Trần Sinh T6 và dấu tròn đỏ của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Thuận.
01 điện thoại di động bàn phím Nokia bên trong có 01 sim điện thoại di động số 03747538xx của Nguyễn Trung Th1, được đựng trong 01 (một) gói niêm phong. Bên ngoài gói niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Lê Minh Ph2, ông Nguyễn Trung Th1 và dấu tròn đỏ của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Thuận.
01 điện thoại di động bàn phím itel bên trong có 01 sim điện thoại di động số 08684134xx của Nguyễn Thị L4, được đựng trong 01 (một) gói niêm phong.
Bên ngoài gói niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Lê Minh Ph2, bà Nguyễn Thị L4 và dấu tròn đỏ của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Thuận.
- Tịch thu tiêu hủy: 01 áo khoác màu đen dài tay các bị cáo sử dụng để bọc thuốc nổ khi vận chuyển.
Theo Biên bản bắt người phạm tội quả tang ngày 19/3/2022 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Thuận.
- Giao cho Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận: 01 (một) xe mô tô kiểu dáng Dream II, màu nâu, BKS 85V1-5667, số máy VTH150FMG2004019, số khung RRHDCG5RH7A004019 của Lê Thị H1 sử dụng vận chuyển vật liệu nổ, để tiếp tục điều tra làm rõ quyền sở hữu của xe mô tô này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Các vật chứng này được xác định theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 17/11/2022 giữa Cơ quan Cảnh sát An ninh Điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Thuận.
- Tịch thu và giao Cơ quan quân sự tỉnh Ninh Thuận xử lý theo thẩm quyền đối với số Thuốc nổ của Công ty L bị chiếm đoạt, sau giám định còn lại là 46,8kg;
Theo biên bản giao nhận đồ vật, tài liệu, vật chứng ngày 23/3/2022.
- Về án phí: các bị cáo Phạm Ngọc L, Huỳnh Tấn Q, Trần Văn D, Lê Thị H1, Nguyễn Thị L4, Nguyễn Trung Th1 và Đào Văn L3 mỗi người phải nộp 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.
Án xử công khai sơ thẩm. Bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, có mặt, quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 12 tháng 01 năm 2023). Đại diện hợp pháp của bị hại vắng mặt quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ.
Bản án 13/2023/HS-ST về tội chiếm đoạt, mua bán trái phép vật liệu nổ
Số hiệu: | 13/2023/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Ninh Thuận |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 13/04/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về