TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
BẢN ÁN 13/2018/HSPT NGÀY 02/02/2018 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
Ngày 02 tháng 02 năm 2018 tại phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 17/2018/TLPT-HS ngày 18 tháng01 năm 2018 đối với bị cáo: Và A D do có kháng cáo của bị cáo Và A D đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 17/2017/HSST ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện M, tỉnh Điện Biên.
Bị cáo có kháng cáo:
Và A D (tên gọi khác: Không), sinh năm: 1994, tại xã P, huyện Đ, tỉnh Điện Biên. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở trước khi bị bắt: bản C, xã L, huyện M,tỉnh Điện Biên; nghề nghiệp: Làm nương; trình độ văn hóa: 1/12, dân tộc: Mông; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; bố đẻ: Và Giả Ch (đã chết) mẹ đẻ: Lầu Thị L; có vợ: Lầu Thị C và 03 người con, lớn nhất 05 tuổi, nhỏ nhất 02 tuổi; tiền án: Không; tiền sự: Không; bị bắt tạm giam từ ngày 10/8/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.
- Người bào chữa cho bị cáo: Ông Pờ Go L - Luật sư, Cộng tác viên pháp lý thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Điện Biên. Có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng đầu tháng 01 năm 2017 bị cáo Và A D một mình đi đến khu rừng thuộc xã L, huyện M, tỉnh Điện Biên để phát rừng mục đích làm nương. Ngày 04 tháng 04 năm 2017 có đoàn công tác liên ngành tuyên truyền pháp luật và công tác bảo vệ rừng, phát hiện khu vực rừng bị chặt phá.
Ngày 04 tháng 04 năm 2017 cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện M đến kiểm tra và khám nghiệm hiện trường tiến hành đo đạc đám rừng do bị cáo Và A D chặt phá có diện tích là: 4.535 m2, tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại là 16,4m3 gỗ nhóm V-VII; khối lượng củi bị thiệt hại là 33,29m3. Mức độ thiệt hại của khu rừng 100%, trạng thái rừng IIb, số cây gỗ có đường kính 10cm đến 45cm, cách mặt đất từ 60cmđến 1,45cm; chiều dài từ 3,1m đến 10m. Đám rừng do Và A D hủy hoại là rừng phòng hộ tại khoản 10, tiểu khu 69, rừng phòng hộ IIb thuộc UBND xã L, huyện M, bảo vệ và quản lý.
Bản kết luận định giá tài sản, ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Hội đồng định giá tài sản, xác định giá trị thiệt hại về gỗ mà bị cáo Và A D chặt phá tính thành tiền là:37.526.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 17/2017/HSST ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện M đã quyết định:
1. Tuyên bố bị cáo Và A D phạm tội “Hủy hoại rừng”.
2. Hình phạt: Áp dụng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 189/BLHS năm 1999; Điểm c khoản 1 Điều 243/BLHS năm 2015; Điểm b,p khoản 1 Điều 46/BLHS năm1999; Điểm h Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14; khoản 3 Điều 7 Bộ luậthình sự năm 2015. Xử phạt bị cáo Và A D 28 (hai mươi tám) tháng tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 10/8/2017.
3. Về phần dân sự: Áp dụng khoản 1 Điều 42 Bộ luật Hình sự, Điều 584, 585,589 Bộ luật Dân sự. Buộc bị cáo Và A D phải bồi thường cho Nhà nước số tiền:37.526.000 đồng (ba mươi bảy triệu năm trăm hai mươi sáu nghìn đồng). Trừ số tiền gia đình bị cáo đã nộp là: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng). Bị cáo D còn phải bồithường tiếp là: 35.526.000 đồng (Ba mươi năm triệu, năm trăm hai mươi sáu nghìn đồng) nộp vào ngân sách nhà nước.
“Trường hợp ban án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu cần thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự”
Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về phần xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo, nguyên đơn dân sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 22/12/2017, bị cáo Và A D kháng cáo với nội dung: Xin giảm nhẹ hình phạt
Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Và A D trình bày ý kiến: Nhất trí như Bản án sơ thẩm đã tuyên về tội danh, điều luật áp dụng, các tình tiết giảm nhẹ và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Và A D.
Tại phiên tòa, vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên tham gia phiêntòa đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm: Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật Tố tụng Hình sự, giữ nguyên Bản án sơ thẩm vì không có căn cứ giảmnhẹ mức hình phạt thấp hơn.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của bị cáo và người bào chữa,
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Xét hình thức đơn kháng cáo, bị cáo làm đơn kháng cáo đề ngày 22/12/2017 theo quy định tại Điều 331 và khoản 1 Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự, là hợp pháp. HĐXX chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo để xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[2] Về hành vi phạm tội của bị cáo: Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:
Vào khoảng tháng 01 năm 2017 bị cáo D dùng dao quăm (phát) và búa chặt phá rừng phòng hộ tại xã L, huyện M với tổng diện tích bị chặt phá là 4.535m2 rừng bị chặt phá thiệt hại 100%. Với tổng số tiền được xác định là: 37.526.000 đồng (Ba mươi bảy triệu năm trăm hai mươi sáu nghìn đồng). Sau khi kiểm tra xem xét toàn bộ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ Tòa cấp sơ thẩm đã đánh giá tính chất nội dung vụ án để áp dụng tội danh, khung hình phạt đối với bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
[3] Xét nội dung đơn kháng cáo của bị cáo, Hội đồng xét xử xét thấy trong tháng 01 năm 2017 bị cáo Và A D đã có hành vi dùng dao quăm, búa chặt phá khu rừng phòng hộ thuộc xã L, huyện M, tỉnh Điện Biên với tổng diện tích: 4.535m2 với trị giá trị thiệt hại 37.562.000 đồng hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái tại nơi sảy ra vụ án nói riêng và cho toàn xã hội nói chung nhưng sau khi vụ án sảy ra bị cáo đã khai báo thành khẩn, tỏ rõ sự ăn năn hối cải về tội lỗi của mình và bị cáo đã tác động với gia đình để khắc phục một phần hậu quả mà bị cáo đã gây ra do vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, điểm p khoản 1 Điều 46/BLHS năm 1999 nay là điểm b, điểm s khoản 1 Điều 51/BLHS năm 2015 và để có lợi cho bị cáo khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Điểm h Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14; khoản 3 Điều 7/BLHS và áp dụng điểm c khoản 1 Điều 243/BLHS năm 2015 xử phạt bị cáo: Và A D 28 (hai mươi tám) tháng tù là có căn cứ đúng với tính chất nội dung vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo vẫn xin được giảm nhẹhình phạt với lý do: Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị cáo phải nuôi mẹ đẻ của bị cáo, ngoài lý do bị cáo xin giảm nhẹ nêu trên bị cáo không đưa được tình tiết giảm nhẹ mới nào được quy định tại khoản 1 Điều 46/BLHS năm 1999 nay là khoản 1 Điều51/BLHS năm 2015, để hội đồng xét xử phúc thẩm có căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo và xét thấy tòa cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo với mức án 28 (hai mươi tám) tháng tù là đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo. Do vậy Hội đồng xét xử cần giữ nguyên hình phạt tù đối với bị cáo để bị cáo thấy được tính nghiêm minh của luật pháp, Nhà nước ta và mang tính chất phòng ngừa chung chotoàn xã hội.
Tại phiên tòa đại diện viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử bác nội dung đơnkháng cáo của bị cáo và đề nghị giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.Hội đồng xét xử xét thấy ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát viên, tại phiên tòa phúc thẩm là có căn cứ cần được chấp nhận.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người bào chữa đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo xong người bào chữa cũng không đưa ra được căn cứ giảm nhẹ mới theo quy định của luật pháp để có căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo. Do vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận ý kiến đề nghị giảm nhẹ hình phạt của người bào chữa đối với bị cáo.
Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
[4] Về án phí hình sự phúc thẩm: Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, bị cáo Và A D được miễn án phí hình sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, 356 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
[1] Không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo Và A D. Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số: 17/2017/HSST ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện M, tỉnh Điện Biên như sau:
- Tội danh: Tuyên bố bị cáo Và A D phạm tội “Hủy hoại rừng”.
- Hình phạt: Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 189; Điểm b,p khoản 1 Điều46/BLHS năm 1999 này là Điểm c khoản 1 Điều 243/BLHS năm 2015; điểm b,skhoản 1 Điều 51/BLHS năm 2015.
Áp dụng Điểm h Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14; khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015.
Xử phạt bị cáo Và A D: 28 (hai mươi tám) tháng tù, thời gian chấp hành hìnhphạt tù tính từ ngày bắt: 10/8/2017.
[2] Án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, miễn án phí hình sự phúc thẩm cho bị cáo Và A D.
[3] Các quyết định khác của Bản án hình sự sơ thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 13/2018/HSPT ngày 02/02/2018 về tội hủy hoại rừng
Số hiệu: | 13/2018/HSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Điện Biên |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về