TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
BẢN ÁN 130/2019/HS-PT NGÀY 03/06/2019 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Ngày 03 tháng 6 năm 2019, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá xét xử phúc thẩm công kH vụ án thụ lý số 102/2019/TLPT-HS ngày 25/4/2019 đối với bị cáo Phạm Văn S và 03 bị cáo khác, do có kháng cáo của người bị hại và kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S đối với bản án hình sự sơ thẩm số14/2019/HS-ST ngày 21/03/2019 của Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh Thanh Hoá.
- Bị cáo có kháng cáo:
1. Phạm Văn S, sinh năm 1966, tại huyện Y, tỉnh Thanh Hoá.
Nơi cư trú: thôn S, xã L, huyện Y, tỉnh Thanh Hoá; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ văn hoá: 7/10; dân tộc: Kinh; giới tính Nam; tôn giáo: không; quốc tịch Việt Nam; con ông Phạm Ngọc G và bà Cao Thị K (đã chết); có vợ Đỗ Thị O, có 02 con, lớn sinh năm 1994, nhỏ sinh năm 1998; tiền án: không; tiền sự: ngày 29/4/2018 Công an xã ĐC, huyện Y xử phạt hành chính 750.000đ về hành vi đánh nhau; bị tạm giữ ngày 18/9/2018, chuyển tạm giam ngày 24/9/2018, ngày 21/11/2018 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh.
Có mặt.
- Các bị cáo không kháng cáo, bị kháng cáo:
2. Phạm Ngọc Đ, sinh năm 1998, tại huyện Y, tỉnh Thanh Hoá.
Nơi cư trú: thôn S, xã L, huyện Y, tỉnh Thanh Hoá; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hoá: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính Nam; tôn giáo: không; quốc tịch Việt Nam; con ông Phạm Văn S (bị cáo trong vụ án) và bà Đỗ Thị Oanh; tiền án, tiền sự: không; bị tạm giữ ngày 18/9/2018 đến ngày 24/9/2018 được thay thế bằng biện phạm ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; tại ngoại. Có mặt.
3. Phạm Ngọc H, sinh năm 1993, tại huyện Y, tỉnh Thanh Hoá.
Nơi cư trú: thôn S, xã L, huyện Y, tỉnh Thanh Hoá; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hoá: 7/12; dân tộc: Kinh; giới tính Nam; tôn giáo: không; quốc tịch Việt Nam; con ông Phạm Văn S và bà Trịnh Thị P ; tiền án, tiền sự: không; bị tạm giữ ngày 18/9/2018 đến ngày 24/9/2018 được thay thế bằng biện phạm ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; tại ngoại; Có mặt.
4. Phạm Văn Q, sinh năm 1993, tại huyện Y, tỉnh Thanh Hoá.
Nơi cư trú: thôn S, xã L, huyện Y, tỉnh Thanh Hoá; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hoá: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính Nam; tôn giáo: không; quốc tịch Việt Nam; con ông Phạm Văn M và bà Đỗ Thị Y; tiền án, tiền sự: không; bị tạm giữ ngày 18/9/2018 đến ngày 24/9/2018 được thay thế bằng biện phạm ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; tại ngoại; có mặt.
- Người bị hại kháng cáo: Anh Nguyễn E, sinh năm 1985, ĐKHKTT: thôn X, xã H, huyện C, tỉnh G; nơi cư trú: thôn S, xã L, huyện Y, tỉnh Thanh Hoá. Vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ và diễn biến tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 17 giờ 00 phút ngày 18/9/2018, anh Nguyễn E điều khiển xe đầu dọc đi đến đoạn đường thôn S thì phải dừng lại do chiếc xe bò của Phạm Văn S đang để trên đường. Nguyễn E xuống xe và kéo chiếc xe bò của Phạm Văn S xuống mương và lái xe của mình đi qua. Sau khi lái xe đi qua thì Nguyễn E không kéo chiếc xe bò của Phạm Văn S lên, nên Phạm Văn S nói Nguyễn E kéo xe bò lên, nhưng Nguyễn E không kéo, H bên cãi nhau, Phạm Văn S chửi Nguyễn E, Nguyễn E thách thức đánh nhau với Phạm Văn S. Nghe Nguyễn E thách thức đánh nhau nên Phạm Văn S lấy điện thoại gọi cho Phạm Ngọc Đ là con trai của S nói về việc có người ngoài đồng định đánh S. Nghe bố gọi điện như vậy, Đ rủ Phạm Ngọc H đi cùng ra cánh đồng. Trên đường đi Đ và H gặp Phạm Văn Q và Trần Đăng T, nên cả H nói với Q là “đi ra ngoài này với bọn em có tí việc” nhưng không nói rõ đi đâu, khoảng 15’ sau thì Đ và H đi ra đến cánh đồng và cùng với S đuổi theo anh Nguyễn E để đánh. Nguyễn E bỏ chạy lên đường thì gặp một người đi đường nên xin xe máy để ngồi và đi về hướng xã Q. Lúc này S dùng xe máy của mình chở Đ, còn H nói với Q lái xe chở H ngồi sau và người bạn của Q là Tứ đuổi theo theo Nguyễn E. Khi đến nhà anh Nguyễn Văn A thì anh Nguyễn E xuống xe và vào nhà anh Nguyễn Văn A lấy một đoạn gỗ xẻ trong xưởng ra cổng nhà anh anh đứng. Lúc này xe máy của S và Q cũng đi đến. S, Đ và H mỗi người lấy một bìa gỗ xẻ trong xưởng nhà anh Nguyễn Văn A. H đuổi theo Nguyễn E và vụt H cái vào tay, tiếp đó vụt 1-2 cái vào hông, Nguyễn E ngã ra đường thì vụt tiếp H cái vào hông, dùng chân đá 1-2 cái vào hông, đấm 1-2 cái vào người. Đ dùng dùng gậy đánh Nguyễn E H cái, dùng chân đá H cái vào lưng.S dùng gậy vụt một cái vào vai, môt cái vào sườn trái thì gậy bị gãy, S tiếp tục dùng chiếc vét để cáo mùn cưa nhà anh anh dùng tay phải đánh Nguyễn E một cái bằng cán vào lưng thì Nguyễn E ngã ra đường, sau đó đá Nguyễn E H cái, được mọi người can ngăn. Sau đó Nguyễn E được đưa đi điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh.
Tại biên bản xem xét dấu vết trên thân thể ngày 19/9/2018 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đối với Nguyễn E thể hiện: 01 vết xưng nề vùng đỉnh đầu KT 5x5cm; 01 vết sưng nề sau tai phải KT 3x3cm; 012 vết chày xước da vùng khuỷu tay trái KT 1x1cm; 01 vết rách da vùng tai trái KT 1x0,5cm; 01 vết bầm tím vùng sườn trái KT 5x2cm; 01 vết bầm tím vùng sườn phải KT 3x6cm. Vùng lưng có các vết thương sau: 01 vết bầm tím không rõ hình KT 5x3cm;01 vết chầy xước da không rõ hình KT 5x3cm; 01 vết chầy xước da không rõ hình KT 5x2cm; 01 vết cháy xước da không rõ hình KT 3x1cm; 01 vết bầm tím da không rõ hình KT 5x10cm.
Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 594/2018/TTPY ngày 21/9/2018 của Trung tâm Pháp y tỉnh Thanh Hóa kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên đối với Nguyễn E là 11%. Sau khi gây án các bị cáo đã đến Cơ quan Công an đầu thú.
Anh Nguyễn E yêu cầu bồi thường 66.996.000đ. Các bị cáo đã bồi thường cho người bị hại 10.000.000đ (mỗi bị cáo 2.500.000đ) nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Y.
Tại bản án số: 14/2019/HS-ST ngày 21/3/2019 của Toà án nhân dân huyện Y:
Áp dụng: khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều17, Điều 58; Điều 38 Bộ luật Hình sự.
Xử phạt: Phạm Văn S 24 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giam
64 ngày.
Áp dụng: khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự.
Xử phạt: Phạm Ngọc Đ 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạm Ngọc H 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Áp dụng: khoản 2 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, 2 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự.
Xử phạt: Phạm Văn Q 09 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách
Dành quyền khởi kiện về bồi thường thiệt hại sức khỏe cho anh Nguyễn E bằng vụ kiện dân sự khác.
Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo..
Ngày 01/4/2019, Phạm Văn S kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo hưởng án treo.
Ngày 03/4/2019, anh Nguyễn E kháng cáo với nội dung: Đề nghị Toà án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Bị cáo Phạm Văn S giữ nguyên nội dung kháng cáo
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S và người bị hại Nguyễn E, giữ nguyên bản án sơ thẩm,
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được công bố tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Khoảng 17 giờ 00 phút ngày 18/9/2018, anh Nguyễn E điều khiển xe công nông đầu dọc đi đến đoạn đường thôn S, xã L, huyện Y thì phải dừng lại do chiếc xe bò của Phạm Căn S đang để trên đường. Nguyễn E xuống xe và kéo chiếc xe bò của Phạm Văn S xuống mương và lái xe của mình đi qua. Sau khi lái
xe đi qua thì Nguyễn E không kéo chiếc xe bò của Phạm Văn S lên nên Phạm Văn S nói Nguyễn E kéo xe bò lên, nhưng Nguyễn E không kéo, H bên cãi nhau, Phạm Văn S chửi Nguyễn E, Nguyễn E thách thức đánh nhau với S. Nghe Nguyễn E thách thức đánh nhau nên Phạm Văn S lấy điện thoại gọi cho Phạm Ngọc Đ là con trai của S nói về việc có người ngoài đồng định đánh S. Nghe bố gọi điện như vậy nên Đ rủ Phạm Ngọc H, Phạm Văn Q đi cùng ra cánh đồng và cùng S đuổi theo Nguyễn E. Khi đến cổng nhà Nguyến Văn A ở thôn Q, xã L thì các bị cáo nhặt gậy gỗ trong xưởng gỗ nhà anh Nguyễn Văn Anh đánh nhiều cái vào người anh Nguyễn E. Hậu quả anh Nguyễn E tổn hại 11% sức khỏe. Tại phiên tòa bị cáo Phạm Văn S đề nghị Hội đồng xét xử giảm định lại thương tật cho Nguyễn E, vì anh Nguyễn E bị tổn thương 11% sức khỏe, nhưng nằm viện chỉ có 03 ngày sau đó về lao đông bình thường. Tuy nhiên, yêu cầu giám định lại của Phạm Văn S không có căn cứ nên không được chấp nhận.
Do có hành vi trên, Toà án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là đúng người, đúng tội có căn cứ pháp luật.
[2] Xét kháng cáo của bị cáo: Phạm Văn S là người có nhân thân xấu, là người khởi xướng, thực hành tích cực. Khi quyết định hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết: thành khẩn kH báo, ăn năn hối hận về hành vi phạm tội của mình, tự nguyện bồi thường một phần thiệt hại, sau khi phạm tội ra đầu thú-là các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo 24 tháng tù là tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, phù hợp quy định pháp luật. Vì vậy, bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo là không có căn cứ.
[3] Về kháng cáo của người bị hại: Đối với các bị cáo Phạm Ngọc Đ là con đẻ của bị cáo Phạm Văn S khi nghe S gọi điện có người đánh ngoài cánh đồng nên Đ đã ra mục đích để giúp sức cho bị cáo S, bị cáo Phạm Ngọc H là cháu ruột của bị cáo S, các bị cáo có quan hệ huyết thống với nhau, nên khi S nói đuổi theo anh Nguyễn E nên các bị cáo đã đuổi theo. Sau đó các bị cáo S, H, Đ dùng gậy đánh anh Nguyễn E. Mặt khác, nguyên nhân xảy ra vụ án do anh Nguyễn E có xử sự không đúng khi tham gia giao thông trên đường thôn S, nên dẫn đến việc bị cáo S cùng các bị cáo nói trên đã gây thương tích cho Nguyễn E, vì vậy, người bị hại cho rằng các bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ là không có căn cứ.
[4] Trong vụ án này, như đã phân tích trên thì S là người giữ vai trò chính, các bị cáo Đ, H là người cùng S tham gia đánh anh Nguyễn E, Q là người đèo H đuổi theo Nguyễn E. Các bị cáo Đ, H, Q là đồng phạm thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo của S, hơn nữa các bị cáo có quan hệ huyết thống là bố-con, chú-cháu, có vai trò thứ yếu, các bị cáo có nhân thân tốt không có tiền án, tiền sự, nhất thời phạm tội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm cho các bị cáo hưởng án treo là phù hợp quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự, đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Vì vậy kháng cáo của người bị hại đề nghị xử hình phạt tù đối với các bị cáo Đ, H, Q là không có căn cứ.
[5] Về kháng cáo của người bị hại đói với trách nhiệm dân sự của các bị cáo: Trong quá trình điều tra người bị hại yêu cầu các bị cáo phải bồi thường tổng các khoản là 66.996.000đ. Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập người bị hại tham gia phiên tòa để xuất trình các chứng cứ để làm căn cứ giải quyết phần dân sự. Tuy nhiên, người bị hại đều vắng mặt không có lý do. Các chi phí điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Y và Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa không có hóa đơn. Chi phí tại Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh mâu thuẫn với thương tích mà các bị cáo gây ra cho người bị hại. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm giành quyền dân sự để người bị hại khởi kiện bằng vụ án dân sự khác đói với yêu cầu bồi thường của anh Nguyễn E là có căn cứ pháp luật.
Kháng cáo xin hưởng án treo của Phạm Văn S, và kháng cáo của người bị hại đề nghị hủy án sơ thẩm không có căn cứ nên không được chấp nhận, như đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ.
[6] Về án phí: bị cáo Phạm Văn S phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S và kháng cáo của người bị hại, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 21/3/2019 của Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh Thanh Hóa.
* Áp dụng: khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật Hình sự. Điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
* Xử phạt: Phạm Văn S 02 (H) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”, được trừ 64 ngày đã tạm giữ, tạm giam, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.
* Áp dụng: khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự.
* Xử phạt:
- Phạm Ngọc Đ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
- Phạm Ngọc H 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
- Phạm Văn Q 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao các bị cáo Phạm Ngọc Đ, Phạm Ngọc H và Phạm Văn Q cho UBNDxã L, huyện Y giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án Hình sự.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
* Trách nhiệm dân sự: Giành quyền khởi kiện về bồi thường sức khỏe cho anh Nguyễn E bằng vụ kiện dân sự.
* Án phí: Phạm Văn S phải chịu 200.000đ án phí hình sự phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 130/2019/HS-PT ngày 03/06/2019 về tội cố ý gây thương tích
Số hiệu: | 130/2019/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thanh Hoá |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 03/06/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về