Bản án 125/2019/HS-PT ngày 19/03/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 125/2019/HS-PT NGÀY 19/03/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 19 tháng 3 năm 2019, tại Phòng xử án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 443/2018/TLPT- HS ngày 08 tháng 8 năm 2018 đối với các bị cáo Đặng Phước BC1, Bùi Minh BC2, Ngô Quang BC3 và Trương Thị Kim BC4, do có kháng cáo của các bị cáo Trương Thị Kim BC4, Bùi Minh BC2 và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 216/2018/HS-ST ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các bị cáo:

1/ Đặng Phước BC1; Giới tính: Nam, sinh năm 1963 tại tỉnh Bình Phước, Trú tại: Khu L1, phường S1, thị xã S2, tỉnh Bình Phước; Nghề nghiệp: Giám đốc Công ty Z; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Đặng T1 và bà Nguyễn Thị D; Hoàn cảnh gia đình: Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị Thu V, có 04 con, con lớn nhất sinh năm 1983, con nhỏ sinh năm 2000; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; Tạm giam ngày 28/3/2016; (có mặt).

2/ Trương Thị Kim BC4; Giới tính: Nữ, sinh năm 1986 tại tỉnh Bình Phước; Trú tại: ĐT741, khu phố 2, phường S3, thị xã S2, tỉnh Bình Phước; Tạm trú: Khu phố 6, phường S4, thị xã S2, tỉnh Bình Phước; Nghề nghiệp: Nhân viên kế toán Công ty Z; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Trương Quang N và bà Đào Thị T; Hoàn cảnh gia đình: Bị cáo chưa có chồng, con; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; Bị cáo tại ngoại; (có mặt).

3/ Ngô Quang BC3; Giới tính: Nam, sinh năm 1985 tại tỉnh Thanh Hóa; Trú tại: Thôn 6, xã S5, huyện S6, tỉnh Thanh Hóa; Nghề Nghiệp: Nhân viên bảo vệ Công ty Z1; Trình độ học vấn: 9/12; Con ông Ngô Xuân Q và bà Nguyễn Thị T2; Hoàn cảnh gia đình: Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị N, có 01 con sinh năm 2014; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; Bị cáo tại ngoại; (có mặt).

4/ Bùi Minh BC2; Giới tính: Nam, sinh năm 1981 tại tỉnh Nghệ An; Trú tại: Số 103 đường số 53, phường S7, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Tạm trú: Số 381/59 đường S8, Phường 2, quận S9, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: Nguyên phó phòng quan hệ khách hàng – Ngân hàng X Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Bùi Duy P và bà Nguyễn Thị Minh T3; Hoàn cảnh gia đình: Bị cáo có vợ là Nguyễn Thu H, có 02 con, con lớn sinh năm 2009, con nhỏ sinh năm 2011; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; Nhân thân: Ngày 24/4/2013, bị Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xử phạt 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Tạm giam ngày 28/3/2016; Áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú ngày 20/3/2017; Bị cáo tại ngoại; (có mặt).

- Người bào chữa:

1/ Luật sư Nguyễn Tấn T4, luật sư Nguyễn Văn S và Luật sư Nguyễn Minh T5 – Văn phòng luật sư Hoa Sen – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho bị cáo Đặng Phước BC1; (có mặt).

2/ Luật sư Nguyễn Văn T6 – Văn phòng luật sư Mai Trung T7 – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa theo luật định cho bị cáo Trương Thị Kim BC4; Bùi Minh BC2 (có mặt).

3/ Luật sư Nguyễn Thị Kim A – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa theo luật định cho bị cáo Ngô Quang BC3; (có mặt).

- Các bị cáo không bị kháng cáo, kháng nghị và không có kháng cáo:

1/ Nguyễn Bảo BC5; Thường trú: Khu phố L1, phường S1, thị xã S2, tỉnh Bình Phước (có mặt)

2/ Đỗ Văn BC6; Thường trú: xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; chỗ ở hiện nay: Khu phố 2, phường S3, thị xã S2, tỉnh Bình Phước (có mặt)

3/ Nguyễn Thanh BC7; Thường trú: Số 28/15/10 đường số 2, Phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (có đơn xin xét xử vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bản án của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngân hàng X (viết tắt là X), có trụ sở tại số 09-11, Tôn Đức Thắng, phường G, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập ngày 22/08/2005 hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng X1, thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, Giám đốc trong thời gian từ tháng 9/2008 đến tháng 02/2010 là Lương Hữu L.

Công ty Z (viết tắt là công ty Z), trụ sở tại đường ĐT 741, phường S1, thị xã S2, tỉnh Bình Phước do Đặng Phước BC1 là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty, ngành nghề kinh doanh: Chế biến hạt điều, lương thực, thực phẩm các loại…

Tháng 3/2007, công ty Z bắt đầu vay vốn tại X và được cấp hạn mức tín dụng là 14 tỷ đồng (cấp cho năm 2008). Đến giữa năm 2008, do kinh doanh thua lỗ, công ty Z không còn khả năng tài chính để hoạt động, Đặng Phước BC1 phải vay tiền ngân hàng X2, X3 và các cá nhân để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 31/12/2008 của công ty Z do Đặng Phước BC1 ký nộp tại Cục thuế tỉnh Bình Phước thì kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty Z lỗ 5.118.874.149 đồng, nhưng thực lỗ của công ty Z là hơn 25 tỷ đồng, lý do: Trong báo cáo tài chính, Đặng Phước BC1 đã bỏ ra ngoài các khoản vay ngân hàng và cá nhân như đã nêu trên. Mặc dù kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, mất khả năng thanh toán, nhưng để được tiếp tục vay tiền của X trả các khoản nợ đã vay, Đặng Phước BC1 đã lập khống Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ngày 31/12/2008), phản ánh kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty Z lãi 189.382.440 đồng đưa vào hồ sơ vay vốn và nộp cho X để ngân hàng gia hạn và tăng hạn mức tín dụng cho vay trong năm 2009. Đến thời điểm này công ty Z còn dư nợ tại X 26,24 tỷ đồng, hàng hóa cầm cố theo hồ sơ vay là 743 tấn điều thô và 458,7 tấn điều nhân trị giá 42,9 tỷ đồng, nhưng thực tế tài sản của công ty Z chỉ có 771 tấn hạt điều thô trị giá khoản 10 tỷ đồng, cùng với các máy móc thiết bị chế biến hạt điều đã qua sử dụng trị giá khoảng 01 tỷ đồng, không có 458,7 tấn điều nhân (sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay của X).

Ngày 29/02/2008, Nguyễn Văn R1, chuyên viên khách hàng và Bùi Tấn R2, trưởng phòng kinh doanh đã thẩm định hồ sơ, lập tờ trình đề nghị X cấp hạn mức ngắn hạn 45 tỷ đồng cho công ty Z. Căn cứ hồ sơ và tờ trình, ngày 14/3/2008 bà Nguyễn Thị R3, Phó tổng giám đốc X đã phê duyệt, ký hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số 26/08K/HĐTM/TCB-HCM (viết tắt là HĐTD số 26) cho công ty Z, với tổng giá trị hạn mức cấp là 45 tỷ đồng, mục đích để sử dụng bổ sung vốn lưu động thu mua hạt điều nguyên liệu và điều nhân, thời hạn cung cấp hạn mức là 12 tháng từ ngày 14/3/2008 đến ngày 14/3/2009, giải ngân theo các khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ, về thời hạn đối với kinh doanh điều nhân là 03 tháng, còn sản xuất hạt điều là 12 tháng, mỗi lần giải ngân đều phải có tài sản bảo đảm (có thể là điều thô hoặc điều nhân), ngân hàng sẽ giải ngân nhiều lần nhưng tổng hạn mức dư nợ của các khế ước không vượt quá 45 tỷ đồng. Trên cơ sở hạn mức tín dụng được cấp, trong thời gian từ ngày 14/3/2008 đến ngày 14/3/2009, công ty Z đã tiến hành lập các hồ sơ, chứng từ vay vốn và được X giải ngân tổng số tiền là 69.560.000.000 đồng để sản xuất, kinh doanh hạt điều thô trong nước và xuất khẩu. Các khoản vay này đã được tất toán.

Từ ngày 14/3/2009, Nguyễn Thanh BC7 là chuyên viên phòng quan hệ khách hàng, Ngân hàng X, được giao thẩm định hồ sơ vay của công ty Z, nhưng BC7 không thẩm tra báo cáo tài chính và phương án kinh doanh của công ty Z mà vẫn lập Tờ trình đề nghị gia hạn hạn mức tín dụng cho công ty Z tiếp tục vay vốn từ ngày 14/3/2009 đến ngày 14/6/2009 theo HĐTD số 26 ký ngày 14/3/2008, Tờ trình được Bùi Tấn R2, trưởng phòng kinh doanh ký và Đinh Thị E, Phó giám đốc X đồng ý gia hạn hạn mức tín dụng 45 tỷ đồng có thời hạn 03 tháng đến ngày 14/6/2009. Sau khi hết thời hạn gia hạn trên, ngày 22/6/2009, Bùi Minh BC2 là phó phòng quan hệ khách hàng đã lập Tờ trình tiếp tục đề nghị gia hạn hạn mức cho công ty Z vay vốn thêm 01 tháng kể từ ngày 22/6/2009 đến ngày 22/4/2009, Tờ trình được Đinh Thị E, Phó giám đốc ký, Nguyễn Thị R3, Phó Tổng giám đốc X phê duyệt.

Sau khi được X gia hạn hạn mức tín dụng và thực hiện giải ngân, trong thời gian từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/6/2009, Đặng Phước BC1 đã chỉ đạo lập khống 09 hồ sơ vay vốn để được X giải ngân tổng số tiền là 35.550.000.000 đồng, chiếm đoạt 29.470.894.364 đồng.

Quá trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng và giải ngân 09 hồ sơ vay vốn trên cho công ty Z, các cán bộ của X và X là Lương Hữu L, Đinh Thị E, Bùi Minh BC2 và Nguyễn Thanh BC7 đã không thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định về cho vay của Luật các tổ chức tín dụng, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng X, dẫn đến việc giải ngân trái quy định, bị Đặng Phước BC1 lợi dụng chiếm đoạt, gây hậu quả thiệt hại cho X 29.470.894.364 đồng.

Kết quả điều tra đã làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo cụ thể như sau:

1. Hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4, Đỗ Văn BC6, Nguyễn Bảo BC5, Ngô Quang BC3, chiếm đoạt 29.470.894.364 đồng của X.

1.1. Hành vi của bị cáo Đặng Phước BC1 chỉ đạo lập khống 09 hồ sơ vay chiếm đoạt 29.470.894.364 đồng.

Do có quan hệ tín dụng từ trước với X, đến năm 2008, do kinh doanh thua lỗ, trong khi công ty Z đang dư nợ tại X là 26.240.582.416 đồng (tính đến ngày 14/3/2009), tài sản của công ty chỉ còn khoảng 11 tỷ đồng, nhưng để có tiền trả các khoản nợ vay cá nhân và ngân hàng, ngày 31/12/2008, Đặng Phước BC1 đã lập khống Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 nộp cho X, nội dung phản ánh kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty Z lãi 189.382.440 đồng, để ngân hàng này gia hạn và tăng hạn mức tín dụng lên 45 tỷ đồng cho năm 2009.

Sau khi được X gia hạn hạn mức tín dụng và thực hiện giải ngân, từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/6/2009, Đặng Phước BC1 đã chỉ đạo lập khống 09 hồ sơ vay vốn để được X giải ngân 35.550.000.000 đồng qua 09 Khế ước nhận nợ. Để lập khống hồ sơ vay, Đặng Phước BC1 cung cấp thông tin, số liệu cho Trương Thị Kim BC4, kế toán lập khống Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm kê hàng gửi kho, chỉ đạo Nguyễn Bảo BC5, tổ trưởng Tổ sản xuất ký vào mục “Người giao hàng” và Lê Đình E1, tổ trưởng Tổ đóng gói ký vào mục “Người nhận”, rồi BC1 ký xác nhận vào mục “Thủ trưởng đơn vị” trên phiếu nhập kho trên. Đồng thời Đặng Phước BC1 đặt vấn đề với Đỗ Văn BC6 và Ngô Quang BC3 là nhân viên bảo vệ của Công ty Z1 ký khống vào các Biên bản kiểm kê hàng gửi kho với tư cách “Đại diện bên C”, xác nhận có số lượng hàng nhập khống trên. Sau khi lập xong các chứng từ đã nêu trên và hợp thức thành bộ hồ sơ vay gửi X để đề nghị giải ngân cho vay.

Toàn bộ số tiền 35.550.000.000 đồng được X giải ngân qua 09 Khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ (các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009 giải ngân 2.500.000.000 đồng, khế ước số 27237 ngày 30/3/2009 giải ngân 4.700.000.000 đồng, khế ước số 27252 ngày 31/3/2009, giải ngân 3.850.000.000 đồng; khế ước số 28878 ngày 20/4/2009, giải ngân 4.000.000.000 đồng; khế ước số 29131 ngày 28/4/2009, giải ngân 4.000.000.000 đồng; khế ước số 29531 ngày 27/5/2009, giải ngân 4.500.000.000 đồng; khế ước số 29575 ngày 29/5/2009, giải ngân 4.000.000.000 đồng; khế ước số 29719 ngày 08/6/2009, giải ngân 2.000.000.000 đồng; khế ước số 29987 ngày 23/6/2009 giải ngân 6.000.000.000 đồng); Đặng Phước BC1 đã trực tiếp rút ra bằng tiền mặt để trả nợ cá nhân hết. Đến ngày 27/10/2010, X thu hồi qua xử lý tài sản bảo đảm 6.079.105.636 đồng; còn dư nợ là 29.470.894.364 đồng.

1.2. Hành vi lập khống chứng từ của bị cáo Trương Thị Kim BC4 giúp Đặng Phước BC1 lập khống 05 trong số 09 hồ sơ vay, chiếm đoạt 19.368.314.000 đồng.

Trương Thị Kim BC4 là kế toán của công ty Z. Từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/6/2009, thực hiện chỉ đạo của Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4 đã sử dụng thông tin số liệu khống từ Đặng Phước BC1, lập 06 phiếu nhập kho mà không có hàng hóa, với tổng số điều thô nhập kho khống là 4.960.010 kg trị giá 78.438.736.000 đồng và 200.000 kg điều nhân trị giá 17 tỷ đồng; lập khống 05 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho và 01 Bảng kê thu mua hàng hóa khống. Các tài liệu khống này đã tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 lập 05 hồ sơ khống vay 21.550.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, số 29531 ngày 27/5/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009), chiếm đoạt 19.368.314.000 đồng.

1.3. Hành vi ký khống chứng từ của Nguyễn Bảo BC5, Đỗ Văn BC6 giúp Đặng Phước BC1 lập khống 03 trong số 09 hồ sơ vay, chiếm đoạt 8.868.314.000 đồng.

Nguyễn Bảo BC5 là tổ tưởng tổ sản xuất của công ty Z và Đỗ Văn BC6 là nhân viên bảo vệ của Công ty Z1. Từ ngày 23/3/2009 đến ngày 31/3/2009, thực hiện chỉ đạo của Đặng Phước BC1, Nguyễn Bảo BC5 đã ký khống 03 Phiếu nhập kho, Đỗ Văn BC6 đã ký khống vào 03 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho tổng số 1.360.000 kg điều thô trị giá 20.700.000.000 đồng. Các chứng từ khống này, Đặng Phước BC1 đã lập khống 03 hồ sơ vay 11.050.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, chiếm đoạt 8.868.314.000 đồng.

1.4. Hành vi ký khống chứng từ của Ngô Quang BC3, giúp Đặng Phước BC1 lập khống 02 trong số 09 hồ sơ vay, chiếm đoạt 10.500.000.000 đồng.

Ngô Quang BC3 là nhân viên Công ty Z1. BC3 có trách nhiệm bảo vệ tài sản cầm cố cho các khoản vay của công ty Z tại X, gửi giữ tại kho hàng của công ty Z. Khi có hàng hóa nhập kho thì X báo cho BC3 cùng với nhân viên ngân hàng kiểm tra, ký xác nhận số lượng hàng hóa nhập kho vào lập Biên bản kiểm kê hàng gửi kho, sau đó Fax về công ty để Lãnh đạo công ty Bảo Long k ý, đóng dấu rồi chuyển cho X làm căn cứ giải ngân. Tuy nhiên, từ ngày 27/5/2009 đến ngày 23/6/2009, do được Đặng Phước BC1 nhờ, BC3 đã ký khống 02 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho, tổng 4.960.010 đồng điều thô trị giá 78.438.736.000 đồng và 200.000 kg điều nhân trị giá 17 tỷ đồng mà không có hàng hóa nhập kho. Các chứng từ khống này, đã tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 lập khống 02 hồ sơ vay và chiếm đoạt 10.500.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 29531 ngày 27/5/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009).

Như vậy, Đặng Phước BC1 với sự giúp sức của Trương Thị Kim BC4, Nguyễn Bảo BC5, Đỗ Văn BC6, Ngô Quang BC3 bằng thủ đoạn lập khống chứng từ thể hiện có hàng hóa làm tài sản bảo đảm, tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 vay tiền và chiếm đoạt của X 29.470.894.364 đồng. Sau khi bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt tài sản, xét thấy có trách nhiệm trong việc giải ngân các khoản vay, nên Trần Thanh E2, Lê Thị Mỹ E3 đã tự nguyện nộp 16.965.814.000 đồng đã để khắc phục dư nợ, X hạch toán dư nợ gốc của công ty Z là 12.505.080.364 đồng.

2. Hành vi vi phạm quy định về cho vay của bị can Lương Hữu L, Đinh Thị E, Bùi Minh BC2 và Nguyễn Thanh BC7 gây hậu quả thiệt hại cho X 29.470.894.364 đồng.

Lương Hữu L là giám đốc X, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của X. Lương Hữu L đã ký 01 Tờ trình đề nghị Ban Tổng giám đốc phê duyệt giải ngân và ký phê duyệt 01 Tờ trình giải ngân. Sau khi giải ngân, Đặng Phước BC1 không thực hiện việc bổ sung tài sản bảo đảm, vi phạm cam kết bổ sung 480.000 kg điều thô, nhưng L không yêu cầu chấm dứt việc cho vay, đôn đốc thu hồi nợ trước hạn, hồ sơ đề nghị vay vốn không có Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của lần giải ngân trước đó, nhưng L vẫn ký phê duyệt giải ngân, dẫn đến việc giải ngân không đúng quy định cho công ty Z vay 8.000.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 28878 ngày 20/4/2009 và phê duyệt giải ngân Khế ước số 29575 ngày 29/5/2009), bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 5.088.444.641 đồng.

Đinh Thị E là Phó giám đốc X, phụ trách xét duyệt giải ngân cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trong đó có công ty Z. Đinh Thị E đã ký tờ trình đề nghị gia hạn hạn mức tín dụng 45 tỷ đồng, thời hạn 03 tháng từ ngày 14/3/2009 đến ngày 14/6/2009 và Tờ trình đề nghị gia hạn tín dụng 45 tỷ đồng thêm 01 tháng từ ngày 22/6/2009 đến ngày 22/7/2009, đồng thời ký phê duyệt 02 Tờ trình giải ngân cho công ty Z. Mặc dù hồ sơ đề nghị vay vốn không có Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của lần giải ngân trước đó, nhưng Đinh Thị E vẫn phê duyệt giải ngân, dẫn đến việc giải ngân không đúng quy định cho công ty Z vay 10.500.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 29719 ngày 08/62009 và số 29987 ngày 23/6/2009, bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt là 7.734.949.723 đồng.

Bùi Minh BC2 là Phó phòng quan hệ khách hàng. Hải là người được giao phụ trách hồ sơ vay vốn của công ty Z, có trách nhiệm kiểm soát, xét duyệt nội dung thẩm định của chuyên viên khách hàng, kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định, kiểm soát nội dung tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm của chuyên viên khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian từ ngày 20/4/2009 đến ngày 23/6/2009, BC2 không thực hiện việc kiểm soát, thẩm định phương án kinh doanh, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm, nhưng vẫn ký đề nghị gia hạn tín dụng lên 45 tỷ đồng; ký 04 tờ trình đề nghị giải ngân nhưng không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm, ký xác nhận khống vào Biên bản kiểm kê hàng gửi kho với tổng số điều thô nhập kho khống là 3.600.010 kg, trị giá 57.738.736.000 đồng, và số điều cam kết bổ sung tài sản bảo đảm 480.000 kg điều thô sau khi giải ngân, nhưng sau đó Đặng Phước BC1 không thực hiện bổ sung tài sản bảo đảm. Bùi Minh BC2 biết rõ việc Đặng Phước BC1 không bổ sung tài sản bảo đảm, nhưng BC2 không đề nghị chấm dứt việc cho vay, tiến hành thu hồi nợ như quy định, dẫn đến việc X quyết định giải ngân không đúng cho công ty Z vay 20.500.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 28878 ngày 20/4/2009, số 29531 ngày 27/5/2009, số 29575 ngày 29/5/2009, số 29719 ngày 08/6/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009), bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 17.005.080.364 đồng.

Nguyễn Thanh BC7 là chuyên viên phòng quan hệ khách hàng, BC7 có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định phương án vay vốn, năng lực tài chính, kiểm tra tài sản bảo đảm, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với hồ sơ vay vốn trên của công ty Z. Khi tiếp nhận hồ sơ, mặc dù hồ sơ không có hợp đồng đầu vào, bảng kê thu mua hàng hóa, đối tượng nhận tiền thanh toán, số dư hàng tồn kho và nơi bảo quản hàng hóa trước thời điểm giải ngân nhưng BC7 đã không yêu cầu công ty Z bổ sung các tài liệu này, không thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn của lần giải ngân trước đó; không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm của công ty Z tại kho hàng mà chỉ căn cứ vào Biên bản kiểm kê hàng gửi kho và Phiếu nhập kho (đều là các chứng từ khống do công ty Z cung cấp) để ký Tờ trình đề nghị gia hạn tín dụng lên 45 tỷ đồng; ký 03 tờ trình đề nghị giải ngân khi công ty Z không có tài sản bảo đảm, với tổng số điều thô nhập kho khống là 1.360.000 kg, trị giá 20.700.000.000 đồng, dẫn đến việc X giải ngân không đúng cho công ty Z là 11.050.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, để Đặng Phước BC1 chiếm đoạt, gây thiệt hại cho X 8.868.314.000 đồng.

Quá trình điều tra, các bị can Bùi Minh BC2, Nguyễn Thanh BC7 đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời khai nhận tội của các bị can phù hợp với các chứng cứ, tài liệu đã được thu thập được có trong hồ sơ, các bị can Lương Hữu L và Đinh Thị E, sau khi thực hiện hành vi nêu trên đã bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, Quyết đ ịnh tạm đình chỉ điều tra đối với bị can, Quyết định tách vụ án để khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Đối với những người có liên quan:

Đối với Trần Thanh E2, Phó phòng kinh doanh, là người đã ký các Biên bản kiểm kê hàng hóa gửi kho, Biên bản kiểm tra định giá tài sản bảo đảm và Tờ trình giải ngân cho công ty Z vay vốn tại 04 hồ sơ, gồm: Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, số 29131 ngày 28/4/2009, với tổng số tiền giải ngân là 15.050.000.000, bị Đặng Phước BC1 lừa đảo chiếm đoạt 12.465.814.000 đồng. Tuy nhiên, xét thấy tại thời điểm ký các hồ sơ vay vốn trên Trần Thanh E2 không phải là người trực tiếp quản lý hồ sơ vay vốn của công ty Z, đang mang thai, sức khỏe bị hạn chế, nhưng do lãnh đạo Phòng trực tiếp quản lý hồ sơ đi vắng nên Huyền ký thay để kịp luân chuyển hồ sơ giải ngân. Khi ký, Trần Thanh E2 tin tưởng bị can Nguyễn Thanh BC7 đã đi kiểm tra, thẩm định thực tế tài sản bảo đảm và thấy Biên bản kiểm kê hàng gửi kho có chữ ký xác nhận của bảo vệ giữ kho hàng cầm cố nên Huyền đã ký vào các tài liệu trong hồ sơ. Nhận thức được sai phạm của mình nên ngày 19/9/2016 và ngày 18/4/2017, Trần Thanh E2 đã tự nguyện nộp số tiền 12.465.814.000 đồng để khắc phục dư nợ gốc tại các khế ước nhận nợ nêu trên cho X hạch toán thu nợ, tất toán. Ngày 21/9/2016 và ngày 19/4/2017, X có công văn số 6692, 2830 đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an xem xét, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Thanh E2. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Thanh E2.

Đối với Lê Thị Mỹ E3, Phó giám đốc X, được Ban giám đốc phân công phụ trách phòng kế toán giao dịch, kho quỹ và mảng khách hàng; giải quyết công việc khi Giám đốc Lương Hữu L và phó giám đốc Đinh Thị E đi vắng. Trong thời gian từ ngày 30/3/2009 đến ngày 27/5/2009, E3 đã ký phê duyệt 03 tờ trình giải ngân và ký 01 tờ trình đề nghị Ban tổng giám đốc X phê duyệt giải ngân cho công ty Z vay 17.050.000.000 đồng (tại các khế ước nhận nợ số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, số 29131 ngày 28/4/2009, số 29531 ngày 27/5/2009, với tổng số tiền giải ngân là 17.050.000.000 đồng, còn dư nợ 16.647.500.000 đồng. Thời điểm này Lương Hữu L và Đinh Thị E đều đi vắng nên bà E3 đã ký thay hồ sơ để kịp giải ngân trên cơ sở hạn mức tín dụng của công ty Z còn thời hạn. Do không phụ trách cho vay đối với công ty Z nên bà E3 không biết việc Nguyễn Thanh BC7, Trần Thanh E2 và Bùi Minh BC2 không kiểm tra thực tế hàng hóa thế chấp và chỉ ký trên cơ sở hồ sơ trình lên. Trước khi ký, bà E3 có kiểm tra thấy hồ sơ đã được lãnh đạo phòng nghiệp vụ ký kiểm soát đã đầy đủ văn bản, chứng từ nên tin tưởng, ký duyệt. Trong số 04 khế ước nhận nợ do bà Lê Thị Mỹ E3 ký duyệt, có 03 khế ước nhận nợ được Trần Thanh E2 nộp tiền khắc phục hậu quả (các khế ước này do Huyền ký tờ trình giải ngân), còn 01 Khế ước nhận nợ số 29531 ngày 27/5/2009, dư nợ gốc số tiền 4.500.000.000 đồng. Ngày 03/7/2017, bà Lê Thị Mỹ E3 đã tự nguyện nộp số tiền 4.500.000.000 đồng để khắc phục hậu quả. Như vậy, 04 khế ước do bà Lê Thị Mỹ E3 ký duyệt giải ngân cho công ty Z đã được khắc phục hậu quả. Ngày 10/7/2017, X có công văn số 23, đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an xem xét, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Thị Mỹ E3, do xác định hậu quả liên quan đến hành vi vi phạm của bà Lê Thị Mỹ E3 đã được khắc phục hoàn toàn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Thị Mỹ E3.

Đối với bà Nguyễn Thị R3 và ông Trần Hoài R6, Phó tổng giám đốc X phụ trách phía Nam, là những người đã ký phê duyệt trên cơ sở tờ trình của X cho công ty Z vay 02 khoản không có tài sản bảo đảm, trong đó bà Nguyễn Thị R3 đã phê duyệt khoản vay tại khế ước số 28878 ngày 20/4/2009 giải ngân 04 tỷ đồng, bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 1.088.444.641 đồng (hồ sơ do Lương Hữu L ký tờ trình giải ngân); ông Phương phê duyệt khoản vay tại khế ước  số 29131 ngày 28/4/2009 giải ngân 04 tỷ đồng, bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 3.597.500.000 đồng (hồ sơ do Lê Thị Mỹ E3 ký tờ trình giải ngân). Hành vi của bà Nguyễn Thị R3 và ông Trần Hoài R6 đã vi phạm quy trình nghiệp vụ cho vay; tuy nhiên xét thấy, khi ký phê duyệt giải ngân cho các khế ước nêu trên, đã tin tưởng vào các cán bộ cấp dưới sẽ giám sát thực hiện đầy đủ cam kết của công ty Z về bổ sung tài sản bảo đảm, nên bà Nguyễn Thị R3 và ông Trần Hoài R6 đã ký phê duyệt đồng ý cho giải ngân hai khoản vay trên. Đối với khế ước do ông Trần Hoài R6 duyệt giải ngân đã được Trần Thanh E2 nộp tiền khắc phục hậu quả, X đã tất toán khoản vay này. Đối với bà Nguyễn Thị R3, hiện đang điều trị bệnh ung thư tái phát di căn xương giai đoạn 4, Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc Phòng xác nhận bệnh có thể diễn biến xấu. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Hoài R6 và bà Nguyễn Thị R3.

Đối với Bùi Tấn R2 và Nguyễn Văn R1 là những người phụ trách hồ sơ vay vốn của công ty Z từ năm 2008 đến tháng 3/2009. Trong thời gian này, Nguyễn Văn R1 và Bùi Tấn R2 đã đề nghị X giải ngân cho công ty Z 20 khoản vay, với tổng số tiền giải ngân là 69.560.000.000 đồng. Tuy nhiên, do các khoản vay này đều đã được tất toán, không còn dư nợ, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn R1 và Bùi Tấn R2. Đối với 09 khế ước mà công ty Z còn dư nợ là 29.470.894.364 đồng, Bùi Tấn R2 có tham gia ký duyệt gia hạn hạn mức tín dụng nhưng không tham gia phê duyệt giải ngân nên Cơ quan điều tra cũng không đề nghị xử lý trách nhiệm.

Đối với các chuyên viên khách hàng (viết tắt là CVKH): Lâm Thị Châu KH1, Phạm Phú KH2, Đặng Văn KH3, Nguyễn Vũ Cao KH4. Các CVKH này không phụ trách hồ sơ vay vốn của công ty Z nhưng có ký thay ở vị trí CVKH tại 04 tờ trình giải ngân cho công ty Z trong các hồ sơ vay đối với Khế ước số 29531 ngày 27/5/2009, số 29575 ngày 29/5/2009, số 29719 ngày 08/6/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009. Khi ký các tờ trình trên, các CVKH thấy hồ sơ đã có chữ ký của Bùi Minh BC2 và được BC2 cho biết là đã kiểm tra tài sản bảo đảm, nên ký vào các tờ trình theo yêu cầu của Bùi Minh BC2 đề hoàn chỉnh thủ tục (thời điểm này BC2 là Phó Phòng quan hệ khách hàng). Do tin tưởng Bùi Minh BC2 nên các chuyên viên này đã ký các tờ trình trên và ghi chữ “KT”, tức là ký thay. Hành vi của các cá nhân này đã vi phạm quy trình nghiệp vụ cho vay, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất thoát tài sản của X. Do vậy, ngày 12/7/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn số 608/C46B-P10 kiến nghị Ngân hàng X chấn chỉnh hoạt động cho vay và xem xét xử lý hành chính đối với các các nhân nêu trên.

Đối với các cán bộ thuộc Trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh (viết tắt là CCA miền Nam), gồm: Vũ Đức C1, Nguyễn Đặng Hồng C2, Lê Thị Thùy C3, Trần Đỗ Tuyết C4, Trần Ngọc Thanh C5, Nguyễn Thị Ngọc C6, Kiều Thị Thùy C7, Trần Phương C8, Phạm Thị Nguyệt C9. Các cán bộ CCA miền Nam này đã ký vào các Phiếu luân chuyển, kiểm soát hồ sơ tín dụng của 09 hồ sơ vay vốn trên. Tuy nhiên, theo quy định về quy trình thì CCA miền Nam chỉ có trách nhiệm kiểm soát về mặt hồ sơ; không trực tiếp kiểm tra giao dịch, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng; không có trách nhiệm kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm, nên không biết được cụ thể tình trạng thực tế tài sản bảo đảm, trách nhiệm kiểm tra tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng thuộc về phòng quan hệ khách hàng và Ban giám đốc X; đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, cán bộ CCA Miền Nam đã có ý kiến đề nghị bổ sung. Các cán bộ CCA này đã làm hết trách nhiệm nên hành vi của các cán bộ này không có dấu hiệu tội phạm, do vậy Cơ quan điều tra không đề nghị xử lý đối với các cá nhân trên.

Đối với Nguyễn Hữu E4, giám đốc Công ty Z1, do tin tưởng Ngô Quang BC3 nên sau khi nhận bản fax Biên bản kiểm kê hàng ngày 22/6/2009, E4 đã ký thay thế bằng Biên bản kiểm kê hàng gửi kho khác với cùng nội dung (cùng ngày 22/6/2009) gửi X (khế ước nhận nợ số 29987 ngày 23/6/2009). Hành vi của Nguyễn Hữu E4 không có dấu hiệu tội phạm nên Cơ quan điều tra không đề nghị xử lý đối với E4.

Đối với Nguyễn Huy R4, Trưởng phòng thẩm định, là người thực hiện việc tái thẩm định hồ sơ khế ước nhận nợ số 299987 ngày 23/6/2009, khi ký vào tờ trình giải ngân của khế ước này, ông R4 đã có ý kiến yêu cầu chi nhánh thực hiện kiểm tra kho hàng cầm cố, đảm bảo lượng hàng cho dư nợ hiện tại và khoản giải ngân này, bàn giao bảo vệ và mua bảo hiểm theo quy định. Như vậy, Nguyễn Huy R4 đã làm hết trách nhiệm của mình nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không đề nghị xử lý đối với R4.

Đối với Từ Minh R5, lái xe của công ty Z: Ngày 01/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can đối với Từ Minh R5 và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” về hành vi ký phiếu nhập kho số 19 ngày 26/5/2009 và số 22 ngày 22/6/2009 để Đặng Phước BC1 nộp cho X làm thủ tục cầm cố, giải ngân. Thắng không thừa nhận đã ký tên vào 02 phiếu nhập kho này. Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định để xác định chữ ký, chữ viết tại 02 phiếu nhập kho trên có phải là của Từ Minh R5 hay không. Kết quả giám định không kết luận được chữ ký tại 02 phiếu nhập kho trên là chữ ký của Từ Minh R5 nên ngày 14/7/2017 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (vụ 3) ra Quyết định không khởi tố bị can đối với Từ Minh R5.

Đối với Lê Đình E1, tổ trưởng Tổ đóng gói công ty Z, theo lời khai của Đặng Phước BC1, Cư là người đã ký tên ở mục “Người nhận”, trên các phiếu nhập kho khống ngày 22/3/2009, 30/3/2009 và 31/3/2009 do Trương Thị Kim BC4 lập. Quá trình điều tra, Đặng Phước BC1 và Trương Thị Kim BC4 khai: Lê Đình E1 là công nhân tại công ty Z đã nghỉ việc và chuyển đi nơi khác, công ty không còn giữ hồ sơ nên không biết được ông E1 làm gì, ở đâu. Do không xác định được nơi cư trú của Lê Đình E1, chưa triệu tập được đối tượng này để lấy lời khai, lấy mẫu chữ ký, chữ viết để thực hiện giám định nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chưa đủ căn cứ để xử lý đối với ông Lê Đình E1 và tiếp tục điều tra làm rõ, khi nào xác định được hành vi của Lê Đình E1 sẽ xử lý sau.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên và xử lý một số tài liệu, tài sản của bị can Đặng Phước BC1, cụ thể như sau:

- Thu giữ: 01 tờ khai thuế GTGT, bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008 của công ty Z; 01 tờ khai thuế GTGT, bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009 của công ty Z; 01 tờ khai thuế GTGT, bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010 của công ty Z; 01 tờ khai thuế GTGT, bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra từ tháng 01/2011 của công ty Z.

- Kê biên 09 quyền sử dụng đất, gồm:

1. Quyền sử dụng thửa đất số 79 tờ bản đồ số 9 tại khu 6, phường L2, thị xã S2, tỉnh Bình Phước, Đặng Phước BC1 và Nguyễn Thị Thu V (vợ BC1) đứng tên chủ sở hữu;

2. Quyền sử dụng thửa đất số 81 tờ bản đồ số 9 tại khu 6, phường L2, thị xã S2, Đặng Phước BC1 và Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu;

3. Quyền sử dụng thửa đất số 20; 45 tờ bản đồ số 38 tại khu 1, phường S3, thị xã S2, BC1 và Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu;

4. Quyền sử dụng thửa đất số 55 tờ bản đồ số 39 tại khu 1, phường S3, thị xã S2, Đặng Phước BC1 và Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu;

5. Quyền sử dụng thửa đất số 54 tờ bản đồ số 39 tại khu 1, phường S3, thị xã S2, Đặng Phước BC1 và Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu;

6. Quyền sử dụng đất số PT tờ bản đồ số ĐL tại thôn V1, xã V2, thị xã S2, hộ Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu.

7. Quyền sử dụng thửa đất số 57a tại khu L1, phường S1, thị xã S2, tỉnh Bình Phước, Nguyễn Thị Thu V đứng tên chủ sở hữu;

8. Quyền sử dụng thửa đất số 46a tại khu L1, phường S1, thị xã S2, hộ ông Đặng T1 (cha ruột của Đặng Phước BC1) đứng tên chủ sở hữu.

9. Quyền sử dụng thửa đất số 59, 60 tại khu L1, phường S1, thị xã S2, hộ ông Đặng T1 (cha ruột Đặng Phước BC1) đứng tên chủ sở hữu.

Các tài sản kê biên nêu tại mục 7, 8, 9 được Đặng Phước BC1 thế chấp tại Ngân hàng X3 Bình Dương để bảo đảm cho các khoản vay của công ty TNHH Minh Trí và khoản vay của bà Nguyễn Thị Thu V (vợ Đặng Phước BC1). Các tài sản này được công ty Cổ phần thẩm định giá EXIM định giá là 15.406.235.400 đồng, dư nợ các khoản vay của X3 Bình Dương tổng cộng là 9.287.270526 đồng. Ngày 14/7/2017, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định hủy bỏ một phần Lệnh kê biên đối với các tài sản đã kê biên nêu tại mục 7, 8 và 9 trên, đến ngày 05/9/2017, các tài sản này đã được Chi cục thi hành án dân sự S2 đã chuyển cho X3 7.929.562.283 đồng.

Hiện còn kê biên các tài sản từ mục 1 đến mục 6, các tài sản này được Đặng Phước BC1 bảo lãnh cho công ty TNHH VAC và công ty Z thế chấp vay vốn tại ngân hàng X2 Sở giao dịch 1, được X2 định giá là 14.233.000.000 đồng, đảm bảo cho các khoản vay tổng trị giá 11.955.000.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 216/2018/HSST ngày 26/6/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4, Đỗ Văn BC6, Nguyễn Bảo BC5 và Ngô Quang BC3 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo Bùi Minh BC2 và Nguyễn Thanh BC7 phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

1. Áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm b, s, x Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Đặng Phước BC1 16 (mười sáu) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày 28/3/2016.

2. Áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Trương Thị Kim BC4 04 (bốn) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.

3. Áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Nguyễn Bảo BC5 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

4. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Xử phạt bị cáo Ngô Quang BC3 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

5. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Đỗ Văn BC6 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

6. Áp dụng khoản 3 Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Bùi Minh BC2 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được trừ thời gian tạm giam trước từ ngày 28/3/2016 đến ngày 20/3/2017.

7. Áp dụng dụng khoản 3 Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh BC7 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

* Áp dụng khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Buộc bị cáo Đặng Phước BC1 bồi thường cho Ngân hàng X1 số tiền 12.505.080.364 đồng.

- Giành quyền khởi kiện dân sự cho bà Trần Thanh E2 đối với bị cáo Đặng Phước BC1 về số tiền 12.465.814.000 đồng.

- Giành quyền khởi kiện dân sự cho bà Lê Thị Mỹ E3 đối với bị cáo Đặng Phước BC1 về số tiền 4.500.000.000 đồng.

Tạm giữ số tiền 40.000.000 (bốn mươi triệu) đồng do gia đình bị cáo Đặng Phước BC1 nộp để đảm bảo thi hành án (Theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2017/0044796 ngày 11/06/2018).

* Áp dụng Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Giải tỏa kê biên và giao cho Ngân hàng X2 quản lý, xử lý để thu hồi nợ đối với:

1. Quyền sử dụng thửa đất số 79 và 81 tờ bản đồ số 9, tọa lạc tại Khu 6, thị trấn L2, huyện S2, tỉnh Bình Phước (nay là khu 6, phường L2, thị xã S2, tỉnh Bình Phước)

2. Quyền sử dụng thửa đất số các 20, 45 tờ bản đồ số 38 và thửa đất các số 54, 55 tờ bản đồ số 39, tọa lạc tại Khu 1, thị trấn S3, huyện S2, tỉnh Bình Phước (nay là khu 1, phường S3, thị xã S2, tỉnh Bình Phước).

3. Quyền sử dụng thửa đất số PT tờ bản đồ ĐL, tọa lạc tại thôn V1, xã V2, huyện S2, tỉnh Bình Phước (nay là thôn V1, xã V2, thị xã S2, tỉnh Bình Phước).

- Ngân hàng X2 có trách nhiệm chuyển 1/2 phần tài sản dư ra (nếu có) sau khi ngân hàng xử lý xong các khoản nợ bằng các tài sản thế chấp nêu trên vào tài khoản của cơ quan thi hành án để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Đặng Phước BC1.

Ngoài ra bản án còn xử lý vật chứng, buộc các bị cáo phải nộp án phí, tuyên quyền kháng cáo cho các bị cáo, bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Sau khi xử sơ thẩm:

- Ngày 28/6/2018, bị cáo Bùi Minh BC2 làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo với lý do bị cáo chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc giải ngân vốn cho Công ty Z, bản thân quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng còn nhiều điểm chưa hợp lý làm giảm khả năng kiểm soát rủi ro, bị cáo là người có nhiều thành tích trong lao động tại ngân hàng, bị cáo là lao động chính trong gia đình, bố là thương binh 4/4, xem xét nhân thân của bị cáo trong vụ án này thì bị cáo chưa có tiền sự, tiền án vì bản án xử bị cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng là xét xử hành vi phạm tội xảy ra sau hành vi đang bị xét xử trong vụ án này.

- Ngày 09/7/2018, bị cáo Bùi Minh BC2 làm đơn kháng cáo bổ sung đề nghị được xem xét áp dụng Khoản 1 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 cho bị cáo được hưởng án treo hoặc mức hình phạt tù bằng thời gian tạm giam với lý do chưa có hướng dẫn về “hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” đối với tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Ngày 28/6/2018, bị cáo Trương Thị Kim BC4 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do án sơ thẩm xử nặng, bị cáo làm khống chứng từ theo sự chỉ đạo của bị cáo Đặng Phước BC1, bị cáo không được hưởng lợi từ hành vi phạm tội của bị cáo BC1.

- Ngày 05/7/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định kháng nghị số 33/QĐ-VKS-P3 đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án ra xét xử theo hướng sửa bản án sơ thẩm, tăng hình phạt đối với các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4 và Ngô Quang BC3 với lý do: Mức án sơ thẩm tuyên phạt đối với các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4 và Ngô Quang BC3 chưa phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án, mức án xử các bị cáo chưa mang tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội, việc áp dụng Điều 17, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đặng Phước BC1 là không có căn cứ pháp luật, các bị cáo Trương Thị Kim BC4, Ngô Quang BC3 tham gia với vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Đặng Phước BC1 chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn nên không thuộc trường hợp tham gia giúp sức với vai trò không đáng kể.

Tại phiên tòa phúc thẩm

- Bị cáo Đặng Phước BC1 xác định bản án sơ thẩm xét xử bị cáo là đúng người, đúng tội, không oan. Tuy vậy, mức án đã tuyên có phần nghiêm khắc nhưng do có kháng nghị của Viện kiểm sát đề nghị tăng hình phạt nên bị cáo không kháng cáo nhưng cũng mong Hội đồng xét xử xem xét giảm án cho bị cáo. Bị cáo nêu việc bị cáo lâm vào việc phạm tội là do làm ăn thua lỗ mà ra và cũng do có phần lỗi của cán bộ Ngân hàng chỉ cho bị cáo cách vay tiền để trả nợ.

- Bị cáo Trương Thị Kim BC4 cho rằng luật sư bào chữa cho bị cáo xin hoãn phiên tòa vì chưa nghiên cứu kịp hồ sơ. Nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu xin hoãn phiên tòa vì cho rằng cấp phúc thẩm đã hoãn phiên tòa 3 lần trong đó có một lần cũng vì lý do nêu trên. Mặt khác, Tòa đã mời luật sư bào chữa theo luật định có mặt tại tòa để bào chữa theo luật định cho bị cáo. Bị cáo BC4 trình bày xin được từ chối luật sư bào chữa để tự mình bào chữa, được tòa chấp nhận. Ngoài ra, bị cáo xin thay đổi yêu cầu kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang nội dung kháng cáo kêu oan cụ thể: Bị cáo công nhận có làm những việc như bản án sơ thẩm nêu nhưng không biết việc bị cáo BC1 mang các tài liệu giấy tờ bị cáo làm sai, đi thực hiện việc vay tiền tại Ngân hàng. Do vậy bị cáo không phạm tội như bản án sơ thẩm đã nêu, không giúp sức cho bị cáo BC1 phạm tội mà chỉ làm theo chỉ đạo của bị cáo BC1, nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét không chấp nhận yêu cầu kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bị cáo Ngô Quang BC3 đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng nghị của Viện kiểm sát về việc tăng hình phạt đối với bị cáo vì: Bị cáo là bảo vệ của công ty Bảo Long không phải là nhân viên Ngân hàng và công ty Z, bị cáo không bàn bạc câu kết với ai trong việc lừa đảo. Bị cáo ngồi bảo vệ trong ca trực các anh Ngân hàng và công ty Z kêu ký xác nhận hàng thì bị cáo ký chứ không trục lợi và không biết được lượng hàng nhập kho bao nhiêu. Do trình độ học thức kém nên không hiểu hết tính nguy hiểm do hành vi của mình làm, nên đã bị các bị cáo khác lợi dụng. Nay phải ra tòa là nỗi oan khổ của bị cáo và gia đình. Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét hoàn cảnh gia đình bị cáo có mẹ già ở quê, vợ bỏ đi và phải nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi bản thân là người không có trình độ, nên làm bảo vệ với mức lương 4 triệu đồng nếu phải tù tội thì không ai nuôi con và mẹ già. Mặt khác, bị cáo nêu các bị cáo khác cũng là bảo vệ như bị cáo Tòa sơ thẩm cũng xử mức án như bị cáo thì Viện kiểm sát không kháng nghị mà chỉ kháng nghị một mình bị cáo, đề nghị tăng hình phạt, trong khi đó bị cáo là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, bản kháng nghị này không công bằng đối với bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận tăng hình phạt đối với bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Bị cáo Bùi Minh BC2 từ chối luật sư bào chữa theo luật định và xin tự bào chữa. Ngoài ra, bị cáo trình bày xác nhận có lỗi trong việc để cho công ty Z vay tiền nhưng lỗi này xuất phát từ cơ chế và qui trình quản lý của Ngân hàng còn nhiều bất cập tạo ra. Bên cạnh đó thì áp lực công việc của bị cáo vào thời điểm này là quá lớn, bị cáo tiếp quản công việc từ người khác nên có nhiều điểm bị cáo chưa làm hết trách nhiệm dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho Ngân hàng. Do vậy bị cáo có phạm tội thì chỉ phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phạm tội như bản án sơ thẩm qui kết. Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm án cho bị cáo trên cơ sở xem xét về nhân thân của bị cáo lần phạm tội bị Tòa án tỉnh Lâm Đồng xử là hành vi xảy ra sau năm 2009 của vụ án này nên không xem là tiền án của bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm xét xử vụ án cho rằng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đã có đủ căn cứ xác định, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên bố các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4, Đỗ Văn BC6, Nguyễn Bảo BC5 và Ngô Quang BC3 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999; các bị cáo Bùi Minh BC2 và Nguyễn Thanh BC7 phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng người, đúng tội.

Tuy vậy, mức án sơ thẩm tuyên phạt đối với các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4 và Ngô Quang BC3 chưa phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án, mức án xử các bị cáo chưa mang tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội, các bị cáo Trương Thị Kim BC4, Ngô Quang BC3 tham gia với vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Đặng Phước BC1, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn nên không thuộc trường hợp tham gia giúp sức với vai trò không đáng kể. Vì vậy, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt bị cáo Đặng Phước BC1 mức án từ 18 đến 20 năm tù; bị cáo Trương Thị Kim BC4 từ 05 đến 06 năm tù; bị cáo Ngô Quang BC3 từ 04 đến 05 năm tù.

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Bùi Minh BC2 cho rằng mình phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chứ không phải là tội như án sơ thẩm qui kết là không có căn cứ để chấp nhận. Bản án sơ thẩm đã căn cứ các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra và trên cơ sở qui định của pháp luật phán xử về tội danh cũng như hình phạt đối với bị cáo BC2 là đúng pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo BC2 giữ nguyên mức hình phạt đã tuyên xử đối với bị cáo trong bản án sơ thẩm.

Các Luật sư tranh luận bào chữa cho các bị cáo:

- Các luật sư bào chữa cho bị cáo Đặng Phước BC1 trình bày nội dung, các luật sư không đồng ý với quan điểm kháng nghị cũng như nội dung kết luận của vị đại diện Viện Kiểm sát tại phiên Tòa phúc thẩm vì các lý do: Bị cáo phạm tội là do hoàn cảnh khách quan đưa đẩy, bản thân bị cáo là chủ doanh nghiệp chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên dẫn đến thua lỗ và thiếu nợ. Chính việc muốn có tiền để đáo nợ Ngân hàng mà bị cáo nghe theo lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng chỉ cách giả kết quả kinh doanh để vay tiền trả nợ. Trong sự việc bị cáo vay được tiền của Ngân hàng cũng do cơ chế quản lý lỏng lẻo của Ngân hàng, tức là có phần lỗi của bị hại. Điều này được thể hiện qua việc một số cá n bộ Ngân hàng đã phải tự nguyện bỏ tiền để khắc phục hậu quả. Việc khắc phục hậu quả này nhằm giảm bớt thiệt hại của Ngân hàng nên cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ bị cáo khắc phục được một phần hậu quả là đúng. Do vậy đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị cũng như phần kết luận của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo BC1. Mặt khác các Luật sư cho rằng bị cáo tuy không kháng cáo nhưng bị cáo cũng trình bày lý do không kháng cáo là do không hiểu luật nên đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm án cho bị cáo. Bị cáo đồng ý với nội dung bào chữa của luật sư, không bào chữa bổ sung.

- Bào chữa cho bị cáo Ngô Quang BC3 nêu: Căn cứ vào các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra xét xử thể hiện bị cáo BC3 cũng như bị cáo BC3 chỉ là người làm thuê của công ty bảo vệ, không nhận thức được việc làm của mình là tiếp tay cho người phạm tội và Ngân hàng. Có thể nói các bị cáo này là vô tình bị phạm tội, nhưng kháng nghị chỉ kháng nghị đề nghị tăng hình phạt một mình bị cáo BC3 là không công bằng. Tòa sơ thẩm đã đánh giá được hết tính chất nguy hiểm của hành vi của các bị cáo (là bảo vệ) phán xử mức hình phạt là thỏa đáng. Hơn nữa, đối với bị cáo BC3 vợ bỏ nên bị cáo phải làm thuê nuôi con nuôi mẹ già tại quê nhà (hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). Đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giữ nguyên phần hình phạt đối với bị cáo Ngô Quang BC3. Bị cáo đồng ý với nội dung bào chữa của luật sư, không bào chữa bổ sung.

- Bị cáo BC4 (bị cáo không yêu cầu luật sư bào chữa) trình bày bào chữa cho rằng nếu biết các giấy tờ do bị cáo soạn thảo theo đề nghị của bị cáo BC1 là

dùng để phạm tội thì bị cáo không bao giờ làm. Đề nghị Hội đồng xét xử minh oan và giảm hình phạt cho bị cáo.

- Bị cáo Bùi Minh BC2 (bị cáo không yêu cầu luật sư bào chữa) trình bày bào chữa cho rằng bị cáo phạm tội cũng do có nhiều nguyên nhân khách quan, cụ thể: Vào thời điểm diễn ra sự việc Ngân hàng thiếu nhân viên có nhiều áp lực cho cán bộ Ngân hàng nên bị cáo đã không làm hết trách nhiệm của mình khi tiếp quản công việc theo dõi doanh nghiệp Z; Qui chế làm việc có nhiều bất cập, bản thân bị cáo không đánh giá hết được tính nguy hiểm của việc làm của mình nên dẫn đến hậu quả thiệt hại của Ngân hàng; Hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo xử bị cáo theo tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và giảm hình phạt cho bị cáo hưởng án treo.

Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Công ty Z (viết tắt là công ty Z), trụ sở tại đường ĐT 741, phường S1, thị xã S2, tỉnh Bình Phước do Đặng Phước BC1 là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty, ngành nghề kinh doanh: Chế biến hạt điều, lương thực, thực phẩm các loại. Từ giữa năm 2008, Công ty Z kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng tài chính để hoạt động, theo báo cáo thuế do BC1 ký nộp tại Cục thuế tỉnh Bình Dương thì kết quả kinh doanh năm 2008, Công ty Z lỗ 5.118.874.149 đồng chưa bao gồm các khoản vay ngân hàng X2, X3 và các cá nhân khác vì trong báo cáo tài chính, BC1 đã bỏ các khoản vay này ra ngoài.

Mặc dù kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, mất khả năng thanh toán, nhưng để được tiếp tục vay tiền của X Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trả các khoản nợ đã vay, Đặng Phước BC1 đã lập khống Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ngày 31/12/2008), phản ánh kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty Z lãi 189.382.440 đồng đưa vào hồ sơ vay vốn và nộp cho X để ngân hàng gia hạn và tăng hạn mức tín dụng cho vay trong năm 2009 đối với công ty Z lên 45.000.000.000 đồng.

Sau khi được X gia hạn hạn mức tín dụng và thực hiện giải ngân, từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/6/2009, Đặng Phước BC1 đã chỉ đạo lập khống 09 hồ sơ vay vốn để được X giải ngân 35.550.000.000 đồng qua 09 Khế ước nhận nợ. Để lập khống hồ sơ vay, Đặng Phước BC1 cung cấp thông tin, số liệu cho Trương Thị Kim BC4, kế toán lập khống Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm kê hàng gửi kho, chỉ đạo Nguyễn Bảo BC5, tổ trưởng Tổ sản xuất ký vào mục “Người giao hàng” và Lê Đình E1, tổ trưởng Tổ đóng gói ký vào mục “Người nhận”, rồi BC1 ký xác nhận vào mục “Thủ trưởng đơn vị” trên phiếu nhập kho trên. Đồng thời Đặng Phước BC1 đặt vấn đề với Đỗ Văn BC6 và Ngô Quang BC3 là nhân viên bảo vệ của Công ty Z1 ký khống vào các Biên bản kiểm kê hàng gửi kho với tư cách “Đại diện bên C”, xác nhận có số lượng hàng nhập khống trên. Sau khi lập xong các chứng từ đã nêu trên và hợp thức thành bộ hồ sơ vay gửi X để đề nghị giải ngân cho vay.

Toàn bộ số tiền 35.550.000.000 đồng được X giải ngân qua 09 Khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ (các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009 giải ngân 2.500.000.000 đồng, khế ước số 27237 ngày 30/3/2009 giải ngân 4.700.000.000 đồng, khế ước số 27252 ngày 31/3/2009, giải ngân 3.850.000.000 đồng; khế ước số 28878 ngày 20/4/2009, giải ngân 4.000.000.000 đồng; khế ước số 29131 ngày 28/4/2009, giải ngân 4.000.000.000 đồng; khế ước số 29531 ngày 27/5/2009, giải ngân 4.500.000.000 đồng; khế ước số 29575 ngày 29/5/2009, giải ngân  4.000.000.000 đồng; khế ước số 29719 ngày 08/6/2009, giải ngân 2.000.000.000 đồng; khế ước số 29987 ngày 23/6/2009 giải ngân 6.000.000.000 đồng); Đặng Phước BC1 đã trực tiếp rút ra bằng tiền mặt để trả nợ cá nhân hết. Đến ngày 27/10/2010, X thu hồi qua xử lý tài sản bảo đảm 6.079.105.636 đồng; còn dư nợ là 29.470.894.364 đồng.

Trương Thị Kim BC4 là kế toán của công ty Z. Từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/6/2009, thực hiện chỉ đạo của Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4 đã sử dụng thông tin số liệu khống từ Đặng Phước BC1, lập 06 phiếu nhập kho mà không có hàng hóa, với tổng số điều thô nhập kho khống là 4.960.010 kg trị giá 78.438.736.000 đồng và 200.000 kg điều nhân trị giá 17 tỷ đồng; lập khống 05 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho và 01 Bảng kê thu mua hàng hóa khống. Các tài liệu khống này đã tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 lập 05 hồ sơ khống vay 21.550.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, số 29531 ngày 27/5/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009), chiếm đoạt 19.368.314.000 đồng.

Nguyễn Bảo BC5 là tổ tưởng tổ sản xuất của công ty Z và Đỗ Văn BC6 là nhân viên bảo vệ của Công ty Z1. Từ ngày 23/3/2009 đến ngày 31/3/2009, thực hiện chỉ đạo của Đặng Phước BC1, Nguyễn Bảo BC5 đã ký khống 03 Phiếu nhập kho, Đỗ Văn BC6 đã ký khống vào 03 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho tổng số 1.360.000 kg điều thô trị giá 20.700.000.000 đồng. Các chứng từ khống này, Đặng Phước BC1 đã lập khống 03 hồ sơ vay 11.050.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, chiếm đoạt 8.868.314.000 đồng.

Ngô Quang BC3 là nhân viên Công ty Z1. BC3 có trách nhiệm bảo vệ tài sản cầm cố cho các khoản vay của công ty Z tại X, gửi giữ tại kho hàng của công ty Z. Khi có hàng hóa nhập kho thì X báo cho BC3 cùng với nhân viên ngân hàng kiểm tra, ký xác nhận số lượng hàng hóa nhập kho vào lập Biên bản kiểm kê hàng gửi kho, sau đó Fax về công ty để Lãnh đạo công ty Bảo Long ký, đóng dấu rồi chuyển cho X làm căn cứ giải ngân. Tuy nhiên, từ ngày 27/5/2009 đến ngày 23/6/2009, do được Đặng Phước BC1 nhờ, BC3 đã ký khống 02 Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho, tổng 4.960.010 đồng điều thô trị giá 78.438.736.000 đồng và 200.000 kg điều nhân trị giá 17 tỷ đồng mà không có hàng hóa nhập kho. Các chứng từ khống này, đã tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 lập khống 02 hồ sơ vay và chiếm đoạt 10.500.000.000 đồng của X (tại các Khế ước nhận nợ số 29531 ngày 27/5/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009).

Như vậy, Đặng Phước BC1 với sự giúp sức của Trương Thị Kim BC4, Nguyễn Bảo BC5, Đỗ Văn BC6, Ngô Quang BC3 bằng thủ đoạn lập khống chứng từ thể hiện có hàng hóa làm tài sản bảo đảm, tạo điều kiện để Đặng Phước BC1 vay tiền và chiếm đoạt của X 29.470.894.364 đồng. Sau khi bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt tài sản, xét thấy có trách nhiệm trong việc giải ngân các khoản vay, nên Trần Thanh E2, Lê Thị Mỹ E3 đã tự nguyện nộp 16.965.814.000 đồng đã để khắc phục dư nợ, X hạch toán dư nợ gốc của công ty Z là 12.505.080.364 đồng.

Lương Hữu L là giám đốc X, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của X. Lương Hữu L đã ký 01 Tờ trình đề nghị Ban Tổng giám đốc phê duyệt giải ngân và ký phê duyệt 01 Tờ trình giải ngân. Sau khi giải ngân, Đặng Phước BC1 không thực hiện việc bổ sung tài sản bảo đảm, vi phạm cam kết bổ sung 480.000 kg điều thô, nhưng L không yêu cầu chấm dứt việc cho vay, đôn đốc thu hồi nợ trước hạn, hồ sơ đề nghị vay vốn không có Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của lần giải ngân trước đó, nhưng L vẫn ký phê duyệt giải ngân, dẫn đến việc giải ngân không đúng quy định cho công ty Z vay 8.000.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 28878 ngày 20/4/2009 và phê duyệt giải ngân Khế ước số 29575 ngày 29/5/2009), bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 5.088.444.641 đồng (cơ quan điều tra ra quyết định truy nã)

Đinh Thị E là Phó giám đốc X, phụ trách xét duyệt giải ngân cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trong đó có công ty Z. Đinh Thị E đã ký tờ trình đề nghị gia hạn hạn mức tín dụng 45 tỷ đồng, thời hạn 03 tháng từ ngày 14/3/2009 đến ngày 14/6/2009 và Tờ trình đề nghị gia hạn tín dụng 45 tỷ đồng thêm 01 tháng từ ngày 22/6/2009 đến ngày 22/7/2009, đồng thời ký phê duyệt 02 Tờ trình giải ngân cho công ty Z. Mặc dù hồ sơ đề nghị vay vốn không có Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của lần giải ngân trước đó, nhưng Đinh Thị E vẫn phê duyệt giải ngân, dẫn đến việc giải ngân không đúng quy định cho công ty Z vay 10.500.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 29719 ngày 08/6/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009, bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt là 7.734.949.723 đồng (cơ quan điều tra ra quyết định truy nã)

Bùi Minh BC2 là Phó phòng quan hệ khách hàng. Hải là người được giao phụ trách hồ sơ vay vốn của công ty Z, có trách nhiệm kiểm soát, xét duyệt nội dung thẩm định của chuyên viên khách hàng, kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định, kiểm soát nội dung tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm của chuyên viên khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian từ ngày 20/4/2009 đến ngày 23/6/2009, Hải không thực hiện việc kiểm soát, thẩm định phương án kinh doanh, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm, nhưng vẫn ký đề nghị gia hạn tín dụng lên 45 tỷ đồng; ký 04 tờ trình đề nghị giải ngân nhưng không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm, ký xác nhận khống vào Biên bản kiểm kê hàng gửi kho với tổng số điều thô nhập kho khống là 3.600.010 kg, trị giá 57.738.736.000 đồng, và số điều cam kết bổ sung tài sản bảo đảm 480.000 kg điều thô sau khi giải ngân, nhưng sau đó Đặng Phước BC1 không thực hiện bổ sung tài sản bảo đảm. Bùi Minh BC2 biết rõ việc Đặng Phước BC1 không bổ sung tài sản bảo đảm, nhưng Hải không đề nghị chấm dứt việc cho vay, tiến hành thu hồi nợ như quy định, dẫn đến việc X quyết định giải ngân không đúng cho công ty Z vay 20.500.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 28878 ngày 20/4/2009, số 29531 ngày 27/5/2009, số 29575 ngày 29/5/2009, số 29719 ngày 08/6/2009 và số 29987 ngày 23/6/2009), bị Đặng Phước BC1 chiếm đoạt 17.005.080.364 đồng.

Nguyễn Thanh BC7 là chuyên viên phòng quan hệ khách hàng, BC7 có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định phương án vay vốn, năng lực tài chính, kiểm tra tài sản bảo đảm, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với hồ sơ vay vốn trên của công ty Z. Khi tiếp nhận hồ sơ, mặc dù hồ sơ không có hợp đồng đầu vào, bảng kê thu mua hàng hóa, đối tượng nhận tiền thanh toán, số dư hàng tồn kho và nơi bảo quản hàng hóa trước thời điểm giải ngân nhưng BC7 đã không yêu cầu công ty Z bổ sung các tài liệu này, không thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn của lần giải ngân trước đó; không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm của công ty Z tại kho hàng mà chỉ căn cứ vào Biên bản kiểm kê hàng gửi kho và Phiếu nhập kho (đều là các chứng từ khống do công ty Z cung cấp) để ký Tờ trình đề nghị gia hạn tín dụng lên 45 tỷ đồng; ký 03 tờ trình đề nghị giải ngân khi công ty Z không có tài sản bảo đảm, với tổng số điều thô nhập kho khống là 1.360.000 kg, trị giá 20.700.000.000 đồng, dẫn đến việc X giải ngân không đúng cho công ty Z là 11.050.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, để Đặng Phước BC1 chiếm đoạt, gây thiệt hại cho X 8.868.314.000 đồng.

Với các hành vi như đã nêu trên, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩ m tuyên bố các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4, Đỗ Văn BC6, Nguyễn Bảo BC5 và Ngô Quang BC3 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999; các bị cáo Bùi Minh BC2 và Nguyễn Thanh BC7 phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng người, đúng tội.

Xét kháng cáo của các bị cáo Bùi Minh BC2, Trương Thị Kim BC4 và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy:

[1] Đối với Đặng Phước BC1: Để tiếp tục được vay tiền của X, Đặng Phước BC1, với sự giúp sức của Trương Thị Kim BC4, Nguyễn Bảo BC5, Đỗ Văn BC6 và Ngô Quang BC3, bằng thủ đoạn lập khống báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, lập khống 09 hồ sơ vay vốn để được X giải ngân số tiền 35.550.000.000 đồng thông qua 09 kế ước nhận nợ, từ đó để BC1 chiếm đoạt số tiền 29.470.894.364 đồng của Ngân hàng X. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp  dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 17, điểm b, s, x Khoản 1, Khoản 2 Điều 51, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt Đặng Phước BC1 16 năm tù.

Đối với quan điểm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng Điều 17, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với bị cáo Đặng Phước BC1 là không có cơ sở pháp luật, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng: Việc áp dụng Điều 17, Điều 58 là để đánh giá tính chất đồng phạm trong vụ án, phân định trách nhiệm hình sự của từng bị cáo trong vụ án có đồng phạm chứ không phải để giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Đặng Phước BC1. Vì vậy, việc Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng Điều 17, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với bị cáo Đặng Phước BC1 là đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong vụ án có đồng phạm này, bị cáo Đặng Phước BC1 là người chủ mưu, là người chỉ đạo cho các đồng phạm khác giúp sức để BC1 chiếm đoạt số tiền 29.470.894.364 đồng của Ngân hàng X, số tiền bị chiếm đoạt rất lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng. Gia đình bị cáo giúp bị cáo nộp vào tài khoản Cục thi hành án dân sự số tiền 40.000.000 (bốn mươi triệu) đồng để khắc phục một phần hậu quả cho số tiền 29.470.894.364 đồng (khắc phục được 0,136% số tiền) mà bị cáo đã chiếm đoạt của Ngân hàng X, số tiền này rất nhỏ so với số tiền bị cáo đã chiếm đoạt của Ngân hàng. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng điểm b Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đặng Phước BC1 là chưa đúng với bản chất của việc khắc phục hậu quả. Mặt khác bản án sơ thẩm đã tuyên mức án 16 năm tù đối với bị cáo Đặng Phước BC1 là chưa tương xứng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi và hậu quả mà bị cáo đã gây ra, mức hình phạt không mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho xã hội - như nhận định trong kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tăng hình phạt đối với bị cáo Đặng Phước BC1.

[2] Xét kháng cáo của bị cáo Bùi Minh BC2, bị cáo cho rằng Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng Khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 để xác định trách nhiệm hình sự đối với bị cáo là không có căn cứ vì chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc giải thích “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” theo Khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 là gây hậu quả như thế nào? Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận thấy, từ những vi phạm của Bùi Minh BC2 trong việc kiểm soát, thẩm định phương án kinh doanh, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm đối với Công ty Z, Bùi Minh BC2 đã tạo điều kiện cho Đặng Phước BC1 và đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt được số tiền 12.505.080.364 đồng của Ngân hàng X. Theo quy định tại điểm c5, Điều 3 Mục I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 quy định cụ thể số tiền bị chiếm đoạt từ 1.500.000.000 đồng đối với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Bản án sơ thẩm nhận định: “Bị cáo Bùi Minh BC2 – Nguyên Phó phòng quan hệ khách hàng trực tiếp phụ trách hồ sơ vay vốn của công ty Z, ký 04 tờ trình đề nghị giải ngân theo các Khế ước nhận nợ các số 29531, 29575, 29719 và 29987 không kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo nhưng vẫn xác nhận khống vào Biên bản kiểm kê hàng hóa gửi kho; không kiểm soát, thẩm định phương án kinh doanh, mục đích vay vốn, ký 01 tờ trình giải ngân theo khế ước số 28878 trình lãnh đạo ký duyệt mà không kiểm tra việc bị cáo BC1 có bổ sung tài sản đảm bảo hay không. Ngoài Khế ước nhận nợ số 29531 đã được bà Lê Thị Mỹ E3 tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả, còn lại gây thiệt hại cho X số tiền 12.505.080.364 đồng. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận thấy, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng Khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử đối với bị cáo Bùi Minh BC2 là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, mức hình phạt 07 năm tù là thỏa đáng và đã xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo Bùi Minh BC2. Bị cáo BC2 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo nhưng không có tình tiết nào mới để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo của bị cáo Bùi Minh BC2.

[3] Xét kháng cáo của bị cáo Trương Thị Kim BC4 và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với bị cáo Trương Thị Kim BC4 và Ngô Quang BC3, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận thấy;

- Bị cáo Trương Thị Kim BC4 là kế toán của Công ty Z, dù biết thực tế không có hàng hóa nhập kho, bị cáo vẫn theo sự chỉ đạo của Đặng Phước BC1 và sử dụng thông tin số liệu khống từ Đặng Phước BC1 cung cấp, lập khống 06 phiếu nhập kho mà không có hàng hóa, lập khống Biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho, lập khống Bảng kê thu mua hàng hóa. Từ những biên bản, bảng kê khống này, Đặng Phước BC1 đã lập 05 hồ sơ để vay 21.550.000.000 đồng của X Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đoạt số tiền 19.368.314.000 đồng. Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã áp dụng Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 17, điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Trương Thị Kim BC4 04 năm tù, xét thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng từ hành vi của bị cáo Đặng Phước BC1 gây ra và vai trò giúp sức tích cực của Trương Thị Kim BC4 trong vụ án, Hội đồng xét xử nhận thấy việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 17, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với bị cáo Trương Thị Kim BC4 là không sai nhưng mức án 04 năm tù là nhẹ chưa tương xứng với hành vi và hậu quả của hành vi do bị cáo Trương Thị Kim BC4 đã gây ra. Vì vậy, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tăng hình phạt đối với bị cáo Trương Thị Kim BC4. Đó cũng chính là nhận định để không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Trương Thị Kim BC4.

- Đối với bị cáo Ngô Quang BC3, Bản án sơ thẩm nhận định: “Bị cáo Ngô Quang BC3 và Đỗ Văn BC6 – Nguyên nhân viên Công ty Z1 là đơn vị nhận bảo vệ tài sản cầm cố cho các khoản vay của công ty Z tại X. Với nhiệm vụ được giao là phối hợp cùng nhân viên X kiểm tra và ký xác nhận số lượng hàng hóa nhập kho trên “Biên bản kiểm kê hàng hóa gửi kho”, làm căn cứ để X giải ngân cho khách hàng. Tuy nhiên, từ tháng 3/2009 – 6/2009, mặc dù không có hàng hóa là hạt điều nhập kho nhưng các bị cáo đã cùng Đặng Phước BC1 ký khống nhiều biên bản kiểm tra hàng hóa, giúp sức cho Đặng Phước BC1 chiếm đoạt tiền của X, cụ thể như sau: Ngô Quang BC3 ký khống 02 biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho, tạo điều kiện cho Đặng Phước BC1 lập khống 02 hồ sơ vay vốn, giúp sức cho An chiếm đoạt 10.500.000.000 đồng của X. Đỗ Văn BC6 ký khống trên 03 biên bản kiểm tra hàng hóa nhập kho, tạo điều kiện cho Đặng Phước BC1 lập khống 03 hồ sơ vay vốn, giúp sức cho BC1 chiếm đoạt 8.868.314.000 đồng của X. Do đó cần áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) để xử phạt bị cáo với mức án đủ nghiêm để cải tạo giáo dục các bị cáo. Tuy nhiên, khi lượng hình Hội đồng xét xử cũng cân nhắc các bị cáo chỉ là người làm thuê, thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo BC1 nhưng không được hưởng lợi trong số tiền BC1 chiếm đoạt của X, bị cáo Bảo BC4 có quan hệ gia đình với bị cáo BC1 nên có mối quan hệ lệ thuộc, bị cáo là người dân tộc Sán Dìu nên nhận thức pháp luật có phần hạn chế, các bị cáo BC3, bị cáo BC3 là người làm thuê vì lo sợ mất việc nên đã làm theo yêu cầu của bị cáo BC1, các bị cáo có trình độ văn hóa thấp kém nên nhận thức pháp luật có phần hạn chế nên Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt tù giam đối với các bị cáo mà cho các bị cáo được hưởng án treo cũng đủ tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.”

Việc căn cứ các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xét xử cho các bị cáo Ngô Quang BC3 và Đỗ Văn BC6 (Nguyên nhân viên Công ty Z1 là đơn vị nhận bảo vệ tài sản cầm cố cho các khoản vay của công ty Z tại X) 03 năm tù nhưng cho các bị cáo này hưởng án treo. Mức án này là thể hiện tính khoan hồng của pháp luật đối với những người phạm tội có vai trò đồng phạm thứ yếu (Là bảo vệ), nhận thức pháp luật về tính nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện có phần hạn chế. Việc áp dụng hình phạt của bản án sơ thẩm trong trường hợp này, cũng phù hợp với thực tế áp dụng hình phạt đối với những bị cáo làm bảo vệ trong những vụ án liên quan đến thiệt hại của các Ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, xét nội dung kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo BC3. Trong khi đó hành vi phạm tội, nhân thân, mức hình phạt tòa sơ thẩm tuyên đối với bị cáo BC3 và bị cáo BC6 là như nhau. Điều này, đã thể hiện bản kháng nghị có nội dung kháng nghị chưa đảm bảo tính công bằng trong áp dụng pháp luật. Từ phân tích nhận định trên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng hình phạt đối với bị cáo Ngô Quang BC3.

[4] Đối với Nguyễn Thanh BC7 bản án sơ thẩm tuyên xử áp dụng khoản 3 Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh BC7 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo. Sau khi xét xử sơ thẩm thì không có kháng cáo, kháng nghị về nội dung này, nên cấp phúc thẩm không xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh BC7 là chuyên viên phòng quan hệ khách hàng, BC7 có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định phương án vay vốn, năng lực tài chính, kiểm tra tài sản bảo đảm, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với hồ sơ vay vốn trên của công ty Z. Khi tiếp nhận hồ sơ, mặc dù hồ sơ không có hợp đồng đầu vào, bảng kê thu mua hàng hóa, đối tượng nhận tiền thanh toán, số dư hàng tồn kho và nơi bảo quản hàng hóa trước thời điểm giải ngân nhưng BC7 đã không yêu cầu công ty Z bổ sung các tài liệu này, không thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn của lần giải ngân trước đó; không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm của công ty Z tại kho hàng mà chỉ căn cứ vào Biên bản kiểm kê hàng gửi kho và Phiếu nhập kho (đều là các chứng từ khống do công ty Z cung cấp) để ký Tờ trình đề nghị gia hạn tín dụng lên 45 tỷ đồng; ký 03 tờ trình đề nghị giải ngân khi công ty Z không có tài sản bảo đảm, với tổng số điều thô nhập kho khống là 1.360.000 kg, trị giá 20.700.000.000 đồng, dẫn đến việc X giải ngân không đúng cho công ty Z là 11.050.000.000 đồng (tại các Khế ước nhận nợ số 27123 ngày 23/3/2009, số 27237 ngày 30/3/2009, số 27252 ngày 31/3/2009, để Đặng Phước BC1 chiếm đoạt, gây thiệt hại cho X 8.868.314.000 đồng (hành vi và hậu quả gây ra tương tự như Bùi Minh BC2). Do vậy mức án như đã tuyên của bản án sơ thẩm là chưa đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng trong áp dụng pháp luật, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo có kháng cáo không được chấp nhận phải chịu án phí hình sự theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng Khoản 1, Khoản 2 Điều 355, Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tuyên xử:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Bùi Minh BC2 và Trương Thị Kim BC4.

Không chấp nhận phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng hình phạt đối với bị cáo Ngô Quang BC3. Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tăng hình phạt đối với các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4.

Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 216/2018/HS-ST ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyên bố các bị cáo Đặng Phước BC1, Trương Thị Kim BC4, Ngô Quang BC3 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Bị cáo Bùi Minh BC2 phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

- Áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s, x Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử phạt bị cáo Đặng Phước BC1 19 (mười chín) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày 28/3/2016.

- Áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử phạt bị cáo Trương Thị Kim BC4 06 (sáu) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.

- Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Ngô Quang BC3 03 (ba) năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân xã S5, huyện S6, tỉnh Thanh Hóa giám sát giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách.

Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì việc thi hành án được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật thi hành án hình sự.

- Áp dụng khoản 3 Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Điều 17; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử phạt bị cáo Bùi Minh BC2 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được trừ thời gian tạm giam trước từ ngày 28/3/2016 đến ngày 20/3/2017.

Bị cáo Bùi Minh BC2, Trương Thị Kim BC4, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Kiến nghị cơ quan tiến hành Tố tụng có thẩm quyền xem xét lại bản án sơ thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm, về việc bản án sơ thẩm xử hình phạt Nguyễn Thanh BC7 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo theo hướng tăng hình phạt.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không có kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

501
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 125/2019/HS-PT ngày 19/03/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:125/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 19/03/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về