Bản án 123/2020/DSST ngày 18/11/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất và chia thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN K, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 123/2020/DSST NGÀY 18/11/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHIA THỪA KẾ

Ngày 16, 17 và 18 tháng 11 năm 2020 tại Trụ sở Tòa án nhân dân Huyện K, Tòa án nhân dân Huyện K xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 106/2019/TLST-DS ngày 16 tháng 7 năm 2019 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất và chia thừa kế” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 100/2020/QĐXX-ST ngày 03 tháng 9 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa số 144/2020/QĐST-HPT ngày 19 tháng 9 năm 2020; Quyết định hoãn phiên tòa số 154/2020/QĐST-HPT ngày 30 tháng 10 năm 2020, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Anh Hồ Quang H, sinh năm 1981. Nơi cư trú: Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Lao động tự do. Người đại diện theo ủy quyền của anh H là ông Hoàng Đức L, sinh năm 1993, HKTT: Căn hộ 38A, khu tập thể Khu Nam Công ty thiết bị vật tư nông sản, phường F1, quận S, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: làm việc tại Văn phòng luật sư Lâm P1 và cộng sự. (Giấy ủy quyền ngày 14/10/2019 tại Văn phòng công chứng An Khánh, thành phố Hà Nội). “Anh H, ông L có mặt”.

Bị đơn: Chị Nguyễn Thị H2, sinh năm 1979. Nơi cư trú: Thôn xxx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: làm ruộng. “Chị H2 có mặt” Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bà Nguyễn Thị N2, sinh năm 1955. Nơi cư trú: Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Làm ruộng. “Có mặt”.

+ Anh Dương Quang Q, sinh năm 1970. Nơi cư trú: Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Làm ruộng. “Có mặt”.

+ Chị Hồ Thị M, sinh năm 1975. Nơi cư trú: Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Giáo viên. “Có mặt”.

+ Chị Hồ Thị X, sinh năm 1976. Nơi cư trú: Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Làm ruộng. “Có mặt”.

+ Chị Hồ Thị Q, sinh năm 1979. Nơi cư trú: Xóm Z, xã W, Huyện K, thành phố Hà Nội. Nghề nghiệp: Làm ruộng. “Có mặt”.

Người đại diện theo ủy quyền của bà N2, anh Q, chị M, chị X, chị Q là ông Hoàng Đức L, sinh năm 1993, HKTT: Căn hộ 38A, Tập thể khu Nam Công ty thiết bị Vật tư Nông Sản, phường F1, quận S, Hà Nội (Giấy ủy quyền ngày 14/10/2019 tại Văn phòng công chứng An Khánh, Hà Nội). “Ông L có mặt”.

+ Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1980. Nơi cư trú: Thôn N, xã W, Huyện K, thành phố Hà Nội. “Do chị H2 làm đại diện ủy quyền có mặt”.

+ Chị Nguyễn Thị V, sinh năm 1982. Nơi cư trú: Thôn xxx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nôi. “Do chị H2 làm đại diện ủy quyền có mặt”.

(Chị T chị V đã ủy quyền cho chị H2 theo Hợp đồng ủy quyền ngày 26/12/2019 tại Văn phòng công chứng K).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại Đơn khởi kiện nộp ngày 01/7/2019, tại Bản tự khai, tại Biên bản lấy lời khai, tại Phiên tòa nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày: Ông nội tôi tên Hồ Quang R chết năm 1980 và bà nội tôi tên Tạ Thị M, chết năm nào không rõ. Các cụ đẻ ra cụ R cụ M tôi không biết tên, các cụ và con các cụ đều chết trước bà E3. Ông bà nội tôi sinh được 3 người con tên Hồ Thị P1 chết ngày 08/01/2003, Hồ Thị E3 chết ngày 15/4/2005 âm lịch, Hồ Quang C2 chết ngày 07/6/2018 – ông C2 là bố đẻ tôi.

Bà Hồ Thị P1 lấy chồng tên Nguyễn Xuân V1 chết năm 2015, bà P1 ông V1 có 4 người con chung là Nguyễn Thị H2, Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị Y, Nguyễn Thị H5.

Bà Hồ Thị E3 không có chồng con.

Ông Hồ Quang C2 kết hôn với bà Nguyễn Thị N2 và có 04 người con chung tên Hồ Thị X, Hồ Thị Q, Hồ Thị M và Hồ Quang H.

Về nguồn gốc thửa đất tôi đang khởi kiện có diện tích 341m2 hiện đã được UBND Huyện K cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 1396/QĐ-UB ngày 30/12/2005 cho chủ sử dụng là bà Hồ Thị E3, có nguồn gốc khoảng năm 1991 UBND xã M cấp đất giãn dân cho bà Hồ Thị E3 khoảng 156m2 thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội. Tiền mua đất giãn dân là của bà E3 bỏ tiền ra mua, sau khi được cấp thì ông C2 bà N2 phụ giúp bà E3 xây nhà cấp 4 ba gian diện tích khoảng 50m2 trên phần đất được cấp, hiện ngôi nhà vẫn còn. Mốc giới phần đất 156m2 này là từ đầu đường vào đến xưởng. Cũng thời điểm đó, xã bán đất xen kẹt gần thửa đất của bà E3, thì bà N2 ông C2 bỏ tiền ra mua 104m2 đất xen kẹt sát phần đất bà E3 được cấp đất giãn dân để tiện việc quản lý trông nom, việc mua 104m2 đất này gia đình tôi có Phiếu thu nộp tiền mua đất hôm nay tôi sẽ nộp Tòa án. Đến năm 1993, xã chủ trương bán đất ao liền với phần 104m2 thì bố mẹ tôi mua tiếp 81m2 với giá 300.000 đồng, có Giấy biên nhận ngày 14/12/1993, đến nay chúng tôi xuất trình Bản chính Giấy biên nhận này tại phiên tòa, vị trí phần 81m2 này nằm ở cuối thửa đất, mốc giới chính xác thì không chỉ được. Đến năm 2005, thực hiện chủ trương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông C2 bà N2 bàn nhau để tiện cho việc quản lý và sử dụng đất, nhất trí gộp chung đất ông C2 mua vào phần đất giãn dân của bà E3 để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên bà E3, sự thỏa T của bà N2 ông C2 với bà E3 không có biên bản, không có ai biết, chỉ gia đình tôi và bà E3 biết.

Trong quá trình sử dụng, gia đình tôi đã bỏ mọi chi phí để lấp ao và cải tạo để nuôi trồng cây cối và quản lý đất từ năm 1993 đến nay, không xảy ra tranh chấp với ai, việc san lấp ao tôi cũng chỉ trình bày, không có tài liệu gì nộp.

Về việc chăm sóc bà E3: Năm 1996 bà E3 đi mổ u chân, từ năm 1999 đến năm 2005 bà E3 nằm một chỗ thì luôn pY có 1 người chăm sóc trực tiếp từ vệ sinh cá nhân đến ăn uống nên ông C2 đã cho con gái là Hồ Thị Q ra ở cùng chăm sóc bà E3 từ khoảng năm 1992 đến khi bà E3 chết 2005. Đối với tài sản là nhà đất của bà E3 có được là nhờ nhiều công sức của ông C2 bà N2 tôn tạo đất cùng, xây nhà cho bà E3, phần này tôi chỉ trình bày chứ không có tài liệu gì chứng minh. Bà E3 chết, ông C2 đứng ra lo ma, sang cát cho bà E3, vì ông C2 là con trai duy nhất và còn sống nên đứng ra lo liệu toàn bộ. Trước đây, tôi có trình bày bà E3 chết năm 2007, thực tế bà E3 chết năm 2005 nhưng gia đình có đi khai tử muôn để hưởng chế độ, còn thực tế bà E3 chết ngày 22/5/2005 dương lịch, tức ngày 15/4/2005 âm lịch.

Từ năm 2005 bà E3 chết, gia đình tôi quản lý trông nom tài sản của bà E3 cho đến nay. Bà N2 ông C2 là người thờ phụng bà E3, đóng thuế đối với thửa đất này, sau khi ông C2 chết thì bà N2 X khói cho bà E3, tiếp tục quản lý thửa đất này. Cuối năm 2018, gia đình tôi thống nhất cho anh Dương Quang Q là chồng của chị Hồ Thị M thuê toàn bộ thửa đất mà bà Than quản lý sử dụng để xây dựng xưởng gỗ 240m2, anh Q đã làm xưởng trên đất và đến nay anh Q vẫn đang làm mộc tại thửa đất này. Khi anh Q làm xưởng thì chị H2 là con bà P1 đòi chia mảnh đất này với lý do là hưởng thừa kế tài sản của bà E3, từ đó hai bên bắt đầu tranh chấp.

Nay tôi xác định cả phần 104m2 ông C2 bà N2 mua đất xen kẹt cũng coi là tài sản của bà E3 nên được 260m2, tôi đề nghị Tòa án chia thừa kế 260m2 đất của bà E3 cho các đầu thừa kế. Đối với tài sản trên đất gồm ngôi nhà cấp 4 ba gian, 1 nửa tường, sân đều là tài sản của bà E3, công nợ của bà E3 không có. Tôi chỉ yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà E3 gồm: ngôi nhà cấp bốn 3 gian, giá trị nửa bức tường bao quanh đất, sân. Đối với tài sản khác có trên đất gồm xưởng là của vợ chồng anh Q, nhà vệ sinh công trình phụ + cổng + mái vẩy + ½ chiều cao của tường bao quanh đất là của gia đình tôi xây dựng. Bà E3 còn đất nông nghiệp nhưng tôi không yêu cầu chia thừa kế trong vụ án này. Tôi đề nghị Tòa án công nhận quyền sử dụng 81m2 là do ông Hồ Quang C2 mua thuộc quyền sử dụng của ông C2. Ngoài ra, tôi không yêu cầu gì khác.

Bị đơn chị Nguyễn Thị H2 trình bày: Về quan hệ huyết thống gia đình tôi như sau, ông ngoại của tôi là cụ ông Hồ Quang R không nhớ năm sinh, mất năm 1980, cụ bà Tạ Thị M mất năm 1964. Bố của cụ R tên Hồ Quang Mễ, cụ Mễ có vợ tên Nguyễn Thị Tấn. Bố của cụ M tên Tạ Đình Tu, cụ Tu vơ vợ tên Đỗ Bạc. Về hàng cụ kỵ, các con của cụ kỵ đều đã chết trước bà E3.

Cụ R và cụ M có 3 người con đẻ là:

+ Bà Hồ Thị P1, sinh năm 1948, mất năm 2003: Bà P1 có chồng là ông Nguyễn Xuân V1 sinh 1932, mất năm 2015; Bà P1 ông V1 có 4 người con là: Chị Nguyễn Thị H2 sinh 1979; Hiện trú tại: Thôn xxx, xã M, Huyện K, TP Hà Nội; Chị Nguyễn Thị T, sinh 1980; HKTT: Thôn N, xã W, Huyện K, TP Hà Nội; Chị Nguyễn Thị V (Thường gọi là Y) sinh năm 1982; HKTT: Thôn xxx, xã M, Huyện K, Hà Nội; Chị Nguyễn Thị H5, sinh 1985; HKTT: X, Cự Khối, L Biên, Hà Nội.

Bố tôi Nguyễn Xuân V1 có con riêng là: Nguyễn Thị Mùi, sinh 1952; Trú tại: Thôn 4, xã M, K; Anh Nguyễn Xuân Bao, sinh 1955; Trú tại: Thôn xxx, xã M, Huyện K, TP Hà nội; Chị Nguyễn Thị Oanh, sinh 1959; Trú tại: N, xã W, K, Hà Nội; Chị Nguyễn Thị Doanh, sinh 1961; Trú tại: Thôn xx, xã M, Huyện K, Chị Nguyễn Thị Dự, sinh 1963 ; Trú tại: Thôn xxx, xã M, K, Hà Nội. Chị Nguyễn Thị Thinh, sinh 1969; Trú tại: Thôn xx, xã M, K; Anh Nguyễn Xuân Bộ (thường gọi Thọ) sinh 1971; Trú tại: Thôn xxx, xã M, K, TP Hà Nội; Anh Nguyễn Xuân Trường, sinh 1973; Trú tại: Thôn xxx, xã M, K, Hà Nội.

+ Bà Hồ Thị E3, sinh năm 1951, chết năm 2005. Bà E3 không có chồng con.

+ Ông Hồ Quang C2 sinh năm 1954, đã chết năm 2018; Vợ ông C2 là bà Nguyễn Thị N2 sinh 1956; HKTT: Thôn xx, xã M, Huyện K, TP Hà nội. Ông C2 bà bà N2 có 4 người con: Chị Hồ Thị M, chị Hồ Thị X, chị Hồ Thị Q, anh Hồ Quang H.

Cụ R, cụ M không có con riêng, con nuôi nào khác. Về nguồn gốc thửa đất đang tranh chấp:

Năm 1990 UBND xã M có chủ trương cấp đất giãn dân cho các hộ độc thân. Khi đó tôi khoảng 11-12 tuổi đang đi học, tôi có xuống ngủ với dì E3. Thời điểm năm 1990, bà E3 đang ở một mình trên thửa đất tổ tiên của cụ R cụ M tại Thôn xx, M, K, trên đất có nhà do bà E3 bỏ tiền ra làm, còn gian bên ngoài thì cậu C2 bỏ tiền ra làm, trên thửa đất này còn có vợ chồng ông C2 sinh sống cùng. Khi ở đó, dì tôi và gia đình ông C2 ăn riêng, ở nhà riêng, nhưng ở cùng trên thửa đất. Thời điểm đó bà E3 chỉ làm ruộng, không có nghề nghiệp gì khác. Đến năm 1991, xã bán đất giãn dân, thì bà E3 đứng lên xin mua vì lúc đó đang sống cùng vợ chồng ông C2. Bà E3 mua đất giãn dân chính xác bao nhiêu mét vuông do không có giấy tờ nên không thể biết chính xác được, nhưng trong tổng số 341m2 đất hiện có thì có 1 phần đất là mua giãn dân, 1 phần đất khoảng hơn 80m2 trong cùng thửa đất là do bà E3 lấn chiếm ra ao mà có được, phần lấn chiếm này cũng đã được Nhà nước hợp thức hóa bằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà E3. Toàn bộ tiền bỏ ra mua đất giãn dân của xã M là tiền của mẹ tôi bỏ ra đưa cho bà E3, việc bà P1 bỏ tiền ra cho bà E3 mua đất không có tài liệu bằng giấy tờ gì nhưng có nhiều nhân chứng biết và xác nhận với Tòa án rồi. Khi đóng tiền mẹ tôi là người đi đóng, có ông Tạ Đình Khì, sinh khoảng năm 1950; Trú tại: Thôn xx, xã M, K, Hà Nội đi đóng tiền đất cùng cũng biết cHuyện này và xác nhận với Tòa án. Ông Tạ Đình Nhẹ sinh năm 1963, là người cùng Thôn xx, xã M, là người sống cạnh với đất đang tranh chấp cũng biết việc mẹ tôi bỏ tiền ra mua đất cho bà E3. Sau khi nộp tiền về mẹ tôi có nói lại với gia đình tôi như vậy. Tôi khẳng định, thời điểm năm 1990 bà E3 tôi được cấp giãn dân là 260m2, tôi có bản photo giấy tờ về cấp đất giãn dân của UBND xã M cấp cho bà E3. Tuy nhiên, sau này diện tích tăng thêm là do bà E3 lấn chiếm ra ao công liền kề thửa đất. Tiền đổ đất, tôn tạo thửa đất là do mẹ tôi cho bà E3, tôi không biết mẹ tôi cho bà E3 bao nhiêu tiền để đổ đất, tôi cũng không có tài liệu chứng cứ gì về việc mẹ tôi cho bà E3 tiền đổ đất.

Năm 1996, bà E3 mổ u xương đùi, sau khi đi mổ về thì chị Q – con gái ông C2 đến sống cùng bà E3, nhưng mọi việc ăn uống đều do gia đình tôi chu cấp cho bà E3, việc gia đình tôi chu cấp thức ăn cho bà E3 nhiều năm tôi không có giấy tờ nhưng địa pX nhiều nhân chứng đã xác nhận nội dung này với Tòa án.

Khi bà E3 chết, ông C2 đã đến xin gia đình tôi đứng ra tổ chức đám hiếu cho bà E3, bố tôi đã đồng ý, nhưng bố tôi cũng đóng góp tiền vào làm đám hiếu cho bà E3, đóng góp bao nhiêu tôi không biết và không có tài liệu gì để xuất trình.

Từ sau khi bà E3 chết, toàn bộ nhà đất của bà E3 đều do gia đình ông C2 quản lý sử dụng cho đến nay.

R sản bà E3 để lại gồm nhà, sân, giếng, tường bao quanh đất, nhà tắm, nhà vệ sinh nằm trên thửa đất tại Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội do gia đình ông C2 quản lý, nhưng hiện nay chỉ còn nhà, sân, tường bao, còn giếng và công trình phụ cũ nhà ông C2 đã phá bỏ hoặc lấp rồi.

Ngoài ra, bà E3 còn có đất nông nghiệp hiện cũng do gia đình ông C2 quản lý, phần đất nông nghiệp của bà E3 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà E3.

Quan điểm giải quyết vụ án: Trước đây tôi nhất trí chia thừa kế tài sản của bà E3 theo quy định của pháp luật. Nhưng nay tôi đề nghị Tòa án tước quyền thừa kế của ông C2 vì ông C2 có hành vi ngược đãi người để lại R sản, đó là ông C2 từng tát bà E3 và có nhiều người ở thôn xóm làm chứng nội dung đó. Tôi cũng nhất trí yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà E3 để lại gồm quyền sử dụng 341m2 đất ở + nhà + sân + tường bao quanh đất; Còn đất nông nghiệp, giếng đã lấp, nhà vệ sinh cũ đã phá tôi không yêu cầu. Đối với tường bao, tôi thừa nhận phần dưới là của bà E3 xây, phần trên nhà ông C2 mới xây cao lên, nhà ông C2 xây cao lên bao cm tôi không rõ. Nếu được nhận thừa kế, tôi yêu cầu chia bằng hiện vật. Khi chia thừa kế, tôi đề nghị Tòa án tính công sức tôn tạo đất nhà cho bà P1, tính công sức người chăm sóc người để lại R sản cho bà P1 và các con. Ngoài ra tôi không còn yêu cầu gì khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bà Nguyễn Thị N2 trình bày: Về quan hệ huyết thống gia đình nhà ông C2 nguyên đơn và bị đơn trình bày đã đúng, tôi không bổ sung gì, trước đây tôi có trình bày cụ M tên Đặng Thị M, đến giờ chúng tôi cũng không còn tài liệu gì để biết chính xác họ của cụ M, tôi nhớ cụ họ Đặng thì tôi trình bày họ Đặng. Các cụ và con của các cụ đều chết trước bà E3. Về nguồn gốc thửa đất đang tranh chấp: Trước năm 1990, cụ R cụ M và bà E3 cùng sinh sống tại nhà đất tổ tiên tại xóm 3 xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội, hiện phần đất tổ tiên này cho vợ chồng tôi quản lý sử dụng. Năm 1990, UBND xã M có chủ trương cấp đất giãn dân, nên bà E3 đăng ký xin cấp đất giãn dân, bà E3 giao cho ông C2 là em trai đi giao dịch việc xin cấp đất và nộp tiền mua đất giãn dân. Giấy tờ cấp đất giãn dân tại phiên tòa chúng tôi nộp cho HĐXX 02 bản gốc Phiếu thu của bà E3 nộp tiền mua đất giãn dân: Phiếu thu ngày 22/2/1991 bà E3 nộp 400.000 đồng, Phiếu thu ngày 02/3/1991 bà E3 nộp 300.000 đồng. Chủ trương cấp cho mỗi xuất được 156m2 đất ruộng lúa, bà E3 được mua 1 xuất với giá 900.000 đồng/1 xuất, ông C2 là người đi nộp tiền, 900.000 đồng này là tiền của bà E3, khi cấp đất UBND xã có bàn giao mốc giới là phầ. Sau khi được cấp thì bà E3 có nói với vợ chồng tôi là xây nhà cho bà E3 ở thì cho 1 đứa con xuống ở với bà E3, nên vợ chồng tôi đứng ra đổ đất lên ruộng lúa cao khoảng thêm 1m để xây nhà. Vợ chồng tôi đổ đất xây nhà cho bà E3 khoảng năm 1991, nhà xây có 3 gian, 2 gian rộng vừa kích thước 4m x 4m và 1 gian nhỏ hơn kích thước 2,6m x 4m, 1 bếp và 1 chuồng lợn có kích thước 2,5m x 4m, 1 giếng khơi. Đến nay 3 gian nhà còn, bếp và chuồng lợn vợ chồng tôi phá, giếng khơi thì năm 2000 vợ chồng tôi cHển thành giếng kP1n. Sau khi vợ chồng tôi xây nhà xong thì đưa cháu Q ra sống cùng bà E3. Đến nay tôi không còn giữ được giấy tờ gì chứng minh việc vợ chồng tôi xây nhà này trên phần đất bà E3 được cấp, chỉ còn nhân chứng là Nguyễn Xuân Miêu sinh năm 1954, trú tại thôn 4 xã M; Lại Văn Quyết sinh năm 1965 trú tại E3 Am, L Biên, Hà Nội; Ông Xuân sinh năm 1955, trú tại Thôn Phù Dực, W, K, Hà Nội; Chị Hân khoảng 40 tuổi, trú tại Thôn xx M, K làm chứng cho chúng tôi nội dung xây nhà cho bà E3. Toàn bộ tiền xây dựng nhà, công trình trên đất là của vợ chồng tôi, vợ chồng tôi tặng cho bà E3, nay cũng không có yêu cầu gì, tôi xác định tài sản nhà công trình trên đất là của bà E3, chúng tôi không yêu cầu, không tranh chấp gì.

Khoảng năm 1992 chị Q là con chung của chúng tôi ra sống cùng bà E3 cho đến năm 2005 bà E3 chết thì chị Q về sống cùng vợ chồng tôi. Đối với tài sản trên đất của bà E3, chị Q sống cùng 13 năm cũng không có công sức đóng góp gì đối với tài sản của bà E3, nên không có yêu cầu gì.

Tổng diện tích 341m2 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà E3 thì có 156m2 đất giãn dân bà E3 mua năm 1991, cũng trong năm đó, UBND xã M bán đất xen kẹt phía sau thửa đất giãn dân của bà E3 thì vợ chồng tôi tiếp tục mua 104m2 giáp phần đất 156m2, đến năm 1993, UBND xã M bán đất ao liền kề với phần đất 104m2 vợ chồng tôi mua thì vợ chồng tôi tiếp tục mua 81m2 đất ao này, việc mua đất ao năm 1993 ông C2 có giấy gọi ra xã mua đất ao này, tại phiên tòa hôm nay tôi cũng xuất trình cho Tòa án bản gốc 01 Giấy mời ngày 03/01/1994 của UBND xã M mời ông C2 ra xã E3 toán lệ phí đất ở thêm và 01 Giấy biên nhận ông Vũ Quang Tuân là cán bộ kế toán Ủy ban xã M thu 300.000 đồng của ông C2 tiền mua số đất thửa ao giáp nhà ngày 14/12/1993 để chứng minh việc ông C2 mua 81m2 ao sau phần đất của bà E3 là sự thật.

Khi mua 81m2 này là 1 phần ao công, vợ chồng tôi tiến hành san lấp ao từ năm 1996- 1997 đến khoảng năm 2010 thì xong. Lấp đến đâu thì vợ chồng tôi tiến hành trồng cây P1 màu ngắn ngày trên đó. Vì con chung của chúng tôi là cháu Q sống cùng bà E3 nên vợ chồng tôi chạy ra chạy vào hai nhà như một, mọi việc của bà E3 chúng tôi vẫn pY đứng ra lo liệu. Lấp ao xong thì chúng tôi cũng không xây tường bao phía ao, tường phía ao là hàng xóm xây, chỉ xây tường bao 3 mặt đất, tường của 1 mặt đất phần ao là hàng xóm xây.

Do ngõ đổ đất cao lên thêm, nên 2015 gia đình tôi pY đổ đất ao cao lên khoảng 1,2m nữa, phần này tôi cũng chỉ trình bày, không có tài liệu chứng cứ gì để nộp Tòa án.

Đối với nhà xây năm 1990, sau khoảng 6-7 năm lại đảo ngói 1 lần, đến năm 2018 thì tôi và cháu H trát lại tường, đổ đất thêm vào phần ao 1,2m làm thêm công trình phụ bên trái nhà, xây tường xung quanh 3 vế cao thêm như hiện nay.

Đến năm 2019 thì con rể tôi là Dương Quang Q sinh năm 1971 là chồng của Hồ Thị M đứng ra xây toàn bộ xưởng sản xuất gỗ trên đất Tường bao quanh như hiện nay bao gồm 2 phần, phần bên dưới cao khoảng 01m là của bà E3 xây, gia đình nhà tôi xây lên thêm khoảng 80cm như hiện nay, nên xác định bức tường là tài sản chung của cả bà E3 và gia đình tôi.

Về công sức chăm sóc bà E3 như sau: Khoảng năm 1996 bà E3 pY mổ u xương đùi pY, mổ xong bó bột 6 tháng, rồi cắt bột tập đi, đi được 2 năm thì tái phát chỉ nhúc nhắc đi lại từ nhà ra sân, từ năm thứ 3 là nằm trên giường không đi lại được nữa, đến năm thứ 4 bà E3 chỉ nằm trên giường. Chị Q là người chăm sóc bà E3 là chính. Cơm nước thì vợ chồng tôi là người nấu chính và bê ra cho bà E3 và chị Q ăn. Tiền thuốc của bà E3 là do chị Q máy hàng có, cộng với tiền trợ cấp của bà E3 mỗi tháng được 25.000 đồng khoảng từ năm 2001-2005. Chăm sóc bà E3 là do chị Q chăm là chính, ngoài ra tôi pY phụ giúp nữa. Bà E3 chết thì vợ chồng tôi đứng ra lo ma chay, chôn cất, sang cát toàn bộ cho bà E3, nhà bà P1 không hỗ trợ gì. Nhà bà P1 nói có mang cơm ra cho bà E3 thì thỉnh thoảng cũng có, vì cháu Q sống với bà E3 nên gia đình tôi mang cơm cho hai bác cháu là chính, thỉnh thoảng nhà bà P1 cũng mang đồ ăn vào cho bà E3. Là họ hàng với nhau nên việc gia đình bà P1 có chăm sóc bà E3 thì cũng là lẽ đương nhiên, còn con tôi sống với bà E3 mà bảo gia đình tôi không chăm lo cho bà E3 là không đúng. Sau khi bà E3 chết, vợ chồng con cái tôi lo X khói cho bà E3 cho đến nay.

Nay quan điểm của tôi, tôi cũng xác định diện tích đất của bà E3 có là 260m2 bao gồm phần giãn dân 156m2 và phần vợ chồng tôi mua thêm là 104m2, trên có nhà cấp 4, sân và tường bao là tài sản của bà E3, còn 81m2 đất ao phía sau thửa đất là tài sản của ông Hồ Quang C2. Tôi cũng nhất trí với yêu cầu khởi kiện của anh H là chia thừa kế tài sản của bà E3 có gồm quyền sử dụng đất là 260m2, trên có 01 nhà cấp 4, sân và tường bao quanh. Đối với công trình khác trên đất là tài sản của gia đình tôi thì đề nghị Tòa án công nhận đó là tài sản của gia đình tôi. Đối với đất nông nghiệp của bà E3, gia đình tôi không yêu cầu xem xét giải quyết trong vụ án này.

+ Chị Nguyễn Thị H5 trình bày: Về quan hệ huyết thống đúng như anh H và chị H2 trình bày. Bà E3 không có chồng con. Về thửa đất hiện đang tranh chấp đúng là của bà E3. Về quyền lợi của tôi, nếu tôi được nhận, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Chị Hồ Thị M có quan điểm trình bày giống anh H, bà N2 về quan hệ huyết thống, về nguồn gốc đất. Ngoài ra chị trình bày đối với nhà xưởng do vợ chồng chị và anh Q xây hết 541.417.336 đồng. Do khi vợ chồng tôi xây nhà xưởng thì chị H2 con bác P1 gây khó khăn, đòi đất mà bác E3 đã tặng cho bố tôi, trách móc mẹ tôi về việc cho chồng tôi thuê đất làm xưởng mà không nói với chị H2, có những lời lẽ xúc phạm chúng tôi. Nay anh H khởi kiện chia thừa kế, tôi đề nghị Tòa án công nhận mảnh đất này là của bố tôi vì bác E3 đã tặng cho bố tôi, gia đình bác P1 và con bác P1 không có quyền đòi tài sản thừa kế, chồng tôi được tiếp tục thuê mảnh đất để sử dụng. Đây chỉ là tôi trình bày quan điểm vì khi bà E3 còn sống bà E3 nói cho ông C2 đất thì tôi biết vậy, chứ tôi không có tài liệu gì chứng minh cho lời mình trình bày, tôi không có yêu cầu độc lập gì. Nếu được nhận R sản thừa kế, tôi xin nhận để sau này tôi tặng cho lại bà N2, cũng đề nghị Tòa án chia chung phần của tôi vào cả gia đình tôi, gia đình tôi tự giải quyết với nhau.

+ Chị Nguyễn Thị T, chị Nguyễn Thị V đã ủy quyền cho chị Nguyễn Thị H2, tại phiên tòa chị H2 đại diện ủy quyền thống nhất lời khai của chị T chị V giống mình, không sửa đổi bổ sung gì thêm.

+ Anh Dương Quang Q ủy quyền cho anh Hoàng Đức L, tại phiên tòa anh L trình bày quan điểm của anh Q về quan hệ huyết thống đúng như các đương sự đã trình bày, về nguồn gốc đất đúng là của bà E3 trong đó có 1 phần diện tích là của ông C2 mua, còn xưởng là tài sản của tôi và chị M xây dựng. Nay với yêu cầu chia thừa kế của anh H, tôi đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với nhà xưởng do vợ chồng tôi xây dựng, giả sử pY chia thừa kế, đề nghị Tòa án công nhận cho chúng tôi. Tôi không tranh chấp gì đối với nhà xưởng, nhà đất của bà E3. Sau này, gia đình tôi sẽ bàn với nhau sau, nếu không được tôi yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết sau.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Huyện K tại phiên tòa phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Người tham gia tố tụng và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án như sau:

Việc tuân theo pháp luật tố tụng: Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử vụ án, Thư ký phiên tòa trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã được thực hiện đúng về thẩm quyền, về xác định quan hệ pháp luật, về hòa giải, về thẩm định định giá, xác định đúng người tham gia tố tụng, về thời gian chuẩn bị xét xử, về việc chấp hành pháp luật của nguyên đơn bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Về quan điểm giải quyết vụ án: Xác định yêu cầu chia thừa kế 260m2 đất của bà E3 để lại của anh H. Xác định toàn bộ 260m2 đất thửa số 3, tờ bản đồ số 10, Thôn xx M, K, Hà Nội thể hiện tại Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà E3 của UBND Huyện K và tài liệu chính quyền địa pX cung cấp thể hiện có nguồn gốc là của bà Hồ Thị E3 mua giãn dân năm 1990, ngoài ra có 81m2 tự lấn chiếm trước ngày 15/10/1993, gia đình ông C2 trình bày 185m2 đất ao xen kẹt là của ông C2 mua, có xuất trình Phiếu thu nộp tiền, nhưng tại Phiếu thu không thể hiện đất ao đó của thửa nào, vị trí nào, ngoài ra không còn tài liệu nào chứng minh nên không có căn cứ xác định 185m2 như bà N2 và các con trình bày là tài sản của bà N2 và ông C2 cũng như không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của anh H về việc công nhận quyền sử dụng 81m2 tại thửa đất đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông C2 bà N2.

Từ những phân tích trên, xác định toàn bộ 341m2 đất này thuộc quyền sử dụng đất của bà Hồ Thị E3. Tại phiên tòa các đương sự đều thống nhất trên đất còn có 01 nhà cấp 4 ba gian, sân và tường là tài sản của bà E3. Nên xác định R sản thừa kế của bà E3 để lại gồm 341m2 đất thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, Hà Nội, 01 nhà cấp 4 ba gian, sân, tường bao quanh trên đất.

Bà P1 chết năm 2003, bà E3 chết năm 2005, tại thời điểm mở thừa kế hàng thừa kế thứ nhất không có, hàng thừa kế thứ 2 chỉ có ông C2, căn cứ Điều 613, 651 của Bộ luật dân sự 2005 ông C2 được hưởng toàn bộ tài sản của bà E3 chết đi để lại.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 683 của BLDS 2005 trước khi chia thừa kế phải thanh toán chi phí công sức chăm sóc người để lại R sản, chi phí về việc bảo quản R sản. Xét về chi phí công sức cho người chăm sóc người để lại R sản, căn cứ vào tài liệu chứng cứ và sự công nhận của đương sự tại phiên tòa, xác định bà P1 và các con bà P1 có công sức chăm sóc bà E3 từ năm 1996 đến năm 2005, chị Q ở với bà E3 từ năm 1992 đến năm 2005 nên xác định chị Q có công sức chăm sóc bà E3 là chính, đối với ông C2 bà N2 có công sức bảo quản R sản từ năm 2005 đến năm 2018, ông C2 chết thì bà N2 và các con có công sức bảo quản R sản. Từ những phân tích trên, trích công sức cho bà P1 và các con bà P1, chị Q, bà N2 ông C2 (phần ông C2 chết thì các hàng thừa kế của ông C2 được hưởng) phần còn lại thì chia thừa kế cho ông C2, ông C2 chết thì phần ông C2 được hưởng chia đều cho các đồng thừa kế của ông C2 được hưởng. Đối với tài sản khác trên quyền sử dụng đất gồm xưởng, nhà vệ sinh, công trình phụ, mái vẩy trước nhà trước công trình phụ, cổng sắt, các đương sự đều xác định là tài sản của anh Q và gia đình bà N2 và các con, xác định đó là tài sản của bà N2 và các con. Về án phí đề nghị áp dụng Nghị quyết 326 để tính án phí.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dân sự được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Tòa án nhân dân Huyện K nhận định:

-Về tố tụng:

[1].Về thẩm quyền: anh Hồ Quang H khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà Hồ Thị E3 để lại là quyền sử dụng 260m2 đất; 01 ngôi nhà cấp 4; 2 gian bếp và nhà vệ sinh diện tích 8m2 tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, Hà Nội và công nhận 81m2 tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, Hà Nội là tài sản của ông Hồ Quang C2, nên xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là Tranh chấp quyền sử dụng đất và Chia thừa kế quy định tại khoản 6,9 Điều 26 của BLTTDS. Đối tượng tranh chấp là bất động sản và nơi cư trú của bị đơn tại Huyện K nên Tòa án nhân dân Huyện K thụ lý, giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền về cấp Tòa án, về lãnh thổ, về loại việc quy định tại Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 của BLTTDS.

[2]. Về thời hiệu: Bà Hồ Thị E3 chết năm 2005, thời hiệu yêu cầu chia thừa kế bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế nên ngày 01/7/2019 anh Hồ Quang H khởi kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đều là bất động sản, nên đảm bảo thời hiệu quy định tại Điều 623 của BLDS 2015.

[3]. Về tư cách tham gia tố tụng của các đương sự: Anh H khởi kiện về việc chấp quyền sử dụng đất giữa ông C2 bà N2 với tài sản của bà E3, yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà E3. Đối với quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án đưa bà N2 và những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của ông C2 là bà N2, con ông C2 vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là đảm bảo quyền lợi cho các đương sự quy định tại Điều 68 của BLTTDS. Đối với yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng 260m2 đất và tài sản trên đất là tài sản của bà E3 để lại, ngoài ra trên đất có tài sản của anh Q, Tòa án đưa những người thuộc hàng thừa kế vào tham gia tố tụng, đưa người có tài sản trên đất vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đúng quy định tại Điều 68 của BLTTDS. Chị H2 có yêu cầu xem xét Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về diện tích cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 341m2, không yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên Tòa án không đưa UBND Huyện K vào tham gia tố tụng là có căn cứ.

[4]. Đối với đơn yêu cầu phản tố chị H2 nộp ngày 30/9/2020, có nội dung bác yêu cầu khởi kiện, bác quyền thừa kế của ông C2, xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà E3 về diện tích, bà P1 có công sức tôn tạo tài sản, chăm sóc người để lại R sản. Xét các nội dung tại Đơn phản tố chỉ là quan điểm của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không có yêu cầu nào để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 200 của BLTTDS, hơn nữa yêu cầu phản tố của chị H2 nộp ngày 30/9/2020 sau khi công khai chứng cứ và hòa giải nên Tòa án không xem xét thụ lý là yêu cầu phản tố là đúng với quy định tại khoản 3 Điều 200 của BLTTDS.

- Về nội dung yêu cầu khởi kiện.

[5]. Yêu cầu công nhận quyền sử dụng 81m2 đất thuộc thửa số 03, tờ bản đồ số 10, tại xóm 3, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội thuộc quyền sử dụng của ông Hồ Quang C2. Ông C2 chết năm 2018, bà N2 và các con là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông C2, anh H là con có yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất là đảm bảo về quyền yêu cầu. Xét đến nay anh H, bà N2 và các con ông C2 không xuất trình được các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của ông C2, nguồn gốc đối với 81m2 này, gia đình ông C2 xuất trình “01 Giấy biên nhận ngày 14/12/1993 về việc ông C2 nộp 300.000 đồng tiền mua số đất thửa ao giáp nhà”, nhưng không rõ diện tích, vị trí đất tại đâu, nên không có căn cứ xác định đây là giấy mua đất của ông C2 với UBND xã M đối với 81m2 đất ao đang tranh chấp này. Hơn nữa, UBND Huyện K đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hồ Thị E3 ngày 30/12/2005 toàn bộ 341m2 đất trong đó có 300m2 đất ở và 41m2 đất vườn liền kề của thửa số 03, tờ bản đồ số 10, xóm 3 xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội; UBND Huyện K cung cấp: “…nguồn gốc 341m2 này do UBND Xã M cấp giãn dân năm 1990 cho bà Hồ Thị E3 để xây dựng nhà ở, có giấy tờ 260m2 và không có giấy tờ 81m2”, ngày 30/12/2005 UBND Huyện K đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hồ Thị E3 toàn bộ 341m2 này, sau đó gia đình ông C2 không có bất cứ đơn thư khiếu nại nào đối với diện tích cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hồ Thị E3, nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của anh H về việc công nhận 81m2 trong thửa số 03, tờ bản đồ số 10, xóm 3 xã M, Huyện K, Hà Nội thuộc quyền sử dụng của ông Hồ Quang C2, đã đảm bảo đúng quy định tại Điều 221 của BLDS 2015.

[6]. Xét yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà Hồ Thị E3:

Anh H, chị H2, bà N2 và các con bà N2 ông C2 đều xác định bà E3 chết đi để lại tài sản gồm quyền sử dụng đất, tài sản trên đất gồm nhà sân và tường bao quanh đất, đất nông nghiệp. Nhưng chỉ yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất ở, nhà, sân, tường tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx, xã M, Huyện K, Hà Nội, còn đất nông nghiệp không yêu cầu chia thừa kế, xét các đương sự trình bày phù hợp với tài liệu chứng cứ là UBND Huyện K cung cấp thửa đất số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx, xã M, K, Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hồ Thị E3 nên có căn cứ xác định quyền sử dụng đất thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx, xã M, K, Hà Nội là tài sản của bà Hồ Thị E3. Đối với bất động sản khác gắn liền với đất là 01 nhà cấp 4 ba gian, sân, tường bao quanh thửa đất các đương sự đều thống nhất là tài sản của bà E3, chị H2 trình bày là tiền xây nhà do bà P1 cho bà E3 nhưng thừa nhận nhà của bà E3 nên có căn cứ xác định nhà, sân và 01 phần giá trị tường bao quanh đất là tài sản của bà E3 để lại. Tường bao các đương sự xác định 1 phần tường cũ của bà E3 xây dựng, nhà ông C2 xây tường cao thêm khoảng 80cm, do không thể định giá giá trị tường bao quanh cũ bà E3 xây dựng giá trị bao nhiêu, HĐXX tính tường bao là tài sản là của bà E3 và gia đình ông C2, mỗi bên có ½ quyền tài sản đối với giá trị bức tường bao quanh đất là có căn cứ.

Từ những căn cứ trên, xác định bà E3 có tài sản gồm quyền sử dụng thửa đất số 03, tờ bản đồ số 10, xóm 3 M, K, Hà Nội diện tích khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 341m2, 01 ngôi nhà cấp 4 ba gian, sân, ½ giá trị tường bao quanh thửa đất là R sản thừa kế của bà E3 được yêu cầu chia thừa kế. Đối với đất nông nghiệp, các đương sự không yêu cầu, HĐXX không xem xét giải quyết.

[7]. Đối với diện tích thửa đất đã được UBND Huyện K cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 341m2, tuy nhiên đo hiện trạng thửa đất có diện tích 332m2, căn cứ khoản 5 Điều 98 của Luật đất đai năm 2013 thì lấy số liệu đo đạc thực tế để xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên HĐXX xác định diện tích thửa đất là 332m2. UBND Huyện K xác định trong đó có 300m2 đất ở, 41m2 đất vườn liền kề, khi xét xử xác định diện tích thực tế thửa đất là 332m2, xác định có 300m2 đất ở và 32m2 đất vườn liền kề là tài sản để xem xét chia thừa kế là có căn cứ.

[8].Xác định ngày bà Hồ Thị E3 chết: Xét thấy, trong hồ sơ có 02 Bản sao giấy chứng tử của bà Hồ Thị E3, một bản anh H xuất trình kèm theo đơn khởi kiện ghi ngày chết là 17/4/2007, tại phiên tòa chị H2 xuất trình 01 bản sao Giấy chứng tử bà E3 chết ngày 22/5/2005. Tại phiên tòa các đương sự đều khai bà E3 chết ngày 22/5/2005, xuất trình bản ảnh mộ của bà E3 được các đương sự đều thừa nhận là ảnh mộ của bà E3 ghi ngày chết là 22/5/2005, nên có căn cứ xác định bà E3 chết ngày 22/5/2005, nên xác định thời điểm mở thừa kế của bà E3 là ngày 22/5/2005.

Tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất gồm chồng, con đẻ bà E3 không có, cha mẹ đẻ đều chết trước bà E3 nên không có hàng thừa kế thứ nhất; Hàng thừa kế thứ hai ông bà nội ngoại của bà E3 đều được các đương sự thừa nhận đã chết trước bà E3 nên không pY chứng minh, xác định ông bà nội ngoại của bà E3 không còn, chị ruột là bà P1 chết ngày 08/01/2003, nên xác định hàng thừa kế thứ hai Chỉ còn ông C2. Căn cứ khoản 3 Điều 676 của BLDS 2005 và khoản 3 Điều 651 BLDS 2015 thì chỉ những người hàng thừa kế trước không còn ai thì người hàng thừa kế sau mới được hưởng R sản, nên xác định tại thời điểm mở thừa kế chỉ còn mình ông C2, nên mình ông C2 được hưởng toàn bộ R sản thừa kế của bà E3 để lại gồm quyền sử dụng 332m2 đất, nhà, sân và ½ giá trị tường bao quanh trên đất tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, xóm 3 xã M, Huyện K, Hà Nội là có căn cứ.

[9]. Xác định giá trị tài sản bà E3 để lại gồm - Giá trị quyền sử dụng đất ở là 300m2 x 10.000.000 đ/m2 = 3.000.000.000 đồng - Giá trị quyền sử dụng đất vườn liền kề là 32m2 x 5.000.000 đồng/m2 = 160.000.000 đồng - Giá trị ngôi nhà cấp 4 ba gian là 39.973.000 đồng - ½ giá trị tường bao quanh đất là 10.312.000 đồng : 2 = 5.160.500 đồng Tổng giá trị tài sản của bà E3 để lại là: 3.205.133.500 đồng [10]. E3 toán chi phí người chăm sóc người để lại R sản, chi phí người quản lý duy trì tài sản là R sản: Xác định tại thời điểm mở thừa kế, mình ông C2 được hưởng thừa kế của bà E3. Tuy nhiên, xác định khi bà E3 còn sống, bà P1 cùng các con có công chăm sóc bà E3, nên trích công sức cho bà P1 và các con có công chăm sóc người để lại R sản được hưởng 1 phần tài sản. Xác định chị Q sinh sống, chăm sóc bà E3 từ năm 1992 đến năm 2005 là 13 năm nên công sức chị Q chăm sóc bà E3 là chính, trích cho chị Q 1 phần tài sản. Xác định ông C2 bà N2 là người quản lý, trông nom, duy trì R sản từ năm 2005 đến nay là 15 năm, nên trích công sức cho ông C2 bà N2 1 phần tài sản. Xác định tài sản của bà E3 được chia làm 10 phần tương đương là 3.205.133.500 đồng: 10 phần = 320.513.350 đồng/phần.

Trích công sức chăm sóc người để lại R sản là bà P1 và các con được hưởng 01 phần tài sản của bà E3 tương đương với 320.513.350 đồng, do bà P1 đã chết nên các hàng thừa kế hiện nay của bà P1 được hưởng phần tài sản này của bà P1, hiện có 4 người con của bà P1 là chị H2, chị T, chị Y và chị Hiên, tương đương mỗi chị được hưởng là 80.128.337 đồng.

Trích công sức chăm sóc người để lại R sản cho chị Q được hưởng 1 phần tài sản của bà E3 tương đương là 320.513.350 đồng.

Trích công sức cho bà N2, ông C2 là người bảo quản, quản lý, tôn tạo R sản từ năm 2005 đến năm 2018, ông C2 chết thì bà N2 và các con quản lý hơn 1 năm, hơn nữa bà N2 là người chăm sóc chính, các con lập gia đình ở riêng, nên xác định chỉ bà N2 ông C2 là người quản lý chăm sóc tôn tạo R sản nên trích cho bà N2 ông C2 1 phần tài sản của bà E3 tương đương với 320.513.350 đồng, bà N2 ông C2 mỗi người được hưởng là 160. 256.675 đồng. Tổng tài sản ông C2 có là 7 phần tài sản là 2.243.593.350 đồng + ½ phần công sức quản lý tôn tạo R sản 160.256.675 đồng = 2.403.850.025 đồng, ông C2 chết, chia đều cho các hàng thừa kế thứ nhất của ông C2 gồm: bà N2, chị M, chị X, chị Q, anh H mỗi người được hưởng là 480.770.005 đồng.

Từ những phân tích trên, xác định:

- Chị M, chị X, anh H mỗi người được hưởng tài sản thừa kế của ông C2 là 480.770.005 đồng, tương đương với 48m2 đất ở.

- Chị Q được hưởng tài sản thừa kế của ông C2 và phần công sức chăm sóc người để lại R sản là 480.770.005 đồng + 320.513.350 đồng = 801.283.355 đồng, tương đương với 80,1m2 đất ở.

- Bà N2 được hưởng tài sản thừa kế của ông C2 và phần công sức quản lý R sản thừa kế là 480.770.005 đồng + 160.256.675 đồng = 641.026.680 đồng, tương đương với 64,1m2 đất ở.

Do chị H2, chị T, chị V, chị H5 đều đã đi lấy chồng, về nhà chồng sinh sống ổn định, hiện không ở trên đất đang tranh chấp, trên đất hiện đang có công trình là nhà xưởng của gia đình ông C2, tránh phá dỡ, gia đình ông C2 hiện đang quản lý sử dụng toàn bộ tài sản, nên chia bằng tiền cho các con bà P1 có là căn cứ.

Do trên đất, có các công trình rải rác, nếu chia bằng hiện vật cho anh H, chị Q, chị M, chị X thì pY phá dỡ, cải tạo công trình, hơn nữa từ sau khi bà E3 chết thì bà N2 ông C2 trông nom, quản lý tài sản, nên buộc bà N2 E3 toán tiền cho anh H, chị Q, chị M, chị X phần tài sản mà họ được nhận để bà N2 được quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản là R sản thừa kế, tài sản là các công trình trên đất của gia đình bà N2 là có căn cứ. Đối với công trình trên đất không là R sản thừa kế đều là của gia đình bà N2, nếu có tranh chấp sẽ giải quyết trong vụ án khác.

Từ những phân tích trên, buộc bà N2 phải thanh toán cho chị H2, chị T, chị Y và chị H5 mỗi người là 80.128.337 đồng. Buộc bà N2 phải thanh toán cho chị Q số tiền là 801.283.355 đồng. Buộc bà N2 phải thanh toán cho anh H, chị M, chị X mỗi người số tiền là 480.770.005 đồng.

Sau khi bà N2 E3 toán xong, bà N2 được toàn quyền sử dụng 332m2 đất tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, Hà Nội và được quyền sở hữu 01 nhà cấp 4 ba gian, 01 sân, ½ phần tường bao quanh đất. Xác định trên đất có: 01 xưởng giá trị là 632.345.000 đồng thuộc quyền sở hữu của anh Dương Quang Q chị Hồ Thị M; 01 công trình phụ nhà vệ sinh có giá trị là 10.565.625 đồng + Mái vẩy trước nhà trước công trình phụ có giá trị là 7.364.875 đồng + ½ giá trị bức tường bao quanh đất có giá trị là 5.160.500 đồng + cổng sắt có giá trị là 1.383.000 đồng, tổng là 24.474.000 đồng thuộc quyền sở hữu của bà N2 và gia đình bà N2. Nếu anh Q chị M bà N2 và các con có tranh chấp về xưởng, về công trình phụ, về mái vẩy, về ½ giá trị bức tường, cổng sắt sẽ được xem xét bằng vụ án khác khi có yêu cầu.

[11]. Về án phí: Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án, lệ phí Tòa án thì đương sự chịu án phí tương đương với phần tài sản mình được nhận khi chia R sản thừa kế. Anh Q chị M, bà N2 và các con không pY chịu án phí đối với phần Tòa án xác định tài sản của mình.

[12]. Đối với quan điểm của chị H2 đề nghị bác quyền thừa kế của ông C2 vì ông C2 đã có hành vi ngược đãi người để lại R sản, chị H2 căn cứ vào lời khai của nhân chứng, chị H2 được nghe bà E3 kể lại, đối với lời khai nghe kể lại mà không có cơ quan chức năng nào xác nhận, chưa bị xử lý bằng quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có căn cứ vững chắc để kết luận ông C2 có hành vi ngược đãi bà E3 như chị H2 trình bày để căn cứ vào Điều 643 của BLDS 2005 và Điều 621 của BLDS 2015 không cho ông C2 được hưởng R sản, điều luật quy định như sau: “…….là pY bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe, hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại R sản hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại R sản”, nên không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu này của chị H2. Đối với yêu cầu của chị H2 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hồ Thị E3 là 341m2 phù hợp với quan điểm của HĐXX nên được chấp nhận.

[13]. Đối với quan điểm của VKSND Huyện K tại phiên tòa phù hợp với nhận định của HĐXX nên được chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 5, 9 Điều 26, Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39, các Điều 68, 147, 271, 273, 277 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 623, các Điều 357, 468, 621, 649, 650, 651, 660 của Bộ luật dân sự 2015:

Căn cứ vào các Điều 633, 635, 643, 674, 675, 676, 683 của Bộ luật dân sự năm 2005:

Căn cứ khoản 5 Điều 98 của Luật đất đai năm 2013:

Căn cứ vào điểm a khoản 7 Điều 27, điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của anh Hồ Quang H với chị Nguyễn Thị H2 về việc Chia thừa kế.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Hồ Quang H về việc công nhận quyền sử dụng 81m2 đất thuộc 1 phần thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội thuộc quyền sử dụng của ông Hồ Quang C2.

3. Xác định bà Hồ Thị E3 chết ngày 22/5/2005.

4. Xác định thời điểm mở thừa kế là ngày 22/5/2005. Xác định hàng thừa kế thứ nhất không có, hàng thừa kế thứ hai là ông Hồ Quang C2.

5. Xác định R sản của bà Hồ Thị E3 chết đi để lại gồm có:

+ Quyền sử dụng 332m2 đất, trong đó có 300 đất ở, 32m2 đất vườn tại thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx, xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội có giá trị là:

- Giá trị quyền sử dụng đất ở: 300m2 x 10.000.000 đồng/m2 = 3.000.000.000 đồng.

- Giá trị quyền sử dụng đất vườn liền kề: 32m2 x 5.000.000 đồng/m2 = 160.000.000 đồng.

+ 01 ngôi nhà cấp 4 ba gian có giá trị là: 39.973.000 đồng.

+ ½ giá trị tường bao quanh đất có giá trị là: 10.312.000 đồng : 2 = 5.160.500 đồng.

+ Sân có giá trị 0 đồng.

Tổng giá trị R sản của bà E3 để lại là: 3.205.133.500 đồng 6. Xác định tài sản khác có trên đất không pY R sản của bà Hồ Thị E3 gồm 01 xưởng trị giá 632.345.000 đồng là tài sản thuộc quyền sở hữu của anh Dương Quang Q, chị Hồ Thị M; 01 nhà vệ sinh, công trình phụ có giá trị 10.565.625 đồng + mái vẩy trước nhà và trước công trình phụ có giá trị 7.364.875 đồng + ½ tường bao có giá trị 5.160.500 đồng + 01 cổng sắt có giá trị 1.383.000 đồng, tổng giá trị là 24.474.000 đồng là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị N2 và gia đình bà N2.

7. Xác định công sức chăm sóc người để lại R sản thừa kế của bà Hồ Thị P1 và các con bà P1 1 phần giá trị tài sản tương đương với 320.513.350 đồng. Bà P1 đã chết, chia đều phần tài sản của bà P1 cho hàng thừa kế thứ nhất của bà P1 là các con bà P1 gồm chị H2, chị T, chị Y, chị H5 mỗi chị được hưởng là 80.128.337 đồng.

8. Xác định công sức chăm sóc người để lại R sản cho chị Hồ Thị Q là 1 phần giá trị tài sản tương đương với 320.513.350 đồng.

9. Xác định công sức người quản lý R sản cho bà Nguyễn Thị N2 và ông Hồ Quang C2 là 1 phần giá trị tài sản tương đương với 320.513.350 đồng, ông C2 bà N2 mỗi người được hưởng là 160.256.675 đồng.

10. Sau khi trích công sức, 7 phần tài sản còn lại là phần thừa kế ông C2 được hưởng là 2.243.593.350 đồng, cộng với 160.256.675 đồng là tiền công sức quản lý tôn tạo R sản, tổng tài sản ông C2 có là 2.403.850.025 đồng. Do ông C2 đã chết, nên tài sản của ông C2 được hưởng sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của ông C2 gồm bà N2, chị M, chị X, chị Q và anh H, mỗi người được hưởng là 480.770.005 đồng.

11. Chị M, chị X, anh H mỗi người được hưởng là 480.770.005 đồng tương đương với 48m2 đất ở.

Chị Q được hưởng là 801.283.355 đồng, tương đương với 80,1m2 đất ở. Bà N2 được hưởng là 641.026.680 đồng tương đương với 64,1 m2 đất ở.

12. Chia bằng tiền, buộc bà Nguyễn Thị N2 phải thanh toán cho chị Nguyễn Thị H2, chị Nguyễn Thị T, chị Nguyễn Thị Y, chị Nguyễn Thị H5 mỗi người số tiền là 80.128.337 đồng; Buộc bà Nguyễn Thị N2 phải thanh toán cho anh Hồ Quang H, chị Hồ Thị M, chị Hồ Thị X mỗi người số tiền là 480.770.005 đồng; Buộc bà Nguyễn Thị N2 phải thanh toán cho chị Hồ Thị Q số tiền là 801.283.355 đồng.

Sau khi E3 toán xong, bà Nguyễn Thị N2 được toàn quyền sử dụng 332m2 đất thửa số 03, tờ bản đồ số 10, Thôn xx xã M, Huyện K, thành phố Hà Nội và được toàn quyền sở hữu tài sản trên đất gồm 01 nhà cấp 4 ba gian, 01 sân, ½ bức tường bao quanh đất.

Khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà Nguyễn Thị N2 được quyền tự liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà Nguyễn Thị N2, anh Dương Quang Q, chị Hồ Thị M, chị Hồ Thị X, chị Hồ Thị Q, anh Hồ Quang H tự thỏa T và giải quyết với nhau về việc đăng ký đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết trong 1 vụ án khác.

13. Xác định tài sản không pY là R sản của bà Hồ Thị E3 có trên đất gồm: 01 xưởng có giá trị là 632.345.000 đồng thuộc quyền sở hữu của anh Dương Quang Q, chị Hồ Thị M; 01 công trình phụ nhà vệ sinh có giá trị 10.565.625 đồng + mái vẩy trước nhà trước công trình phụ có giá trị 7.364.875 đồng + ½ giá trị bức tường bao quanh đất có giá trị 5.160.500 đồng + 01 cổng sắt có giá trị 1.383.000 đồng, tổng là 24.474.000 đồng thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị N2 và gia đình bà N2. Các đương sự không yêu cầu xem xét phần tài sản này, nên HĐXX không xem xét giải quyết, nếu anh Q, chị M, bà N2 và các con có tranh chấp về tài sản này sẽ được xem xét giải quyết trong vụ án khác khi có yêu cầu.

14. Về án phí:

- Chị Nguyễn Thị H2, chị Nguyễn Thị T, chị Nguyễn Thị Y, chị Nguyễn Thị H5 mỗi người pY chịu 4.006.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Nguyễn Thị N2 được miễn 29.641.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Anh Hồ Quang H, chị Hồ Thị M, chị Hồ Thị X mỗi người pY chịu 23.230.800 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Anh H được đối trừ 8.252.000 đồng tạm ứng án phí anh H đã nộp theo Biên lai số AA/2010/0004575 ngày 16/7/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự Huyện K, nay anh H còn pY nộp tiếp 14.978.800 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Chị Hồ Thị Q pY chịu 36.038.500 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó pY trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa T của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự, nếu không thỏa T thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người pY thi hành án dân sự có quyền thỏa T thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

15. Quyền kháng cáo: Báo cho anh Hồ Quang H, chị Nguyễn Thị H2, bà Nguyễn Thị N2, chị Hồ Thị M, chị Hồ Thị X, chị Hồ Thị Q, anh Dương Quang Q, chị Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị Y có mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Báo cho chị Nguyễn Thị H5 vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

(Bản án có kèm theo sơ đồ đo vẽ hiện trạng)

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

479
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 123/2020/DSST ngày 18/11/2020 về tranh chấp quyền sử dụng đất và chia thừa kế

Số hiệu:123/2020/DSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân - Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 18/11/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về