TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
BẢN ÁN 112/2019/DS-PT NGÀY 06/11/2019 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ
Ngày 06 tháng 11 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số: 118/2019/TLPT-DS ngày 10 tháng 10 năm 2019 về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 24/2019/DS-ST ngày 29/08/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị kháng cáo.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 149/2019/ QĐ-PT ngày 15/10/2019, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn:
1. Bà Đoàn Thị S, sinh năm 1958;
2. Bà Trần Thị Bích V, sinh năm 1980;
Cùng địa chỉ: 45 V1 khu phố P, thị trấn Đ, huyện L, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có mặt);
Người đại diện hợp pháp của bà Đoàn Thị S: Bà Trần Thị Bích V (theo giấy ủy quyền ngày 14/3/2019 có mặt).
- Bị đơn: Bà Trần Thị N, sinh năm 1953; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có mặt).
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị Kim L, sinh năm 1960; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (vắng mặt).
2. Cháu Nguyễn Thị Minh Q, sinh năm 2002; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (vắng mặt).
Người đại diện hợp pháp của cháu Q: là mẹ ruột bà Nguyễn Thị Kim L (vắng mặt).
3. Ông Hồ Văn T, sinh năm 1979 (có đơn xin xét xử vắng mặt);
4. Bà Lê Thị U, sinh năm 1977 (có đơn xin xét xử vắng mặt);
Cùng địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Ông Trần Văn C, sinh năm 1975 (vắng mặt);
6. Ông Trần Văn N, sinh năm 1973 (có đơn xin xét xử vắng mặt);
Cùng địa chỉ: Số 33/26 đường 19, phường C, quận Đ, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Ông Phạm Hoàng N, sinh năm 1985; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (vắng mặt).
8. Bà Trần Thị Bích P, sinh năm 1977 ; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có mặt).
9. Cháu Hồ Ngọc G, sinh năm 2002; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Người đại diện hợp pháp của chá Giáu: là mẹ ruột bà Trần Thị Bích P (có mặt).
10. Ông Trần Văn E, sinh năm 1975; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có mặt).
11. Bà Bùi Thị X, sinh năm: 1942; địa chỉ: Tổ 18 ấp K, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có đơn xin vắng mặt).
12. Bà Bùi Thị U, sinh năm 1957; địa chỉ: Ấp Z, xã P, huyện X, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có đơn xin vắng mặt).
13.Bà Bùi Thị B, sinh năm 1950; địa chỉ: Tổ 10, ấp T, xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.(có đơn xin vắng mặt).
14. Bà Bùi Thị C, sinh năm 1950; địa chỉ: Tổ 10, Ô 3 ấp Đ xã A, thành phố B, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.(có đơn xin vắng mặt).
- Người kháng cáo: Nguyên đơn bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V; bị đơn bà Trần Thị N; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Bích P, ông Trần Văn E.
- Kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện và quá trình tố tụng nguyên đơn bà Trần Thị Bích V, bà Đoàn Thị S trình bày:
- Năm 1975- 1976, ông Trần Văn R(đã chết năm 2002) và bà Đoàn Thị S chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn. Khi về chung sống Ông Bà về ở cùng nhà mẹ ruột bà S ở thành phố Vũng Tàu. Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc và có hai con là bà Trần Thị Bích P và bà Trần Thị Bích V. Đến năm 1980 thì phát sinh mâu thuẫn, không còn hòa hợp nên bà S và ông Rly thân. Bà S cùng người con gái thứ hai bà Trần Thị Bích V vẫn ở cùng nhà mẹ ruột bà S ở Vũng Tàu. Ông R đưa người con gái thứ nhất là bà Trần Thị Bích P về ở xã L, thành phố B ( trên phần đất đang tranh chấp).
Mặc dù cả hai không sống chung nhưng ông Rvà bà S vẫn thường xuyên đưa các con qua lại thăm hỏi nhau. Sau khi ly thân khoảng vài tháng, trong lần đến thăm ông R thì bà S thấy bà Trần Thị N và biết bà N và ông Rđang chung sống như vợ chồng. Còn bà S đã chung sống với người khác một con.
-Về nguồn gốc diện tích đất 3.535,2m2 thuộc thửa 110 tờ bản đồ 06 xã L, thành phố B: Bà S và bà V cho rằng ông Rđược Nhà nước cấp vào năm 1978; có lúc lại trình bày được cấp thời điểm nào các bà không biết nhưng năm 1980 thì ông R có nói với bà S là Nhà nước cấp cho ông diện tích đất hơn 4.000m2, ông hiến một phần để làm đường, còn lại diện tích đất hiện nay đang tranh chấp (BL 25; BL 37- 38TA; BL 161- 162TA). Có lúc các nguyên đơn lại trình bày: Trong tổng diện tích đất 3.535,2m2 thì có ½ diện tích là do ông R được Nhà nước cấp;
½ diện tích còn lại nguyên đơn không rõ nguồn gốc (BL 04- TA). Cũng có lúc nguyên đơn lại khai: Trong thời gian ông R và bà S chung sống thì ông Rđược nhà nước cấp diện tích đất khoảng 1.700m2; phần diện tích khoảng 1.700m2 còn lại thì do ông Rvà bà N mua (BL 02- TA).
-Về gia tộc của ông Trần Văn R:
Ông R không có cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi. Cha đẻ của ông R là ông Bùi Văn I và mẹ đẻ của ông R là bà Trần Thị L (ông I và bà L đều đã chết, không rõ thời điểm).
Ông Trần Văn R chung sống như vợ chồng với bà Đoàn Thị S. Ông R bà S có hai người con chung gồm: bà Trần Thị Bích P, bà Trần Thị Bích V.
Ông Trần Văn R chung sống như vợ chồng với bà Trần Thị N. Ông R và bà N không có con chung.
Ông R chết không để lại di chúc. Nay, nguyên đơn yêu cầu Tòa án chia di sản của ông R để lại là diện tích đất 3.535,2m2 (trong đó có 300m2 đất thổ cư) thuộc thửa 110 tờ bản đồ 06 xã L, thành phố B cho các đồng thừa kế theo pháp luật của ông R là các bà: Đoàn Thị S, Trần Thị N, Trần Thị Bích P và Trần Thị Bích V mỗi người được hưởng một suất bằng nhau bằng hiện vật. Ngoài di sản nêu trên thì ông Rkhông để lại di sản nào khác.
Bị đơn bà Trần Thị N ủy quyền cho ông Lê Minh O trình bày:
Về gia tộc ông Trần Văn R như sau: Ông R không có cha nuôi, mẹ nuôi. Cha đẻ của ông R là ông Bùi Văn I và mẹ đẻ của ông R là bà Trần Thị L (ông I và bà L đều đã chết, không rõ thời điểm). Trước khi chung sống với bà N thì Ông Rchung sống như vợ chồng với bà Đoàn Thị S. Ông R và bà S có hai người con chung là Trần Thị Bích P, sinh năm 1978 và Trần Thị Bích V, sinh năm 1980. Năm 1980, Ông R và bà S đã không chung sống với nhau nữa nên bà N và ông R về chung sống như vợ chồng. Gia đình hai bên có tổ chức lễ cưới cho Ông Bà nhưng không đăng ký kết hôn. Hai Ông Bà không có con chung, bà N có một con riêng là ông Trần Văn E cũng về chung sống cùng Ông Bà và con riêng của ông R là bà P.
Về di sản: Khoảng năm 1977, 1978 ông R được nhà nước cấp một lô đất khoảng hơn 1000m2 đất (do ông R là thương binh), bà N và ông R chung sống cùng nhau trong căn chòi lá do ông R cất sẵn từ trước nằm trên phần diện tích đất này.
Quá trình ở bà N và ông R cải tạo đất, trồng trọt cây trồng trên đất. Năm 1983 bà N và ông R mua thêm diện tích đất hơn 2.000m2 bằng giấy tay nhưng nay bà N không nhớ giá cả và cũng không còn lưu giữ chứng cứ chứng minh việc mua thêm diện tích đất này. Sau khi mua thì Ông Bà nhập phần diện tích đất ông Rđược cấp với phần diện tích đất mua thêm để sử dụng mà không hề có ranh phân định. Năm 1997 ông R đi kê khai đăng ký quyền sử dụng tổng diện tích đất đã nhập chung diện tích đất của ông Rvà diện tích đất mua sau này và ông R đã được Ủy ban nhân dân thị xã B (nay là thành phố B), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 18/5/1998 với tổng diện tích 3.216m2 (sau chỉnh lý là 3.535,2m2, trong đó có 300m2 đất thổ cư). Sau khi ông R chết thì bà N bỏ tiền để sửa chữa căn chòi trước đây thành căn nhà cấp 4, trồng trọt thêm trên đất cây trồng khác là cây chuối. Đến năm 2015 thì bà N đứng tên toàn bộ diện tích đất này. Quá trình ở cùng ông R, bà N không thấy bà S và bà V lui tới thăm nom và chăm sóc ông R cũng như con chung là bà P cho đến khi ông R chết thì bà V có về chịu tang. Đất và tài sản trên đất là tài sản chung của bà N và ông Cương, con riêng của bà là ông Trần Văn E có đi làm phụ tiền để chăm sóc bà N và ông Cương.
Khi ông R chết bà N có chuyển nhượng một phần diện tích đất thuộc thửa 110 tờ bản đồ 06 xã L, thành phố B cho các ông bà Nguyễn Thị Kim L, Trần Văn C và tặng cho ông Hồ Văn T. Hiện họ đã nhận đất làm nhà ở ổn định, nhưng chưa tách thừa sang tên do diện tích đất không đủ điều kiện tách thửa. Diện tích đất trên nằm trong phần đất của bà N nên không có yêu cầu gì.
Nay, trước yêu cầu của nguyên đơn bà N có ý kiến: Ông Rchết không để lại di chúc nên di sản của ông R được chia cho các thừa kế theo pháp luật. Diện tích đất trên là tài sản chung của bà N và ông R nên di sản của ông R là 1.767,6m2 và chia cho các thừa kế của ông R gồm có các ông bà: Trần Thị N, Trần Thị Bích P, Trần Thị Bích V và Trần Văn E mỗi người hưởng một suất bằng nhau. Ngoài di sản là diện tích đất 1.767,6m2 nêu trên thì ông R không để lại di sản nào khác.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị Kim L trình bày: Năm 2005, Bà có mua của bà Trần Thị N diện tích đất 6m x 22m = 132m2 (một phần trong tổng diện tích đất nay các đương sự đang tranh chấp) với số tiền 18.000.000 đồng, theo “giấy mua bán đất” ngày 18/5/2005. Bà đã giao đủ số tiền 18.000.000 đồng và bà N đã giao đất cho Bà sử dụng và trong năm 2005 Bà đã xây dựng một căn nhà cấp 4 và đến năm 2015 thì cơi nới căn nhà hết diện tích đất nhận mua. Do phần diện tích đất bà N bán cho Bà ở phía cuối đất có chồng lấn qua đất người khác nên Bà đã giao cho họ sử dụng 2m theo chiều sâu và bà N đã bù trừ lại 1m chiều ngang nên trên thực tế Bà sử dụng diện tích đất 7m x 20m = 140m2.
Nay, trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì Bà đồng ý giao cho bà N được quyền sử dụng định đoạt đất và tài sản trên phần diện tích đất mà bà N đã bán cho Bà, không tranh chấp yêu cầu gì trong vụ án.
2. Em Nguyễn Thị Minh Q do bà Nguyễn Thị Kim L đại diện theo pháp luật trình bày: Đất và tài sản trên phần đất bà L nhận mua từ bà N là tài sản của cá nhân bà L, không liên quan đến ai khác. Nay trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
3. Ông Hồ Văn T và bà Lê Thị U trình bày: Ông Hồ Văn T và bà Lê Thị U chung sống như vợ chồng từ năm 2008, không đăng ký kết hôn. Bà Trần Thị N là dì ruột của ông T. Vì thương hoàn C ông T và bà U không có nơi ở nên năm 2013 bà N có cho ông T phần đất có diện tích 4,5m x 15m = 67,5m2 ( một phần trong tổng diện tích đất nay các đương sự đang tranh chấp). Việc cho này không lập giấy tờ ghi nhận. Sau khi ông T được cho đất thì ông T và bà U xây dựng căn nhà cấp 4 hết diện tích đất.
Nay, trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì ông T và bà U đồng ý giao cho bà N được toàn quyền sử dụng đất và tài sản trên phần diện tích đất mà bà N đã cho ông T trước đây. Trong vụ án này ông bà không tranh chấp yêu cầu gì.
4. Ông Trần Văn C trình bày: Năm 2003 Ông có nhận mua của bà Trần Thị N phần đất có diện tích 10m x 20m = 200m2 (một phần trong tổng diện tích đất nay các đương sự đang tranh chấp) với số tiền 12.000.000 đồng, theo “giấy sang nhượng đất” ngày 16/11/2003. Ông đã giao đủ tiền cho bà N. Mặc dù nguồn tiền nhận mua đất là của Ông tuy nhiên vào thời điểm đó Ông mua không có nhu cầu sử dụng đất nên đã nhờ anh ruột là ông Trần Văn N đứng tên trong giấy sang nhượng đất cho tiện việc ông N sử dụng đất sau này. Sau khi nhận chuyển nhượng Ông đã bỏ tiền ra để xây hai cạnh móng đá ngang và sâu nay tiếp giáp đất của bà L. Cả ông C và ông N đều không sử dụng đất từ khi nhận mua cho đến nay.
Trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì Ông đồng ý giao cho bà N được toàn quyền sử dụng đất và tài sản trên phần diện tích đất mà bà N đã bán cho Ông và không tranh chấp yêu cầu gì.
5. Ông Trần Văn N trình bày: Ông là anh trai của ông Trần Văn C. Ông hoàn toàn đồng ý lời trình bày của ông C. Trong vụ án này ông N không tranh chấp yêu cầu gì.
6. Ông Phạm Hoàng N: Không tham gia tố tụng nên Tòa án không ghi được ý kiến của ông N.
7. Bà Trần Thị Bích P trình bày: Bà là con ruột của ông Trần Văn R(đã chết vào năm 2002) và bà Đoàn Thị S. Bà hoàn toàn đồng ý với lời trình bày của bà Trần Thị N cùng người đại diện theo ủy quyền là ông Lê Minh O.
Nay, trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì bà có quan điểm: Bà S đã từ bỏ ông R từ năm 1980. Cha bà là ông R đã đưa Bà về ở cùng bà N trên phần diện tích đất nay nguyên đơn đang tranh chấp. Bà S cùng bà V không hề lui tới đất thăm hỏi ông R và không hề nuôi dưỡng, thăm nom Bà. Nay, Tòa án giải quyết chia thừa kế của cha Bà thì Bà đề nghị cho Bà được hưởng suất thừa kế và Bà cho lại bà Trần Thị N được quyền sử dụng và định đoạt. Ngoài ra Bà không yêu cầu gì khác.
8. Em Hồ Ngọc G do bà Trần Thị Bích P đại diện theo pháp luật trình bày: Đất và tài sản trên phần đất nay đang tranh chấp không liên quan đến em Giàu. Nay trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
9. Ông Trần Văn E trình bày: Ông là con riêng của bà Trần Thị N, ông Trần Văn R là cha dượng của Ông. Từ khi được 07 tuổi thì Ông đã đi đi về về giữa nhà ông Rbà N và nhà bà ngoại. Đến năm 10 tuổi Ông chính thức về ở cùng ông Rvà bà N. Do sức khỏe của ông R yếu nên chỉ ở nhà, hưởng lương hưu, còn bà N thì đi buôn bán. Năm 13 tuổi Ông đã đi học và làm thợ điện đến năm 18 tuổi thì chuyển sang nghề cắt tóc vừa để nuôi sống bản thân và cũng phụ tiền chăm sóc bà N ông Cương. Chính Ông là người chăm sóc và lo thuốc men cho ông R trong thời gian bệnh. Ông R và ông thương yêu chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như ba con, khi ông Rmất Ông đã lo chi phí mai táng và cúng giỗ hàng năm.
Ông hoàn toàn đồng ý với lời trình bày của bà N và ông O. Trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì Ông đề nghị Tòa án xem xét cho Ông được là người thừa kế theo pháp luật, được hưởng di sản của ông R.
10. Bà Bùi Thị X, bà Bùi Thị U, trình bày: Các Bà là em ruột của ông Trần Văn R là con của bà mẹ ông R (chết năm 2006). Các Bà là người được hưởng thừa kế của mẹ là bà Trần Thị L. Các Bà đồng ý tham gia tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu quay về tham gia cấp sơ thẩm và từ chối nhận thừa kế của ông R.
Về gia tộc thì bà Trần Thị N là chị dâu của các Bà. Trước khi ông R về chung sống với bà N thì ông R cũng từng chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác tên là S, có 2 con nhưng đến năm 1981 thì ông Rđưa cháu P về chung sống với bà N cho đến khi ông R chết. Còn bà S đã có chồng khác ngay sau đó và có con nên không phải là người thừa kế của ông R.
Về nguồn gốc đất: Bà Bùi Thị U, bà Bùi Thị X trình bày: Trong tổng diện tích đất tranh chấp 3.535,2m2 thì ông R được Nhà nước cấp diện tích đất khoảng 1.800m2 do có công với cách mạng; phần diện tích đất còn lại là bà N và ông Rcùng bỏ tiền nhận chuyển nhượng thêm. Ông R và bà N đều sinh sống trên đất này đến nay.
11. Bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị B trình bày: Các Bà nhất trí với trình bày của bà U, bà X, nhưng về nguồn gốc đất thì toàn bộ diện tích đất tranh chấp 3.535,2m2 thì ông R được Nhà nước cấp do có công với cách mạng. Do bận việc các Bà xin giải quyết vắng mặt.
- Người làm chứng ông Trần Z trình bày: Ông có chuyển nhượng cho vợ chồng ông R bà N một thửa đất khoảng 2500m2 với giá 4 triệu đồng. Hai bên đã trả đủ tiền và đã giao đất, không tranh chấp.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 24/2019/DS-ST ngày 29/8/2019 Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa đã áp dụng Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39; Điều 227 của Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 623, 650, 651, 654; 660 Bộ luật dân sự 2015; Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tuyên xử: Phân chia di sản của ông Rcụ thể như sau:
- Công nhận cho bà Trần Thị N được quyền sử dụng diện tích đất 1.767,6m2 (trong đó có 150m2 đất thổ cư) thuộc thửa 110 tờ bản đồ số 06 tọa lạc tại xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Bà Trần Thị N phải có trách nhiệm trả cho bà Đoàn Thị S số tiền 341.950.000 (ba trăm bốn mươi mốt triệu chín trăm năm mươi nghìn) đồng;
- Bà Trần Thị N phải có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Bích V số tiền 341.950.000 (ba trăm bốn mươi mốt triệu chín trăm năm mươi nghìn) đồng;
- Bà Trần Thị N phải có trách nhiệm trả cho ông Trần Văn E số tiền 341.950.000 (ba trăm bốn mươi mốt triệu chín trăm năm mươi nghìn) đồng;
- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị Bích P tặng cho suất thừa kế là giá trị của 346m2 đất tương ứng với số tiền 341.950.000 (ba trăm bốn mươi mốt triệu chín trăm năm mươi nghìn) đồng cho bà Trần Thị N.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên án phí, trách nhiệm do chậm thi hành án và quyền kháng cáo theo luật định.
Ngày 12 tháng 9 năm 2019, ông Trần Văn E, bà Trần Thị N làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa phúc thẩm xem xét chỉ có bà N mới là vợ của ông Rvà được hưởng di sản của ông Cương. Bà Trần Thị Bích P kháng cáo yêu cầu xác định bà N là vợ hợp pháp của ông R vì bà S đã bỏ ông R đi lấy người khác có con thì ông Rmới lấy bà N và chung sống đến khi qua đời.
Ngày 12 tháng 9 năm 2019, bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V kháng cáo không đồng ý chia di sản cho ông E vì ông E là con riêng của bà N; diện tích 1.767,2m2 đất là tài sản của ông Rvà bà S hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên bà S sẽ được hưởng 883,8m2 đất; phần diện tích đất còn lại sau khi trừ đi 883,8m2 đất thì đề nghị chia cho các đồng thừa kế của ông Rlà bà S, bà P, bà V và có tính công sức của bà N.
Ngày 12 tháng 9 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bà Rịa có quyết định kháng nghị số 72/QĐKNPT-VKS-DS kháng nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì xác định hàng thừa kế thiếu là mẹ của ông R chết sau nên được hưởng thừa kế của ông R. Xác định hôn nhân thực tế không đúng: đề nghị công nhận bà S là vợ ông R, không công nhận bà N lả vợ; đánh giá chứng cứ thiểu khách quan; áp dụng án phí không đúng.
Tại phiên tòa phúc thẩm ông Trần Văn E, bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V, bà Trần Thị Bích P, bà Trần Thị N vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo; bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện; các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
Viện kiểm sát đã thay đổi một phần kháng nghị không yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, do cấp phúc thẩm đã khắc phục được nên đề nghị sửa bản án sơ thẩm.
Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Về tố tụng: Việc chấp hành pháp luật của Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và các đương sự là đúng theo quy định của pháp luật.
Về nội dung:
- Đối với kháng cáo của bà N, bà P, ông E đề nghị sửa án sơ thẩm không đồng ý bà S được hưởng thừa kế của ông Cương, nhận thấy:
Theo trình bày của các bên đương sự thì bà S và ông R chung sống với nhau từ năm 1976 đến năm 1980 tại nhà mẹ của bà S ở Vũng Tàu và sinh được hai người con Trần Thị Bích P và Trần Thị Bích V. Năm 1980 ông R tổ chức đám cưới với bà Trần Thị N và sống với nhau tại căn nhà trên phần đất nay nguyên đơn đang tranh chấp. Qúa trình chung sống bà N và ông Rcó mua thêm một diện tích đất khoảng 2000m2 của ông Trần Z, đến năm 1997 ông Rkê khai và được cấp giấy chứng nhận QSD đất toàn bộ diện tích là 3.535,2m2.
Đối với bà S năm 1980 không còn chung sống với ông Rnữa mà đã sống với người đàn ông khác và cũng đã có con chung với người đàn ông sau này. Bà S không tới thăm ông R và chăm sóc con gái là bà P nên về quan hệ hôn nhân giữa bà S với ông R đã chấm dứt không còn tồn tại trên thực tế.
Đối với bà N thì chung sống với ông R từ 1980 cho đến khi ông R chết vào năm 2002. Khi về chung sống có tổ chức lễ cưới được gia đình chấp nhận và những người xung quanh đều biết; giữa hai người thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Theo Thông tư số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì việc chung sống giữa ông Rvới bà N được coi là hai người chung sống với nhau như vợ chồng và họ được hưởng các quyền nghĩa vụ của vợ - chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, bà N là người được thừa kế di sản của ông R để lại, còn bà S không thuộc đối tượng được hưởng di sản của ông Rđể lại theo Điều 650, 651 của Bộ luật dân sự, nên nội dung kháng cáo của bà N, bà P và ông E là có căn cứ chấp nhận.
- Đối với kháng cáo của bà S, bà V không đồng ý chia thừa kế cho ông E. Diện tích đất 3.535,2m2 thì có ½ là tài sản của ông Rvà bà S, bà S sẽ hưởng ½, tương đương với với diện tích 883,8m2. Diện tích đất còn lại là của ông R sẽ được chia theo pháp luật thì thâý:
+ Ông Trần Văn E là con riêng của bà N, nhưng khi ông Rvà bà N về chung sống với nhau thì ông E cũng về sống chung. Quá trình chung sống giữa ông R và ông E coi nhau như cha con, khi ông R gìa yếu, bệnh tật thì ông E chăm sóc, nuôi dưỡng ông R cho đến khi ông R chết và lo hậu sự cho ông R. Do đó theo quy định tại Điều 654 BLDS thì ông E là người được hưởng di sản thừa kế của ông R để lại.
+ Toàn bộ quyền sử dụng đất hiện các bên tranh chấp do ông R và bà N tạo lập sau khi ông R không còn chung sống với bà S nữa. Do đó bà S kháng cáo yêu cầu xác định ½ diện tích đất là tài sản chung của ông R và bà S, bà S được hưởng ½ diện tích đất là tài sản chung của hai người là không căn cứ để chấp nhận, hơn nữa nội dung này tại cấp sơ thẩm bà S không yêu cầu nên cấp sơ thẩm không xem xét.
-Đối với kháng nghị của VKSND thành phố Bà Rịa.
+ Nội dung kháng nghị cho rằng còn bỏ sót người thừa kế theo pháp luật của ông R là bà Trần Thị L (mẹ đẻ của ông R) là có căn cứ. Tuy nhiên tại cấp phúc thẩm các bà B, C, U và X đều từ chối nhận di sản của ông Rđể lại cho bà L và họ không có ý kiến gì. Như vậy, quyền lợi của những người này không ảnh hưởng nên không cần phải hủy án, nhưng cần yêu cầu cấp sơ thẩm rút kinh nghiệm.
+ Đối với nội dung kháng nghị không chấp nhận chia thừa kế cho bà N thì theo Thông tư số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì việc chung sống giữa ông R với bà N được coi là hai người chung sống với nhau như vợ chồng và họ được hưởng các quyền nghĩa vụ của vợ - chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy bà N là người được thừa kế di sản của ông R để lại theo Điều 650, 651 BLDS.
+ Đối với nội dung kháng nghị về xác định di sản của ông R để là 2.535,2m2 trong toàn bộ diện tích đất hiện nay là 3.535,2m2, còn diện tích đất 1000m2 là tài sản của bà N thì thấy: Theo trình bày của các bên trong tổng số diện tích đất 3.535,2m2 thì có một phần diện tích đất nhà nước cấp cho ông Cương, phần còn lại là bà N và ông Rnhận chuyển nhượng lại của ông Lượng nhưng cũng không rõ diện tích cụ thể là bao nhiêu.
Theo tài liệu trong hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố B thì thấy ông Trần Văn R kê khai toàn bộ diện tích đất được nhà nước cấp là không đúng vì trong đó có một phần diện tích đất bà N và ông R mua lại của ông Lượng việc này được ông Z thừa nhận và có nhiều người biết và chính bà S cũng thừa nhận. Ông R không hề tách bạch phần diện tích đất của Ông được cấp riêng cũng không có văn bản thỏa thuận xác định tài sản riêng của ông R mà đã hợp lại toàn bộ phần đất được nhà nước cấp cho Ông với phần đất Ông và bà N mua của ông Lượng khi hai người về chung sống với nhau nên theo quy định thì việc cấp giấy chứng nhận QSD đất vào năm 1998 khi hai người còn chung sống với nhau được coi là tài sản chung của vợ chồng. Do đó nay Ông R chết không để lại di chúc thì phần di sản của ông R được xác định để lại chia thừa kế theo pháp luật là ½ toàn bộ diện tích đất 3.535,2m2, nên cấp sơ thẩm chia thừa kế di sản của ông R để lại là diện tích đất 1.767,6m2 là phù hợp. Do đó nội dung kháng nghị này không có cơ sở để chấp nhận.
+Về nội dung kháng nghị yêu cầu sửa án phí do cấp sơ thẩm chia thừa kế chưa đúng và buộc các đương sự phải chịu án phí theo quy định trên phần di sản được hưởng là có căn cứ.
Tại phiên tòa hôm nay bà V, bà N, bà P và ông E thỏa thuận phần di sản của ông Rhiện bà N đang quản lý, bà N giao cho bà V số tiền 300 triệu đồng. Còn bà P và ông E tặng cho kỷ phần di sản của mình để lại cho bà N được hưởng. Xét thấy sự thỏa thuận này giữa những người được hưởng di sản thừa kế của ông Rlà tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật nên cần công nhận sự tự nguyện này.
Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, chấp nhận kháng cáo của bà N, bà P, ông E. Chấp nhận một phần kháng nghị của VKSND thành phố Bà Rịa. Áp dụng khoản 2 Điều 308 BLTTDS sửa bản án số 24/2019/DS-ST ngày 24/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa. Công nhận sự thỏa thuận giữa bà V, bà N, bà P và ông E tại tòa hôm nay.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Đơn kháng cáo của ông Trần Văn E, bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V, bà Trần Thị Bích P nộp trong thời hạn và đúng thủ tục theo quy định tại các Điều 271, 272, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự nên hợp lệ; quyết định kháng nghị số 72/QĐKNPT-VKS-DS ngày 12/9/2019 của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân thành phố Bà Rịa kháng nghị bản án sơ thẩm số 24/2019/DS-ST ngày 29/8/2019 của tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đúng thẩm quyền, đúng thủ tục và trong thời hạn quy định tại các Điều 278, 279, 280, 281 của Bộ luật tố tụng dân sự; Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.
[2] Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử xem xét yêu cầu kháng cáo, kháng nghị nêu trên như sau:
[3] Về tố tụng:
- Các đương sự vắng mặt nhưng đã có đơn xin vắng mặt nên căn cứ Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự Tòa án tiếp tục xét xử vụ án.
- Ông Trần Văn C, ông Phạm Hoàng N, bà Nguyễn Thị Kim L vắng mặt nhưng họ không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị, các đương sự tranh chấp bằng giá trị nên không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Tại phiên tòa phúc thẩm bà Bùi Thị X, bà Bùi Thị U, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị B là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đồng ý tham gia phiên tòa phúc thẩm mà không yêu cầu hủy án quay về cấp sơ thẩm nên chấp nhận.
[4] Về hàng thừa kế: Theo các đương sự thì ông Trần Văn R chết năm 2002, vợ trước là bà Trần Thị S, con riêng là bà Trần Thị Bích V, bà Trần Thị Bích P, vợ bà Trần Thị N, mẹ ruột là bà Trần Thị L (chết năm 2006) hàng thừa kế của bà L là các con ruột là bà Bùi Thị X, bà Bùi Thị U, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị B.
Bà S trình bày là bà S chung sống với ông Rkhông có đăng ký kết hôn từ năm 1976, đến 1980 thì sống ly thân, đây là hôn nhân thực tế. Bà S thừa nhận từ năm 1980 thì không sống chung với ông R nữa và đã chung sống với người khác đến năm 1985 thì có một con. Năm 1980 thì ông R không chung sống với bà S nữa vì bà S đã chung sống với người khác nên về quan hệ hôn nhân giữa bà S với ông R đã chấm dứt không còn tồn tại trên thực tế. Như vậy, bà S không phải là vợ của ông Rvà không có quyền yêu cầu hưởng thừa kế của ông R. Đối với bà N thì chung sống với ông R từ 1981 cho đến khi ông R chết vào năm 2002. Khi về chung sống có tổ chức lễ cưới được gia đình chấp nhận và những người xung quanh đều biết. Giữa hai người thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Theo Thông tư số: 01/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì việc chung sống giữa ông Rvới bà N được coi là hai người chung sống với nhau như vợ chồng và họ được hưởng các quyền nghĩa vụ của vợ - chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, bà N là người được thừa kế di sản của ông Rđể lại.
Hàng thừa kế của ông Rgồm: bà Trần Thị Bích V, bà Trần Thị Bích P, bà Trần Thị N, mẹ ruột bà Trần Thị L (đã chết) hàng thừa kế của bà Hoa là bà Bùi Thị X, bà Bùi Thị U, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị B.
[5] Di sản: Các đương sự yêu cầu chia diện tích đất 3.535,2m2 thuộc thửa 537 tờ bản đồ số 22 (nay là thửa 110 tờ bản đồ 06) tọa lạc tại xã L, thành phố B.
Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H ngày 18/5/1998 của UBND thị xã (nay là thành phố) B đứng tên ông Trần Văn R. Ngày 09/7/2015 UBND thành phố Bà Rịa đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CA đối với diện tích đất trên cho bà Trần Thị N nhận thừa kế từ ông Cương.
Nguồn gốc đất nguyên đơn cho rằng của ông R được nhà nước cấp từ năm 1976, 1977 nhưng không chứng minh được. Bị đơn thì trình bày ông Rcó công với cách mạng nên được nhà nước cấp khoảng 1000m2, số diện tích đất còn lại là ông Rvà bà N nhận chuyển nhượng của ông Trần Văn Lượng. Năm 1997 ông Rđi đăng ký quyền sử dụng đất đã nhập chung phần đất riêng của ông Rvà phần đất chung của ông R, bà N nhận chuyển nhượng, bà N đồng ý nhập chung và đứng tên ông R.Trình bày của bà N là có căn cứ, phù hợp với trình bày của các em ông R và ông Trần Z là người chuyển nhượng đất. Đến năm 1998 thì được UBND thị xã B cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông R. Tại thời điểm này ông R đang chung sống với bà N nên đây là tài sản chung của ông R và bà N. Sau khi ông R chết bà N đã khai nhận thừa kế và đứng tên toàn bộ diện tích đất trên vào năm 2015. Do đó xác định di sản thừa kế của ông R là ½ diện tích đất nêu trên là 1.767,6m2 (trong đó có 150m2 đất thổ cư).
[6] Chia di sản như sau:
Bà Bùi Thị X, bà Bùi Thị U, bà Bùi Thị C, bà Bùi Thị B được hưởng thừa kế từ bà L là mẹ (chết sau ông Cương) nhưng đều từ chối nhận thừa kế nên chỉ chia cho bà V, bà P, bà N.
Quá trình chung sống với nhau thì bà N là người có công chăm sóc, giữ gìn, tôn tạo di sản đồng thời nuôi dưỡng cả bà P con riêng của ông Rnên được hưởng phần này tương đương với 01 kỷ phần. Ông Trần Văn E là con riêng của bà N được ông Rnuôi dưỡng từ khi chung sống với bà N lúc ông E 10 tuổi. Khi ông Rbị bệnh ông E là người đi làm về nuôi dưỡng chăm sóc ông R, còn bà N đã già yếu. Ông E cũng là người lo ma chay, xây mồ mả và chi trả nợ của ông R, cúng giỗ hàng năm nên cũng có công vì vậy ông E được hưởng công sức của mình tương đương với một kỷ phần. Như vậy, di sản của ông Rđược chia 05 kỷ phần, bà N 02 kỷ phần, ông E 01 kỷ phần, bà P 01 kỷ phần, bà V 01 kỷ phần.
Tại phiên tòa hôm nay các bà V, bà P, ông E, bà N đã thỏa thuận được với nhau về việc chia di sản của ông R như sau: Bà Trần Thị Bích V nhận 300.000.000 đồng (đã trừ một phần chi phí mai táng, xây mồ mả và cúng giỗ). Ông E, bà P tặng cho kỷ phần của mình cho bà N. Thỏa thuận của các đương sự phù hợp pháp luật nên công nhận.
[7] Xét kháng cáo của bà Đoàn Thị S, và Trần Thị V yêu cầu bà S được hưởng 883,8m2 trong tổng diện tích 1.767,6m2 đất của ông R. Tại phiên tòa phúc thẩm bà S cho rằng đây là tài sản chung của bà S với ông Rnhưng không chứng minh được. Trong khi đó trong đơn kháng cáo bà S thừa nhận diện tích đất trên hình thành sau năm 1980 và là tài sản riêng của ông R. Tại phiên tòa hôm nay bà V, bà S cũng không cung cấp được chứng cứ mới nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà V bà S và khởi kiện của bà S.
[8] Về chi phí đo vẽ, thẩm định, định giá, sao lục hồ sơ: Yêu cầu khởi kiện của bà S không được chấp nhận nên bà S phải chịu 1 phần chi phí đo vẽ, thẩm định, định giá, sao lục hồ sơ. Bà V phải chịu chi phí đối với suất thừa kế được hưởng; bà N phải chịu chi phí đối với suất thừa kế được hưởng và phần thừa kế được ông E, bà P tặng cho. Do bà V đã tạm ứng toàn bộ chi phí nêu trên nên bà S phải hoàn lại cho bà V số tiền 1.500.000 đồng; bà N phải hoàn trả cho bà V 6.000.000 đồng.
[9] Về án phí dân sự:
- Án phí dân sự sơ thẩm: Do các đương sự thỏa thuận nên án phí thay đổi như sau: Bà V phải nộp 15.000.000 đồng, bà N phải nộp án phí đối với phần di sản thừa kế được hưởng và nhận tài sản được tặng cho từ ông E, bà P nhưng có đơn xin miễn án phí do thuộc đối tượng người cao tuổi nên được miễn. Bà S phải nộp án phí nhưng có đơn xin miễn án phí do thuộc đối tượng người cao tuổi nên được miễn án phí.
- Án phí dân sự phúc thẩm: Bà S phải chịu nhưng được miễn. Kháng cáo của bà P, ông E, bà N được chấp nhận nên không phải nộp, hoàn lại cho bà P, ông E số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Kháng cáo của bà V không được chấp nhận nên phải chịu án phí theo quy định.
Vì lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309, Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự; Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Đoàn Thị S, bà Trần Thị Bích V; chấp nhận kháng cáo của ông Trần Văn E, bà Trần Thị Bích P, bà Trần Thị N; chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bà Rịa. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 24/2019/DS-ST ngày 29/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa.
Căn cứ Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tuyên xử:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đoàn Thị S.
2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Bích V. Ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
- Bà Trần Thị N phải có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị Bích V số tiền 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng;
- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị Bích P, ông Trần Văn E tặng cho suất thừa kế là quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị N.
- Bà Trần Thị N được quyền sử dụng diện tích đất 1.767,6m2 (trong đó có 150m2 đất thổ cư) thuộc thửa 110 tờ bản đồ số 06 tọa lạc tại xã L, thành phố B, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đất đã được UBND thành phố Bà Rịa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CA ngày 09/7/2015 đứng tên bà Trần Thị N.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải trả cho bên được thi hành án khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
3.Về chi phí đo đạc, định giá, xem xét thẩm định tại chỗ, sao lục tài liệu là 9.020.000 (chín triệu không trăm hai mươi nghìn) đồng: Bà Trần Thị Bích V đã tạm ứng nên bà Đoàn Thị S phải hoàn lại cho bà Trần Thị Bích V số tiền 1.500.000 ( một triệu năm trăm nghìn) đồng; bà Trần Thị N phải hoàn trả cho bà Trần Thị Bích V số tiền 6.000.000 ( sáu triệu) đồng.
4. Về án phí dân sự sơ thẩm:
- Miễn án phí cho bà Đoàn Thị S.
- Miễn án phí cho bà Trần Thị N.
- Bà Trần Thị Bích V phải nộp: 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền 2.500.000 (hai triệu năm trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí bà V đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0009759 ngày 08/01/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bà Rịa, nên bà V còn phải nộp tiếp 12.500.000 (mười hai triệu năm trăm ngàn) đồng.
5. Về án phí dân sự phúc thẩm:
- Miễn án phí cho bà Đoàn Thị S.
- Bà Trần Thị N không phải nộp án phí.
- Ông Trần Văn E không phải nộp hoàn lại cho ông E số tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000 (ba trăm nghìn) đồng theo biên lai thu tiền số 0000784 ngày 12/9/2019 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bà Rịa.
- Bà Trần Thị Bích P không phải nộp hoàn lại cho bà P số tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000 ( ba trăm nghìn) đồng theo biên lai thu tiền số 0000789 ngày 13/9/2019 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bà Rịa.
- Bà Trần Thị Bích V phải nộp 300.000 (ba trăm nghìn) đồng nhưng được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 (ba trăm nghìn) đồng theo biên lai thu tiền số 0000794 ngày 17/9/2019 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Bà Rịa. Như vậy bà V đã nộp đủ.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (06/11/2019).
Bản án 112/2019/DS-PT ngày 06/11/2019 về tranh chấp di sản thừa kế
Số hiệu: | 112/2019/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 06/11/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về