Bản án 11/2019/DS-ST ngày 05/04/2019 về tranh chấp di sản thừa kế

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LẠNG GIANG - TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 11/2019/DS-ST NGÀY 05/04/2019 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 05 tháng 4 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện LG xét xử công khai vụ án dân sự thụ lý số 65/2016/TLST-DS ngày 03 tháng 11 năm 2016 về tranh chấp di sản thừa kế, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 162/2018/QĐXXST-DS ngày 01/10/2018, Quyết định hoãn phiên tòa số 189/2018/QĐST-DS ngày /11/2018; Quyết định hoãn phiên tòa số 194/2018/QĐST-DS ngày 28/12/2018; Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 02/2018/QĐST-DS ngày 28/01/2019 giữa các đương sự:

+ Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1948.(có mặt)

+ Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1963.(có mặt)

+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Bùi Văn T, sinh năm 1958.(có mặt)

2. Anh Bùi Văn T1, sinh năm 1987.(vắng mặt)

3. Anh Bùi Văn T2, sinh năm 1989.(vắng mặt) Cùng trú tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, tỉnh Bắc Giang.

4. Bà Nguyễn Thị L1, sinh năm 1956; trú tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, tỉnh Bắc Giang.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Nguyễn Thị L trình bày:

Mẹ bà là Đỗ Thị K, sinh năm 1918 có 3 người con là Nguyễn Văn LA, Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị L1. Năm 1955 bố mẹ bà ly hôn, được các cụ cho mảnh đất làm nhà để 4 mẹ con bà cùng sinh sống. Năm 1965 anh trai của bà là Nguyễn Văn LA đi bộ đội, đến năm 1971 thì hi sinh, vợ anh LA đi lấy chồng để lại con gái Nguyễn Thị Đ cho cụ Kiêm nuôi dưỡng. Lớn lên, cháu Nguyễn Thị Đ đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô, hêt hạn lao động cháu Đ về lấy chồng và sinh sống cùng cụ K. Đến năm 2007 thi cụ Kiêm chuyển ra ở cùng bà, đến năm 2009 cụ K chết tại nhà bà không để lại di chúc, bà và gia đình đã lo tang lễ cho cụ K.

Bà xác định di sản của cụ K để lại gồm:1425m2 đất (trong đó có 300m2 đất ở và 1125m2 đất vườn) tại thửa số 37, tờ bản đồ 38 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, tỉnh Bắc Giang hiện gia đình chị Đ quản lý và sử dụng; 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 tờ bản đồ số 38A hiện nay bà đang sử dụng; 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276, tờ bản đồ số 38A hiện đang để mộ cụ K bà đề nghị được nhận diện tích đất này để thờ cúng; 368,2m2 đất canh tác tại thửa 188, tờ bản đồ số 48 nhà nước đã thu hồi và đền bù số tiền 58.150.500đ, chị Đ đã nhận; 14 cây vải tình nghĩa.

Nay bà đề nghị chia di sản như trên của cụ K làm 3 phần cho 3 người là bà, bà L1, chị Đ.

Tại phiên tòa ngày 05/4/2019 bà rút yêu cầu đối với 14 cây vải tình nghĩa

Bị đơn chị Nguyễn Thị Đưòng trình bày:

Bố chị là liệt sỹ Nguyễn Văn LA (con trai cả của cụ K), mẹ chị là Bùi Thị Lãng. Từ khi sinh ra, chị và bố mẹ đã sinh sống cùng cụ K. Năm 1971 thì bố chị hi sinh, năm 1973 mẹ chị đi lấy chồng ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam. Chị sống cùng cụ K từ nhỏ đến năm 1981 thì đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô, năm 1985 hết hạn lao động chị về nước và lấy chồng. Vợ chồng chị tiếp tục chung sống cùng cụ K đến năm 2008 thì cụ K ra ở cùng bà L, đến năm 2009 thì cụ K mất tại nhà bà L.

Chị thừa nhận nguồn gốc 1425m2 đất tại thửa số 37, tờ bản đồ 38 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG đất là của cụ K nhưng khi còn sống chị sống, cụ K đã cho chị diện tích đất trên. Vì vậy bà L yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ K bao gồm các thửa ruộng canh tác và diện tích đất nêu trên chị không đồng ý vì các thửa đất nêu trên cụ Kiếm đã cho vợ chồng chị và đã được cấp giấy chúng nhận quyền sử dung đất mang tên chị. Đồng thời chị yêu cầu phản tố, đề nghị chia di sản thừa kế gồm:

+ 300.000đ tiền tiết kiệm tình nghĩa do UBND xã ĐL tặng

+ 50kg thóc và 100.000đ do xã ĐL trả.

+ Tiền mai táng phí khoảng 10 triệu đồng.

+ Yêu cầu chia thừa kế là ngôi nhà của cụ K mà bà L đã tháo dỡ mang về.

Tổng cộng khoảng 11.000.000đ.

Tại phiên tòa ngày 28/01/2019 chị rút yêu cầu đối với số tiền tiết kiệm tình nghĩa 300.000đ nhưng lại yêu cầu bà L trả giá trị của 02 sào ruộng mà bà đã canh tác trong 19 năm, mỗi năm 200kg thóc; tại phiên tòa ngày 05/4/2019 chị rút yêu cầu chia di sản thừa kế đối với ngôi nhà cấp 4 cũ mà bà L đã tháo dỡ.

Bà Nguyễn Thị L1 là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

Mẹ bà là cụ Đỗ Thị K sinh được 3 ngưòi con lần lượt là Nguyễn Văn LA, Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị L1. Cụ K mất ngày 04/12/2009 không để lại di chúc, di sản của cụ Kiếm chưa chia. Nay bà L yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ K bà không yêu cầu gì về phần thừa kế của mình, phần di sản của bà được hưởng bà cho chị Đ.

Về nguồn gốc 1425m2 đất ở, đất vườn tạỉ thửa số 37, tờ bản đồ 38 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG là của cha ông để lại cho cụ K. Năm 1971, anh trai bà là Nguyễn Văn LA hi sinh, sau đó vợ anh LA (mẹ cháu Đ) đi lấy chồng. Cháu Đ ở cùng cụ Kiếm từ năm 1963 đến khi xây dựng gia đình vẫn tiốp tục ở cùng cụ K trên diện tích dất trên cho đến nay.

Vào khoảng năm 1999 cụ K có cho bà 1 chỉ vàng và nói là đã cho cháu Đ diện tích đất trên, đồng thòi cụ cũng nói với bà không được tranh chấp với cháu Đ diện tích đất trên. Khoảng 2-3 năm sau, gần tết âm lịch, cụ K lại gọi bà xuống nhà bà L, tại đây cụ Kiếm lại tiêp tục cho bà 1.000.000đ. Việc cho tiền tại nhà bà L thì có cả vợ chồng bà L được chứng kiến. Tại nhà bà L, một lần nữa cụ K lại nhắc nhở bà không được tranh chấp diện tích cụ đã cho chị Đ. Bà khẳng định mẹ bà đã cho chị Đ 1425m2 đất ở, đất vườn tại thửa số 37, tờ bản đồ 38 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG. Vì điều kiện công việc và tránh mâu thuẫn gia đình, bà xin được vắng mặt trong quá trình giải quyết vụ án.

Anh Bùi Văn T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

Năm 1985 anh kết hôn vói chị Nguyễn Thị Đ và sinh sống cùng cụ K tại diện tích đất mà bà L cho là di sản thừa kế và đang yêu cầu chia. Năm 2009 cụ K chết không để lại di chúc, tài sản của cụ K để lại chỉ có căn nhà cấp 4 nhưng sau đó bà L đã rỡ đi, hiện tại không còn, ngoài ra cụ K không để lại di sản gì khác. Nay bà L yêu cầu chia di sản là các diện tích đất như đã nêu trên và số tiền 58.150.000đ đã nhận đền bù đất nông nghiệp và các thửa đất canh tác, anh không đồng ý. Anh xác định cụ K đã cho vợ chồng anh 1425m2 đất ở, đất vườn tại thửa số 37, tờ bản đồ 38 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG. Khi cụ K còn sống đã cho vợ chồng anh diện tích đất trên nên cụ không kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cho vợ chồng anh đi kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Anh xin vắng mặt trong suốt quá trình giải quyết vụ án nhưng tại phiên tòa anh có mặt.

Anh Bùi Văn T1 là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:

Hiện nay anh đang sinh sống cùng bố mẹ tại diện tích đất mà bà L yêu cầu chia thừa kế, diện tích đất trên là do cụ K cho mẹ anh. Anh xác định không có đóng góp gì trên diện tích đất này nên không có yêu cầu gì và xin được vắng mặt trong quá trình giải quyết vụ án.

Trong quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là anh Bùi văn T2 vắng mặt tại các buổi làm việc tại Toà, cũng như không có văn bản nào gửi đến Toà thể hiện ý kiến hay nguyện vọng của anh về việc giải quyết vụ án mặc dù đã được Toà án tống đạt, thông báo hợp lệ.

Đại diện Viện kiếm sát nhân dân huyện LG phát biểu ý kiến:

I. VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG

1. Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:

* Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử:

Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án thực hiện đúng, đầy đủ quy định của BLTTDS như: Xác định quan hệ tranh chấp; thẩm quyền giải quyết vụ án; xác định tư cách người tham gia tô tụng; việc giao nộp và yêu câu đương sự thông báo tài liệu chứng cứ cho các bên; giao nhận chứng cứ; trình tự thụ lý, giao nhận thông báo thụ lý cho Viện kiếm sát và các đương sự; chấp hành thời hạn chuẩn bị xét xử; lập hồ sơ vụ án; tổ chức phiên họp kiếm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hoà giải đúng quy định tại các Điều 26, 35, 39, 68, 96, 177, 178, 195, 196, 203, 204, 209, 210, 211 Bộ luật Tố tụng dân sự.

* Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký tại phiên tòa:

Hội đồng xét xử đã tuân theo đúng các quy định của BLTTDS về việc xét xử sơ thẩm vụ án tại các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 246, 247, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 257, 259, 260 và Điều 263 BLTTDS.

- Thư ký đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định tại Điều 51, khoản 2 Điều 239 BLTTDS như: Phổ biến nội quy phiên tòa, K tra báo cáo HĐXX danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa, ghi biên bản phiên tòa.

2. Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:

* Nguyên đơn bà L: Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo niiv đinh tại Điều 70. 71 Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Bị đơn chị Đ: Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định tại Điều 70, 72 Bộ luật tố tụng dân sự.

* Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan anh T, bà L1: Thực hiện đúng quy đinh quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 70, 73 Bộ luật tố tụng dân sự; anh T2, anh T1 vắng mặt phiên toà xét xử lần thứ nhất, lần thứ hai không có lý do.

II. Ý KIẾN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa hôm nay, Viện K sát nhân dân huyện LG nhận thấy:

Cụ Đỗ Thị K có 3 người con là liệt sỹ Nguyễn Văn LA, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị L1. Năm 1971 ông Nguyễn Văn LA hy sinh, chị Nguyễn Thị Đ là con gái duy nhất của ông LA nên là người thừa kế T vị của ông LA. Do đó những người được hưởng di sản của cụ Kiếm là bà L, bà L1, chị Đ.

Về di sản thừa kế: Tại đơn khởi kiện, các lời khai có trong hồ sơ vụ án và tại phiên toà hôm nay, bà L Bà L cho răng di sản thừa kế của cụ K để lại là: Diện tích 1.425m2 đất ở và đất vườn tại thửa số 37, tờ bản đồ 38; diện tích 219,7m2 đất ruộng tại thửa 270 tờ bản đồ số 38A; diện tích 148,2m2 đất ruộng tại thửa 276, tờ bản đồ số 38a và diện tích 368,2m2 đất ruộng tại thửa 188, tờ bản đồ số 48 cùng ở thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG. Viện K sát thấy rằng diện tích 1.425m2 dất ở và đất vườn nguồn gốc là của bố mẹ cụ K đế lại cho cụ K nhưng khi cụ Kiếm còn sống chưa được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đât, cụ Kiêm chỉ có 01 người con trai duy nhất là liệt sỹ LA, trước kho ông LA hy sinh thì vợ chồng ông LA ở với cụ K và sinh được chị Đ, sau khi ông LA hy sinh chị Đ ở với cụ K từ năm 1963. Theo lời khai bà L1 thì trước khi cụ Kiếm chết đã nói đất cụ K cho ông LA, do vợ chồng ông LA chết nên đất thuộc quyền sở hữu chị Đ còn bà L1, bà L là con gái đi lấy chồng đã được cụ K cho tiền, vàng. Mặt khác căn cứ sổ mục kê của uỷ ban xã thì diện tích đất trên ghi tên chủ sở hữu chị Đ và được cấp giấy chứng nhận ngày 06/12/1997. Do đó diện tích 1.425m2 đất nêu trên là của chị Đ, không phải di sản thừa kế của cụ K. 

Đối với diện tích đất của 03 ruộng gồm 219,7m2, 148,2m2 và 368,2m2: Căn cứ vào sổ mục kê xã thì trước đó là các thửa 270 diện tích 240m2, thửa 276 diện tích 144m2, thửa 296 diện tích 396m2. Quá trình sử dụng có thay đổi diện tích như trên.Năm 1992 cụ K vẫn được giao sử dụng 03 thửa ruộng trên và hiện nay do bà L, chị Đ làm nên cần xác định là di sản thừa kế. Thửa 276 diện tích 144m2 để mộ cụ K tại phiên toà các đương sự thống nhất giao bà L quản lý sử dụng, còn 02 ruộng còn lại đang sử dụng phát triển nông nghiệp cần chia 03 phần bà L, bà L1, chị Đ bằng nhau.

Đối với yêu cầu phản tố của chị Đ yêu cầu chia số tiền mai táng phí mà nhà nước chi trả khi cụ K chết 10.100.000đ. Tại phiên toà hôm nay các đương sự xác nhận cụ K chết nhà bà L và được bà L tổ chức mai táng, chị Đ không đóng góc tiền bạc mai táng nên toàn bộ số tiền này bà L đã chi tiêu mai táng phí hết không còn nên không chấp nhận yêu cầu của chị Đ; đối với số tiền sổ tiết kiệm tình nghĩa 300.000đ do chị Đ rút yêu câu nên không xem xét; đôi với 50kg thóc do Hội chữ thập đỏ xã ĐL chi trả trị giá 3 00.000đ là do bà L đã tự nguyện đóng góp quỹ cho cụ K, khi cụ K chết thì Hội chữ thập dỏ trả 300.000đ (tương đương 50kg thóc) và 100.000đ, tổng là 400.000đ là tài sản cụ K, chị Đ yêu cầu chia là có căn cứ.

Đối với việc chị Đ yêu cầu bà L trả tiền làm ruộng cụ K trong 19 năm thấy rằng tại phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ chị Đ không yêu cầu, nay yêu cầu là vượt quá yêu cầu nên không chấp nhận yêu cầu của chị Đ; đỉ với yêu câu chị Đ chia căn nhà cấp 4, yêu cầu bà L chia 14 cây vải trên đât. Tại phiên toà làm rõ không còn các tài sản trên, các đương sự thông nhất không đề nghị chia nên không giải quyết.

Viện Kiểm sát thấy rằng tài sản cụ K để lại gồm: 219,7m2+ đất mộng tại thửa 270 tờ bản đô sô 38A trị giá 10.985.000đ; 368,2m2 đất ruộng tại thửa 188, tờ bản đồ số 48 trị giá 58.150.500đ; 148,2m2 đất ruộng tại thửa 276, tờ bản đồ 38A trị giá 7.410.000đ. Tổng giá trị di sản của cụ K để lại là: 76.945.500đ. Căn cứ Điều 677 BLDS thì mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là 25.648.500đ. Do bà Nguyễn Thị L1 không có yêu cầu được chia di sản và đề nghị phân tài sản được chia cho chị Đ nên cần xử giao tài sản bà L1 được nhận cho chị Đ.

Về chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ: Bà L đã nộp 3.000.000đ số tiền này đã chi phí hết cho Hội đồng định giá tài sản. Do yêu cầu của Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố được chấp nhận nên mỗi người phải chịu 1/2 tiền chi phí, buộc chị Đ phải trả cho bà L 1.500.000đ.

Về án phí: Bà Nguyễn Thị L là người cao tuổi nên được miễn; chị Đ phải chịu án phí tương ứng trị giá tài sản được nhận.

Từ phân tích trên, đề nghị HĐXX:

- Áp dụng Điều 26, 35, 39, 227, 228, 271, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 633, 634, 635, 636, 638, 645, 674, 675, 676, 677 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 12, 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án, xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị L về việc chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo pháp luật với người được hưởng thừa kế gồm: Bà L, bà L1 và chị Đ

- Xác định di sản thừa kế của cụ Đỗ Thị K để lại gồm: quyền sử dụng 368,2m2 đất ruộng tại thửa 188, tờ bản đồ số 48; 219,7m2 đất ruộng tại thửa 270 tờ bản đồ số 38A và 400.000đ do Hội chữ thập đỏ xã ĐL trả. Tổng si sản là 76.945.500đ trong đó mỗi kỳ phần bà L, bà L1 và chị Đ được hưởng tài sản trị giá 25.648.500đ.

Giao cho chị Đ được hưởng trị giá tài sản là 51.297.000đ trong đó có 25.648.500đ của bà L1 cho chị Đ nhận theo yêu cầu của bà L1. Chị Đ phải trả cho bà L số tiền 6.853.500đ

- Giao bà Nguyễn Thị L được quyền quản lý và sử dụng 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 và 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276 tờ bản đồ số 38A tại thôn ĐG, xã ĐL (ruộng có mộ phần cụ K) và được nhận số tiền 6.853.500đ do chị Nguyễn Thị Đ trả chênh lệch.

2. Không chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị Đ đối với yêu cầu chia số tiền mai táng phí là 10.100.000d.

- Đình chỉ yêu cầu chia thừa kế số tiền 300.000đ tiền sổ tiết kiệm tình nghĩa, căn nhà cấp 4 và 14 cây vải.

3. Về chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ và án phí: Chị Nguyễn Thị Đ phải trả cho bà L 1.500.000đ tiền định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chô; bà nguyên Thị L được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm, trả lại bà L tiền tạm ứng án phí; chị Đ chịu tiền án phí tưong ứng tài sản được nhận.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên loà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về tố tụng:

+ Về thời hiệu khởi kiện:

Cụ Đỗ Thị K mất ngày 04/12/2009 không để lại di chúc, ngày 24/10/2016 bà L có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật là phù hợp với Điều 625 Bộ Luật dân sự năm 2005 và và Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015. Tòa án nhân dân huyện LG thụ lý vụ án dân sự tranh chấp di sản thừa kế theo quy định tại Điều khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Về quyền khởi kiện: Cụ Đỗ Thị K sinh được 3 người con là Nguyễn Văn LA, Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị L1, cụ K chết không để lại di chúc nên bà Nguyễn Thị L là con gái của cụ K có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ K.

+ Về quan hệ pháp luật và thấm quyền giải quyết

Tại đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị L yêu cầu Tòa án chia di sản của cụ Đỗ Thị K theo pháp luật là quyền sử dụng đất tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, do vậy đây là vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện LG theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Về sự vắng mặt của các đương sự:

Bà Nguyễn Thị L1, anh Bùi Văn T1 vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có đơn xin vắng mặt.

Anh Bùi Văn T2 vắng mặt tại phiên tòa nhiều lần không có lý do.

Căn cứ các Điều 227, 228 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án xét xử vắng mặt bà L1, anh T1, anh T2.

[2]. Về nội dung tranh chấp:

[2.1]. Về yêu cầu chia thừa kế theo pháp luât của nguyên đơn:

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều xác nhận cụ Đỗ Thị K chết ngày 04/12/2009 không để lại di chúc, di sản của cụ Kiếm chưa được chia. Hội đồng xét xử ghi nhận đây là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bô luật Tố tụng dân sự năm 2015. Do đó bà L khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ K theo pháp luật là phù hợp với các Điều 675, 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 nên được chấp nhận.

[2.2]. Về hàng thừa kế:

Các đương sự đều xác nhận cụ Đỗ Thị K có 3 người con là Nguyễn Văn LA, Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị L1. Năm 1971 ông Nguyễn Văn LA chết, chị Nguyễn Thị Đ là con gái duy nhất của ông LA nên được thừa kế T vị của ông LA theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy những người được hưởng di sản của cụ K là gồm có bà L, bà L1, chị Đ.

[2.3]. Về di sản thừa kế:

Nguyên đơn cho rằng di sản thừa kế của cụ K gồm toàn bộ 1425m2 đất ở và đất vườn tại thửa số 37, tờ bản đồ 38; 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 và 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276 tờ bản đồ số 38A; 368,2m2 đất canh tác tại thửa 188, tờ bản đồ số 48 tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, tỉnh Bắc Giang, HĐXX xét thấy;

+ Đối với diện tích 1425m2 đất ở và đất vườn tại thừa số 37, tờ bản đồ 38: Diện tích đất này theo lời khai của các đương sự có nguồn gốc là của cha ông đế lại cho cụ Kiếm. Tuy nhiên đến khi nhà nước có chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình thì chị Đ đăng ký, kê khai và được cấp giấy chứng nhận lần đầu vào ngày 06/12/1997. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997, cụ K không có khiếu nại thắc mắc gì.

Lời khai của bà L1, anh T, chị Đ về 1425m2 đất ở, đất vườn tại thửa số 37, tờ bản đồ 38 của cụ K đã cho chị Đ là phù hợp với nguyện vọng của cụ K khi còn sống, phù hợp với dư luận điạ phương.

Hơn nữa, chị Đ chung sống cùng cụ K trên diện tích đất này từ năm 1963, theo lời khai của bà Nguyễn Thị L1 thì tâm nguyện khi còn sống của cụ K là cho vợ chồng chị Đ diện tích đất này. Vì vậy cụ K đã 2 lần cho bà tiền, vàng và nói với bà là không tranh chấp diện tích đất trên với chị Đ. HĐXX xác định diện tích 1425m2 đất này cụ K đã cho chị Đ, không phải là di sản của cụ K. Do đó HĐXX không chấp nhận yêu cầu của bà L chia di sản là diện tích đất này.

+ Đối với các diện tích đất canh tác lần lượt có diện tích là 219,7m2; 148,2m2; 368,2m2 HĐXX thấy rằng:

Căn cứ vào sổ mục kê và bản liệt kê đất tháng 9/1998 của hộ chị Đ lưu tại UBND xã ĐL thì trước đó là các thửa 270 diện tích 240m2, thửa 276 diện tích 144m2, thửa 296 diện tích 396m2. Trong quá trình sử dụng có thay đổi diện tích như trên là do tập quán phạt bờ cuốc góc mỗi khi vào mùa vụ canh tác nên diện tích và ranh giới có thay đổi nhỏ theo T2 mùa, vụ.

Mặc dù diện tích các thửa ghi trong sổ mục kê và diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không giống nhau nhưng tại phiên tòa các đương sự thống nhất về diện tích của các thửa hiện tại là 219,7m2; 148,2m2; 368,2m2. Do đó HĐXX lấy diện tích này làm căn cứ tính toán giá trị di sản thừa kế,

Năm 1992 mặc dù cụ K đã hết tuổi lao động nhưng do là mẹ liệt sỹ nên bà vẫn được giao sử dụng 3 thửa đất canh tác như trên. Hội đồng xét xử xác định quyền sử dụng đối với các thửa đất canh tác trên là di sản của cụ K.

Trong buổi định giá tài sản ngày 29/3/2018 bà L không yêu cầu định giá đối với thửa 276 diện tích 144m2 (nay có diện tích 148,2m2) đang để mộ cụ K. Tại phiên tòa ngày 05/4/2019 các đương sự đồng ý lấy giá như đã định giá đối với diện tích 219,7m2 làm căn cứ giải quyết vụ án. Đồng thời, cũng tại phiên tòa, các đương sự thỏa thuận để bà L quản lý, sử dụng thửa 276 diện tích 144m2 (nay có diện tích 148,2m2) đang để mộ cụ K.

+ Đối với yêu cầu phản tố của chị Đ, HĐXX xét thấy:

Tiền mai táng phí 10.100.000đ: Đây là tiền nhà nước chi trả cho người trực tiếp tổ chức mai táng cho đối tượng chính sách khi chết, các đương sự đều xác nhận cụ K chết tại nhà bà L và bà L là người tố chức mai táng cho cụ K. Do đó đây không phải là di sản của cụ K nên HĐXX không chấp nhận yêu cầu này của chị Đ.

Đối với số tiền sổ tiết kiệm tình nghĩa 300.000đ: Tại phiên tòa ngày 28/01/2019 chị Đ đã rút yêu cầu này, việc rút yêu cầu là hoàn toàn tự nguyện nên HĐXX chấp nhận và không đặt ra xem xét.

Đối với 50kg thóc do Hội chữ thập đỏ xã ĐL chi trả có nguồn gốc là quỹ tình nghĩa (sau này là Hội chữ thập đỏ) do các hội viên đóng góp mỗi người 25kg thóc và 25.000đ. Bà L đã tự nguyện đóng góp các khoản này cho cụ K nên HĐXX xác định bà L đã cho cụ K khoản đóng góp này. Khi cụ K chết thì Hội chữ thập đỏ trả 300.000đ (tương đương 50kg thóc) và 100.000đ, HĐXX xác định là di sản của cụ K nên chấp nhận yêu cầu của chị Đ đối với khoản tiền này.

Đối với yêu cầu bà L phải trả tiền cho việc canh tác số ruộng của cụ K trong 19 năm: HĐXX thấy rằng bà L canh tác 2 thửa ruộng trên là từ khi cụ K còn sống mà các bên không có thắc mắc khiếu kiện gì, hơn nữa chị Đ đưa ra yêu cầu này tại phiên tòa nên HĐXX không xem xét, chị Đ có quyền khởi kiện đôi với yêu cầu này bằng vụ án khác.

Đối với yêu cầu chi di sản là căn nhà cấp 4: Tại phiên tòa, chị Đ đã rút yêu cầu này, việc rút yêu cầu là hoàn toàn tự nguyện nên HĐXX chấp nhận.

Bà L yêu cầu chi di sản là 14 cây vải tình nghĩa: Tại phiên tòa, bà L đã rút yêu câu này, việc rút yêu cầu là hoàn toàn tự nguyện nên HĐXX chấp nhận.

[2.4]. Về di sản thừa kế và giá trị:

Các đương sự thống nhất với giá mà hội đồng định giá tài sản đã định giá ngày 28/3/2018, giá trị của từng loại tài sản như sau: 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 tờ bản đồ số 38A = 219,7m2 x 50.000đ/m2 = 10.985.000đ. 368,2m2 đất canh tác tại thửa 188, tờ bản đồ số 48 = 58.150.500d. 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276, tờ bản đồ 38A = 7.410.000đ.

Tổng giá trị di sản của cụ K để lại là: 10.985.000 + 58.150.500 + 400.000 + 7.410.000đ = 76.945.500d

Như vậy, mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là (76.945.500đồng : 3) = 25.648.500 đồng.

Giao cho bà Nguyễn Thị L quản lý, sử dụng nhận di sản là quyền sử dụng đất canh tác 219,7m2 và 144m2 tại các thửa 270, 276 tờ bản đồ số 38A tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG trị giá 10.985.000đ và 7.410.000đ; số tiền 400.000đ = 18.795.000đ. Chị Nguyễn Thị Đ nhải trả cho bà L số tiền còn thiếu của một kỷ phần thừa kế là 6.853.500đ;

Đồng thừa kế là bà Nguyễn Thị L1 không có yêu cầu đề nghị gì và cho chị Đ kỷ phần của mình nên chị Đ được hưởng kỷ phần thừa kế của bà L1 cho.

[3]. Về án phí

- Bà Nguyễn Thị L là người cao tuổi nên căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14, ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì bà L không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

- Chị Nguyễn Thị Đ phải chịu án phí DSST đối với giá trị thừa kế được nhận là 51.297.000đ theo quy định tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

[4]. Về chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ:

Ngày 28/3/2018 bà L đã nộp 3.000.000đ tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ, số tiền này Tòa án đã chi phí hết cho Hội đồng định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ. Yêu cầu chia thừa kế tài sản của bà L có căn cứ được chấp nhận nên bà L và chị Đ mỗi người phải chịu 1/2 tiền chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 165 Bộ luật Tô tụng dân sự 2015. Do bà L đã nộp toàn bộ tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ nên buộc chị Đ phải trả cho bà L 1/2 số tiên đã chi phí cho việc định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ là 1.500.000đ.

[5]. Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Vĩ các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Điều luật áp dụng: Áp dụng khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 2 Điều 165, khoản 2 Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 271, Điều 273, Điều 278, Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Áp dụng các Điều 633, 634, 635, 636, 638, 645, 674, 675, 676, 677 Bộ luật Dân sự năm 2005; Áp dụng khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015;

- Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án, xử:

[1.1]. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị L về việc chia thừa kế theo pháp luật.

- Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Đỗ Thị K là ngày 04/12/2009.

- Xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Đỗ Thị K gồm có Bà Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị L1 và chị Nguyễn Thị Đ.

- Xác định di sản thừa kế của cụ Đỗ Thị K gồm: quyền sử dụng 368,2m2 đất canh tác tại thửa 188, tờ bản đồ số 48; quyền sử dụng 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 tờ bản đồ số 38A; quyền sử dụng 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276 tờ bản đồ số 38A và 400.000đ do hội chữ thập đỏ xã ĐL trả. Tống di sản của cụ K trị giá 76.945.500đồng;

Di sản thừa kế chia đều cho 3 người là Nguyễn Thị L, Nguyễn Thị L1, Nguyễn Thị Đ, mỗi kỷ phần trị giá 25.648.500đ.

Ngoài kỷ phần thừa kế của mình, chị Nguyễn Thị Đ còn được hưởng kỷ phần thừa kế của bà Nguyễn Thị L1 cho trị giá 25.648.500đ.

- Buộc chị Nguyễn Thị Đ phải trả cho bà Nguyễn Thị L số tiền 6.853.500đ.

- Bà Nguyễn Thi L được quyền quản lý và sử dụng 219,7m2 đất canh tác tại thửa 270 và 148,2m2 đất canh tác tại thửa 276 tờ bản đồ số 38A tại thôn ĐG, xã ĐL, huyện LG, tỉnh Bắc Giang và được nhận số tiền 6.853.500đ do chị Nguyễn Thị Đ trả.

[1.2]. Không chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị Đ đối với yêu cầu chia thừa kế số tiền mai táng phí là 10.100.000d.

- Không xem xét yêu cầu của chị Đ về việc buộc bà L phải trả tiền cho việc canh tác số ruộng của cụ K trong 19 năm.

- Đình chỉ yêu cầu của chị Đ đối với sổ tiết kiệm tình nghĩa 300.000đ và căn nhà cấp 4 của cụ K.

- Đình chỉ yêu cầu của bà L đối với 14 cây vải tình nghĩa.

[2]. Về chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ: Chị Nguyễn Thị Đ phải trả cho bà L 1.500.000đ tiền định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ.

[3]. Về án phí dân sự:

- Bà Nguyễn Thị L được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại Bà Nguyễn Thị L số tiền 5.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp tại biên lai thu số 0002008 ngày 01/11/2016 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện LG, tỉnh Bắc Giang.

- Chị Nguyễn Thị Đ phải chịu 2.564.800, được khấu trừ vào số tiền 300.000đ đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số AA/2018/0006528 ngày 01/6/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện LG, tỉnh Bắc Giang.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án thèo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thanh toán.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu câu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chê thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 7a, Điều 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./.

[4].Về quyền kháng cáo:

Báo cho đương sự có mặt biết có thời hạn kháng cáo 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kê từ ngày nhận tống đạt bản án.

Án xử công khai sơ thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

862
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 11/2019/DS-ST ngày 05/04/2019 về tranh chấp di sản thừa kế

Số hiệu:11/2019/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Lạng Giang - Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:05/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về