Bản án 111/2017/DS-ST ngày 28/08/2017 về tranh chấp hợp đồng gia công và bồi thường thiệt hại về tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

BẢN ÁN 111/2017/DS-ST NGÀY 28/08/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIA CÔNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN 

Trong ngày 28 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 210/2017/TLST-DS ngày 24/5/2017 về việc tranh chấp “Hợp đồng gia công và bồi thường thiệt hại về tài sản”. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 163/2017/QĐXX-ST ngày 15 tháng 8 năm 2017 giữa các đương sự:

*  Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị D, sinh năm 1982.

Địa chỉ: ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang.

Đại diện uỷ quyền: Anh Huỳnh Hải Long H, sinh năm 1983.

Địa chỉ: ấp B, xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang.

(Văn bản uỷ quyền ngày 17/5/2017)

* Bị đơn: Ông Lê Văn O, sinh năm 1962.

Địa chỉ: ấp C, xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang.

*  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Đoàn Thị Bé H, sinh năm 1960.

2. Chị Lê Thị Huỳnh M, sinh năm 1983.

3. Anh Lê Minh P, sinh năm 1989.

4. Chị Nguyễn Thị Quỳnh N, sinh năm 1989.

Cùng địa chỉ: ấp C, xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang.

(Anh H, ông O có mặt; bà Bé H, chị M, anh P và chị N có đơn xin giải quyết vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện, bản tự khai ngày 19/5/2017 các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa anh Huỳnh Hải Long H là đại diện uỷ quyền của nguyên đơn chị Nguyễn Thị D trình bày:

Ngày 31/3/2017 ông Lê Văn O có đến lò sấy T do chị Nguyễn Thị D là chủ cơ sở ở ấp A, xã B, huyện C, Tiền Giang để sấy lúa với số lượng 107.694 kg, khi sấy thì chia ra làm 02 mẻ để sấy. Mẻ thứ nhất 53.340 kg sấy ra lúa khô 48.143 kg, sấy trong thời gian 48 tiếng; mẻ thứ hai 54.354 kg sấy ra lúa khô 46.981,75 kg, sấy trong thời gian 60 tiếng do mẻ thứ hai lúa ướt hơn.

Sau khi sấy thì xuống mẻ thứ nhất trước, còn mẻ thứ hai xuống sau cân cònlại tổng cộng hai mẻ là 95.124 kg lúa khô, nhưng ông O không đồng ý với số lượng lúa khô này mà cho rằng bị mất lúa quá nhiều, phía chị D chủ lò sấy đã giải thích do lúa của ông O khi sấy là lúa ướt nên khi sấy khô sẽ bị mất. Từ lý do đó mà ông O không có trả tiền sấy lúa 14.980.000 đồng dù chị D đến đòi nhiều lần và sau đó có làm đơn gởi Ủy ban nhân dân xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang để giải quyết nhưng phía ông O vẫn không chịu trả.

Nay chị Nguyễn Thị D yêu cầu ông Lê Văn O trả số tiền sấy lúa 14.980.000 đồng (Mười bốn triệu chín trăm tám chục ngàn đồng) trả 01 lần sau khi án có hiệulực pháp luật. Đối với yêu cầu phản tố của ông O yêu cầu chị D bồi thường thiệthại số lúa bị mất với số tiền 12.951.652 đồng thì phía chị D không đồng ý.

* Theo đơn yêu cầu phản tố, bản tự khai ngày 15/6/2017 các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà bị đơn ông Lê Văn O trình bày:

Ông O là người mua lúa xay gạo bán lại, ngày 31/3/2017 ông có chở đếndoanh nghiệp tư nhân T do chị Nguyễn Thị D là chủ cơ sở để sấy lúa, loại lúa Jasmime mua ở tỉnh Đồng Tháp, mua vào vụ đông xuân, mua của 04 hộ dân, số lượng lúa 107.694 kg được chủ cơ sở chia là hai mẻ để sấy. Mẻ thứ nhất 53.340 kg sấy ra lúa khô 48.143 kg; mẻ thứ hai 54.354 kg sấy ra lúa khô 46.981,75 kg, sấy trong thời gian 24 tiếng.

Sau khi sấy xong thì xuống mẻ thứ nhất trước, còn mẻ thứ hai xuống sau dolúc lên lúa phải đợi lúa người khác sấy trước xuống rồi mới sấy lúa của ông O, nếu so sánh mẻ sấy thứ nhất so với mẻ sấy thứ hai thì mẻ sấy thứ hai mất 2.076,45 kg, căn cứ để chứng minh là số lượng lúa mua cùng loại, cùng thời điểm, chở cùng một ghe, lúa khô vụ đông xuân không bị mắc mưa và thời gian sấy liền kề nhau.

Nên ông O yêu cầu phía chị D phải bồi thường số lúa bị mất số tiền12.951.652 đồng cụ thể như sau:

Tiền mua lúa 2.076,45 kg x 5.450 đồng = 11.316.652 đồng.

Hao hụt 5.450 x 300 = 1.635.000 đồng.

Tiền bóc vác 50.000 đồng/tấn x 2.076,45 kg = 100.000 đồng.

Tiền chuyên chở 140.000 đồng/tấn x 2.076,45 kg = 280.000 đồng.

Tiền sấy 140.000 đồng/tấn x 2.076,45 kg = 280.000 đồng.

Nay ông O yêu cầu chị D phải bồi thường thiệt hại với số lúa bị mất số tiền12.951.652 đồng, sau khi khấu trừ đi số tiền gia công 14.980.000 đồng thì ông Ođồng ý trả số tiền còn lại 2.029.652 đồng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phát biểu: Về tố tụng: Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán trong quá trình từ khithụ lý vụ án cho đến khi xét xử thực hiện đúng theo quy định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã tuân thủ theo đúng quy định Bộ luật tố tụng dân sự. Tư cách của người tham gia tố tụng tuân thủ theo đúng quy định của Điều 68, 70, 71, 72, 234 Bộ luật tố tụng dân sự, không có ý kiến kiến nghị gì.

Về nội dung: Theo các tài liệu thể hiện trong hồ sơ và tại phiên tòa sơ thẩm

Đại diện Viện kiểm sát nhận thấy theo công văn số 248/PNN&PTNT ngày 22/8/2017 của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè xác định số lượng lúa hao hụt sau khi sấy, thì số lượng lúa của ông O là 107.694 kg mua vụ Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp thì ẩm độ đầu vào bình quân dao động từ 23% đến25%, sấy xuống còn ẩm độ 15,5% thì tỷ lệ hao hụt sau khi sấy từ 10.759 kg đến13.300 kg. Do đó, cơ sở lò sấy T đã sấy lúa cho ông O số lượng lúa hao hụt 12.570 kg là phù hợp với số lượng lúa hao hụt theo Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè xác định, nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chị D, buộc ông O trả cho chị D số tiền gia công 14.980.000 đồng, không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông O về việc yêu cầu chị D bồi thường thiệt hại số lúa bị mất với số tiền 12.951.652 đồng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiêntòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đoàn Thị Bé H, chị Lê Thị Huỳnh M, anh Lê Minh P và chị Nguyễn Thị Quỳnh N có đơn xin giải quyết vắng mặt, nên Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt bà Bé H, chị M, anh P và chịN là có căn cứ đúng quy định tại khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự.

Về tố tụng: Nguyên đơn chị D khởi kiện yêu cầu bị đơn ông Lê Văn O trả số tiền gia công 14.980.000 đồng; bị đơn ông O có đơn yêu cầu phản tố yêu cầu chị D bồi thiệt hại đối với số lúa bị mất với số tiền 12.951.652 đồng, cho nên đây là tranh chấp hợp đồng gia công và bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định tại Điều 542, Điều 589 Bộ luật dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Cái Bè theo quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 26, khoản 1 Điều 35, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Tại phiên toà sơ thẩm anh H và ông O trình bày thống nhất vào ngày 31/3/2017 ông O có đến lò sấy T do chị D là chủ cơ sở ở ấp A, xã B, huyện C, Tiền Giang để sấy lúa với số lượng là 107.694 kg, loại lúa Jasmime ông O mua của 04 hộ dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp mua vào vụ đông xuân, ông O yêu cầu chủ lò sấy phải sấy theo hình thức sấy tháp và sấy thật khô để trữ lại. Khi sấy chia làm hai mẻ, mẻ thứ nhất số lượng 53.340 kg sấy ra lúa khô 48.143 kg, mẻ thứ hai 54.354 kg sấy ra lúa khô 46.981,75 kg, cân lại hai mẻ khi sấy khô là 95.124 kg. Sau khi sấy lúa xong cho ông O nhưng ông O không trả tiền gia công14.980.000 đồng dù chị D đến đòi nhiều lần, nên nay chị D yêu cầu ông O trả số tiền gia công trên. Còn ông O có đơn phản tố yêu cầu chị D phải bồi thường thiệt hại số lúa bị mất với số tiền 12.951.652 đồng, sau khi trừ đi số tiền gia công thì ông O chỉ đồng ý trả cho chị D số tiền 2.029.652 đồng.

Xét, tại phiên toà sơ thẩm anh H là đại diện uỷ quyền của chị D xác định khi sấy lúa cho ông O thì có đo ẩm độ đầu vào là khoảng 28%, ẩm độ đầu ra ông O yêu cầu sấy khô để trữ lại nên ẩm độ lúa đầu ra là 15,5%. Còn ông O trình bày việcđo ẩm độ lúa đầu vào khi đưa lên sấy thì chủ cơ sở đo ông không biết, nhưng ẩm độ đầu ra ông O yêu cầu là 15,5%. Do anh H và ông O không thống nhất được ẩm độ lúa đầu vào khi sấy là bao nhiêu, nên theo công văn số 248/PNN&PTNT ngày 22/8/2017 của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè xác định nếu như lúa đầu vào của ông O chủ cơ sở đo có ẩm độ là 28%, sấy xuống còn ẩm độ 15,5%, tức giảm 12,5% ẩm độ thì lượng hao hụt là: 107.694kg x 14,71% =15.842 kg; còn về lý thuyết khoa học thì lúa vụ Đông Xuân còn nhiều yếu tố như lúa có tạp chất nhiều, thu hoạch sớm, lúa lép lững nhiều thì sẽ có ẩm độ đầu vào bình quân dao động từ 23% đến 25%, sấy xuống còn ẩm độ 15,5% thì tỷ lệ hao hụt sau khi sấy từ 10.759 kg đến 13.300 kg. Cho nên, số lượng lúa hao hụt của ông Osau khi sấy là 12.570 kg, tỷ lệ 11,6% là phù hợp với số lượng lúa hao hụt bình quân sau khi sấy theo cơ sở khoa học của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè xác định. Đồng thời, theo lời khai của những người làm chứng như anh Ngô Văn H (chủ cơ sở lò sấy Ngô Văn H); anh Võ Văn T và anh Nguyễn Văn Út L (thương lái mua lúa) đều xác định nếu như số lượng lúa của ông O là107.694kg sấy khô trữ lại còn 95.124 kg, hao hụt 12.570 kg, tỷ lệ 11,6% là đúng chứ không có bị mất lúa, vì ông O mua lúa của 04 hộ dân nên các hộ dân gieo sạ không cùng thời điểm, khi mua thu hoạch sớm, lúa bị thất, khi cắt lúa bị mù sương thì tạp chất nhiều hơn, nên khi sấy thì tỷ lệ lúa hao hụt nhiều.

Mặc khác, tại phiên toà sơ thẩm ông O xác định ông đã sấy lúa ở cơ sở lò sấy T được 03 lần, cách lần sấy lúa xảy ra tranh chấp khoảng 10 ngày thì ông cũng đã có sấy lúa loại lúa Jasmime mua ở tỉnh Đồng Tháp vào vụ Đông xuân số lượng khoảng 110.000 kg, sau khi sấy xong tỷ lệ hao hụt khoảng 11% -12% ông đồng ý với tỷ lệ hao hụt này và đã thanh toán tiền sấy lúa đầy đủ không có tranh chấp gì, tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy hiện hai bên đang tranh chấp là 11,6%. Đồng thời, ông O cũng xác định từ trước cho đến nay thì chưa có ai phản ảnh gì về việc cơ sở lò sấy T sấy lúa bị mất, còn các lò sấy khác thì có phản ảnh về việc sấy lúa bị mất, ông O cho rằng cơ sở lò sấy T sấy làm mất lúa ông, nhưng sau khi cơ sở sấy lúa xong cho ông xuống ghe nếu như ông cho rằng cơ sở lò sấy T làm mất lúa thì ông phải trình báo với chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền đến lập biên bản để giải quyết, nhưng ông không trình báo mà chở lúa về nhà để trữ lại. Cho nên, việc ông O không trình báo mà chở lúa về nhà để trữ lại thì ông đã mặc nhiên thừa nhận cơ sở lò sấy T đã sấy lúa đúng không bị mất. Cho đến khi chị D đòi tiền sấy lúa và có đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang để giải quyết thì ông mới nại ra lý do là cơ sở lò sấy T của chị D sấy lúa bị mất, nhưng từ khi Ủy ban nhân dân xã B, huyện C, tỉnh Tiền Giang hoà giải để giải quyết, trong quá trình Toà án thụ lý vụ án giải quyết và tại phiên toà sơ thẩm ông O không có tài liệu chứng cứ gì để chứng minh rằng cơ sở lò sấy T sấy lúa làm mất lúa của ông. Do đó, chị D có đơn khởi kiện yêu cầu ông O trả số tiền gia công 14.980.000 đồng là có căn cứ phù hợp với quy định tại Điều 542 và Điều 552 Bộ luật dân sự, ông O khởi kiện phản tố yêu cầu chị D phải bồi thường thiệt hại số lúa bị mất số tiền 12.951.652 đồng là không có cơ sở để chấp nhận theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự.

Về thời gian trả: Tại phiên toà sơ thẩm anh H là đại diện uỷ quyền nguyên đơn chị D với ông O không thoả thuận được về phương thức trả, thời gian trả số tiền gia công 14.980.000 đồng. Cho nên, về phương thức trả, thời gian trả số tiền trên do hai bên đương sự thỏa thuận với nhau khi đến giai đoạn thi hành án.

Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chị D, buộc ông O trả cho chị D số tiền 14.980.000 đồng đồng (Mười bốn triệu chín trăm tám chục ngàn đồng), không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông O về việc yêu cầu chị D bồi thường thiệt hại số lúa bị mất với  số tiền12.951.652 đồng (Mười hai triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn sáu trăm năm mươi hai đồng).

Xét đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử, nên chấp nhận đề nghị củaViện kiểm sát.

Về án phí:

Do yêu cầu khởi kiện của chị D là có căn cứ và được Hội đồng xét xử chấp nhận, căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Toà án,nên buộc ông O có nghĩa vụ nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm là 14.980.000 đồng x5% = 749.000 đồng (Bảy trăm bốn mươi chín ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Do yêu cầu khởi kiện phản tố của ông O không có căn cứ và không được Hội đồng xét xử chấp nhận, căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Toà án, nên buộc ông O có nghĩa vụ nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm là 12.951.652 đồng x 5% = 647.000 đồng (Sáu trăm bốn mươi bảy ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Tổng cộng ông O phải chịu: 749.000 đồng + 647.000 đồng = 1.396.000 đồng (Một triệu ba trăm chín mươi sáu ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng các Điều 542, 552, 589, khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự; khoản 1Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 271, Điều 272 và Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Toà án.

 Xử  :

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị D.

Buộc ông Lê Văn O trả cho chị Nguyễn Thị D số tiền gia công 14.980.000đồng (Mười bốn triệu chín trăm tám chục ngàn đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thihành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện phản tố của ông Lê Văn O về việc yêu cầu chị Nguyễn Thị D bồi thường thiệt hại số lúa bị mất với số tiền 12.951.652 đồng (Mười hai triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn sáu trăm năm mươi hai đồng).

3. Về án phí: Ông Lê Văn O phải chịu 1.396.000 đồng (Một triệu ba trăm chín mươi sáu ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm, được khấu trừ vào số tiền 324.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 07025 ngày 15/6/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nên ông O còn phải nộp tiếp 1.072.000 đồng (Một triệu không trăm bảy mươi hai ngàn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Hoàn lại cho chị Nguyễn Thị D số tiền 374.000 đồng (Ba trăm bảy mươi bốn ngàn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 06892 ngày 24/5/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

4. Về quyền kháng cáo: Chị Nguyễn Thị D, ông Lê Văn O có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, bà Đoàn Thị Bé H, chị Lê Thị Huỳnh M, anh Lê Minh P và chị Nguyễn Thị Quỳnh N có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt hoặc niêm yết hợp lệ để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

909
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 111/2017/DS-ST ngày 28/08/2017 về tranh chấp hợp đồng gia công và bồi thường thiệt hại về tài sản

Số hiệu:111/2017/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Cái Bè - Tiền Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/08/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về