TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
BẢN ÁN 105/2020/HSPT NGÀY 21/10/2020 VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày 21 tháng 10 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Đắk Nông xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 69/2020/TLPT-HS ngày 10 tháng 7 năm 2020 đối với bị cáo Lê Thị L và đồng phạm, do có kháng cáo của bị cáo và bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Các bị cáo có kháng cáo và bị kháng cáo:
1. Lê Thị L; Sinh năm: 1959, tại tỉnh Ninh Thuận; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Bon S, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; Nghề nghiệp: Buôn bán; Trình độ văn hóa: 3/12; Con ông Điểu R (đã chết) và bà Trần Thị L1 (sinh năm1930); Bị cáo có chồng Trần Văn T, sinh năm 1957 và 08 người con lớn nhất sinh năm 1978, nhỏ nhất sinh năm 2000; Tiền án, tiền sự: Không. Biện pháp ngăn chặn: Bị can được áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú kể từ ngày khởi tố. Bị cáo tại ngoại – Có mặt.
2. Phan Kỳ P; Sinh ngày 1990, tại tỉnh Bình Phước; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Thôn 06, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 9/12; Con ông Phan Văn T1 (sinh năm 1960) và bà Nguyễn Thị L (sinh năm1955); Bị cáo có vợ là Trần Thị Thúy L2, sinh năm1986 và 04 người con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2018; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị bắt, tạm giữ, tạm giam từ ngày 26/4/2019 đến ngày 06/6/2019 được thay đổi bằng biện pháp Bảo lĩnh. Hiện đang sống tại thôn 06, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông. Bị cáo tại ngoại – Có mặt.
3. D Ngọc T3; Sinh ngày 1986, tại tỉnh Đắk Nông; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở:
Thôn T, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 9/12; Con ông D Ngọc Trà (sinh năm 1954) và bà D Thị L3 (sinh năm1960);
Bị cáo có vợ là Trần Thị Thúy H và 03 người con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2018; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo được áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú kể từ ngày khởi tố. Bị cáo tại ngoại – Có mặt.
4. Nguyễn Minh T4; Sinh ngày 1989, tại: tỉnh Đồng Nai; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Thôn Tân Bình, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; Nghề nghiệp: Làm nông;
Trình độ văn hóa: 6/12; Dân tộ; Con ông Nguyễn Minh Tài (sinh năm 1967) và mẹ Nguyễn Tuệ Hữu (sinh năm1969); bị cáo có vợ Trần Thị Thúy Kiều và một con sinh năm 2018; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo được áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú kể từ ngày khởi tố. Bị cáo tại ngoại – Có mặt.
5. Trần Quốc T5; Sinh ngày 1995, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở trước khi phạm tội: Bon S, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; Nghề nghiệp: Buôn bán; Trình độ văn hóa: 9/12; con ông Trần Văn T5 (sinh năm 1957) và bà Lê Thị L (sinh năm 1959); bị cáo chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị bắt bị bắt tạm giam từ ngày 26/4/2019 đến ngày 26/12/2019 được áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú. Bị cáo tại ngoại – Có mặt.
Bào chữa cho các bị cáo: Lê Thị L; Phan Kỳ P; Dương Văn T3; Nguyễn Minh T4; Trần Quốc T5 : Ông Phan Thiên V – Văn phòng luật sư Phan Thiên V - Thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai và ông Dương Văn O - Văn phòng luật sư Dương Văn O - Thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai – Vắng mặt.
Bị hại: Anh Huỳnh Văn D, sinh năm 1973; Địa chỉ: Bản Si Át, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đ, tỉnh Đăk Nông – Có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Luật sư Lê Xuân Anh P2 và Luật sự Lê Thanh K – Chi nhánh Công ty Luật TNHH HK & G, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk – Đều có mặt.
Địa chỉ: Số 85 Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Vào năm 2015, anh Huỳnh Văn D trú tại bản S, xã Đ, huyện Tuy Đ, tỉnh Đắk Nông xây nhà và còn nợ số tiền hơn 60.000.000 đồng của đại lý vật liệu xây dựng T6 trí nội thất Hoàng T6 (do ông Trần Văn T7 làm chủ) tại bon S, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông. Mặc dù Lê Thị L là vợ ông Trần Văn T7 đã nhiều lần yêu cầu anh Huỳnh Văn D trả nợ nhưng anh D không trả. Do đó, khoảng 07 giờ ngày 01/12/2018 Lê Thị L gọi điện thoại di động rủ Nguyễn Minh T4 và D Ngọc T3 đến nhà anh Huỳnh Văn D đế lấy nợ thì cả hai đồng ý. Sau đó D Ngọc T3 rủ thêm Phan Kỳ P cùng đi. Khoảng 09 giờ cùng ngày Lê Thị L, Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3, Phan Kỳ P lần lượt đến nơi thấy anh Huỳnh Văn D đang phơi cà phê Lê Thị L T3 đến nói chuyện với anh Huỳnh Văn D thì anh Huỳnh Văn D bỏ chạy vào trong nhà khóa hết các cửa lại. Lê Thị L đứng cạnh cửa sổ gọi anh D ra nói chuyện trả nợ nhưng anh D không ra. Lúc này Lê Thị L tuyên bố không trả nợ sẽ hốt hết cà phê. Nói xong, Lê Thị L đi ra chỗ Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3, Phan Kỳ P ngồi chờ anh Huỳnh Văn D ra nói chuyện nhưng Huỳnh Văn D vẫn không ra. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày Lê Thị L gọi điện thoại di động cho anh Đoàn Ngọc P (là cán bộ Công an huyện Tuy Đ được giao nhiệm vụ nắm địa bàn xã Đ) nhờ anh P gọi anh D ra để nói chuyện. Lúc này anh Đoàn Ngọc P có nói là thử hù dọa, làm căng lên xem D có ra hay không. Sau đó Lê Thị L gọi điện thoại di động cho Trần Quốc T5 mang cơm vào cho tất cả mọi người. Đồng thời Lê Thị L nói Phan Kỳ P gọi thêm người vào phụ hốt cà phê thì được Phan Kỳ P đồng ý. Phan Kỳ P gọi điện thoại di động cho Nguyễn Chí P, Lê Văn M và thuê xe máy cày của Vũ Văn L4 vào nhà Huỳnh Văn D hốt và chở cà phê. Khoảng 12 giờ cùng ngày Vũ Văn L4 chạy xe máy cày vào để sân nhà Huỳnh Văn D rồi lấy một xe mô tô ra về. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày Nguyễn Chí P, Lê Văn M lần lượt đến nhà Huỳnh Văn D khoảng 30 phút sau thì Lê Thị L yêu cầu Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3, Trần Quốc T5, Phan Kỳ P, Nguyễn Chí P, Lê Văn M hốt toàn bộ cà phê nhân, cà phê quả khô, quả tươi tại sân nhà Huỳnh Văn D vào bao. Khoảng 14 giờ 30 phút do hết bao nên Lê Thị L nói Trần Quốc T5 về nhà Phan Kỳ P lấy thêm bao rồi quay lại. Khoảng 15 giờ cùng ngày, anh Đoàn Ngọc P vào thấy việc xúc cà phê Đoàn Ngọc P đi lại nhà anh Huỳnh Văn D yêu cầu anh D ra để thỏa thuận nhưng anh D không ra nên anh Đoàn Ngọc P đi gọi người đến hỗ trợ làm việc. Khoảng 16 giờ cùng ngày anh Đoàn Ngọc P cùng anh Trần Văn Diện là đội trưởng đội 04 Trung đoàn 720 đóng chân trên địa bàn xã Đ, anh Sùng A Của là trưởng bản Siat, xã Đ đến gọi anh Huỳnh Văn D ra làm việc nhưng anh Huỳnh Văn D vẫn không ra. Anh Đoàn Ngọc P yêu cầu Lê Thị L ngừng hốt cà phê và trả lại số cà phê đã hốt cho anh Huỳnh Văn D nhưng Lê Thị L không đồng ý nên anh Đoàn Ngọc P T3 hành lập biên bản vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật. Quá trình lập biên bản thì Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3, Trần Quốc T5, Phan Kỳ P, Nguyễn Chí P, Lê Văn M vẫn tiếp tục hốt cà phê chuyển lên xe cày cùng thời điểm Vũ Văn L4 đến. Khoảng 17 giờ cùng ngày sau khi lập biên bản vụ việc xong Vũ Văn L4 điều khiển xe máy cày chở toàn bộ số cà phê đến lò sấy của chị Nguyễn Thị X tại Trung đoàn 720, xã Đ, huyện Tuy Đ để thuê sấy khô và xát ra nhân. D Ngọc T3 và Nguyễn Minh T4 trực tiếp giao cà phê cho chị X. Đến ngày 04/12/2018 Phan Kỳ P điều khiển xe ô tô biển số 48C-052.96 (xe của gia đình Phan Kỳ P) cùng ông Trần Văn T7 đến gặp Vũ Văn T3 là cán bộ trung đoàn 720 để gửi vào kho 2.328,8kg cà phê nhân khô quy chuẩn. Sau đó Phan Kỳ P đã bán 150 kg cà phê nhân cho trung đoàn 720 được số tiền 5.100.000 đồng, P trả cho chị Nguyễn Thị X tiền công sấy là 1.800.000 đồng, trả tiền thuê xe máy cày cho Vũ Văn L4 là 500.000 đồng, tiền công cho Nguyễn Chí P là 300.000 đồng và Lê Văn M số tiền 200.000 đồng. Số tiền còn lại là 2.300.000 đồng Phan Kỳ P tiêu xài cá nhân hết.
Ngày 12/12/2018 anh Huỳnh Văn D có đơn tố cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Đ để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tại kết luận định giá tài sản số: 12/KL-HĐĐGTS, ngày 08/3/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Tuy Đ kết luận: 2.178,8 kg cà phê nhân khô quy chuẩn có giá trị tại thời điểm chiếm đoạt là 71.734.811 đồng.
Tại kết luận định giá tài sản số: 23/KL-HĐĐGTS, ngày 02/7/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Tuy Đ kết luận: 150 kg cà phê nhân khô quy chuẩn có giá trị tại thời điểm chiếm đoạt là 5.100.000 đồng.
Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 76.834.811 đồng (Bảy sáu triệu tám trăm ba mươi tư nghìn tám trăm mười một đồng).
* Về vật chứng của vụ án được thu giữ: 01 xe ô tô biển số 48C-052.96; 01 xe máy cày kéo rơmooc và 2.178,8 kg cà phê nhân quy chuẩn.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đ đã xử lý vật chứng trả lại 01 xe ô tô biển số 48C-052.96; 01 xe máy cày kéo rơmooc và 2.178,8 kg cà phê nhân quy chuẩn lần lượt cho chị Trần Thị Thúy L5; ông Vũ Văn T7 và anh Huỳnh Văn D là các chủ sở hữu hợp pháp.
Truy thu số tiền 2.300.000 đồng của Phan Kỳ P do phạm tội mà có.
* Về trách nhiệm dân sự: Người bị hại anh Huỳnh Văn D yêu cầu các bị can phải liên đới bồi thường số tiền 340.000.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đ, tỉnh Đắk Nông quyết định: Tuyên bố các bị cáo Lê Thị L, Phan Kỳ P, Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3 và Trần Quốc T5 phạm tội“Cưỡng đoạt tài sản”.
Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 170; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 38 của Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Lê Thị L 02 (Hai) năm tù. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.
Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 170; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 của Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Phan Kỳ P 02 năm 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 05 (năm) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm ngày 21/02/2020. Xử phạt bị cáo Nguyễn Minh T4; D Ngọc T3; Trần Quốc T5 02 (Hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 04 (bốn) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm ngày 21/02/2020.
Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo.
Ngày 29-5-2020 bị cáo Lê Thị L kháng cáo xin được hưởng án treo.
Ngày 02/6/2020, bị hại Huỳnh Văn D kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số: 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vì cho rằng cơ quan chức năng có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, bỏ sót, bỏ lọt tội phạm, xử lý chưa đúng người, đúng tội, chưa triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và mức hình phạt cho các bị cáo là không tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật mà họ đã gây ra.
Kết quả xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Lê Thị L; Phan Kỳ P; D Văn T3; Nguyễn Minh T4; Trần Quốc T5 thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo Lê Thị L đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng án treo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông sau khi phân tích các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lê Thị L và bị hại Huỳnh Văn D, giữ nguyên bản án sơ thẩm số: 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại Huỳnh Văn D: Do cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị hại Huỳnh Văn D, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Ý kiến tranh luân của bị hại anh Huỳnh Văn D: Đồng ý với quan điểm của các Luật sư, không đồng ý với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập chị Ngân tham gia phiên tòa vì cà phê bị chiếm đoạt là tài sản chung của anh D và chị Ngân.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm; Căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, quan điểm tranh luận của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử xét thấy:
[1.1]. Xét kháng cáo của bị hại cho rằng các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản” chứ không phải tội “Cưỡng đoạt tài sản”. HĐXX xét thấy: Theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo khác, những người làm chứng trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm đã thể hiện: Khoảng 9 giờ ngày 01/12/2018, bị cáo L cùng các bị cáo khác đến nhà anh D để đòi nợ, lúc này anh D đang phơi cà phê ở trước sân nhà; thấy mọi người đến cách khoảng 30- 40 mét thì anh D bỏ chạy vào nhà khóa cửa lại không chịu ra nói chuyện để thống nhất chuyện nợ nần. Bị cáo L đứng ở cửa sổ gọi anh D ra nhưng anh D không chịu ra; bị cáo L nói nếu không ra thì bị cáo sẽ xúc cà phê ngoài sân. Lời khai của chính bị hại anh Huỳnh Văn D (BL số 102-106) là phù hợp với lời khai của bị cáo L (tại các BL 137-138), phù hợp với lời khai của bị cáo Phan Kỳ P (BL số 184). Đồng thời, tại thời điểm này, anh Lý Giống D3 là hàng xóm của anh D có chứng kiến sự việc và khẳng định không có ai đuổi đánh anh D cả, vừa nhìn thấy có người là anh D chạy vào trong nhà ( BL 430). Như vậy, không có hành vi đuổi đánh, ném đá hay dùng vũ lực khác ngay tức khắc đối với anh D để ép anh D phải bỏ chạy vào nhà. Nhưng do khi thấy các bị cáo đến thì anh D bỏ trốn, không chịu ra nói chuyện. Các bị cáo ngồi chờ anh D hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó bị cáo L nói với anh D nếu không ra sẽ xúc cà phê, đến hơn 12 giờ các bị cáo mới xúc cà phê. Do đó, hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cầu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” mà không có dấu hiệu của tội “Cướp tài sản” như kháng cáo của bị hại.
[1.2]. Xét kháng cáo của bị hại kháng cáo cho rằng có việc bỏ lọt hành vi phạm tội của chị Trần Thị Thùy T6, Lê Văn M, Nguyễn Chí P và Vũ Văn L4. HĐXX xét thấy: Hồ sơ vụ án thể hiện Chị Trần Thị Thùy T6 (con gái bị cáo L) là người được giao đứng ra trực tiếp bán hàng tại cửa hàng vật liệu Hoàng T6 do vợ chồng bị cáo L làm chủ. Mọi giao dịch mua bán giữa T6 và D đều được T6 khai rõ (BL số 320-321). Chị T6 không hề biết việc các bị cáo đến nhà D để chiếm đoạt số cà phê trên.
Tại các lời khai của anh L4 (BL số 430-440) lời khai của anh P (BL 437- 438) và lời khai của anh Mạn (BL 313-316) đều thể hiện khoảng 12 giờ thì bị cáo Phan Ký P gọi điện thuê cho anh P, anh L4 và anh M đến để xúc và chở cà phê. Do những người này thường làm thuê cho bị cáo P nên khi được gọi điện thì đã đến nhà anh D tham gia xúc, chở cà phê. Lúc này mọi người đến làm không thấy anh D và không hề biết cà phê được thuê xúc là cà phê siết nợ. Sau khi làm xong, đến hôm sau thì những người này được trả công và đến sau này mới biết sự việc. Lời khai của bị cáo P (tại các BL số 187, 189-190) thì P là người trực tiếp gọi điện và khẳng định cả ba người mà bị cáo gọi tới đều không biết việc xúc cà phê tại nhà anh D là để làm gì; những người này chỉ biết làm thuê lấy tiền. Do vậy, không có căn cứ để xác định những người này thực hiện hành vi phạm tội như kháng cáo của bị hại.
[1.3]. Xét kháng cáo của bị hại về việc yêu cầu giám định thiệt hại tài sản để khởi tố bổ sung tội danh “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. HĐXX xét thấy: Tại biên bản lấy lời khai đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Đoàn ngọc P (Bl số 286) thể hiện: “Ngoài việc lấy cà phê ra thì tôi không nghe D nói thêm về vấn đề bị hư hỏng và cũng không thấy nhóm người của bà L làm hư hỏng tài sản gì của D cả”, lời khai này là phù hợp với lời khai của những người làm chứng anh Lý Giống Dia, anh Sùng A Cửa và đều khẳng định có mặt tại hiện trường nhưng không thấy hư hỏng gì. Bị hại anh D cho rằng gạch nền nhà bị vỡ do bị ném đá. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án chỉ có một lời khai của bị hại cho rằng nhóm người L ném đá vào người D khi D ở ngoài sân nhưng không trúng. Việc ném đá cũng không có ai chứng kiến, các bị cáo không thừa nhận việc ném đá. Tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 14/12/2018 (BL số 38-39) thể hiện: “tại hiện trường chỉ còn vương vãi một ít hạt cà phê trên nền đất, mở rộng hiện trường không phát hiện gì thêm”. Tham gia khám nghiệm hiện trường có 03 cán bộ Công an (huyện, xã), 02 Kiểm sát viên, người chứng kiến, người bị hại. Việc anh D cho rằng ngày khám nghiệm hiện trường anh D không có mặt nhưng không hiểu tại sao lại có chữ ký của anh D trong biên bản. Chữ ký của anh D tại biên bản khám nghiệm hiện trường giống chữ ký tại bản trường trình, đơn tố cáo và biên bản ghi lời khai của anh D. Anh D đã xác nhận hiện trường không hư hỏng gì. Do đó, nội dung kháng cáo này của bị hại là không có căn cứ chấp nhận.
[1.4]. Xét kháng cáo của bị hại cho rằng cần điều tra bổ sung hành vi cướp 03 máy hàn, 01 máy cắt sắt và 01 cuộn dây hàn để bổ sung hành vi “Cướp tài sản”. HĐXX xét thấy: Lời khai của bị hại tại Biên bản lấy lời khai ngày 20/5/2019 (Bl số 117) thể hiện: “Nhóm người của bà L có gây hư hỏng một số tài sản của tôi cụ thể:
Vỡ gạch nền trong nhà, móp méo 01 mày hàn điện để ở thềm trước nhà, ngoài ra không hư hỏng, mất mát tài sản gì khác”. Bên cạnh đó, những người chứng kiến, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều khai chỉ thấy nhóm bị cáo lấy, chở cà phê đi chứ không thấy lấy tài sản gì khác (BL 431-432; BL 439-440). Ngoài lời khai của bị hại thì không có tài liệu, bằng chứng nào khác thể hiện có thiệt hại về tài sản như bị hại trình bày. Do đó, không có căn cứ chứng minh các bị cáo đã lấy các tài sản nói trên.
[1.5]. Xét kháng cáo của bị hại cho rằng cần điều tra hành vi vi phạm pháp luật của ông Đoàn Ngọc P. HĐXX xét thấy: Hồ sơ vụ án thể hiện, khi bị hại gọi báo nhóm bị cáo xúc cà phê thì ông P xuống hiện trường và yêu cầu các bị cáo dừng hành vi và trả lại cà phê cho anh D nhưng các bị cáo không đồng ý. Sau đó, ông P gọi thêm một số người đến hỗ trợ và điện cho Công an huyện xin ý kiến nhưng do trời tối và mưa nên trực ban hướng dẫn ông P lập biên bản. Diễn biến hành vi của ông Đoàn Ngọc P phù hợp với lời khai của các bị cáo và những người có mặt tại hiện trường. Do đó, hành vi của ông Đoàn Ngọc P là thực hiện nhiệm vụ của mình chứ không có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo. Do đó không có căn cứ để xác định ông P có hành vi phạm tội.
[1.6]. Đối với kháng cáo yêu cầu điều tra dấu hiệu của một số cán bộ lãnh đạo Trung đoàn 720. HĐXX xét thấy: Do bị hại nhận khoán cà phê của Trung đoàn 720 nên khi thu hoạch thì sản phẩm phải nộp về kho của Trung đoàn. Việc bị cáo L đến Trung đoàn xin phép lấy cà phê của bị hại thì ông Tụ nói rằng phải chở cà phê của bị hại gửi vào kho đã. Thực tế là những người này không hề lấy cà phê của anh D đưa cho các bị cáo, không chỉ đạo, hay xúi giục bị cáo L đến nhà D chiếm đoạt cà phê, do đó không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người này như yêu cầu của bị hại.
[1.7]. Xét kháng cáo của bị hại về việc đề nghị truy tố thêm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Phan Kỳ P: Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ có trong vụ án thì thấy hành vi của P là hoàn toàn rõ ràng, khi đưa cà phê đi gửi thì đã tự ý bán 150 kg lấy tiền chi phí thuê người và tiêu xài cá nhân. Tài sản này là của bị hại bị cưỡng đoạt, nằm trong chuỗi hành vi của tội “Cưỡng đoạt tài sản” mà bị cáo đã thực hiện. Lý do bị hại nêu là hoàn toàn không có căn cứ.
[2]. Xét kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Lê Thị L. HĐXX xét thấy: Xuất phát từ việc bị hại còn nợ tiền mua vật liệu xây dựng trước đó nên vào khoảng thời gian từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút ngày 01/12/2018 tại nhà anh Huỳnh Văn D các bị cáo Lê Thị L, Phan Kỳ P, Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3 và Trần Quốc T5 đã có hành vi uy hiếp tinh thần của anh Huỳnh Văn D, không được sự đồng ý của anh Huỳnh Văn D nhưng vẫn T3 hành hốt cà phê gồm cà phê nhân, quả khô, quả tươi đưa đến lò sấy của chị Nguyễn Thị X thuê sấy khô xát ra nhân được 2.328,8kg cà phê nhân quy chuẩn có giá trị là 76.834.811 đồng. Vì vậy đã có đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã phạm vào tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 170 của Bộ luật hình sự.
Quá trình lượng hình, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Tuy Đ đã có xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự đối với bị cáo. Tuy nhiên, trong vụ án này bị cáo L là người khởi xướng việc cưỡng đoạt tài sản, vì vậy cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo L dưới mức thấp nhất của khung hình phạt với mức án 02 năm tù là tương xứng với mức độ và hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Do đó, không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo này của bị cáo L.
[3]. Đối với kháng cáo của bị hại cho rằng mức hình phạt đối với các bị cáo là quá thấp. HĐXX xét thấy: Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ. Hành vi của các bị cáo đã gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự nông thôn. Tuy nhiên, xuất phát từ việc nợ nần giữa các bên nên bị cáo L dùng lời nói đe dọa việc hốt cà phê của anh D nhằm mục đích gửi vào Trung đoàn 720 để cho anh D ra làm việc và trả nợ thì sẽ trả lại cà phê cho anh D. Hành vi của bị cáo L đã bị cấp sơ thẩm xử phạt 02 năm tù là phù hợp như đã phân tích tại mục [2]. Đối với các bị cáo Phan Kỳ P, Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3 và Trần Quốc T5 trong quá trình phạm tội các bị cáo có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án, bị cáo không đe dọa gì người bị hại và chỉ làm theo sự xúi giục của bị cáo L. Hơn nữa, trước khi phạm tội các bị cáo là người dân làm ăn lương thiện chưa có tiền án, tiền sự, các bị cáo đều có 02 tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo và sau khi phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả cho bị hại. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự để sử phạt bị cáo P với mức án 02 năm 6 tháng và xử phạt các bị cáo T4, T3 và T5 với mức án 02 năm nhưng cho các bị cáo được hưởng án treo, cho các bị cáo được tự cải tạo ngoài xã hội dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và gia đình là đảm bảo đúng quy định của pháp luật tại Điều 65 Bộ luật hình sự và Điều 2 của Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thể hiện chính sách khoan hồng nhân đạo của pháp luật. Do đó, xét thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị hại về phần hình phạt đối với các bị cáo.
[4]. Từ những phân tích và nhận định nêu trên, xét thấy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Lê Thị L, không chấp nhận kháng cáo của bị hại Huỳnh Văn D giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
[5]. Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông là có căn cứ nên cần chấp nhận.
[6]. Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Lê Thị L phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Bị hại Huỳnh Văn D không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định.
[7]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự;
4. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Thị L và bị hại Huỳnh Văn D, giữ nguyên bản án sơ thẩm số: 11/2020/HS-ST ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Tuyên bố: Các bị cáo Lê Thị L, Phan Kỳ P, Nguyễn Minh T4, D Ngọc T3 và Trần Quốc T5 phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” 1.1. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 170; điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 54 và Điều 38 của Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Lê Thị L 02 (Hai) năm tù. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.
1.2. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 170; điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 của Bộ luật hình sự.
- Xử phạt bị cáo Phan Kỳ P 02 (Hai) năm 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 05 (năm) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm ngày 21/02/2020. Giao bi cao Phan Kỳ P cho UBND xã Đ, huyện Tuy Đ, tỉnh Đắk Nông phôi hơp cung với gia đinh quan ly, giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
- Xử phạt các bị cáo Nguyễn Minh T4; D Ngọc T3; Trần Quốc T5 02 (Hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 04 (Bốn) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm ngày 21/02/2020. Giao các bi cao Nguyễn Minh T4; D Ngọc T3;
Trần Quốc T5 cho UBND xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông phôi hơp cung với gia đinh quan ly, giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 của Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của bộ luật hình sự.
3. Về án phí phúc thẩm: Căn cứ Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án: Buộc bị cáo Lê Thị L phải chịu 200.000đ (hai trăm ngàn đồng) án phí hình sự phúc thẩm.
4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án 105/2020/HSPT ngày 21/10/2020 về tội cưỡng đoạt tài sản
Số hiệu: | 105/2020/HSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Đăk Nông |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 21/10/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về