Bản án 104/2018/HS-PT ngày 02/08/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BẢN ÁN 104/2018/HS-PT NGÀY 02/08/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 02 tháng 8 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (11 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế) xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 12/2018/TLPT-HS ngày 18/01//2018 đối với bị cáo Nguyễn Tấn T, do có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 287/2017/HSST ngày 21/12/2017 của Toà án nhân dân thành phố Huế.

Bị cáo có kháng cáo:

Bị cáo Nguyễn Tấn T (từng có tên gọi khác: Nguyễn Thái T), giới t nh: Nam, sinh ngày 30/9/1959. Nơi cư trú: Tổ 2, khu vực 1, phường Thủy Xuân, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế; nghề nghiệp: Không; trình độ học vấn: 10/10; con ôngNguyễn Tấn Th (đã chết), con bà Phạm Thị Q (già yếu); có vợ Đỗ Thị L, sinh năm 1960; có 02 con, lớn nhất sinh năm 1984, nhỏ nhất sinh năm 1986.

Quá trình nhân thân: Lúc nhỏ sống với bố mẹ tại Quảng Bình, đi học đến lớp 10/10 thì nghỉ học, sau đó lập gia đình, chuyển vào sinh sống ở thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bị cáo có thời gian tham gia quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982, làm nhiệm vụ tình nguyện Việt Nam tại chiến trường Campuchia và bảo vệ Tổ quốc tại Lạng Sơn (biên giới ph a Bắc).

Ngày 01/9/1993, bị Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt 02 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” tại Bản án số 24/HSST ngày 01/9/1993.

Tiền án, tiền sự: không

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”, có mặt

- Người bị hại:

+ Bà Lê Thị B ch H, sinh năm 1963, trú tại: đường TH, phường H, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế, có mặt.

+ Anh Lê Viết Tr, sinh năm 1986, trú tại: đường P, phường H, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế, có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Anh Nguyễn DT, sinh năm 1990, trú tại: đường T, thị trấn P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tấn T: Ông Lê Quang Huy - Luật sư của Văn phòng Luật sư Huế thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế, có mặt,

- Người làm chứng:

+ Ông Lê HT, trú tại: đường Đ, phường A, thành phố H, vắng mặt.

+ Ông Nguyễn C, sinh ngày 02/3/1965, trú tại: đường Nh, phường H, thành phố H, có mặt

+ Bà Nguyễn Thị TH, trú tại: đường NT, phường T, thành phố H, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế và bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Huế thì nội dung vụ án được xác định như sau:

Với mục đ ch chiếm đoạt tài sản, trong thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng 02/2017, Nguyễn Tấn T đã lợi dụng vào các mối quan hệ quen biết, nói dối với họ là mình có khả năng xin việc làm tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để nhận của 04 người với tổng số tiền 403.000.000 đồng (Bốn trăm lẻ ba triệu đồng), rồi chiếm đoạt sử dụng vào mục đ ch cá nhân; cụ thể như sau:

- Vụ thứ nhất: Khoảng tháng 5/2014, qua mối quan hệ quen biết với anh Trần TU, Nguyễn Tấn T biết được thông tin bà Lê Thị B ch H có nhu cầu xin việc cho con trai của mình là anh Bùi THT được đi dạy môn vật lý tại địa bàn thành phố H. Nguyễn Tấn T đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của bà H, nên chủ động liên hệ và nói với bà H là mình có mối quan hệ quen biết nhiều người làm trong ngành giáo dục, đã từng xin được cho nhiều trường hợp nên có thể xin cho anh THT đi dạy trên địa bàn thành phố H với chi ph là 140.000.000đồng. Nghe vậy, bà H tin là thật, nên đồng ý nhờ T giúp đỡ. T yêu cầu bà H phải đưa trước cho mình số tiền 90.000.000đồng cùng bộ hồ sơ xin việc của anh THT; số tiền còn lại là 50.000.000đồng, T sẽ lấy tiếp sau khi có quyết định, bà H đồng ý.

Ngày 24/5/2014, Nguyễn Tấn T đến nhà của bà H, tự tay viết một “Hợp đồng xin việc”, rồi nhận của bà H số tiền 90.000.000đồng (T và bà H đều ký vào hợp đồng, có sự chứng kiến của anh Trần TU). Sau khi nhận tiền, Nguyễn Tấn T không liên hệ với bất kỳ ai để xin việc như đã hứa, mà chiếm đoạt của bà Lê Thị B ch H toàn bộ số tiền 90.000.000đồng (ch n mươi triệu đồng).

Đợi lâu không thấy T xin được việc cho con mình như đã hứa, nên bà H nhiều lần liên hệ yêu cầu Nguyễn Tấn T trả lại tiền. Ngày 04/8/2015, T đến nhà bà H viết một giấy hẹn, hẹn đến ngày 20/8/2016 sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã nhận, nhưng T vẫn không trả. Biết mình đã bị T lừa đảo chiếm đoạt tiền nên bà H làm đơn trình báo cơ quan điều tra.

Về trách nhiệm dân sự: Bà Lê Thị B ch H yêu cầu Nguyễn Tấn T phải bồi thường lại số tiền 90.000.000đồng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Tấn T khai rằng: Sau khi nhận tiền của bà H, T có đưa bộ hồ sơ xin việc và số tiền 50.000.000đồng cho ông Lê HTr để liên hệ xin việc. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có căn cứ để xác định lời khai của T là có cơ sở. Đối với bộ hồ sơ xin việc của anh THT, cơ quan điều tra không thu hồi được.

- Vụ thứ hai: Trong cùng khoảng thời gian nhận xin việc cho con của bà Lê Thị B ch H, qua nói chuyện với bà H, Nguyễn Tấn T biết được thông tin là anh Lê Viết Tr đang có nhu cầu xin việc cho vợ mình là chị Nguyễn Thị H được đi dạy tại địa bàn thành phố H. Nguyễn Tấn T nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của anh Tr, nên đã chủ động đến nhà anh Lê Viết Tr, giả vờ nói với anh Tr hiện đang có một chỉ tiêu dạy môn giáo dục công dân tại thành phố H. T hứa hẹn xin việc cho vợ anh Tr với chi ph là 110.000.000đồng. Nghe vậy, anh Tr tin là thật, nên đồng ý.

Ngày 27/6/2014, T đến nhà của anh Tr, nhờ chị Lê Thị BTh lập một bản “Hợp đồng giao nhận tiền mặt”, trong đó có nội dung: T nhận trách nhiệm xin cho vợ anh Tr “vào ngạch công chức ngành giáo dục với chức vụ giáo viên dạy giáo dục công dân (biên chế ch nh thức) tại thành phố H”... rồi nhận trước của anh Tr số tiền

25.000.000đồng cùng bộ hồ sơ xin việc. Giấy này được T cùng anh Tr ký tên, có chị BTh làm chứng. Trong các ngày 07/8 và 20/8/2014, T tiếp tục đến nhà anh Tr nhận thêm 30.000.000 đồng (mỗi lần 15.000.000đồng), có ký nhận vào mặt sau của “Hợp đồng giao nhận tiền mặt” lập ngày 27/6/2014.

Sau khi nhận của anh Lê Viết Tr số tiền 55.000.000đồng, Nguyễn Tấn T không xin việc như đã hứa, mà đã sử dụng tiêu xài cá nhân hết.

Sau một thời gian chờ đợi, anh Tr thấy T không xin được việc cho vợ mình, nên nhiều lần thúc dục, đòi lại tiền. Ngày 07/5/2015, T đến nhà anh Tr, nói dối là có trục trặc, nên chưa xin được việc, rồi viết giấy hẹn đến tháng 8/2015 sẽ xin được việc. Thấy T tiếp tục không thực hiện lời hứa, anh Tr biết mình đã bị T lừa đảo chiếm đoạt tiền, nên làm đơn trình báo cơ quan điều tra.

Về trách nhiệm dân sự: Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Lê Viết Tr số tiền 20.000.000 đồng. Anh Tr yêu cầu T phải tiếp tục bồi thường số tiền còn lại 35.000.000 đồng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Tấn T khai rằng: Sau khi nhận tiền của anh Tr, T có đưa hồ sơ xin việc và số tiền 54.000.000 đồng cho ông Lê Hữu Trung để liên hệ xin việc. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có căn cứ để xác định lời khai của T là có cơ sở. Đối với bộ hồ sơ xin việc mà anh Tr đã giao cho T, hiện cơ quan điều tra không thu hồi được.

- Vụ thứ ba: Vào cuối năm 2014, qua mối quan hệ quen biết với ông Đặng Ngọc S, Nguyễn Tấn T biết được thông tin anh Nguyễn DT là chiến sỹ nghĩa vụ thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại Đài TRT. Anh DT chuẩn bị ra quân và muốn được ở lại biên chế trong ngành Công an. Có được thông tin trên, Nguyễn Tấn T đã chủ động đến gặp anh DT, nói dối là mình có mối quan hệ quen biết nhiều người trong ngành Công an, có thể xin cho anh Tân vào biên chế với số tiền 350.000.000 đồng. Nghe vậy, anh DT tin là thật nên đã hỏi ý kiến của gia đình, rồi đồng ý nhờ T giúp đỡ. T bảo anh DT không cần viết hồ sơ xin việc, mà chỉ cần viết một bản Lý lịch tự khai bằng tờ giấy trắng (không theo mẫu nào cả), rồi đưa cho T, còn mọi việc khác để T lo liệu.

Ngày 10/01/2015, Nguyễn Tấn T đến nơi anh Tân đang làm việc (ở Đài TRT) để lấy tiền, do lúc này anh DT bận công tác nên đã nhờ anh ruột của mình là anh Nguyễn DN đưa cho T số tiền 80.000.000đồng, khi giao nhận tiền, Nguyễn Tấn T lập một “Biên bản hợp đồng xin việc” có ông S làm chứng; trong đó có nội dung: “...Nguyễn Tấn T có trách nhiệm lo cho ông Nguyễn DT vào biên chế ch nh thức tại Công an tỉnh Thừa Thiên Huế”... Ngày 20/01/2015, T tiếp tục nhận của anh DT số tiền 95.000.000đồng, có ký nhận vào mặt sau của “Biên bản hợp đồng xin việc” lập ngày 10/01/2015, đồng thời hứa đến tháng 4/2015 sẽ xin được cho anh Tân vào biên chế. Sau đó, Nguyễn Tấn T tiếp tục yêu cầu anh Tân chuyển tiền vào tài khoản của mình mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế (tài khoản số 4000205063125) 03 lần, cụ thể:

- Ngày 13/5/2015: 10.000.000đồng.

- Ngày 27/5/2015: 2.000.000đồng.

- Ngày 24/7/2015: 15.000.000đồng.

Tổng số tiền Nguyễn Tấn T đã chiếm đoạt của anh Nguyễn DT là 202.000.000 đồng. Số tiền này, T đã sử dụng tiêu xài cá nhân hết.

Anh Nguyễn DT chờ lâu không thấy kết quả, biết mình đã bị Nguyễn Tấn T lừa đảo chiếm đoạt tiền, nên làm đơn trình báo cơ quan điều tra.

Về trách nhiệm dân sự: Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Nguyễn DT số tiền 24.000.000đồng. Anh DT yêu cầu T phải tiếp tục bồi thường số tiền còn lại là 178.000.000 đồng.

Quá trình điều tra, ban đầu Nguyễn Tấn T khai: Sau khi nhận tiền của anh DT, T đã giao cho ông Nguyễn Ch để liên hệ chạy việc cho anh DT. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có căn cứ để xác định lời khai của T là có cơ sở.

Sau đó, Nguyễn Tấn T khai: Số tiền nhận từ anh Tân, T có đưa cho bà Nguyễn Thị Thanh H 100.000.000 đồng để liên hệ chạy việc; đồng thời, cung cấp cho Cơ quan điều tra một bản “Thỏa thuận cam kết” chỉ có chữ ký của người mang tên Nguyễn Thị Thanh H với nội dung: “...Nguyễn Tấn T đặt cọc cho bà H 100.000.000 đồng để nhờ xin giúp bộ hồ sơ xin việc của cháu Nguyễn DT đang ở nghĩa vụ Công an...”. Tuy nhiên, qua xác minh tại địa phương thì bà Nguyễn Thị Thanh H đã bán nhà đi đâu không rõ, hiện không xác định được địa chỉ nơi cư trú. Mặt khác, theo nội dung của “Bản thỏa thuận cam kết” nêu trên, thì bà Hương chỉ là người được T “nhờ xin giúp bộ hồ sơ xin việc” và việc T giao tiền cho bà H chỉ là giao dịch dân sự do hai bên tự thỏa thuận.

- Vụ thứ 4: Khoảng tháng 11/2016, thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, Nguyễn Tấn T quen biết với chị PTHT. Qua nhiều lần nói chuyện, T biết chị PTHT đã tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có nhu cầu xin được đi dạy ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Tấn T đã chủ động gặp chị PTHT tại phòng trọ ở đường HT, phường A, thành phố H. Tại đây, T nói dối với chị PTHT là ở huyện P đang có tuyển dụng viên chức mầm non. T nói với chị PTHT mình có quen biết nhiều người ở Phòng Giáo dục huyện P, có thể chạy cho chị PTHT được tuyển dụng ngạch giáo viên, với chi ph là

80.000.000đồng; khi xong việc thì chi thêm 20.000.000 đồng nữa. Nghe vậy, chị PTHT tin là thật, nên đã đồng ý nhờ T giúp đỡ. T yêu cầu chị PTHT chuẩn bị một bộ hồ sơ thi tuyển nộp ở Phòng Giáo dục ở huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời phải đưa trước một nửa số tiền cho T, để T sắp xếp công việc.

Khoảng tháng 12/2016 (không rõ ngày), tại một quán cà phê ở đường HĐD, thành phố H; chị PTHT đã 02 lần đưa cho Nguyễn Tấn T số tiền 50.000.000đồng (lần 1: 20.000.000đồng; lần 2: 30.000.000đồng). Sau đó, theo yêu cầu của T, chị PTHT tiếp tục đưa cho T 6.000.000đồng (lần 1: 5.000.000đồng; lần 2: 1.000.000đồng).

Như vậy, tổng số tiền Nguyễn Tấn T đã chiếm đoạt của chị PTHT là 56.000.000 đồng. Số tiền này, T đã sử dụng tiêu xài cá nhân.

Sau khi xem kết quả thi tuyển của mình ở Phòng Giáo dục huyện P, biết mình không trúng tuyển, nên Chị PTHT đã liên hệ với Nguyễn Tấn T để hỏi, thì T tiếp tục hứa hẹn sẽ thu xếp cho đợt sau thi đậu. Đồng thời, T tự mình viết một giấy hẹn lập ngày 23/02/2017, cam kết đến ngày 30/3/2017, nếu không lo được công việc cho chị PTHT thì sẽ trả lại toàn bộ số tiền nêu trên. Quá hẹn, chị PTHT tìm T để đòi lại tiền thì bị T lẩn tránh, không trả. Biết đã bị Nguyễn Tấn T lừa đảo chiếm đoạt tiền của mình, chị PTHT làm đơn trình báo cơ quan điều tra.

Xác minh tại Phòng Nội vụ huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Tháng 12/2016, Phòng Nội vụ huyện P có tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng của chị PTHT. Kết quả tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục thì chị PTHT không trúng tuyển.

Về trách nhiệm dân sự: Chị PTHT yêu cầu Nguyễn Tấn T phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt là 56.000.000đồng, hiện T chưa bồi thường.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 287/2017/HSST ngày 21/12/2017, Tòa án nhân dân thành phố Huế đã quyết định:

Áp dụng điểm a, khoản 3, Điều 139; điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự,

Xử phạt bị cáo Nguyễn Tấn T 08 năm 06 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Thời hạn chấp hành hình phạt tù được t nh từ ngày bắt giam thi hành án.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 của Bộ luật hình sự và Điều 584, Điều 585 và Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2015; buộc bị cáo phải bồi thường cho những người bị hại tổng số tiền là 359.000.000đồng. Cụ thể: Bồi thường cho bà Lê Thị B ch H 90.000.000đồng; Bồi thường cho anh Lê Viết Tr 35.000.000đồng; Bồi thường cho anh Nguyễn DT 178.000.000đồng và bồi thường cho chị PTHT 56.000.000đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn, xử lý vật chứng, tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo luật định.

- Ngày 02/01/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

- Ngày 14/6/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho bà Lê Thị Bích H số tiền 9.000.000 đồng; ngày 10/7/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T tiếp tục bồi thường cho bà Lê Thị B ch H số tiền 35.000.000 đồng. Tổng cộng số tiền mà bị cáo T đã bồi thường cho bà H tại cấp phúc thẩm là 44.000.000 đồng và bà H xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo T.

- Ngày 10/7/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Lê Viết Tr số tiền 35.000.000 đồng (anh Tr đã nhận đủ số tiền bị chiếm đoạt).

- Ngày 10/7/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Nguyễn DT số tiền 20.000.000 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có quan điểm: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tấn T, giảm hình phạt cho bị cáo, xử phạt bị cáo T 07 năm 06 tháng tù và sửa bản án sơ thẩm về áp dụng điều luật là không áp dụng điểm g, khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với bị cáo Nguyễn Tấn T và áp dung thêm khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (vì tại cấp phúc thẩm có người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo T và bị cáo có thời gian tham gia bộ đội bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ tình nguyện tại chiến trường Campuchia.

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tấn T có quan điểm: Hành vi phạm tội của bị cáo mang t nh chất đơn giản, khi nhận tiền bị cáo đều ký hợp đồng, nếu không thực hiện cam kết thì bị cáo sẽ trả lại tiền; toàn bộ số tiền bị cáo chiếm đoạt, bị cáo không xử dụng hết cho mục đ ch cá nhân của mình mà có chuyển cho ông Lê HữuTrung một phần để nhờ ông Trung xin việc nhưng không có căn cứ gì để chứng minh. Tại cấp phúc thẩm bị cáo đã bồi thường cho các người bị hại được 99.000.000 đồng. Bị cáo có thời gian tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia chiến trường Campuchia và biên giới ph a Bắc, bị cáo đang bị bệnh hiểm nghèo là bệnh phổi tắc nghẽn mãn t nh. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm g, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với bị cáo là không đúng, đề nghị Hội đồng phúc thẩm xem xét áp dụng Điều 54 của Bộ luật hình sự 2015 để xử phạt bị cáo T dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng 02/2017, Nguyễn Tấn T đã lợi dụng vào các mối quan hệ quen biết, dùng thủ đoạn gian dối bằng cách tự giới thiệu mình có khả năng xin việc vào biên chế của các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế để nhận tiền rồi chiếm đoạt của bà Lê Thị B ch H 90.000.000 đồng; anh Lê Viết Tr 55.000.000đồng; anh Nguyễn DT 202.000.000 đồng và của chị PTHT 56.000.000đồng. Tổng số tiền mà Nguyễn Tấn T đã chiếm đoạt của 04 người bị hại là 403.000.000 đồng.

[2] Với hành vi nêu trên, Tòa án nhân dân thành phố Huế đã kết tội bị cáo Nguyễn Tấn T về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 139 của Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

[3] Xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tấn T, thấy rằng: Bị cáo Nguyễn Tấn T là người có năng lực trách nhiệm hình sự; nhận thức rõ hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là vi phạm pháp luật nhưng vì muốn có tiền để tiêu xài cá nhân nên bị cáo đã thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của người khác và tác động xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương. Vì vậy, cần phải xử lý th ch đáng để giáo dục bị cáo và phòng ngừa. Toà án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Nguyễn Tấn T về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 139 của Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với bị cáo T là không đúng. Bởi vì bị cáo T nhiều lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người mới lên đến số tiền 403.000.000 đồng nên bị cáo T đã phạm vào tình tiết định khung quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 139 của Bộ luật Hình sự 1999 (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến đến dưới năm trăm triệu đồng), do vậy bị cáo T không phạm vào tình tiết tăng nặng chung là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999.

- Đối với quan điểm của người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét áp dụng Điều 54 của Bộ luật hình sự 2015 để xử phạt bị cáo T dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, Hội đồng phúc thẩm thấy rằng, bị cáo T chiếm đoạt số tiền 403.000.000 đồng là số tiển lớn, gần đạt đến mức tối đa của khung hình phạt quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 139 của Bộ luật Hình sự 1999 do đó không áp dụng Điều 54 của Bộ luật hình sự 2015 để xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo T như quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ.

- Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo T cho rằng bị cáo nhận tiền từ những người bị hại sau đó có chuyển một phần cho người thứ ba để nhờ họ xin việc làm giúp nhưng bị cáo không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh; nếu sau này có căn cứ thì bị cáo có quyền khởi kiện bằng vụ kiện dân sự khác.

Về trách nhiệm dân sự:

- Ngày 14/6/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho bà Lê Thị B ch H số tiền 9.000.000 đồng, ngày 10/7/2018, bị cáo tiếp tục bồi thường cho bà H số tiền 35.000.000 đồng. Tổng cộng số tiền mà bị cáo T đã bồi thường cho bà H là 44.000.000 đồng. Số tiền còn lại mà bị cáo Nguyễn Tấn T phải tiếp tục bồi thường cho bà H là 46.000.000 đồng.

- Ngày 10/7/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Lê Viết Tr số tiền 35.000.000 đồng (anh Tr đã nhận đủ số tiền bị chiếm đoạt).

- Ngày 10/7/2018, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường cho anh Nguyễn DT số tiền 20.000.000 đồng. Số tiền còn lại mà bị cáo Nguyễn Tấn T phải tiếp tục bồi thường cho anh Nguyễn DT là 158.000.000 đồng.

Như vậy, tại cấp phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Tấn T đã bồi thường thêm cho các người bị hại với tổng số tiền là 99.000.000 đồng; người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; bị cáo có thời gian tham gia quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ tình nguyện tại Campuchia, đây là tình tiết mới mà bị cáo T được hưởng sau khi xét xử sơ thẩm.

Do đó, cần sửa bản án sơ thẩm về áp dụng điều luật là không áp dụng điểm g, khoản 1, Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999; áp dụng thêm khoản 2, Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với bị cáo Nguyễn Tấn T để giảm nhẹ một phần hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Tấn T. Sửa bản án sơ thẩm về trách nhiệm bồi thường dân sự đối với bà Lê Thị B ch H, anh Lê Viết Tr, anh Nguyễn DT (do mới phát sinh tại cấp phúc thẩm).

Sửa phần án phí dân sự sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Tấn T. án phí dân sự sơ thẩm, bị cáo T phải chịu là 13.000.000 đồng (260.000.000 đồng x 5%). Do tại cấp phúc thẩm, bị cáo T đã bồi thường cho các người bị hại được thêm 99.000.000 đồng.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.

án phí hình sự phúc thẩm bị cáo Nguyễn Tấn T không phải chịu.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 355; điểm c, d, khoản 1, Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

1. Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tấn T, sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt cho bị cáo Nguyễn Tấn T.

Áp dụng điểm a, khoản 3, Điều 139 của Bộ luật hình sự 1999; điểm b, s khoản 1, khoản 2, Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.

2. Xử phạt bị cáo Nguyễn Tấn T 07 (bảy) năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Thời hạn chấp hành hình phạt tù được t nh từ ngày bắt giam thi hành án.

3. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 của Bộ luật hình sự 2015 và Điều 584, Điều 585 và Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2015;

Buộc bị cáo Nguyễn Tấn T phải bồi thường cho bà Lê Thị B ch H số tiền còn lại là 46.000.000 đồng, bồi thường cho anh Nguyễn DT số tiền còn lại là 158.000.000 đồng và bồi thường cho chị PTHT số tiền 56.000.000 đồng. Tổng cộng là 260.000.000 đồng (hai trăm sáu mươi triệu đồng).

4. Án phí hình sự phúc thẩm bị cáo Nguyễn Tấn T không phải chịu.

5. Sửa phần án phí dân sự sơ thẩm: Buộc bị cáo Nguyễn Tấn T phải chịu 13.000.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Về điều kiện thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án dân sự và nghĩa vụ phải chịu lãi do người bị thi hành án chậm thanh toán được thực hiện theo bản án hình sự sơ thẩm số 287/2017/HSST ngày 21/12/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Huế.

Bản án phíúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

369
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 104/2018/HS-PT ngày 02/08/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:104/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 02/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về