Bản án 09/2021/DS-PT ngày 20/01/2021 về tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

BẢN ÁN 09/2021/DS-PT NGÀY 20/01/2021 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, YÊU CẦU DI DỜI TÀI SẢN TRÊN ĐẤT

Ngày 20 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 72/2020/TLPT-DS ngày 03 tháng 11 năm 2020 về việc "Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất", Do bản án dân sự sơ thẩm số 16/2020/DS-ST ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 99/2020/QĐ-PT ngày 23 tháng 12 năm 2020, Quyết định hoãn phiên tòa số 01/2021/QĐ-PT ngày 11/01/2021, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà Nịnh Thị C; cư trú tại: Thôn N, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Bà Bạch Ánh T - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lạng Sơn, có mặt.

Bị đơn: Ông Bế Văn T; cư trú tại: Thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, có mặt.

 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Bà L - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lạng Sơn, vắng mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Lý Văn H, vắng mặt.

2. Anh Lý Văn H1, vắng mặt.

Đều cư trú tại: Thôn N, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Lý Văn H, anh Lý Văn H1 là bà Nịnh Thị C (văn bản ủy quyền ngày 20-5-2020) có mặt.

3. Bà Bế Thị B, vắng mặt.

4. Chị Bế Thị N, vắng mặt.

5. Bà Vi Thị H, vắng mặt.

6. Anh Bế Văn N, có mặt.

Đều cư trú tại: Thôn T, xã N, huyện L, Lạng Sơn.

7. Ông Bế Văn H:

Cư trú tại: Ấp B, xã X, huyện X1, tỉnh Đồng Nai, vắng mặt.

8. Ông Bế Văn L Cư trú tại: Ấp N, xã X2, huyện C, tỉnh Đồng Nai; vắng mặt.

9. Bà Bế Thị T; cư trú tại: Thôn B, xã K, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, vắng mặt.

10. Bà Bế Thị L; cư trú tại: Thôn P, xã Đ, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, vắng mặt.

 11. Bà Bế Thị N; cư trú tại: Thôn N, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, có mặt.

12. Ủy ban nhân dân xã N ( viết tắt là UBND xã N), huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Người đại diện theo ủy quyền: Bà Vi Thị H - Công chức địa chính xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, vắng mặt.

13. Công ty I. Trụ sở: Đường T, phường T, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn, vắng mặt.

- Người kháng cáo: Ông Bế Văn T là bị đơn trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản án sơ thẩm và tài liệu có trong hồ sơ, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Theo đơn khởi kiện và đơn khởi kiện bổ sung, bản tự khai, biên bản lấy lời khai nguyên đơn bà Nịnh Thị C trình bày: Bà Nịnh Thị C yêu cầu được quản lý, sử dụng là 3ha đất. Năm 2010 bà đã tiến hành trồng 1000 cây Thông trên một phần đất tranh chấp, đến năm 2015 tiếp tục trồng khoảng 1000 cây Thông. Khi trồng Thông 2 đợt không có ai đến tranh chấp, hàng năm gia đình bà vẫn tiến hành chặt tỉa cành, quản lý, chăm sóc. Đến năm 2019 bà Nịnh Thị C tiến hành trồng được 500 cây Thông trên phần đất trống còn lại thì ông Bế Văn T vào tranh chấp. Bà Nịnh Thị C đã làm đơn ra UBND xã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Khi làm đơn khởi kiện bà cũng không biết đất tranh chấp thuộc thửa nào, nhưng khi hòa giải tại UBND xã thì bà được biết địa chính xã xác định là đất tranh chấp thuộc thửa 88, tờ bản đồ dc.01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L nên bà mới khởi kiện thửa đất số 88. Về mốc giới tranh chấp vẫn giữ nguyên và UBND xã xác định đất tranh chấp khoảng 3 ha nên bà khởi kiện yêu cầu được quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp là 3ha. Tòa án đã tiến hành đi đo đạc, thẩm định, định giá tài sản diện tích đất tranh chấp hiện nay là 47.393m2. Kết quả thẩm định bà biết được diện tích đất tranh chấp thuộc 2 thửa (bao gồm 1 phần thửa 52 và 1 phần thửa 88). Nay bà Nịnh Thị C yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết cho bà được quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp là 47.393m2.

Đối với tài sản trên đất tranh chấp gồm: Cây Thông có đường kính gốc trên 10-20cm có 670 cây trồng năm 2010; cây Thông có đường kính gốc từ 05-10cm có 800 cây trồng năm 2015; cây Thông có đường kính gốc dưới 5cm có 500 cây trồng năm 2019. Các cây thông trên đều do bà Nịnh Thị C trồng, nay bà yêu cầu được sở hữu.

Đối với cây Thông có đường kính gốc dưới 5cm có 2.748 cây do ông Bế Văn T trồng năm 2019, bà Nịnh Thị C yêu cầu di dời cây trên đất, yêu cầu được quản lý sử dụng diện tích đất có cây Thông mà ông Bế Văn T đã trồng.

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phía nguyên đơn gồm có ông Lý Văn H và anh Lý Văn H1 thống nhất với ý kiến của bà Nịnh Thị C.

Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai và tại phiên tòa, bị đơn ông Bế Văn T trình bày: Về nguồn gốc đất tranh chấp trước đây là của bố mẹ ông Bế Văn T quản lý từ năm 1962, 1963. Sau khi bố mẹ chết đi không để lại di chúc, anh chị em đã thống nhất chia cho ông Bế Văn T và anh Bế Văn H được quyền quản lý, sử dụng khu đất tranh chấp. Anh Bế Văn H đã có lời khai không yêu cầu được quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp này, ông cũng nhất trí và không có ý kiến gì. Trong năm 2010 gia đình bà Nịnh Thị C có tiến hành trồng cây Thông, trồng lác đác mỗi chỗ một ít. Khi gia đình bà Nịnh Thị C cuốc hố trồng Thông bản thân ông có biết, có nhắc nhở gia đình bà Nịnh Thị C vào tháng 2/2010 nhưng bà Nịnh Thị C vẫn cố tình trồng, hơn nữa trong làng có ông Hoàng Văn M bảo đất của ông Hoàng Văn M (ông Mản có nói là đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nên ông cũng không có ý kiến tranh chấp gì nữa, bản thân ông cũng không làm đơn gửi chính quyền xã đề nghị giải quyết. Việc bà Nịnh Thị C trồng Thông năm 2015, ông cũng không biết bà trồng thế nào. Đối với diện tích đất thuộc 1 phần thửa đất số 88 (gồm thửa tạm 88.1; 88.2; 88.3; 88.4) ông không đồng ý cho bà Nịnh Thị C được quản lý, sử dụng mà ông yêu cầu được quản lý, sử dụng diện tích đất này. Bà Nịnh Thị C khai thác nhựa Thông ông có biết. Lý do ông không quan tâm là do trước đây ông có nghe nói đây là đất của ông Hoàng Văn M nên ông không có ý kiến gì và cũng không yêu cầu gì. Khoảng năm 2018 ông Hoàng Văn M với bà Nịnh Thị C ai kiện ai ông không biết, ông có nghe thông tin UBND xã có vào xác minh, ông Hoàng Văn M có bảo đấy là đất của gia đình Bế Văn T, khi biết được là đất của gia đình mình thì tháng 9/2019 ông mới đi trồng Thông, ông đã trồng được khoảng 3.000 cây Thông vào khu vực đất trống đang tranh chấp. Bà Nịnh Thị C yêu cầu được quản lý, sử dụng 1 phần thửa đất số 52 (ký hiệu thửa tạm 52.1 được quy chủ UBND xã) ông nhất trí để cho bà Nịnh Thị C được quản lý sử dụng thửa đất số 52, ông không yêu cầu quản lý sử dụng. Các cây Thông trên thửa đất 52 do bà Nịnh Thị C trồng năm 2015 ông nhất trí cho bà Nịnh Thị C sở hữu, ông không yêu cầu được sở hữu.

Đối với tài sản trên đất tranh chấp: Bà Nịnh Thị C yêu cầu được sở hữu gồm: Cây Thông có đường kính gốc trên 10-20cm là 670 cây, trồng năm 2010; cây Thông có đường kính gốc từ 5-10cm là 800 cây trồng năm 2015; cây Thông có đường kính gốc dưới 5cm là 500 cây trồng năm 2019 (cây Thông trồng tại các thửa tạm 88.1; 88.2 và 88.3). Các cây Thông này ông thừa nhận bà Nịnh Thị C trồng, bà Nịnh Thị C yêu cầu được sở hữu các cây này ông nhất trí.

Đối với Thông trồng trên thửa đất 88 (thửa tạm 88.4) có đường kính gốc dưới 5cm là 2.748 cây, do ông trồng năm 2019 ông yêu cầu được sở hữu.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phía bị đơn là bà Bế Thị B, Bế Thị N, Vi Thị H, Bế Văn N, Bế Văn H, Bế Văn L, Bế Thị T, Bế Thị L, Bế Thị N nhất trí với ý kiến của ông Bế Văn T.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan UBND xã N, người đại diện theo ủy quyền bà Vi Thị H - Công chức địa chính xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn) ý kiến: Về diện tích đất tranh chấp thuộc 1 phần thửa 88, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N quy chủ ông Bế Văn P (bố ông Bế Văn T, hiện nay phần đất này có gia đình bà Nịnh Thị C và ông Bế Văn T quản lý; 1 phần diện tích đất tranh chấp thuộc 1 phần thửa đất 52 (ký hiệu thửa tạm 52.1) mặc dù quy chủ Công ty I, tuy nhiên, công ty chưa triển khai trồng rừng trên đất, Công ty cũng không có hợp đồng thuê đất, chưa được giao đất, trên thực tế gia đình bà Nịnh Thị C đang quản lý sử dụng, hiện bà Nịnh Thị C đã trồng Thông năm 2015 trên đất. Do vậy đề nghị Tòa án xem xét giải quyết giao cho bà Nịnh Thị C được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất tranh chấp và tài sản trên thửa đất thuộc 1 phần thửa đất số 52 ( kí hiệu thửa tạm 52.1).

Người làm chứng: Bà Lý Thị Đ, tại Biên bản lấy lời khai bà trình bày bà không có mâu thuẫn gì với bà Nịnh Thị C và ông Bế Văn T, không phải là anh em họ hàng gì với 2 bên đương sự. Gia đình bà có ươm cây, đóng bầu và bán cây Thông con cho nhân dân. Việc bà Nịnh Thị C có được đến mua cây Thông con với gia đình nhà bà, được bán cho bà Chĩu 1.000 cây Thông con với giá 700.000 đồng. Việc bà Nịnh Thị C mang cây Thông con về trồng ở khu đất nào thì bà không nắm được. Về nguồn gốc đất tranh chấp giữa bà Nịnh Thị C với ông Bế Văn T như thế nào bà không rõ.

Người làm chứng bà Hoàng Thị P, trình bày bà không có mâu thuẫn gì với bà Nịnh Thị C và ông Bế Văn T, không phải là anh em họ hàng gì với 2 bên đương sự. Gia đình bà có đất sát với đất trồng rừng của bà Nịnh Thị C. Bà có được nhìn thấy bà Nịnh Thị C trồng cây Thông, đi chăm sóc, vun tỉa cành. Thời điểm bà Nịnh Thị C trồng thì ông Bế Văn T cũng không có ý kiến gì. Bà Nịnh Thị C đã được khai thác nhựa Thông, khi khai thác thì không ai có ý kiến gì. Bà Nịnh Thị C trồng Thông đã rất lâu rồi, các cây Thông trên đất là của bà Nịnh Thị C, không phải của ông Bế Văn T.

Kết quả đo đạc, xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản đối với diện tích tranh chấp cụ thể như sau: Đất tranh chấp thuộc địa danh đồi K, thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn. Đất tranh chấp nằm trong 02 thửa, tổng diện tích đất tranh chấp: 47.393m2, trong đó:

Một phần đất tranh chấp nằm trong thửa 52, tờ bản đồ dc.01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N (ký hiệu thửa tạm 52.1), có diện tích 3.238m2 thuộc đất rừng sản xuất, được quy chủ Công ty I, số cây thông trên đất do nguyên đơn Nịnh Thị C trồng năm 2015.

Một phần đất tranh chấp nằm trong thửa 88 gồm: thửa tạm 88.1, có diện tích 15.167m2. Thông trên đất do bà Nịnh Thị C trồng năm 2019; thửa tạm 88.2, có diện tích 5.975m2; Thông trên đất do bà Nịnh Thị C trồng năm 2019; thửa tạm 88.3, có diện tích 9.270m2 thuộc đất rừng sản xuất; Thông trên đất do bà Nịnh Thị C trồng năm 2010; thửa tạm 88.4, có diện tích 13.743m2 thuộc đất rừng sản xuất; Thông trên đất do ông Bế Văn T trồng năm 2019. 04 thửa tạm nêu trên đều thuộc tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

Thửa đất 88 quy chủ ông Bế Văn P (bố của Bế Văn T); thửa đất số 52 quy chủ Công ty I.

Đất tranh chấp thuộc đất rừng sản xuất, có giá 5.000 đồng/m2, diện tích đất tranh chấp có trị giá là 47393m2 x 5.000đ/m2 = 236.965.000 đồng (hai trăm ba mươi sáu triệu chín trăm sáu mươi lăm nghìn đồng).

Về tài sản trên đất tranh chấp đã được định giá theo Biên bản định giá tài sản ngày 10-7-2020, cụ thể như sau: Thông trồng trên thửa tạm 52.1; trồng năm 2015 do bà Nịnh Thị C trồng có 800 cây, đường kính gốc từ 5 đến 10 cm, có giá 24.000 đồng/ cây = 19.200.000 đồng; Thông trồng trên thửa tạm 88.3 trồng năm 2010 do bà Nịnh Thị C trồng có 670 cây, đường kính gốc trên 10 đến 20 cm, có giá 70.000 đồng/cây = 46.900.000 đồng; Thông trồng trên thửa tạm 88.1 trồng năm 2019 do bà Nịnh Thị C trồng, diện tích 15167m2 (xác định 1ha có 2.000 cây có đường kính gốc dưới 5cm) = 3.033 cây x 16.000 đồng/ cây = 48.528.000 đồng. Thông trồng trên thửa tạm 88.2 trồng năm 2019 do bà Nịnh Thị C trồng, diện tích 5975m2 (xác định 1ha có 2.000 cây có đường kính gốc dưới 5cm) = 1.194 cây x 16.000 đồng/cây = 19.104.000 đồng. Đối với các cây Thông trên thửa tạm 88.1 và 88.2 tại Biên bản hòa giải ngày 10-8-2020 các đương sự đã thống nhất thỏa thuận bà Nịnh Thị C trồng năm 2019 có 500 cây, đường kính gốc dưới 5 cm. Do đó, 500 cây thông này có giá 16.000 đồng/ cây, tổng trị giá 500 cây thông là 8.000.000 đồng.Thông trồng trên thửa đất 88 (thửa tạm 88.4) trồng năm 2019 do ông Bế Văn T trồng, diện tích 13743m2 (xác định 1ha có 2.000 cây có đường kính gốc dưới 5cm) = 2.748 cây x 16.000 đồng/cây = 43.968.000 đồng.

Tòa án đã tổ chức hòa giải cho các bên đương sự, tại buổi hòa giải các đương sự thống nhất thỏa thuận được thửa đất số 52 (ký hiệu thửa tạm 52.1), tờ bản đồ dc.01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, có diện tích 3.238m2 thuộc đất rừng sản xuất, được quy chủ UBND xã N. Thông trên đất do bà Nịnh Thị C trồng năm 2015 có 800 cây. Đối với diện tích đất này các bên đương sự thống nhất để lại cho bà Nịnh Thị C quản lý, sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất có 800 cây Thông trồng năm 2015.

Với nội dung vụ án nêu trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 16/2020/DS-ST ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 157; Điều 158; Điều 163; Điều 166; khoản 1 Điều 165: khoản 2 Điều 227; Điều 228; Điều 271; 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 100, 101, 166, 170 và 203 Luật Đất đai năm 2013; Điều 160, 161, 163, 164, 189, 221 Bộ luật Dân sự năm 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 24: điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Bà Nịnh Thị C được quyền quản lý sử dụng một phần thửa đất số 88 bao gồm: Thửa tạm 88.1 có diện tích 15.167m2 (vị trí đỉnh thửa BCDEQRS); thửa tạm 88.2 có diện tích 5.975m2 (vị trí đỉnh thửa QEO), sở hữu 500 cây thông đường kính dưới 5cm trồng trên thửa tạm 88.1 và 88.2 và quản lý sử dụng thửa tạm 88.3 diện tích 9.270m2 (vị trí đỉnh thửa KLMNOPHI), sở hữu 670 cây thông đường kính gốc trên 10 cm đến 20cm trồng trên thửa tạm 88.3, tại thôn T, đều thuộc tờ bản đồ dc.01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, thuộc đất rừng sản xuất:

2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Bế Văn T về việc di dời tài sản trên đất tranh chấp mà bà Nịnh Thị C được quản lý sử dụng bao gồm 500 cây thông đường kính dưới 5cm, trồng trên thửa tạm 88.1 và 88.2 và 670 cây thông đường kính gốc trên 10 cm đến 20cm trồng trên thửa tạm 88.3 đều thuộc 1 phần thửa số 88, (kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2 và 88.3) tại thôn T, thuộc tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

3. Buộc ông Bế Văn T và gia đình chấm dứt hành vi tranh chấp đối với đất và tài sản trên đất mà bà Nịnh Thị C được quản lý sử dụng tại 1 phần thửa số 88, kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2 và 88.3 thuộc tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn 4. Không chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nịnh Thị C về việc yêu cầu được quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp là 13.743 m2 đất (vị trí đỉnh thửa EFGHPO) thuộc 1 phần thửa đất số 88 (kí hiệu thửa tạm trong mảnh trích đo là 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

5. Ông Bế Văn T được quyền được sở hữu 2.748 cây Thông đường kính gốc dưới 5cm và quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp 13.743m2 (vị trí đỉnh thửa EFGHPO) thuộc một phần thửa 88 (ký hiệu thửa tạm 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

6. Không chấp nhận yêu cầu của bà Nịnh Thị C về việc di đời tài sản trên đất tranh chấp là 2.748 cây Thông đường kính gốc dưới 5cm mà ông Bế Văn T được quản lý sử dụng thuộc một phần thửa 88 (ký hiệu thửa tạm 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

7. Bà Nịnh Thị C có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng diện tích thuộc một phần thửa đất số 88, (kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2; 88.3) tờ bản đồ số 01, tại thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn và quyền sở hữu các tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.

Ông Bế Văn T có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng diện tích thuộc 1 phần thửa đất số 88 (kí hiệu thửa tạm trên mảnh trích đo là 88.4) tờ bản đồ số 01, tại thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn và quyền sở hữu các tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.

8. Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu được quản lý là 3238 m2 đất và tài sản gắn liền với đất là 800 cây Thông trồng năm 2015 tại một phần thửa đất số 52 (kí hiệu thửa tạm là 52.1) tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn do các đương sự không yêu cầu tòa án xem xét giải quyết.

Về vị trí tiếp giáp, hình thể thửa đất, kích thước các cạnh được thể hiện theo phụ lục Mảnh trích đo khu đất tranh chấp do Công ty S cung cấp, kèm theo bản án.

9.Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản: Chi phí thẩm định, định giá, đo đạc là 17.000.000 đồng, bà Nịnh Thị C đã nộp tạm ứng 17.000.000 đồng. Bà Nịnh Thị C đã tự nguyện chịu phần chi phí xem xét thẩm định đối với diện tích đất tại thửa số 52.1 là 3.000.000 đồng. Do yêu cầu khởi kiện của bà Nịnh Thị C được Hội đồng xét xử chấp nhận 1 phần nên ông Bế Văn T phải chịu tiền chi phí thẩm định, định giá (đối với phần tài sản mà bà Nịnh Thị C được chấp nhận) là 9.000.000 đồng. Bà Nịnh Thị C có 1 phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận nên bà phải chịu chi phí xem xét thẩm định, định giá (đối với phần tài sản mà bà không được chấp nhận) là 5.000.000 đồng. Tổng cộng bà Nịnh Thị C phải chịu 8.000.000 đồng chi phí thẩm định, định giá, đo đạc. Sau khi khấu trừ bà Nịnh Thị C đã thi hành xong khoản tiền chi phí thẩm định định giá, đo đạc. Ông Bế Văn T có nghĩa vụ trả cho bà Nịnh Thị C 9.000.000 đồng tiền chi phí thẩm định, định giá, đo đạc.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định.

Trong thời hạn luật định ông Bế Văn T có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu được quản lý sử dụng toàn bộ diện tích đất tại thửa số 88 và cây Thông ông đã trồng trên đất. Yêu cầu bà Nịnh Thị C di dời cây bà đã trồng trên đất đi nơi khác để trả đất cho ông.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Nịnh Thị C và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

Bị đơn ông Bế Văn T giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo, nhưng không cung cấp được tài liệu, chứng cứ gì mới phục vụ cho việc kháng cáo.

Ý kiến phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm. Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa; Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa đã thực hiện đúng quy định pháp luật. Việc tuân theo pháp luật của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa phúc thẩm thực hiện đúng quy định pháp luật.

Đơn kháng cáo của bị đơn ông Bế Văn T làm trong thời hạn luật định, nên kháng cáo là hợp lệ, nhưng không cung cấp được tài liệu, chứng cứ gì mới phục vụ cho việc kháng cáo, nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của ông Bế Văn T, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; xử giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên tòa vắng mặt người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Lý Văn H, bà Bế Thị B, bà Vi Thị H, ông Bế Văn H, ông Bế Văn L, bà Bế Thị L nhưng đã có giấy ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, người làm chứng bà Lý Thị Đ và bà Hoàng Thị P vắng mặt nhưng đã có đơn xin giải quyết vắng mặt và đã có lời khai lưu trong hồ sơ vụ án, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn, nhưng đã có bản luận cứ, người đại diện cho Ủy ban nhân dân xã N và Công ty I, nhưng đã có đơn xin xét xử vắng mặt; ý kiến của nguyên đơn, bị đơn, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn và Kiểm sát viên đề nghị xét xử vắng mặt họ. Hội đồng xét xử sau khi thảo luận tại chỗ, đã áp dụng Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự vẫn tiến hành xét xử theo thủ tục chung.

[2] Xét kháng cáo của ông Bế Văn T là bị đơn trong vụ án, Hội đồng xét xử thấy rằng; ông Bế Văn T yêu cầu được quyền quản lý sử dụng 44155m2 thuộc 1 phần thửa đất số 88, tờ bản đồ số 01, tại thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn, kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2; 88.3 và 88.4 là không có căn cứ. Bởi: Đối với diện tích đất 15167m2 tại thửa tạm 88.1; 5975 m2 tại thửa tạm 88.2 và 9270 m2 tại thửa tạm 88.3 phần đất tranh chấp này có nguồn gốc là đất trống đồi núi trọc, khoảng năm 2002, bố mẹ bà Nịnh Thị C đã cho bà ruộng để làm lúa nương gần sát khu đất tranh chấp, nên bà Nịnh Thị C đã quản lý đất từ đó và không có tranh chấp, đến năm 2019 mới phát sinh tranh chấp với gia đình ông Bế Văn T; gia đình bà đã trồng thông trên phần diện tích đất tranh chấp vào các năm 2010; 2015 và 2019, quá trình gia đình bà Nịnh Thị C trồng cây trên đất không ai có ý kiến phản đối. Diện tích đất này cả 2 bên đương sự đều chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được giao đất. Gia đình ông Bế Văn T mặc dù có tên trong sổ mục kê mang tên ông Bế Văn P, bố ông Bế Văn T từ năm 2008, năm 2010 ông Bế Văn P chết; tuy nhiên gia đình ông Bế Văn T không quản lý sử dụng đất này, không trồng cây gì trên đất, khi gia đình bà Nịnh Thị C trồng cây trên đất gia đình ông Bế Văn T cũng không có hành động tranh chấp hay ngăn cản gì, không kiện ra thôn xã để bảo vệ tài sản mà ông cho rằng của gia đình mình. Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa hôm nay, ông Bế Văn T khai rằng khi gia đình bà Nịnh Thị C trồng cây trên đất tranh chấp, gia đình ông có nhắc nhở, tuy nhiên việc nhắc nhở này không có ai là người ngoài làm chứng, không lập biên bản, không làm đơn ra thôn xã yêu cầu giải quyết, ông còn khai rằng đất tranh chấp là của người khác (ông Mản), nên ông không có ý kiến gì, lời khai này phù hợp với lời khai của người làm chứng bà Hoàng Thị P, khi bà Nịnh Thị C trồng cây không ai có ý kiến phản đối gì. Tại công văn số 1033/UBND-TNMT ngày 09-7-2020, UBND huyện L có ý kiến: Diện tích đất tranh chấp thuộc 1 phần thửa đất số 88, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, đứng tên trong sổ mục kê lập năm 2010, mang tên ông Bế Văn P (bố ông Bế Văn T), có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là loại đất rừng sản xuất, có thể xem xét giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân vào mục đích trồng rừng sản xuất, tài sản trên đất được phép tồn tại. UBND xã N có ý kiến đối với thửa 88, UBND xã không quản lý sử dụng đề nghị Tòa án xem xét giao đất cho người dân quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật. Tại công văn số 37/CV-CNVPĐKDĐ ngày 31-8-2020, của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện L, tỉnh Lạng Sơn cho biết Sổ mục kê lập năm 2010 được gọi chung là hồ sơ địa chính, ngoài hồ sơ địa chính, việc xác định người sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được kiểm tra, xác minh cụ thể để thực hiện. Theo đó, sổ mục kê mang tên ông Bế Văn P (bố của ông Bế Văn T) không thuộc trường hợp trên. Từ những căn cứ trên cho thấy bà Nịnh Thị C yêu cầu được quản lý diện tích đất có kí hiệu tại mảnh trích đo là 88.1, 88.2 và 88.3 là có căn cứ, nên được Hội đồng xét xử chấp nhận. Ông Bế Văn T cho rằng diện tích đất này là của gia đình ông nhưng ngoài việc bố ông là ông Bế Văn P đứng tên trong sổ mục kê lập năm 2010, ông không đưa ra được chứng cứ nào khác chứng minh đất tranh chấp là của gia đình mình, ông cũng không có quá trình quản lý sử dụng đất diện tích đất đang tranh chấp, khi gia đình bà Nịnh Thị C trồng cây trên đất tranh chấp vào năm 2010 và năm 2015, ông không có ý kiến gì và còn cho rằng đất tranh chấp là của người khác. Do vậy Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của ông.

[3] Đối với các tài sản có trên đất (cây Thông) trên thửa tạm 88.1, 88.2 do nguyên đơn bà Nịnh Thị C trồng năm 2019 có 500 cây đường kính gốc dưới 5 cm; Thông trên đất trồng năm 2010 tại thửa tạm 88.3 có 670 cây đường kính gốc từ trên 10 cm đến 20 cm. Ông Bế Văn T thừa nhận là do bà Nịnh Thị C trồng, do vậy yêu cầu được quản lý tài sản trên đất của bà Nịnh Thị C là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận. Ông Bế Văn T yêu cầu bà Nịnh Thị C di dời cây trên đất tranh chấp là không có căn cứ, nên không được chấp nhận. Buộc ông Bế Văn T và gia đình chấm dứt hành vi tranh chấp đối với diện tích đất và tài sản trên đất mà bà Nịnh Thị C và gia đình đang quản lý sử dụng.

[4] Từ những nhận định trên, kháng cáo yêu cầu được quản lý sử dụng toàn bộ diện tích đất tại thửa số 88 và cây Thông ông đã trồng trên đất. Yêu cầu bà Nịnh Thị C di dời cây đã trồng trên đất đi nơi khác để trả đất cho ông, không được Hội đồng xét xử chấp nhận, vì không có căn cứ. Cần áp dụng khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

[5] Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn được Hội đồng xét xử chấp nhận, vì có cơ sở.

[6] Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn không được Hội đồng xét xử chấp nhận,vì không có cơ sở.

[7] Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[8] Do cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm, nên ông Bế Văn T phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, ông Bế Văn T là người dân tộc thiểu số, cư trú ở xã có điều kiện kinh tế khó khăn, đã có đơn yêu cầu đề nghị xin được miễn án phí. Nên Hội đồng xét xử miễn toàn bộ án phí cho ông Bế Văn T.

[9] Các quyết định khác của bản dân sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 308; Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Không chấp nhận kháng cáo của ông Bế Văn T; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 16/2020/DS-ST ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 157; Điều 158; Điều 163; Điều 166; khoản 1 Điều 165; khoản 2 Điều 227; Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 100, 101, 166, 170 và 203 Luật Đất đai năm 2013; Các Điều 160, 161, 163, 164, 189, 221, 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bà Nịnh Thị C được quyền quản lý sử dụng một phần thửa đất số 88 gồm: Thửa tạm 88.1 có diện tích 15.167m2(vị trí đỉnh thửa BCDEQRS); thửa tạm 88.2 có diện tích 5.975m2 (vị trí đỉnh thửa QEO), sở hữu 500 cây thông đường kính dưới 5cm trồng trên thửa tạm 88.1 và 88.2 và được quản lý sử dụng thửa tạm 88.3 diện tích 9.270m2 (vị trí đỉnh thửa KLMNOPHI), sở hữu 670 cây thông đường kính gốc trên 10cm đến 20cm, tại thôn T, đều thuộc tờ bản đồ số dc.01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Bế Văn T về việc di dời tài sản trên đất tranh chấp mà bà Nịnh Thị C được quản lý sử dụng bao gồm 500 cây thông đường kính dưới 5cm, trồng trên thửa tạm 88.1 và 88.2 và 670 cây thông đường kính gốc trên 10 cm đến 20cm trồng trên thửa tạm 88.3 đều thuộc 1 phần thửa số 88, (kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2 và 88.3) tại thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

3. Buộc ông Bế Văn T và gia đình chấm dứt hành vi tranh chấp đối với đất và tài sản trên đất mà bà Nịnh Thị C được quản lý sử dụng tại 1 phần thửa số 88, kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2 và 88.3 thuộc tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

4. Không chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nịnh Thị C về việc yêu cầu được quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp là 13.743 m2 đất (vị trí đỉnh thửa EFGHPO) thuộc 1 phần thửa đất số 88 (kí hiệu thửa tạm trong mảnh trích đo là 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

5. Ông Bế Văn T được quyền được sở hữu 2.748 cây Thông đường kính gốc dưới 5cm và quản lý sử dụng diện tích đất tranh chấp 13.743m2 (vị trí đỉnh thửa EFGHPO) thuộc một phần thửa 88 (ký hiệu thửa tạm 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn.

6. Không chấp nhận yêu cầu của bà Nịnh Thị C về việc di dời tài sản trên đất tranh chấp là 2.748 cây Thông đường kính gốc dưới 5cm mà ông Bế Văn T được quản lý sử dụng thuộc một phần thửa 88 (ký hiệu thửa tạm 88.4) thuộc thôn T, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn vì không có căn cứ.

7. Bà Nịnh Thị C có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng diện tích thuộc một phần thửa đất số 88, (kí hiệu trên mảnh trích đo là 88.1; 88.2; 88.3) tờ bản đồ số 01, tại thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn và quyền sở hữu các tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.

Ông Bế Văn T có quyền liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng diện tích thuộc 1 phần thửa đất số 88 (kí hiệu thửa tạm trên mảnh trích đo là 88.4) tờ bản đồ số 01, tại thôn T, xã N, huyện L, tỉnh Lạng Sơn và quyền sở hữu các tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.

8. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản: Bà Nịnh Thị C đã tự nguyện chịu phần chi phí xem xét thẩm định đối với diện tích đất tại thửa số 52.1 là 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) và 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) của phần yêu cầu không được chấp nhận. Tổng cộng bà Nịnh Thị C phải chịu 8.000.000 đồng (tám triệu đồng). Xác nhận bà đã thi hành xong.

Ông Bế Văn T phải chịu tiền chi phí thẩm định, định giá là 9.000.000 đồng (chín triệu đồng) tiền chi phí thẩm định, định giá, đo đạc. Ông Bế Văn T có nghĩa vụ trả cho bà Nịnh Thị C 9.000.000 đồng (chín triệu đồng) tiền chi phí thẩm định, định giá, đo đạc. Nếu chậm trả thì còn phải trả lãi suất chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự.

9. Các quyết định khác của bản dân sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự người phải thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án quy định tại điều 6,7,9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

629
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 09/2021/DS-PT ngày 20/01/2021 về tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, yêu cầu di dời tài sản trên đất

Số hiệu:09/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Lạng Sơn
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 20/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về