Bản án 07/2021/HS-ST ngày 05/02/2021 về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

BẢN ÁN 07/2021/HS-ST NGÀY 05/02/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Hôm nay ngày 05 tháng 02 năm 2021 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên mở phiên toà công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 01/2021/HSST ngày 18 tháng 01 năm 2021 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2021/QĐXXST-QĐ đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: Ma Văn BC1 (tên gọi khác: Không); Giới tính: Nam.

Sinh ngày: 27 tháng 8 năm 1990. Nơi sinh: tại V, Thái Nguyên.

Nơi cư trú: xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. Quốc LC6: Việt Nam; Dân tộc: Tày; Tôn giáo: không. Nghề nghiệp: Làm ruộng.

Trình độ học vấn: 09/12.

Họ và tên bố: Ma Văn K (Đã chết).

Họ và tên mẹ: Ma Thị LA – Sinh năm 1971.

Anh chị em ruột: Gia đình có 02 anh em, bị cáo là con thứ 01. Vợ: Ma Thị T1 - Sinh năm 1988 Con: Có 02 con, lớn nhất sinh năm 2011, nhỏ nhất sinh năm 2017.

Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/4/2020 bị UBKT Huyện ủy ra Quyết định số 87 đình chỉ sinh hoạt đảng. Bị cáo bị tạm giam từ ngày 27/4/2020 đến ngày 30/6/2020 được thay thế biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh. (Có mặt)

2. Họ và tên: Triệu LC5 BC2; Giới tính: Nam.

Sinh năm 1948.Nơi sinh: tại V, Thái Nguyên.

Nơi cư trú: xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. Quốc LC6: Việt Nam; Dân tộc: Dao; Tôn giáo: không. Nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: Không đi học. Họ và tên bố: Triệu Sinh M3 (Đã chết).

Họ và tên mẹ: Bàn Thị M4 (Đã chết).

Anh chị em ruột: Gia đình có 12 anh em, bị cáo là con thứ 04. Vợ: Bàn Thị V2- Sinh năm 1955.

Con: Có 04 con, lớn nhất sinh năm 1969, nhỏ nhất sinh năm 1984.

Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Hiện bị cáo đang tại ngoại tại nơi cư trú. (Có mặt)

* Nguyên đơn dân sự: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Quang LI – Sinh năm 1963.

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên. (Theo Giấy ủy quyền ngày 10/8/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên) (Có mặt)

* Người bào chữa cho bị cáo Ma Văn BC1: Bà Lê Thúy HG – Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thái Nguyên. (Có mặt)

* Người bào chữa cho bị cáo Triệu LC5 BC2: Ông Nguyễn Mạnh NA – Luật sư, Cộng tác viên Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt – có đơn xin xét xử vắng mặt và gửi lời bào chữa)

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Anh Hoàng Ngọc LQ1, sinh năm 1987.

Địa chỉ: Xóm BN, xã NTg, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Có mặt) 2. Ông Nguyễn Quang LQ2, sinh năm 1961.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt – có đơn xin xét xử vắng mặt) 3. Anh Hoàng Văn LQ3, sinh năm 1987.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Có mặt) 4. Anh Ma Đức LQ4, sinh năm 1997.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Có mặt)

* Người làm chứng:

1. Anh Ma Văn LC1, sinh năm 1993.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. (Có mặt) 2. Anh Nguyễn Chí LC2, sinh năm 1988.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. (Có mặt) 3. Anh Nguyễn Văn LC3, sinh năm 1982.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. (Có mặt) 4. Bà Bàn Thị LC4, sinh năm 1955.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.(Có mặt) 5. Ông Triệu Văn LC5, sinh năm 1972.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. (Có mặt) 6. Ông Nông Quốc LC6, sinh năm 1960.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt) 7. Bà Hà Thị La, sinh năm 1961.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt) 8. Anh Trịnh Anh LC8, sinh năm 1984.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt) 9. Anh Nông Văn LC9, sinh năm 1988.

Địa chỉ: Xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

(Vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Do có nhu cầu mua gỗ về làm nhà, nên khoảng đầu tháng 11/2019 Hoàng Ngọc LQ1 – sinh năm 1987, nơi cư trú tại xóm BN, xã NTg, huyện V, tỉnh Thái Nguyên có gặp và nói chuyện với Ma Văn BC1 – sinh năm: 1990, nơi cư trú: xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên (BC1 và LQ1 là anh em đồng hao). Thông qua cuộc nói chuyện, LQ1 nói kích thước gỗ muốn mua về để làm nhà và nhờ BC1 tìm giúp. Do là người thường hay đi mua bán gỗ nên BC1 đồng ý. Biết khu rừng cách nhà Triệu Tiến BC2 - sinh năm 1948, trú tại xóm KN, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên (nay sát nhập thành xóm NC) có nhiều cây gỗ lớn và thấy ông BC2 tự nhận là của mình quản lý. BC1 đến gặp và đặt vấn đề mua gỗ. BC2 nói với BC1 diện tích đất rừng cây đó là do BC2 quản lý và đồng ý bán cho BC1, hai bên thỏa thuận số lượng gỗ cần khai thác là 55 thanh theo kích thước LQ1 đã đưa cho BC1 và giá gỗ là 80.000 đồng/1mét chiều dài thanh gỗ. Sau đó BC1 đã gặp, nói chuyện và thuê anh Ma Đức LQ4 - sinh năm 1982 và anh Hoàng Văn LQ3 - sinh năm 1987, là người cùng xóm với BC1 đi lên rừng đặc dụng gần nhà Triệu Tiến BC2 cắt, xẻ gỗ.

Từ khoảng ngày 11 đến ngày 15/11/2019 mặc dù không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, BC1, LQ4, LQ3 đến để xẻ gỗ tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 81 bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã VC năm 2013 thuộc xóm NC, xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên, (Đây là rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng đặc dụng, thuộc quyền quản lý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên TS - PH). BC2 đã chỉ cho BC1, LQ4, LQ3 các cây gỗ trong rừng có thể khai thác. Ngày đầu tiên BC2 chỉ 03 cây gỗ để cho nhóm BC1,LQ3 và LQ4 cắt xẻ. Đến chiều hôm sau BC2 đã lên rừng chỉ tiếp 02 cây để cho nhóm BC1 cắt xẻ. Sau khi xẻ xong 05 cây gỗ do chưa đủ số lượng nên BC1 đã xin BC2 cho cắt tiếp, BC2 đồng ý nhưng do BC2 bận đi ăn cưới ở nhà em trai ở xã NTg, nên BC2 bảo nhóm BC1 tự đi cắt, do lo sợ nhóm BC1 cắt các cây gỗ gần nhau dễ bị người dân xung quanh để ý hoặc cơ quan Kiểm lâm tuần tra phát hiện nên BC2 đã dặn nhóm BC1, nếu muốn xẻ tiếp thì xẻ ở chỗ khác cách xa nhau không được cắt cây ở khu vực đó nữa. Để vận chuyển được số gỗ từ trên rừng xuống khu vực tập kết gần nhà BC2, khi cắt gỗ được khoảng 3 ngày BC1 đã thuê Ma Văn Trang – sinh năm 1993, cư trú tại xóm NC, xã VC (Trang là em trai BC1) đến sử dụng xe mô tô kép vận chuyển dần gỗ xuống nơi tập kết, Trang làm khoảng 02 ngày nên đã bảo thêm Nguyễn Văn LC3 – sinh năm 1982 người cùng xóm đến cùng vận chuyển. Đến tối ngày 14/11/2019 thấy gần đủ số gỗ mà LQ1 cần, BC1 đã nhắn tin cho LQ1 hẹn ngày 15/11/2019 để LQ1 ứng trước tiền cho BC1 để BC1 trả BC2. Sáng ngày 15/11/2019 BC1 gặp LQ1 tại quán ăn sáng tại xã NTg, LQ1 đã đưa cho BC1 15.000.000 đồng, BC1 nhận tiền rồi tiếp tục đi về cắt xẻ gỗ. Đến chiều 15/11/2019 khi BC2 đi ăn cưới về nhóm BC1 đã xẻ gỗ xong (tổng cộng 14 cây trường kẹn đứng và 01 cây đã bị đổ từ trước) và vận chuyển tập kết đến gần nhà BC2 để Trang và LC3 xếp toàn bộ số gỗ nêu trên lên máy kéo nông nghiệp của anh Nguyễn Chí LC2 – sinh năm 1988, cư trú tại xóm NC là người BC1 thuê vận chuyển gỗ để bán cho LQ1. Trước khi chuẩn bị bốc gỗ lên xe để vận chuyển đến xã NTg cho LQ1. BC2 và BC1 cùng kiểm đếm gỗ để tính tiền, khi kiểm đếm có tổng số 55 thanh có kích thước khác nhau gồm: 13 thanh gỗ có kích thước 0,12x0,15x2,40(mét); 37 thanh gỗ có kích thước 0,15x0,15x3,5(mét); 05 thanh gỗ có kích thước 0,15x0,12x3,5(mét).

Sau khi bốc gỗ lên xe xong BC1, LQ4, LQ3 lên nhà BC2 ăn cơm tối cùng với một số người. Trước khi ăn cơm BC1 ngồi ở bếp nói chuyện và tính tiền gỗ, BC1 trả cho BC2 số tiền là 14.320.000 đồng, BC1 đếm tiền rồi đưa cho BC2, BC2 cầm tiền nhưng không đếm mà đưa cho vợ BC2 là Bàn Thị LC4 cầm cất vào tủ. Khi ăn cơm BC1 và LC2 ăn xong trước rồi chở gỗ đến xã NTg bán cho Hoàng Ngọc LQ1. Đến khoảng 19 giờ 30 phút BC1 và LC2 chở gỗ đến đường mòn phía sau nhà LQ1 và đổ gỗ tại đó rồi bảo LQ1 ra kiểm đếm và nhận gỗ, sau đó BC1 và LC2 vào nhà uống nước. Tại nhà LQ1, BC1 và LQ1 tính tiền gỗ, tổng cộng số tiền LQ1 phải trả cho BC1 là 44.750.000 đồng, do chưa có đủ tiền nên LQ1 đưa cho BC1 số tiền 12.000.000 đồng, số tiền còn lại là 17.750.000 đồng LQ1 xin nợ, BC1 đồng ý nhận tiền rồi đi về. Sau đó BC1 đã sử dụng số tiền LQ1 đưa trả cho anh TR 2.800.000 đồng (TR đã trả cho anh LC3 950.000 đồng); BC1 trả cho anh LQ4 7.160.000 đồng (LQ4 sau khi trừ chi phí trong quá trình khai thác gỗ đã đưa cho LQ3 3.180.000 đồng), số tiền này TR, LQ4, LQ3, LC3 đã tiêu sài hết; số tiền BC1 thuê LC2 chở gỗ 1.500.000 đồng BC1 chưa trả cho anh LC2.

Đến sáng ngày 16/11/2019 anh LQ1 đã nhờ anh Trịnh Anh LC8 – sinh năm 1984, anh Trịnh Văn DA - sinh năm 1987, anh Nông Văn LC9 – sinh năm 1988, anh Nông Đức M – sinh năm 1987, anh Hoàng Văn N1, sinh năm 1992 đều cư trú tại xóm BN, xã NTg, huyện V đến giúp anh LQ1 vận chuyển số gỗ đã mua của BC1 đến ao gần nhà để ngâm.

Ngày 18/11/2019 Trạm Kiểm lâm VC trong quá trình tuần tra trên địa bàn xã VC đã phát hiện 15 cây gỗ bị khai thác trái phép nêu trên và 01cây gỗ Trám gần đó bị cắt hạ thuộc rừng đặc dụng, nên đã huyển hồ sơ và bàn giao 53 lóng gỗ tròn, 03 thanh gỗ xẻ đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện V để điều tra theo thẩm quyền.

Đến ngày 11/12/2019 Hoàng Ngọc LQ1 đã giao nộp toàn bộ 55 thanh gỗ đã mua của Ma Văn BC1 cho Cơ quan điều tra.

Cơ quan cảnh sát điều tra đã tạm giữ Ma Đức LQ4 01 cưa máy và Hoàng Văn LQ3 01 cưa máy (do LQ3 mượn của anh Nguyễn Quang LQ2 – sinh năm 1961, cư trú tại xóm NC, xã VC, huyện V) .

Tại bản Kết luận giám định định số 06/KLGĐ-LNNĐ ngày 12/3/2020 của LC4 nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới đã kết luận:

Kết quả giám định mẫu gỗ: Số gỗ BC1 khai thác là gỗ Trường kẹn (Trưởng vải), thuộc nhóm ~V; Cây gỗ chưa xác định được đối tượng khai thác là cây gỗ Trám trắng, thuộc nhóm VII. Hai loài gỗ giám định nêu trên không có tên trong “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” ban hành kèm theo Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ và “Danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm” ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

Tổng khối lượng gỗ bị khai thác đã quy tròn là: 22,96m3. Trong đó khối lượng gỗ Trường kẹn do BC1, BC2 khai thác là 19m3 (bao gồm 3,89m3 gỗ còn lại tại hiện trường; 6,06m3 do Hoàng Ngọc LQ1 giao nộp; 9,05m3 do Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa – Phượng Hoàng bàn giao). Khối lượng cây Trám trắng hiện chưa rõ đối tượng khai thác là 3,96m3.

Trong quá trình điều tra bị cáo Triệu Tiến BC2 đã khai nhận sau khi nhận tiền từ Ma Văn BC1, BC2 đã không đếm lại mà đưa cho vợ cất giữ, sau khi biết sự việc bị phát hiện vợ, chồng BC2 đã không sử dụng số tiền mà BC1 đưa cho, đến khi Cơ quan điều tra yêu cầu giao nộp, BC2 đã kiểm tra thấy có 14.000.000 đồng. Ngày 30/6/2020 BC2 đã tự giác giao nộp số tiền trên cho Cơ quan cảnh sát điều tra.

Đối với Ma Văn BC1 trong quá trình điều tra, sau khi nhận thức được hành vi phạm tội của mình vào các ngày 08 và ngày 10/12/2020 Ma Văn BC1 đã nộp tổng số 20.000.000 đồng cho Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.

Lời khai nhận tội của các bị cáo Ma Văn BC1, Triệu Tiến BC2 phù hợp với Biên bản kiểm tra, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định, lời khai của người làm chứng, người có quyền lợi liên quan đến vụ án và các BC2 liệu khác thu thập được có trong hồ sơ vụ án.

Đối với 3,96m3 gỗ trám bị khai thác do chưa rõ đối tượng quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ để tiếp tục xác minh giải quyết và bàn giao toàn bộ số gỗ trên cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quản lý là đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Còn lại 19m3 gỗ Trường kẹn và số tiền 20.000.000 đồng do bị cáo Ma Văn BC1 giao nộp nhằm khắc phục hậu quả. Ngày 05/01/2021 Viện kiểm sát nhân dân huyện Võ Nhai đã ra Quyết định trả lại cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Đại diện theo ủy quyền là Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên quản lý theo quy định.

Cáo trạng số 02/CT- VKSVN ngày 18/01/2021 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Võ Nhai truy tố các bị cáo Ma Văn BC1, Triệu Tiến BC2 về tội“Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm e khoản 3 Điều 232 Bộ luật hình sự.

Tại Cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo đều khai nhận hành vi của mình như đã nêu trên.

Kết thúc thẩm vấn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giữ nguyên quan điểm truy tố Ma Văn BC1, Triệu Tiễn BC2 về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm e khoản 3 Điều 232 Bộ luật hình sự.

Sau khi đánh giá chứng cứ đã đề nghị:

- Áp dụng điểm e Khoản 3 Điều 232; Điều 17; Điều 58; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 BLHS; Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo, đề nghị xử phạt bị cáo Ma Văn BC1 từ 30 đến 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 60 tháng.

- Áp dụng điểm e Khoản 3 Điều 232; Điều 17; Điều 58; điểm b, s, o khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 BLHS; Nghị quyết 02/2018/NQ - HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo, đề nghị xử phạt bị cáo Triệu Tiến BC2 từ 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 48 đến 60 tháng.

* Về hình phạt bổ sung: Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

**Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 BLHS, Điều 106 BLTTHS.

* LC6 thu tiêu hủy: 16 đoạn thân gỗ là mẫu gỗ thu tại hiện trường niêm phong ký hiệu A1.

* LC6 thu xung quỹ nhà nước 01 cưa máy màu đỏ cam - đen, không có lam xích, không rõ nhãn hiệu đã qua sử dụng do Ma Đức LQ4 giao nộp và số tiền 14.000.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Triệu Tiến BC2 giao nộp.

* Trả cho Nguyễn Quang LQ2 01 cưa máy có thân máy màu đỏ cam hiệu Husqvana 365 đã qua sử dụng.

Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí theo quy định pháp luật.

Trong phần tranh luận người bào chữa cho bị cáo Ma Văn BC1 - bà Lê Thúy HG đồng ý với việc truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện V về tội danh và hình phạt. Tuy nhiên người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đánh giá bị cáo BC1 là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng đặc biệt khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế, sau khi phạm tội thành khẩn khai báo ăn năn hối cải, đã nộp tiền để khắc phục hậu quả, bị cáo có bố đẻ được Nhà nước tặng Bằng khen, được địa phương nhận và đảm bảo việc giám sát, giáo dục. Do đó, người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm e Khoản 3 Điều 232; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 BLHS; Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo xử phạt bị cáo 30 tháng tù những cho hưởng án treo, không áp dụng hình phạt bổ sung và miễn án phí cho bị cáo.

Người bào chữa cho bị cáo Triệu Tiến BC2 – ông Nguyễn Mạnh NA, mặc dù vắng mặt tại phiên tòa, nhưng ông NA gửi luận cứ bào chữa cho bị cáo BC2. Ông Nguyễn Mạnh NA đồng ý với việc điều tra, truy tố xét xử của các cơ quan LC5 hành tố tụng huyện V về tội danh và khung hình phạt. Tuy nhiên sau khi phạm tội bị cáo BC2 thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo đã khắc phục hậu quả, bị cáo có bố đẻ được tặng thưởng Huân chương, bị cáo là người trên 70 tuổi, là người dân tộc thiểu số, không biết chữ, bản thân là hộ nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn được địa phương nhận và đảm bảo việc quản lý, giám sát, giáo dục. Do vậy, người bào chữa cho bị cáo BC2 đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt dưới khung của khoản 3 Điều 232 BLHS và đề nghị không cần thiết phải phạt tù cách ly xã hội đối với bị cáo.

Các bị cáo không có ý kiến bào chữa tranh luận bổ sung gì.

Đại diện nguyên đơn dân sự ông Nguyễn Quang LI đồng ý với lời luận tội của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa về tội danh và mức hình phạt, đồng ý với lời bào chữa của người bào chữa của các. Ông cho rằng các bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao lẽ ra phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên do các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn của cả nước nên ông mong muốn vụ án này là bài học cho không chỉ hai bị cáo và của cả người dân đang sống gần các khu rừng đặc dụng của Nhà nước, cơ quan ông chỉ là đại diện được Nhà nước ủy quyền để trực tiếp quản lý, người dân cùng lực lượng chức năng quản lý rừng để người dân được hưởng lợi ích từ rừng, không chỉ hiện tại mà con cháu chúng ta sau này. Ông đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho các bị cáo mức án thấp nhất có tính nhân văn để các bị cáo có cơ hội sửa chữa cũng như đảm bảo tốt hơn nữa sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có tranh luận gì.

Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo nói lời sau cùng, đều xin được hưởng mức án thấp nhất và được hưởng án treo để cải tạo tại địa phương.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các BC2 liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Võ Nhai, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Võ Nhai, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, chứng cứ phù hợp với quy định của pháp luật, các bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan người bào chữa không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về chứng cứ xác định tội phạm:

Do có nhu cầu mua gỗ Ma Văn BC1 đã đến nhà Triệu Tiến BC2 gặp, bàn bạc, thỏa thuận mua bán gỗ tại khu rừng ở vị trí lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 81 bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã VC năm 2013 rừng đặc dụng là rừng tự nhiên thuộc xóm NC, xã VC. Khu rừng này do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng (nay là Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên) quản lý. Mặc dù không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng sau khi thỏa thuận mua bán gỗ với Triệu Tiến BC2, Ma Văn BC1 đã có hành vi thuê Ma Đức LQ4 và Hoàng Văn LQ3 khai thác trái phép bằng hình thức dùng cưa lốc cắt, xẻ các cây gỗ trong rừng đặc dụng là rừng tự nhiên tại vị trí lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 81 với tổng khối lượng là 19m3 gỗ, loại gỗ Trường kẹn thuộc nhóm gỗ là nhóm ~ V, là gỗ loài thực vật thông thường.

Hành vi khai thác gỗ trái phép với khối lượng 19m3 tại rừng đặc dụng của Triệu Tiến BC2, Ma Văn BC1 đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm c Khoản 3 điều 232 Bộ luật hình sự.

Điều 232 Bộ luật hình sự quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Description: C:\Users\adminpc\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image005.png

a)…

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3)trở lên gỗ loài thực vật thông thường… ”.

Do vậy Viện kiểm sát nhân dân huyện V truy tố bị cáo Triệu Tiến BC2, Ma Văn BC1 theo tội danh và điều luật nêu trên là có căn cứ, đúng pháp luật.

[3]Xét tính chất của vụ án thấy: Các bị cáo là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi với lỗi cố ý, hành vi của bị cáo xâm phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.Vì vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà các bị cáo đã gây ra.

Xét nhân thân từng bị cáo thấy:

Bị cáo Ma Văn BC1 từ nhỏ được gia đình nuôi ăn học hết lớp 9, sau đó ở nhà lao động sản xuất. Tháng 11/2019 có hành vi khai thác trái phép rừng đặc dụng tự nhiên bị phát hiện, khởi tố. Quá trình điều tra bị cáo Ma Văn BC1 thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; sau khi phạm tội đã tự nguyện nộp cho Cơ quan điều tra số tiền 20.000.000 đồng nhằm khắc phục hậu quả,bị cáo có bố đẻ được Nhà nước tặng Bằng khen, tại phiên tòa đại diện nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo có đơn xin cải tạo tại địa phương được UBND xã nơi cư trú xác nhận đồng ý, nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1: khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Đối với bị cáo Triệu Tiến BC2 không được đi học, nhận thức pháp luật còn hạn chế, quá trình điều tra và tại phiên tòa thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; sau khi phạm tội đã tự nguyện nộp cho Cơ quan điều tra số tiền 14.000.000 đồng nhằm khắc phục hậu quả; khi phạm tội bị cáo là người đủ 70 tuổi trở lên, bị cáo có bố đẻ được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến, tại phiên tòa đại diện nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo có đơn xin cải tạo tại địa phương được UBND xã nơi cư trú xác nhận đồng ý, nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s, o khoản 1; khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Các bị cáo Ma Văn BC1, Triệu Tiến BC2 không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về vị trí vai trò đồng phạm của các bị cáo, Hội đồng xét xử thấy vai trò của các bị cáo là như nhau trong việc thực hiện được tội phạm, nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình đã gây ra.

Căn cứ vào tính chất của vụ án cũng như các yếu tố về nhân thân cùng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hội đồng xét xử thấy các bị cáo thực hiện do nhận thức pháp luật còn hạn chế, các bị cáo là người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, bị cáo BC1 có 02 tình tiết giảm nhẹ và bị cáo BC2 có 03 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, các bị cáo đều có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Xét có thể xử các bị cáo hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với mức hình phạt từ 30 đến 36 tháng tù.

Xét các bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, có đơn xin được hưởng án treo và được chính quyền địa phương nhận và đảm bảo việc quản lý, theo dõi, giáo dục. Đối chiếu với quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo, Hội đồng xét xử thấy có đủ cơ sở và điều kiện để chấp nhận đơn xin hưởng án treo của các bị cáo và đề nghị của người bào chữa cho các bị cáo được hưởng án treo là phù hợp.

* Về hình phạt bổ sung: Vì các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở xã miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bị cáo BC2 còn là người cao tuổi, là hộ cận nghèo. Do vậy, không cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

[4] Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 BLHS; Điều 106 BLTTHS.

*Xét một số vật cấm lưu hành và không còn giá trị sử dụng, cần tịch thu tiêu hủy. Tịch thu tiêu hủy: 16 đoạn thân gỗ là mẫu gỗ thu tại hiện trường niêm phong ký hiệu A1:

* Tịch thu xung quỹ nhà nước 01 cưa máy màu đỏ cam - đen, không có lam xích, không rõ nhãn hiệu đã qua sử dụng.

- Tịch thu số tiền 14.000.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Triệu Tiến BC2 giao nộp.

* Trả cho Nguyễn Quang LQ2 01 cưa máy có thân máy màu đỏ cam hiệu Husqvana 365 đã qua sử dụng.

[5] Về án phí: Các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở xã miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bị cáo BC2 còn là người cao tuổi, là hộ cận nghèo và đều có đơn xin miễn án phí. Do vậy, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án cần miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo.

[6] Đối với Ma Đức LQ4 và Hoàng Văn LQ3 là người trực tiếp dùng cưa máy khai thác gỗ; Ma Văn TR, Nguyễn Văn LC3 là người vận chuyển các thanh gỗ từ trên rừng xuống tập kết bốc lên xe máy kéo nông nghiệp của Nguyễn Chí LC2 do Ma Văn BC1 thuê để chở đến nhà bán cho Hoàng Ngọc LQ1. Quá trình điều tra đã xác định được khi BC1 thuê LQ4, LQ3, Trang, LC3 và LC2, BC1 nói đã mua các cây gỗ trên của BC2 và đã làm các thủ tục xin phép cơ quan chức năng, nên đã đồng ý khai thác và vận chuyển. Do vậy hành vi của LQ4, LQ3, TR, LC3, LC2 không cấu thành tội phạm.

Đối với Hoàng Ngọc LQ1 quá trình nhờ Ma Văn BC1 mua gỗ, LQ1 không biết số gỗ BC1 bán cho LQ1 do phạm tội mà có. Đối với số tiền 27.000.000 đồng LQ1 đã trả cho BC1, LQ1 không yêu cầu BC1 phải trả lại.

Đối với 3,96m3 gỗ trám bị khai thác do chưa rõ đối tượng quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ để tiếp tục xác minh giải quyết và bàn giao toàn bộ số gỗ trên cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quản lý là đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Còn lại 19m3 gỗ Trường kẹn và số tiền 20.000.000 đồng do bị cáo Ma Văn BC1 giao nộp nhằm khắc phục hậu quả. Ngày 05/01/2021 Viện kiểm sát nhân dân huyện Võ Nhai đã ra Quyết định trả lại cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên - Đại diện theo ủy quyền là Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên quản lý theo quy định.

[7] Xét ý kiến đề nghị của người bào chữa và đề nghị của VKSND huyện Võ Nhai tại phiên toà hôm nay về tội danh và hình phạt là phù hợp.

Vì các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố: Các bị cáo Ma Văn BC1, Triệu Tiến BC2 phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

1.Về hình phạt.

1.1. Áp dụng: Điểm e khoản 3 Điều 232; Điều 17; Điều 58; Điểm b, s khoản 1: khoản 2 Điều 51; Điều 54; 65 Bộ luật hình sự. Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo.

Xử phạt:

Bị cáo Ma Văn BC1 36 (Ba mươi sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 (Sáu mươi) tháng tính từ ngày tuyên án.

Giao bị cáo Ma Văn BC1 cho Uỷ ban nhân dân xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên quản lý, giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

1.2. Áp dụng: Điểm e khoản 3 Điều 232; Điều 17; Điều 58; Điểm b, s, o khoản 1; khoản 2 Điều 51; Điều 54; 65 Bộ luật hình sự. Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng LQ4 áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo.

Xử phạt: Bị cáo Triệu LC5 BC2 30 (Ba mươi) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 (Sáu mươi) tháng tính từ ngày tuyên án.

Giao bị cáo Triệu LC5 BC2 cho Uỷ ban nhân dân xã VC, huyện V, tỉnh Thái Nguyên quản lý, giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

2.Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

2.1. Tịch thu tiêu hủy: 16 (mười LC3) đoạn thân gỗ là mẫu gỗ thu tại hiện trường niêm phong ký hiệu A1:

2.2. Tịch thu sung vào ngân sách nhà nước:

- 01 (một) cưa máy màu đỏ cam - đen, không có lam xích, không rõ nhãn hiệu đã qua sử dụng:

- Số tiền 14.000.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.3. Trả cho anh Nguyễn Quang LQ2 01 (một) cưa máy có thân máy màu đỏ cam hiệu Husqvana 365 đã qua sử dụng.

* Về tình trạng vật chứng: Vật chứng nêu trên đã được chuyển đến Chi cục thi hành án dân sự huyện V theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 26/01/2021 và Ủy nhiệm chi số 01 ngày 25/01/2021 giữa BC1 an huyện V và Chi cục Thi hành án dân sự huyện V.

3.Về án phí: Áp dụng điều 135, 136 Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án. Miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo.

Án xử công khai sơ thẩm có mặt các bị cáo, có mặt đại diện nguyên đơn dân sự, có mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Ngọc LQ1, anh Ma Đức LQ4, anh Hoàng Văn LQ3. Vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Quang LQ2. Báo cho những người có mặt biết có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, anh Nguyễn Quang LQ2 có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày Bản án được tống đạt hợp lệ./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

343
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2021/HS-ST ngày 05/02/2021 về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:07/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Võ Nhai - Thái Nguyên
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:05/02/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về