Bản án 07/2020/LĐ-PT ngày 12/09/2020 về tranh chấp về bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 07/2020/LĐ-PT NGÀY 12/9/2020 VỀ TRANH CHẤP VỀ BẢO HIỂM, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP, TIỀN LƯƠNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ngày 12 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 09/2020/TLPT-LĐ ngày 03 tháng 8 năm 2020 về việc tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp thất nghiệp và tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Do Bản án lao động sơ thẩm số 01/2020/LĐ-ST ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện KT, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 24/2020/QĐ-PT ngày 15 tháng 8 năm 2020, Quyết định hoãn phiên tòa số 26/2020/QĐ-PT ngày 31 tháng 8 năm 2020, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Anh Phạm Văn D, sinh năm 1990; nơi cư trú: Thôn 5, xã KQ, huyện KT, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Anh Vũ - Luật sư của Công ty luật TNHH MTV Hoa Phượng thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng (văn bản ủy quyền ngày 03 tháng 10 năm 2019); vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Văn Hóa - Luật sư của Văn phòng Luật sư Hoa Đông Phương thuộc Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng, có mặt.

- Bị đơn: Công ty TNHH ĐV, địa chỉ trụ sở: Số 1166 NBK, phường ĐH 2, quận HA, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của Công ty: Ông Đoàn Anh T, chức vụ: Phó Giám đốc phụ trách nhà máy giầy LD - Công ty TNHH ĐV (theo Văn bản ủy quyền số 128/GUQ-ĐV ngày 08 tháng 11 năm 2019); có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng; địa chỉ trụ sở: Số 2A TK, quận HB, thành phố Hải Phòng; vắng mặt (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

- Người làm chứng:

Bảo hiểm xã hội huyện KT, thành phố Hải Phòng; địa chỉ: Khu CX, thị trấn NĐ, huyện KT, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Công ty Bảo hiểm B HP; địa chỉ: Tòa nhà A Hải Phòng, số 12 lô 30A LHP, phường ĐK, quận NQ, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

 Anh Đoàn Văn K T, sinh năm 1985; địa chỉ: Tổ dân phố TH, phường TT, quận DK, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Anh Bùi Quang C, sinh năm 1986; địa chỉ: Tổ dân phố TH, phường TT, quận DK, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Anh Vũ Trọng T, sinh năm 1982; địa chỉ: Cụm 3, xã TH, huyện VB, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Anh Nguyễn Hồng Q, sinh năm 1979; địa chỉ: Số 1B - C54 phường TC, quận HB, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Chị Nguyễn Thị Thu H, sinh năm 1981; địa chỉ: Số nhà 12, tổ dân phố BM, phường HĐ, quận ĐS, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Chị Vũ Thị T1, sinh năm 1981; địa chỉ: Số 13, tổ 8, phường ĐH, quận HA, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Chị Dương Thị Minh N, sinh năm 1980; địa chỉ: Số 69/9/218 phường VM, quận NQ, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Chị Đỗ Thị Ánh T2, sinh năm 1986; địa chỉ: Số 41/213 đường TT, phường TT, quận DK, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Anh Đào Văn T3, sinh năm 1990; địa chỉ: Thôn 7, xã KQ, huyện KT, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Anh Đỗ Đại L, sinh năm 1989; địa chỉ: Thôn 3, xã KQ, huyện KT, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

Chị Lê Thị L1, sinh năm 1974; địa chỉ: Số 42B HS, DH, quận LC, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

- Người kháng cáo: Anh Phạm Văn D là Nguyên đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nội dung kháng cáo:

Theo đơn khởi kiện ngày 16/6/2019, sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 14/11/2019, ngày 28/3/2020, ngày 03/4/2020 và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn và người đại diện hợp pháp thống nhất trình bày:

Ngày 07/9/2015, anh Phạm Văn D và Công ty TNHH ĐV (viết là Công ty ĐV)  ký  hợp  đồng  học  nghề  có  thời  hạn  01  tháng  từ  ngày  07/9/2015  đến 06/10/2015 tại địa điểm Nhà máy giầy LD thuộc Công ty TNHH ĐV. Đến ngày 07/10/2015, anh D và Công ty ĐV ký kết hợp đồng lao động (viết tắt là HĐLĐ) có thời hạn là 36 tháng từ ngày 07/10/2015 đến ngày 06/10/2018. Ngày 19/4/2016 trong khi đang sửa chữa hệ thống điện thì anh D bị tai nạn lao động và được đi cấp cứu tại Bệnh viện Y học Hải quân. Sau đó anh được chuyển lên bệnh viện Việt Đức để tiếp tục điều trị. Ngày 21/11/2016 Hội đồng giám định y khoa thành phố Hải Phòng tiến hành giám định và xác định tỷ lệ thương tật của anh D là 51%, sau đó tiếp tục điều trị đến ngày 23/5/2017 thì xuất viện. Ngày 22/7/2017, anh D có đơn xin nghỉ việc và ngày 05/8/2017 anh thôi việc theo Quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động (viết tắt là CDHĐLĐ) số 60 ngày 05/8/2017 của Giám đốc Nhà máy giầy LD. Khi anh D thôi việc, Công ty đã trả sổ bảo hiểm cho anh nhưng không thanh toán chế độ trợ cấp. Ngày 10/5/2019 anh đã làm đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty ĐV nhưng không được giải quyết nen đã khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu Công ty phải thực hiện:

1. Truy nộp số tiền do Công ty đã trốn đóng Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH), bảo hiểm y tế (viết tắt là BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt là BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động (viết tắt là BHTNLĐ) - Bệnh nghề nghiệp (BNN) cho Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng (viết tắt là BHXHHP) theo quy định của pháp luật trong thời gian từ tháng 10/2015 đến hết tháng 3/2016 và truy nộp số tiền do Công ty đã đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho BHXHHP theo quy định của pháp luật trong thời gian từ tháng 4/2016 đến hết tháng 7/2017. Yêu cầu cơ quan BHXHHP có trách nhiệm truy thu số tiền do Công ty trốn đóng, đóng thiếu tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN và cấp lại sổ bảo hiểm cho anh D theo quy định.

Đến ngày 28/3/2020 anh D sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện này như sau: Buộc Công ty ĐV phải bồi thường cho anh D số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 24.216.770 đồng và tiền lãi suất tương ứng với số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 11.227.463 đồng (theo bảng tính lãi tính từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2020).

2. Thanh toán đầy đủ phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với anh D từ khi sơ cứu, cấp cứu  đến khi điều trị ổn định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 Luật ATVSLĐ (an toàn vệ sinh lao động) là 14.318.000 đồng.

3. Trả đủ tiền lương cho anh D trong thời gian anh D điều trị, phục hồi chức năng lao động từ ngày 19/4/2016 đến ngày 23/5/2017 và 10 ngày phục hồi chức năng lao động theo khoản 3 Điều 38 Luật ATVSLĐ là 106.591.664 đồng.

4. Trả tiền lương những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết là 11.410.000 đồng.

5. Bồi thường cho anh D 20 tháng tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ là 144.000.000 đồng.

6. Trả khoản tiền tương ứng với chế độ BHTNLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật ATVSLĐ là 593.643.800 đồng.

7. Trả cho anh D tiền lương trong các tháng 6, 7, 8/2017 là 11.962.000 đồng.

8. Trả trợ cấp thôi việc cho anh D theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Lao động là 9.443.750 đồng.

9. Trả anh D tiền chênh lệch khi hưởng BHXH một lần là 8.851.868 đồng và tiền lãi cho khoản chênh lệch hưởng BHXH một lần từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2020 là 1.770.374 đồng.

10. Theo đơn sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 28/3/2020 anh D còn yêu cầu Tòa án buộc Công ty ĐV phải: Hủy QĐCDHĐLĐ số 60 ngày 05/8/2017 của Giám đốc Nhà máy giầy LD. Trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày anh D không được làm việc từ 05/8/2017 đến 05/4/2020 tạm tính là 249.315.000 đồng. Phải trả BHXH, BHYT cho anh D tạm tính là 54.493.000 đồng. Phải trả 03 tháng tiền lương là 22.665.000 đồng. Trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động là 3.777.500 đồng. Bồi thường cho anh D do vi phạm thời gian báo trước là 9.443.750 đồng. Bồi thường cho anh số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 24.216.770 đồng. Phải trả tiền lãi suất tương ứng với số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 11.227.463 đồng.

11. Theo sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 03/4/2020 anh D yêu cầu Tòa án: Tuyên bố HĐLĐ số 1509041, phụ lục HĐLĐ số 56/2016 và phụ lục HĐLĐ số 1509041 vô hiệu phần ghi về “Tiền lương”. Yêu cầu Tòa án xác định tiền lương mà Công ty ĐV trả cho anh D theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ án.

12. Công ty có hành vi làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tài sản của Công ty bảo hiểm BSH Hải Phòng.

Trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện hợp pháp của bị đơn trình bày: Công ty xác nhận anh D vào làm việc, được ký HĐLĐ như đã nêu là đúng. Ngày 21/4/2016 trong khi anh D cùng với các công nhân khác trong tổ cơ điện đang sửa chữa hệ thống điện thì bị tai nạn. Sau khi anh D bị tai nạn, Công ty đã đưa anh D đi cấp cứu và đã thanh toán đầy đủ các chi phí điều trị cũng như đã trả đủ tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp cho anh D trong thời gian điều trị và đi làm. Đến tháng 7/2017, anh D có đơn xin thôi việc nên Công ty có QĐCDHĐLĐ đối với anh D và trả sổ BHXH cho anh D. Nay anh D có đơn khởi kiện, Công ty có quan điểm như sau: Công ty đã kiểm tra và phát hiện do sơ suất không đóng bảo hiểm cho anh D trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 cho đến tháng 3/2016 tổng cộng là 06 tháng. Công ty sẽ có trách nhiệm đóng cho người lao động số tiền trên cho BHXHHP để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Đối với yêu cầu thanh toán của anh D đối với những hóa đơn, chứng từ điều trị của anh D thì những chi phí này anh D chưa nộp cho Công ty và chưa yêu cầu Công ty thanh toán nên Công ty không biết. Nay anh D có yêu cầu, Công ty đồng ý thanh toán cho anh D phần chi phí điều trị thương tích là 14.318.000 đồng. Đối với tiền lương tháng 7/2017, anh D đi làm 7,5 ngày công và được Công ty thanh toán số tiền là 2.683.207 đồng nhưng do ngày 22/7/2017 anh D có đơn xin thôi việc và nghỉ việc luôn, do vậy Công ty chưa thanh toán cho anh D được khoản tiền lương này. Nay anh D yêu cầu, Công ty đồng ý thanh toán cho anh D khoản tiền lương này và tiền lãi chậm trả từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2020. Đối với các yêu cầu khởi kiện khác của nguyên đơn, bị đơn không đồng ý vì không có cơ sở, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là BHXHHP trình bày như sau: Anh Phạm Văn D (số sổ BHXH 3116044959) có quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN tại Công ty ĐV từ tháng 4/2016 đến hết tháng 7/2017. Với mức lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN do đơn vị đăng ký đóng cho anh Phạm Văn D trong các năm 2016 và 2017 là đúng quy định theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ - CP ngày 14/11/2015 và Nghị định số 153/2016/NĐ - CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp nếu xác định Công ty TNHH ĐV và anh D thuộc đối tượng phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 thì yêu cầu Tòa án buộc Công ty và anh D đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN theo đúng quy định. Sau  khi  các  bên  liên  quan  đóng  đủ  số  tiền  truy thu  BHXH,  BHYT,  BHTN, BHTNLĐ - BNN thì Cơ quan bảo hiểm sẽ xác nhận bổ sung quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN trên sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định hiện hành.

Những người làm chứng có mặt tại phiên tòa sơ thẩm: Các anh Nguyễn Hồng Q, Đào Văn T3, Đỗ Đại L và các chị Đỗ Thị Ánh T2, Dương Thị Ming N, Vũ Thị T1 khai phù hợp với những lời khai của mình có trong hồ sơ.

Với nội dung trên, Tòa án nhân dân huyện KT đã Căn cứ Điều 32; Điều 35, điểm d khoản 1 Điều 40; khoản 2 Điều 227, khoản 1, 3 Điều 228; khoản 2 Điều 229; khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 357, 468 Bộ luật Dân sự; Điều 90, Điều 91, Điều 111, Điều 114, Điều 115, Điều 126, Điều 142, Điều 144, Điều 145 Bộ luật Lao động; Điều 92, Điều 94 Luật BHXH năm 2006; Điều 42, Điều 43, Điều 86, Điều 89 Luật BHXH năm 2014; Điều 38, Điều 39, Điều 43, Điều 45, Điều 48, Điều 52 Luật ATVSLĐ; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014; Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015; Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; Nghị định 153/2016/NĐ - CP ngày 14/11/2016; Thông  tư  số 59/2015/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2015, xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể:

- Buộc Công ty ĐV phải đóng khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN - BNN của anh Phạm Văn D cho BHXHHP thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 số tiền: 6.885.450 đồng. Ngoài số tiền trên, Công ty ĐV còn phải chịu tiền lãi do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN với lãi suất theo quy định của pháp luật BHXH tương ứng với thời gian chậm đóng. Khoản tiền này được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

- Buộc Công ty TNHH phải thanh toán cho anh Phạm Văn D các khoản tiền sau: Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với anh D số tiền: 14.318.000 đồng. Tiền lương tháng 7/2017 và lãi suất chậm trả là: 3.465.496 đồng. Tổng cộng là 17.783.496 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Đình chỉ xét xử đối với các yêu cầu khởi kiện nguyên đơn rút yêu cầu tại phiên tòa như sau: Trả đủ tiền lương cho anh D trong thời gian anh D điều trị, phục hồi chức năng lao động từ ngày 19/4/2016 đến ngày 23/5/2017 và 10 ngày phục hồi chức năng lao động theo khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động là: 106.591.664 đồng. Trả tiền lương những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết là 11.410.000 đồng. Yêu cầu trả tiền lương tháng 6/2017. Yêu cầu về việc Công ty có hành vi làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tiền của Công ty bảo hiểm BSH Hải Phòng.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, lãi suất đối với khoản tiền chậm thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, nguyên đơn là anh D đã kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm số 01/2020/LĐ-ST ngày 17/6/2020 của Tòa án nhân dân huyện KT với lý do Bản án sơ thẩm đã có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, sai lầm trong việc đánh giá, sử dụng tài liệu, chứng cứ và áp dụng pháp luật; đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Nguyên đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày thống nhất trình bày: Về yêu cầu kháng cáo nguyên đơn kháng cáo toàn bộ phần yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết, còn phần Tòa án đình chỉ do nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thì không kháng cáo.

- Người đại diện hợp pháp của bị đơn trình bày: Công ty ĐV chỉ đồng ý trả anh D những khoản tiền theo phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm, Công ty không đồng ý trả thêm anh D khoản tiền nào khác vì sau khi anh D bị tai nạn, Công ty đã đưa anh D đi cấp cứu và đã thanh toán đầy đủ các chi phí điều trị cũng như đã trả đủ tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp cho anh D trong thời gian điều trị và đi làm, đã trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng cùng với tiền lương anh D được lĩnh trong những ngày nghỉ điều trị tai nạn lao động. Công ty đã phổ biến nội quy về an toàn lao động, nội quy Công ty và phát bảo hộ lao động cho người lao động theo đúng quy định. Khi anh D bị tai nạn lao động thì lỗi hoàn toàn do anh D vì không mặc bảo hộ và không đeo dây án toàn khi sửa điện trên cao. Đến nay anh D vẫn chưa nộp bản kết luận giám định suy giảm khả năng lao động để Công ty lập hồ sơ tai nạn lao động của anh D để gửi BHXHHP nên anh D chưa được nhận trợ cấp. Nếu anh D nộp Bản giám định mức suy giảm khả năng lao động Công ty sẽ làm Hồ sơ giử BHXH ngay.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là BHXHHP vắng mặt tại phiên tòa và có văn bản đề nghị vẫn giữ nguyên ý kiến tại giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và về nội dung kháng cáo:

- Về việc tuân theo pháp luật: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nguyên đơn, bị đơn đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.

- Về nội dung kháng cáo của nguyên đơn: Trên cơ sở kết quả của phần thủ tục h  i, tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, nghiên cứu tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và bản án sơ thẩm thấy:

Nội dung kháng cáo: Nguyên đơn cho rằng Bản án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có sai lầm trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ và áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra Bản án không khách quan, toàn diện, quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị tòa án xét xử lại theo trình tự phúc thẩm theo hướng: Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu.

Đối với nội dung kháng cáo và sau khi xem xét bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án và ý kiến kháng cáo của đương sự, Kiểm sát viên thấy như sau:

* Đối với nội dung kháng cáo cho rằng bản án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cho thấy việc xác định quan hệ pháp luật, tư cách tố tụng và người tham gia tố tụng đã đảm bảo đúng quy định pháp luật. Việc thu thập tài liệu chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn về cơ bản Tòa án sơ thẩm đã thu thập đầy đủ và đúng quy. Tòa án tiến hành mở phiên họp và công khai việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, ra thông báo và lập biên bản kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ đầy đủ. Các biên bản lấy lời khai nguyên đơn, bị đơn, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng đều đầy đủ. Thực hiện việc cấp, tống đạt các tài liệu tố tụng đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Phiên tòa sơ thẩm được thực hiện đúng quy định pháp luật theo Điều 32, 35, 40, 48, 68, 96, 97, 177, 203, 208-211 và Điều 220 BLTTDS.

Việc gửi Bản án sơ thẩm số 01/2020/LĐ-ST ngày 17/6/2020 cho nguyên đơn vào ngày 02/7/2020, Tòa án sơ thẩm đã vi phạm khoản 2 Điều 269 BLTTDS về thời hạn gửi bản án, quyết định “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan tổ chức cá nhân khởi kiện..”. Tòa án sơ thẩm cần rút kinh nghiệm đối với thiếu sót chậm giao bản án, quyết định cho đương sự, cá nhân khởi kiện. Tuy nhiên thiếu sót này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên đương sự.

* Đối với nội dung kháng cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật:

3.2.1  Về tố tụng:

Nguyên đơn là anh Phạm Văn D có ký Hợp đồng lao động với Công ty TNHH ĐV và làm việc tại nhà máy giày LD hoạt động trên địa bàn quận Dương Kinh. anh D có đăng ký HKTT tại địa chỉ: Thôn 5, xã KQ, huyện KT, anh khởi kiện yêu cầu trả các khoản tiền liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN và trợ cấp thôi việc đối với công ty TNHH ĐV nên thẩm quyền giải quyết sơ thẩm thuộc Tòa án nhân dân huyện KT là đúng quy định pháp luật theo Điều 32, Điều 35, điểm d khoản 1 Điều 40 của Bộ luật TTDS để thụ lý, giải quyết vụ án.

3.2.2  Về nội dung khởi kiện, nội dung kháng cáo

(1) Anh D yêu cầu Công ty TNHH ĐV bồi thường cho anh D số tiền trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, đóng thiếu từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017 là 24.216.770 đồng và lãi suất (theo sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 28/3/2020) hoặc 27.929.541 đồng và11.227.463 đồng tiền lãi (Luận cứ chứng minh Công ty trốn đóng BHXH, đóng BHXH thấp hơn quy định ngày 28/3/2020) là không có căn cứ (về số tiền chính xác, tại phiên tòa sẽ yêu cầu nguyên đơn xác định).

Bản án  chỉ  chấp  nhận  Buộc  Công  ty phải  đóng  tiếp  6  tháng (từ tháng 10/2015-tháng 3/2016) theo tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động với số tiền cụ thể là 6.885.450đ và số tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật.

Nội dung này của Bản án là có căn cứ bởi lẽ:

Tiền lương đóng BHXH phải căn cứ vào Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động”.

Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định: “Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo Hợp đồng lao động số 1509041 ngày 07/10/2015 ký kết giữa Công ty TNHH ĐV và anh Phạm Văn D xác định Mức lương chính hoặc tiền công tối thiểu là 3.317.000 đồng/ tháng, có hiệu lực từ ngày ký.

Theo Phụ lục Hợp đồng lao động số 56/2016/PLHĐ ngày 01/01/2016 ký kết giữa Công ty TNHH ĐV và anh Phạm Văn D xác định Mức lương chính hoặc tiền công  tối  thiểu  là  3.745.000  đồng/  tháng.  Thời  gian  thực  hiện  kể  từ  ngày 01/01/2016.

Theo Phụ lục Hợp đồng lao động số 1509041 ngày 02/01/2017 ký kết giữa Công ty TNHH ĐV và anh Phạm Văn D xác định Mức lương chính hoặc tiền công tối thiểu là 4.012.500 đồng/ tháng. Thời gian thực hiện kể từ ngày 02/01/2017.

Căn   cứ   Nghị   định   103/2014/NĐ-CP   11/11/2014,   ngày   Nghị   định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015, Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động. Căn  cứ  khoản  1  Điều  30  Thông  tư  số  59/2015/TT-BLĐTBXH  ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015 được tính dựa trên mức lương theo Hợp đồng lao động, từ tháng 01/2016 đến tháng 3/2016 được tính dựa trên mức lương và phụ cấp lương. Cụ thể:

Mức lương 2015 của anh D là: 3.317.000 đồng/ tháng.

Mức lương tối thiểu và phụ cấp anh D được hưởng năm 2016 như sau:

3.500.000 đồng + 3.500.000 đồng x 7% = 3.745.000 đồng.

Mức lương tối thiểu và phụ cấp anh D được hưởng năm 2017 như sau:

3.750.000 đồng + 3.750.000 đồng x 7% = 4.012.500 đồng.

Anh D cho rằng mức lương của anh phải có thêm 5% do anh làm việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo Danh sách danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định thì công việc của anh D không nằm trong Danh sách trên. Năm 2017, Công ty TNHH ĐV trả cho anh thêm 5% gọi là “phụ cấp nặng nhọc, độc hại” thì đó là chế độ chính sách của Công ty và có lợi cho người lao động nên được khuyến khích.

Căn cứ những quy định trên:

- Buộc Công ty TNHH ĐV phải đóng khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN của anh Phạm Văn D cho BHXH thành phố Hải Phòng như sau:

+ Tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2015: 03 tháng x 3.317.000 đồng x 32,5% = 3.234.075 đồng.

+ Tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2016: 03 tháng   x 3.745.000 đồng x 32,5% = 3.651.375 đồng.

Tổng cộng: 3.234.075 đồng + 3.651.375 đồng = 6.885.450 đồng.

- Ngoài số tiền trên, Công ty TNHH ĐV còn phải chịu tiền lãi do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN với lãi suất theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội tương ứng với thời gian chậm đóng.

Xét bảng lương thể hiện việc đã trích thu bảo hiểm của người lao động hay chưa, tuy nhiên phía nguyên đơn không cung cấp được bảng lương từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Tòa án sơ thẩm tuyên buộc bị đơn phải trả toàn bộ sốtiền này là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

* Theo Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội của anh Phạm Văn D do BHXH thành phố Hải Phòng cung cấp, từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017, Công ty TNHH ĐV đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho anh Phạm Văn D, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN đã thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong đó, mức lương Công ty TNHH ĐV đóng bảo hiểm cho anh D đã bao gồm mức lương tối thiểu vùng + 7% phụ cấp công việc đòi h  i lao động qua đào tạo, học nghề.

Đồng thời, như phân tích ở trên, mức lương và phụ cấp Công ty TNHH ĐV trả cho anh D theo các Phụ lục Hợp đồng năm 2016, 2017 đều thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Do vậy, yêu cầu của anh Phạm Văn D cho rằng từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017 Công ty TNHH ĐV đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho anh D thấp hơn quy định của pháp luật về BHXH không có cơ sở để chấp nhận.

Như vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của anh Phạm Văn D về việc yêu cầu Công ty TNHH ĐV bồi thường cho anh D số tiền trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, đóng thiếu từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017 là 24.216.770 đồng.

(2) Đối với yêu cầu thanh toán chi phí không nằm trong danh mục BHYT chi trả từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định là 14.318.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 thì trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động với người lao động là “Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đổi với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế". Những loại thuốc và chi phí không nằm trong danh mục chi phí BHYT chi trả, phía công ty đồng ý chi trả cho anh D với tổng số tiền là 14.318.000đ. Tòa án sơ thẩm chấp nhận sự tự nguyện của bị đơn là hoàn toàn phù hợp, đúng quy định pháp luật.

(3) Đối với yêu cầu trả tiền lương tháng 4/2016 đến tháng 5/2017 và 10 ngày phục hồi chức năng lao động với số tiền là 106.591.664 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm anh D xác nhận đã nhận đủ số tiền ghi trong bảng lương từ tháng 4/2016 đến tháng 6/2017 và xin rút yêu cầu khởi kiện này nên Tòa án sơ thẩm đình chỉ phần yêu cầu đã rút là có căn cứ đúng quy định pháp luật.

(4) Đối với khoản lương những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết với số tiền là 11.410.000 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm anh D xác nhận đã nhận đủ số tiền ghi trong bảng lương từ tháng 4/2016 đến tháng 6/2017 và xin rút yêu cầu khởi kiện này.

(5) Bồi thường cho anh D 20 tháng tiền lương là: 144.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ.

Căn cứ vào tài liệu mà Tòa án sơ thẩm đã tiến hành thu thập, lời khai của người làm chứng (Bl: 637, 464, 462, 295, 289, 290) cho thấy anh D đã được công ty cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động như gang tay, mũ cứng, dây đai an toàn, dây đai bảo hộ..nhưng trong khi làm việc anh D không sử dụng trang thiết bị được phát, như vậy có thể xác định lỗi do chính người lao động.

Theo khoản 4 Điều 145 của BLLĐ quy định về quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động: “Trường hợp do lỗi của người lao động   thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

Anh D bị tai nạn lao động do lỗi của chính anh D gây ra nên anh D sẽ được trợ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động, cụ thể như sau:

Thời điểm anh D bị tai nạn lao động là ngày 21/4/2016, do vậy, mức trợ cấp của anh D sẽ được tính theo tiền lương năm 2016.

Mức lương và phụ cấp lương 2016 của anh D là: 3.745.000 đồng/ tháng.

Mức trợ cấp ít nhất  = 40% x (1,5 tháng + (51% - 10%) x 0,4 tháng) = 40% x 17,9 tháng.

Như vậy, tổng số tiền anh D được công ty trợ cấp là:

40% x 17,9 x 3.745.000 đồng = 26.814.200 đồng.

Theo tài liệu chứng cứ trong hồ sơ và bảng lương do Công ty cung cấp thì hàng tháng Công ty đã chi trả khoản tiền trợ cấp từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017 cho anh D cùng việc chi trả lương. Cụ thể: Tổng số tiền trợ cấp là: 33.482.811 đồng (gồm tháng 5/2016: 3.115.750 đồng + tháng 6/2016: 3.035.000 đồng + tháng 7/2016:  3.035.000  đồng  +  tháng  8/2016:  3.243.000  đồng  +  tháng 9/2016: 3.035.000 đồng + tháng 10/2016: 3.035.000 đồng + tháng 11/2016: 3.035.000 đồng + tháng 12/2016: 2.792.961 đồng + tháng 3/2017: 2.690.000 đồng + tháng 4/2017: 3.170.500 đồng + tháng 5/2017: 3.295.600 đồng).

Số tiền trợ cấp này cao hơn mức trợ cấp tối thiểu theo quy định tại khoản 5 Điều  38  Luật  an  toàn  vệ  sinh  lao  động  là  33.482.811  đồng  -  26.814.200  = 6.668.611 đồng. Do vậy, yêu cầu của anh D không có căn cứ và không được chấp nhận.

Bản án sơ thẩm bác không chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện này là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.

(6) Trả khoản tiền lương tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ là 593.643.800 đồng. 

Khoản 2 Điều 145 BLLĐ quy định: “Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH”

Theo bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội huyện KT cung cấp thì anh D được Công ty TNHH ĐV đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017. Xét trường hợp của anh D đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội và được hưởng chế độ hàng tháng theo Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội. Việc chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động do Bảo hiểm xã hội chi trả. Anh D chưa nộp Biên bản giám định suy giảm khả năng lao động cho Công ty nên Công ty chưa làm hồ sơ đề nghị BHXH chi trả được. Do vậy, yêu cầu của anh D không có căn cứ nên không được chấp nhận. Tòa án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.

(7) Trả khoản tiền lương tháng 6, 7, 8 năm 2017 là 11.962.000 đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm anh D đã khai nhận đủ số tiền theo bảng lương tháng 6/2017, anh D tự nguyện rút yêu cầu khởi kiện này.

Đối với khoản tiền lương tháng 7/2017, anh D có đơn xin nghỉ việc vào ngày 22/7/2017, tại phiên tòa Công ty đã đồng ý thanh toán khoản tiền lương và lãi chậm trả theo quy định của pháp luật, chấp nhận sự tự nguyện của bị đơn.

Đối với khoản tiền lương tháng 8/2017 do anh D có đơn xin nghỉ việc vào ngày 22/7/2017 và đã nghỉ việc, ngày 05/8/2017 Công ty ra Quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với anh D, do vậy Công ty không thanh toán tiền lương tháng 8/2017 cho anh D là có căn cứ, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện này. Bản án sơ thẩm chấp nhận xem xét sự tự nguyện của bị đơn về tiền lương tháng 7/2017 và lãi suất chậm trả. Không chấp nhận trả tiền lương tháng 8/2017 là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

(8) Trả trợ cấp thôi việc cho anh D với số tiền là 9.443.750 đồng.

Anh D làm việc cho công ty từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2017 là 23 tháng. Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 16 tháng + 06 tháng đóng bổ sung tổng là 22 tháng, như vậy thời gian được tính trợ cấp thất nghiệp là 23 ngày. Theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/NĐ- CP ngày 12-01-2015 của Chính phủ thì "Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng l/2 năm…..." như vậy thời gian anh D không đủ để được hưởng trợ cấp thôi việc nên Tòa án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có căn cứ đúng quy định pháp luật.

(9) Trả cho anh D tiền chênh lệch khi hưởng BHXH một lần là 8.851.868 đồng và tiền lãi cho khoản chênh lệch hưởng BHXH một lần từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2020 là 1.770.374 đồng.

Anh D yêu cầu Công ty phải trả tiền chênh lệch đối với thời gian anh chưa đóng BHXH (từ tháng 10/2015 - tháng 3/2016) và khoản tiền mà công ty đóng thiếu  cho anh (từ tháng 4/2016 – tháng 7/2017) là không có căn cứ. Công ty đã đóng BHXH cho anh D theo mức tiền lương  theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này công ty đã đóng bổ sung và truy nộp số tiền còn đóng thiếu nên anh D có quyền yêu cầu BHXH thanh toán chế độ BHXH một lần đối với anh.

(10) anh D yêu cầu Tòa buộc Công ty:

- Hủy quyết định về chấm dứt HĐLĐ số 60 ngày 05/8/2017.

Anh D có đơn xin nghỉ việc vào ngày 22/7/2017. Công ty đã căn cứ vào đơn xin nghỉ việc để ban hành Quyết định chấm dứt HĐLĐ số 60 ngày 05/8/2017, do vậy đây không phải là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà hai bên cùng th  a thuận chấm dứt hợp đồng, nên Tòa án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có căn cứ đúng quy định pháp luật.

- Trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày anh không được làm việc từ ngày 05/8/2017 đến ngày 05/4/2020 tạm tính là 249.315.000 đồng

Do hai bên cùng th a thuận chấm dứt HĐLĐ từ ngày 05/8/2017 vậy nên không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.

 11) Tuyên bố HĐLĐ số 1509041, phụ lục hợp đồng số 56/2016 và PLHĐ 1509041 vô hiệu phần ghi về “tiền lương”.

Công ty áp dụng mức lương tại các HĐLĐ và phụ lục HĐLĐ đã ký giữa anh D và công ty là đúng quy định pháp luật, vậy nên không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.

(12) Công ty có hành vi làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tiền của công ty bảo hiểm BSH Hải Phòng.

Tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện này và Tòa án sơ thẩm đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu khởi kiện nguyên đơn đã rút là đúng quy định pháp luật

Từ những phân tích nêu trên cho thấy Bản án sơ thẩm không vi phạm pháp luật, xem xét căn cứ kết quả giải quyết các phần yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và đúng quy định pháp luật. Kháng cáo của nguyên đơn về việc để nghị hủy án và vi phạm tố tụng, đánh giá chứng cứ không khách quan toàn diện là không có căn cứ, do đó đề nghị HĐXX căn cứ khoản 1 Điều 308 BLTTDS bác toàn bộ yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa.

- Về thủ tục tố tụng:

[1] Về thẩm quyền và quan hệ pháp luật: Đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ, tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Về việc xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng: Tòa án đã triệu tập hợp lệ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là BHXH Hải Phòng nhưng vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai và đã có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và một số người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[3] Về nội dung kháng cáo của nguyên đơn: Theo đơn kháng cáo nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nhưng tại phiên tòa nguyên đơn khẳng định chỉ kháng cáo phần yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết, không kháng cáo phần tòa án đình chỉ do nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện. Vì vậy, Hội đồng xét xử không xem xét phần phần quyết định của Bản án Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ do nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện.

- Về nội dung:

[4] Xét yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn về các yêu cầu khởi kiện, cụ thể:

[5] Về quá trình giao kết HĐLĐ: Ngày 07/9/2015, anh Phạm Văn D và Công ty TNHH ĐV ký hợp đồng học nghề có thời hạn 01 tháng từ ngày 07/9/2015 đến

06/10/2015 tại địa điểm Nhà máy giầy  LD thuộc Công ty TNHH  ĐV. Ngày 07/10/2015, anh D và Công ty có ký kết HĐLĐ số 1509041 ngày 07/10/2015, thời hạn là 36 tháng từ ngày 07/10/2015 đến ngày 06/10/2018. Sau đó ký tiếp các Phụ lục HĐLĐ số 56/2016/PLHĐ ngày 01/01/2016 và phụ lục HĐLĐ số 1509041 ngày 02/1/2017. Các HĐLĐ và phụ lục HĐ được hai bên ký kết tự nguyện, không bị ép buộc, phù hợp quy định pháp luật nên buộc các bên phải thực hiện.

[6] Xét yêu cầu buộc Công ty phải bồi thường cho anh D số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 24.216.770 đồng và tiền lãi suất tương ứng với số tiền trốn đóng, đóng thiếu  BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là 11.227.463 đồng (theo bảng tính lãi tính từ ngày 10/2015 đến tháng 7/2020):

[6.1] Căn cứ mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 10/2015 đến tháng

12/2015 được tính dựa trên mức lương theo HĐLĐ, từ tháng 01/2016 đến tháng

3/2016 được tính dựa trên mức lương và phụ cấp lương. Cụ thể: Mức lương 2015 của anh D là: 3.317.000 đồng/tháng. Mức lương và phụ cấp lương 2016 của anh D là: 3.745.000 đồng/tháng (bao gồm mức lương tối thiểu vùng + 7% phụ cấp công việc đòi h  i lao động qua đào tạo, học nghề). Do Công ty có lỗi nên buộc Công ty TNHH ĐV phải đóng khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN của anh Phạm Văn D cho BHXHHP như sau: Tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2015: 03 tháng x 3.317.000 đồng x 32,5% = 3.234.075 đồng; Tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2016: 03 tháng x  3.745.000  đồng  x  32,5%  =  3.651.375  đồng.  Tổng  cộng:  3.234.075  đồng  + 3.651.375 đồng = 6.885.450 đồng. Ngoài số tiền trên, Công ty TNHH ĐV còn phải chịu tiền lãi do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN với lãi suất theo quy định của pháp Luật BHXH tương ứng với thời gian chậm đóng.

[6.2] Theo Bản quá trình đóng BHXH của anh Phạm Văn D do BHXHHP cung cấp, từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017, Công ty đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho anh Phạm Văn D, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN đã thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014. Trong đó, mức lương Công ty đóng bảo hiểm cho anh D đã bao gồm mức lương tối thiểu vùng + 7% phụ cấp công việc đòi h i lao động qua đào tạo, học nghề. Cụ thể: Mức lương và phụ cấp lương năm 2016 của anh D là: 3.745.000 đồng/tháng (bao gồm mức lương tối thiểu vùng + 7% phụ cấp công việc đòi h  i lao động qua đào tạo, học nghề).Mức lương và phụ cấp lương 2017 của anh D là: 4.012.500 đồng/tháng (bao gồm mức lương tối thiểu vùng + 7% phụ cấp công việc đòi h  i lao động qua đào tạo, học nghề). Do vậy, yêu cầu của anh Phạm Văn D cho rằng từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017 Công ty đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho anh D thấp hơn quy định của pháp luật về BHXH không có cơ sở để chấp nhận.

[7] Chấp nhận sự tự nguyện th  a thuận của Công ty và anh D tại phiên tòa sơ thẩm về việc Công ty thanh toán khoản chi phí không nằm trong danh mục do Bảo hiểm y tế chi trả đối với anh D từ khi sơ cấp cứu đến khi điều trị ổn định là 14.318.000 đồng.

[8] Xét yêu cầu Công ty ĐV phải bồi thường cho anh D 20 tháng tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ là 144.000.000 đồng:

[8.1] Tòa sơ thẩm đã căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như nội quy lao động; quy định về việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, bảng kê khai bảo hộ lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động ngày 23/4/2016; biên bản điều tra tai nạn lao động ngày 21/4/2016…Cho thấy anh D đã được Công ty cấp phát trang thiết bị phục vụ công việc đầy đủ: Mũ cứng, găng tay bảo hộ, giầy bảo hộ, găng tay da bò lộn, dây đai an toàn, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, dây đai bảo hộ… nhưng trong khi làm việc anh D không sử dụng trang thiết bị được phát. Mặt khác, theo lời khai của những người làm chứng là anh Đoàn Văn KT, anh Bùi Quang C, anh Vũ Trọng T đều là công nhân tổ cơ điện có mặt trực tiếp hôm xảy ra tai nạn lao động, chị Nguyễn Thị Thu H là y tá của Công ty thì khi xảy ra tai nạn không thấy anh D mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Như vậy, xác định nguyên nhân để xảy ra tai nạn lao động là do lỗi chính của người lao động.

[8.2] Theo khoản 4 Điều 145 của Bộ luật Lao động quy định về quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động: “Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”. Theo khoản 5 Điều 38 Luật ATVSLĐ thì trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động thì phải “Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”. Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 38 Luật ATVSLĐ “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%”. Như vậy số tháng lương anh D được trợ cấp là: 1,5 tháng tiền lương + [(51% - 10%) x 0,4 tháng tiền lương] = 17,9 tháng tiền lương. Mức lương để tính trợ cấp căn cứ vào khoản 10 Điều 38 Luật ATVSLĐ bao gồm “Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”. Anh D bị tai nạn lao động vào ngày 21/4/2016 nên mức lương áp dụng để tính bồi thường cho anh D là lương năm 2016. Theo phụ lục HĐLĐ số 56/2016/PL - HĐ ngày 01/01/2016 ký giữa Công ty và anh Phạm Văn D thì mức lương anh D được hưởng là 3.745.000 đồng và không có phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác. Như vậy, mức bồi thường anh D được hưởng là: 3.745.000 đồng x 40% x17,9 tháng = 26.814.200 đồng.

[8.3] Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì Công ty đã bồi thường khoản tiền này vào tiền lương hàng tháng trả cho anh D, cụ thể: Tháng 5/2016: 3.115.750 đồng; tháng 6/2016: 3.035.000 đồng; tháng 7/2016: 3.035.000 đồng;  tháng  8/2016:  3.243.000  đồng;  tháng  9/2016:  3.035.000  đồng;  tháng 10/2016:  3.035.000  đồng;  tháng  11/2016:  3.035.000  đồng;  tháng 12/2016: 2.792.961 đồng; tháng 3/2017: 2.690.000 đồng; tháng 4/2017: 3.170.500 đồng; tháng 5/2017: 3.295.600 đồng, tổng cộng là 33.482.811 đồng. Như vậy, Công ty đã bồi thường thừa cho  anh  D số tiền là 33.482.811 đồng  - 26.814.200 đồng = 6.668.611 đồng. Công ty không có yêu cầu gì về số tiền đã bồi thường thừa cho anh D. Do vậy không chấp nhận yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn.

[9] Xét yêu cầu trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo khoản 4 Điều 39 Luật ATVSLĐ (anh D tính thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng đến khi anh 70,9 tuổi), trả một lần số tiền là: 593.643.800 đồng:

[9.1] Theo khoản 4 Điều 39 Luật ATVSLĐ quy định: “Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo th  a thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động”. Theo sổ bảo hiểm xã hội và bản ghi quá trình đóng BHXH do BHXH huyện KT cung cấp thì anh D được Công ty ĐV đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017. Xét trường hợp của anh D đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 43 Luật BHXH và được hưởng chế độ hàng tháng theo Điều 47 Luật BHXH. Việc chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động do Bảo hiểm xã hội chi trả.

[9.2] Theo quy định tại khoản 9 Điều 38 Luật ATVSLĐ thì Công ty có trách nhiệm “Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này”. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo Điều 104 Luật BHXH năm 2014 gồm: “Sổ BHXH; Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động”.

[9.3] Do anh D không cung cấp biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa nên Công ty chưa làm được hồ sơ đầy đủ để BHXH thực hiện việc chi trả cho anh D theo Điều 106 Luật BHXH năm 2014. Việc anh D trình bày “Công ty chưa bao giờ yêu cầu hoặc hướng dẫn tôi nộp Biên bản giám định” mâu thuẫn với lời khai tại biên bản lấy lời khai của anh D “Nguyên đơn có nộp bản sao kết quả giám định y khoa thành phố cho nhân viên y tế của Công ty nhưng không nhớ nộp thời điểm nào và cũng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh”. Chị Nguyễn Thị Thu H cán bộ y tế của Công ty đã trình bày: Sau khi anh D điều trị xong thì Phòng y tế có yêu cầu anh D đi giám định tai nạn lao động thì anh D có nói là để anh D tự đi giám định tại Hội đồng y khoa thành phố, sau đó anh D có về thông báo chi phí giám định và chi phí phát sinh giám định cho chị Hà, chị đã nhận tiền của Công ty để chi trả đầy đủ cho anh D và cũng không lập biên bản giao nhận tiền cho anh D. Sau đó chị Hà đã yêu cầu anh D nộp kết quả giám định y khoa thành phố nhưng anh D không nộp cho để chị nộp lại cho Công ty, việc yêu cầu anh D giao nộp chị cũng yêu cầu bằng miệng chứ không ghi văn bản cụ thể.

[9.4] Tại phiên tòa phúc thẩm Công ty ĐV bảo lưu ý kiên nếu anh D nộp Bản giám định khả năng lao động thì Công ty sẽ hoàn tất hồ sơ đề nghị  hưởng trợ cấp tai nạn lao động cho anh D gửi BHXHHP để giải quyết theo quy định.

[9.5] Vì vậy, anh yêu cầu Công ty phải thanh toán khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật ATVSLĐ là 593.643.800 đồng là không có căn cứ nên không được chấp nhận.

[10] Xét yêu cầu trả cho anh D tiền lương trong các tháng 6, 7, 8/2017 là 11.962.000 đồng: Đối với tiền lương tháng 6/2017, tại phiên tòa sơ thẩm anh D thừa nhận đã nhận đủ lương theo bảng lương do Công ty cung cấp đến tháng 6/2017 và anh D tự nguyện rút yêu cầu khởi kiện này, việc rút yêu cầu này của N đơn là tự nguyện và hợp pháp nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận. Đối với tiền lương tháng 7/2017: Tháng 7/2017 anh D đi làm 7,5 ngày, sau đó nghỉ việc riêng và đến ngày 22/7/2017 anh D có đơn xin nghỉ việc, tại phiên tòa anh D cũng công nhận tháng 7/2017 anh có đi làm và việc Công ty chấm công theo bảng chấm công Công ty đã nộp cho Tòa án là đúng. Do vậy, Công ty TNHH ĐV đã tính lương cho anh D tháng 7/2017 = 2.683.207 đồng (gồm (tiền lương 4.028.000 đồng + tiền sản lượng 830.000 đồng + tiền tăng ca 2.600.000 đồng)/ 26 ngày x 7,5 ngày + tiền độc hại 201.400 đồng + tiền cơm 49.000 đồng + tiền thưởng khác 368.000 đồng), Công ty thừa nhận chưa thanh toán cho anh D khoản tiền lương này và nay anh D khởi kiện thì Công ty đồng ý thanh toán khoản tiền lương này và lãi chậm trả theo quy định của pháp luật từ tháng 8/2017 cho đến hết tháng 6/2020. Xét đây là sự tự nguyện của bị đơn và hợp pháp nên Hội đồng xét xử chấp nhận buộc Công ty phải thanh toán cho anh D số tiền lãi là 2.683.207 x 35 tháng x 0,833%/tháng = 782.289 đồng. Tổng cộng Công ty phải thanh toán cho anh D tiền gốc và tiền lãi của lương tháng 7/2017 là: 2.683.207 + 782.289 = 3.465.496 đồng. Đối với tiền lương tháng 8/2017: Do ngày 22/7/2017 anh D có đơn xin thôi việc và đã nghỉ việc, anh D không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh mình vẫn tiếp tục đi làm, do vậy Công ty không thanh toán tiền lương tháng 8/2017 cho anh D là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện này của N đơn là đúng.

[11] Xét yêu cầu trả trợ cấp thôi việc cho anh D theo quy định tại khoản 1

Điều 48 của Bộ luật lao động là 9.443.750 đồng: Thời gian thực tế anh D làm việc cho Công ty nhưng không được đóng BHTN là từ ngày 07/9/2015 đến ngày

30/9/2015 (23 ngày - chưa đủ 01 tháng) nên chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc. Do vậy, không chấp nhận yêu cầu này của anh D.

[12] Xét yêu cầu trả anh D tiền chênh lệch khi hưởng BHXH một lần là

8.851.868 đồng và tiền lãi cho khoản chênh lệch hưởng BHXH một lần từ tháng

8/2018 đến tháng 7/2020 là 1.770.374 đồng: Anh D yêu cầu Công ty phải trả tiền chênh lệch đối với thời gian anh chưa được đóng BHXH từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 và khoản tiền bảo hiểm mà Công ty đóng thiếu cho anh từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017 là không có căn cứ. Vì đối với thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 do Công ty TNHH ĐV chưa đóng bảo hiểm cho anh D, nay buộc Công ty phải truy nộp số tiền đóng BHXH cho anh. Do vậy, sau khi Công ty đóng bổ sung đối với khoảng thời gian này thì anh D có quyền yêu cầu Cơ quan BHXH thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với anh D. Đối với khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017: Như phân tích tại mục [6], Công ty đóng bảo hiểm cho anh D theo mức tiền lương đúng theo quy định của pháp luật nên không có căn cứ cho rằng Công ty đóng bảo hiểm cho anh D thiếu. Vì vậy, anh D yêu cầu Công ty trả tiền chênh lệch khi hưởng BHXH một lần cho anh là không có căn cứ để chấp nhận.

[13] Theo đơn sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 28/3/2020 anh D còn yêu cầu Tòa án buộc Công ty phải: Hủy quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động số 60 ngày 05/8/2017 của Giám đốc Nhà máy giầy LD; Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày anh không được làm việc từ ngày 05/8/2017 đến ngày 05/4/2020 tạm tính là 249.315.000 đồng; Phải trả bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế cho anh tạm tính là 54.493.000 đồng; Phải trả 03 tháng tiền lương là 22.665.000 đồng; Trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động là 3.777.500 đồng; Bồi thường cho anh do vi phạm thời gian báo trước là 9.443.750 đồng; Bồi thường cho anh số tiền trốn đóng, đóng thiếu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN là 24.216.770 đồng; Phải trả tiền lãi suất tương ứng với số  tiền  trốn  đóng,  đóng  thiếu  BHXH,  BHYT,  BHTN,  BHTNLĐ  -  BNN  là 11.227.463 đồng. Xét việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa anh D và Công ty TNHH ĐV thuộc trường hợp “Hai bên th  a thuận chấm dứt hợp đồng”. Do vậy, yêu cầu bổ sung của anh D không có căn cứ và không được chấp nhận.

[14] Theo sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 03/4/2020 anh D yêu cầu Tòa án: Tuyên bố hợp đồng lao động số 1509041, phụ lục HĐLĐ số 56/2016 và phụ lục hợp đồng lao động số 1509041 vô hiệu phần ghi về “Tiền lương”; Yêu cầu Tòa án xác định tiền lương mà Công ty trả cho anh D theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử xét mức lương tối thiểu Công ty ĐV trả cho anh D theo các phụ lục hợp đồng năm 2016, 2017 đều thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Do vậy, yêu cầu của anh D không có căn cứ nên không được chấp nhận.

[15] Phần quyết định của Bản án sơ thẩm đình chỉ xét xử đối với các yêu cầu khởi kiện N đơn rút yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm, N đơn không kháng cáo nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[16] Từ phân tích trên Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của N đơn, căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự giữ N nội dung quyết định của Bản án Lao động sơ thẩm, nhưng cần điều chỉnh lại phần tuyên kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của N đơn vì N đơn có mặt tại phiên tòa cho phù hợp quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[17] Về án phí lao động: Căn cứ Điều 147, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự; căn cứ Điều 26, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[17.1] Án phí lao động sơ thẩm: Công ty TNHH ĐV phải chịu 533.504 đồng án phí lao động sơ thẩm. Miễn án phí lao động sơ thẩm cho anh Phạm Văn D

[17.2] Án phí lao động phúc thẩm: Anh Phạm Văn D là người lao động, Nđơn không phải chịu án phí lao động phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 32, Điều 35, điểm d khoản 1 Điều 40, khoản 2 Điều 244, Điều 296, Điều 297, khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Căn cứ Điều 357, 468 Bộ luật Dân sự;

Căn cứ Điều 90, Điều 91, Điều 111, Điều 114, Điều 115, Điều 142, Điều 144, Điều 145 của Bộ luật Lao động; Điều 92, 94 Luật BHXH năm 2006; Điều 42, Điều 43, Điều 86, Điều 89 Luật BHXH năm 2014; Điều 38, Điều 39, Điều 43, Điều 45, Điều 48, Điều 52 Luật an toàn vệ sinh lao động; Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014;  Nghị  định 122/2015/NĐ-CP   ngày 14/11/2015; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015; Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; Nghị định 153/2016/NĐ - CP ngày 14/11/2016; Thông tư số 59/2015/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2015, xử:

Căn  cứ  Điều  26, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí của Tòa án;

Xử: Không chấp nhận kháng cáo của N đơn; giữ N Bản án sơ thẩm.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của N đơn, cụ thể:

- Buộc Công ty TNHH ĐV phải đóng khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN - BNN của anh Phạm Văn D cho BHXH thành phố Hải Phòng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 số tiền: 6.885.450 (Sáu triệu, tám trăm tám mươi lăm nghìn, bốn trăm năm mươi) đồng. Ngoài số tiền trên, Công ty TNHH ĐV còn phải chịu tiền lãi do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN với lãi suất theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội tương ứng với thời gian chậm đóng. Khoản tiền này được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

- Buộc Công ty TNHH ĐV phải thanh toán cho anh Phạm Văn D các khoản tiền sau: Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với anh D số tiền: 14.318.000 đồng. Tiền lương tháng 7/2017 và lãi suất chậm trả là: 3.465.496 đồng. Tổng cộng là 17.783.496 (Mười bảy triệu, bảy trăm tám mươi ba nghìn, bốn trăm chín mươi sáu) đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Đình chỉ xét xử đối với các yêu cầu khởi kiện N đơn rút yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm như sau:

- Trả đủ tiền lương cho anh D trong thời gian anh D điều trị, phục hồi chức năng lao động từ ngày 19/4/2016 đến ngày 23/5/2017 và 10 ngày phục hồi chức năng lao động theo khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động là: 106.591.664 đồng.

-  Trả  tiền  lương  những  ngày  nghỉ  hàng  năm,  nghỉ  lễ,  nghỉ  tết  là 11.410.000 đồng.

- Yêu cầu trả tiền lương tháng 6/2017. 

- Yêu cầu về việc Công ty có hành vi làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tiền của Công ty bảo hiểm BSH Hải Phòng.

Về án phí:

- Án phí lao động sơ thẩm: Công ty TNHH ĐV phải chịu 533.504 đồng án phí lao động sơ thẩm. Miễn án phí lao động sơ thẩm cho anh Phạm Văn D

- Án phí lao động phúc thẩm: Anh Phạm Văn D không phải chịu án phí lao động phúc thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án Dân sự thì người được thi hành, người phải thi hành án có quyền th  a thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

836
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2020/LĐ-PT ngày 12/09/2020 về tranh chấp về bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động

Số hiệu:07/2020/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành:12/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về