Bản án 06/2018/HS-PT ngày 15/05/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 06/2018/HS-PT NGÀY 15/05/2018 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Trong ngày 15-5-2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 09/2018/TLPT-HS ngày 15-3-2018, đối với bị cáo Vũ Tiến A và các bị cáo khác. Do có kháng cáo của các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2018/HS-ST, ngày 05-02-2018 của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1. Vũ Tiến A, sinh năm 1983, tại Kon Tum; nơi đăng ký HKTT: Thôn 8, xã Đ.U, huyện Đ.H, tỉnh K.T; chỗ ở hiện nay: Thôn 1B, xã Đ.U, huyện Đ.H, tỉnh K.T; nghề nghiệp: Công chức cấp xã; trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Vũ Tiến C. và bà Mai Thị H.; có vợ tên Vũ Thị Huyền T. và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo được tại ngoại. (Có mặt).

2. Vũ Tiến T, sinh năm 1994, tại Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn 8, xã Đ.U, huyện Đ.H, tỉnh K.T; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Vũ Tiến H. và bà Lê Thị H.; có vợ tên Nguyễn Thị Thu T.; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo được tại ngoại. (Có mặt).

3. Trương Sỹ N, sinh năm 1992, tại Quảng Bình; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn 4, xã Đ.U, huyện Đ.H, tỉnh K.T; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trương Sỹ Q và Bùi Thị H; có vợ là Nguyễn Thị Nhân D. và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo được tại ngoại. (Có mặt).

- Người tham gia tố tụng khác có kháng cáo:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum; địa chỉ: 302 P.Đ.P, thành phố K.T, tỉnh K T. Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn Đ. Chức vụ: Giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Hoàng Minh T; địa chỉ: 157 Phan Chu Trinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Văn bản ủy quyền ngày 14-5-2018). (Có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khi biết Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum (viết tắt: Công ty) có nhu cầu cưa hạ một số cây gỗ Gòn, gỗ Phay để trồng mới cà phê tại khu vực trại bò nằm trong diện tích đất nông nghiệp của Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum cho thuê đất thuộc khoảnh 4, tiểu khu 345, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, Trương Sỹ N đã hỏi mua và được phía Công ty đồng ý bán. Ngày 12-6-2017, N đến nhờ Vũ Tiến A (lúc này đang là Trưởng Công A xã Đăk Ui) làm thủ tục, giấy tờ khai thác, vận chuyển lâm sản. A đề nghị N để A và Vũ Tiến T cùng tham gia làm chung thì được N đồng ý; sau đó cả 03 bàn bạc và đi đến thống nhất: N và T sẽ thỏa thuận ký hợp đồng mua bán gỗ với Công ty; N chịu trách nhiệm vận chuyển gỗ và được hưởng 40% lợi nhuận, T có nhiệm vụ tìm người cùng T cưa hạ gỗ, quản công và được hưởng 30% lợi nhuận, A nhận trách nhiệm lo giấy tờ, thủ tục khai thác, tìm kiếm nơi tiêu thụ lâm sản và được hưởng 30% lợi nhuận; gỗ khai thác sẽ được vận chuyển về tập kết tại kho của anh Phạm Văn Thịnh tại thôn 7A, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Sáng ngày 13-6-2017, T và N đến gặp ông Lê Văn Đ (Là Giám đốc Công ty) thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán số 02/HĐMB/17 do T đứng tên người mua, nội dung hợp đồng thể hiện: T mua của Công ty 30m3 gỗ Phay, gỗ Gòn với giá 10.000.000 đồng, vị trí khai thác tại khu vực trại bò trong diện tích đất của Công ty (vị trí khai thác đã được ông Lê Văn Đ chỉ cho N trước đó). Sau khi ký hợp đồng, T đã T toán đủ tiền cho Công ty rồi đem hợp đồng về đưa cho A cất giữ. Chiều cùng ngày T và N thuê anh Nguyễn Văn B (thôn 1B, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà) cưa hạ, cắt khúc 2 cây gỗ Phay ở khu vực trại bò với giá thuê 2.000.000 đồng. Sau đó anh Bằng đến nhà anh A Hào (thôn 1A, xã Đăk Ui) thuê A H đi phụ cưa với giá 100.000 đồng/ngày công. Sáng ngày 14-6-2017, anh B, A H mang cưa xăng vào khu vực trại bò cưa hạ, cắt khúc 2 cây gỗ Phay; khi 2 cây gỗ Phay được cưa hạ, thấy gỗ bị sâu bọng, không lấy làm sập (phản) được, gỗ lấy được không đủ khối lượng nên T và N điện thoại báo cho A biết. Tối cùng ngày, A, T và N tập trung tại nhà A cùng thỏa thuận, thống nhất mua thêm để khai thác vượt khối lượng thể hiện trong hợp đồng để bù lại số lượng gỗ không lấy được của hợp đồng số 02/HĐMB/17 ngày 13-6-2017. Ngày 15-6-2017, N chở T vào khu vực thác đá thuộc khoảnh 4 tiểu khu 345, xã Đăk Ui thăm dò bãi gỗ để khai thác theo sự phân công của A trước đó; sau khi thăm dò bãi gỗ, N điều khiển xe máy cày cùng T vận chuyển 1 chuyến gỗ về để ở kho của anh Thịnh.

Ngày 16-6-2017, A đến trụ sở Công ty gặp ông Đề đặt vấn đề mua thêm gỗ, ông Đề đồng ý bán thêm 10m3 gỗ chủng loại gỗ Mỡ, Xoan và Chò Xót tại khu vực trại chăn nuôi của Công ty với giá 5.000.000 đồng, bên mua được khai thác trong diện tích được bên A bàn giao; sau khi thống nhất các điều khoản, ông Đề làm hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17 để tên người mua là Vũ Tiến T; A đã thanh toán cho Công ty số tiền 3.000.000 đồng, số tiền 2.000.000 đồng còn lại sẽ thanh toán sau. Mặc dù chưa được bên Công ty bàn giao diện tích khai thác, nhưng khoảng 18 giờ 30 cùng ngày, A, N và T tập trung tại nhà A cùng bàn bạc, thống nhất thuê anh B cưa gỗ. Khi N gọi anh B đến thì A lấy 02 bản hợp đồng mua bán gỗ với Công ty đưa cho anh Bằng xem để anh Bằng yên tâm nhận lời đi cưa gỗ thuê. Hai bên thống nhất: giá 1m3 gỗ tròn là 350.000 đồng, giá 1m3 gỗ xẻ hộp là 400.000 đồng, những cây có đường kính dưới 35cm thì để tròn, những cây có đường kính trên 35cm hoặc bị cạnh khế không đều thì xẻ hộp. Từ nhà A về, T đã ghé nhà A Th (thôn 7B, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà) thuê A Thuận đi xẻ hộp với giá 300.000 đồng ngày công thì được A Thuận đồng ý.

Từ ngày 17-6-2017 đến ngày 20-6-2017, anh Bằng, A H mang cưa xăng đến khu vực Nghĩa Địa thuộc lô 20, khoảnh 4, tiểu khu 345, xã Đăk Ui cưa hạ tổng cộng 19 cây gỗ, trong đó một số cây đã được cắt khúc, xẻ hộp và vận chuyển gỗ ra khỏi hiện trường; T đã cưa hạ tại khu vực Thác Đá thuộc lô 20 và lô 25, khoảnh 4, tiểu khu 345, xã Đăk Ui tổng cộng 08 cây gỗ, trong đó một số cây đã bị cắt khúc, xẻ hộp và vận chuyển gỗ ra khỏi hiện trường. Ngoài nhiệm vụ cưa hạ gỗ, T còn phụ giúp N vận chuyển gỗ về bãi tập kết; đối với A Th tham gia xẻ hộp gỗ cho T trong 2 ngày tại khu vực trại bò và Thác Đá; riêng đối với N từ ngày 15-6-2017 đến ngày 21-6-2017 đã vận chuyển tất cả 06 chuyến gỗ ra khỏi hiện trường, cụ thể: 03 chuyến với khối lượng 11,898m3 gỗ tròn về tập kết tại kho của ông Phạm Văn Th, 01 chuyến với khối lượng 5,310m3 gỗ xẻ về gửi tại nhà anh Vũ Tiến Chờ (trú tại thôn 8, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà), 02 chuyến với khối lượng 11,552m3 gỗ quy tròn giấu tại Dốc Đỏ thuộc khoảnh 7, tiểu khu 347, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà.

Đến ngày 20-6-2017, Vũ Tiến A nộp hồ sơ xin khai thác, tận dụng cây gỗ trên đất trang trại cho Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân xã đã phân công Kiểm lâm địa bàn chủ trì phối hợp với cán bộ địa chính xã và Ban Công an xã kiểm tra thực địa, phát hiện tại khu vực Nghĩa Địa thuộc lô 20, khoảnh 4, tiểu khu 345, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà có một số cây gỗ bị cưa hạ. Hạt kiểm lâm huyện Đăk Hà phối hợp với Công an huyện Đăk Hà điều tra đã xác định được Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T đã thuê người cưa hạ 21 cây gỗ các loại gồm Lòng mang, Chò xót,... Sau khi Hạt kiểm lâm huyện Đăk Hà khởi tố vụ án, cơ quan Điều tra Công an huyện Đăk Hà phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan chuyên môn tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định vị trí, tọa độ các cây gỗ bị cưa, tiến hành kiểm tra khối lượng gỗ, trưng cầu giám định nhóm gỗ bị khai thác đã xác định được khu vực khai thác là khu vực rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất mà Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà giao cho hộ gia đình ông A Bơi và Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui quản lý, bảo vệ. Tổng khối lượng gỗ khai thác là 21 cây là 34,033m3 (quy ra gỗ tròn), thuộc các loại gỗ nhóm III, V, VI (Trâm tỉa; Lòng mang, Chò xót, Chẹo tía, Bằng ng, Giẻ đỏ, Nọng heo, XoA đào...).

Tại kết luận định giá tài sản số 35/KL-ĐGTS ngày 02-10-2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Đăk Hà kết luận: 45 lóng gỗ tròn từ nhóm III đến nhóm VI với khối lượng là 19,905m3, trị giá 54.750.100 đồng; 14 hộp gỗ xẻ từ nhóm V đến nhóm VI với khối lượng 8,830m3, trị giá 28.894.400 đồng. Tổng giá trị tài sản: 83.644.500 đồng.

Bản cáo trạng số: 01/CT-VKS ngày 08-12-2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà đã truy tố các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Vũ Tiến A từ 12 đến 18 tháng tù; bị cáo Trương Sỹ N từ 11 đến 17 tháng tù; bị cáo Vũ Tiến T từ 10 đến 16 tháng tù.

Với nội dung trên, Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2018/HS-ST, ngày 05-02-2018 của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà đã quyết định:

Tuyên bố các bị cáo; Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

- Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999; Điều 20; Điều 33; điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay quy định tại Điều 17; Điều 38; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015); Áp dụng Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội.

+ Xử phạt bị cáo Vũ Tiến A 09 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

+ Xử phạt bị cáo Vũ Tiến T 07 tháng tù, thời hạn chấp hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

- Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 20; Điều 33; điểm b, h, p khoản 1 Điều 46; Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay quy định tại Điều 17; Điều 38; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015); Áp dụng Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội.

+ Xử phạt bị cáo Trương Sỹ N 08 tháng tù, thời hạn chấp hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

- Về vật chứng của vụ án: Áp dụng điểm a, b, c khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):

- Trả lại ông Lê Thanh Đ 01 xe máy cày, nhãn hiệu Mitshubishi 5501D, màu xanh. Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 01 máy cưa xăng, nhãn hiệu STIHL đã qua sử dụng (không có lam và xích), 01 máy cưa xăng, nhãn hiệu GL 5900 đã qua sử dụng (không có lam và xích) và toàn bộ khối lượng gỗ đã thu giữ là 34,033m3.

- Buộc Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp tỉnh Kon Tum phải nộp Ngân sách Nhà nước số tiền thu lợi bất chính do bán gỗ là 13.000.000 đồng. Sung công quỹ Nhà nước số tiền các bị cáo đã nộp, mỗi bị cáo 2.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Hà để khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo của những người tham gia tố tụng, theo đúng quy định của pháp luật.

- Ngày 12-02-2018, bị cáo Vũ Tiến A có đơn kháng cáo với các nội dung:

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công An huyện Đăk Hà có vi phạm về thời hạn khởi t bị can, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật T tụng hình sự năm 2003;

+ Khi ký kết hợp đồng mua bán s 02/HĐMB/17 ngày 13-6-2017 và Hợp đồng mua bán s03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017, Công ty c phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum không thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 dẫn đến việc các bị cáo phạm tội, còn Công ty c phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum đã nhận đủ tiền nhưng không giao đúng, đủ s g vn không bị khởi t.

+ Các cơ quan tiến hành tố tụng tại cấp sơ thm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với người đã chặt hạ cây. Hội đồng xét xử sơ thm không áp dụng khoản 4 Điều 153 Bộ luật T tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền khởi t vụ án hình sự;

+ Xin được hưởng hình phạt “Cải tạo không giam giữ”.

Ngày 12-02-2018, bị cáo Trương Sỹ N có đơn kháng cáo với các nội dung:

+ Khi ký kết Hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017, Công ty cphần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum không thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 dn đến việc các bị cáo phạm tội, còn Công ty c phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum đã nhận đủ tin nhưng không giao đúng, đủ s g vn không bị khởi t.

+ Các cơ quan tiến hành t tụng tại cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với người đã chặt hạ cây. Hội đồng xét xử sơ thẩm không áp dụng khoản 4 Điều 153 Bộ luật T tụng hình sự năm 2015 về thm quyn khởi t vụ án hình sự;

+ Xin được hưởng hình phạt “Cải tạo không giam giữ”.

- Ngày 12-02-2018, bị cáo Vũ Tiến T có đơn kháng cáo với các nội dung:

+ Khi ký kết Hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017, Công ty c phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum không thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, đã nhận đủ tiền nhưng không giao đúng, đủ s g dẫn đến việc các bị cáo khai thác không đúng vị trí, địa điểm, nhưng Công ty c phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum vn không bị khởi tố;

+ Các cơ quan tiến hành tố tụng tại cấp sơ thm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với người đã chặt hạ cây. Hội đồng xét xử sơ thẩm không áp dụng khoản 4 Điều 153 Bộ luật T tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền khởi t vụ án hình sự;

+ Số gỗ bị cáo đã khai thác có tổng khối lượng chưa đến 10m3 nên Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà xử phạt bị cáo mức án 07 tháng tù là quá nặng;

+ Xin được hưởng hình phạt “Cải tạo không giam giữ”.

- Ngày 28-02-2018, bị cáo Vũ Tiến A và bị cáo Vũ Tiến T có đơn bổ sung kháng cáo; ngày 01-3-2018, bị cáo Trương Sỹ N có đơn bổ sung kháng cáo cùng nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng thêm Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 cho các bị cáo được hưởng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999.

- Ngày 18-02-2018, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án - Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum có đơn kháng cáo phần quyết định của bản án sơ thẩm buộc Công ty phải nộp Ngân sách Nhà nước số tiền 13.000.000 đồng, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy phần quyết định xử lý vật chứng của bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Các bị cáo - Vũ Tiến A, Vũ Tiến T, Trương Sỹ N giữ nguyên các nội dung đã kháng cáo, đồng thời bổ sung thêm nội dung kháng cáo cho rằng, các bị cáo không phạm tội “Vi phạm quy định các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, bị cáo A xin hưởng hình phạt “Cảnh cáo”. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án - Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum vẫn giữ nguyên kháng cáo.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum phát biểu quan điểm giải quyết vụ án:

+ Đối với kháng cáo của các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T: Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà xét xử các bị cáo về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999, là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Mức án mà cấp sơ thẩm tuyên phạt đối với các bị cáo là phù hợp, không nặng. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên mức hình phạt đối với các bị cáo.

Những vấn đề khác mà các bị cáo kháng cáo cũng không có cơ sở, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận.

+ Về kháng cáo của Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum: Trong số tiền 13.000.000 đồng mà các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T đã giao cho Công ty có 3.000.000 đồng được T toán theo Hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017: Xét hợp đồng này có liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo, khoản tiền 3.000.000 đồng được các bị cáo sử dụng làm phương tiện phạm tội. Do vậy, cấp sơ thẩm buộc Công ty nộp ngân sách Nhà nước số tiền này là đúng pháp luật. Riêng đối với số tiền 10.000.000 đồng được giao theo Hợp đồng mua bán số 02/HĐMB/17 ngày 13-6-2017 thấy rằng: Hành vi phạm tội của các bị cáo Vũ Tiến An, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T không liên quan đến hợp đồng này, nên bản án sơ thẩm buộc Công ty phải nộp ngân sách Nhà nước số tiền 10.000.000 đồng vừa nêu là không có cơ sở. Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa án sơ theo hướng như vừa phân tích.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tội danh: Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N thừa nhận hành vi của các bị cáo cùng nhau bàn bạc, ký hợp đồng, khai thác gỗ đúng như nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà đã truy tố và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà đã xét xử. Tuy nhiên, các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại vị trí các cây gỗ đã bị các bị cáo khai thác. Xét thấy: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã nhiều lần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà....) để tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định vị trí, số lượng các cây gỗ bị cưa hạ. Việc xác định vị trí, số lượng cây gỗ này được thực hiện với sự hỗ trợ của phương tiện máy móc hiện đại là máy định vị GPS GASMIN 78S và có sự chứng kiến của các bị cáo Vũ Tiến T và bị cáo Trương Sỹ N. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, các bị cáo đều thừa nhận vị trí các cây gỗ bị cưa hạ là đúng như vị trí do các cơ quan chuyên môn xác định. Nay, các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T, Trương Sỹ N đề nghị xác định lại vị trí cây gỗ nhưng không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, nên không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T cho rằng: Các bị cáo không phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” vì theo tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV Thông tư 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC, ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao thì chủ thể của tội này phải là chủ rừng. Cấp phúc thẩm thấy: Tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV Thông tư 19 điều chỉnh đối với loại rừng trồng và rừng khoanh nuôi tái sinh, còn diện tích rừng mà các bị cáo đã khai thác trái phép là rừng tự nhiên thuộc loại rừng sản xuất nên thuộc đối tượng điều chỉnh tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần IV Thông tư 19 vừa nêu, không phải như các bị cáo viện dẫn.

Tại phiên tòa phúc thẩm cả 03 bị cáo còn khai: Việc các bị cáo thuê người chặt hạ các cây gỗ trong vụ án là do có sự chỉ vị trí khai thác của ông Lê Văn Đ - Giám đốc Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum. Với nội dung này, Hội đồng xét xử thấy: Tại hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện ông Lê Văn Đ đã chỉ cho các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T khai thác đối với 21 cây gỗ trong vụ án. Lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (bút lục 256, 427 - bị cáo A; bút lục 333, 335, 338 - bị cáo N; bút lục 296, 297, 442 - bị cáo T) và tại phiên tòa sơ thẩm đều khẳng định tất cả các cây gỗ đều do các bị cáo tự ý cưa hạ khi chưa được ông Lê Văn Đề chỉ vị trí. Và, ngay trong các đơn kháng cáo, Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T, cũng một lần nữa xác nhận, việc các bị cáo phạm tội là do sau khi ký hợp đồng, phía Công ty đã không tiến hành bàn giao vị trí khai thác gỗ. Như vậy, việc các bị cáo khai ông Lê Văn Đ chỉ vị trí các cây gỗ, là không có cơ sở chấp nhận.

Bị cáo Vũ Tiến T kháng cáo cho rằng: Số gỗ bị cáo đã khai thác có tổng khối lượng chưa đến 10m3 nên Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà xử phạt bị cáo mức án 07 tháng tù là quá nặng. Xét thấy: Đây là vụ án mang tính đồng phạm giản đơn, trước khi thực hiện việc khai thác gỗ trái phép, các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T đã có sự trao đổi, thống nhất về việc mua bán gỗ; cả 03 đã cùng nhau chọn vị trí khai thác gỗ trước và sau khi ký hợp đồng mua bán gỗ với Công ty vào ngày 16-6-2017. Việc khai thác trái phép tổng cộng 34,033m3 gỗ trong vụ án được các bị cáo thống nhất cùng thực hiện. Bởi vậy, cả 03 bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T phải cùng chịu chung hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo. Tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Tiến T (cũng như hai bị cáo còn lại) dựa trên cơ sở tổng khối lượng gỗ (34,033m3), là đúng pháp luật.

Từ các phân tích trên, có đủ cơ sở xác định: Ngày 16-6-2017, Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N đã ký hợp đồng mua bán gỗ số 03/HĐMB/17 (do Vũ Tiến T đại diện đứng tên) với Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum (Viết tắt: Công ty). Sau đó, mặc dù chưa được Công ty bàn giao vị trí, diện tích khai thác, nhưng từ ngày 17-6-2017 đến ngày 20-6-2017, các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N vừa trực tiếp vừa thuê người khác đến khu vực thuộc lô 20 và lô 25, khoảnh 4, tiểu khu 345, xã Đăk Ui (là loại rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất mà Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà giao cho hộ gia đình ông A Bơi và Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui quản lý, bảo vệ) cưa hạ 21 cây gỗ với tổng khối lượng là 34,033m3 (quy tròn), thuộc các nhóm III, V, VI.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC, ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11-11-2013 của Chính phủ, hành vi trên của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N đã phạm vào tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” quy định tại điểm khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999. Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà xét xử các bị cáo về tội danh vừa nêu là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[2] Về mức hình phạt của các bị cáo: Mặc dù trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử ở cấp sơ thẩm, các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T đều thật thà khai báo, biết ăn năn hối cải về việc làm của bản thân; tự nguyện nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả; mặt khác, các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (nên mỗi bị cáo được hưởng 03 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, h, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999). Ngoài ra, bị cáo Vũ Tiến A có bố đẻ được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì, bản thân bị cáo trong quá trình công tác được tặng nhiều Giấy khen, nên bị cáo A được hưởng thêm 02 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999; bị cáo T có ông nội được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì nên được hưởng thêm 01 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tuy nhiên, xét hành vi phạm tội của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo đều là người có trình độ học vấn và nhận thức được rằng, việc tự ý khai cây gỗ rừng tự nhiên khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép là việc làm vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm. Nhưng, với bản tính hám lợi, coi thường pháp luật, Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N đã cố ý thực hiện hành vi dẫn đến phạm tội. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái, xâm phạm về quyền quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng của Nhà nước. Do vậy, cần có một mức án nghiêm mới có tác dụng giáo dục người phạm tội, đồng thời cũng nhằm để răn đe, phòng ngừa chung.

Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà đã đánh giá đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng và hậu quả của tội phạm, xác định đúng vị trí, vai trò và nhân thân của từng bị cáo; các quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã áp dụng với mỗi bị cáo là đầy đủ, có căn cứ pháp luật. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn thấy rằng, khối lượng gỗ do các bị cáo khai thác trái phép là 34,033m3, tức ở mức cao được quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999. Bởi vậy, mức án 09 tháng tù đối với bị cáo Vũ Tiến A, 08 tháng tù đối với bị cáo Trương Sỹ N và 07 tháng tù đối với bị cáo Vũ Tiến T, như bản án sơ thẩm tuyên phạt là phù hợp, không nặng. Việc buộc các bị cáo phải chịu hình phạt tù có thời hạn là cần thiết trong tình hình loại tội phạm có liên quan lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tại cấp phúc thẩm: Các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T không nêu ra được lý do xin giảm nhẹ phù hợp, cũng không có thêm tình tiết giảm nhẹ nào mới hoặc chưa được cấp sơ thẩm áp dụng. Mặt khác, trong giai đoạn từ sau khi xét xử sơ thẩm đến tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T đều có đơn kháng cáo và các văn bản, ý kiến thể hiện sự quanh co, chối tội, đổ lỗi cho người khác (cho rằng các bị cáo không phạm tội, đổ lỗi cho hành vi phạm tội của bị cáo là do phía Công ty đã không chỉ vị trí khai thác, có lúc lại khẳng định việc các bị cáo khai thác gỗ trái phép là do Công ty chỉ không đúng vị trí; yêu cầu khởi tố những người khác...). Điều này chứng minh, các bị cáo không thực sự thành khẩn khai báo, thiếu ăn năn, hối cải về việc làm sai trái của bản thân. Do đó, không có cơ sở chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng hình phạt “Cải tạo không giam giữ”, “Cảnh cáo” của Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T.

[3] Bị cáo Vũ Tiến A còn kháng cáo cho rằng: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công A huyện Đăk Hà có vi phạm về thời hạn khởi tố bị can, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Xét thấy: Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02-8-2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) chỉ quy định về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Đây không phải là quy định của pháp luật về khởi tố bị can. Trong vụ án này, hành vi phạm tội của Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N được phát hiện vào ngày 22-6-2017, đến ngày 11-7-2017 Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, là đúng quy định về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo điều luật vừa nêu.

Về việc khởi tố bị can: Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Khi có đủ căn cứ đ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi t bị can”. Điều luật này không quy định về thời hạn khởi tố bị can. Bởi vậy, sau quá trình điều tra xác định các bị cáo đã thực hiện tội phạm, vào các ngày 04-10-2017, 01-11-2017, Cơ quan điều tra Công an huyện Đăk Hà ra quyết định khởi tố bị can đối với 03 bị cáo, là phù hợp quy định của pháp luật.

[4] Về nội dung kháng cáo của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N cho rằng: Các cơ quan tiến hành tố tụng tại cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với những người đã trực tiếp chặt hạ cây; không khởi tố đối với Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum. Hội đồng xét xử sơ thẩm không áp dụng khoản 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

+ Đối với anh Nguyễn Văn B và anh A H - Là những người trực tiếp cưa hạ các cây gỗ vật chứng trong vụ án. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện: Anh B chỉ là người được Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N thuê cưa hạ cây gỗ. Tại thời điểm thuê, A đã cho anh B xem 02 hợp đồng mua bán gỗ được ký kết giữa bị cáo Vũ Tiến T và Công ty vào ngày 13-6-2017 và ngày 16-6-2017, A cũng khẳng định việc cưa gỗ là hoàn toàn hợp pháp, có đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật. Như vậy, anh B hoàn toàn không bàn bạc, không thể biết về hành vi khai thác gỗ của các bị cáo là trái pháp luật, nên hành vi của anh B không cấu thành tội phạm. Anh A H là người được anh B thuê làm phụ cưa, cũng không biết việc làm vi phạm pháp luật của các bị cáo, nên không có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự anh A H.

+ Riêng anh A T là người được bị cáo Vũ Tiến T thuê cưa bổ các cây gỗ thành gỗ hộp. Các cây gỗ do anh Thuận cưa bổ đều nằm trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum.

+ Đối với Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum: Các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T yêu cầu xem xét khởi tố Công ty vì cho rằng, sau khi ký hợp đồng phía Công ty đã không bàn giao diện tích, vị trí khai thác dẫn đến việc các bị cáo khai thác gỗ không đúng vị trí và phạm tội. Hội đồng xét xử thấy nội dung kháng cáo này là không có cơ sở chấp nhận vì: Lời khai của các bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm thể hiện: Trước khi đến thương lượng, ký hợp đồng mua bán gỗ với Công ty (ngày 16-6-2017), vào ngày 15-6-2017, bị cáo A đã phân công cho bị cáo N và bị cáo T vào khu vực thác đá thuộc khoảnh 4 tiểu khu 345, xã Đăk Ui thăm dò bãi gỗ để khai thác. Ngày 16-6-2017, ngay sau khi vừa ký xong Hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17, mặc dù chưa được Công ty bàn giao diện tích khai thác, các bị cáo đã lập tức thuê người tiến hành khai thác các cây gỗ mà không đợi hoặc yêu cầu Công ty phải bàn giao vị trí khai thác. Như vậy, việc chọn vị trí, cây gỗ để khai thác đã được các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T chủ động bàn bạc, xác định từ trước mà không phụ thuộc vào việc bàn giao vị trí từ bên bán là Công ty.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, không có cơ sở xác định, khối lượng gỗ do các bị cáo khai thác trái phép trong vụ án, là do Công ty bàn giao, chỉ vị trí khai thác cho các bị cáo. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không có quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Với những nhận định ở trên đủ để khẳng định, các cơ quan tiến hành tố tụng tại cấp sơ thẩm không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum, là đúng pháp luật.

Do trong vụ án, ngoài các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N, không còn có ai khác thực hiện tội phạm, nên Hội đồng xét xử sơ thẩm không thể khởi tố vụ án hình sự theo khoản 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

[5] Đối với kháng cáo của Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum về việc không chấp nhận quyết định của bản án sơ thẩm tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước số tiền 13.000.000 đồng:

Nội dung vụ án thể hiện: Vào các ngày 13-6-2017, 16-6-2017, Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum đã ký Hợp đồng số 02/HĐMB/17 và Hợp đồng số 03/HĐMB/17 bán cho Vũ Tiến T tổng khối lượng gỗ là 40m3. Nội dung của 02 hợp đồng này thể hiện: số gỗ mà Công ty bán cho T có vị trí nằm trong diện tích đất do Công ty quản lý, sử dụng, số tiền 13.000.000 đồng mà bản án sơ thẩm buộc Công ty nộp để sung quỹ Nhà nước là do các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N T toán cho Công ty trong việc mua bán gỗ theo 02 hợp đồng nêu trên.

Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xem xét trách nhiệm của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N trên cơ sở khối lượng gỗ 34,033m3 do các bị cáo khai thác trái phép (ngoài 02 hợp đồng mà các bị cáo đã ký với Công ty). Mặt khác, như đã phân tích ở trên, không có cơ sở xác định khối lượng gỗ này là do Công ty chỉ vị trí cho các bị cáo khai thác. Quan hệ giữa Công ty với 03 bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N trong việc mua bán gỗ theo Hợp đồng số 02/HĐMB/17 ngày 13-6-2017 và Hợp đồng số 03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017, là quan hệ dân sự, số tiền 13.000.000 đồng nêu trên không liên quan đến tội phạm, không phải là phương tiện phạm tội (mà chỉ là khoản tiền T toán trên cơ sở hợp đồng dân sự). Do vậy, bản án sơ thẩm buộc Công ty nộp lại số tiền này để sung quỹ Nhà nước là không có căn cứ pháp luật. Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước số tiền 3.000.000 đồng do các bị cáo T toán cho Công ty theo hợp đồng mua bán gỗ ngày 16-6-2017, cũng thiếu cơ sở. Cần chấp nhận nội dung kháng cáo của Công ty, sửa bản án sơ thẩm về phần này theo hướng không buộc Công ty nộp ngân sách Nhà nước số tiền 13.000.000 đồng nêu trên.

Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị, không liên quan đến kháng cáo, Hội đồng xét xử không xem xét.

[6] Về án phí phúc thẩm: Theo quy định của pháp luật, nội dung kháng cáo của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N không được chấp nhận nên các bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm; kháng cáo của Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum được chấp nhận nên người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355, điểm d khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH

[1] Không chấp nhận toàn bộ đơn kháng cáo của các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N.

Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2018/HS-ST, ngày 05-02-2018 của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà, phần quyết định về hình phạt đối với các bị cáo: Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N.

Tuyên bố: Các bị cáo Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 20; Điều 33; điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1999 (nay quy định tại Điều 17; Điều 38; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015); Áp dụng Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội.

- Xử phạt bị cáo Vũ Tiến A 09 (chín) tháng tù. Thời hạn chấp hình phạt tù tính từ ngày bị cáo thi hành án.

- Xử phạt bị cáo Vũ Tiến T 07 (bảy) tháng tù. Thời hạn chấp hình phạt tù tính từ ngày bị cáo thi hành án.

Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 20; Điều 33; điểm b, h, p khoản 1 Điều 46; Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1999 (nay quy định tại Điều 17; Điều 38; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015); Áp dụng Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội.

- Xử phạt bị cáo Trương Sỹ N 08 (tám) tháng tù. Thời hạn chấp hình phạt tù tính từ ngày bị cáo thi hành án.

[2] Chấp nhận toàn bộ đơn kháng cáo của Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum.

Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2018/HS-ST, ngày 05-02-2018 của Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà, phần quyết định xử lý vật chứng;

Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum không phải nộp ngân sách Nhà nước số tiền 13.000.000đ (Mười ba triệu đồng) do các bị cáo Vũ Tiến A, Trương Sỹ N và Vũ Tiến T T toán cho Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum theo Hợp đồng mua bán số 02/HĐMB/17 ngày 13-6-2017 và Hợp đồng mua bán số 03/HĐMB/17 ngày 16-6-2017, được ký kết giữa Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum với bị cáo Vũ Tiến T.

[3] Về án phí: Căn cứ điểm b, điểm h khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14  ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Buộc các bị cáo: Vũ Tiến A, Vũ Tiến T và Trương Sỹ N, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự phúc thẩm.

- Công ty cổ phần vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum không phải chịu án phí phúc thẩm.

* Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án (15-5-2018)./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

604
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 06/2018/HS-PT ngày 15/05/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:06/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:15/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về