TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
BẢN ÁN 06/2017/HSPT NGÀY 21,22/02/2017 VỀ CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Ngày 21 và 22 tháng 02 năm 2017 tại Trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 33/HSPT ngày 14 tháng 10 năm 2016 đối với bị cáo Nguyễn Đức T và đồng bọn. Do có kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D và Linh Trần N đối với bản án HSST số 18/2016/HSST ngày 31/08/2016 và các ngày 01, 05, 06/9/2016 của Toà án nhân dân huyện B- tỉnh Cao Bằng.
* Các bị cáo kháng cáo:
1. Nguyễn Đức T, tên gọi khác: Không; Sinh ngày 26 tháng 5 năm 1975;
Nơi ĐKHKTT: T 6, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ văn hóa: 12/12; Nghề nghiệp: Kế toán; Con ông: Nguyễn Văn K, sinh năm 1933 và bà: Nguyễn Thị H (đã chết năm 2003); Vợ: Nông Lữ H, sinh năm 1979; Nghề nghiệp: Kế toán; Con: có 01 con, sinh năm 2007. Tiền án, tiền sự: Không.
Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 23/7/2014, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng. Có mặt tại phiên tòa.
2. Nội Viết L, tên gọi khác: Không; Sinh ngày 09 tháng 10 năm 1963.
Nơi ĐKHKTT: Xóm N, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc: Tày; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Trình độ văn hóa: 12/12. Nghề nghiệp: Cán bộ xã. Con ông: Nội Viết S (đã chết năm 2008) và bà: Hoàng Thị V (đã chết năm 1983); Vợ: Nguyễn Thị P, Sinh năm 1962; Nghề nghiệp: Hưu trí. Con: Có 02 con (con lớn sinh năm 1988, con nhỏ sinh năm 1992). Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng từ ngày 21/11/2014. Tiền án, tiền sự: Không.
Bị tạm giam từ ngày 29/12/2015 đến ngày 19/01/2016 được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Hiện bị cáo đang chấp hành biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.
3. Đặng Tòn D, Tên gọi khác: Đặng Phụ T; Sinh ngày 08 tháng 3 năm 1984.
Nơi ĐKHKTT: Xóm T, xã K, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc: Dao đỏ; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Trình độ văn hóa: 12/12. Nghề nghiệp: Cán bộ xã. Con ông: Đặng Quầy M, sinh năm 1959 và bà Đặng Mùi S, sinh năm 1963; Vợ: Đặng Mùi C, sinh năm 1982. Con: có 02 con (con lớn sinh năm 2000, con nhỏ sinh năm 2003); Tiền án, tiền sự: Không.
Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 11/6/2015, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng. Có mặt tại phiên tòa.
4. Linh Trần N, Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 13 tháng 8 năm 1968.
ĐKHKTT: Tổ dân phố 2, thị trấn B, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc: Nùng; Tôn giáo: Không; Trình độ văn hóa: 12/12. Nghề nghiệp: Cán bộ xã. Con ông: Linh Văn K (đã chết). Con bà: Hoàng Thị D (đã chết). Vợ: Hoàng Thị Hồng H, sinh năm 1972. Con: có 01 con (sinh năm 2008). Tiền án, tiền sự: Không.
Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 18/11/2015, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Cao Bằng. Có mặt tại phiên tòa.
* Người bào chữa:
1. Luật sư Nguyễn Văn T, Công ty Luật TNHH F - Chi nhánh Hà Nội, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Bào chữa theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Đức T.
2. Luật sư Nguyễn Đ thuộc Văn phòng Luật sư Nguyễn Đ - Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng. Bào chữa theo yêu cầu của bị cáo Nội Viết L.
3. Luật sư Nguyễn Thị T thuộc Văn phòng Luật sư Nguyễn Thị T - Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng. Bào chữa theo yêu cầu của bị cáo Linh Trần N.
4. Luật sư Đinh Thị H thuộc Văn phòng Luật sư Đinh Thị H- Đoàn Luật sư tỉnh Cao Bằng. Bào chữa theo yêu cầu của bị cáo Đặng Tòn D.
Các luật sư đều có mặt tại phiên tòa.
* Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Cao Bằng, có ông Thẩm Thanh H, Chánh thanh tra nhà nước huyện B theo ủy quyền của Chủ tịch UBND Huyện B.
2. Ủy ban nhân dân xã K, Người đại diện: Ông Nguyễn Trung H, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã K - huyện B- tỉnh Cao Bằng.
3. Nông Thanh S, sinh năm 1986; Chủ tịch hội nông dân xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng. Có mặt.
4. Lý Triệu T, sinh năm 1986; Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng. Có mặt.
5. Chu Văn D, sinh năm 1974; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng. Có mặt.
6. Nông Quan Đ, sinh năm 1960; nguyên bí thư đảng ủy xã K nay đã nghỉ hưu. Nơi ĐKHKTT: Bản P - xã H -huyện B - tỉnh Cao Bằng. Có mặt.
7. Quan Văn T, sinh năm 1966; Phó Bí thư Đảng ủy xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng. Có mặt.
8. Lục Văn P, cán bộ nghỉ hưu. Nơi ĐKHKTT: Bản P - xã H -huyện B - tỉnh Cao Bằng. Vắng mặt.
NHẬN THẤY
Theo bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện B và bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân Huyện B, tỉnh Cao Bằng thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:
Trong chương trình 135 giai đoạn II, vào năm 2010 bị cáo Nguyễn Đức T được sự nhất trí của Nội Viết L đã lập hồ sơ, chứng từ khống về nội dung mua lợn đen và gia cầm hỗ trợ đến hộ dân trong xã K, bị cáo Đặng Tòn D là người điểm chỉ viết tên các hộ dân vào danh sách quyết toán và các nội dung về số tiền trong phiếu chi và được bị cáo Nội Viết L ký duyệt để quyết toán với Kho bạc Nhà nước huyện B rút số tiền là: 101.120.000đ,00 (Một trăm linh một triệu một trăm hai mươi nghìn) để hỗ trợ cho hộ dân trong xã. Nhưng khi quyết toán tiền với kho bạc Nhà nước huyện các bị cáo không thực hiện đến người dân, bị cáo L biết trước là không khả thi nhưng vẫn ký duyệt hồ sơ làm khống cho bị cáo T rút tiền về để trong quỹ, sau này chi tiêu thâm hụt.
Ngoài ra, T và N còn được thống nhất nhiều lần khác làm hồ sơ để quyết toán khống về việc tu sửa kênh mương và các công trình thủy lợi khác rút tiền về để trong quỹ xã và chia nhau, cụ thể:
Trong các năm 2010, 2011, 2012 Linh Trần N và Nguyễn Đức T đã thống nhất lập hồ sơ, chứng từ khống để rút với tổng số tiền là: 102.631.540đ (Một trăm linh hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn năm trăm bốn mươi đồng) để rút kinh phí của các năm từ 2009 đến 2012 để thực hiện tu sửa kênh mương thủy lợi.
Ngoài ra, Nội Viết L và Nguyễn Đức T còn lập hồ sơ, chứng từ khống để thanh toán tiền hỗ trợ mua bò giống cho người dân thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Cụ thể:
Trong các năm 2010, 2011, 2012 Nội Viết L và Nguyễn Đức T đã thống nhất lập hồ sơ, chứng từ khống để rút với tổng số tiền là: 197.344.000đ (Một trăm chín mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi bốn nghìn đồng) thuộc các lĩnh vực:
- Hỗ trợ mua bò giống cấp cho nông dân năm 2010 là: 58.782.000đ;
- Hỗ trợ mua bò giống cấp cho nông dân năm 2011 là: 107.364.000đ;
- Di dời nhà sạt lở là: 31.200.000đ.
Sau khi có kết luận của Thanh tra huyện về sai phạm của xã K về thực hiện các chương trình dự án thì tháng 10/2013 các bị cáo T và D đã lấy số tiền 78.000.000đ là tiền hoạt động của năm ngành đoàn thể của xóm đi nộp vào tài khoản Thanh tra để trả lại số tiền trên.
Số tiền của từng bị cáo cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và đồng phạm như sau:
- Nội Viết L với tổng số tiền là: 263.666.000đ.
- Nguyễn Đức T với tổng số tiền là: 375.863.540đ.
- Đặng Tòn D với tổng số tiền là: 179.120.000đ.
Về hành vi Tham ô tài sản:
Đối với khoản tiền cấp bù thủy lợi phí trong 4 năm tổng cộng là: 102.631.540đ (Một trăm linh hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn năm trăm bốn mươi đồng) để thực hiện việc tu sửa kênh mương thủy lợi. Bị cáo Linh Trần N thời điểm đó giữ chức vụ Phó chủ tịch, kiêm Trưởng ban Thủy nông xã, đã thống nhất với Nguyễn Đức T là kế toán, Đặng Tòn D là thủ quỹ lập hồ sơ, chứng từ khống để rút tiền về quỹ. Cụ thể như sau:
Ngày 31/12/2010 nhận tại phòng nông nghiệp huyện với số tiền 18.756.000đ và sử dụng số tiền đó để chia cho ban quản lý và các cán bộ xã theo tỷ lệ hệ số lương với tổng số tiền chi là: 15.002.000đ, số tiền còn lại chia cho mục đích khác của cơ quan. Cùng ngày 31/12/2010 cũng rút tại Kho bạc Nhà nước huyện số tiền 21.785.540đ, trong đó có tiền thủy lợi phí 18.785.540đ. Trong đó, 3.000.000đ là hỗ trợ người nghèo đã chi thực tế cho dân.
Năm 2011 cũng rút tại kho bạc với số tiền là: 29.432.000đ, sau khi rút được tiền về T đã lấy 6.000.000đ, số còn lại là 23.432.000đ D đã lấy chi tiêu.
Năm 2012 rút số tiền là: 35.658.000đ, sau khi rút tiền N biết các lần trước đã chi sai nên chỉ đạo để số tiền trong quỹ và không được chi.
Cũng trong các năm 2010 và 2011 Nguyễn Đức T hai lần lập chứng từ khống và được Nội Viết L nhất trí ký khống hóa đơn để rút tiền chi vào mục đích khác với số tiền lần thứ nhất là 2.035.000đ (hai triệu không trăm ba mươi lăm nghìn đồng); lần thứ 2 là 4.800.000đ (bốn triệu tám trăm nghìn đồng).
Ngoài ra, Nguyễn Đức T còn hai lần trực tiếp lấy tiền với thủ quỹ Đặng Tòn D và biết tiền trong quỹ là tiền chương trình 135 mà các bị cáo L chứng từ khống để rút tiền về để trong quỹ, lần thứ nhất: ngày 15/10/2010 T lấy 4.000.000đ; lần thứ hai: ngày 15/3/2011 T lấy 50.000.000đ, số tiền trên lấy về sử dụng vào việc xây nhà. Các lần ứng tiền đều không lập văn bản mà thủ quỹ chỉ ghi sổ tay riêng. Sau khi có kết luận thanh tra T đã nộp lại số tiền cho Thanh tra huyện.
Nội Viết L trong năm 2011 đã đồng ý ký khống chứng từ cho T rút số tiền 4.800.000đ để chi vào mục đích khác. Ngoài ra, Nội Viết L còn trực tiếp bốn lần ứng tiền với thủ quỹ D và biết số tiền trong quỹ là tiền chương trình 135 mà các bị cáo đã quyết toán khống rút tiền về để trong quỹ. Cụ thể:
- Lần thứ nhất: vào ngày 18/02/2011 ứng 5.000.000đ (năm triệu đồng);
- Lần thứ hai: vào ngày 26/12/2011 ứng 10.000.000đ (mười triệu đồng);
- Lần thứ ba: vào ngày 21/8/2012 ứng 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng).
- Lần thứ tư: vào ngày 27/8/2012 ứng 15.000.000đ (mười lăm triệu đồng).
Trong bốn lần ứng tiền trên, bị cáo L đều sử dụng riêng cho bản thân như sửa nhà, trả tiền cho công nhân khai thác đá, mua xe máy. Trong đó, số tiền 30.000.000đ ứng lần thứ ba của năm 2012 L đã trả lại cho thủ quỹ sau hai ngày ứng tiền. Còn đối với số tiền còn lại, sau khi thanh tra phát hiện thâm hụt tiền thì L mới trả lại tiền cho thủ quỹ.
Lần thứ 5: Tiền thủy lợi phí năm 2010, L được chia 1.969.000đ trong tổng số tiền 15.002.000đ đã chiếm đoạt. Nội Viết L là người ký giấy rút tiền nên phải chịu tổng số tiền chia này.
Đối với Đặng Tòn D đã trực tiếp mười lần khác nhau chiếm đoạt và cho L, T tạm ứng sai nguyên tắc tiền chương trình 135 giai đoạn II, cụ thể:
- Lần thứ nhất D được chia 560.000đ tiền thủy lợi phí trong tổng số tiền 15.002.000đ;
- Lần thứ hai: sau khi rút tiền từ kho bạc Nhà nước về D đã chiếm đoạt số tiền 23.432.000đ trong tổng số tiền 29.432.000đ;
- Lần thứ ba: năm 2013 trong quá trình điều tra bổ sung phát hiện số tiền 53.000.000đ là quỹ công đoàn, điện thắp sáng, phí môi trường, tổng kết Đảng và tiền ăn tết. D chỉ chứng minh được số tiền 26.000.000đ (tiền ăn tết, tiền tổng kết Đảng năm 2013 là 12.000.000đ và tiền phí môi trường là 14.000.000đ là chi hợp lệ; còn lại 27.000.000đ là tiền quỹ công đoàn, tiền điện thắp sáng không chứng minh được nên D phải chịu bồi thường số tiền này.
Ngoài ra, D còn tiếp tay cho T, L tạm ứng tiền sai nguyên tắc sáu lần với số tiền 88.800.000đ, cụ thể: T 03 lần 58.800.000đ; L 03 lần 30.000.000đ và số tiền D phải chịu 36.000.000đ tiền chênh lệch do T tạm ứng (Trong số tiền T tạm ứng 40.000.000đ do D ghi trong sổ tay bằng chữ là 4.000.000đ T không nhận).
Đối với Linh Trần N đã trực tiếp bốn lần làm hồ sơ khống rút tiền thủy lợi phí các năm 2010, 2011, 2012 với tổng số tiền là 102.631.540đ (Một trăm linh hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn năm trăm bốn mươi đồng) và có hai lần tham ô: Lần thứ nhất năm 2010 được chia số tiền 2.288.000đ tiền thủy lợi phí trong tổng số tiền 15.002.000đ; lần thứ hai năm 2011 biết là sai nguyên tắc vẫn cứ ký rút tiền về tiếp tay cho T, D chiếm đoạt số tiền 29.432.000đ. Ngoài số tiền N đã tham ô, số tiền 58.197.540đ không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự N về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng số tiền của từng bị cáo chiếm đoạt như sau:
- Nội Viết L sáu lần khác nhau chiếm đoạt với tổng số tiền là 49.802.000đ.
- Nguyễn Đức T năm lần khác nhau chiếm đoạt với tổng số tiền là 103.234.000đ.
- Đặng Tòn D mười lần khác nhau chiếm đoạt với tổng số tiền là 196.234.000đ.
- Linh Trần N hai lần chiếm đoạt với tổng số tiền là 44.434.000đ.
Hành vi của các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D và Linh Trần N đã bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử ở cấp sơ thẩm.
Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2016/HSST ngày 31/8/2016 và các ngày 01, 05, 06/9/2016 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Cao Bằng đã quyết định:
1. Tuyên bố:
- Các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".
- Bị cáo Linh Trần N phạm tội "Tham ô tài sản".
2. Về hình phạt:
- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165; điểm c, d khoản 2 Điều 278; điểm b, p Khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Đức T 02 (Hai) năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 06 (Sáu) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 08 (Tám) năm tù. Thời gian thi hành án được tính từ ngày bị cáo bị tạm giam 23/7/2014.
- Áp dụng khoản 1 Điều 165; điểm c khoản 2 Điều 278; điểm b, p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Nội Viết L 18 (Mười tám) tháng tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 05 (Năm) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 06 năm 06 tháng tù. Thời gian thi hành án được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình (Khi đi thụ hình bị cáo được tính trừ đi 22 ngày là thời gian bị cáo đã bị tạm giam tại công an Huyện B, tỉnh Cao Bằng).
- Áp dụng khoản 1 Điều 165; điểm c, d Khoản 2 Điều 278; điểm b, điểm p Khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Đặng Tòn D 01 (Một) năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 06 (Sáu) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 07 (Bảy) năm tù. Thời gian thi hành án được tính kể từ ngày tạm giam 11/6/2015.
- Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Linh Trần N 05 (Năm) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Thời gian thi hành án được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 18/11/2015.
3. Về trách nhiệm dân sự:
Áp dụng các Điều 305, 604, Điều 608 Bộ luật Dân sự:
Buộc các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho Ủy ban nhân dân xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng số tiền 78.000.000đ,00 (Bảy mươi tám triệu đồng). Trong đó bị cáo Nguyễn Đức T phải chịu bồi thường: 26.000.000đ,00 (Hai mươi sáu triệu đồng); bị cáo Đặng Tòn D phải chịu bồi thường: 26.000.000đ,00 (Hai mươi sáu triệu đồng); bị cáo Nội Viết L phải chịu bồi thường: 26.000.000đ,00 (Hai mươi sáu triệu đồng). Riêng bị cáo Đặng Tòn D phải chịu bồi thường cho Ủy ban nhân dân xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng số tiền 27.000.000đ đã chiếm đoạt không chứng minh được.
Bản án hình sự sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định cả 04 bị cáo đều kháng cáo. Cụ thể như sau:
- Ngày 15 tháng 9 năm 2016, bị cáo Nguyễn Đức T viết đơn kháng cáo với nội dung:
Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Ngày 19 tháng 9 năm 2016, bị cáo Nội Viết L viết đơn kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.
- Ngày 15 tháng 9 năm 2016, bị cáo Đặng Tòn D viết đơn kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bị cáo chỉ phạm tội tham ô ở khoản 1 Điều 278; bị cáo không gây thất thoát nên không nhất trí bồi thường.
- Ngày 15 tháng 9 năm 2016, bị cáo Linh Trần N viết đơn kháng cáo với nội dung: Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và xem xét trả lại cho bị cáo số tiền 15.000.000đ.
Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo đã khai nhận và cùng người bào chữa đưa ra các căn cứ của việc kháng cáo như sau:
1, Bị cáo Nguyễn Đức T giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo và trình bày
* Đối với tội Tham ô tài sản: Bị cáo chỉ được tham ô 2.288.000đ, thuộc khoản 1 Điều 278 BLHS. 54.000.000đ là tiền bị cáo tạm ứng chứ không có ý định chiếm đoạt.
- Toàn bộ số tiền thâm hụt, chi sai nguyên tắc bị cáo chỉ sai ở chỗ rút tiền về quỹ xã theo chỉ đạo mà không phải người làm thất thoát;
- Bản án sơ thẩm bỏ lọt tội phạm là ông Đ và ông L vì giữ tiền của xã, buộc bị cáo bồi thường 26.000.000đ là oan.
- Số tiền 125.340.000đ đã xác định được người làm thiệt hại nhưng bắt bị cáo liên đới bồi thường là sai.
* Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Bị cáo không phạm tội này vì không có hành vi làm thất thoát tiền. Việc quản lý tiền trong quỹ thuộc trách nhiệm thủ quỹ. Đã cấp sổ quỹ tiền mặt và hướng dẫn thực hiện. Chi tiêu như thế nào do thủ quỹ chịu trách nhiệm.
2, Bị cáo Nội Viết L giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo và trình bày:
* Đối với tội Tham ô tài sản: Bị cáo chỉ ký duyệt chi chứng từ đối với số tiền 4.800.000đ T nói đã bỏ tiền ra trước, bị cáo không được cầm tiền và không được chiếm đoạt.
Số tiền 30.000.000 tạm ứng với D theo bị cáo là quan hệ vay mượn; có ghi sổ bị cáo có vay, có trách nhiệm trả chứ không có ý định chiếm đoạt và thực tế đã trả lại toàn bộ số tiền cho công quỹ. Xét xử tội tham ô là oan cho bị cáo và mức án quá nặng.
* Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Bị cáo không phạm tội này vì đi học không quản lý cơ quan thường xuyên, bị cáo T đã lập hồ sơ chứng từ khống, bị cáo D cấp phát tiền cho dân không hết bị cáo không chỉ đạo. Số tiền 78 triệu của đoàn thể do D và T tự đem nộp thanh tra bị cáo không biết nên buộc bị cáo bồi thường là không đúng.
3, Bị cáo Đặng Tòn D giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo và trình bày như sau:
* Đối với tội Tham ô tài sản:
+ Không nhất trí hình phạt 06 năm tù đối với tội tham ô tài sản vì không được tham ô số tiền 195.000.000đ. Bị cáo chỉ được chiếm đoạt 560.000đ thủy lợi phí. T chỉ đạo bị cáo đem tiền đến nhà T nhưng bị cáo không chứng minh được đã đưa 22.000.000đ cho N nên chịu trách nhiệm về 23.432.000đ trong số tiền 29.432.000đ. Đề nghị xét xử theo khoản 1 Điều 278 BLHS. Đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với tội tham ô tài sản.
Bị cáo là thủ quỹ, không được đào tạo nghiệp vụ, chỉ làm theo ý kiến của cấp trên là kế toán và chủ tịch UBND xã. Không tách được các khoản tiền có trong quỹ thuộc nguồn nào; khi chủ tịch, kế toán có yêu cầu là bị cáo xuất tiền. Bị cáo không biết thủ tục tạm ứng cần những giấy tờ gì. Sau khi cho tạm ứng bị cáo có đòi nhưng L và T nói chưa có tiền để trả. Tất cả những người khác bị cáo cho vay, cho tạm ứng đều đã trả khi có lương nhưng bị cáo chưa gạch sổ tay. Khẳng định chỉ có L và T sau khi thanh tra kết luận mới trả tiền.
+ Không nhất trí bồi thường 26.000.000đ và 27.000.000đ vì đã chi huấn luyện dân quân tự vệ 23.000.000đ; bị cáo không được xâm tiêu khoản tiền nào; số tiền 125.340.000đ là theo sự chỉ đạo của cấp trên chi cho việc may quần áo cho đại biểu HĐND, thăm ốm, thăm viếng...nên không nhất trí bồi thường.
Bị cáo công nhận trong quá trình nộp tiền cho cơ quan thanh tra, bị cáo đã trừ qua lương của những người được chia tiền thủy lợi phí đủ số tiền 15.002.000đ; đã trừ qua lương của bị cáo T số tiền chi tiếp khách 4.800.000đ và 2.035.000đ tiền in giấy chứng nhận gia đình văn hóa. Ngoài ra, T nộp tiền mặt 02 lần: 15 triệu và 90 triệu đồng; Bị cáo N nộp 15.000.000đ; bị cáo L nộp 30.000.000đ, bị cáo nộp 7.000.000 đồng. Số tiền còn lại bị cáo lấy trong quỹ của UBND xã K, sau khi T, L, N và bị cáo nộp tiền để khắc phục hậu quả thì đã trả lại quỹ và các đoàn thể nhưng vẫn còn78.000.000 là tiền được cấp cho các đòan thể.
- Bị cáo nhất trí đối với hình phạt của tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Bị cáo Linh Trần N giữ nguyên nội dung kháng cáo và trình bày:
Bị cáo thừa nhận hành vi tham ô tài sản nhưng cấp sơ thẩm xử phạt mức 05 năm tù là quá nặng, bị cáo chỉ chiếm đoạt số tiền 2.288.000đ. Số tiền này bị cáo đã bị trừ qua lương sau khi có kết luận thanh tra.
Đối với số tiền 29.432.000đ bị cáo không bàn bạc hay chỉ đạo, không được chiếm đoạt, không biết việc D và T chia nhau nên chỉ phạm tội thuộc khoản 1 Điều 278 BLHS, xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo. Sau khi thanh tra kết luận, bị cáo thấy có trách nhiệm trong việc gây thất thoát nên nộp 15.000.000đ. Đề nghị trả lại số tiền 15.000.000đ mà bị cáo đã nộp qua bị cáo D để khắc phục hậu quả sau khi kết thúc thanh tra.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Đại diện UBND xã K phát biểu: Đề ghị tòa án buộc các bị cáo phải trả lại 78.000.000đ kinh phí đã cấp cho các đoàn thể mà bị cáo D đem nộp vào tài khoản thanh tra để các đoàn thể hoạt động;
Số tiền huấn luyện dân quân hàng năm vẫn chi theo ngân sách được phân bổ. Theo chứng từ, Đặng Tòn D chi tiền vào tháng 4/2014 và đến tháng 5/2014 đã quyết toán bằng phiếu chi. Bị cáo D khai chi trước khi được cấp ngân sách là không đúng. Số tiền 125.340.000đ hiện nay không thể thu hồi được do đã chi thực tế cho các hoạt động của xã, trong đó một số khoản thăm viếng vượt quá mức quy định trong quy chế. Đề nghị xem xét phần dân sự theo quy định của pháp luật.
Đại diện UBND Huyện B phát biểu: Đối với khoản tiền 125.340.000đ đã chi thực tế có một số khoản chính đáng như may quần áo cho đại biểu Hội đồng nhân dân, tiếp xúc cử tri, chi cho các xóm đón tết...nay không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường số tiền này. Các khoản khác nếu khoản nào không đúng pháp luật thì yêu cầu hội đồng xét xử buộc bị cáo bồi thường.
Về mức hình phạt đối với các bị cáo án sơ thẩm xử có phần nặng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:
Bản án sơ thẩm tính số tiền các bị cáo phạm tội không chính xác, chưa trừ đi số tiền các bị cáo tham ô trong tổng số tiền rút về quỹ của UBND xã; xác định số tiền các bị cáo tham ô là: T: 67.088.000đ; L: 31.969.000đ; N 2.288.000đ (liên đới chịu 15.002.000đ); D: Chịu trách nhiệm hình sự 44.434.000đ; chịu trách nhiệm dân sự 23.932.000đ. Tính cả tiền hai bị cáo L và T tạm ứng thì tổng cộng các bị cáo tham ô số tiền: 125.337.000đ
Sau khi trừ đi số tiền còn lại khi thanh tra kiểm quỹ và số tiền tham ô thì số tiền các bị cáo phạm tội có ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Viện kiểm sát là 202.000.000đ. Các bị cáo đã nộp ngân sách đủ số tiền phạm tội của cả 2 tội. Bị cáo N nộp 15.000.000đ là nhiều hơn so với số tiền bị cáo phạm tội. Số tiền 78.000.000đ là tiền ngân sách cấp, các bị cáo đem nộp vào tài khoản thanh tra nên không gây thiệt hại. Đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của từng bị cáo phải hoàn trả nhà nước do cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo N chỉ tham ô số tiền 2.288.000đ còn số tiền 29.432.000đ chỉ có dấu hiệu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cố ý làm trái...Số tiền 125.340.000đ chi để phục vụ hoạt động cơ quan thì xã phải tự cân đối. Do số tiền bị cáo T, D, L phạm tội cố ý làm trái...chưa đến 300.000.000đ; bản án xét xử N tội tham ô tài sản theo khoản 2 Điều 278 BLHS và bị cáo T tội cố ý làm trái... theo khoản 2 Điều 165 BLHS là không có căn cứ.
Mỗi bị cáo đều có từ 2 đến 3 tình tiết giảm nhẹ nhưng bản án sơ thẩm xử phạt các bị cáo mức án như vậy là quá nghiêm khắc. Buộc các bị cáo bồi thường tiếp là không có căn cứ.
Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248 và khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự để sửa bản án sơ thẩm.
- Áp dụng điểm b, p Khoản 1 và 2 Điều 46; khoản 1 Điều 165, điểm c khoản 2 Điều 278 BLHS xử phạt bị cáo T 1 năm tù về tội "Cố ý làm trái..." và 03 đến 04 năm tù về tội Tham ô tài sản.
- Áp dụng điểm b, p, s Khoản 1 và 2 Điều 46; khoản 1 Điều 165, điểm c khoản 2 Điều 278 BLHS xử phạt bị cáo L 1 năm tù về tội "Cố ý làm trái..." và 02 đến 03 năm tù về tội "Tham ô tài sản".
- Áp dụng điểm b, p Khoản 1 và 2 Điều 46; khoản 1 Điều 165, điểm c khoản 2 Điều 278 BLHS xử phạt bị cáo D 1 năm tù về tội "Cố ý làm trái..." và từ 02 đến 03 năm tù về tội Tham ô tài sản.
- Áp dụng điểm b, p Khoản 1 và 2 Điều 46; khoản 1 Điều 278 BLHS xử phạt bị cáo Linh Trần N 02 năm tù về tội Tham ô tài sản.
Các Luật sư trình bày luận cứ bào chữa và các bị cáo đối đáp tại phần tranh luận như sau:
Bị cáo T không nhất trí ý kiến của đại diện Viện kiểm sát về tội "Cố ý làm trái...", bị cáo L không nhất trí về cả hai tội, bị cáo D và bị cáo N nhất trí với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.
- Luật sư Nguyễn Văn T bào chữa cho bị cáo T: Nhất trí với số tiền T tham ô là 2.288.000đ thủy lợi phí, 2.035.000đ tiền in giấy chứng nhận và 6.000.000đ được nhận với D. Án sơ thẩm buộc chịu trách nhiệm liên đới 44.434.000đ là không đúng. Số tiền 4.800.000đ T đã chi cho các hoạt động của xã trước nên được thanh toán, không phạm tội. Số tiền tạm ứng 54.000.000đ T không có ý thức chiếm đoạt, T đã trả tạm ứng trước thanh tra, bản án xác định trả sau khi thanh tra chỉ theo lời khai của D và buộc tội tham ô là không đủ căn cứ.
Án sơ thẩm xác định số tiền phạm hai tội là 479.095.540đ và cho rằng T và các bị cáo tham ô 166.000.000đ nhưng không trừ đi mà vẫn tính các bị cáo phạm tội cố ý làm trái đối với toàn bộ số tiền tham gia rút về là không đúng.
Hành vi của T có dấu hiệu của tội cố ý làm trái ở giai đoạn rút tiền về quỹ UBND xã, có hành vi làm trái nhưng chưa gây thiệt hại cho nhà nước, chưa gây hậu quả nghiêm trọng mà hành vi của người quản lý chi tiêu số tiền đó gây thất thoát mới là hành vi phạm tội cố ý làm trái... T không có trách nhiệm phát tiền 135, tiền di dời nhà sạt lở cho dân, chỉ làm thủ tục rút tiền về và nghĩ rằng vẫn ở trong quỹ. Bị cáo không phải chịu trách nhiệm tội cố ý làm trái đối với hành vi không phát hoặc chi tiêu không đúng tiền trong quỹ. Khi kiểm quỹ vẫn còn 56.286.000đ là tiền từ các khoản thủy lợi phí rút về. Khoản 78.000.000đ do D tự sử dụng và 125.340.000đ chi cho hoạt động của xã không gây thiệt hại, cần được xem xét lại.
- Luật sư Nguyễn Đ bào chữa cho bị cáo Nội Viết L: Đề nghị xem xét việc kết tội tham ô vì tạm ứng 30.000.000đ chỉ là quan hệ vay, trả có ghi sổ tay là giữa cá nhân với nhau. Không có sự chuyển dịch tiền công thành tiền cá nhân. Không phản ánh trong sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ. Có chăng chỉ là hành vi sử dụng trái phép tài sản. Chỉ được chia 1.969.000đ tiền thủy lợi phí chưa đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. Số tiền 4.800.000 T chi tiếp khách L không biết và không được cầm tiền. Số tiền đoàn thể được cấp 78.000.000đ nộp vào ngân sách là không thất thoát, không phải thu hồi. Bị cáo không có nghĩa vụ nộp tiền theo kết luận thanh tra nên D và T phải tự chịu trách nhiệm. Số tiền 125.340.000đ cần được xem xét giải quyết cho hợp lý vì đã chi cho hoạt động chung của xã.
Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đề nghị HĐXX xem xét.
- Luật sư Đinh Thị H bào chữa cho bị cáo D: Do trình độ hạn chế nên không nắm được các quy định của pháp luật về quản lý tài chính. Không được kiểm tra hướng dẫn thường xuyên, Thủ quỹ chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo và kế toán. Về tiền thủy lợi phí được chia 560.000đ lần thứ nhất chưa cấu thành tội phạm. Số tiền 23.432.000đ không chứng minh được bị cáo đã phải chịu trách nhiệm chỉ là phạm tội 1 lần. Đã nộp 7000.000đ trong số tiền thủy lợi phí cả N, T và D nộp được 37.000.000đ, được coi là bồi thường xong. Sau này D sẽ trả lại cho N và T Khoản tiền 125.340.000đ chi cho hoạt động chung đề nghị xã yêu cầu cấp bù ngân sách, không buộc các bị cáo phải bồi thường.
Số tiền 27.000.000đ bị cáo không chiếm đoạt mà chi cho quỹ dân quân tự vệ, khi bị bắt chưa được quyết toán, không nhất trí bồi thường.
Số tiền cho các bị cáo L và T vay là có vay có trả không cấu thành tội tham ô. Nhất trí mức hình phạt do Viện kiểm sát đề nghị.
- Luật sư Nguyễn Thị T bào chữa cho bị cáo N: Bị cáo chỉ được nhận 2.288.000đ tiền thủy lợi phí, không được biết D và T chiếm đoạt, không được chia tiền trong số 29.432.000đ nên không phạm tội nhiều lần. Viện kiểm sát buộc N chịu trách nhiệm liên đới đối với 15.002.000đ và án sơ thẩm xử theo khoản 2 Điều 278 BLHS là không đúng pháp luật. Đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ gây thiệt hại không lớn, xin giảm nhẹ hình phạt; bị cáo có đủ điều kiện để được hưởng án treo.
Ngày 26/5/2014 đã nộp 15.000.000đ; đề nghị được trả lại từ ngân sách.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, các bị cáo, Luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử
XÉT THẤY
Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012, Nội Viết L là Chủ tịch xã, Linh Trần N là Phó chủ tịch xã đồng thời là Trưởng ban Thủy nông, Nguyễn Đức T là kế toán UBND xã và Đặng Tòn D, thủ quỹ là những người có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chương trình 135 giai đoạn II và tiền cấp bù thủy lợi phí tại xã K – huyện B.
Với chức trách nhiệm vụ được giao, các bị cáo đã có hành vi chỉ đạo, đồng ý ký duyệt và trực tiếp lập chứng từ khống… để rút tiền từ nguồn hỗ trợ thủy lợi phí, hỗ trợ nhân dân xóa đói giảm nghèo về quỹ tại UBND xã K sau đó sử dụng vào một số hoạt động của UBND xã không đúng mục đích; một phần trong số tiền đó bị các bị cáo L, T tạm ứng rồi chiếm đoạt chi tiêu cá nhân gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Đặng Tòn D trong quá trình quản lý quỹ tiền mặt cũng gây thất thoát không giải trình được. Do vậy các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện.
Xác định về tổng số tiền liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo:
- Khoản thủy lợi phí: Trong 04 năm (năm 2009 chuyển sang năm 2010, năm 2011, 2012) UBND xã K được cấp 102.631.540đ, (một trăm linh hai triệu sáu trăm ba mươi mốt ngàn năm trăm bốn mươi đồng) để tu sửa các công trình thủy lợi. Linh Trần N là chủ tài khoản đã cùng với Nguyễn Đức T và Đặng Tòn D lập hồ sơ, chứng từ khống để rút kinh phí 02 lần về chia nhau và để trong quỹ xã dẫn đến thất thoát.
- Theo chương trình 135 giai đoạn II, từ năm 2006 đến năm 2010, thực hiện vào năm 2010 và 2011 về hỗ trợ sản xuất cho người dân; Các bị cáo L, T, D đã có hành vi lập hồ sơ khống, cấp phát ít hơn hoặc không cấp tiền cho dân, khoản tiền chênh lệch để trong quỹ UBND xã dẫn đến thất thoát. Cụ thể:
Năm 2010, lập hồ sơ khống quyết toán được số tiền chênh lệch là: 58.782.000đ.
Đến năm 2011 được số tiền chênh lệch không phát cho người dân là: 107.364.000đ.
Cũng từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình 135 giai đoạn II vào năm 2010, sau khi lập hồ sơ, chứng từ khống nội dung mua lợn và gia cầm hỗ trợ cho các hộ dân, quyết toán được số tiền 101.120.000đ.
Đến năm 2012, quyết toán số tiền: 31.200.000đ để hỗ trợ dân di dời nhà sạt lở do bão lũ, thiên tai. Tổng số tiền rút từ nguồn thủy lợi phí và tiền chênh lệch từ chương trình 135 các bị cáo rút về, tiền cấp cho các đoàn thể có trong quỹ UBND xã là:
1) 102.631.540đ (Thủy lợi phí)
2) Các khoản từ chương trình 135 là 58.782.000đ + 107.364.000đ + 101.120.000đ + 31.200.000đ
2) 78.000.000đ (kinh phí đoàn thể) Tổng cộng = 479.047.540đ.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo T, L, D thừa nhận việc lập các hồ sơ không đúng với thực tế chi cho các dự án mua gia súc, gia cầm hỗ trợ người dân trong hai năm 2010-2011 là sai, vi phạm nguyên tắc tài chính nhưng các bị cáo vẫn thống nhất lập chứng từ để kí duyệt hồ sơ, hợp thức hóa chứng từ quyết toán với kho bạc để rút tiền về sau đó dẫn đến thất thoát.
Trong việc quản lý quỹ, Đặng Tòn D đã cho tạm ứng không đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chi tiêu sai nguyên tắc...dẫn đến thất thoát và để cho T, L tạm ứng rồi chiếm đoạt, bản thân bị cáo cũng không lý giải được sự thiếu hụt của số tiền có trách nhiệm quản lý. Tính đến thời điểm thanh tra L đang tạm ứng 30.000.000đ; T đang tạm ứng 54.000.000đ. Sau khi thanh tra kết luận mới nộp trả lại quỹ để nộp vào tài khoản thanh tra huyện.
Về khoản thủy lợi phí: ban quản lý thủy nông hoàn toàn không hoạt động nhưng các bị cáo N, T, D vẫn lập chứng từ rút tiền về chia cho các thành viên và D, T, N, L cũng được nhận một phần từ tiền thủy lợi phí. Số tiền thủy lợi phí còn lại để trong quỹ xã nhưng cũng không chi cho mục đích tu sửa kênh mương thủy lợi và không rõ chi vào khoản nào, mục nào.
Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý; quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Hậu quả là tiền được nhà nước hỗ trợ không đến tay người dân, đi ngược lại chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương.
Bản án sơ thẩm xét xử bị cáo Linh Trần N về tội tham ô tài sản, các bị cáo Nội Viết L, Đặng Tòn D, Nguyễn Đức T về hai tội Tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là có căn cứ, đúng người đúng tội, không oan. Về vai trò của các bị cáo trong vụ án bản án sơ thẩm nhận định thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn là đúng pháp luật.
Kháng cáo của các bị cáo đều đề nghị giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại phần trách nhiệm dân sự. Bị cáo N, L đề nghị theo hướng nhận lại khoản tiền đã nộp nhiều hơn so với trách nhiệm bồi thường của mình trong số tiền 310.942.200đ đã nộp khắc phục hậu quả. Bị cáo T cho rằng một khoản tiền phạm tội bị tính chồng chéo nhiều lần làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo. Bị cáo D cho rằng không được chiếm đoạt nên không nhất trí bồi thường.
Xét thấy mặc dù các bị cáo có tội và án sơ thẩm có nêu trong phần nhận xét số tiền từng bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về mỗi tội nhưng khi quy kết tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không trừ đi khoản tiền các bị cáo tham ô nên đã làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của các bị cáo là không đúng. Bản án chưa làm rõ mỗi bị cáo phải bồi thường cho ngân sách số tiền bao nhiêu. Mặt khác, bản án nhận định 479. 047.504đ là số tiền các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội là không chính xác vì khi thanh tra trong quỹ vẫn còn một khoản tiền 56.286.000đ và một số khoản tiền đã chi thực tế.
Tại phần nhận xét, bản án sơ thẩm cho rằng các bị cáo đã bồi thường xong nhưng phần quyết định không xác nhận các bị cáo đã nộp số tiền 310.942.200đ vào ngân sách sau khi có quyết định thanh tra, không đưa UBND Huyện B vào tham gia tố tụng là không đúng pháp luật. Sau khi xét xử sơ thẩm không làm thủ tục niêm yết, giao bản án cho những người có quyền lợi liên quan vắng mặt tại phiên tòa là không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Về số tiền 78.000.000đ do ngân sách cấp cho đoàn thể các bị cáo đã đem nộp vào ngân sách Thanh tra: bản án buộc mỗi bị cáo phải bồi thường một phần nhưng cũng không xác định mỗi bị cáo đã góp bao nhiêu tiền trong số đã nộp là 310.942.200đ để trừ đi nghĩa vụ xem ai còn phải nộp tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm cũng như trong đơn kháng cáo, các bị cáo N, T đều cho rằng đã bồi thường vượt quá trách nhiệm dân sự của mỗi bị cáo bị cáo N đề nghị được trả lại một phần khoản tiền đã nộp tuy nhiên cấp sơ thẩm cho rằng số tiền 310.942.200đ ngân sách huyện B đã chi hết theo năm ngân sách nên không có căn cứ để xem xét là không đúng pháp luật.
Việc giải quyết phần dân sự và thủ tục giao bản án, thông báo kháng cáo của án sơ thẩm như vậy là vi phạm thủ tục tố tụng và chưa triệt để về nội dung, tuy nhiên tại phần nhận xét của bản án đã đề cập đến phần dân sự, cấp phúc thẩm cũng đã triệu tập UBND Huyện B tham gia tố tụng. Tại cấp phúc thẩm, đại diện UBND Huyện B trình bày qua công tác thanh tra đã giải thích cho các hộ dân chưa được nhận tiền hỗ trợ hoặc nhận thiếu họ đều chấp nhận không yêu cầu nhà nước tiếp tục hỗ trợ đối với khoản tiền các bị cáo phạm tội vì đã được thu hồi về cho ngân sách nhà nước. Do vậy, những thiếu sót của bản án sơ thẩm cơ bản đã được bổ sung, khắc phục tại cấp phúc thẩm.
Hành vi phạm tội của các bị cáo diễn ra từ năm 2013, vụ án được khởi tố từ năm 2014 và đã qua 02 lần xét xử sơ thẩm, 01 lần xét xử phúc thẩm. Để đảm bảo giải quyết dứt điểm vụ án, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương xét thấy không nhất thiết phải hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại phần trách nhiệm dân sự mà thông qua việc xem xét các khoản tiền các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu sẽ có căn cứ để tính ra số tiền các bị cáo phải bồi thường là bao nhiêu, đồng thời cũng là căn cứ để giải quyết các nội dung kháng cáo của các bị cáo.
I. Xét kháng cáo về hành vi tham ô tài sản và trách nhiệm của từng bị cáo:
Bị cáo Linh Trần N bị án sơ thẩm xét xử về hành vi rút và chiếm đoạt tiền thủy lợi phí còn các bị cáo L, D, T bị án sơ thẩm xét xử về hành vi rút, chiếm đoạt cả tiền thủy lợi phí và tiền chương trình 135 giai đoạn II.
1. Tiền thủy lợi phí: Linh Trần N cho rằng bị cáo không phạm tội tham ô tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 278 BLHS: Trong các năm 2009, 2010, 2011, 2012 đã cùng với kế toán Nguyễn Đức T và thủ quỹ Đặng Tòn D lập chứng từ khống để quyết toán rút tiền thủy lợi phí.
+ Ngày 31/12/2010 nhận ở phòng nông nghiệp huyện 18.756.000đ, đem chia cho Ban quản lý thủy nông và các cán bộ lãnh đạo xã, N được nhận 2.288.000đ trong tổng số tiền là 15.002.000đ.
+ Năm 2011 N ký chứng từ cho D đi rút 29.432.000đ, sau khi rút tiền, D không nhập quỹ cơ quan mà đem đến nhà T, T lấy 6.000.000đ, số còn lại 23.432.000đ Đặng Tòn D cho rằng đưa cho N 22.000.000đ nhưng không chứng minh được nên bị cáo D nhận và chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ số tiền này.
Linh Trần N là trưởng ban quản lý thủy nông, chủ tài khoản, D là thủ quỹ, T là kế toán, có sự thống nhất với nhau để lập chứng từ rút tiền và thực tế đã đem phân chia nên cả 03 bị cáo N, T, D đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản với số tiền 15.002.000đ.
Về hành vi rút khoản tiền 29.432.000đ năm 2011: N biết ban quản lý không hoạt động nhưng vẫn ký chứng từ rút tiền là hành vi cố ý làm trái tuy nhiên không có chứng cứ thể hiện sự bàn bạc thống nhất hay chỉ đạo để cả ba bị cáo chiếm đoạt khoản tiền này bởi vì sau khi rút tiền D không đưa vào quỹ như quy định mà đem ngay đến nhà T rồi chia nhau. T thừa nhận được lấy 6.000.000đ còn N trong thời gian đó đang theo học ở thành phố C, đến khi thanh tra kiểm quỹ mới biết việc D và T chiếm đoạt số tiền này.
Bị cáo N không liên quan trực tiếp đến việc D, T chiếm đoạt số tiền 29.432.000đ, nên hai bị cáo D và T phải chịu trách nhiệm về số tiền này; N chỉ chiếm đoạt 2.288.000đ và chịu trách nhiệm liên đới đối với 15.002.000đ nên việc án sơ thẩm xử Linh Trần N về tội Tham ô tài sản với số tiền 29.432.000đ và tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội nhiều lần ở điểm b khoản 2 Điều 278 BLHS là không đủ căn cứ.
Hành vi N ký để rút khoản tiền 29.432.000đ năm 2011 và 35.658.000đ năm 2012 bản án sơ thẩm nhận xét đây là hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng song đều chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng pháp luật.
Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát và luật sư tại phiên tòa phúc thẩm cho rằng bị cáo N phạm tội ở khoản 1 Điều 278 BLHS là có căn cứ cần chấp nhận để áp dụng và giảm một phần hình phạt cho bị cáo. Mặc dù thiệt hại về vật chất bị cáo gây ra là không lớn nhưng để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tham nhũng và tình hình nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong giai đoạn hiện nay thì không thể cho bị cáo hưởng án treo.
- Xét ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo Nội Viết L và luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức T cho rằng các hành vi ứng tiền với thủ quỹ về chi cho mục đích cá nhân không đủ yếu tố cấu thành tội Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thấy rằng: Các bị cáo T, L là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt ở UBND xã, biết số tiền có trong quỹ là tiền rút từ chương trình 135 giai đoạn II, không phải tiền chi khác, không phải tiền của cá nhân bị cáo D. Nhưng từ năm 2011 các bị cáo đã tạm ứng tiền không đúng quy định, không ghi hạn trả và đã sử dụng cho cá nhân; đến tháng 10 năm 2013 sau khi thanh tra kết luận hai bị cáo mới hoàn trả số tiền này nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản là đúng pháp luật.
Xét ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo Đặng Tòn D và Nội Viết L cho rằng bị cáo không phạm tội tham ô tài sản theo điểm c, d khoản 2 Điều 278 BLHS thấy rằng: bị cáo được tham gia lập hồ sơ, chứng từ khống quyết toán rút số tiền là 18.756.000đ để chia nhau và D được chia 560.000đ, L được chia 1.960.000đ chưa đên mức cấu thành tội phạm nhưng do các bị cáo D, L, N, T đều là người có trách nhiệm quản lý tài sản nên phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự về cả số tiền chi trái pháp luật là 15.002.000đ là có căn cứ.
Đối với 23.432.000đ trong số tiền 29.432.000đ, T lấy 6.000.000đ D thừa nhận trách nhiệm là hành vi phạm tội tham ô tài sản. Do vậy bản án sơ thẩm kết án bị cáo theo khoản 2 Điều 278 BLHS là đúng pháp luật.
Như vậy: Đối với khoản tiền thủy lợi phí thì các bị cáo phải chịu trách nhiệm về tội tham ô như sau:
- Linh Trần N phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô đối với 15.002.000đ; chịu trách nhiệm bồi thường do được chiếm đoạt khoản tiền: 2.288.000đ.
- Đặng Tòn D và Nguyễn Đức T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô đối với 02 lần tham gia chiếm đoạt tiền thủy lợi phí là 44.434.000đ Trong đó D phải bồi thường: 560.000đ + 23.432.000đ = 23.992.000đ; Nguyễn Đức T: chịu trách nhiệm bồi thường: 2.288.000 + 6.000.000đ = 8.288.000đ;
- Nội Viết L: chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô đối với 15.002.000đ trong đó chịu trách nhiệm bồi thường 1.960.000đ tiền thủy lợi phí.
Số tiền Thủy lợi phí năm 2009 theo danh sách đã chia cho các thành viên khác trong ban thủy nông là các ông Nông Thanh S, Chu Văn D, Lý Triệu T, Nông Quan Đ, Quan Văn T, Lục Văn P là: 7.893.000đ sau khi thanh tra đã thu hồi được: của ông Lý Triệu T, Nông Quan Đ, Quan Văn T, Chu Văn D là 5.837.000đ; Số tiền còn lại là 2.056.000đ ông Lục Văn P và ông Nông Thanh S cho rằng không được nhận nên không trả.
Do vậy ngoài khoản tiền rút về, các bị cáo N, T, D phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này, mỗi bị cáo là 685.330đ
Cộng số tiền D phải bồi thường: 560.000đ + 23.432.000đ + 685.330đ = 24.677.330đ;
T phải bồi thường: 2.288.000đ + 6.000.000đ + 685.330đ = 8.973.330đ
L phải bồi thường: 1.969.000đ do được chia thủy lợi phí 01 lần.
N phải bồi thường: 2.288.000đ + 685.330 đ = 2.973.330đ
Như vậy trong 102.631.540đ thủy lợi phí các bị cáo N, L, D, T đã phạm tội tham ô tài sản với số tiền là 44.434.000đ.
Số tiền còn lại của tiền thủy lợi phí:
102.631.540đ - 44.434.000đ = 58.197. 540đ do bị cáo D quản lý trong quỹ nhưng xảy ra thất thoát hoặc chi không đúng mục đích nên các bị cáo D, L, T phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Hành vi tham ô các khoản tiền từ chương trình 135 giai đoạn II:
Do các bị cáo rút khoản tiền này về quỹ của xã từ năm 2010 - 2011 và thời điểm các bị cáo L, T tạm ứng tiền với bị cáo D diễn ra từ năm 2011 - 2012, D xác nhận tại thời điểm tạm ứng L và T biết rõ trong quỹ có khoản tiền rút từ chương trình 135 giai đoạn II, tiền di dời nhà sạt lở nên hành vi tạm ứng tiền của hai bị cáo T, L cũng như việc gây thất thoát của bị cáo D phải coi là đối với tiền rút về từ chương trình 135 và số còn lại của tiền Thủy lợi phí.
Cụ thể: 1. Bị cáo L ứng tiền 03 lần vào các ngày:
-18/02/2011: 5000.000đ
-26/12/2011: 10.000.000đ;
-27/8/2012: 15 000.000đ
Tổng cộng là 30.000.000đ. Số tiền này bị cáo thừa nhận sử dụng cho cá nhân, sau khi thanh tra phát hiện bị cáo mới trả lại do vậy án sơ thẩm xét xử bị cáo về tội tham ô đối với khoản tiền này là có căn cứ.
Về hành vi của L ký hóa đơn cho T lấy tiền từ quỹ 4.800.000đ án sơ thẩm cho là đồng phạm tội tham ô tài sản với T thấy rằng bị cáo không có mục đích chiếm đoạt, T nói với bị cáo đã chi tiền cho việc của cơ quan nay thanh toán bằng hình thức lấy hóa đơn nên hành vi của L chỉ có dấu hiệu của tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Do vậy, tổng cộng các khoản bị cáo L phải chịu trách nhiệm về tội tham ô tài sản là: 30.000.000đ + 1.969.000đ = 31.969.000đ
Số tiền ứng ngày 21/8/2012 là 30.000.000đ bị cáo đã trả cho D ngày 23/8/2012 nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấp sơ thẩm không xem xét là có căn cứ.
2. Bị cáo Nguyễn Đức T ứng tiền chương trình 135 sử dụng cá nhân:
- 15/10/2010 số tiền 4.000.000đ;
- 15/3/2011, số tiền: 50.000.000đ;
- Năm 2011 thanh toán khống bằng hóa đơn tiếp khách: 4.800.000đ; chi in giấy chứng nhận gia đình văn hóa: 2.035.000đ. Cộng là: 60.835.000đ.
Tổng, cộng, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản là: 8.973.330đ (Thủy lợi phí) + 60.835.000đ = 69.808.000đ
3. Bị cáo Đặng Tòn D là thủ quỹ nhưng quản lý tiền mặt lỏng lẻo, cho tạm ứng vô nguyên tắc, không phân biệt được tiền chi ra từ khoản nào gây thất thoát không chứng minh được nên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Tuy nhiên xét thấy án sơ thẩm quy kết bị cáo đồng phạm tội tham ô tài sản với L và T trong việc cho 2 bị cáo tạm ứng tổng cộng 84.000.000đ là không đủ căn cứ vì bị cáo D là thủ quỹ có sự lệ thuộc vào T và L, khi T và L ứng tiền đều ghi vào sổ tay và ký với nội dung vay hoặc tạm ứng tiền của UBND xã nên tại thời điểm cho vay bị cáo không thể biết trước được T và L sẽ không trả mà chiếm đoạt số tiền trên.
Bị cáo không có ý thức chiếm đoạt và cũng không được hưởng lợi gì từ số tiền 84.000.000đ mà các bị cáo khác tạm ứng. Hơn nữa, thực tế bị cáo D đã cho nhiều người ứng tiền cũng với hình thức ghi trong sổ tay để sử dụng vào việc chung hoặc riêng, trong sổ chưa gạch nhưng bị cáo công nhận họ đều đã trả lại cho xã. Theo bị cáo khai: sau khi cho L tạm ứng cũng đã hỏi nhiều lần nhưng L đều nói là chưa có trả. Mặc dù mỗi lần bị cáo cho L, T tạm số tiền không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự độc lập nhưng do việc quản lý quỹ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của bị cáo diễn ra liên tục trong một giai đoạn từ năm 2010 khi rút tiền 135 về đến năm 2013 trước thời điểm thanh tra. Suốt thời gian đó bị cáo đã thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ của mình, thường xuyên để xảy ra sai phạm, không rõ khoản tiền nào thuộc mục nào, của năm nào nên phải coi là thực hiện hành vi phạm tội kéo dài, liên tục.
Số tiền 36.000.000đ chênh lệch do bị cáo D cho bị cáo T tạm ứng bằng số là 40.000.000đ nhưng ghi bằng chữ chỉ là 4.000.000đ. Bản án sơ thẩm buộc bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản là không có căn cứ vì bị cáo Nguyễn Đức T chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền tạm ứng cả 2 lần là 54.000.000đ nên trong việc cho tạm ứng bị cáo D chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền tương ứng với số tiền bị cáo T tạm ứng. Hơn nữa, bị cáo D cũng là người phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hụt quỹ không rõ nguyên nhân.
Bản án sơ thẩm nhận định: "Bị cáo Nguyễn Đức T đã có hành vi tham ô tài sản nhiều lần với tổng số tiền là: 103.234.000đ. Nội Viết L đã có hành vi 05 lần khác nhau tham ô tài sản nhiều lần với số tiền là: 49.802.000đ. Đặng Tòn D đã có hành vi tham ô tài sản nhiều lần với số tiền là: 196.234.000đ. Linh Trần N đã có hành vi tham ô tài sản nhiều lần với số tiền là 44.434.000đ" là không chính xác, kháng cáo của các bị cáo đề nghị xác định lại số tiền phạm tội là có căn cứ chấp nhận.
Các bị cáo phạm tội tham ô tài sản đối với tổng số tiền như sau:
- Nguyễn Đức T: 69.808.000đ
- Nội Viết L phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản là: 30.000.000đ + 1.969.000đ = 31.969.000đ
- Đặng Tòn D: 24.677.330đ;
- Linh Trần N: 2.288.000đ
Tổng số: 128.742.000đ.
Sau khi xem xét, số tiền các bị cáo phạm tội giảm nhiều so với số tiền bị án sơ thẩm quy kết, hình phạt đối với tội tham ô tài sản mà án sơ thẩm xử là có phần nặng. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị giảm hình phạt của tội tham ô tài sản cho cả 04 bị cáo là có căn cứ nhưng xét các bị cáo lợi dụng chức trách nhiệm vụ của mình phạm tội nhiều lần, trong một thời gian dài, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân về uy tín, hoạt động của cơ quan Nhà nước nên Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo.
II. Xét kháng cáo về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng:
Các bị cáo đã làm thủ tục khống hoặc tăng, giảm mức hỗ trợ cho dân để rút tiền về quỹ chi tiêu không đúng mục đích gây thiệt hại cho ngân sách nên án sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" là có căn cứ, đúng người đúng tội. Do các bị cáo đã bị án sơ thẩm quy kết về tội tham ô tài sản đối với 128.742.000đ nên khi tính thiệt hại để quy kết trách nhiệm hình sự và xem xét phần trách nhiệm dân sự thì cần trừ đi khoản tiền này như kháng cáo của các bị cáo.
Mặc dù các bị cáo L, T không thừa nhận được chỉ đạo bị cáo D sử dụng 78.000.000đ là kinh phí cấp cho đoàn thể đem nộp cho cơ quan thanh tra nhưng sau khi thanh tra kết luận các bị cáo đều biết phải nộp lại ngân sách một khoản tiền và thực tế các bị cáo đã tự nộp số tiền tạm ứng trái pháp luật để khắc phục hậu quả. Bị cáo L cho là kết luận thanh tra không nêu bị cáo phải thu hồi cho ngân sách bao nhiêu tiền nhưng bị cáo là Chủ tịch xã và chủ tài khoản nên buộc phải có trách nhiệm cao nhất đối với vi phạm và hậu quả thất thoát công quỹ tại UBND xã. Kết luận thanh tra tại thời điểm tháng 10/2013 khi vụ án chưa bị khởi tố không thể coi là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự của bị cáo.
Hơn nữa, bị cáo D sử dụng khoản tiền này nộp cho Thanh tra là để thực hiện trách nhiệm hoàn trả công quỹ cho tất cả các bị cáo. L và T đều là người có trách nhiệm quản lý chỉ đạo công tác đối với bị cáo D nên án sơ thẩm buộc bị cáo D và L, T có trách nhiệm bồi thường cho các đoàn thể 78.000.000đ và phải chịu trách nhiệm ngang nhau về số tiền này là đúng pháp luật.
Xét kháng cáo của các bị cáo D, L, T về khoản tiền 125.340.000đ đã chi cho các hoạt động chung của xã như thăm viếng, dự các hội nghị tại trường học...: Hành vi của các bị cáo đã vi phạm chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, nhưng khoản lớn nhất 52.500.000đ dùng may quần áo cho đại biểu HĐND là không trái chủ trương của UBND, HĐND huyện. Trước khi chi đã được sự thống nhất của Đảng ủy, HĐND và UBMTTQ xã K. Đại diện UBND Huyện B cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vì công tác thanh tra giám sát, tập huấn cán bộ tài chính chưa được thường xuyên, tình trạng chi không đúng khoản mục thực tế vẫn xảy ra, trình độ cán bộ còn hạn chế. Cấp phúc thẩm nhận thấy đối với số tiền 125.340.000đ các bị cáo có làm trái quy định của Nhà nước nhưng chưa gây thiệt hại hoặc hậu quả nghiêm trọng, không có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền này nên việc án sơ thẩm kết án các bị cáo về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng số tiền này là chưa đủ căn cứ. Do vậy cần chấp nhận kháng cáo, không buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và không phải bồi thường số tiền này.
Cụ thể số tiền các bị cáo phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là:
479.047.540 - 128.742.000đ (Tham ô) - 56.286.000 (Còn trong quỹ) - 125.340.000 (Chi thực tế) = 168.679.540.
Trong số tiền này, có 27.000.000đ do đoàn viên công đoàn đóng góp và hỗ trợ tiền điện năm 2014; bị cáo D cho rằng đã chi huấn luyện dân quân nhưng tại phiên tòa đại diện của UBND xã K xác nhận khoản tiền này đã được quyết toán vào tháng 5/2014, kinh phí đã được cấp từ đầu năm. Mặc dù bị cáo cho là không được chiếm đoạt, nhưng không chứng minh được đã sử dụng tiền này vào mục đích gì, không có tài liệu thể hiện bị cáo L và T chỉ đạo chi hay chiếm đoạt khoản tiền này. Án sơ thẩm quy kết bị cáo D phạm tội tham ô khoản tiền này là chưa đủ căn cứ song cần buộc bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và phải tự bồi thường số tiền này cho UBND xã K.
Bản án sơ thẩm căn cứ vào từng lần rút tiền từ chương trình 135 để xác định trách nhiệm hình sự của mỗi bị cáo đối với tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", kết luận các bị cáo nhiều lần làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Nguyễn Đức T với tổng số tiền là: 376.466.000đ. Nội Viết L là: 298.466.000đ. Đặng Tòn D là: 179.120.000đ (một trăm bảy mươi chín triệu một trăm hai mươi nghìn đồng) đều là không chính xác.
Bởi lẽ: mặc dù trong số các lần rút tiền về D chỉ tham gia 02 lần, T và L tham gia 03 lần nhưng do Đặng Tòn D quản lý toàn bộ số tiền rút về không có sự phân tách, nên không thể làm rõ được khoản tiền T và L tạm ứng nằm trong số tiền nào, rút từ ngày nào. Sau khi trừ đi tiền các bị cáo tham ô thì cũng chưa đủ căn cứ để quy kết các bị cáo phạm tội nhiều lần như án sơ thẩm nhận xét. L là chủ tài khoản, T là kế toán, Đặng Tòn D là thủ quỹ đều có trách nhiệm ngang nhau trong việc quản lý tài chính của xã nên cần buộc cả 3 bị cáo chịu trách nhiệm hình sự ngang nhau về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và chịu trách nhiệm dân sự liên đới với số tiền còn lại là: 168.679.540 - 27.000.000 (D phải chịu trách nhiệm hình sự) = 141.679.540đ.
Như vậy, với thiệt hại gây ra là 141. 679.000đ cả 3 bị cáo: Nguyễn Đức T, Nội Viết L và Đặng Tòn D phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thuộc khoản 1 Điều 165 BLHS năm 2009. Bản án sơ thẩm kết án bị cáo T theo khoản 2 Điều 165 BLHS là không đúng pháp luật nên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo L và T về tội này là có căn cứ.
Về trách nhiệm dân sự mỗi bị cáo L, D, T phải bồi thường là: 141.679.540đ : 3 = 47.226.513đ
Bị cáo D phải bồi thường do tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với hai khoản tiền: 47.226.513đ + 27.000.000đ = 74.226.513đ làm tròn số là 74.226.000đ.
Tổng hợp trách nhiệm dân sự các bị cáo phải bồi thường cho công quỹ của từng bị cáo đối với các khoản tiền do hành vi phạm tội gây ra như sau:
- Đặng Tòn D: 24.677.330đ + 74. 226.000đ = 98.903.000đ
- Nguyễn Đức T: 69.808.000 đ + 47.226.000đ = 117.696.000đ
- Nội Viết L: 31.960.000 + 47.226.000đ = 79.186.000đ
- Linh Trần N: 2.288.000đ
Tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra và phải bồi thường là 298.073.000đ.
Xét thấy bản án sơ thẩm đã nhận xét và áp dụng cho các bị cáo:
- Nguyễn Đức T được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự
- Đặng Tòn D được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
- Linh Trần N được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
- Nội Viết L được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, p, s khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
Mặc dù bản án đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nhưng do số tiền 03 bị cáo phạm tội thuộc khoản 1 Điều 165 BLHS, thấp hơn nhiều so với số tiền án sơ thẩm quy kết nên cần chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo L, T để giảm nhẹ hình phạt đối với tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
* Về trách nhiệm dân sự: Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo đã nộp 310.942.200đ vào tài khoản thanh tra: lần thứ nhất số tiền 135.000.000đ vào ngày 06/12/2013; lần thứ hai số tiền 175.942.000đ vào ngày 16/12/2013.
Bản án sơ thẩm không xác định và ghi nhận vấn đề bồi thường trong phần quyết định là không đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, theo đề nghị của các bị cáo Hội đồng xét xử phúc thẩm ghi nhận số tiền các bị cáo nộp để làm căn cứ giải quyết phần dân sự giữa các bị cáo.
Tại phiên tòa hôm nay bị cáo D khai nhận đã nộp 7.000.000đ và trừ qua lương 560.000đ; bị cáo còn phải bồi thường tiếp là: 98.903.000đ - 7000.000 - 560.000đ = 91.343.000đ
Bị cáo T đã trừ qua lương số tiền 12.835.000đ và giao cho bị cáo D để nộp vào tài khoản thanh tra: 105.000.000đ. Tổng cộng bị cáo T đã bồi thường là: 117.835.000đ.
Bị cáo L đã nộp và trừ qua lương để bồi thường: 31.960.000đ; Bị cáo còn phải bồi thường: 79.186.000đ - 31.960.000đ = 47.226.000đ
Bị cáo N đã nộp qua lương để bồi thường: 2.288.000đ và nộp tiền mặt cho bị cáo N 15.000.000đ.
Như vậy, hai bị cáo bị cáo Nguyễn Đức T và Linh Trần N đã bồi thường xong. Do số tiền các bị cáo đem đi nộp có 78.000.000đ là kinh phí cấp cho các đoàn thể. Án sơ thẩm buộc các bị cáo phải hoàn trả khoản tiền này là có căn cứ. So với kết luận thanh tra, số tiền các bị cáo phạm tội 298.073.000đ là ít hơn nhưng do các bị cáo lấy tiền từ quỹ UBND xã đem nộp cũng là tiền từ ngân sách Nhà nước cấp cho xã và các đoàn thể nên không nhất thiết trích lại từ ngân sách huyện trả lại cho bị cáo nào đã nộp nhiều hơn. Do các bị cáo có nghĩa vụ liên đới nên bị cáo T và N được coi là đã bồi thường xong cho công quỹ còn bị cáo D, L chưa bồi thường được sẽ phải liên đới bồi thường tiếp để hoàn trả cho bị cáo N và UBND xã để xã trả lại 78.000.000đ kinh phí cho các tổ chức đoàn thể.
Bị cáo Linh Trần N yêu cầu trả lại 15.000.000đ thấy rằng: do bị cáo L và bị cáo D chưa bồi thường số tiền: 91.343.000 + 47.226.000 = 138.569.000đ nên cần buộc hai bị cáo phải tiếp tục liên đới bồi thường để hoàn trả cho các đoàn thể là 78.000.000đ và trả cho bị cáo N 15.000.000đ. Số tiền còn lại sau khi đối trừ hai khoản trên là: 138.569.000đ - 93.000.000đ = 45.569.000đ được sung vào ngân sách UBND xã K, Huyện B, tỉnh Cao Bằng.
Bị cáo L cho rằng số tiền đã nộp 31.960.000đ nhiều hơn nghĩa vụ bị cáo phải chịu, bị cáo D không nhất trí bồi thường đều không có căn cứ chấp nhận vì bị cáo L phải chịu trách nhiệm bồi thường về 02 tội với tổng số tiền 79.186.000đ; bị cáo D phải chịu trách nhiệm bồi thường về 02 tội với tổng số tiền 98.903.000đ. So với án sơ thẩm thì số tiền bị cáo phạm tội và phải bồi thường đã giảm là có lợi cho bị cáo.
Từ những phân tích trên có căn cứ để chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tính lại các khoản tiền phải bồi thường của các bị cáo; chấp nhận đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa sửa bản án sơ thẩm. Các bị cáo không phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 248, Khoản 1 Điều 249 của BLTTHS
QUYẾT ĐỊNH
1. Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D, Linh Trần N. Sửa bản án sơ thẩm số 18/HSST/2016 trong các ngày 31/8, 01, 05 và 06/9/2016 của Tòa án nhân dân Huyện B.
2. Áp dụng khoản 1 Điều 165; điểm c, d khoản 2 Điều 278; điểm b, p Khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Đức T 01 (một) năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 05 (năm) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 06 (sáu) năm tù. Thời gian thi hành hình phạt tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 23/7/2014.
- Áp dụng khoản 1 Điều 165; điểm c khoản 2 Điều 278; điểm b, p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Nội Viết L 01 (Một) năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 04 (Năm) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 05 năm tù. Thời gian thi hành án được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình (Được trừ đi thời gian bị cáo đã bị tạm giam tại Công an Huyện B, tỉnh Cao Bằng từ ngày 29/12/2015 đến ngày 19/01/2016 là 22 ngày).
- Áp dụng khoản 1 Điều 165; điểm c Khoản 2 Điều 278; điểm b, điểm p Khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Đặng Tòn D 01 (Một) năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 05 (năm) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 06 (Sáu) năm tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bắt tạm giam 11/6/2015.
- Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Linh Trần N 03 (ba) năm tù về tội "Tham ô tài sản". Thời gian chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 18/11/2015.
3. Về trách nhiệm dân sự:
Áp dụng các Điều 288, 584, 587 và 589 của Bộ luật Dân sự:
Buộc các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Đặng Tòn D, Linh Trần N phải liên đới bồi thường cho công quỹ Nhà nước số tiền 298.073.000đ trong đó có 78.000.000đ là tiền đã được cấp cho các đoàn thể xã K.
Cụ thể từng bị cáo phải chịu như sau:
- Đặng Tòn D: 98.903.000đ
- Nguyễn Đức T: 117.696.000đ
- Nội Viết L: 79.186.000đ
- Linh Trần N: 2.288.000đ.
Xác nhận các bị cáo đã nộp 310.942.200đ vào tài khoản thanh tra huyện Bmở tại kho bạc Nhà nước huyện B(lần thứ nhất số tiền 135.000.000đ ngày 06/12/2013; lần thứ hai số tiền 175.942.000đ ngày 16/12/2013) và đã được chuyển toàn bộ vào ngân sách Huyện B. Các bị cáo đã liên đới bồi thường xong cho ngân sách Nhà nước.
Xác nhận bị cáo Nguyễn Đức T đã bồi thường 117.835.000đ. Linh Trần N đã bồi thường 17.288.000đ. Bị cáo Nguyễn Đức T và bị cáo Linh Trần N đã bồi thường xong.
Xác nhận bị cáo Đặng Tòn D đã bồi thường 7.560.000đ, còn phải bồi thường: 91.343.000đ; Bị cáo Nội Viết L đã bồi thường: 31.960.000đ, còn phải bồi thường: 47.226.000đ.
Số tiền hai bị cáo D và L phải bồi thường sẽ được trả lại cho UBND xã K để hoàn trả cho các tổ chức đoàn thể là 78.000.000đ. (Bị cáo D phải chịu 39.000.000đ; bị cáo L phải chịu 39.000.000đ); hoàn trả cho bị cáo Linh Trần N 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng) đã nộp để liên đới bồi thường trong vụ án. (Bị cáo D phải chịu 7.500.000đ; bị cáo L phải chịu 7.500.000đ).
Số tiền còn lại là: 45.569.000đ thuộc ngân sách của UBND xã K Huyện B, tỉnh Cao Bằng.
Kể từ ngày UBND xã K và Linh Trần N có đơn yêu cầu thi hành án, nếu các bị cáo không trả được sẽ phải chịu lãi suất chậm trả đối với khoản tiền chậm thanh toán theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
4. Về án phí: Các bị cáo Nguyễn Đức T, Nội Viết L, Linh Trần N và Đặng Tòn D không phải chịu án phí phúc thẩm.
Bị cáo Nguyễn Đức T và bị cáo Linh Trần N không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
Bị cáo Nội Viết L phải chịu: 2.361.000đ án phí dân sự có giá ngạch; Bị cáo Đặng Tòn D phải chịu 4.567.000đ án phí dân sự có giá ngạch để sung vào công quỹ Nhà nước.
Án xử công khai phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án 06/2017/HSPT ngày 21/02/2017 về cố ý làm trái quy định của nhà nước quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Số hiệu: | 06/2017/HSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Cao Bằng |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 21/02/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về