TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
BẢN ÁN 05/2021/HSST NGÀY 15/03/2021 VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 66/2020/TLST-HS ngày 20 tháng 11 năm 2020, quyết định đưa vụ án ra xét xử số 25/2020/HSST- QĐ ngày 01 tháng 3 năm 2021 đối với bị cáo:
Hồ T, sinh năm: 1958 tại Bình Định; nơi cư trú: Phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: Nông; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Kinh; con ông: D (chết) và bà C (chết); Vợ: L, sinh năm 1957, con: Có 04 người con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 24/02/2020, có mặt tại phiên tòa.
- Người bào chữa cho bị cáo: Ông N – Luật sư hoạt động tại Công ty luật SG – QN thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Định. (có mặt).
- Bị hại:
1. L, sinh năm 1983; nơi cư trú: Phường T, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
2. T, sinh năm 1965; nơi cư trú: Phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
3. Q, sinh năm 1969; nơi cư trú: Xã H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có đơn xin xét xử vắng mặt).
4. H, sinh năm 1955; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
5. V, sinh năm 1957; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
6. D, sinh năm 1952; nơi cư trú: phường T, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Vắng mặt).
7. H, sinh năm 1986, nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Vắng mặt).
Ủy quyền cho bà L, sinh năm 1967; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (bà L có đơn xin xét xử vắng mặt).
8. H, sinh năm 1960; nơi cư trú: Phường T, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. (Vắng mặt).
Ủy quyền cho ông T, sinh năm 1983; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
9. H, sinh năm 1960; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
10. H, sinh năm 1973; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt). mặt).
11. L, sinh năm 1958; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
12. C, sinh năm 1971, nơi cư trú phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có đơn xin xét xử vắng mặt).
13. P, sinh năm 1952; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
14. T, sinh năm 1978; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt). mặt). mặt). mặt). mặt).
15. T, sinh năm 1984; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
16. Đ, sinh năm 1990; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
17. T, sinh năm 1987; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
18. T, sinh năm 1979; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Vắng mặt).
19. S, sinh năm 1953; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
20. L, sinh năm 1971; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Vắng mặt).
21. T, sinh năm 1964; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
22. M, sinh năm 1951; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
23. T, sinh năm 1954; nơi cư trú: thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
24. H, sinh năm 1955; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
25. A, sinh năm 1978; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
26. H, sinh năm 1965; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
27. T, sinh năm 1971; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Vắng mặt).
28. V, sinh năm 1984; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
29. L, sinh năm 1968; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt). đơn xin xét xử vắng mặt).
30. T, sinh năm 1980; nơi cư trú: phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định. (Có mặt).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã H, tỉnh Bình Định - Phòng giao dịch T; Địa chỉ: QL1A thị trấn T, thị xã H, tỉnh Bình Định.
Người đại diện theo pháp luật: Ông D - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã H, tỉnh Bình Định Ông K – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã H, tỉnh Bình Định - Phòng giao dịch T là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền số 518/GUQ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020). Vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2018, Hồ T được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xã H, huyện H và kiêm Tổ trưởng tổ liên kết (tổ vay vốn) sản xuất kinh doanh của Chi hội nông dân thôn CL. Ngày 13/5/2009, Hồ T đại diện tổ vay vốn ký kết Hợp đồng dịch vụ số 01/HĐDV với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh H, Bình Định – Phòng giao dịch T, sau thay thế bằng Hợp đồng dịch vụ số 02/HĐDV-H ngày 02/02/2015.
Hồ T được hưởng hoa hồng 80% của 4,5% tổng số lãi thu được của các thành viên vay vốn nộp vào Agribank T. Chức năng nhiệm vụ của tổ trưởng là: Triển khai đến các thành viên của Tổ về cơ chế, chính sách tín dụng, các sản phẩm dịch vụ của Agribank; tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng vay (năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của thành viên), thông báo lịch giải ngân, thu nợ; giám sát đôn đốc thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc lãi đầy đủ, đúng hạn, phản ánh kịp thời với Agribank nơi cho vay diễn biến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của thành viên; Phối hợp với Agribank nơi cho vay để xử lý các phát sinh liên quan đến khoản vay (nếu có). Đồng thời, quy ước những việc Tổ trưởng tổ liên kết không được làm đó là: Nhận tiền vay thay cho thành viên, trực tiếp thu nợ từ thành viên hoặc dưới hình thức nhận tiền trả nợ của thành viên để đem nộp hộ; Mượn tên thành viên để vay tiền, vay lại hoặc vay ké (là hình thức cùng vay khoản vay nhưng không đứng tên trên hợp đồng vay); Thu phí dưới dạng tiền thù lao, tiền bồi dưỡng từ thành viên.
Trước năm 2014, T có vay tại Agribank T với số tiền 30.000.000đ (nay tăng lên 100.000.000đ) và vay ké của nhiều người. Đến năm 2015, T tiếp tục vay tiền của những người bên ngoài với lãi suất cao. Hồ T tự nhận thức bản thân đã bị thâm hụt tiền và mất khả năng chi trả, tuy nhiên T tiếp tục sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lợi dụng bản thân là Tổ trưởng tổ vay vốn, một mặt tiếp tục xin vay ké những người khác; mặt khác, lấy lý do cần tiền đáo hạn ngân hàng cho những người trong Tổ vay vốn của T, thỏa thuận lãi suất cao, thời hạn trả ngắn để hỏi vay tiền người khác để họ tin tưởng cho T vay tiền; lợi dụng những người T đã giúp họ vay tiền tại Agribank T tin tưởng đưa tiền để T nộp gốc, lãi Ngân hàng thay họ, nhưng T không nộp hoặc nộp không đầy đủ cho Ngân hàng. Số tiền T gian dối chiếm đoạt được của các bị hại, T đem trả lãi một phần, trả nợ xoay vòng cho người trước còn lại thì chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân. Đến tháng 10/2018, T không còn khả năng, uy tín để vay, mượn xoay vòng, không có tiền trả các khoản nợ mà T đã vay, mượn, vay ké, và nhận tiền gốc, lãi của người vay nhưng không nộp hoặc nộp không đủ cho ngân hàng. Bị các chủ nợ đến gây áp lực đòi tiền, T đã bỏ địa phương và cắt đứt mọi liên lạc để trốn tránh đến ngày 01/4/2019, T đến Cơ quan CSĐT – Công an thị xã H làm việc.
Quá trình chiếm đoạt tài sản của các bị hại Hồ T đã sử dụng nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, vì vậy hành vi của Hồ T đã cấu thành các tội phạm tương ứng mà Bộ luật hình sự quy định. Cụ thể như sau:
* Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Do không có tiền để thanh toán cho các khoản nợ trước đó, nên Hồ T đã nảy sinh ý định dùng thủ đoạn gian dối lấy lý do cần tiền để đáo hạn ngân hàng cho các thành viên trong tổ, hẹn trong thời gian ngắn sẽ hoàn trả để các bị hại tin tưởng cho T vay, mượn tiền. Nhưng khi nhận tiền, T sử dụng số tiền này để trả các khoản nợ gốc, lãi trước đó của T nhằm chiếm đoạt tiền của các bị hại. Bằng phương thức này T đã chiếm đoạt số tiền 556.610.000đ của những người sau:
1. Bà L: Từ ngày 06/3/2018 đến ngày 23/3/2018, T vay của bà L 210.000.000đ, lãi suất thỏa thuận 4000đ/1triệu/ngày, đã trả gốc 30.000.000đ, trả lãi 25.000.000đ,còn chiếm đoạt 155.000.000đ.
2. Bà T: Ngày 28/6/2017 âm lịch (tức ngày 21/7/2017) đến ngày 09/01/2018, T đã vay bà T 03 lần với tổng số tiền 160.000.000, đã trả lãi 30.400.000đ, tiền gốc chưa trả, còn chiếm đoạt số tiền 129.600.000đ.
3. Bà Q: Bà Q đã cho T vay hai lần với tổng số tiền 100.000.000đồng, lãi suất thỏa thuận 3.000đ/1triệu/ngày, T đã trả lãi 9.240.000đ, tiền gốc chưa trả, còn chiếm đoạt số tiền 90.760.000đ.
4. Ông H: Ngày 13/10/2017, T mượn ông H 40.000.000đ. T sử dụng số tiền này vào việc trả nợ trước đó của T. Đến nay, Hồ T còn chiếm đoạt ông H số tiền 40.000.000đ.
5. Ông V: T vay của ông V số tiền 50.000.000đ, trả lãi cho ông V và cho Ngân hàng 18.750.000đ, chưa trả gốc. Hiện tại T còn chiếm đoạt của ông V số tiền là:
31.250.000đ.
6. Ông D: Khoảng tháng 5/2018, D cho T vay 2 lần với tổng số tiền 110.000.000đ, lãi suất thỏa thuận 5.000đ/1triệu/ngày. T đã trả cho ông D tổng cộng 70.000.000đ (trả lãi 50.000.000đ, trả gốc 20.000.000đ), đến nay còn chiếm đoạt của ông D số tiền 40.000.000đ.
7. Ông H: Tháng 9/2017, T mượn ông H 20.000.000đ để đáo hạn ngân hàng nhưng T sử dụng số tiền này trả nợ cho người khác. Hiện T còn chiếm đoạt của ông H số tiền 20.000.000đ.
8. Ông H: Ông H cho T mượn tiền 02 lần tổng cộng là 50.000.000đ. Hiện T còn chiếm đoạt của ông H số tiền 50.000.000đ.
Tương tự với hành vi trên, T lợi dụng bản thân là Tổ trưởng tổ vay vốn của Chi hội nông dân thôn CL tại Agribank T. Khi người dân đến nhờ T làm hồ sơ giúp họ vay vốn tại Agribank T, T lấy lý do cần tiền để đáo hạn ngân hàng, giải quyết công việc, T xin họ vay tăng thêm tiền để cho T sử dụng, tiền lãi, gốc ngân hàng của số tiền vay tăng thêm đó T là người trả. T thỏa thuận tiền lãi vay Ngân hàng của ai người đó trả, tiền gốc T sẽ trả khi đến hạn tất toán hoặc khi nào người cùng vay yêu cầu. Tin tưởng, các bị hại đồng ý cho T vay ké, sau khi nhận được tiền T sử dụng số tiền này vào việc trả nợ trước đó của mình, không thực hiện việc trả nợ gốc và lãi khoản vay của bản thân hoặc có trả nhưng chỉ trả một phần sau đó thì không thực hiện việc trả nợ mà bỏ đi khỏi địa phương. Bằng phương thức vay ké này T đã chiếm đoạt số tiền 335.000.000đ của những người sau:
- Ông H: T nhờ ông H cho T vay ké T 50.000.000đ. T đã trả tiền lãi cho Ngân hàng đến ngày 09/10/2018, tiền gốc T trả được 5.000.000đ, còn chiếm đoạt của ông H số tiền 45.000.000đ.
- Bà H: Bà H đồng ý cho T vay ké 25.000.000đ, sau khi nhận được tiền, T sử dụng vào việc trả nợ trước đó của T. Số tiền vay ké, T đã trả tiền lãi cho Ngân hàng đến ngày 09/8/2018, tiền gốc vay T trả 15.000.000đ, T còn chiếm đoạt của bà H số tiền 10.000.000đ.
- Bà L: Bà L cho T vay ké 20.000.000đ. T trả tiền lãi ngân hàng đến ngày 14/8/2018, tiền gốc T chưa trả. Nên T còn chiếm đoạt của bà L số tiền 20.000.000đ.
- Ông C: Tháng 7/2016, T vay ké ông C 10.000.000đ, T đã trả tiền lãi Ngân hàng từ khi vay đến ngày 04/10/2018, tiền gốc T chưa trả. Nên T còn chiếm đoạt của ông C số tiền 10.000.000đ.
- Ông P: T vay ké của ông P 20.000.000đ, T đã trả lãi cho Ngân hàng đến ngày 20/3/2018, tiền gốc T chưa trả. Nên T còn chiếm đoạt của ông P số tiền 20.000.000đ.
- Ông T: Tháng 12/2016, T vay ké của ông T 30.000.000đ, T đã trả tiền lãi đầy đủ cho ngân hàng đến ngày 13/9/2018, tiền gốc chưa trả. Hiện T còn chiếm đoạt của ông T số tiền 30.000.000đ.
- Ông T: Tháng 02/2016, T vay ké của ông T 25.000.000đ, T đã trả lãi cho Ngân hàng đến ngày 15/8/2018 và trả gốc vay 5.000.000đ. Nên hiện T còn chiếm đoạt của ông T số tiền 20.000.000đ.
- Ông Đ: Tháng 11/2016, T vay ké của ông Đ 10.000.000đ, T đã trả lãi cho Ngân hàng từ khi vay đến ngày 01/9/2018 và tháng 12/2017 T đã trả gốc vay 5.000.000đ. Nên hiện T còn chiếm đoạt của ông Đ số tiền 5.000.000đ.
- Ông T: Ngày 19/01/2017, T vay ké của ông T 45.000.000đ, T đã trả lãi cho ngân hàng đến ngày 19/7/2018, đã trả gốc 5.000.000đ nên còn chiếm đoạt của ông T số tiền 40.000.000đ.
- Bà T: Tháng 5/2017, T vay ké của bà T 30.000.000đ, T trả lãi vay ngân hàng đến ngày 10/8/2018, tiền gốc T chưa trả. Hiện T còn chiếm đoạt của bà T số tiền 30.000.000đ.
- Ông S: Tháng 7/2017, Hồ T vay ké của ông S 40.000.000đ, T trả tiền lãi cho ngân hàng đến ngày 01/8/2018, T đã trả gốc vay cho ngân hàng 5.000.000đ. Hiện T còn chiếm đoạt của ông S số tiền 35.000.000đ.
- Ông L: Tháng 01/2017, T ông vay ké ông L 20.000.000đ, T đã trả lãi cho Ngân hàng đến ngày 20/7/2018, tiền gốc chưa trả. Nên hiện T còn chiếm đoạt của ông L số tiền 20.000.000đ.
- Bà T: Tháng 3/2018, T vay ké bà T 20.000.000đ, T đã trả tiền lãi cho ngân hàng đến ngày 17/09/2018, tiền gốc chưa trả. Hiện T còn chiếm đoạt của bà T số tiền 20.000.000đ.
- Bà M: Tháng 2/2018, T vay ké bà M 30.000.000đ, T trả tiền lãi vay ngân hàng đến ngày 9/8/2018, tiền gốc chưa trả. Nên hiện T còn chiếm đoạt của bà M số tiền 30.000.000đ.
Như vậy, bằng việc thực hiện 2 hành vi gian dối nêu trên Hồ T đã lừa đảo chiếm đoạt của 22 bị hại với tổng số tiền là 891.610.000đ.
* Hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Hồ T đã lợi dụng các bị hại là những người được T giúp họ làm hồ sơ vay được tiền tại Agribank T. Sau khi vay, những người này đưa tiền cho T nộp lãi, gốc ngân hàng hoặc để T đáo hạn ngân hàng dùm họ. Sau khi nhận tiền, T đã không nộp hoặc nộp không đủ cho ngân hàng mà sử dụng trả tiền gốc, lãi các khoản nợ trước đó của T. Để tránh bị phát hiện, đến kỳ trả lãi tiếp theo, T thực hiện T tiền lãi giảm dần theo số tiền gốc vay họ đã nộp cho T. Bằng phương thức này T đã chiếm đoạt số tiền 348.100.000đ của những người sau:
- Bà L: Tháng 02/2018, L đưa T 5.000.000đ và ngày 12/5/2018, L đưa T 35.000.000đ để T nộp hết phần gốc vay của L tại ngân hàng, T viết Biên lai thu tiền đưa bà L giữ. Nhận số tiền 40.000.000đ bà L đưa, T chỉ nộp cho ngân hàng 5.000.000đ tiền gốc vay, còn lại 35.000.000đ T không nộp mà sử dụng trả nợ gốc, lãi trước đó của T, sau đó bỏ đi khỏi địa phương. T còn chiếm đoạt của bà L số tiền 35.000.000đ.
- Ông T: Từ cuối năm 2017 đến ngày 16/10/2018, ông T đã đưa T tổng số tiền 45.000.000đ để T trả tiền gốc vay Ngân hàng, khi nhận tiền T đều viết Giấy nhận tiền đưa cho ông T giữ. Nhưng T chỉ nộp cho ngân hàng số tiền 5.000.000đ, còn lại số tiền 40.000.000đ, T sử dụng trả nợ gốc, lãi trước đó của T. Như vậy, T đã chiếm đoạt của ông T số tiền 40.000.000đ.
- Ông H: Ngày 08/3/2017, H đưa cho T 50.000.000đ để nộp tiền gốc vay Ngân hàng, T viết giấy nhận tiền đưa H giữ. Ngày 03/8/2018, H tiếp tục đưa cho T 50.000.000đ để T trả tiền gốc vay cho Ngân hàng nhằm tất toán khoản vay. Tổng cộng ông H đã đưa cho T số tiền 100.000.000đ, nhưng T chỉ nộp cho Ngân hàng 10.000.000đ, còn lại 90.000.000đ T không nộp mà sử dụng trả nợ cho khoản nợ trước đó của T. Đến nay T còn chiếm đoạt của ông H số tiền 90.000.000đ.
- Ông A: Ngày 11/5/2018, ông A đưa cho T 30.350.000đ để T trả Ngân hàng, T viết biên lai thu tiền đưa cho A giữ. Nhưng T chỉ nộp cho ngân hàng số tiền lãi 350.000đ, còn 30.000.000đ T chiếm đoạt để trả nợ cá nhân. Đến ngày 10/10/2015, sau khi ông A kiểm tra tại Ngân hàng biết việc T chưa nộp tiền cho khoản vay của mình ông A yêu cầu T trả tiền thì T trả cho A 5.000.000đ và viết giấy hẹn ngày 17/10/2018 sẽ trả đủ 25.000.000đ còn lại. Đến ngày 12/10/2018, T viết giấy hẹn lần thứ 2, hẹn đến ngày 12/11/2018 trả đủ, nhưng từ đó đến nay T không trả cho A và cũng không nộp cho ngân hàng. Nên hiện T còn chiếm đoạt của ông A số tiền 25.000.000đ.
- Bà H: Bà H đưa T tổng số tiền 39.000.000đ để T nộp gốc vay cho bà H. Nhưng T chỉ nộp cho ngân hàng 20.000.000đ, còn 19.000.000đ T giữ lại sử dụng trả nợ lãi trước đó của T. Hiện T còn chiếm đoạt của bà H số tiền 19.000.000đ.
- Ông T: Ông T1 đã đưa cho T 31.700.000đ để T nộp gốc vay của ông T1 tại ngân hàng. Nhưng T chỉ nộp 10.000.000đ, còn lại 21.700.000đ T không nộp mà sử dụng trả nợ cá nhân. Hiện T chiếm đoạt của ông T1 số tiền 21.700.000đ.
- Ông P: Ngày 25/9/2018, ông P đưa T số tiền 7.400.000đ để T nộp gốc vay, T viết biên lai T tiền đưa cho ông P giữ nhưng T không nộp cho Ngân hàng mà sử dụng trả lãi những khoản T vay ké tại ngân hàng. Do đó, T chiếm đoạt của ông P số tiền 7.400.000đ.
- Ông H: Tháng 9/2018, ông H đưa T 10.000.000đ để T tất toán khoản vay cho mình, nhưng T không nộp cho ngân hàng mà sử dụng trả nợ trước đó của T. Do đó, T chiếm đoạt của ông H số tiền 10.000.000đ.
- Bà H: Tổng cộng bà H đưa cho T 16.000.000đ để nhờ T nộp tất toán khoản vay của mình. T không nộp cho ngân hàng mà sử dụng trả gốc lãi cho những người mà T nợ trước đó. Đến nay, T chiếm đoạt của bà H 16.000.000đ.
- Bà V: Ngày 28/7/2018, V đưa T 45.000.000đ để tất toán khoản vay, T viết Giấy biên nhận đưa V giữ. Nhận được tiền, T không nộp tiền cho ngân hàng mà sử dụng trả nợ gốc, lãi trước đó của T. Hiện tại T còn chiếm đoạt của bà V số tiền 45.000.000đ.
- Bà L: Ngày 07/9/2018, bà L đã đưa cho T 30.700.000đ để T nộp Ngân hàng tất toán khoản vay. Nhận được tiền của bà L, T chỉ nộp 700.000đ tiền lãi của bà L tại ngân hàng, còn lại 30.000.000đ T không nộp mà sử dụng trả nợ gốc, lãi của T trước đó. Hiện T còn chiếm đoạt của L số tiền 30.000.000đ.
- Ông T: Ngày 1/8/2018, T đưa cho T 35.000.000đ để T tất toán khoản vay của mình và nhờ T làm thủ tục vay lại tại Ngân hàng. T không trả nợ Ngân hàng cho ông T mà sử dụng trả gốc, lãi những người T vay bên ngoài. T đã trả cho T tổng cộng 23.000.000đ, còn nợ 12.000.000đ đến nay không trả. Ngoài ra, trong năm 2018, T mượn và nợ T 3.000.000đ, T chưa trả nên T còn chiếm đoạt của T số tiền 9.000.000đ.
Tổng cộng Hồ T đã chiếm đoạt tài sản của 12 người bị hại với tổng số tiền là 348.100.000đ.
Tại bản cáo trạng số 70/CT-VKSBĐ ngày 17/11/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định đã truy tố bị cáo Hồ T về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 điều 174; và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 3 Điều 175 của Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định luận tội và đề nghị:
* Về hình phạt:
Áp dụng: Điểm a khoản 4 Điều 174; khoản 3 Điều 175; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 55 của BLHS.
Xử phạt: Bị cáo Hồ T từ 12 đến 13 năm tù về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;
từ 5 đến 6 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt cho cả hai tội từ 17 đến 19 năm tù.
* Về bồi thường thiệt hại: Buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại theo quy định pháp luật.
Người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo: Bị cáo Hồ T vay mượn của một số người có đủ điều kiện để xem xét đó là hợp đồng Dân sự. Bị cáo không có ý định lừa dối người khác để chiếm đoạt tài sản, do đó đề nghị HĐXX xem xét thu hút về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo có nhân thân tốt. Do đó đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 và xử phạt bị cáo dưới mức đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát.
Bị cáo không bổ sung bào chữa, không tranh luận, xin giảm nhẹ hình phạt.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Định, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên toà, bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Về tội danh và điều luật áp dụng: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ nên có đủ cơ sở xác định:
Đầu năm 2015, Hồ T nhận thức được không còn khả năng trả nợ, không có nguồn thu nhập nào khác để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy, trước áp lực trả nợ cho Ngân hàng và cho các cá nhân mà T vay tiền, Hồ T đã lợi dụng mối quan hệ quen biết, lợi dụng vai trò là Tổ trưởng tổ vay vốn, để gian dối với các bị hại là cần tiền để đáo hạn ngân hàng cho các thành viên trong tổ, hẹn trong thời gian ngắn sẽ hoàn trả, nên các bị hại đã tin tưởng cho T vay, mượn tiền. Sau khi vay, mượn được tiền, T đã chiếm đoạt sử dụng trả các khoản nợ gốc, lãi trước đó của T. Bằng phương thức này T đã chiếm đoạt của 8 bị hại với tổng số tiền là 556.610.000đ. Đồng thời, Hồ T còn lợi dụng vai trò của mình, khi người dân đến nhờ T làm hồ sơ giúp họ vay vốn tại Agribank T, T gian dối cần tiền để đáo hạn ngân hàng, giải quyết công việc để T xin họ vay tăng thêm tiền cho T sử dụng, tiền lãi, gốc ngân hàng của số tiền vay tăng thêm đó T trả. Nên sau khi nhận được tiền vay T đã chiếm đoạt sử dụng vào việc trả các khoản nợ trước đó. Bằng phương thức này T đã chiếm đoạt của 14 bị hại tổng số tiền 335.000.000đ. Tổng số tiền mà Hồ T thực hiện thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt của 22 bị hại là 891.610.000đ.
Ngoài ra, trong quá trình thực nhiệm vụ Tổ trưởng tổ vay vốn Hồ T còn lợi dụng lòng tin của những thành viên trong tổ vay vốn và những người không phải là thành viên trong tổ vay vốn giao tiền gốc, tiền lãi để nhờ T nộp trả ngân hàng. Sau khi nhận tiền, T đã không trả hoặc trả số lượng ít hơn rồi chiếm đoạt dùng vào việc trả tiền gốc, lãi các khoản nợ trước đó của T. Để tránh bị phát hiện, đến kỳ trả lãi tiếp theo, T thực hiện T tiền lãi giảm dần theo số tiền gốc vay họ đã nộp cho T. Bằng phương thức này T đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của 12 bị hại với tổng số tiền 348.100.000đ.
Bản cáo trạng số 70/CT-VKSBĐ ngày 17/11/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định đã truy tố bị cáo Hồ T về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 điều 174 BLHS và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 3 Điều 175 của Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
[3] Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo: Hành vi do bị cáo Hồ T gây ra là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của người khác, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an ở địa phương, nên cần xử lý nghiêm khắc, cách ly bị cáo ra ngoài xã hội một thời gian tương xứng với tính chất nguy hiểm do hành vi bị cáo gây ra mới có tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo và phòng ngừa chung tội phạm.
[4] Về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
* Về nhân thân: Bị cáo Hồ T có nhân thân tốt.
* Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo nhiều lần có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tiền của các bị hại nên phạm vào tình tiết “Phạm tội 2 lần trở lên” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS.
* Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo đều khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51.
[5] Về bồi thường thiệt hại và xử lý vật chứng:
Về bồi thường thiệt hại: Tại phiên tòa các bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, do đó buộc bị cáo Hồ T phải bồi thường với tổng số tiền 1.239.710.000 đồng cho các bị hại, cụ thể như sau:
1. Bồi thường cho bị hại L số tiền 155.000.000 đồng.
2. Bồi thường cho bị hại T số tiền 129.600.000 đồng.
3. Bồi thường cho bị hại Q số tiền 90.760.000 đồng.
4. Bồi thường cho bị hại H số tiền 40.000.000 đồng.
5. Bồi thường cho bị hại V số tiền 31.250.000 đồng.
6. Bồi thường cho bị hại D số tiền 40.000.000 đồng.
7. Bồi thường cho bị hại H số tiền 20.000.000 đồng.
8. Bồi thường cho bị hại H số tiền 50.000.000 đồng.
9. Bồi thường cho bị hại H số tiền 55.000.000 đồng.
10. Bồi thường cho bị hại H số tiền 26.000.000 đồng.
11. Bồi thường cho bị hại L số tiền 55.000.000 đồng.
12. Bồi thường cho bị hại C số tiền 10.000.000 đồng.
13. Bồi thường cho bị hại P số tiền 27.400.000 đồng.
14. Bồi thường cho bị hại T số tiền 30.000.000 đồng.
15. Bồi thường cho bị hại T số tiền 20.000.000 đồng.
16. Bồi thường cho bị hại Đ số tiền 5.000.000 đồng.
17. Bồi thường cho bị hại T số tiền 40.000.000 đồng.
18. Bồi thường cho bị hại T số tiền 30.000.000 đồng.
19. Bồi thường cho bị hại S số tiền 35.000.000 đồng.
20. Bồi thường cho bị hại L số tiền 20.000.000 đồng.
21. Bồi thường cho bị hại T số tiền 20.000.000 đồng.
22. Bồi thường cho bị hại M số tiền 30.000.000 đồng.
23. Bồi thường cho bị hại T số tiền 40.000.000 đồng.
24. Bồi thường cho bị hại H số tiền 90.000.000 đồng.
25. Bồi thường cho bị hại A số tiền 25.000.000 đồng.
26. Bồi thường cho bị hại H số tiền 19.000.000 đồng.
27. Bồi thường cho bị hại T số tiền 21.700.000 đồng.
28. Bồi thường cho bị hại V số tiền 45.000.000 đồng.
29. Bồi thường cho bị hại L số tiền 30.000.000 đồng.
30. Bồi thường cho bị hại T số tiền 9.000.000 đồng.
[6] Về án phí: Bị cáo phải chịu áp dụng theo quy định của BLTTHS và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
* Tuyên bố: Bị cáo Hồ T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
* Áp dụng: Điểm a khoản 4 Điều 174; khoản 3 Điều 175; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 55 của BLHS.
* Xử ph ạt Bị cáo Hồ T 12 (mười hai) năm tù về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 5 (năm) năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành chung cho cả hai tội là 17 (mười bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24.02.2020.
* Về bồi thường thiệt hại: Áp dụng Điều 584; 585; 586; 589 của Bộ luật Dân sự. Buộc bị cáo Hồ T phải bồi thường cho các bị hại, cụ thể như sau:
1. Bồi thường cho bị hại L số tiền 155.000.000 đồng.
2. Bồi thường cho bị hại T số tiền 129.600.000 đồng.
3. Bồi thường cho bị hại Q số tiền 90.760.000 đồng.
4. Bồi thường cho bị hại H số tiền 40.000.000 đồng.
5. Bồi thường cho bị hại V số tiền 31.250.000 đồng.
6. Bồi thường cho bị hại D số tiền 40.000.000 đồng.
7. Bồi thường cho bị hại H số tiền 20.000.000 đồng.
8. Bồi thường cho bị hại H số tiền 50.000.000 đồng.
9. Bồi thường cho bị hại H số tiền 55.000.000 đồng.
10. Bồi thường cho bị hại H số tiền 26.000.000 đồng.
11. Bồi thường cho bị hại L số tiền 55.000.000 đồng.
12. Bồi thường cho bị hại C số tiền 10.000.000 đồng.
13. Bồi thường cho bị hại P số tiền 27.400.000 đồng.
14. Bồi thường cho bị hại T số tiền 30.000.000 đồng.
15. Bồi thường cho bị hại T số tiền 20.000.000 đồng.
16. Bồi thường cho bị hại Đ số tiền 5.000.000 đồng.
17. Bồi thường cho bị hại T số tiền 40.000.000 đồng.
18. Bồi thường cho bị hại T số tiền 30.000.000 đồng.
19. Bồi thường cho bị hại S số tiền 35.000.000 đồng.
20. Bồi thường cho bị hại L số tiền 20.000.000 đồng.
21. Bồi thường cho bị hại T số tiền 20.000.000 đồng.
22. Bồi thường cho bị hại M số tiền 30.000.000 đồng.
23. Bồi thường cho bị hại T số tiền 40.000.000 đồng.
24. Bồi thường cho bị hại H số tiền 90.000.000 đồng.
25. Bồi thường cho bị hại A số tiền 25.000.000 đồng.
26. Bồi thường cho bị hại H số tiền 19.000.000 đồng.
27. Bồi thường cho bị hại T số tiền 21.700.000 đồng.
28. Bồi thường cho bị hại V số tiền 45.000.000 đồng.
29. Bồi thường cho bị hại L số tiền 30.000.000 đồng.
30. Bồi thường cho bị hại T số tiền 9.000.000 đồng.
* Về án p hí : Bị cáo Hồ T được miễn án phí HSST và DSST.
* Qu yền kháng cáo đối với bản án: Bị cáo và những người tham gia tố tụng có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Những người tham gia tố tụng vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết.
Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) nếu người phải thi hành án không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì hàng tháng còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS (2015) tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án 05/2021/HSST ngày 15/03/2021 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Số hiệu: | 05/2021/HSST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bình Định |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 15/03/2021 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về